LÊ MINH ĐẠTTHỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ SỰ CHẤP NHẬN ĐỐI VỚI MỘT SỐ MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM DƯỠNG LÃO DIÊN HỒNG... Chính vì vậy, chăm sóc đời sống
Trang 1LÊ MINH ĐẠT
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ
SỰ CHẤP NHẬN ĐỐI VỚI MỘT SỐ MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM DƯỠNG LÃO DIÊN HỒNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2011 - 2017
HÀ NỘI – 2017
Trang 2LÊ MINH ĐẠT
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ
SỰ CHẤP NHẬN ĐỐI VỚI MỘT SỐ MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM DƯỠNG LÃO DIÊN HỒNG
Trang 3PGS TS NGÔ VĂN TOÀN
Trang 4Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Viện Đào tạo Y học dự phòng
và Y tế công cộng đã cho em những giờ giảng hay, những bài học chuyên ngành ýnghĩa và đầy hấp dẫn
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Dân Số vìnhững kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua, cũng như sựgiúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm khóa luận tốt nghiệp của em
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đăng Vững đãtận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện khóa luận tốtnghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ông Đỗ Trần Hồ Thắng – giám đốctrung tâm dưỡng lão Diên Hồng và các cán bộ nhân viên của trung tâm đãnhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để việc thu thập số liệu của em được nhanhchóng và thuận tiện
Cuối cùng, em xin gửi tấm lòng biết ơn tha thiết và sâu sắc nhất tới giađình thân yêu cùng những người bạn trong lớp đã luôn luôn sát cánh, ủng hộ
và khuyến khích em trong suốt quá trình học tập
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2017
Sinh viên
Lê Minh Đạt
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội
Phòng đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng trường Đại học Y Hà Nội
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
Em là Lê Minh Đạt, sinh viên tổ 30 lớp Y6H trường Đại học Y HàNội Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tự bản thân
em thực hiện Các số liệu trong bản khóa luận này là hoàn toàn trung thực vàchưa từng được công bố tại công trình nghiên cứu khoa học khác
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2017
Sinh viên
Lê Minh Đạt
Trang 6BHYT Bảo hiểm Y tế
(Tổ chức Y tế thế giới)
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Người cao tuổi và vấn đề già hóa dân số: 3
1.1.1 Định nghĩa người cao tuổi: 3
1.1.2 Già hóa dân số: 3
1.2 Chăm sóc sức khỏe cho NCT: 6
1.2.1 Các vấn đề sức khỏe của NCT: 6
1.2.2 Chăm sóc sức khỏe cho NCT: 8
1.3 Nhu cầu và sự chấp nhận của người cao tuổi: 10
1.4 Các mô hình chăm sóc sức khỏe cho NCT: 10
1.4.1 Trên thế giới: 10
1.4.2 Tại Việt Nam: 14
1.5 Các nghiên cứu trên Thế giới và tại Việt Nam: 16
1.5.1 Trên Thế giới: 16
1.5.2 Tại Việt Nam: 17
1.6 Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng: 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Địa điểm nghiên cứu: 19
2.2 Đối tượng nghiên cứu: 19
2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn: 19
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ: 19
2.3 Thời gian nghiên cứu: 19
2.4 Phương pháp nghiên cứu: 19
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu: 19
2.4.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: 19
2.5 Biến số và chỉ số nghiên cứu 20
2.5.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: 20
Trang 82.5.4 Sự chấp nhận của NCT với một số mô hình CSSK: 21
2.6 Kỹ thuật, công cụ thu thập thông tin: 21
2.6.1 Kỹ thuật thu thập thông tin: 21
2.6.2 Công cụ thu thập thông tin: 21
2.6.3 Quy trình thu thập số liệu 21
2.7 Xử lý và phân tích số liệu 22
2.8 Sai số và cách khắc phục 22
2.9 Đạo đức nghiên cứu 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: 24
3.1.1 Tuổi: 24
3.1.2 Giới tinh: 25
3.1.3 Học vấn: 26
3.1.4 Nghề nghiệp của NCT: 27
3.1.5 Tình trạng hôn nhân: 28
3.1.6 NCT sống cùng với ai: 29
3.1.7 Nguồn thu nhập chính của NCT: 29
3.1.8 Lý do NCT phải đến trung tâm dưỡng lão: 30
3.1.9 Lý do NCT chọn trung tâm dưỡng lão Diên Hồng: 31
3.1.10 Tần suất đến thăm của con cháu trong 1 tháng qua: 32
3.2 Tình hình sức khỏe và khả năng tự sinh hoạt của NCT: 34
3.2.1 Tình hình sức khỏe tự đánh giá: 34
3.2.2 Bệnh tật ở Người cao tuổi: 36
3.2.3 Khó khăn trong sinh hoạt của NCT: 37
3.3 Hoạt động chăm sóc sức khỏe tại trung tâm: 38
3.3.1 Các dịch vụ CSSK tại trung tâm: 38
3.3.2 Các hoạt động CSSK tại trung tâm: 38
3.4 Sự chấp nhận của NCT với một số mô hình CSSK: 39
Trang 93.4.3 Sự hài lòng của người cao tuổi với các đặc điểm của trung tâm: 40
3.4.4 Đánh giá chất lượng dịch vụ của trung tâm dưỡng lão Diên Hồng:41 3.4.5 Hiểu biết của NCT về các mô hình CSSK: 42
3.4.6 Mong muốn của NCT về mô hình CSSK: 43
3.4.7 Sự chấp nhận của NCT với các mô hình CSSK: 44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 45
