II. Thuyết minh giải pháp công nghệ lựa chọn 1 Công nghệ hoàn nguyên sắt
8 Năng suất lao động trung bình 1000KW/ người năm
Lượng có thể cung cấp mỗi giờ Kw/h 5050
Lượng có thể cung cấp trong năm 1000KW/năm 36360
2 Mỗi năm tiết kiệm than Tấn/ năm 228.960
3 Phí tiết kiệm điện dư hàngnăm 1000USD/ năm 21301
4 Lượng nước sử dụng hàng ngày m3/ ngày 408
Lượng tiêu hao nước khử muối m3/ h 2
Lượng hao nước làm nguội tuần hoàn m3/ h 15
5 Diện tích kiến trúc m2 1000
6 Giá thành phát điện 1000vnđ/ KWh 2
7 Biên chế lao động Người 20
8 Năng suất lao động trung bình 1000 KW/ người.năm năm
2016
9 Đầu tư xây dựng 1000VND 9.138.452
vii. Công trình phụ trợ
• Cấp điện
Việc cung cấp điện cho nhà máy do hệ thống cấp điện hiện có của công ty Huyndai- Vinashin hoặc nối từ mạng lưới điện 110Kv chạy qua cạnh nhà máy, phụ tải như sau:
- phân xưởng hoàn nguyên sắt : 38720.8 Kw, trong đó cụ thể :
+công suất bộ phận xử lý nguyên liệu: công suất lắp đặt là 6KV- 800 KW (máy nghiền bi 500KW và 300KW)
+công suất hoàn nguyên sắt và khác: 6Kv – 800Kw máy nghiền bi
+công suất đặt : 380V – 37120,8 Kw (16 máy 2276.3 Kw của lò hoàn nguyên, khác 700 Kw)
- phân xưởng xi măng xỉ: 4150Kw, trong đó :
+công suất đặt 6Kv-3200Kw bao gồm 2 máy ống nghiền siêu mịn 1600Kw +công suất khác 380V- 950Kw
- phân xưởng gạch: 450Kw- 380V - trạm khí gas: 300Kw- 380 V
- phân xưởng bao bì 300,5 Kw -380V
-trạm phát điện dư nhiệt: công suất máy phát điện là 6000Kw, công suất trung bình là 5600Kw, tự hao là 550Kw
- điện dùng sinh hoạt là 280Kw
Phụ tải tổng của nhà máy là 44201,3KW, nguồn điện bên ngoài dùng cột 10Kv, LGJ- 240 để cấp.
Nhà máy do trạm hạ thế tổng dẫn đến các phòng đấu điện của các phân xưởng để cấp điện.
*Thiết bị cấp và đấu điện: được liệt kê ở danh mục các thiết bị cho dự án. • Điều khiển
Hệ thống điều khiển cho toàn nhà máy lấy bộ phận làm đơn vị, ở các phân xưởng và bộ phận dùng hệ thống điều khiển PLC hoặc DCS thuần thục tin cậy tạo thành các hệ thống điều khiển độc lập của từng bộ phận, sau đó mới dùng mạng lưới tiếp nhận công nghiệp thông qua cáp quang và máy giao hoán trong khu vực nhà máy khiến hệ thống điều khiển đến các phân xưởng liên kết với nhau hình thành mạng lưới cục bộ. Ở trung tâm nhà máy, có thể sử dụng phòng đấu điện cao thế, đặt phòng điều khiển trung tâm phối hợp với các phần mềm và phần cứng tương ứng là có thể điều khiển sự vận hành thiết bị và các tham số trong các quá trình trên các dây truyền sản xuất của tòa nhà máy ngay trong phòng điều khiển trung tâm. Toàn nhà máy có lắp đặt TV công nghiệp và TV an toàn.
Cả hệ thống điều khiển có lắp ban điều khiển chung, điều khiển bằng phương thức PLC, đối với các tham số: nhiệt độ, lượng cấp liệu, tốc độ chuyển động hệ thống vận tải, … trong quá trình sản xuất đều được tiến hành hoàn toàn tự động hóa.
