SKKN - Huy động các lực lượng XH hổ trợ nhà trường

11 921 8
SKKN - Huy động các lực lượng XH hổ trợ nhà trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I/ Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI HỖ TRỢ NHÀ TRƯỜNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC II/ Đặt vấn đề : 1.Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu: Thực hiện cuộc vận động “hai không” với năm nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và chống bệnh thành tích trong giáo duc, nói không với đọc chép, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi nhầm lớp” do Bộ GD-ĐT phát động. Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố. Đất nước ta đang trên đường đổi mới, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và đạt nhiều thành tựu to lớn. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, nếu không đổi mới phương pháp dạy và học, không trang bị phương tiện hiện đại, không ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy, thì nhà trường không đào tạo lớp học sinh có kiến thức và kỹ năng sống. Do vậy hiệu quả giáo dục của nhà trường sẽ hạn chế và không đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Hiện nay nguồn ngân sách chi cho giáo dục được phân cấp đến trường quản lý, nguồn kinh phí chủ yếu tập trung chi cho con người, còn chi hoạt động giáo dục rất hạn chế. Nhu cầu phát triển trường lớp và trang bị phương tiện dạy và học cần kinh phí lớn mới đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay. Nếu không huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thì nhà trường gặp nhiều khó khăn trong công tác dạy và học. Để có cơ sở huy động các lực lượng xã hội hỗ trợ nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục, chúng tôi tích cực công tác tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm giáo dục, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nhà trường. Có như vậy công tác vận động tuyên truyền trong nhân dân thuận lợi, hiểu đúng giáo dục, tạo được sự đồng thuận cao. Từ đó nhà trường huy động tốt các nguồn lực, từng bước khắc phục khó khăn và đầu tư phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn. 2.Tóm tắt thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu : Trong thời gian qua, do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu, chưa đồng bộ, điều kiện trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học nên chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh còn hạn chế. 1 Đời sống nhân dân địa phương còn khó khăn nên việc huy động xã hội hoá vẫn còn thấp, trong khi đó còn một số người dân hiểu về xã hội hoá giáo dục chưa đúng mức. Công tác tham mưu từng nơi từng lúc chưa kỹ, đề ra các khoản vận động chưa hợp lý, còn mang tính áp đặt, một vài nơì còn lạm thu, thu các khoản sai qui định. Điều đó dẫn đến sự không đồng thuận trong nhân dân, làm ảnh hưởng không tốt đến giáo dục. Để xác định đúng vấn đề nghiên cứu, tôi tập trung lĩnh vực huy động lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường đóng góp hỗ trợ nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục, phù hợp chung tình hình kinh tế chính trị xã hội ở địa phương. 