Nguyên tắc chung bố trí sơ đồ tổ chức bộ máy:
Việc tổ chức bộ máy nhân sự vận hành dự án được dựa trên một số nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch mà dự án đã vạch ra. - Thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý các mặt kinh tế, kỹ thuật, lao động… - Quan hệ giữa các bộ phận lãnh đạo, điều hành, quản lý, thực hiện phải rõ ràng - Mỗi người cần thấy rõ nhiệm vụ, vị trí của mình. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về công việc của mình trước một thủ trưởng trực tiếp.
- Cơ cấu phải gọn nhẹ.
Hình 7.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự nhà máy
1. Tổ chức các bộ phận sản xuất:
Bộ phận sản xuất trong Nhà máy gồm có bộ phận vận hành máy và bộ phận phục vụ sản xuất.
* Bộ phận vận vận hành máy gồm các công nhân đứng máy:
- Phân xưởng hoàn nguyên sắt: các máy vận chuyển nguyên liệu từ bãi chứa, máy trộn, máy nghiền..
- Phân xưởng xi măng xỉ: bộ phận nhập liệu, vận chuyển
- Phân xưởng gạch ốp lát: vận chuyển đến các lò sấy và nhập liệu - Phân xưởng bao bì: máy dập, máy cán, máy tạo hình thành phẩm… * Bộ phận phục vụ sản xuất gồm:
- Đốc công
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC BỘ PHẬN NGHIỆP VỤKẾ TOÁN- KỸ THUẬT – KINH DOANH KẾ TOÁN- KỸ THUẬT – KINH DOANH
PXSẮT XỐP SẮT XỐP PX XI MĂNG PX GẠCH BỘ PHẬN PHỤ TRỢ SẢN XUÂT
- Kỹ thuật
- Điều khiển chất lượng - Bảo dưỡng cơ khí - Vệ sinh máy, tra dầu mỡ - Thủ kho
- Vận chuyển nội bộ - Các việc khác
ii. Tổ chức bộ phận tiêu thụ:
Bộ phận tiêu thụ sản phẩm có chức năng tính toán nhu cầu của thị trường cũng như các khách hàng tiềm năng để khai thác nâng cao năng suất.
Quảng bá, marketing và các hoạt động thúc đẩy tăng doanh số bán hàng.
Tính toán lượng sản phẩm lưu kho và xuất kho để không tồn đọng vốn, quay vòng vốn lưu động nhanh trong năm…
Đưa ra chiến lược cạnh tranh và phát triển thương hiệu, sản phẩm trong tương lai cho nhà máy.
iii. Bộ máy quản lý chung:
Theo luật doanh nghiệp của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước thì bộ máy quản lý gồm có: Giám đốc, phó giám đốc, Kế toán trưởng, văn phòng và các phòng chuyên môn nghiệp vụ.
- Giám đốc doanh nghiệp do người quyết đinh thành lập doanh nghiệp bổ nhiệm, giao nhiệm vụ, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Giám đốc doanh nghiệp là người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp đồng thời phải chịu mọi trách nhiệm trước người bổ nhiệm và pháp luật về điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc có quyền hành cao nhất trong doanh nghiệp trong đó có quyền quyết định về tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp.
- Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc điều hành doanh nghiệp theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc phân quyền và uỷ quyền.
- Kế toán trưởng giúp Giám đốc doanh nghiệp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của doanh nghiệp và có nhiệm vụ, quyền hạn theo pháp luật quy định.
- Văn phòng và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
- Biên chế của nhà máy ưu tiên tuyển người có khả năng trong địa phương của tỉnh, nhất là bộ phận công nhân viên. Đối với ban giám đốc và các trưởng phòng, phân xưởng tuyển dụng theo hình thức thi tuyển rộng rãi.
Bảng 7.1 Biên chế lao động của nhà máy
STT BỘ PHẬN SỐ CÔNG
NHÂN
SỐ CÁN BỘ QL
& KỸ THUẬT TỔNG SỐ
1 Phân xưởng sắt hoàn nguyên 48 12 60
2 Phân xưởng xi măng xỉ 52 8 60
3 Phân xưởng gạch ốp lát 76 4 80
4 Trạm khí gas 30 4 34
5 Phân xưởng bao bì 36 4 40
6 Trạm phát điện dư nhiệt 16 4 20
7 Trạm biến áp tổng 10 6 16
8 Sửa chữa 8 2 10
9 Trung tâm hóa nghiệm 10 2 12
10 Nhân viên bảo vệ và phục vụ hậucần cần
18 2 20
11 Cán bộ quản lý hành chính 15 15
12 Tổng cộng 304 63 367