4.1 Một số đặc điểm chung của NCT tại trung tâm: 45
4.2 Tình hình sức khỏe và khả năng tự sinh hoạt: 47
4.3 Hoạt động CSSK tại trung tâm: 49
4.4 Sự chấp nhận của NCT đối với một số mô hình CSSK: 52
KẾT LUẬN 54
KHUYẾN NGHỊ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10Bảng 1.1: Số lượng và tỷ lệ NCT trên Thế giới 4
Bảng 1.2 Người cao tuổi ở Việt Nam 5
Bảng 1.3: Các bệnh mãn tính thường gặp của NCT tại Mỹ 7
Bảng 1.4: Các bệnh mãn tính thường gặp của NCT tại Việt Nam 7
Bảng 1.5: Tỷ lệ khuyết tật ở Người cao tuổi tại Việt Nam 8
Bảng 1.6: Một số mô hình chăm sóc sức khỏe NCT của Nhà nước 15
Bảng 1.7 : Một số mô hình CSSK NCT tư nhân 16
Bảng 3.1: Phân bố tuổi của nhóm đối tượng nghiên cứu 24
Bảng 3 2: Học vấn của nhóm đối tượng nghiên cứu 26
Bảng 3.3: Tình trạng hôn nhân của NCT 28
Bảng 3.4: NCT sống cùng với ai trước khi vào trung tâm 29
Bảng 3.5: Nguồn thu nhập chính 29
Bảng 3.6: Lý do NCT phải đến trung tâm dưỡng lão 30
Bảng 3.7: Lý do NCT chọn trung tâm dưỡng lão Diên Hồng 31
Bảng 3.8: Tần suất đến thăm của con cháu vòng 1 tháng qua 32
Bảng 3.9: Tình hình sức khỏe thể chất tự đánh giá của NCT 34
Bảng 3.10: Bệnh mãn tính ở NCT 36
Bảng 3.11: Triệu chứng cấp tính ở NCT trong vòng 1 tháng qua 36
Bảng 3.12: Các khó khăn NCT gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày 37
Bảng 3.13: Các dịch vụ CSSK tại trung tâm 38
Bảng 3.14: Các hoạt động tại trung tâm 38
Bảng 3.15: Đánh giá của NCT về chi phí tại trung tâm 39
Bảng 3.16: Người chi trả các chi phí 39
Bảng 3.17: Đánh giá về các đặc điểm của trung tâm 40
Bảng 3.18: Hiểu biết của NCT về các mô hình CSSK 42
Bảng 3.19: Mong muốn của NCT về mô hình CSSK 43
Trang 11Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ giới tính của nhóm đối tượng nghiên cứu 25
Biểu đồ 3.2: Nghề nghiệp của NCT trước khi vào trung tâm 27
Biểu đồ 3.3: Lý do con cháu ít khi đến thăm hoặc không đến thăm 33
Biểu đồ 3.4: Tình hình sức khỏe tinh thần tự đánh giá của NCT 35
Biểu đồ 3.5: Sự chấp nhận của NCT với các mô hình CSSK 44
Trang 12ĐẶT VẤN ĐỀ
Người cao tuổi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang
có xu hướng tăng nhanh Đây là mối quan tâm chung của nhiều quốc giatrên thế giới Riêng ở nước ta, vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã
và đang được xã hội hết sức quan tâm Trên thế giới, có khoảng 901 triệungười từ 60 tuổi trở lên, chiếm tỷ lệ 12% dân số toàn cầu và dự báo tới năm
2030 sẽ tăng tới 1,4 tỉ [1] Tổ chức Y tế thế giới đề ra mục tiêu chăm sócsức khỏe cho người cao tuổi là nâng cao tuổi thọ, chất lượng cuộc sống,duy trì khả năng lao động và hội nhập với xã hội [1] Theo Điều tra Dân số
và nhà ở giữa kỳ Việt Nam 2014, số lượng NCT nước ta là 9,4 triệu người,chiếm tỷ lệ 10,3% dân số cả nước Dự báo tỷ lệ này có thể lên tới 22% vàonăm 2050 Tại Việt Nam, đa số người cao tuổi sống tại nông thôn, có thunhập thấp nên không có điều kiện chăm sóc sức khỏe [2] Người cao tuổiViệt Nam đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ
và phát triển đất nước Chính vì vậy, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần
và sức khoẻ cho người cao tuổi là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn xã hội,bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước và ngành Y tế rất quan tâm tới vấn đề này.Hiện nay, một trong những định hướng chính sách cho NCT là khuyếnkhích các tổ chức mở rộng các dịch vụ và mô hình CSSK để đáp ứng nhucầu của NCT có nguồn thu nhập khác nhau [3]
Do các đặc điểm về sinh lý và miễn dịch, người cao tuổi là đối tượng
dễ bị mắc bệnh và có nhiều vấn đề sức khoẻ thể chất, tinh thần hơn so với cáclứa tuổi khác Nhu cầu CSSK của NCT là rất lớn, cần có các giải pháp hợp lý
để NCT tự giữ gìn và nâng cao sức khỏe của mình cũng như nhận được sự hỗtrợ cần thiết từ gia đình và xã hội [3] Tuy nhiên khi nền kinh tế phát triểncùng với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta ngày càng bận rộnvới công việc, ít có thời gian chăm sóc và phụng dưỡng ông bà, cha mẹ do đó
Trang 13nhiều dịch vụ và các mô hình CSSK cho NCT đã hình thành và phát triểnnhanh chóng [4]
Các mô hình Viện dưỡng lão hay các trung tâm CSSK rất phổ biến vàđược ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển tuy nhiên tại ViệtNam những mô hình này còn khá mới mẻ và chưa được nhiều người biết đến.Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, Hà Đông, Hà Nội được thành lập từ tháng 9năm 2014 là một trong các trung tâm dưỡng lão hiện đại và tiện nghi nhất,đáp ứng được các nhu cầu CSSK của NCT [5] Tại Việt Nam, trong nhữngnăm gần đây, số lượng các trung tâm CSSK ngày càng nhiều hơn, nhưng có rất
ít nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng chăm sóc sức khỏe của các trung tâm này.Cùng với sự phát triển của mô hình trung tâm CSSK còn có một số mô hìnhCSSK khác được nhắc đến trong Luật Người cao tuổi năm 2009, liệu NCT đãbiết đến các mô hình này hay chưa, sự chấp nhận của họ đối với các mô hình