3. Lý do chọn đề tài: Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thuộc địa bàn phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, trường có 19 lớp với gần 550 học sinh, trong đó có 8 lớp bán trú với 235 em học 2 buổi/ngày. Địa phương nằm ở trung tâm của thành phố, song một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn, nhất là đời sống nhân dân vùng sản xuất nông nghiệp. Trường đang xây dựng, cơ sở vật chất còn thiếu, thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học. Kinh phí của trường hạn chế. Việc huy động các lực lượng xã hội, nhất là huy động xã hội hoá giáo dục phải từng bước và phù hợp với đời sống nhân dân thì mới đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Và đây là vấn đề rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, cần phải nhanh chóng tập trung đầu tư phát triển, là tiền đề đẩy mạnh giáo dục toàn diện trong nhà trường. Chính vì thế tôi chọn đề tài: Huy động các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường hỗ trợ nâng cao hiệu quả giáo dục. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu và triển khai thực hiện ở trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Tam Kỳ. Đề tài tập trung vào việc huy động đội ngũ sư phạm phát huy nội lực, huy động các lực lượng xã hội, các cơ quan ban ngành trên địa bàn phường, nhân dân và cha mẹ học sinh tham gia đóng góp trí tuệ, tinh thần và vật chất giúp nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện. III/ Cơ sở lý luận: Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, người thầy đóng vai trò rất quan trọng. Người thầy là người tổ chức, hướng dẫn, truyền thụ kiến thức cho học sinh. Có thầy giỏi mới có trò giỏi. Để có thầy giỏi người thầy phải tự học, tự trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao chuyên môn 2 nghiệp vụ. Muốn được như thế nhà trường phải có cơ chế khuyến khích người thầy tự học. Nguyên lý giáo dục là học phải đi đôi với hành. Trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay, vấn đề đầu tư phương tiện thiết bị dạy học rất quan trọng. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong điều kiện ngân sách còn khó thì việc huy động các lực lượng xã hội đầu tư rất cần thiết. Đảng và nhà nước ta xem đầu tư cho giáo dục đào tạo là quốc sách hang đầu. Chủ trương xã hội hoá giáo dục của Chính phủ được quán triệt và được mọi tầng lớp nhân dân đồng thuận, đem lại hiệu quả cao. Các cấp các ngành ở địa phương có những Nghị quyết cụ thể về xã hội hoá công tác giáo dục, huy động các nguồn lực đóng góp phát triển giáo dục làm cơ sở pháp lý cho nhà trường triển khai thực hiện . IV/ Cơ sở thực tiển: Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đang được các cấp các ngành quan tâm đầu tư xây dựng giai đoạn 2 và phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia trong năm học 2007-2008. Lãnh đạo Phòng GD-ĐT thành phố và chính quyền địa phương luôn quan tâm giúp đỡ nhà trường nhiều mặt, tao điều kiện nhà trường thi đua dạy tốt học tốt. Đội ngũ tuy lớn tuổi, giáo viên nữ đa số nhưng rất nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết, học hỏi, cầu tiến. Các em học sinh chăm ngoan, vượt khó vươn lên trong học tập. Các tổ chức đoàn thể hoạt động tích cực, phối hợp chặt chẽ với nhà trường, tổ chức tốt phong trào thi đua dạy và học. Phát huy tinh thần tập thể, thực hiện tốt qui chế dân chủ, trân trọng từng sự đóng góp của phụ huynh và phát huy hiệu quả việc đóng góp đó. Tạo sự tin tưởng cao đối với nhà trường. Cha mẹ học sinh thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con em. Tham gia đóng góp, đầu tư xây dựng nhà trường. Phối hợp cùng nhà trường giáo dục các em học tập đạt kết quả. Trong các năm qua, nhờ sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp các ngành, sự nổ lực của đội ngũ và hỗ trợ của cha mẹ học sinh, trường đã có những chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất được tăng cường, thiết bị dạy học được đầu tư, đã kết nối mạng Internet cập nhật thông tin phục vụ công tác quản lý và giảng dạy. Kết quả giáo dục ngày càng nâng cao, tạo