1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở giao thông vận tải tp hồ chí minh

114 186 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc SGTVT Bảng 2.2: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng chế độ chứng từ kế toán Bảng 2.3: Bảng kết quả khảo sát

Trang 1

TRẦN LỆ DIỄM

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 2

TRẦN LỆ DIỄM

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS PHẠM QUANG HUY

Trang 3

nguồn gốc Các số liệu nêu trong bài luận văn là trung thực Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, phân tích và các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác

Học viên cao học

Trần Lệ Diễm

Trang 4

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

Tóm tắt - Abstract

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 9

1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập 9

Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập 9

Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập 9

Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập 10

Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập 12

1.2 Khái niệm, vai trò tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập 14

Khái niệm tổ chức kế toán 14

Vai trò tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập 15

1.3 Nội dung về tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập 15

Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập 16

Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập 18

Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập 20

Tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập 21

Trang 5

SNCL TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH 26

2.1 Tổng quan về Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh 26

Giới thiệu về Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh 26

Chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh 26

Hệ thống trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh 29

2.2 Kết quả khảo sát về thực trạng công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc sở GTVT TP.HCM 30

Mô tả mẫu khảo sát 30

Quy trình phân tích kết quả khảo sát 31

Kết quả khảo sát 33

2.2.3.1 Kiểm định ANOVA xem xét mối quan hệ giữa thâm niên làm việc với 8 thành phần tổ chức công tác kế toán 47

2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM 55

Những mặt đạt được 55

Những tồn tại và nguyên nhân thực tế tại các đơn vị trực thuộc SGTVT 57

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH 60

3.1 Yêu cầu hoàn thiện 60

3.2 Các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đợn vị trực thuộc SGTVT 61

Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 61

Hoàn thiện công tác vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: 63

Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống sổ kế toán 64

Hoàn thiện công tác vận dụng lập, nộp báo cáo tài chính 65

Trang 6

Một số kiến nghị khác 69PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

BCTC : Báo cáo tài chính

BMKT : Bộ máy kế toán

CTKT : Chứng từ kế toán

HCSN : Hành chính sự nghiệp

KKTS : Kiểm kê tài khoản

KTKT : Kiểm tra kế toán

LBCTC : Lập báo cáo tài chính

LTBVTL: Lưu trữ bảo vệ tài liệu

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc SGTVT

Bảng 2.2: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng chế độ chứng từ kế toán

Bảng 2.3: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Bảng 2.4: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng chế độ sổ kế toán

Bảng 2.5: Bảng kết quả khảo sát về vận dụng lập và nộp BCTC

Bảng 2.6: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy kế toán

Bảng 2.7: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức kiểm tra kế toán

Bảng 2.8: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức kiểm kê tài sản

Bảng 2.9: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán

Bảng 2.10: Mẫu báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Sở Giao thông vận tải TP.HCM

Hình 2.2 Bộ máy kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở GTVT

Trang 10

TÓM TẮT Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực

thuộc Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

Tóm tắt- Tổ chức công tác kế toán khoa học góp phần quan trọng vào việc thu thập,

xử lý thông tin, giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Trong bài luận văn này tác giả khảo sát thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP HCM Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng Tác giả sử dụng phương pháp cronbach’s alpha để kiểm định độ tin cậy sơ bộ của các khái niệm đo lường Nếu các biến quan sát không đạt yêu cầu sẽ được loại ra và tiếp tục đưa vào phân tích EFA giúp chứng minh thang đo là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu Kết quả khảo sát thực tế phản ánh thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các các đơn vị Qua đó đánh giá về ưu điểm, hạn chế trong công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị này và hoàn thiện tổ chức kế toán ngày càng tốt hơn

Từ khóa: kế toán, đơn vị sự nghiệp

ABSTRACT Improving the accounting organization in public service institutions under the

Ho Chi Minh City Department of Transportation and Communication Abstract - The important scientific accounting organization is to collect, process information and help the leaders of the unit to make decisions correctly and complete the assigned tasks In this study, the author surveys the situation and offer solutions to perfect the accounting organization in public

Trang 11

variables do not meet the requirements will be rejected and continued take on EFA analysis help prove scale is consistent with the research data The survey result reflect the reality of accounting organization units Through survey result, the author reviews accounting activities to improve accounting organization better

Key word: public accounting, the business units

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đi đầu trong cả nước về tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường, là nơi thu hút rất nhiều nguồn nhân lực từ khắp các tỉnh thành trong cả nước, dòng người từ nông thôn tìm về thành thị ngày càng gia tăng Điều này đã tạo nên khó khăn cho thành phố trong công tác quy hoạch và quản lý

đô thị, quy hoạch và quản lý về giao thông vận tải Sở Giao thông vận tải thành phố

Hồ Chí Minh là cơ quan hành chính nhà nước, hiện đang quản lý 15 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Mỗi đơn vị trực thuộc đều có những chức năng và nhiệm vụ riêng, quản lý giao thông trên toàn thành phố

Trong quá trình quản lý các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, vấn đề về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị là điều cần được quan tâm và giám sát Qua kết quả kiểm tra quyết toán kinh phí NSNN của các đơn vị trực thuộc Sở năm 2017 cho thấy hiện tại trong hoạt động tổ chức công tác kế toán của các đơn vị trực thuộc đang có những bất cập sau: tình hình thực hiện các khoản chi chưa đúng quy định ví dụ như công tác phí, các khoản phụ cấp, sử dụng tiền mặt chi trả viên chức trên 5 triệu đồng; Hạch toán chưa đúng; Chứng từ thanh toán chưa đầy đủ; Sắp xếp chứng từ chưa khoa học và Trích lập các quỹ chưa đúng với quy định hiện hành

