1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kinh nghiệm trong công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường CSVC phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS xuân cao, huyện thường xuân

23 103 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Theo Nghị định 90, nội dung xã hội hóa giáo dục baogồm: Một là: Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức; vận động toàn dân, trước hết là những người tro

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THCS

XUÂN CẨM, THƯỜNG XUÂN

Người thực hiện: Cầm Bá Quý Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Cẩm SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NHẰM TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS

XUÂN CAO, HUYỆN THƯỜNG XUÂN

Người thực hiện: Phan Đình Lượng Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Cao SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HOÁ NĂM 2019

Trang 2

Mục Nội dung Trang

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dụcvà với nhà trường 14

Trang 3

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

TT Chữ cái viết tắt Nội dung

1 HĐGGNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

5 GVCN Giáo viên chủ nhiệm

6 GVCNL Giáo viên chủ nhiệm lớp

8 ĐTNTPHCM Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

9 ĐTNCSHCM Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Trang 4

1 Mở đầu:

1.1 Lý do chọn đề tài.

Xã hội hóa giáo dục không phải là một vấn đề mới đối với giáo dục nước

ta Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, ngày 21-8-1997, Chính phủ đã ban hànhNghị quyết số 90/CP về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt độnggiáo dục, y tế và văn hóa Theo Nghị định 90, nội dung xã hội hóa giáo dục baogồm:

Một là: Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều

hình thức; vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động,thực hiện học tập suốt đời làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập;

Hai là: Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo môi trường giáo dục

lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở giađình và giáo dục ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chínhquyền, các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục;

Bà là: Nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với

giáo dục nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ thống giáo dục để phục vụtốt việc học tập của nhân dân

Thực hiện chủ trương Đại hội VIII đề ra, Nghị quyết Đại hội IX, X, XIcủa Đảng khẳng định: tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa, huy động nguồnlực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệpgiáo dục

Cụ thể hóa quan điểm của Đảng, tại Đại hội XI, Hội nghị lần thứ 8 BanChấp hành Trung ương Đảng đã ban hành nghị quyết số 29 – NQ/TW, về đề án

“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hộinhập quốc tế.” Một trong 7 nội dung của đề án là công tác xã hội hóa giáo dục(XHHGD) Vì điều kiện thời gian, sáng kiến của tôi chỉ đi sâu nghiên cứu nộidung 3: việc huy động các nguồn lực (Nhân lực, vật lực, tài chính) nhằm tăngcường CSVC, cải tạo cảnh quan nhà trường

Hiện nay, do Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là Quốc sách hàngđầu nên cơ sở vật chất (CSVC) các cơ sở giáo dục ngày một được đầu tư để đápứng với yêu cầu của Giáo dục và Đào tạo Tuy nhiên, khi nguồn lực của Nhànước đầu tư cho giáo dục vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thì việchuy động nguồn lực của nhân dân, của toàn xã hội để đẩy mạnh xã hội hóa giáodục là rất cần thiết Để làm tốt công việc này, cần có sự góp sức của địa phương,của ngành và của cộng đồng, giúp nhà trường có điều kiện xây dựng CSVC đểlàm thay đổi bộ mặt của nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục,giúp uy tín của trường được nâng lên Song, làm sao để biện pháp tuyên truyềnhuy động phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội đều hướng về nhà trườngbằng cả tâm huyết và lòng tự nguyện, làm sao để đẩy mạnh công tác XHHGDtrong nhà trường được duy trì thường xuyên, liên tục, đồng thời phải đảm bảođúng luật, đúng quy định, làm sao để công tác XHHGD không trở thành nhữngvấn đề bức xúc, tạo dư luận xấu như một vài cơ sở giáo dục trong những nămgần đây, làm sao để không đánh mất lòng tin của nhân dân với nhà trường là cảvấn đề nan giải mà mỗi người quản lí ở từng đơn vị phải suy nghĩ và hành động

Trang 5

Xuất phát từ lý do đó, tôi đã nghiên cứu những đặc thù của đơn vị, tìmhiểu thực trạng của công tác XHHGD ở địa phương, rút ra nguyên nhân củanhững tồn tại cũng như những ưu điểm trong công tác huy động các nguồn lực