được niềm tin trong các cấp lãnh đạo cũng như trong nhân dân. Việc nghiên cứu đề tài này, trước đây (năm học 2005-2006) tôi thực hiện và có tổng kết kinh nghiệm về huy động xã hội hoá giáo dục để đầu tư xây dựng trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, nhưng do điều kiện lúc đó và qui mô đầu tư còn thấp, kết quả chưa cao. Song những biện pháp tác động 3 đó cũng đạt những kết quả ban đầu có ý nghĩa nhất định. Đó là cơ sở để thực hiện đề tài này tốt hơn, khắc phục các hạn chế trước đây, cải thiện đáng kể tình hình hiện tại, đem lại hiệu quả cao hơn. Đề tài này triển khai thực hiện sẽ có những đóng góp như sau: - Tìm được cách làm phù hợp huy động cộng đồng đóng góp cho sự phát triển giáo dục.Tăng cường CSVC, phương tiện dạy học giúp nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục. Khơi đậy trong trường phong trào thi đua yêu nước, sáng tạo, luôn tìm tòi cái mới, cái hay; thi đua dạy thật, học thật và dạy có hiệu quả, tạo niềm tin tưởng và nâng cao uy tín của nhà trường trong nhân dân. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy và học, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy . Tạo cho đội ngũ nhà giáo, phụ huynh, học sinh và các lực lượng xã hội, các đoàn thể ở địa phương có nhận thức đúng về công tác xã hội hoá giáo dục. V/ Nội dung nghiên cứu: 1/Xác định các nội dung trọng tâm của đề tài: -Tập trung quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, của ngành đến CB-GV-NV, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội hiểu về công tác xã hội hoá dục. Từ đó tạo ra nhận thức đúng và có sự quan tâm đầy trách nhiệm với công tác giáo dục của nhà trường. - Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, các phương tiện dạy học, các trang thiết bị giảng dạy hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học có kết quả. - Tham mưu với các cấp lãnh đạo và phối hợp cha mẹ học sinh xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo đúng kế hoạch đề ra. - Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đội ngũ thật sự vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ được giao với kết quả cao nhất. 2/ Xác định mục tiêu đạt được khi thực hiện đề tài này. - Về cơ sở vật chất : Hoàn thành xong 10 phòng học mới, trang bị đủ bàn ghế cho học sinh, giáo viên. - Ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, trang bị đầy đủ các phương tiện thiết bị để giảng dạy giáo án điện tử. - Xây dựng đội ngũ vững manh, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. - Nâng cao chất lượng dạy và học, hiệu quả giáo dục ngày càng cao, tạo uy tín nhà trường ngày càng tăng. 4 3/ Các bước triển khai thực hiện như sau: Bước 1: Xây dựng kế hoạch chặt chẽ, phù hợp tình hình, có sự thống nhất cao trong HĐSP và cha mẹ học sinh, kế hoạch phải đảm bảo có tính khả thi cao. Phải báo cáo với Đảng uỷ và trình HĐND phường thống nhất ra nghị quyết để nhà trương triển khai thực hiện. Bước 2: Tập trung tuyên truyền trong các lực lượng xã hội, trong HĐSP nhà trường, trong cha mẹ học sinh…Tạo cho mọi người sự hiểu biết về giáo dục tiểu học, hiểu biết các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về công tác giáo dục. Bước 3: Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo về tình hình giáo dục của nhà trường. Đồng thời tham mưu để lãnh đạo địa phương có chủ trương huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nhà trường. Bước 4: Xác định nội dung trọng tâm cần huy động các nguồn lực xã hội, mục tiêu đạt được và lực lượng huy động. Bước 5: Tổ chức triển khai thực hiện chu đáo, chặt chẽ kế hoạch đề ra. Bước 6: Đánh giá kết quả