đó như thế nào hiện vẫn còn đang là vấn đề mới cần được tìm hiểu thêm
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Thực trạng chăm sóc sức khỏe và sự chấp nhận đối với một số mô hình chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, thành phố Hà Nội năm 2017”
với các mục tiêu sau:
1 Mô tả thực trạng sức khỏe và chăm sức khỏe người cao tuổi tại trungtâm dưỡng lão Diên Hồng, thành phố Hà Nội năm 2017
2 Mô tả nhu cầu và sự chấp nhận đối với một số mô hình chăm sóc sứckhỏe của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, thành phố
Hà Nội năm 2017
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Người cao tuổi và vấn đề già hóa dân số:
1.1.1 Định nghĩa người cao tuổi:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về người cao tuổi Tại hội nghị quốc tế
về người già tại Viên (Áo) năm 1982, các quốc gia tham dự đã thống nhất quyđịnh “những công dân từ 60 tuổi trở lên được xếp vào nhóm người già” Tuynhiên, một số quốc gia vẫn lấy mốc 65 tuổi để tính mốc tuổi già [6],[7] Trướcđây người ta hay dùng thuật ngữ “người già” để chỉ những người có tuổi, hiệnnay thuật ngữ “người cao tuổi” được dùng phổ biến hơn
Tại nước ta, theo luật Người cao tuổi (thông qua ngày 23 tháng 1 năm2009) thì người cao tuổi là những người đủ 60 tuổi trở lên [8]
Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) [9] phân chia các lứa tuổi như sau:
Người trung niên: Từ 45 tuổi đến 59 tuổi
Người có tuổi: Từ 60 tuổi đến 74 tuổi
Người già: Từ 75 tuổi đến 90 tuổi
Người già sống lâu: Từ 90 tuổi trở lên
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng cách phân chianày, trong đó có Việt Nam
1.1.2 Già hóa dân số:
1.1.2.1 Khái niệm già hóa dân số:
Khái niệm già hóa dân số chỉ quá trình già của dân số, khi trong cơ cấudân số số người cao tuổi chiếm tỷ lệ ngày càng tăng lên “Già hóa dân số” làkhi tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên; hoặc khi tỷ
lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 10% tổng dân số trở lên [10]
Trang 15Khi đó mỗi quốc gia đều phải đối mặt và giải quyết hàng loạt các vấn
đề liên quan đến già hóa dân số như: dịch vụ CSSK cho NCT ngày càng tăng,nhóm dân số trong độ tuổi lao động giảm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng vềkinh tế [11],[12]
1.1.2.2 Người cao tuổi trên Thế Giới:
Do sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung, của khoa học kỹ thuậtnói riêng, trong đó có y học, tuổi thọ con người ngày càng được cải thiện và
số lượng NCT ngày càng gia tăng Theo công bố của Liên Hợp Quốc năm
1950 trên thế giới có 214 triệu người 60 tuổi trở lên Đến năm 1975, trên thếgiới có 350 triệu người, chiếm 9,1% dân số Năm 2000, con số đó đã là 590triệu người, ước tính đến năm 2025 là 1120 triệu người, chiếm tỷ lệ 14% dân
số Thế giới [13],[14]
Bảng 1.1: Số lượng và tỷ lệ NCT trên Thế giới
Số người cao tuổi
Trang 16Như vậy ta có thể thấy rằng tỷ lệ NCT trên Thế Giới đang ngày cànggia tăng và đa số NCT lại sống tại khu vực các nước có thu nhập thấp Chính
vì vậy việc CSSK cho NCT càng gặp nhiều khó khăn [15]
1.1.2.3 Người cao tuổi tại Việt Nam:
Cùng với xu hướng chung của Thế giới, quá trình già hóa dân số ở ViệtNam cũng diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn Ở ViệtNam, tuổi thọ trung bình đã tăng nhiều, theo kết quả của Tổng cục thống kênăm 2014, tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,2 tuổi, trong đó nam là70,6 tuổi và nữ là 76,0 tuổi Dự báo tới năm 2020, tỷ lệ NCT sẽ chiếm11,24% dân số cả nước [2]
Bảng 1.2 Người cao tuổi ở Việt Nam
(Triệu người)
Tỷ lệ (%)
Trang 17chăm sóc cho NCT trong gia đình Thực tế này đòi hỏi cần có các chính sáchCSSK cần được đẩy mạnh hơn nữa, phù hợp với NCT đặc biệt là những NCT
cô đơn, không nơi nương tựa, NCT có hoàn cảnh khó khăn [11]
1.2 Chăm sóc sức khỏe cho NCT:
rõ rệt Cơ thể người già có thể cùng một lúc mắc nhiều loại bệnh làm cho việcchẩn đoán gặp một số khó khăn nhất định [9]
1.2.1.1 Các bệnh mãn tính:
Bệnh mãn tính là là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, thời gianbệnh từ 3 tháng trở lên và do các bác sĩ chẩn đoán Bệnh mạn tính không thểngừa bằng vắc xin, không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất.Bệnh mạn tính phần lớn là bệnh không lây nhiễm, không do vi khuẩn, vi rút,
ký sinh trùng hoặc nấm gây nên [17]
Steven L.Phillips [14] đã tiến hành nghiên cứu với đối tượng là NCT sốngtại Mỹ, ông đã thống kê các bệnh mãn tính thường gặp của NCT bao gồm:
Bảng 1.3: Các bệnh mãn tính thường gặp của NCT tại Mỹ
Trang 181.2.1.2 Những khó khăn trong hoạt động thường ngày:
Bên cạnh đó, NCT cũng gặp nhiều khó khăn trong các hoạt độngthường ngày, cần được sự giúp đỡ như: đi lại, ăn uống, giảm thị lực, hoạtđộng tinh thần, trí nhớ [11],[19]
