tài liệu tiểu luận kinh tế phát triển
DANH SÁCH NHÓM Tên đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp. Lớp: Đ6-QL10. STT Họ và tên Nhiệm vụ thành viên Nhóm đánh giá Giáo viên đánh giá 1 Bùi Thị Yêu (nhóm trưởng) Tổng hợp bài của nhóm, viết phần II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam hiện nay. 9 2 Trần Thị Minh Tâm Phần III: Giải pháp chuyển dich cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam hiện nay. 9 3 Trần Đình Trung Phần I: Cơ sở lý luận, lời mở đầu, kết luận. 9 4 Hà Đình Tuấn Đánh máy và làm powerpoint. 9 5 Tô Quang Vinh Phần III: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay. 9 LỜI MỞ ĐẦU 1 Bước vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng là một yêu cầu cần thiết, đặc biệt để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đi lên từ một nước nông nghiệp do vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với xu hướng giảm cơ cấu ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là cả một quá trình lâu dài với mốc là năm 1986, đất nước ta bắt đầu tiến hành đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Cùng với những điều kiện khách quan và chủ quan thì sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng đã đạt được những tựu nhất định song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đặt ra trước mắt. Với đề tài “ Chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp” chúng em xin được đề cập đến một số vấn đề mà chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta đã và đang thực hiện, cùng với việc đề ra một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong những năm tiếp theo. Do sự hiểu biết còn hạn chế nên bài tập lớn của nhóm chúng em còn nhiều thiếu sót mong thầy giáo chỉ dạy để những bài tập lớn của chúng em hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cám ơn thầy! 2 PHÂN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH 1: Một số vấn đề cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 1.1: Khái niệm và phân loại cơ cấu kinh tế ngành. 1.1.1: Một số khái niệm. * Cơ cấu kinh tế : Cơ cấu kinh tế của một nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành trong một thời gian và trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. * Cơ cấu ngành kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành với nhau . 1.1.2: Phân loại cơ cấu kinh tế ngành . Từ đầu thế kỷ XIX, nhà kinh tế học Collin Class căn cứ vào tính chất chuyên môn hóa của sản xuất đã chia thành 3 nhóm ngành : Khai thác tài nguyên thiên nhiên (gồm nông nghiệp và khai thác khoáng sản); Công nghiệp chế biến; Sản xuất sản phẩm vô hình. Liên hiệp quốc (UN) sau này, căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất đã chuyển hoạt động khai thác khoáng sản sang ngành công nghiệp và gọi sản xuất sản phẩm vô hình là dịch vụ. 1.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không ổn định. Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành . Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ xung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn. 2: Những chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Cơ cấu GDP : trong quá trình CNH – HĐH, cơ cấu ngành nông nghiệp ngày càng giảm, còn tỉ trọng và cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Trong điều kện khoa học công nghệ hiện đại, tỷ trọng ngành dịch vụ là cao nhất, sau đó là công nghiệp, cuối cùng là nông nghiệp. Cơ cấu hàng xuất khẩu: Trong qua trình công nghiệp hóa, có sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu từ những mặt hàng sơ chế sang những 3 loại sản phẩm chế biến dựa trên cơ sở công nghệ - kỹ thuật cao (lúc đầu là các loại sản phẩm của công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, kỹ thuật thấp như lắp ráp, sản phẩm dệt may, chế biến nông lâm thủy sản… chuyển dần sang các loại sản phẩm sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật cao như sản phẩm cơ khí chế tạo, hóa chất, điện tử…). Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng tăng. 2.1: Các nhân tố tác động đến chuyên dịch cơ cấu kinh tế ngành . Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố do đó việc phân tích các nhân tố này sẽ cho phép tìm ra một cơ cấu ngành hợp lý . Cả 5 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. * Nhóm nhân tố địa lý tự nhiên : Vị trí địa lý , khí hậu, tài nguyên đất đai: Các nhân tố này ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Bởi vì nguyên tắc của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là phải tạo ra được cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở sử dụng được hiệu quả mọi lợi thế so sánh. Với mỗi đặc điểm khác nhau về vị trí đị lý, khí hậu, đất đai, tài nguyên thì sẻ có một cách lựa chọn cơ cấu ngành kinh tế khác nhau. * Nhóm nhân tố kinh tế xã hội. Dân số và nguồn lao động: Nhân tố này tác động không nhỏ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Với đặc điểm dân số đông, nguồn lao động dồi dạo, cho nên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tranh thủ lợi thế nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động rẻ để phát triển những ngành thu hút nhiều lao động để đào tạo. Nhân tố truyền thống lịch sử: Việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Điều này không chỉ tạo ra những sản phẩm truyền thống xuất khẩu mà còn tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ. Nhân tố thị trường: Thị trường đặc biệt là cầu và cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đầu tiên tới cơ cấu ngành kinh tế. Chính cầu và xu thế vận động của thị trường mà chúng ta đặt ra những mục tiêu cần vươn lên để thỏa mãn, là cơ sở để đảm bảo tính thực thi và hiệu quả của phương án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . * Nhân tố khoa hoc công nghệ: Tác động của khoa học công nghệ có ảnh hưởng nhều mặt đến cơ cấu ngành của nền kinh tế. Ở nước ta yếu tố này đã thúc đẩy ra đời và thúc đẩy 4 một số ngành dầu khí, điện tử … làm thay đổi quy mô tốc dộ phát triển của các ngành chế biến, dịch vụ. * Nhân tố chính trị: Sự ổn định về chính trị cũng là cơ sở thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH – HĐH . Ở nước ta nhờ có sự lãnh đạo cùng với đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, vì vậy sau những năm đổi mới, hiện nay nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. * Nhân tố chính sách: Những định hướng chiến lược và vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu ngành. Nếu chúng ta phó mặc cho sự tác động của thị trường thì sự hình thành cơ cấu ngành sẽ rất chậm, hỗn loạn. Còn nếu nhàn nước can thiệp quá sâu vào thị trường thì kinh tế sẽ không phát triển được. Do đó sự kết hợp giữa thị trường và chính sách của nhà nước hợp lý sẽ mang lại hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế ngành – “ Bộ khung xương” của nền kinh tế. 3: Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tê. 3.1: Mô hình hai khu vực của Lewis . Giai thích về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng, nghiên cứu quá trình di chuyển lao động giữa hai khu vực. Cơ sở nghiên cứu : Dựa vào nhận định của Ricardo + Khu vực nông nghiệp có lợi nhuận cận biên giảm dần theo quy mô và tiến tới bằng 0. + Ruộng đât có xu hướng cạn kiệt, lao động trong khu vực nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng dẫn đến hiện tượng dư thừa ngày càng phổ biến. + Ricardo kết luận cần phải xây dựng và mở rộng khu vực công nghiệp để cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng . Nội dung của mô hình. + Khi lao động trong khu vực nông nghiệp tổng sản phẩm của khu vực này tăng dần nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm dần và đạt tới một mức nào đó mà sản phẩm cận biên của lao động sẽ bằng 0 (MPR=0). + Trong nông nghiệp sảy ra hiện tượng dư thừa lao động ,mức tiền công trả cho người lao động được tính bằng mức tiền công tối thiểu. + Trong lĩnh vực công nghiệp để thu hút được lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thì phải trả tiền công cao hơn. + Trong giai đoạn này đường cung về lao động nằm ngang hoàn toàn co giãn với giá lao động, khu vực công nghiệp muốn thu hút lao động thì phải trả mức tiền công cao hơn, đường cung lúc này có xu hướng dốc lên theo quy mô. 5 3.2: Mô hình hai khu vực của trường phái tân cổ điển . Khu vực công nghiệp là là yếu tố quyết định nhất và trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Nông nghiệp, ruộng đất không có điểm dừng, sản phẩm cận biên luôn dương, tiền công của người lao động được trả theo mức sản phẩm cận biên, đường cung của lao động trong khu vực nông nghiệp có xu hướng dốc lên. Trong công nghiệp tiền công có xu hướng tăng lên ngay từ giai đợn thu hút lao động nông nghiệp, bởi vì MPR trong nông nghiệp luôn dương; do lao động chuyển dịch khỏi nông nghiệp làm cho sản lượng nông nghiệp giảm, giá nông sản cao dẫn đến tiền lương cũng phải trả cao hơn. Do vậy phải đầu tư cho nông nghiệp ngay từ đầu giảm áp lực tăng giá khi có chuyển dịch lao động.Trong công nghiệp cần phải đầu tư chiều sâu để giảm cầu về lao động. 6 PHẦN II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 1: Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay. * Do yêu cầu tất yếu của CNH – HĐH. Tại Đại hội Đảng năm 1986, Đảng và nhà nước ta đã đề ra đường lối đổi mới đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước bước vào công cuộc CNH – HĐH, hội nhập quốc tế. Do đó để phù hợp với nội dung của công cuộc CNH – HĐH đòi hỏi đất nước ta phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa nước ta với thế giới, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa các doanh nghiệp và thị trường nước ta với quốc tế. * Do yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Qúa trình hình thành và phát triển các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), đặc biệt là những ngành có hàm lượng khoa học cao, sự xuất hiện các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, không chỉ là biểu hiện của sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật trong tiến trình CNH – HĐH mà còn làm cơ cấu kinh tế thay đổi hợp lý. Nghĩa là: trong nền kinh tế thị trường như nước ta hện nay, đòi hỏi các ngành kinh tế trọng yếu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cần phải có phương hướng chuyển dịch hợp lý và hiện đại thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp sẽ tạo ra tư liệu sản xuất cho ngành nông nghiệp, để ngành nông nghiệp ngày càng sản xuất được nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt mà lực lượng sản xuất tập trung trong ngành này ngày càng giảm hơn. Mạng lưới dịch vụ với tư cách một ngành kinh tế phát triển có thể phục vụ tốt hơn cho sự phát triển mạnh mẽ cách ngành công nghiệp và nông nghiệp. Đồng bộ các ngành kinh tế then chốt có xu hướng phát triển mạnh mẽ về chất và phân phối một cách hợp lý về lượng sẽ tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển, các vùng kinh tế trọng điểm phát triển…do vậy nền kinh tế quốc dân tăng trưởng vững mạnh, chính trị xã hội ổn định lâu dài, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Do yêu câu tất yếu của việc nâng cao sức cạnh tranh trong thời kì hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Mở cửa nền kinh tế là nhu cầu cấp bách đối với nền kinh tế nước ta. Trong việc mở cửa, hội nhập phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên, trọng điểm, giảm thiểu lượng tư liệu 7 sản xuất cũng như hàng hóa nhập khẩu. Như vậy kinh tế trong nước mới phát triển nhanh, thu nhập, đời sống của nhân dân mới được nâng cao. Mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước khác trở thành một tất yếu kinh tế, tạo khả năng để đất nước tranh thủ vốn công nghệ, kĩ thuật, kinh nghiệm tổ chức ,quản lý …nâng cao tỉ trọng kinh tế ngành công nghiệp. Muốn xây dựng nền kinh tế mới, tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để vừa hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu. Như vậy để đưa đất nước giàu mạnh, để đạt được mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp, thì chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một tất yếu. 2: Những yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam hiện nay. 2.1: Trong nước. 2.1.1:Yếu tố tự nhiên. Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên nước ta phong phú và đa dạng, với những điều kiện tự nhiên: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mưa nhiều, hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước và sa cho vùng ven sông ,đặc biệt là vùng ĐBSH và ĐBSCL, cùng với đó nước ta có đường bờ biển dài với diện tích hơn 1 triệu km 2 tạo điều kiện cho phát triển nông – lâm – ngư nghiệp. Trước đây tỉ trọng ngành công nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao hơn trong cơ cấu ngành kinh tế. Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên như tài nguyên rừng, khoáng sản … cũng tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến – nguồn nguyên liệu do khu vực I cung cấp phát triển nhanh chóng. Điều kiện tự nhiên cuãng tạo điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ như du lịch, nhàn hàng, khách sạn… Như vậy điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo điều kiện thuận lợi trước tiên là các ngành nông – lâm – ngư nghiệp để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ. Như vậy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành sẽ giúp nước ta tận dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa mang lại lợi ích kinh tế cao vừa phù hợp với tiên trình đổi mới đất nước. 2.1.2: Yếu tố kinh tế - kỹ thuật. - Dân số và nguồn lao động: Dân số nước ta hiện nay gần 88 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, đây là nguôn cung cấp lao động dồi đào, hơn nữa hơn 90% biết chữ. Đội ngũ nhân lực không ngừng được nâng cao nhờ chính sách phát triển y tế, giáo dục … của Đảng và Nhà nước cùng với đó là đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, điều đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao trình độ cho người lao động về số lượng cũng như chất lượng lao động nước ta hiện nay cho phép sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thuận lợi 8 hơn. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ngành sẽ góp phần tạo công việc cho người lao động, giảm gánh nặng cho đất nước trước thực trạng tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn nan giải như hiện nay. - Chính trị và xã hội: Nước ta có nền chính trị tương đối ổn định, với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhân dân cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh. Nhận thấy để hội nhập được với nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành đổi mới từ năm 1986 đến nay cùng với đó là tiến trình CNH – HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công cuộc đổi mới kihn tế cũng đã đạt được những thành tựu to lớn. 2.1.3: Yếu tố khoa học – công nghệ. - Khoa học – công nghệ là một yếu tố cần thiết và không thể thiếu đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trước đây chúng ta sử dụng máy móc lạc hậu, chủ yếu là những sản phẩm đã sử dụng được mua lại từ nước ngoài nên hiệu suất thấp. Nhưng từ năm 2006 nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì Vốn đầu tư nước ngoài (HDI) và Nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA) chính thức tăng nhanh, đặc biệt là từ năm 2010 trở lại đây. Do vậy máy móc, kỹ thuật hiện đại đã được đáp ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kịp thời, chất lượng và nhanh chóng. 2.2: Quốc tế. Bên cạnh những nhân tố bên trong, những nhân tố bên ngoài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Xu hướng biến động chính trị, kinh tế - xã hội của khu vực và thế giới tác động đến trao đổi hàng hóa, ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ… vì vậy buộc nước ta cũng như các nước khác phải điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế để đảm bảo lợi ích quốc gia và sự phát triển trong động thái chung của thị trường thế giới. Nước ta có quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Đảng và Nhà nước luôn lấy nguyên tắc bình đẳng, hữu nghị, hợp tác làm nguyên tắc chính để giữ vững mối quan hệ đôi bên, đồng thời giữ vững an ninh quốc gia, ổn định phát triển kinh tế - xã hội. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tê hiện nay có tác động rất mạnh mã đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, để theo kịp các nước đang phát triển nước ta phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, tăng tỷ trọng công nghiêp& xây dựng và dịch vụ lên, giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế hợp lý. 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam hiện nay. Sau công cuộc đổi mới đât nước năm 1986, nước ta có nhiều thuận lợi hơn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt với sự kiện năm 2007 – Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới ( WTO). Nhờ đó mà Việt Nam trở thành đối tác của nhiều quốc gia, nâng 9 cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế và khu vực. Hội nhập quốc tế vừa tạo ra những cơ hội để nước ta phát triển kinh tế, cũng đồng thời tạo ra nhiều khó khăn khi mà nền kinh tế của nước ta còn nhiều khó khăn, lạc hậu lại phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên đấu trường quốc tế. Để khắc phục những mặt bất lợi, đồng thời tận dụng một cách tối đa những lợi thế sẵn có Đảng và Nhà nước đã tiến hành đổi mới trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm và chuyển dịch cơ cấu ngành là mục tiêu quan trọng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu, cơ cấu ngành có sự chuyển dịch rõ rệt. Bảng 2.1:Tăng trưởng và cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2007-2011. Đơn vị: % 2007 2008 2009 2010 2011 Cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo ngành 100 100 100 100 100 Nông – lâm – ngư nghiệp 20,3 22,2 20,9 21,6 22,02 Công nghiệp – xây dựng 41,58 39,9 40,2 41,1 40,25 Dịch vụ 38,12 38,1 38,9 38,3 37,73 Tốc độ tăng GDP của 3 ngành kinh tế so với năm liền trước 8,42 6,28 5,32 6,7 5,85 Ngành nông-lâm- ngư nghiệp 3,4 3,79 1,83 2,78 4 Ngành công nghiệp-xây dựng 10,6 6,33 5,52 7,7 5,53 Ngành dịch vụ 8,68 7,20 6,63 7.52 6,99 ( Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê ) Như vậy qua số liệu trên ta thấy cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo ngành có sự chuyển dịch qua các năm ở tất cả các ngành theo hướng tăng tỷ 10 . 2 PHÂN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH 1: Một số vấn đề cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh. Phần III: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay. 9 LỜI MỞ ĐẦU 1 Bước vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước thì chuyển dịch cơ cấu kinh