bước đầu của triển khai kế hoạch. Bước 7: Xác định tính đúng đắn của đề tài cũng như các biện pháp thực hiện. Rút ra bài học kinh nghiệm và hướng tiếp tục nghiên cứu. 2/ Các giải pháp triển khai thực hiện: 2.1. Huy động các lực lượng xã hội đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị. Trong năm học vùa qua, được sự quan tâm của UBND thành phố Tam Kỳ, trường được đầu tư xây dựng 10 phòng học mới với hệ thống công trình vệ sinh, hành lang nối các khối phòng học thật kiên cố.Tổng nguồn vốn đầu tư trên 1,7 tỷ đồng. Chính có cơ sở vật chất đảm bảo đã giúp nhà trường tập trung học sinh về một điểm trường rất thuận lợi quản lý dạy và học. Trong quá trình đầu tư, UBND thành phố giao cho địa phương và nhà trường vận động vốn đối ứng để mua sắm trang thiết bị như bàn ghế học sinh, giáo viên và sang sửa mặt bằng sân trường, xây dựng sân chơi bãi tập. Trong điều kiện nguồn kinh phí còn hạn hẹp, ngoài nguồn ngân sách theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, thì nhà trường không có nguồn nào khác. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm 2007, nhà trường cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh bàn thống nhất kế hoach vận động. Khi có kế hoach nhà trường báo cáo cấp uỷ và chính quyền địa phương xin chủ trương thực hiện. Sau khi được sự thống nhất cao của lãnh đạo địa phương, nhà trường tiến hành họp HĐSP để quán triệt trong đội ngũ và triển khai thực hiện kế hoạch. 5 Mục tiêu đặt ra là phải đóng 120 bộ bàn ghế học sinh hai chỗ ngồi, 10 bộ bàn ghế giáo viên để trang bị cho 10 phòng học mới. Đồng thời đóng 10 bàn và 50 ghế dựa để bố trí hội trường. với kinh phí trên 90 triệu đồng. Với chủ trương xã hội hoá giáo dục, nhà trường cùng cha mẹ học sinh vân động được 60 triệu đồng ngay trong năm 2007 và tiến hành đầu tư đối ứng trang bị đủ bàn ghế cho các em học tập sau khi công trình nghiệm thu đưa vào sử dụng. Đây là sự cố gắng lớn của nhà trường cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh. Chính có được điều đó là sự vận động kiên trì của tập thể sư phạm nhà trường. Mọi sự thắt mắc được các thầy cô giáo tuyên truyền, giải thích cho phụ huynh hiểu, tham gia đầy đủ. Đối với trường đây là một thành công lớn. Về sân chơi bãi tập, do điều kiện đang thi công các phòng học, trong thời gian qua chưa được đầu tư. Trên thực tế nhà trường đã lập đề án trình thành phố phê duyệt.Tổng kinh phí theo dự toán khoảng 195 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư hạng mục này địa phương hỗ trợ 100 triệu đồng, huy động xã hội hoá trong nhân dân địa phương Tân Thạnh và vận động trong cha mẹ học sinh trong năm 2008 và 2009 khoảng kinh phí 40 triệu đồng. Phần kinh phí còn lại xin thành phố đầu tư. Hiện nay công việc đang được triển khai thực hiện. 2.2. Huy động trong lực lượng phụ huynh có con học bán trú đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học (lớp học có nhu cầu ăn trưa tại trường). Thời gian qua, nhà trường đã thực hiện tốt công tác huy động học sinh học các lớp bán trú. Hiện nay trường có 8 lớp với 235 em, số học sinh học bán trú 2buổi/ngày tăng nhanh. Đa số phụ huynh gởi con theo học bán trú để yên tâm công tác. Điều đó thể hiện nhu cầu thực sự, đây cũng là điều kiện huy dộng thêm nguồn lực trong phụ huynh để đầu tư mua sắm trang thiết bị đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh. Đẩy mạnh công tác bán trú, nhà trường huy động trong các năm qua khoảng kinh phí trên 230 triệu đồng. Nguồn kinh phí đó dùng để làm nhà ăn, bếp ăn, nhà chế biến thức ăn, hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh, các dụng cụ trang bị nhà bếp ăn, nơi ngủ trưa .