Nghiên cứu của Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ [18] chỉ ra rằngnguy cơ khuyết tật ở NCT Việt Nam là rất cao, trong đó thường gặp là mất thịlực và thính lực Tình trạng này khiến cho NCT bối rối, mất tự tin và ngạigiao tiếp với mọi người xung quanh
Bảng 1.5: Tỷ lệ khuyết tật ở Người cao tuổi tại Việt Nam [18]
Các khuyết
tật Không khó khăn Khó khăn Rất khó khăn Không thể
Nhìn (% theo độ tuổi)
Trang 191.2.2 Chăm sóc sức khỏe cho NCT:
1.2.2.1 Định nghĩa:
Theo từ điển bách khoa quốc gia, “chăm sóc” là “hoạt động nhằm duy trì,điều chỉnh vào lúc cần thiết để phục hồi khả năng hoạt động bình thường của cơthể, tạo trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội” [20]
Chăm sóc sức khỏe cho NCT là phòng chống sự lão hóa sớm, các bệnhcủa tuổi già bằng nhiều biện pháp khác nhau qua đó cải thiện tình trạng sứckhỏe, giảm thiểu các bệnh mãn tính và tỉ lệ từ vong ở NCT [21]
1.2.2.2 Các nội dung chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi:
Trên Thế giới, ở các quốc gia phát triển mối quan tâm hàng đầu về sứckhỏe là phòng và điều trị các bệnh mãn tính (tim mạch, ung thư, đái tháođường, rối loạn chuyển hóa ) cung cấp dịch vụ CSSK ban đầu, dịch vụ chămsóc dài hạn cho NCT Trong khi các nước đang phát triển phải tiếp tục giải
Trang 20quyết các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng đồng thời phải đối phó với sự giatăng nhanh chóng các bệnh không lây truyền trong điều kiện hệ thống chămsóc sức khỏe còn nhiều thiếu thốn [13].
Tại Việt Nam, những nội dung chính về CSSK cho NCT đã được nêu
rõ trong Luật người cao tuổi năm 2009 bao gồm:
- Khám bệnh, chữa bệnh:
NCT cần được khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, người từ 80 tuổi trởlên được ưu tiên khám chữa bệnh trước các bệnh nhân khác trừ các trườnghợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi hay bệnh nhân có khuyết tật nặng Nhà nướckhuyến khích các tổ chức, cá nhân khám chữa bệnh miễn phí cho NCT
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú:
Tram y tế xã phường, thị trấn lập hồ sơ quản lý, theo dõi và khám sứckhỏe định kỳ cho NCT Bên cạnh đó cần tuyên truyền, phổ biến kiên thức vềCSSK cho NCT, giúp NCT phòng bệnh và tự chăm sóc sức khỏe, bao gồm:dinh dưỡng cho NCT, phòng chống té ngã và chấn thương
- Hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao, giải trí và du lịch:
Các địa phương thành lập các Câu lạc bộ NCT, tạo điều kiện thuận lợicho NCT tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch NCTcần có chế độ vận động và rèn luyện hợp lý tùy theo tuổi, giới tính và tìnhtrạng sức khỏe, tham gia các hoạt động như tập thể dục buổi sáng, tập dưỡngsinh, đi bộ, tập phục hồi chức năng (PHCN) [8]
1.3 Nhu cầu và sự chấp nhận của người cao tuổi:
Nhu cầu là một khái niệm mang tính khách quan, có thể được hiểu lànhững thiếu hụt về một vấn đề nào đó Nhu cầu CSSK là người bệnh thực sựmắc bệnh hoặc cần CSSK, cần được sử dụng các dịch vụ y tế thích hợp đểgiải quyết vấn đề sức khỏe đó Nhu cầu hàng ngày đối với CSSK là phòngbệnh, phát hiện sớm bệnh, chữa bệnh kịp thời để tránh kéo dài thời gian
Trang 21chuyển sang mãn tính, di chứng Thực hiện công tác PHCN, điều dưỡng,chăm sóc cả tinh thần và thể chất nhằm giúp người bệnh hòa nhập trở lại vớisinh hoạt bình thường của cộng đồng xã hội [13]
Nhu cầu CSSK của NCT khác với những nhóm tuổi khác Bao gồm:CSSK thể chất, tinh thần, PHCN, dinh dưỡng và môi trường sống Sự chấpnhận đối với mô hình CSSK là thái độ đồng ý của NCT đối với chất lượng,giá thành khoảng cách và khả năng tiếp cận với cơ sở CSSK của từng người
Sự chấp nhận còn phụ thuộc vào yếu tố văn hóa, xã hội, trình độ học vấn và
sự hiểu biết về sức khỏe của mỗi cá nhân người cao tuổi [13]
1.4 Các mô hình chăm sóc sức khỏe cho NCT:
1.4.1 Trên thế giới:
1.4.1.1 Mô hình chăm sóc NCT tại nhà:
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, con cái có ít thời gianchăm sóc cho cha mẹ hơn, mô hình chăm sóc NCT tại nhà đã ra đời và được
áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển [22],[23]
Chăm sóc tại nhà là giúp đỡ và hỗ trợ NCT các nhu cầu chăm sóc xãhội với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và các hoạt động khác có liên quanđến: giao tiếp xã hội, tạo năng lực và đào tạo, vận động…diễn ra tại nhà [24]
Tại Thụy Điển, với nền kinh tế phát triển, phúc lợi xã hội cao nên NCTnhận được nhiều dịch vụ CSSK đa dạng và phù hợp Mô hình bác sĩ gia đình,các dịch vụ CSSK tại nhà đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh, pháthiện sớm bệnh tật và quản lý sức khỏe cho NCT [25]
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “bác sĩ gia đình” đã xuất hiệnkhá phổ biến ở Việt Nam Khi NCT có vấn đề gì về sức khỏe, họ gọi điệnsắp xếp lịch hẹn, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đến khám, cung cấp thuốc và
Trang 22điều trị tại nhà Nếu NCT có nhu cầu theo dõi hoặc điều trị bệnh hằng ngàynhư truyền, tiêm thuốc, châm cứu sẽ được lập sổ sách theo dõi và thămkhám bệnh định kì [13].