Tổ chức kế toán khoa học ở những đơn vị này không những giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm

vụ được giao mà còn giúp cơ quan cấp trên là SGTVT quản lý nguồn kinh phí, tài sản của Sở ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, đúng quy định pháp luật Nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính, tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị trực

thuộc Sở GTVT TPHCM, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ

chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình nhằm đóng góp những

Trang 14

giải pháp phù hợp với thực trạng tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình đang

công tác

2 Tổng quan của các nghiên cứu trước

Tổ chức kế toán là công việc tổ chức bộ máy kế toán, vận dụng các phương pháp kế toán để thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ tài chính hiện hành nhằm phát huy hết vai trò của hạch toán kế toán góp phần quản lý, điều hành đơn vị có hiệu quả Ở Việt Nam, một số công trình đã nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực khác nhau như: văn hóa thông tin, giáo dục, bệnh viện, bảo hiểm…Các nghiên cứu đều đưa ra những lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán

và đề xuất các giải pháp hoàn thiện Cụ thể như:

- Nghiên cứu của Trần Thị Quỳnh năm (2013): “Hoàn thiện tổ chức kế toán

trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại” Đề tài đã đưa ra

được những lý luận, khái niệm cơ bản về đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin nói chung và thông tin thương mại nói riêng Thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại, người viết cũng đã đưa ra những quan điểm và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đó Tuy nhiên những vấn đề được nêu lên trong đề tài là toàn bộ hoạt động kế toán chứ không đi phân tích sâu về kế toán hoạt động thu, chi tại các đơn vị

sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại Dó đó chưa thể cung cấp đầy đủ cơ sở

lý luận và giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu khác

- Nghiên cứu của Trần Thu Hằng (2014): “Hoàn thiện tổ chức công tác kế

toán tại Học viện chính trị hành chính quốc gia – Hồ Chí Minh” Nghiên cứu đã

trình bày đươc những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán của đơn vị sự nghiệp có thu, thực tế tổ chức kế toán của đơn vị, đưa ra được những ưu nhược điểm trong từng khâu, từng vấn đề của công tác kế toán Tuy nhiên đề tài chưa nêu được việc sử dụng nhu cầu thông tin quản trị trong tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, và chưa có

Trang 15

- Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Nhật Ngân (2017): “ Tổ chức công tác kế toán tại cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh: thực trạng

và giải pháp” Trong nghiên cứu đề cập thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại cơ quan hành chính sự nghiệp cụ thể là các cơ quan bảo hiểm xã hội tại TP.HCM, từ

đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện

- Nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Nhung (2015): “Hoàn thiện tổ chức công tác

kế toán tại đơn vị sự nghiệp có thu, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hà Đông”

Luận văn thạc sĩ, Luận văn đã trình bày các lý luận cơ bản về tổ chức kế toán đơn vị

sự nghiệp công lập, đánh giá, phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán ở Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hà Đông, từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị Tuy nhiên các đề tài này chỉ là

mô tả thực trạng sau đó đưa ra những giải pháp thuần túy về phương diện hạch toán nhằm tuân thủ chế độ hiện hành chứ chưa chỉ ra được ảnh hưởng của tổ chức hạch toán kế toán đến quản lý tài chính

Nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán gồm nhiều nội dung, trong đó cũng

có tác giả nghiên cứu cụ thể một nội dung của tổ chức công tác kế toán như tổ chức hạch toán kế toán Nghiên cứu phân tích sâu về nghiệp vụ hạch toán kế toán mà chưa phản ánh hết các nội dung khác của tổ chức công tác kế toán như: sổ sách, báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán, kiểm kê tài sản…Điển hình như Nghiên cứu của Nguyễn Đức Dương (2014): “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại bệnh viện sản Nhi tỉnh Quảng Ninh” Nghiên cứu đã đưa ra được các lý luận cơ bản về cơ chế tài chính, quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu Về công tác kế toán, đề tài đã nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại đơn vị này, trong đó có các hoạt động tổ chức kế toán và đưa ra các phương hướng, biện pháp hoàn thiện công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y Tuy nhiên đề tài chưa phản ảnh hết các nội dung tổ chức kế toán, chưa bám sát được vào các cơ chế quản lý của Nhà nước hiện hành, rất nhiều các chính sách, chế độ được bạn hành mới, chưa nêu

ra được những giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán hợp lí

Trang 16

Bên cạnh các nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp còn có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán rât có ý nghĩa thực tiễn đến việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán như Nghiên cứu của Ngô Phi Mỹ Anh (2017): “Các yếu tố tác động đến việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các cơ quan thuế tại TP Hồ Chí Minh”, tác giả đã chỉ ra các yếu tố tác động đến tổ chức công tác kế toán như sau: (1) Công tác thanh tra; (2) Hệ thống các văn bản pháp lý về kế toán; (3) Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác kế toán; (4) Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán; (5) Văn hóa nơi làm việc và (6) Cơ chế quản lý tài chính Trong đó, yếu tố công tác thanh tra, kiểm tra có tác động mạnh và tương quan cùng chiều với tổ chức công tác

kế toán tại đơn vị nghiên cứu Theo đó, tác giả này đề cập nếu hệ thống kiểm tra nội

bộ càng chặt chẽ sẽ kiểm soát được chất lượng của các thông tin kế toán được cung cấp Ngoài ra, các cơ quan thuế cũng như các tổ chức hành chính sự nghiệp khác đều chịu sự chi phối khá lớn từ các quy định, chính sách do nhà nước quy định Các yếu tố còn lại như hệ thồng công nghệ thông tin, chuyên môn của kế toán viên và văn hóa nơi làm việc cũng đóng góp vào sự thành công của hệ thống kế toán trong đơn vị