đảm bảo phục vụ tốt và an toàn. Chất lượng học tập ở các lớp bán trú có nhiều vượt trội, các em học chính khoá buổi sáng, buổi chiều được ôn luyện và học các môn nghệ thuật, kiến thức được củng cố ngay tại lớp. Các trang thiết bị phục vụ dạy và học được mua sắm đầu tư tạo điều kiện cho dạy tốt học tốt Cũng với nguồn vận động tăng cường cơ sở vật chất, năm qua nhà trường trang bị 8 bộ ti vi đầu đĩa, một đèn chiếu Projector, một máy vi tính xách tay, một máy ảnh kỹ thuật số với tổng kinh phí 40 triệu đồng. Đây là điều kiện để các thầy cô giáo tiếp cận tin học và giảng dạy giáo án điện tử. 6 2.3.Huy động nguồn lực của tập thể sư phạm nhà trường. Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy, nhanh chóng đầu tư các trang thiết bị, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận công nghệ thông tin, nhà trường đã lập đề án xây dựng phòng tin học. Với nguồn kinh phí huy động trong phụ huynh, nhà trường trang bị được 7 máy tính với kinh phí 35 triệu đồng. Ngay từ giữa học kỳ 1 nhà trường đã tổ chức dạy tin cho học sinh lớp 3,4,5. Để khai thác các phương tiện hiện đại phục vụ cho dạy và học, nhà trường xây dựng kế hoạch giảng dạy tin cho cán bộ giáo viên. Với phương châm là người biết giúp cho người chưa biết, học hỏi lẫn nhau, động viên nhau học tập. có như vậy các thầy cô giáo lớn tuổi mới có điều kiện tiếp cận máy tính. Nhà trường phối hợp với công đoàn mời chuyên viên tin học PGD-ĐT thành phố về hướng dẫn các phần mền dạy giáo án điện tử. Mặc dù tuổi lớn nhưng các thầy cô giáo rất nhiệt tình, tham gia học tích cực. Trong thời gian ngắn, nhiều thầy cô đã nắm được phần mền Microsoft Office Power point 2003 và áp dụng vào thiết kế giáo án để giảng dạy. Cái khó ban đầu là làm như thế nào để đầu tư phương tiện thiết bị phục vụ giảng dạy tin học. Nhưng khi đã có phương tiện rồi thì làm thế nào huy động giáo viên đi học để biết ứng dụng vào giảng dạy lại càng khó hơn. Nguyên nhân do thầy cô lớn tuổi, ngại khó học tập. Đồng thời có người hoài nghi tính khả thi của việc giảng dạy bằng giáo án điện tử. Việc tổ chức lớp học một cách uyển chuyển như nói trên là thành công. Cái thành công lớn ở đây là thực tế minh chứng hết sức cụ thể. Nhiều thầy cô giáo trước đây chưa biết vi tính, nay tự thiết kế hoặc nhờ đồng nghiệp giúp đỡ đã dạy nhiều tiết bằng giáo án điện tử. Nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn triển khai chuyên đề khuyến khích giáo viên dạy bằng giáo án điện tử. Dạy bằng giáo án điện tử tiết học sôi nổi hơn, nhiều tranh ảnh sinh động hơn mà trong kho thiết bị của trường không có. Coi việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy là khâu đột phá trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, nhà trường đã nối mạng internet để khai thác các tư liệu, hình ảnh, tranh, phim tư liệu . phục vụ giảng dạy rất tốt.Trong hội thi đồ dùng dạy học cấp thành phố vừa qua, nhà trường đã tập hợp những tranh ảnh, phim mà các thầy cô giáo sưu tầm làm tủ tư liệu dạy đèn chiếu projecter và đầu đĩa CD. Tủ đồ dùng tự làm đó được phòng GD-ĐT đánh giá cao và xếp loại A cấp tiểu học. Tinh thần tự học, vượt khó vươn lên của nhiều thầy cô giáo nhằm tiếp cận cái mới, cái hay vào giảng dạy là một minh chứng huy động giáo viên đổi mới phương pháp dạy và học góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Từ việc huy động các lực lượng xã hội đầu tư, huy động các thầy cô giáo nổ lực, bộ mặt nhà trường chuyển biến tích cực, ngày càng khang trang, hiệu quả 7 giáo dục được khẳng định, thành công bước đầu tạo niềm tin ở đội ngũ, các bậc cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương và ngành giáo dục cấp trên. 2.4. Huy động phụ huynh và các lực lượng xã hội khác tham gia công tác giáo dục của nhà trường. Việc huy động phụ huynh và các lực lượng xã hội khác đóng góp trí tuệ cùng nhà trường chăm lo giáo dục con em rất được quan tâm. Phải nói đây là lĩnh vực rất phong phú cần có cách huy động. Đầu năm học, khi bàn giao công tác chủ nhiệm giữa các giáo viên, nhà trường lưu ý việc này để giáo viên phụ trách mới nắm bắt và có kế hoạch phối hợp chặt chẽ. Trong phiên họp phụ huynh đầu năm, giáo viên phụ trách đã nói rõ phương pháp giáo dục cấp tiểu học hiện nay. Hướng dẫn cho phụ huynh về phương pháp giúp con em tự học ở nhà. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu. Các phong trào như văn nghệ, thể dục thể thao, các hội thi như viết chữ đẹp, kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giao lưu học sinh giỏi lớp 5, ngoài sự quan tâm của các thầy cô giáo còn có sự quan tâm đầy trách nhiệm của cha mẹ học sinh. Các tổ chức đoàn thể trong trường như Công đoàn, Chi đoàn thanh niên, Liên đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn phường, các chi hội Khuyến học, chi hội Chữ Thập Đỏ, công an phường, Hội Phụ nữ phường, Hội đồng giáo dục và Trung tâm học tập cộng đồng . luôn có kế hoạch cụ thể phối hợp với nhau chăm lo công tác giáo dục của nhà trường. Việc quan tâm cho học sinh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ được các tổ chức đoàn thể nhà trường chăm lo. Trong dịp khai giảng hay ngày tết cổ truyền các em luôn có phần quà động viên. Trong năm học không có học sinh bỏ học, số học sinh khuyết tật học hoà nhập có nhiều tiến bộ. Học sinh yếu hạn chế rất nhiều. Với phương châm luôn lắng nghe, luôn ghi nhận, luôn học hỏi, nhà trường đã tranh thủ nhiều ý kiến hay, cách làm thiết thực và hiệu quả mà cha mẹ học sinh tham gia. Nhìn chung công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội có nhiều nét mới, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục. Việc đó tạo sự hài hoà, chặt chẽ, có tác dụng rất tốt, tạo tiền lệ hay trong công tác phối hợp giáo dục của trường. 2.5. Công tác phối hợp với cha mẹ học sinh xây dựng nguồn quĩ khuyến học, khuyến tài động viên phong trào thi đua hai tốt. Để động viên phong trào, cần phải xây dựng nguồn quĩ khen thưởng thật tốt. Đối với trường tiểu học việc động viên khuyến khích học sinh có tác dụng rất lớn. Xác định tầm quan trọng đó, nhà trường cùng với Ban đại diên cha mẹ học sinh vận động phụ huynh xây dựng nguồn kinh phí khen thưởng. Chính từ nguồn kinh phí này nhà trường đã động viên khen thưởng kịp thời 8 các phong trào thi đua, các hội thi trong giáo viên và học sinh. Nguồn quĩ khen thưởng, khuyến học hằng năm có trên 20 triệu đồng. Đây chưa phải là nhiều nhưng nó có ý nghĩa rất lớn và được duy trì thường xuyên, động viên phong trào thi đua dạy tốt học tốt của trường. 2.6 . Xây dựng đội ngũ nhà giáo ngang tầm yêu cầu mới: Xác định đội ngũ đóng vai trò quan trọng trong trường học, quyết định chất lượng dạy và học cũng như hiệu quả giáo dục nhà trường. Vì vậy chúng tôi tập trung xây dựng tập thể sư phạm về tinh thần thái độ phục vụ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nhà giáo, luôn là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo. Kết quả dạy và học của nhà trường thể hiện ở năng lực, tinh thần trách nhiệm của thầy cô giáo. Và đây là niềm tin và uy tín nhà trường thu hút phụ huynh gởi con theo học. Việc này cũng là cơ sở để huy động tốt các nguồn lực xây dựng nhà trường. Hiện nay, nhà trường có 100% giáo viên đạt chuẩn 12+1. Trong đó có gần 50% trên