Đề tài: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI NIX NINH THỦY
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI NIX NINH THỦY CHƯƠNG I: NHỮNG CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ I. Xuất xứ và các căn cứ pháp lý hình thành dự án i. Xuất xứ hình thành dự án Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (HVS) đi vào hoạt động từ tháng 4-1999. Hơn mười năm qua, người dân địa phương sống khốn khổ và lo lắng vì ô nhiễm phát tán từ chất thải của nhà máy. Để làm sạch các mảng dơ bẩn, lớp sơn cũ, lớp gỉ sét . bám chặt thành vỏ tàu, HVS đã dùng xỉ đồng hay còn gọi là hạt nix, để bắn tẩy trước khi tàu được sửa chữa, sơn mới. Đó là công nghệ được HVS lựa chọn và áp dụng tại VN trong nhiều năm qua. Hằng năm HVS cần một lượng rất lớn hạt xỉ đồng phục vụ việc làm vệ sinh các tàu biển. Từ năm 1999-2007, HVS đã đưa vào VN xấp xỉ 750.000 tấn xỉ đồng. Hạt nix là chất thải trong quá trình luyện đồng (nên còn gọi là xỉ đồng), được thu gom phân loại, tinh chế thành dạng hạt đen, có cạnh sắc và cứng. Hạt nix dùng làm sạch vỏ tàu - một trong những công đoạn sửa chữa tàu thuyền. Hạt nix thải ra sau khi sử dụng bao gồm cả bụi nix từ nguyên liệu, bụi sơn, các loại gỉ sét kim loại, dầu mỡ . là chất thải nguy hại nằm trong danh mục A (mã số A1010).Trong lúc bắn xỉ đồng làm vệ sinh tàu, do va chạm rất mạnh, những hạt xỉ đồng vỡ vụn thành các mảnh nhỏ, sinh ra một thứ bụi rất độc hại, chúng bay đến đâu là bám đen đến đó. Ngoài những hạt bụi kích thước nhỏ bay lên trời, có thể len lỏi đi khắp nơi thì những hạt xỉ đồng có trọng lượng đủ nặng không thể bay được lại rơi xuống cầu cảng, ụ tàu, rồi lẫn với sơn cũ, lớp gỉ sét . Thứ hỗn hợp này trở thành một loại chất thải độc hại mà việc xử lý chúng không hề đơn giản, do nhiều kim loại nặng độc hại lẫn trong đó và những chất độc hại này có thể gây ra nhiều thứ ô nhiễm nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Kết quả phân tích của Viện Nghiên cứu - thử nghiệm Hàn Quốc và của Quatest 3 (cơ quan kiểm định của VN), cho thấy hàm lượng chì trong hạt nix của HVS sử dụng (chiếm 0,15%) cao gấp 3,75 lần so với hàm lượng chì trong hạt nix của Singapore (0,04%). Lượng chì này có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể con người, là kim loại nặng có độc tính đối với não và có thể gây chết người nếu bị nhiễm độc nặng. Ngày 21/11/1999, Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận cho HVS sử dụng hạt nix nhưng yêu cầu phải có biện pháp xử lý khí thải, dùng phương pháp đốt mảnh vụn sơn bằng lò chuyên dụng để xử lý chất thải, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam như cam kết của HVS. SVTH: TRẦN QUANG ĐỨC - MSSV: 2615.51 - LỚP 51QD ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI NIX NINH THỦY Tháng 3/2001, cơ quan chuyên môn của tỉnh Khánh Hòa kiểm tra và báo cáo với UBND tỉnh và Cục Bảo vệ môi trường về việc HVS chưa thực hiện hầu hết các cam kết bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ khi cho phép sử dụng hạt nix. Năm 2006, kết quả kiểm tra của Bộ Tài nguyên và môi trường kết luận: “HVS không thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do hạt nix thải, gây ô nhiễm môi trường đất khu vực xung quanh bãi thải nix”. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và môi trường xác định việc sử dụng hạt xỉ đồng làm phát sinh bụi là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân hai thôn Mỹ Giang và Ninh Yển thuộc xã Ninh Phước, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Năm 2007, HVS dừng nhập hạt nix. Theo Quyết định 64/2003 Chính phủ, HVS phải hoàn thành việc xử lý nix thải trong thời hạn 2003-2006. Sau đó được gia hạn đến cuối năm 2010. Tháng 10/2007, thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Công Thành chủ trì cuộc họp với đại diện của HVS và ngay sau cuộc họp đó, phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý ô nhiễm môi trường tại nhà máy tàu biển này. Phó thủ tướng yêu cầu chậm nhất là vào cuối năm 2010, HVS phải xử lý hết số hạt nix đã qua sử dụng. Như vậy việc hình thành nên dự án bắt nguồn từ yêu cầu cấp bách phải giải quyết để phục hồi lại môi trường sống cho nhân dân, xử lý ô nhiễm độc hại từ chất thải nix theo chỉ thị của Chính phủ. Chủ đầu tư là công ty Cổ phần luyện kim khoáng sản Hà Nội sau khi nhận thấy việc đầu tư xử lý phế thải nix của công ty Huyndai- Vinashin vừa mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài cho công ty, cũng như cho sự phát triển chung của tỉnh Khánh Hòa nên đã thuê đơn vị tư vấn là công ty cổ phần kiến trúc xây dựng phát triển số 1 tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Đầu năm 2009, dự án Nhà máy xử lý chất thải nix Ninh Thủy đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt. ii. Chủ đầu tư Căn cứ đề nghị, chức năng, nhiệm vụ, đăng ký kinh doanh và kinh nghiệm của Công ty Cổ phần luyện kim khoáng sản Hà Nội, ngày 9/11/2007 UBND tỉnh Khánh Hòa đã có công văn phê duyệt cho phép công ty CPLKKSHN được lập dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy xử lý chất thải nix Ninh Thủy tại thôn Mỹ Á, xã Ninh Thủy, huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa. Do đó chủ đầu tư được xác định như sau: - Chủ đầu tư: Công ty cổ phần luyện kim khoáng sản Hà Nội. - Địa chỉ: 14C- B21 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội. - Điện thoại: (84-4) 62750491 SVTH: TRẦN QUANG ĐỨC - MSSV: 2615.51 - LỚP 51QD ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI NIX NINH THỦY - Lĩnh vực hoạt động: Khai thác chế biến, luyện kim, mua bán khoáng sản (khoáng sản được nhà nước cho phép). Xây dựng, quản lý và khai thác công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi. Buôn bán hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị công, nông nghiệp, xây dựng. Buôn bán hàng nông, lâm, hải sản (lâm sản được nhà nước cho phép). Kinh doanh bất động sản. Buôn bán phân bón, quặng, lương thực, thực phẩm, rượu, bia (không bao gồm kinh doanh quán bar). Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, kế toán, kiểm toán). Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. Mua bán ô tô, phụ tùng ô tô, các thiết bị tự động của ô tô, máy và dụng cụ rửa xe ô tô. Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. iii. Các căn cứ pháp lý hình thành dự án • Căn cứ pháp luật - Luật Xây dựng - Luật Đầu tư - Luật Môi trường - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/9/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. -Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điểm trong luật đầu tư. -Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 25/6/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Căn cứ vào quyết định 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/4/2006 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập khu kinh tế Vân Phong. - Căn cứ vào quyết định 998/QĐ-TTg ngày 24/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập ban quản lý khu kinh tế Vân Phong. - Căn cứ quyết định số 632/QĐ- UBND ngày 2/7/2007 của UBND tỉnh Khánh Hòa về quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BQL khu kinh tế Vân Phong. SVTH: TRẦN QUANG ĐỨC - MSSV: 2615.51 - LỚP 51QD ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 4 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI NIX NINH THỦY • Chủ trương đầu tư, quy hoạch kiến trúc, số liệu