*Hệ thống điều khiển phân xưởng xi măng xỉ:
Để có thể thỏa mãn yêu cầu công nghệ của dây chuyền sản xuất xi măng xỉ, bảo đảm vận hành tin cậy thiết bị công nghệ, ổn định tham số công nghệ và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguồn năng lượng, nâng cao hiệu suất chuyển vận của dây chuyền sản xuất. Dự án này sử dụng hệ thống điều khiển PLC phối hợp cùng hệ thống điều khiển bằng máy tính có kỹ thuật tiên tiến, tính năng tin cậy (ở dưới gọi tắt là hệ thống DCS) tạo thành hệ thống tập trung theo dõi và thao tác, điều khiển phân tán dây chuyền sản xuất chính, như thế có hiệu quả nâng cao tính tin cậy và tính bảo vệ của thiết bị động cơ, thực hiện hiện đoại hóa điều khiển.
*Hệ thống điều khiển trạm điện dư nhiệt:
Trạm phát điện dư nhiệt sử dụng hệ thống giám sát và điều khiển tự động nhiệt công, có lắp đặt các máy đo nhiệt công như: nhiệt kế, áp kế, thủy vị, lưu lượng, vận tốc chuyển, sự đổi chỗ…(đo tại chỗ và đo tầm xa.
Có lắp đặt thiết bị cảnh báo thanh, quang với hạn cao và hạn thấp, thiết bị điều hành điều khiển khống chế tự động, tiến hành thu thập các thông tin vận hành của thiết bị và lại chuyển tín hiệu đến trung tâm điều khiển tập trung để xử lý khống chế với các vị trí giám sát và điều khiển của thiết bị phát nhiệt dư nhiệt.
• Cấp nước
Nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất của nhà máy đều dùng từ hệ thống cấp nước hiện có của công ty Huyndai- Vinashin, trong nhà máy có xây dựng một bể nước 1000m3, 1 hệ thống bơm nước làm nguội tuần hoàn 2000m3 /h và 1 bộ thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt 100m3 / ngày.
Lượng nước dùng của nhà máy tính theo giờ là 43,5 m3 /h, tổng theo ngày là 1044 m3 /ngày. Lượng nước tuần hoàn là 1999 m3 /h trong đó bổ sung mới là 20 m3 /h tỷ lệ sử dụng lại của nước là 98%. Tình hình các điểm sử dụng nước như sau:
- phân xưởng hoàn nguyên: chủ yếu là nước làm nguội cho ống khiến từ của lò hoàn nguyên vi sóng, lượng nước sử dụng tuần hoàn là 48 m3 /h, nước bổ sung là 1 m3 /h.
-phân xưởng xi măng xỉ : thiết bị làm nguội cho máy nghiền ống hạt xỉ siêu mịn. lượng nước sử dụng tuần hoàn là 45 m3 /h và nước bổ sung là 1m3/h.
-phân xưởng sản xuất gạch: trong quá trình này chỉ sử dụng lượng nước là 1 m3
-trạm khí gas: nước mềm cho lò sinh khí gas được sản xuất bổ sung riêng. Nước dùng làm nguội, ra xỉ và sản xuất than cục không sinh ra nước bẩn, lượng nước sử dụng là 9 m3 /h
-phân xưởng bao bì: nước dùng chủ yếu để làm nguội cho máy kéo sợi, dùng tuần hoàn, cần 0,1 m3 /h
-trạm phát điện dư nhiệt: chủ yếu dùng cho làm nguội máy phát tuabin, sử dụng tuần hoàn 19 m3 /h, lượng bổ sung là 2,5 m3 /h.
-nước sinh hoạt: cho nhà ăn, tắm giặt của công nhân viên: 10,4 m3 /h • Xây dựng
Các phân xưởng sản xuất của nhà máy sử dụng kết cấu nhà thép tiền chế, tường bên ngoài dựng thép hình ép, tường trong nhà dùng vách nhẹ và xây bằng gạch, mái dùng thép hình ép đơn màu xanh da trời. Các nhà làm việc và nhà đời sống dùng nhà khung kết cấu bê tông cốt thép tường gạch, mái dùng thép hình ép đơn.