chuẩn (trình độ tương đương CĐTH và Đại học tiểu hoc). Trong thời gian đến có nhiều giáo viên đăng ký học nâng chuẩn lên đại học. Công tác phát triển Đảng được quan tâm, năm 2007 chi bộ giới thiệu đi học đối tượng đảng 3 quần chúng tích cực, đã hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cấp trên chuẩn y kết nạp 2 quần chúng. Phong trào tự học được duy trì tốt, các lớp học tin học với các phần mền để giảng dạy giáo án điện tử đang tổ chức. Các hoạt động chuyên môn, triển khai chuyên đề được đầu tư. Đây là nơi giáo viên trao đổi rút kinh nghiệm để dạy tốt chương trình tiểu học hiện nay. 2.7. Huy động sự hỗ trợ của Hội đồng giáo dục phường, Trung tâm học tập cộng đồng và hội Khuyến học thành phố. Mặc dù là phường trung tâm của thành phố, song địa phương vẫn còn nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Chi hội Chữ thập đỏ của nhà trường có nhiều nổ lực vận động giúp đỡ. Tuy nhiên vẫn cần có sự quan tâm giúp đỡ của trên. Nhà trường đã xem xét đề nghị các cấp tặng học bổng, tặng quà và hỗ trợ giúp cho các em được đến trường học tập tiến bộ. VI/ Kết quả nghiên cứu: 1/ Kết quả đạt được: Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, bản thân tôi nhận thấy đạt được các kết quả như sau: 1.1. Nhận thức về công tác công tác xã hội hoá giáo dục được chuyển biến sâu rộng trong và ngoài nhà trường, tạo tính đồng thuận cao trong nhân dân cũng như cha mẹ học sinh. 1.2. Chất lượng đội ngũ ngày càng đi lên kể cả chuyên môn và tinh thần trách nhiệm. 1.3.Cơ sở vật chất nhà trường ngày rất khang trang, xây dựng giai đoạn 2 hoàn thành đã đưa vào sử dụng. Các trang thiết bị phục vụ dạy học 9 được đầu tư, các điều kiện phục vụ bán trú, y tế học đường, thư viện đang phấn đấu đạt chuẩn tiên tiến. Các tiêu chuẩn theo Quyết định 32/2005/QĐ- BGD&ĐT về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã hoàn thành và lập thủ tục đề nghị cấp trên thẩm định, đánh giá công nhận. 1.4. Công tác bán trú phát triển mạnh, hiện nay tỷ lệ học sinh học 2buổi/ngày đạt 43,2%. Đây là một tỷ lệ lớn, tăng nhanh số lượng và chất lượng. Với tinh thần phục vụ tích cực, nhà trường đã thu hút nhiều phụ huynh gởi con theo học. Chính từ nguồn lực đóng góp của phụ huynh học sinh bán trú, nhà trường đã tăng cường phương tiện dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học. 1.5.Chất lượng dạy và học (có thống kê kèm theo).Hiệu quả giáo dục đạt cao, kết quả sau 5 năm học sinh hoàn thành chương trình đạt trên 98,5% trở lên. Học sinh giỏi tham gia dự thi giao lưu cấp thành phố vừa qua đạt 2 giải nhì, 01 giải ba, 2 giải khuyến khích. Toàn đoàn xếp đứng ba cấp thành phố. Hội thi vở sạch chữ viết đẹp đạt giải ba cấp thành phố. 1.6. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học có nhiều chuyển biến tốt, nhà trường khai thác tốt mạng internet và website của phòng Giáo dục- Đào tạo Tam Kỳ phục vụ quản lý và dạy học. Bước đầu đem lại hiệu quả, góp phần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy và học. 1.7.Các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và các ban ngành đều hỗ trợ tích cực nhà trường.Tổng kinh phí huy động sự đóng góp trong thời gian qua để đầu tư CSVC nhà trường trên 160 triệu đồng và còn tiếp tục đầu tư. Trong quá trình huy động xã hội hoá giáo dục xây dựng trường, phụ huynh đồng thuận thống nhất cao, không có trường hợp nào khiếu nại hay tạo dư luận không tốt về nhà trường. 