Nhận xét tổng quan:

Tại Việt Nam, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại các khu vực công Tuy nhiên tại khu vực công, các đơn vị sự nghiệp công lập rất đa dạng, mỗi đơn vị đều có những nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động khác nhau Ứng với mỗi đơn vị sự nghiệp cần có những nghiên cứu chi tiết hơn để nắm bắt được những bất cập của từng đơn vị và đề xuất những giải pháp phù hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị Tính đến thời điểm hiện tại, cũng chưa có nghiên cứu nào về

tổ chức công tác kế toán tại tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đây, tác giả vận dụng cho nghiên cứu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

Trang 17

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những vấn đề có liên quan đến tổ chức công tác kế toán bao gồm: tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán; tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán; tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán; tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán (bao gồm báo cáo tài chính (BCTC) và báo cáo quyết toán); tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức kiểm tra kế toán; tổ chức kiểm kê tài sản; tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán

 Đối tượng khảo sát: Những nhân viên kế toán (kế toán trưởng và kế toán viên) hiện đang công tác tại các đơn vị trực thuộc

Dữ liệu thứ cấp: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan về tổ chức công tác

kế toán và những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước làm nền tảng để tác giả xây dựng nội dung câu hỏi cho phiếu khảo sát, cũng như là để đánh giá thực trạng,

Trang 18

đề ra giải pháp hoàn thiện cho tổ chức công tác kế toán tại 15 đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

Dữ liệu sơ cấp: Thực hiện khảo sát (thông qua phiếu khảo sát) được phát cho

những kế toán trưởng, người phụ trách kế toán cũng như các kế toán viên đang làm việc tại 15 đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh Phiếu khảo sát sẽ được gửi bằng cách sử dụng email; gửi qua đường bưu điện; khảo sát trực tiếp; gọi điện thoại phỏng vấn

 Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và

định lượng

 Nghiên cứu định tính:

 Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu đề tài, bao gồm tra cứu tài liệu, phương pháp so sánh- đối chiếu, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích – tổng hợp để giải quyết vấn đề về cơ sở lý luận

 Nghiên cứu định lượng:

 Tổng hợp, phân tích, thống kê kết quả khảo sát Từ kết quả khảo sát và tổng hợp các dữ liệu thứ cấp, tiến hành so sánh, đối chiếu và tổng hợp để đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán, làm căn cứ đề xuất giải pháp

 Bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm gồm: (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập/ Không ý kiến; (4) Đồng ý và (5) Rất đồng

ý Kết quả khảo sát được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến để thực hiện phân tích, đánh giá

Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Trang 19

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

 Kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra những đánh giá về thực trạng của tổ chức công tác kế toán của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải

TP Hồ Chí Minh, làm căn cứ cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của đơn vị trực thuộc, nâng cao tín đáng cậy của thông tin trên các báo cáo tài chính, giảm thiểu mức độ sai lệch

 Đối với Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, đóng góp của đề tài nhằm giúp cơ quan chủ quản nắm được tình hình công tác kế toán của các đơn vị cấp dưới, đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của đơn vị Bên cạnh đó, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho một số đơn vị sự nghiệp chủ quản khác

7 Kết cấu đề tài

Phần mở đầu

Trang 20

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

Chương 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

Trang 21

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập

Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập

Theo Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010: “ĐVSNCL là tổ chức do cơ quan

có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội Thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”

 Theo Điều 2 nghị định 16/2015/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày

14/02/2015 “Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”,“đơn vị sự

nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà

Như vậy, từ những quan điểm trên có thể hiểu ĐVSNCL là đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước về một hoạt động nào đó, hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp toàn bộ hay cấp một phần và các nguồn khác đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp Trong quá trình hoạt động, ĐVSNCL được Nhà nước cho phép thu phí, lệ phí

để bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động

Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập

Trang 22

Đơn vị SNCL là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục đích kiếm lời Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những giá trị về tri thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ, đạo đức, các giá trị về

xã hội…Đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị SNCL là sản phẩm có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một lĩnh vực mà những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa

Hoạt động của đơn vị SNCL được trang trải từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp hoặc cấp trên cấp và từ các nguồn kinh phí do nhà nước quy định như từ các khoản thu phí, lệ phí, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, từ nguồn viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho…theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp

Hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị SNCL thường gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội như chương trình xoá mù chữ, chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình…Những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả, nếu để tư nhân thực hiện mục tiêu lợi nhuận

sẽ lấn chiếm mục tiêu xã hội và dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động

sự nghiệp từ đó kìm hãm sự phát triển của xã hội

Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Theo Luật Ngân sách Nhà nước, kế toán đơn vị sự nghiệp được tổ chức theo

hệ thống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấp hành ngân sách đó

Căn cứ theo cấp ngân sách, các đơn vị SNCL được phân loại như sau:

 Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận kinh phí ngân sách nhà nước cấp hàng năm từ cơ quan tài chính, phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán cấp dưới

Trang 23

 Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I có nhiệm vụ quản lý kinh phí ở cấp trung gian, là cầu nối giữa đơn vị dự toán cấp I và cấp III trong một hệ thống

 Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ được giao Đơn vị dự toán cấp III nhận kinh phí ngân sách từ đơn vị cấp II hoặc cấp I (trong trường hợp không có đơn vị cấp II)

 Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện tổ chức kế toán và quyết toán với đơn vị dự toán cấp trên như quy định đối với đơn vị dự toán cấp III với cấp II và cấp II với cấp I

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, các đơn vị sự nghiệp công lập có thể phân loại thành:

 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo

 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế

 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực văn hóa thông tin

 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực thể dục thể thao

 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường

 Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế

 Đơn vị sự nghiệp khác

Căn cứ vào mức độ mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:

 Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động thường xuyên: là các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên bảo đảm được toàn bộ chi phíhoạt động thường xuyên, NSNN không phải cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị

 Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một kinh phí hoạt động thường xuyên: là những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng chưa tự trang trải toàn bộ

Trang 24

chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước phải cấp một phần cho hoạt động thường xuyên của đơn vị

 Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: là những đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng , nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động

Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Theo nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 thay thế nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006: cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao

 Tự chủ trong xác định mức thu : đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xác định theo cơ chế thị trường; đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xác định trên cơ

sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí theo quy định và lộ trình tính giá theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP Đồng thời, quy định cụ thể lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước Quy định này nhằm tạo điều kiện để từng bước tính đủ giá dịch

vụ sự nghiệp công vào chi phí

 Tự chủ về chi thường xuyên và chi đầu tư: Các đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được giao quyền tự chủ khá rộng như được quyết định số lượng người làm việc, được vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định, được tự quyết định mức trích quỹ bổ sung thu nhập mà không

bị không chế mức trích Quỹ bổ sung thu nhập như các loại hình đơn vị sự nghiệp khác (đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên bị khống chế không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định; đơn

vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên bị khống chế không quá 2 lần, đơn vị do

Trang 25

Nội dung thu, nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp công lập:

 Thu do NSNN cấp: Đối với kinh phí do NSNN cấp đơn vị phải lập dự toán chi phù hợp và bảo vệ dự toán đã lập Khi có nhu cầu chi, đơn vị trực tiếp hay gián tiếp nhận kinh phí từ Kho bạc Nhà nước

 Thu phí, lệ phí: Về nguyên tắc các khoản phí, lệ phí sau khi thu, đơn vị có trách nhiệm nộp toàn bộ về KBNN nhưng nhằm bảo đảm việc tổ chức thu, tuỳ từng loại phí, lệ phí mà Nhà nước cho phép được để lại một tỷ lệ nhất định Mức thu có thể được ấn định cụ thể hay qui định dưới dạng khung hoặc đơn vị được chủ động xác định mức thu

 Thu từ hoạt động SXKD: Tuỳ theo mỗi đơn vị, khoản thu hoạt động SXKD phát sinh có qui mô, tần suất và nội dung khác nhau Mức thu do đơn vị tự quyết định trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ chi phí, có tích luỹ và chịu sự kiểm soát, điều tiết của Nhà nước Với xu hướng nâng cao quyền tự chủ tài chính, nguồn thu này ngày càng tăng

 Các khoản huy động để phục vụ hoạt động SXKD và nguồn thu từ hoạt động liên doanh, liên kết: Đơn vị hoàn toàn chủ động và chịu trách nhiệm hoàn trả khi tiến hành huy động các nguồn vốn cần thiết phục vụ cho hoạt động SXKD Khi khai thác nguồn thu này cần tính đến nhu cầu, chi phí sử dụng Các khoản thu từ hoạt động liên doanh, liên kết được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa đơn vị với đối tác theo đúng qui định

 Khoản viện trợ không hoàn lại: Đơn vị phải làm thủ tục để cơ quan có thẩm quyền ghi thu, ghi chi NSNN

 Các khoản thu khác: Đơn vị được quyền chủ động xác định mức thu trên cơ

sở tuân thủ qui định của pháp luật và sự thoả thuận với chủ thể liên quan

Nhiệm vụ chi tại các đơn vị SNCL:

 Các khoản chi trong đơn vị SNCL bao gồm chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản trích nộp theo lương; nguyên liệu, vật liệu; mua sắm TSCĐ, sửa chữa TSCĐ, chi dịch vụ mua ngoài; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo

Trang 26

hình thức vay vốn; chi các khoản thuế phải nộp theo qui định và các khoản chi khác

 Căn cứ vào cơ chế quản lý, các khoản chi được chia thành chi thực hiện tự chủ (đơn vị được quyền chủ động bố trí sử dụng sao cho có hiệu quả, tiết kiệm) và chi không thực hiện tự chủ (khoản chi phải thực hiện theo đúng qui định của Nhà nước hay theo thoả thuận của nhà tài trợ)

 Căn cứ vào mục đích chi, các khoản chi bao gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên Các khoản chi thường xuyên được quản lý theo dự toán đồng thời theo Qui chế chi tiêu nội bộ, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu minh bạch hoạt động tài chính Đối với các khoản chi không thường xuyên phải được lập chi tiết trong dự toán, chỉ được chi khi có trong dự toán, không được chuyển nguồn kinh phí các khoản chi không thường xuyên này sang các khoản chi không thường xuyên khác Đối với khoản chi đầu tư phát triển thường phát sinh trong nhiều năm ngân sách nên việc cấp phát, quản lý phải phù hợp với đặc thù này Thông thường khoản chi thường xuyên được quản lý theo cơ chế tự chủ, khoản chi không thường xuyên là các khoản chi thực hiện theo cơ chế không tự chủ

1.2 Khái niệm, vai trò tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập Khái niệm tổ chức kế toán

 Theo Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán, Nhà xuất bản Tài chính năm

2007, Hà Nội thì “Tổ chức kế toán được hiểu như một hệ thống các yếu tố cấu

thành gồm: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, kỹ thuật hạch toán, tổ chức vận dụng các chế độ, thể lệ kế toán… mối liên hệ và sự tác động giữa các yếu tố đó với mục đích đảm bảo các điều kiện cho việc phát huy tối

đa chức năng của hệ thống các yếu tố đó“

 Theo quan điểm trên có thể hiểu tổ chức kế toán là một hệ thống các yếu tố cấu thành bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, kỹ thuật hạch toán để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin; tổ chức vận dụng chính sách, chế độ, thể lệ kế toán vào đơn vị nhằm đảm bảo công tác kế toán phát

Trang 27

huy hết vai trò, nhiệm vụ của mình, giúp công tác quản lý và điều hành hoạt động

có hiệu quả Vì vậy tác giả thống nhất với quan điểm về tổ chức kế toán theo Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán

Vai trò tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập

 Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN là sự thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố cấu thành bản chất của hạch toán kế toán để phát huy tối đa vai trò của kế toán trong công tác quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng Chính vì vậy, tổ chức kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng vào việc thu thập,

xử lý thông tin, giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời,

có ảnh hưởng đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị sự nghiệp

 Tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị SNCL giúp ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị

 Giúp các đơn vị SNCL thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị; Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới

 Giúp các đơn vị SNCL lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định, cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu; Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí ở đơn vị

1.3 Nội dung về tổ chức công tác kế toán đơn vị sự nghiệp công lập

Trang 28

Xét dưới góc độ chu trình kế toán, tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị SNCL bao gồm tổ chức chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ

chức sổ kế toán và tổ chức hệ thống báo cáo tài chính Theo “Giáo trình quản lý tài

chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công” của TS Phạm Văn Khoan

và TS Nguyễn Trọng Thản (2010), những nội dung chính của tổ chức công tác kế toán trong một đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

6 Tổ chức kiểm tra kế toán

7 Tổ chức kiểm kê tài sản

8 Tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

Nội dung cụ thể từng công tác tổ chức kế toán như sau:

Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán trong các đơn vị sự

nghiệp công lập

 Xác định danh mục chứng từ kế toán

 Theo Khoản 3 Điều 3 Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 thì chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán

 Theo điều 3 chương 2 thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp qui định về chứng từ kế toán:

Trang 29

 Các đơn vị SNCL đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc quy định trong Thông tư này Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc

 Ngoài các chứng từ kế toán bắt buộc được quy định tại Thông tư này và các văn bản khác, đơn vị SNCL được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị

Xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ kế toán:

Trong các đơn vị SNCL, trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ là do kế toán trưởng hoặc trưởng phòng tài chính kế toán của đơn vị quy định Chứng từ kế toán do đơn vị lập hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của đơn vị Bộ phận kế toán có trách nhiệm kiểm tra kỹ từng chứng từ, sau khi kiểm tra

và xác minh là đúng thì mới được dùng chứng từ đó để ghi sổ kế toán Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập gồm các bước sau:

 Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính vào chứng

từ : tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn

vị đều phải được lập chứng từ kế toán Chứng từ được lập thành một hay nhiều bản tùy thuộc vào yêu cầu quản lý Chứng từ phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung nghiệp vụ kinh tế Chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa, khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo

 Kiểm tra chứng từ kế toán Nội dung kiểm tra chứng từ kế toán bao gồm: Kiểm tra tính chính xác, rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán; kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh để ghi trên chứng từ kế toán; kiểm tra tính chính xác của thông tin trên chứng từ kế toán; kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý luân chuyển nội bộ, quy chế kiểm tra, xét duyệt chứng từ kế toán, thông qua việc kiểm tra chứng từ kế

Trang 30

toán nếu phát hiện các hành vi vi phạm chính sách chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho, ) đồng thời báo ngay cho thủ trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành

 Nếu có chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số không

rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra, ghi sổ phải trả lại hoặc báo cáo cho nơi lập chứng từ biết để làm lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh, sau đó làm căn cứ ghi

sổ

 Phân loại, sắp xếp chứng từ và ghi sổ kế toán

 Lưu trữ, bảo quản và hủy chứng từ kế toán: Công tác lưu trữ chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán tại các đơn vị SNCL đã sử dụng phải được sắp xếp, phân loại, bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định của chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của Nhà nước Trong quá trình sử dụng nếu xảy ra việc mất chứng từ gốc trong mọi trường hợp phải báo cáo với thủ truởng đơn vị biết để có biện pháp xử lý kịp thời

Tổ chức sử dụng chứng từ cho việc ghi sổ kế toán :

 Về sử dụng và quản lý biểu mẫu, chứng từ kế toán: Tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập đều phải áp dụng chứng từ kế toán Nhà nước đã ban hành cho các đơn vị sự nghiệp

Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại các đơn vị SNCL có thể hiểu là xây dựng các tài khoản gi đơn, ghi kép để hệ thống hóa các chứng từ kế toán, theo thời gian và theo từng đối tượng cụ thể, nhằm mục đích kiểm soát, quản lý các đối tượng của hạch toán kế toán Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng tại các đơn vị SNCL phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Trang 31

 Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ NSNN, vốn, quỹ công, đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của từng lĩnh vực, từng đơn vị HCSN

 Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh để phù hợp với

mô hình tổ chức và tính chất hoạt động

 Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính toán thủ công ( hoặc bằng máy vi tính ) và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của các đơn vị và của cơ quan quản lý nhà nước

Theo điều 4 chương 2 thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp qui định về tài khoản kế toán:

 Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác; tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản khác ở các đơn vị hành chính sự nghiệp

 Phân loại hệ thống tài khoản kế toán: Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản) Loại tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản)

 Các đơn vị hành chính, sự nghiệp căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư này để lựa chọn tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị Việc mở thêm tài khoản phải đảm bảo đúng quy định của bộ tài chính

 Xây dựng phương pháp kế toán trên các tài khoản: Đây là phương pháp phân loại, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh riêng biệt theo từng đối tượng ghi của hạch toán kết toán (tài sản, nguồn vốn và các quá trình kinh doanh) nhằm phục

vụ yêu cầu quản lý của các chủ thể quản lý khác nhau Do đó mà trên cơ sở đặc điểm của đối tượng kế toán và mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán gắn với đặc điểm của đơn vị để xây dựng phương pháp kế toán trên các tài khoản phù hợp với

Trang 32

từng nhóm, từng loại tài khoản, trên cả hệ thống tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết

Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Theo điều 25 luật kế toán (2015) quy định: “Sổ kế toán là phương tiện ghi

chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có lien quan đến đơn vị kế toán”

Căn cứ vào quy mô và điều kiện hoạt động của đơn vị và vào các hình thức

tổ chức của sổ kế toán, các đơn vị SNCL sẽ lựa chọn cho mình một hình thức tổ chức sổ kế toán cho phù hợp Tổ chức sổ kế toán thực chất là việc kết hợp các loại

sổ sách có kết cấu khác theo một trình tự hạch toán nhất định nhằm hệ thống hoá và tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu của từng đơn vị Nội dung công tác tổ chức hệ thống sổ kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

Lựa chọn hình thức sổ kế toán:

Hiện các đơn vị SNCL đều phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, bảo quản

và lưu trữ sổ kế toán theo quy định của Luật kế toán (2015) Tùy vào từng đặc điểm của đơn vị có thể lựa chọn một trong các hình thức kế toán:

- Hình thức kế toán “Nhật ký chung”

- Hình thức kế toán “Nhật ký - sổ cái”

- Hình thức kế toán “Chứng từ - Ghi sổ”

- Hình thức kế toán trên máy vi tính

Mỗi hình thức tổ chức sổ kế toán đều có đặc điểm riêng, ưu và nhược điểm khác nhau tùy theo loại hình đơn vị Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng đơn vị SNCL về qui mô, tính chất hoạt động, lĩnh vực hoạt động, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý, trình độ nghiệp vụ và năng lực của nhân viên kế toán cùng các điều kiện và phương tiện vật chất trang bị

Trang 33

cho công tác kế toán, đơn vị lựa chọn một trong các hình thức tổ chức sổ kế toán cho phù hợp

 Tổ chức ghi chép trên các sổ kế toán:

Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh

Tổ chức bảo quản lưu trữ sổ kế toán:

Sổ kế toán và các tài liệu kế toán được bảo quản và lưu trữ theo pháp luật Kết thúc quá trình ghi sổ, khóa sổ kế toán, sổ kế toán được đưa vào lưu trữ theo quy định lưu trữ tài liệu kế toán tương tự như lưu trữ chứng từ kế toán

Tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập

 Việc lập báo cáo tài chính phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa

sổ kế toán Báo cáo tài chính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý

do

 Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng của đơn vị kế toán Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo

 Báo cáo tài chính phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị

 Báo cáo tài chính phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với từng loại hình đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán

Trang 34

 Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước

 Đơn vị hành chính, sự nghiệp nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền các báo cáo tài chính năm theo quy định

 Báo cáo tài chính năm của đơn vị hành chính, sự nghiệp phải được nộp cho

cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật

 Danh mục báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán :

 Báo cáo tình hình tài chính

 Báo cáo kết quả hoạt động

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp)

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp gián tiếp)

 Thuyết minh báo cáo tài chính

 Báo cáo tài chính

 Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động

 Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn phí được khấu trừ, để lại

 Báo cáo chi tiết kinh phí chương trình, dự án

 Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính

 Thuyết minh báo cáo quyết toán

Tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Tổ chức bộ máy kế toán chính tại các đơn vị SNCL là việc tập hợp các cán

bộ kế toán để xác lập quan hệ phân chia công việc kế toán ở các đơn vị Hoạt động của tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng hoặc trưởng phòng tài chính kế toán của đơn vị Có thể coi như hoạt động sản xuất kinh doanh thông tin kinh tế để đáp ứng nhu cầu thông tin cho hoạt động quản lý, trong đó cán bộ nhân viên kế toán là người sản xuất, có

sự hiểu biết nội dung, phương pháp, kỹ thuật hạch toán kế toán, sử dụng các phương

Trang 35

pháp kỹ thuật ghi chép, tính toán thực hiện xử lý những thông tin kinh tế đã thu nhận được theo những quy trình nhất định, tạo ra những thông tin cần thiết đáp ứng nhu cầu quản lý các hoạt động trong đơn vị sự nghiệp công lập

Lựa chọn hình thức bộ máy kế toán: Các đơn vị SNCL căn cứ vào đặc điểm

tổ chức, quy mô, địa bàn hoạt động và tình hình phân cấp quản lý tài chính trong đơn vị, khối lượng tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, yêu cầu trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và cán bộ

kế toán, các đơn vị có thể vận dụng một trong ba mô hình tổ chức công tác kế toán như sau:

 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung

 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán

 Mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán

Tổ chức kiểm tra kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Việc kiểm tra kế toán tại các đơn vị SNCL nhằm mục đích đảm bảo thực hiện đúng đắn các phương pháp kế toán, các chế độ, thể lệ kế toán và tổ chức chỉ đạo công tác kế toán trong đơn vị, đảm bảo thực hiện vai trò của kế toán trong quản

lý kinh tế, tài chính, kiểm tra kế toán tăng cường tính đúng đắn, hợp lý, trung thực, khách quan của quá trình hạch toán ở đơn vị, đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước ở đơn vị

Kiểm tra tài chính kế toán là công tác kiểm tra nghiệp vụ, đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, có hệ thống, đảm bảo thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin một cách đầy đủ, trung thực về tình hình quản lý tài sản và sử dụng nguồn kinh phí trong đơn vị sự nghiệp công lập Công tác kiểm tra kế toán được tiến hành theo các nội dung sau:

 Kiểm tra việc chấp hành các chế độ quy định về kế toán

Trang 36

 Kiểm tra việc ghi chép, phản ánh trên các chứng từ, tài khoản, sổ và báo cáo tài chính, đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ chính sách quản lý tài sản nguồn kinh phí và tình hình sản xuất cung ứng dịch vụ

 Kiểm tra trách nhiệm, kết quả công tác của bộ máy kế toán mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị

 Phương pháp kiểm tra kế toán chủ yếu là phương pháp đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán với nhau, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết

Công tác kiểm tra kế toán nội bộ ở đơn vị sự nghiệp công lập do thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng (hay người phụ trách kế toán) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Hàng năm cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản tiến hành kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán của đơn vị Kết thúc đợt kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra quyết toán, có kết luận rõ ràng, có đầy đủ chữ ký của đoàn kiểm tra, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị

Tổ chức kiểm kê tài sản

Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng, xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm tra, đối chiếu số liệu trong sổ kế toán

Đơn vị phải tổ chức thực hiện kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau: Cuối

kỳ kế toán năm, trước khi lập BCTC; Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động; Xảy ra hoả hoạn, lũ lụt hoặc các thiệt hại bất thường khác; Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả

xử lý vào sổ kế toán trước khi lập BCTC Sau khi kiểm kê phải phản ánh đúng thực

Trang 37

tế tài sản, nguồn hình thành tài sản Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm

kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê

Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán

Tài liệu kế toán bao gồm: chứng từ kế toán, sổ kế toán, BCTC và tài liệu khác liên quan đến kế toán (các tài liệu ngoài các tài liệu nói trên, được dùng làm căn cứ để lập chứng từ kế toán như hợp đồng kinh tế, hợp đồng vay, khế ước vay, hợp đồng liên doanh, quyết toán sử dụng kinh phí, biểu mẫu kiểm kê, biên bản định giá, kết luận thanh tra, kiểm tra)

Đơn vị phải thực hiện đầy đủ các quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định tại Điều 41 Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 và các văn bản pháp quy khác, cũng như các quy định trong trường hợp tài liệu kế toán

bị mất hoặc bị hủy hoại như: kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại; thông báo cho tổ chức,

cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức phục hồi lại tài liệu kế toán bị hư hỏng; liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để được sao chụp hoặc xác nhận lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại;…

Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã trình bày những lý luận chung về đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị SNCL, qua đó trình bày cụ thể nội dung tổ chức kế toán tại các đơn vị SNCL Tổ chức công tác kế toán hiệu quả giúp cho quá trình quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập được thuận lợi và hiệu quả, quản

lý tốt tài sản, nguồn kinh phí của đơn vị, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, giúp cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiện phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường Đây là những vấn đề rất quan trọng, là cơ sở để tiến hành phân tích thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp để hoàn thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị

sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM trong chương 2

Trang 38

Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SNCL TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

2.1 Tổng quan về Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

Giới thiệu về Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân thành phố, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa), hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp thoát nước, công viên cây xanh và chiếu sáng, bãi đỗ xe đô thị) trong phạm vi thành phố và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật

Sở Giao thông vận tải thành phố có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo qui định của Nhà nước

Sở Giao thông vận tải chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp

vụ của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng

Chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

Chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh thể hiện qua những lĩnh vực sau:

 Về pháp luật: Thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật GTVT trên địa bàn thành phố, đảm bảo nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành GTVT trên các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thuỷ, bến cảng, thoát nước, chiếu sáng Tổ chức công tác sát hạch, cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép bằng thuyền, máy trưởng tàu sông hạng 3, lái tàu và các loại giấy phép khác thuộc chức năng của Sở theo quy định của pháp luật, sự phân cấp của Bộ quản lý chuyên ngành và

Trang 39

 Về quy hoạch, kế hoạch: Trình Ủy ban nhân dân thành phố quy hoạch phát triển ngành GTVT thành phố; phương hướng, mục tiêu, kế hoạch 5 năm và hàng năm của ngành GTVT (kể cả khu vực quận huyện), hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch được duyệt trong toàn ngành; kế hoạch đầu tư XDCB phát triển ngành GTVT trên toàn địa bàn thành phố

 Về quản lý xây dựng, chất lượng các công trình chuyên ngành: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư, xây dựng công trình giao thông vận tải trên địa bàn thành phố theo đúng pháp luật

;Tổ chức thẩm định, phê duyệt các hồ sơ thiết kế dự toán, hồ sơ đấu thầu các công trình chuyên ngành theo phân cấp, uỷ quyền của Ủy ban nhân dân thành phố

 Sở GTVT được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực như: quản lý

cơ sở hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải; quản lý công viên cây xanh; quản lý vận tải; quản lý kỹ thuật phương tiện cơ giới giao thông đường bộ…

*Sơ đồ bộ máy tổ chức Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

(Nguồn: Văn phòng Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh)

*Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban thuộc Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

P tài chính

kế toán

P.QL kết cấu HTGT

P.Quản

lý vận tải và

PT

P.QL đào tạo

và sát hạch

Trang 40

- Lãnh đạo sở: Bao gồm 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý

hoạt động của sở Giao thông vận tải TP.HCM Phó Giám đốc có nhiệm vụ thay Giám đốc xử lý công việc khi Giám đốc vắng mặt

- Văn phòng sở: Tham mưu giúp Giám đốc sở chỉ đạo, điều hành các mặt công tác:

xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch hoạt động của cơ quan Sở và các đơn

vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở; thông tin, báo cáo, tổng hợp các hoạt động của

cơ quan sở và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; theo dõi, quản lý nội quy, quy chế làm việc của cơ quan sở và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật

- Thanh tra Sở: Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, điều hành các mặt công tác:

thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; phòng chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết các kiến nghị, vướng mắc, khiếu nại, tố cáo

- Phòng Tài chính-Kế toán: Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, điều hành các

mặt công tác: quản lý công tác tài chính, kế toán, tài sản theo phân cấp; công tác kế hoạch, thống kê thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định

- Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông: Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ

đạo, điều hành các mặt công tác: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu

hạ tầng giao thông; kỹ thuật, chất lượng công trình giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; phân loại, nâng cấp quản lý và điều chỉnh số hiệu đường bộ, đường thủy nội địa…

- Phòng Quản lý vận tải và phương tiện: Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ đạo,

điều hành các mặt công tác: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải và phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố theo quy định; cấp phép vận tải quốc tế; cấp giấy phép hoạt động bến

Ngày đăng: 12/08/2019, 23:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Phạm Thị Mỹ Phước, 2017. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn thạc sĩ
5. Ngô Phi Mỹ Anh, 2017. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các cơ quan thuế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn thạc sĩ
10. Ahmad, A., Mohammed, H., Nik, K., and Jamal, M., 2013. Factors that affect accounting information system implementation and accounting information quality: A survey in University Utara Malaysia. American Journal of Economics, 3(1), pp 27-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: American Journal of Economics
11. Heidi, V, B., Michiel, D, M., and Philippe, V, C., 2001. The impact of financial reporting quality on debt maturity: The case of private firms. Accounting and Business Research, Forthcoming, pp 1-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Accounting and Business Research, Forthcoming
12. Hsihui, C., Jengfang, C., Rong, R, D., and Shu, H., L., 2011. Productivity growth in the public accounting industry: The roles of information technology and human capital. A Journal of Practice & Theory, 30(1), pp 21-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Journal of Practice & Theory
14. Wang, X., 2014. Research on the improvement of internal control under accounting informationization environment. Applied Mechanics and Materials, 687- 691, pp 1962-1965.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Applied Mechanics and Materials", 687-691, pp 1962-1965
3. Lê Thị Thanh Huyền, 2018. Một số phân tích về những thay đổi của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-tra/mot-so-phan-tich-ve-nhung-thay-doi-cua-che-do-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep-140290.html, truy cập ngày 28/06/2018 Link
6. Nguyễn Thị Minh Phương, 2014. Vai trò của kế toán hành chính sự nghiệp trong quản lý ngân sách. http://tapchitaichinh.vn/dien-dan-khoa-hoc/vai-tro-cua-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep-trong-quan-ly-ngan-sach-50416.html, truy cập ngày 23/06/2018 Link
8. Trịnh Viết Giang, 2017. Tác động của công nghệ thông tinđến hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/tac-dong-cua-cong-nghe-thong-tinden-he-thong-thong-tin-ke-toan-doanh-nghiep-106898.html, truy cập ngày 23/06/2018 Link
1. Chính phủ, 2006. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội Khác
2. Chính phủ, 2015. Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Khác
7. Nguyễn Vũ Nhật Ngân, 2017. Tổ chức công tác kế toán tại các cơ quan BHXH quận, huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp hoàn thiện. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Khác
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2015. Luật số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội, Luật Kế toán, Hà NộiTài liệu tiếng Anh Khác
13. Michael, C, E., and Chigozie,K, A., 2014. Accounting skills for sustainable development of small and medium scale enterprises in Taraba State of Nigeria.International Journal of Education Learning and Development, 2(2), pp 39-49 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w