kỹ thuật, thỏa thuận thiết kế, các văn bản liên quan. - Căn cứ quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Ninh Thủy – Khánh Hòa tỷ lệ 1/2000 do viện Quy hoạch đô thị nông thôn- Bộ Xây dựng lập tháng 10/2005. - Căn cứ bản đồ địa hình khu đất công trình nhà máy xử lý phế thải hạt nix- công ty cổ phần khoáng sản luyện kim Hà Nội tại xã Ninh Thủy- Ninh Hòa- Khánh Hòa do phòng kỹ thuật- đo đạc thuộc văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất Khánh Hòa- sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Khánh Hòa lập tháng 8/2008. - Căn cứ công văn số 7699/UBND ngày 21/11/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc thỏa thuận địa điểm xây dựng nhà máy xử lý hạt nix Ninh Thủy của công ty cổ phần khoáng sản luyện kim Hà Nội. - Căn cứ công văn số 1096/UBND ngày 8/5/2008 của ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc cho công ty cổ phần khoáng sản luyện kim Hà Nội thuê đất tại thôn Mỹ Á xã Ninh Thủy – Ninh Hòa – Khánh Hòa để đầu tư xây dựng nhà máy xử lý hạt nix- Ninh Thủy. - Căn cứ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T-01304 của thửa số 002 thuộc thôn Mỹ Á- Ninh Thủy – Ninh Hòa- Khánh Hòa. Tờ trích lục bản đồ số 331/2007/TĐ-BĐ do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 2/6/2008. - Căn cứ công văn số 66/CV-HCN-07 ngày 8/10/2007 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàn cầu- Nha Trang về việc chấp thuận địa điểm xây dựng nhà máy xử lý phể thải hạt Nix thuộc lô CN09, CN10. - Căn cứ công văn số 4544/UBND ngày 23/7/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc chấp thuận mở rộng diện tích dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý phế thải nix Ninh Thủy của công ty cổ phần khoáng sản luyện kim Hà Nội. - Căn cứ báo cáo khả thi nhà máy xử lý phế thải nix Ninh Thủy do công ty liên doanh thiết kế công trình luyện kim và tư vấn Việt – Trung lập tháng 12/2007. - Căn cứ báo cáo khảo sát địa chất công trình nhà máy xử lý hạt nix Ninh Thủy do trung tâm thí nghiệm và kiểm định Miền Trung thuôc Công ty khảo sát và kiểm định Miền Trung thuộc công ty khảo sát xây dựng USCO –Bộ xây dựng thực hiện tháng 2/2008. II. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến dự án 1. Các điều kiện tự nhiên cùa tỉnh Khánh Hòa và khu vực duyên hải Nam trung bộ (NAM TRUNG Bộ) • Vị trí địa lý: Khu vực duyên hải Nam trung bộ với diện tích trải rộng từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, dọc các tỉnh ven biển Đông. Là khu vực có vị trí cầu nối giữa các vùng miền SVTH: TRẦN QUANG ĐỨC - MSSV: 2615.51 - LỚP 51QD ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 5 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI NIX NINH THỦY trên cả nước: phía bắc là khu vực Bắc trung bộ, phía tây là Tây nguyên, phía nam là Nam bộ, phía đông tiếp giáp với một vùng biển Đông rộng lớn và 2 quần đảo lớn của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.197 km2 (kể cả các đảo và quần đảo), với hình dạng thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi, phía Đông giáp biển. Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km (tính theo mép nước) với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, với hàng trăm đảo lớn, nhỏ và vùng biển rộng lớn, có 4 vịnh lớn là vịnh Vân Phong, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh. Mỗi vịnh mõi vẻ khác nhau nhưng vịnh nào cũng đẹp, cũng ẩn chứa tiềm năng về nhiều mặt. Trong đó có vịnh Cam Ranh với diện tích gần 200 km2, có núi ngăn cách, được coi là 1 trong 3 hải cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới; vịnh Vân Phong với độ sâu trung bình 20-27m, kín gió với 4 mặt bao quanh là núi, được xem là nơi lý tưởng nhất Việt Nam để xây dựng cảng trung chuyển hàng hóa quốc tế. • Địa hình, địa chất thủy văn: -Địa hình: Vùng NAM TRUNG Bộ và tỉnh Khánh Hòa có điều kiện địa hình tương đối giống nhau. Phía tây có núi đá thấp, đâm ra biển từ dãy Trường Sơn nam xen lẫn là các rìa cao nguyên thấp từ vùng Tây Nguyên trải rộng ra. Dọc bờ biển phía đông là các đồng bằng nhỏ, hẹp ở cửa các sông nhỏ mở ra biển. Các dãy núi ăn ra biển tạo các đồi cát ven biển đặc trưng của vùng. Bờ biển mấp mô, nhiều bán đảo, đảo nhỏ nên có nhiều vịnh kín, thuận lợi cho neo giữ tàu biển: Cam Ranh, Vân phong, Quy Nhơn, Xuân Đài… -Địa chất: chủ yếu là đá núi xâm nhập Krê- Kainôzôi, vùng đồng bằng là đất feralit trên nền đá cổ, xen lẫn đất phù sa sông, đất cát ven biển. -Thủy văn: sông trong vùng chủ yếu là các sông nhỏ, chảy theo hướng đông- tây, thường bắt nguồn từ núi cao phía tây và chảy ra biển nên độ dốc lớn. Các sông chính là: sông Cái, sông Ba, sông Đà Rằng, sông Kỳ Lộ, sông Trà Khúc, Trà Bồng… Các sông này thường thiếu nước trầm trọng vào mùa khô nhưng lại dâng nhanh vào mùa mưa gây lũ lụt thường xuyên cho vùng. • Khí hậu: Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Trong một năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Tuy nhiên mùa mưa ở NAM TRUNG Bộ, lượng mưa ít, không kéo dài. Mùa khô thường diễn ra gay gắt hơn, hạn hán trầm trọng hơn so với các vùng khác. Nguyên nhân chủ yếu do kiểu khí hậu tương đối giống Địa trung hải khô nóng, mưa SVTH: TRẦN QUANG ĐỨC - MSSV: 2615.51 - LỚP 51QD ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 6 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI NIX NINH THỦY ít, hệ thống sông ngòi thưa thớt làm cho nước bốc hơi nhanh, đồi cát ngày càng phát triển. Vị trí ven biển cũng làm cho khu vực này thường xuyên phải chịu những cơn bảo từ biển Đông tràn vào, đặc biệt là từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, gây nhiều tổn thất cho nhân dân. • Tài nguyên thiên nhiên Khu vực NAM TRUNG Bộ nói chung và Khánh Hòa nói riêng có lượng tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và phong phú: -Tài nguyên về biển: đây là thế mạnh đặc biệt của vùng. Với thềm lục địa kéo dài, cực kỳ thuận lợi cho phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. Nước biển ấm mang đến cho vùng biển ở đây hệ động thực vật phong phú với nhiều loài quý hiếm: san hô, hải sâm, các loài tôm, cá, rùa biển, chim biển… -Tài nguyên đất: Diện tích rừng còn khoảng 40% so với diện tích tự nhiên, hơn 45.000km 2 . Với khí hậu và đất đai riêng nên có thể canh tác nhiều loại cây- con đặc thù, cho chất lượng và sản lượng tốt như: nho, thanh long, dê, bò… -Tài nguyên khoáng sản: tương đối phong phú với các mỏ quặng sắt, bô xít, quặng đồng, vàng, than đá, đá vôi, đất sét, nước khoáng, cát trắng quý hiếm… Kết luân: các điều địa lý đem đến nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Khánh Hòa và khu vực NTB, tuy nhiên các khó khăn về thiên nhiên và thời tiết cũng tác động ngược lại, ảnh hưởng đến đời sông xã hội và tốc độ phát triển. ii. Tình hình kinh tế xã hội của Khánh Hòa và khu vực NAM TRUNG Bộ trong những năm vừa qua • Kinh tế - xã hội vùng NAM TRUNG Bộ: - Dân cư, tình hình dân số: Bao gồm 8 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Diên tích tự nhiên là hơn 45.000km 2 , với mật độ dân số trung bình dưới 300 người/ km 2 . dân cư tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển với ngành nghề chủ yếu trong cơ cấu dân số là nông lâm thủy sản. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, một số tỉnh phía nam như Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên có tập trung một lượng khá đông dân cư người Chăm sinh sống. Các thành phố, đô thị lớn là Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Rang, Phan Thiết, Tuy Hòa…. - Kinh tế: Cơ cấu kinh tế theo lao động: nông nghiệp là chủ yếu. Về trồng trọt: chủ yếu là lúa; dừa; hồ tiêu; cao su; cây ăn quả: nho, thanh long. Về chăn nuôi: chủ yếu là dê, lợn, bò, nuôi thủy sản: tôm, cá, cua…Đây là vùng nuôi trồng thủy hải sản lớn thứ 2 cả nước sau khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. SVTH: TRẦN QUANG ĐỨC - MSSV: 2615.51 - LỚP 51QD ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 7 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI NIX NINH THỦY Các ngành công nghiệp chính: khai thác chế biến nông sản, thủy sản, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, dệt may, đóng tàu .Một số khu kinh tế, khu công nghiệp mũi nhọn đang là trọng điểm phát triển của cả vùng và toàn quốc như: Khu kinh tế Dung Quất, khu Kinh tế Chu Lai, Vân Phong, Nhơn Hội, Nam Phú Yên… cơ cấu GDP của vùng so với cả nước và các ngành trong vùng như sau: GDP cả nước năm 2009 (sơ bộ theo tổng cục Thống kê): 1.658.389 tỷ đồng, trong đó các tỉnh duyên hải Nam trung bộ chiếm 8,4%. Tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm tới 39.1%, công nghiệp và xây dựng chiếm 36.6% và nông lâm thủy sản chiếm 24.3%. - Giao thông: vùng có mạng lưới giao thông khá phát triển với các đường quốc lộ 1A, 25,26,27,28,đường Xuyên Á, đường sắt Bắc Nam, có các cảng biển lớn như cảng Đà Nẵng, Quy nhơn, Cam Ranh. Các sân bay của vùng khá thuận tiện cho đường hàng không như: Sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay Phù Cát, sân bay Nha Trang… - Thương mại: doanh số bán lẻ trên đầu người của cả khu vực là trương đối thấp, từ 4- 8 triệu đồng. Sản lượng hàng xuất- nhập khẩu còn thấp, chủ yếu là tại một số tỉnh thành như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ngãi. Xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (42,6%), công nghiệp khoáng sản và công nghiệp nặng (34.3%). Nhập khẩu chủ yếu bao gồm nguyên, nhiên, vật liệu (64%) và máy móc thiết bị công nghệ (28.6%). - Du lịch và dịch vụ: với nhiều thắng cảnh đẹp, lễ hội văn hóa phong phú nên vùng có nhiều điểm du lịch trọng điểm của quốc gia, thu hút lượng khách lớn, đóng góp nhiều cho GDP chung cả vùng. Một số điểm du lịch, trung tâm văn hóa như: Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Phan Thiết, Quy Nhơn…. • Kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa: - Tình hình dân cư: Dân số: 1.159.700 người, diện tích tự nhiên là 5217.6 km 2 , mật độ dân số là 222 người/km 2 . (tổng cục thống kê năm 2009) Dân cư chủ yếu là người dân tộc Kinh. Cơ cấu lao động chủ yếu làm nông lâm thủy sản (hơn 40% dân số). - Kinh tế: Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa và các tỉnh được thuận lợi nhờ tuyến đường sắt xuyên Việt và quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài của tỉnh, là cửa ngõ thông ra biển của một số tỉnh Tây Nguyên qua quốc lộ 26. Thành phố Nha Trang, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. SVTH: TRẦN QUANG ĐỨC - MSSV: 2615.51 - LỚP 51QD ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 8 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI NIX NINH THỦY Các đơn vị hành chính của Tỉnh gồm: một thành phố thuộc tỉnh - Nha Trang, một thị xã - Cam Ranh, và bảy huyện gồm: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa. Có thành phần dân tộc đa dạng với các dân tộc chính gồm có Việt, Ra Glai, Hoa, và Cơ Ho, t'Rin. Cơ sở giáo dục gồm có 1 trường đại học chính quy là Đại học Nha Trang là đại học duy nhất cả nước đào tạo chuyên về Thủy sản, còn có cơ sở đào tạo ở miền Bắc (Bắc Ninh) và TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có thể kể các đại học quân sự lớn như Học viện Hải quân, trường Sỹ quan không quân, trường Sỹ quan thông tin. Các trường Cao Đẳng: Cao đẳng sư phạm Nha Trang, Cao đẳng văn hóa nghệ thuật du lịch, Cao đẳng dạy nghề Nha Trang. Với bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 260C, với hơn 300 ngày nắng trong năm, với nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Tháp Ponagar, thành cổ Diên Khánh, Mộ Yersin, Hòn Chồng, Đại Lãnh, Vịnh Vân Phong, Suối nước nóng Dục Mỹ, Hòn Bà, Sông Lô, Dốc Lết. Các đảo Hòn Tằm, Trí Nguyên, Bích Đầm, Hòn Mun, Hòn Ông… và bãi biển Nha Trang là bãi tắm sạch đẹp rất hấp dẫn du khách… Thiên nhiên đã ban tặng cho Khánh Hòa một quần thể du lịch đa dạng liên hoàn giữa núi, rừng và biển, đảo. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hoá, con người đã tạo cho Khánh Hoà lợi thế để phát triển toàn diện các ngành kinh tế trong đó có kinh tế biển như: xây dựng cảng và kinh doanh dịch vụ hàng hải; đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản; du lịch .là mũi nhọn. Ngoài ra tỉnh còn đang quy hoạch và xây dựng hạ tầng cho phát triển các khu kinh tế lớn như Vân Phong, các khu công nghiệp Cam Ranh, khu công nghiệp Ninh Thủy, Vạn Thắng… Đây đều là các chế suất với quy mô lớn, chủ yếu sản xuất công nghiệp nặng, điện tử, cơ khí đóng tàu và may mặc. Trong tương lai sẽ là điểm tựa cho phát triển công nghiệp trong vùng và cả nước. Lượng vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây và đạt giá trị cao. Kết luận: điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa nằm trong thuận lợi chung của khu vực. Tuy nhiên với các yếu tố lịch sử địa lý riêng, tỉnh có nhiều điều kiện hơn để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ và giao thông vận tải. Đây là một thuận lợi để tin tưởng dự án nhà máy xử lý chất thải nix Ninh Thủy đi vào hoạt động thuận lợi. III. Các chính sách kinh tế xã hội, quy hoạch, định hướng chiến lược phát triển vùng và một số ngành công nghiệp liên quan đến dự án SVTH: TRẦN QUANG ĐỨC - MSSV: 2615.51 - LỚP 51QD ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 9 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI NIX NINH THỦY 1. Mục tiêu phương hướng và các chỉ tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Khánh Hòa và vùng NAM TRUNG Bộ giai đoạn 2010- 2020 và tầm nhìn 2050 • Du lịch: Đây là lĩnh vực mà Khánh Hòa có nhiều lợi thế phát triển và thuộc nhóm ngành có khả năng cạnh tranh trong tương lai và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh. Phương hướng chính là phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Từng bước xây dựng ngành du lịch thành khu công nghiệp “sạch” về môi trường vật chất kỹ thuật, về môi trường văn hóa tinh thần, hiện đại, dân tộc và độc đáo của tiểu vùng Các sản phẩm du lịch chính: - Du lịch nghỉ ngơi, giải trí và leo núi - Du lịch cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển. - Du lịch sinh thái - Du lịch văn hóa - Du lịch bơi thuyền, lặn biển, lướt ván - Du lịch nghỉ dưỡng suối nước nóng kết hợp du lịch văn hoá miền núi . Đẩy mạnh hợp tác liên doanh với nước ngoài, từng bước hình thành một số quần thể du lịch biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế và có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước lân cận, tại khu vực thuận lợi như Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh. • Dịch vụ: Phát triển các loại hình dịch vụ (dịch vụ vận tải biển, hàng không, tài chính, ngân hàng, du lịch, xây dựng, bảo hiểm, tư vấn, viễn thông .) đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường hiện đại góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. • Thương mại: Phát triển thương mại, xây dựng các Trung tâm thương mại - dịch vụ hiện đại tại Nha Trang, Cam Ranh đảm bảo lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích mạnh sản xuất. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tiêu thụ ổn định các sản phẩm hàng hoá sản xuất tại đại phương, đồng thời cung ứng đầy đủ và kịp thời các vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất và hàng hoá tiêu dùng. Xuất khẩu được chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm công nghiệp chế biến có giá trị cao, giảm tỷ trọng hàng thô, hàng sơ chế có hàm lượng công nghệ và tri thức thấp. Đến năm 2012, giá trị xuất khẩu của tỉnh đạt 1000 – 1100 triệu USD, đến năm 2020 khoảng 2,6 – 2,8 tỷ USD. SVTH: TRẦN QUANG ĐỨC - MSSV: 2615.51 - LỚP 51QD ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 10 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI NIX NINH THỦY • Công nghiệp: Xây dựng quy hoạch sản xuất từng ngành hàng, coi trọng các ngành và sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông sản thành phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng từ nguồn nguyên liệu địa phương, công nghiệp cảng phục vụ kinh tế biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền … phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. • Thủy sản: Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, thủy lợi hóa các vùng nuôi tập trung, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ về giống, đa dạng hóa và quản lý tốt chất lượng sản phẩm nuôi trồng. Tiếp tục đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, ổn định khai thác ven bờ, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản. Đẩy mạnh tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề các của tỉnh: dự án chợ thủy sản Nam Trung Bộ, dự án nuôi tôm công nghiệp tại Vạn Ninh và Cam Ranh, dự án Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản tại xã Ninh Lộc (Ninh Hòa), dự án Cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và kiểm soát tôm sú giống Cam Lập (Cam Ranh), dự án Cơ sở hạ tầng khu dịch vụ hậu cần nghề các Bắc Hòn Ông (Nha Trang). • Văn hóa – xã hội: Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, phát triển hệ thống trường dạy nghề, ưu tiên các ngành nghề phục vụ quá trình đổi mới công nghệ kỹ thuật trong những ngành kinh tế chủ lực và ngành nghề các doanh nghiệp có nhu cầu. Hoàn thiện hệ thống cơ sở phòng chữa bệnh đồng bộ, hiện đại để đảm bảo nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - thông tin, thể dục thể thao, xã hội hoá giáo dục đào tạo và y tế. Kết luận: dự án đầu tư nằm trong chiến lược thúc đẩy phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong công nghiệp liên quan đến ngành đóng tàu chủ lực. Tạo ra nguồn nguyên liệu cho các nhà máy công nghiệp, dân dụng khác để làm đầu vào sản xuất. Công nghệ thân thiện môi trường mang lại sự phát triển bền vững cho sinh thái, cảnh quan chung cả vùng để đẩy mạnh lợi thế du lịch của tỉnh. ii. Những giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm (2010- 2020) Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại. Thu hút các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, đầu tư phát SVTH: TRẦN QUANG ĐỨC - MSSV: 2615.51 - LỚP 51QD . vốn từ các thành phần kinh tế, đầu tư phát SVTH: TRẦN QUANG ĐỨC - MSSV: 2615.51 - LỚP 51QD ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 11 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT. QUANG ĐỨC - MSSV: 2615.51 - LỚP 51QD ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 10 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI NIX NINH THỦY • Công nghiệp: Xây dựng quy hoạch