2/ Bài học kinh nghiệm: Từ kết quả trên tôi rút ra các bài học kinh nghiệm sau: 2.1. Trước khi tổ chức huy động các lực lượng xã hội, phải xây dựng kế hoạch chặt chẽ, trao đổi thống nhất trong trường và cha mẹ học sinh. Tham mưu tích cực cho các cấp lãnh đạo địa phương và ngành cấp trên có chủ trương, nghị quyết thực hiện. 2.2. Phải thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thành phố đầu tư CSVC phòng lớp học thì địa phương cùng cha mẹ học sinh đầu tư thiết bị trang bị bên trong. Đồng thời việc huy động cũng phải đảm bảo nguyên tắc: đầy đủ, đúng đối tượng, công khai dân chủ và quản lý sử dụng có hiệu quả các khoản vận động của nhân dân. 2.3. Phải tập trung xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo uy tín nhà trường. Đội ngũ thật sự đoàn kết, biết chia sẻ trong công viêc, tinh thần trách nhiệm cao, hết mình vì học sinh. 10 [...]... và các nhà tâm huy t với giáo dục.Chính sự trân trọng đó, chúng ta càng phải phát huy được nội lực Càng làm tốt công tác dạy và học, chúng ta càng tranh thủ sự giúp đỡ nhiều hơn của các lực lượng xã hội Chính vì thế công tác giáo dục nhà trường ngày càng phát triển, khẳng định cách làm đúng mà tập thể sư phạm nhà trường đang nổ lực thực hiện Chính chất lượng và hiệu quả giáo dục tạo thương hiệu nhà trường, ... vận động đóng góp xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và giáo dục học sinh VII/ Kết luân: Năm học 200 7-2 008 trường tiểu học Nguyễn văn Trỗi được UBND thành phố Tam Kỳ đầu tư xây dựng giai đoạn 2 với 10 phòng học mới rất khang trang Nhà trường huy động cha mẹ học sinh đóng góp đầu tư trang thiết bị và phương tiện dạy học Bộ mặt nhà trường ngày một đổi thay Cùng với sự hỗ trợ đó, hội đồng sư phạm nhà trường. .. trường nổ lực vươn lên, chất lượng dạy và học không ngừng chuyển biến tốt Địa phương nhiều năm liền giữ vững chất lượng phổ cấp đúng độ tuổi Học sinh giỏi ngày càng được khẳng định trong các hội thi do ngành tổ chức Đội ngũ ngày càng vững mạnh, nhiều nhân tố tích cực được phát huy, hiệu quả giáo dục luôn đạt kết quả cao Kết quả tốt đẹp đó có sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội giúp đỡ nhà trường nhiều... tôi tiếp tục nghiên cứu và có những giải pháp khả thi, khoa học hơn để công tác này đạt kết quả cao hơn - Cái tâm đắc nhất trong quá trình thực hiện đề tài là: Càng phát huy nội lực, càng nhận được sự hỗ trợ nhiều mặt của các lực lượng xã hội Cứ diễn biến như vậy tiếp tục thì điều kiện dạy học nhà trường ngày càng tốt hơn, hiệu quả cao hơn và phát triển nhanh hơn, bền vững hơn ... và hiệu quả giáo dục tạo thương hiệu nhà trường, tạo niềm tin yêu trong nhân dân và các cấp lãnh đạo VIII/Đề nghị: - Về Xã hội hoá cần có cơ chế chính sách cụ thể hơn để huy động các nguồn lực xã hội hoá tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, trong điều kiện ngân sách đầu tư còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển - Trong điều kiện đầu tư nghiên cứu còn hạn chế, đề tài chưa đi sâu nắm bắt tình hình... 2.4 Tập trung công tác bán trú, huy động học sinh ra lớp học 2buổi/ngày, tạo nhiều cơ hội cho các em học tập tốt nhất 2.5 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy, tạo mọi điều kiện để đội ngũ giáo viên học tin học, khuyến khích giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử Xác định đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường 2.6 Phối hợp chặt chẽ với . không huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thì nhà trường gặp nhiều khó khăn trong công tác dạy và học. Để có cơ sở huy động các lực lượng xã hội hỗ trợ nhà. cấp trên. 2.4. Huy động phụ huynh và các lực lượng xã hội khác tham gia công tác giáo dục của nhà trường. Việc huy động phụ huynh và các lực lượng xã hội

Ngày đăng: 09/09/2013, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan