Phân tích lựa chọn hình thức đầu tư cho dự án

Một phần của tài liệu Đồ án kinh tế xây dựng - Lập dự án đầu tư (Trang 27 - 28)

1. Hình thức đầu tư theo xây dựng mới, cải tạo mở rộng

Để dễ quản lý, đầu tư phải được phân loại theo các giác độ khác nhau. Có các cách phân loại chính sau :

1.1.Phân loại theo đối tượng đầu tư :

Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau :

- Đầu tư cho đối tượng vật chất: Đầu tư loại này có thể phục vụ cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ, hoặc phục vụ cho các mục đích xã hội.

- Đầu tư tài chính : Bao gồm các hình thức như mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay lấy lãi, gửi tiết kiệm.

1.2.Phân loại theo chủ đầu tư :

Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau :

- Chủ đầu tư là nhà nước : Đầu tư để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội do vốn ngân sách nhà nước cấp.

- Chủ đầu tư là các doanh nghiệp ( quốc doanh và ngoài quốc doanh, độc lập và liên kết, trong nước và nước ngoài ).

- Chủ đầu tư là các tập thể trong xã hội : Đầu tư để xây dựng các công trình do vốn góp của các tập thể và dùng để phục vụ trực tiếp cho tập thể góp vốn.

- Chủ đầu tư là các cá nhân : Vốn đầu tư được lấy từ ngân sách của các hộ gia đình.

- Các loại chủ đầu tư khác.

1.3. Phân loại theo cơ cấu đầu tư :

Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau : - Đầu tư theo các ngành kinh tế.

- Đầu tư theo các vùng lãnh thổ và các địa phương.

- Đầu tư theo các thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân. - Đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở và phi hạ tầng. - Đầu tư theo cơ cấu hợp tác quốc tế.

1.4. Phân loại theo giác độ tái sản xuất tài sản cố định Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau :

- Đầu tư mới, tức là đầu tư để xây dựng, mua sắm thiết bị máy móc loại mới. - Đầu tư lại, bao gồm các đầu tư để thay thế các loại tài sản cố định đã hết tuổi thọ quy định, cải tạo và hiện đại hoá các tài sản cố định hiện có đã lạc hậu.

- Đầu tư kết hợp hai loại trên.

1.5. Phân loại theo tính chất và quy mô của dự án đầu tư.

Dự án quan trọng quốc gia Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội. Phụ lục nghị định số 12/2009/NĐ- CP đã quy định cụ thể phân nhóm dự án. Theo đó thì dự án thuộc loại đầu tư công trình công nghiệp và xử lý môi trường với số vốn khái toán hơn 1500 tỷ đồng nên được xếp vào nhóm A.

ii. Hình thức đầu tư theo loại hình doanh nghiệp quản lý khai thác dự án

Doanh nghiệp khai thác dự án trực tiếp là Công ty cổ phần luyên kim khoáng sản Hà Nội. Đây là doanh nghiệp cổ phần 51% vốn sở hữu nhà nước.

iii. Hình thức đẩu tư theo nguồn vốn thực hiện dự án

Theo hình thức nguồn vốn đầu tư cho dự án, thấy dự án được đầu tư từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp (25%), phần còn lại được vay tín dụng từ ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam dưới sự bảo lãnh của nhà nước và một số điều khoản ưu đãi khác khi vay vốn.

iv. Lựa chọn hình thức đầu tư cho dự án

Theo các cách phân loại hình thức đầu tư dự án kể trên, lựa chọn hình thức đầu tư dự án như sau:

-Theo đối tượng đầu tư: dự án này có đối tượng đầu tư là cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng mới, đồng bộ, hoàn chỉnh.

-Theo chủ đầu tư: Dự án có chủ đầu tư là Công ty cổ phần luyện kim khoáng sản Hà Nội (công ty quốc doanh 51% vốn nhà nước)

-Theo giác độ tái sản xuất tài sản cố định: dự án đầu tư xây dựng mới. -Theo thời đoạn kế hoạch: đầu tư dài hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Theo nguồn vốn: sử dụng vốn tự có của chủ đầu tư và vay tín dụng thương mại.

-Theo tính chất và quy mô của dự án (được nêu ở phần tiếp theo). -Theo hình thức quản lý đầu tư: chủ đầu tư trực tiếp quản lý.

Một phần của tài liệu Đồ án kinh tế xây dựng - Lập dự án đầu tư (Trang 27 - 28)