Ưu điểm của mô hình này là phù hợp với những NCT không muốn nằmviện, tránh các biến chứng không mong muốn do di chuyển mang lại
Hạn chế của mô hình này là sự dao động của giá dịch vụ phụ thuộc vàonhu cầu của NCT Mô hình này chỉ phù hợp với các gia đình có kinh tế khágiả, không thích hợp với vùng sâu, biên giới, hải đảo, các gia đình có thu nhậpthấp [6],[26]
1.4.1.2 Mô hình tư vấn, khám chữa bệnh từ xa dành cho NCT:
Mô hình tư vấn khám chữa bệnh từ xa áp dụng những tiến bộ về côngnghệ thông tin trong y học Sử dụng phương tiện công nghệ thông tin đểtruyền tải các thông tin y học từ khoảng cách xa đến với các đối tượng, từngvùng miền khác nhau [13],[27]
Mô hình tư vấn khám chữa bệnh từ xa đã có lịch sử phát triển từ rấtsớm Tại Nhật Bản, dịch vụ y tế từ xã qua radio đã được giới thiệu lần đầutiên vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX Hiện nay, Nhật Bản đã xây dựngđược nhiều trung tâm tư vấn CSSK NCT từ xa với sự hỗ trợ của viễn thông vàđạt được nhiều kết quả tốt trong chăm sóc sức khỏe ban đầu Các trung tâm y
tế viễn thông thường xuyên có người trực 24/24 giờ để nhận các thông báo, tưvấn, hướng dẫn CSSK cho cộng đồng nói chung và tư vấn, hướng dẫn CSSKcho NCT nói riêng [28]
Ưu điểm của mô hình Mô hình tư vấn khám chữa bệnh từ xa trong tưvấn, CSSK NCT là một mô hình hiện đại, qua đó góp phần giảm bớt số lượngtrang thiết bị, nhân lực và các tổ chức y tế, đặc biệt là ở những vùng khó
Trang 23khăn, vùng xa trung tâm[27] Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều phương tiệnthông tin đại chúng dành những trang viết, khoảng thời gian quý báu trêntruyền hình để đưa thông tin về y học như Truyền hình Hà Nội có mục Y họcbốn phương, Sức khoẻ trong cuộc sống hôm nay, O2 TV hay các trang webthảo luận trực tuyến về các kiến thức y học… đã cung cấp một lượng lớn kiếnthức nhằm nâng cao sức khỏe cho người dân Mô hình sử dụng sự chỉ dẫn cácchuyên gia trong nước cũng như nước ngoài từ xa để phẫu thuật những ca khóđược truyền hình trực tiếp thông qua mạng điện tử
Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng mô hình này còn gặp nhiều khókhăn do vướng mắc về kỹ thuật cũng như sự nhận thức và khai thác côngnghệ thông tin của cộng đồng [13]
1.4.1.3 Mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng:
Khái niệm cộng đồng được hiểu là các quần thể dân cư sinh sống trongcùng một địa bàn hoặc có khoảng cách địa lý không quá xa so với nơi ở củaNCT Mô hình CSSK cho NCT tại cộng đồng bao gồm khá nhiều hoạt độngphong phú, nổi bật là hai hoạt động Nhà dưỡng lão do cộng đồng hoặc tổchức xã hội thành lập và hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ [29]
Nhà dưỡng lão mang tính “Cộng đồng”: có quy mô nhỏ, huy động tinhthần tham gia tình nguyện trong công tác chăm sóc, giúp đỡ người cao tuổi
Hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ NCT bao gồm các hoạt động: sinhhoạt thông tin thời sự; sinh hoạt văn hóa văn nghệ, hoạt động thể dụcthể thao dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe
Ưu điểm của mô hình CSSK NCT ở cộng đồng là rẻ tiền, phù hợp vớiđiều kiện và trình độ của NCT ở khu vực nông thôn, đáp ứng được phươngchâm xã hội hóa trong công tác CSSK NCT (huy động NCT, gia đình họ
Trang 24hàng, chính quyền địa phương, chuyên môn và các ban, ngành đoàn thể cùngtham gia).
Tuy nhiên, hoạt động của mô hình chủ yếu dựa vào đội ngũ tìnhnguyện viên tại cộng đồng, nếu không được tổ chức tốt, khơi dậy được sựnhiệt tình, tâm huyết của các tình nguyện viên, đặc biệt là các thầy thuốc trẻthì tính bền vững và hiệu quả của mô hình sẽ không cao [13],[30]
1.4.1.4 Mô hình chăm sóc sức khỏe NCT tại bệnh viện:
Ở các nước phát triển phúc lợi xã hội tăng, NCT được chăm sóc miễnphí tại bệnh viện ngày càng nhiều Tại Pháp, các bệnh viện lão khoa khámchữa bệnh cho NCT theo 3 hình thức: ngắn hạn (chữa các bệnh cấp tính, thờigian điều trị dưới 30 ngày), trung hạn (thời gian điều trị từ 2 đến 6 tháng) vàdài hạn (đối với các bệnh nhân tai biến mạch máu não, hay rối loạn tâm thần)[7],[20]
Đối với loại mô hình này ở Việt Nam đã hình thành và đi vào hoạtđộng, đó chính là Viện Lão khoa TW Thông qua thẻ BHYT dành cho NCTdiện nghèo, cô đơn và những NCT từ 80 tuổi trở lên được miễn phí khi KCBtại các bệnh viện Điều đó góp phần làm tăng thêm niềm tin cho NCT yên tâmđiều trị bệnh tật và sống có ích cho xã hội [13]
Ưu điểm của mô hình này là ở chỗ bệnh viện là cơ sở có chuyên môn
kỹ thuật cao, có các bác sĩ và chuyên gia trong lĩnh vực CSSK, sẵn sàng đápưng nhu cầu khám chữa bệnh của NCT Tuy nhiên mô hình CSSK tại cácbệnh viện hiện nay chỉ tập trung vào khám và điều trị bệnh cho NCT, chưathật sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ NCT về mặt tinh thần, bên cạnh đó mứcgiá khám chữa bệnh và các dịch vụ tại bệnh viện tư nhân còn khá cao so vớithu nhập của người cao tuổi [13],[31]
Trang 251.4.2 Tại Việt Nam:
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, tạo điều kiện, mở ra nhiều mô hìnhquản lý và CSSK cho NCT phù hợp với từng vùng miền Tuy nhiên, để phát huylâu dài, bền vững và hiệu quả cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng
Các loại hình CSSK cho NCT theo luật NC được Quốc hội thông quangày 23/11/2009 bao gồm:
- Cơ sở bảo trợ xã hội
- Cơ sỏ tư vấn, dịch vụ chăm sóc NCT
- Cơ sở điều dưỡng chăm sóc NCT [8]
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau được sử dụng như trungtâm chăm sóc sức khỏe NCT, nhà dưỡng lão, trung tâm nuôi dưỡng NCT…phục vụ nhiều đối tượng khác nhau Trong đó có 1 số mô hình nổi bật như:
Trang 26Bảng 1.6: Một số mô hình chăm sóc sức khỏe NCT của Nhà nước [3]
ST
Cơ quan/ tổ chức thực hiện
Đối tượng thụ hưởng Mục đích
Địa bàn can thiệp
1 Dịch vụ chăm
sóc NCT qua
hệ thống y tế
Các cơ sở y tếcông và tư (doBộY tế quảnlý)
Mọi ngườicao tuổi
CSSK choNCT
Toànquốc
-Xã hội
NCT theocác tiêuchuẩn đặcbiệt, NCTcôđơn, khôngnơi nươngtựa
Hỗ trợ,giảmbớt khókhăn chocác nhómNCT nghèo
và dễ tổnthương
Toànquốc
-và Xã hộithành phố
Đà Nẵng
Mọi ngườicao tuổi cónhu cầuCSSK
Nâng caokiến thức
tự CSSK vàthực hànhviệc chămsóc sứckhỏe
Đà Nẵng
và cáctỉnh phụcận
Trang 27Bảng 1.7 : Một số mô hình CSSK NCT tư nhân
STT Mô hình Cơ quan/
tổ chức thực hiện
Đối tượng thụ hưởng
NCT, đặcbiệt NCT
cô đơn,sức khỏeyếu
Đáp ứng nhucầu chăm sóccủa các nhómdân số caotuổi
Hà Nội vàcác tỉnhlân cận
NCT, đặcbiệt NCT
cô đơn,sức khỏeyếu
Đáp ứng nhucầu chăm sóccủa các nhómdân số caotuổi
Hà Nội vàcác tỉnhlân cận
1.5 Các nghiên cứu về CSSK NCT tại các cơ sở y tế, cơ sở dưỡng lão trên Thế giới và tại Việt Nam:
1.5.1 Trên Thế giới:
J Bao, X-J Wang và các cộng sự tiến hành nghiên cứu về tính hiệu quảcủa dịch vụ chăm sóc mới dành cho NCT [32], dựa trên mô hình hành vi củaAndersen [33], tìm hiểu về việc sử dụng dịch vụ y tế, tình trạng sức khoẻ và
sự hài lòng của NCT đối với dịch vụ này Nghiên cứu được tiến hành tại 9viện dưỡng lão ở Vũ Hán, Trung Quốc với 1067 NCT tham gia, cung cấpnhững bằng chứng về sự hiệu quả của mô hình viện dưỡng lão trong việcCSSK cho NCT [32]
Roberto Bernabei và các cộng sự tiến hành nghiên cứu về tác động của
mô hình chăm sóc và quản lý người lớn tuổi sống tại cộng đồng Nghiên cứu
Trang 28được tiến hành trên 200 NCT sống tại thị trấn Rovereto, phía Bắc nước Ý chothấy hiệu quả của mô hình chăm sóc sức khỏe cho NCT tại cộng đồng, làmgiảm nguy cơ mắc bệnh, giảm thời gian nằm viện và tiết kiệm chi phí choNCT [34].
1.5.2 Tại Việt Nam:
Thái Thị Thanh Huyền tiến hành nghiên cứu “Mô tả thực trạng chămsóc sức khỏe người cao tuổi tại trung tâm chăm sóc sức khỏe Người caotuổi Thiên Đức, Hà Nội” tập trung vào vấn đề sức khỏe của NCT và hoạtđộng CSSK tại trung tâm [7] Bên cạnh đó tác giả cũng quan tâm đến sựhài lòng của NCT và sử dụng thang đo MMSE để đánh giá trạng thái tâmthần của NCT
Trần Ngọc Tụ tiến hành nghiên cứu về mô hình quản lý và chăm sócsức khỏe NCT tại cộng đồng huyện Từ Liêm, Hà Nội năm 2005 tập trung vàoviệc xác định nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
và xây dựng thử nghiệm mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại tuyến
xã Ngoài ra tác giả cũng quan tâm tới khả năng đáp ứng của hệ thống y tếtuyến xã tại huyện Từ Liêm, Hà Nội [35]
Cho tới thời điểm hiện tại, ở Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về vấn
đề này và cũng đang có nhiều ý kiến, thảo luận, đề xuất xây dựng mô hình cáctrung tâm dưỡng lão, các khu phức hợp CSSK cho NCT
1.6 Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng:
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng được thành lập từ tháng 9 năm 2014trụ sở tại U07 - L16 - Khu đô thị Đô Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội với hơn 50giường bệnh Đây là mô hình trung tâm do tư nhân quản lý, hoạt động vớiphương châm “Chăm sóc NCT như người thân trong gia đình” theo phươngthức lấy thu bù chi, NCT chi trả các chi phí khi sử dụng dịch vụ
Trung tâm nằm trên đường Lê Văn Lương kéo dài, đường mới thuậntiện đi lại (Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 4 km, cách Siêu thị
Trang 29BigC Thăng Long 8km) Đây là khu vực có giao thông thuận tiện, đường xárộng rãi, hạ tầng tốt, không cách xa trung tâm thành phố Hà Nội nhưng vẫnđảm bảo được không gian thoáng rộng, yên tĩnh, trong lành phù hợp chongười cao tuổi nghỉ ngơi, chữa bệnh.Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng nằmtrong khu đô thị mới sạch sẽ, yên tĩnh, là nơi lý tưởng cho người cao tuổi vuihưởng tuổi già [5].
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng với cơ sở vật chất hiện đại Trung tâm
có diện tích 1500 m2 gồm có 5 tầng, tháng máy hiện đại, thang bộ được trang
bị 2 lan can gỗ rất thuận lợi cho sinh hoạt
Tầng 1 được bố trí khu điều hành, khu tiếp khách và khu điều trị tíchcực (dành cho các cụ ốm yếu, cần được điều trị)
Tầng 2 được bố trí thành khu sinh hoạt chung và các phòng ở từ 2 đến
8 giường Khu sinh hoạt chung có hệ thống điều hòa 2 chiều, tivi 55inch, dàn hát karaoke, khu đọc sách, khu chơi cờ Các phòng ngủđược bố trí giường, đệm, điều hòa 2 chiều, quạt điện, tủ đựng đồ dùng
cá nhân cho từng cụ, tivi 42 inch LG, phòng vệ sinh và phòng tắm đượctách biệt
Tầng 3 được bố trí khu phục hồi chức năng (vật lý trị liệu), phòng tậpthể dục và phòng ngủ từ 2 đến 8 giường
ra, hàng tháng, trung tâm có tổ chức sinh nhật cho các cụ và nhân viên Vàocác ngày lễ lớn có các hoạt động văn nghệ, giao lưu với học sinh, sinh viên
Trang 30trong và ngoại thành Hà Nội Hiện nay, trung tâm dưỡng lão Diên Hồng làmột trong những địa chỉ đáng tin cậy đối với NCT [5]
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại trung tâm dưỡng lão Diên
Hồng, Số U01/L16 – Khu đô thị Yên Nghĩa, phường Yên Nghĩa, quận HàĐông, Hà Nội
2.2 Đối tượng nghiên cứu:
2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn:
Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên đang dưỡng lão tại trung tâm dưỡnglão Diên Hồng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2017, còn minh mẫn, có khả nănggiao tiếp, đồng ý tham gia vào nghiên cứu sau khi được giải thích rõ vềnghiên cứu
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Người cao tuổi từ chối tham gia vào nghiên cứu
- Không còn minh mẫn và có không có khả năng giao tiếp
2.3 Thời gian nghiên cứu:
Thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12 năm 2016 đến tháng
5 năm 2017
2.4 Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với nghiên cứu định tính
2.4.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:
- Nghiên cứu định lượng: chọn mẫu toàn bộ
Trang 31Toàn bộ NCT đủ tiêu chuẩn và đồng ý tham gia vào nghiên cứu là 44NCT tại trung tâm.
- Nghiên cứu định tính: chọn mẫu có chủ đích, phỏng vấn sâu 2 cụ ông,
3 cụ bà tại trung tâm
Lựa chọn những người cao tuổi còn minh mẫn, khả năng giao tiếp tốt
có khả năng cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về vấn đề nghiên cứu
2.5 Biến số và chỉ số nghiên cứu
2.5.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:
Trước đây NCT sống với ai
Nguồn thu nhập chính của NCT
Lý do NCT phải đi trung tâm CSSK
Lý do NCT chọn trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
Con cái trong gia đình có thường xuyên đến thăm NCT không
Lý do con cái không đến thăm hoặc ít khi đến thăm NCT
2.5.2 Tình hình sức khỏe và khả năng tự sinh hoạt của NCT:
Tỷ lệ % NCT tự đánh giá sức khỏe thể chất hiện tại của mình ở mứctốt, trung bình, kém
Trang 322.5.3 Hoạt động CSSK tại trung tâm:
Tỷ lệ % NCT đang sử dụng từng loại dịch vụ của trung tâm
Tỷ lệ % NCT đang tham gia từng hoạt động của trung tâm
Tỷ lệ % đánh giá của NCT về chi phí của trung tâm
Tỷ lệ % Người chi trả chi phí cho NCT
2.5.4 Sự chấp nhận của NCT với một số mô hình CSSK:
Tỷ lệ % NCT đã nghe nói tới từng loại mô hình CSSK
Tỷ lệ % NCT muốn được sử dụng từng loại mô hình CSSK
Tỷ lệ % NCT chấp nhận chi phí cho mô hình CSSK mong muốn
Tỷ lệ % NCT Người chi trả chi phí cho NCT khi sử dụng mô hìnhCSSK mong muốn
2.6 Kỹ thuật, công cụ thu thập thông tin:
2.6.1 Kỹ thuật thu thập thông tin:
Phỏng vấn theo bộ câu hỏi thiết kế theo mục tiêu nghiên cứu
Thông tin về người cao tuổi được lấy từ trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
2.6.2 Công cụ thu thập thông tin:
Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn theo mục tiêu nghiên cứu (phụ lục)
2.6.3 Quy trình thu thập số liệu
Bước 1: Thông qua đề cương, được sự góp ý và chỉnh sửa của các thầy
cô trong bộ môn Dân số trường Đại học Y Hà Nội, hoàn thiện Bộ câu hỏinghiên cứu
Bước 2: Liên hệ và xin phép giám đốc trung tâm dưỡng lão Diên Hồng,
Trang 33gặp gỡ và tiếp xúc với NCT.
Bước 3: Tiến hành phỏng vấn NCT tại trung tâm
Điều tra viên chủ yếu là thành viên của nhóm nghiên cứu được tậphuấn kỹ lưỡng để hướng dẫn đối tượng nghiên cứu hoàn thành bộphiếu tự điền Giám sát viên là giảng viên hướng dẫn của nhómnghiên cứu
Các đối tượng nghiên cứu được giải thích kỹ lưỡng về mục đíchnghiên cứu và cách hoàn thành bộ phiếu câu hỏi Các điều tra viên sẽgiúp đỡ đối tượng nghiên cứu khi có thắc mắc và kiểm tra lại phiếu trảlời ngay sau khi phỏng vấn đối tượng nghiên cứu
2.7 Xử lý và phân tích số liệu
Nghiên cứu định lượng:
Số liệu sau khi được làm sạch sẽ được nhập vào máy tính và quản lýbằng phần mềm Epidata 3.1
Các số liệu được xử lý và phân tích sử dụng phần mềm Satata 12
Nghiên cứu định tính: Phương pháp gỡ băng, phân tích theo nội dung
2.8 Sai số và cách khắc phục
Các loại sai số:
Sai số nhớ lại: Đối tượng nghiên cứu được hỏi về sử dụng thời gian vàcác yếu tố liên quan hiện tại và trong quá khứ, do đó dễ mắc phải sai sốnhớ lại
Biện pháp khắc phục:
Xin ý kiến chuyên gia
Điều tra thử, kiểm tra chất lượng, chỉnh BCH
Tập huấn điều tra viên kỹ lưỡng
Kiểm tra từng phiếu, loại bỏ những phiếu sai
Trang 342.9 Đạo đức nghiên cứu
- Việc tiến hành nghiên cứu có xin phép và được sự đồng ý của Bangiám hiệu, phòng Đào tạo đại học, phòng quản lý nghiên cứukhoa học nhà trường, giám đốc trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
và đã được thông qua đề cương tại bộ môn Dân số trường Đại học
Y Hà Nội
- Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏecủa NCT, không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như các vấn đề vềkinh tế của đối tượng
- Trước khi tham gia nghiên cứu, tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽđược cung cấp thông tin rõ ràng liên quan đến mục tiêu và nội dungnghiên cứu Đối tượng được thông báo là tự nguyện quyết địnhtham gia vào nghiên cứu hay không
- Các thông tin thu thập được từ các đối tượng chỉ phục vụ cho mụcđích nghiên cứu, hoàn toàn được giữ bí mật
- Đối tượng được quyền dừng sự tham gia hoặc rút khỏi nghiên cứubất cứ lúc nào
Trang 35CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:
3.1.1 Tuổi:
Bảng 3.1: Phân bố tuổi của nhóm đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 79,75 ± 10,27 trong
đó cao nhất là 102 tuổi, thấp nhất là 60 tuổi
NCT thuộc nhóm 75- 89 tuổi có tỷ lệ cao nhất chiếm 47,7% Nhóm ≥
90 cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 25,0%
Trang 363.1.2 Giới tinh:
43.20%
56.80%
Nam Nữ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ giới tính của nhóm đối tượng nghiên cứu
Nhận xét:
Trong các đối tượng nghiên cứu có 56,8% NCT là nữ giới và 43,2%NCT là nam giới
Trang 373.1.3 Học vấn:
Bảng 3 2: Học vấn của nhóm đối tượng nghiên cứu
Trang 38Biểu đồ 3.2: Nghề nghiệp của NCT trước khi vào trung tâm
Nhận xét:
Trước khi vào trung tâm, đa số NCT đã nghỉ hưu (50,0%), một số vẫnlàm các công việc khác để kiếm thêm thu nhập như buôn bán nhỏ(25,0%), làm ruộng (20,4%) hay thợ thủ công (4,6%)
Trang 393.1.5 Tình trạng hôn nhân:
Bảng 3.3: Tình trạng hôn nhân của NCT
Tình trạng hôn nhân Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Trang 403.1.6 NCT sống cùng với ai:
Bảng 3.4: NCT sống cùng với ai trước khi vào trung tâm
Sống cùng với ai Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
3.1.7 Nguồn thu nhập chính của NCT:
3.1.8 Lý do NCT phải đến trung tâm dưỡng lão:
Bảng 3.6: Lý do NCT phải đến trung tâm dưỡng lão