để tăng cường CSVC, cải tạo cảnh quan nhà trường góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục Qua nhiều năm thực hiện công tác XHHGD tại đơn vị, bản thântôi đã cùng với ban lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ Vì vậy, tôi đãchọn viết sáng kiến " Một số kinh nghiệm trong công tác xã hội hoá giáo dục

nhằm tăng cường CSVC phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục

ở trường THCS Xuân Cao" để cùng với đồng nghiệp trao đổi, thảo luận về vấn

đề XHHGD hiện nay ở các nhà trường

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, các văn bản, các quy định để

đề xuất một số giải pháp về công tác XHHGD ở trường THCS Xuân Cao

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Các giải pháp về việc đẩy mạnh công tác XHHGD ở trường THCS XuânCao từ năm học 2016- 2017 đến nay

1.4 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Phương pháp này nhằm giúp thu thập các thông tin lý luận để xây dựng

cơ sở lý luận của đề tài cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp đề tài; phươngpháp khái quát hoá các nhận định, độc lập

+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp này nhằm giúp thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng

cơ sở thực tiễn của đề tài cụ thể: Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;phương pháp lấy ý kiến kinh nghiệm đồng nghiệp

2 Nội dung sáng kiến

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

XHHGD là huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia vàoquá trình giáo dục, đa dạng hoá các loại hình giáo dục, tạo ra phong trào học tập,xây dựng một xã hội học tập để mọi người dân cùng được hưởng thụ các thànhquả do hoạt động giáo dục đem lại

XHHGD một mặt là quá trình nâng cao vai trò định hướng, chỉ đạo, quản

lí và đầu tư của Nhà nước mặt khác là việc huy động sự tham gia đóng góp củanhân dân, của toàn xã hội cho phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo để huyđộng sự đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực cho Giáo dục và Đào tạo

Đó chính là huy động XHHGD

XHHGD gồm 2 thành phần chính đó là: Xây dựng một xã hội học tậptrong đó mọi người học tập thường xuyên, học tập suốt đời và huy động cácnguồn lực trong xã hội tham gia đóng góp cho giáo dục

XHHGD đem lại nhiều lợi ích Thứ nhất là nó tạo ra một phong trào họctập sâu rộng trong xã hội dưới nhiều hình thức, thực hiện học tập suốt đời đểngười dân làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho

Trang 6

Việt Nam trở thành một xã hội học tập Thứ hai là xã hội hóa giáo dục sẽ pháthuy mọi tiềm năng trong xã hội về vật chất, trí tuệ, khoa học kĩ thuật, huy động

sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục với các mức độ khác nhaugiúp giáo dục đạt quy mô rộng, tốc độ lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu pháttriển và tiến bộ giáo dục Thứ ba là xã hội hóa giáo dục là một giải pháp quantrọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược kinh tế – xã hộicủa Đảng và nhà nước Công bằng không chỉ trong việc hưởng thụ (Người dânđược Nhà nước và xã hội chăm lo) mà còn trong việc đóng góp, cống hiến cho

xã hội theo khả năng thực tế của từng người, từng địa phương

Có thể nói một cách khái quát: Xã hội hoá giáo dục là một quá trình mà cảcộng đồng và xã hội cùng tham gia vào giáo dục Trong đó mọi tổ chức, gia đình

và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhàtrường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và

an toàn

Thực tế trong những năm học vừa qua, công tác xã hội hoá đã đem lạiluồng sinh khí mới cho giáo dục: Bộ mặt của các cơ sở giáo dục đã có nhữngbước chuyển biến rõ rệt, điều kiện CSVC, khuôn viên trường lớp, chất lượnggiáo dục vì thế mà cũng được nâng lên; mối quan hệ giữa nhà trường và phụhuynh học sinh càng thêm gắn kết, tin cậy lẫn nhau Phụ huynh học sinh tintưởng vào nhà trường, quan tâm đến các hoạt động giáo dục của con em Hiệuquả từ công tác xã hội hoá đến nay là không thể phủ nhận nhưng bên cạnh đócông tác xã hội hoá cũng bị một vài cơ sở giáo dục đã biến tướng thành vấn đềbức xúc trong dư luận đó là tình trạng thiếu dân chủ, bàn bạc; thiếu sự côngkhai, minh bạch; thiếu đồng thuận, không tuân thủ các quy định của nhà nước vềcông tác vận động XHHGD Dẫn tới hiện tượng lạm thu, thu sai quy định… dẫntới có những luồng dư luận không tốt trong công tác XHHGD, đánh mất lòng tincủa nhân dân vào các nhà trường

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trường THCS Xuân Cao là một trường thuộc huyện miền núi của tỉnhThanh hoá Trường được xây dựng trên một khuôn viên rộng hơn 7000 m2,trước những năm 2016 CSVC, các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy và họccòn thiếu thốn; khuôn viên trường lớp, các công trình phụ trợ, các phòng chứcnăng còn tạm bợ và sơ sài; việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trườngcòn bị chi phối bởi các điều kiện CSVC hiện có; môi trường cho hoạt động dạy

và học vì thế cũng thiếu sự chuyên nghiệp, thiếu sự nhiệt tình và tận tâm củathầy và trò; sự quan tâm của phụ huynh đến chất lượng giáo dục của nhà trường

và quan tâm đến điều kiện học tập của con em vì thế cũng giảm sút Nhà trường,mặc dù đã có nhiều cố gắng song trong điều kiện cụ thể không thể bứt phá đểkhẳng định chất lượng trong các trường thuộc khu vực phía Nam của huyện,chưa nói đến so với khu vực các trường trung tâm

Là một xã đang được thụ hưởng chương trình 30a của Chính phủ nên điềukiện kinh tế nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, chủ yếu từ nghềlàm ruộng, chỉ có một số ít làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ Tỉ lệ hộ nghèo

và cận nghèo cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em

Trang 7

CSVC, trang thiết bị dạy học tuy đã được đầu tư, nâng cấp song vẫn chưa đápứng được yêu cầu phục vụ tốt cho giáo viên và học sinh như: khuôn viên trườnghiện một nửa là do sát nhập của trường Tiểu học Xuân Cao 1 ( trường Tiểu họcXuân Cao 1 được chuyển đến địa điểm mới), nên: bàn ghế gỗ ép đã đến thời kỳphồng rộp; đồ dùng, thiết bị thí nghiệm đã cũ và hỏng; sân chơi, bãi tập còn bụi,chưa được phủ xanh bóng mát, các phòng học thực hành, phòng chức năng cònthiếu; dàn máy tính phục vụ cho dạy học tin học đã cũ, hay hỏng; khuôn viêntrường lớp chưa đảm bảo xanh - sạch - đẹp - an toàn; hệ thống điện, quạt chưathực sự an toàn, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu, tài liệutham khảo cho giáo viên và học sinh chưa phong phú; khu tập thể của cán bộgiáo viên đã xuống cấp nghiêm trọng, có thể sập mái ngói trong thời kỳ mưabão, ….

Nhìn chung thời gian này công tác xã hội hoá giáo dục còn gặp nhiều khókhăn do hạn chế về công tác tuyên truyền dẫn tới một bộ phận không nhỏ quầnchúng nhân dân, cán bộ đảng viên chưa nhận thức đúng đắn quan điểm củaĐảng, Nhà nước về XHHGD Đảng ủy, chính quyền địa phương chưa có nhữngvăn bản cụ thể về việc phát triển giáo dục, sức lan tỏa còn hạn chế Vì vậy các tổchức đoàn thể và nhân dân trên địa bàn chưa có nhiều đóng góp lớn cho việc xâydựng và phát triển nhà trường

Xuất phát từ thực tế đó, với quyết tâm phấn đấu đưa nhà trường phát triểntoàn diện, tôi đã tìm hiểu và có suy nghĩ: Nhân dân trong xã tuy đời sống kinh tế

đa số chưa phải là khá giả nhưng rất chăm lo cho con cái học tập Rất nhiều giađình hằng ngày vẫn đem con đi học thêm các lớp Tiếng Anh tại các trung tâmcách nhà gần 20 km, trên địa bàn xã có rất nhiều dòng họ hiếu học, như: Dòng

họ Hà; họ Vi; Điều đó chứng tỏ nhân dân sẵn sàng đầu tư cho con em họ nếuthấy hiệu quả và tin cậy Nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường, của địaphương, là một Hiệu trưởng, tôi suy nghĩ nếu chỉ trông chờ vào ngân sách nhànước thì chưa biết đến lúc nào nhà trường mới có được một cơ ngơi khang trangcho thầy và trò dạy – học, mà phải biết dựa vào dân, khai thác sự đóng góp củamọi tổ chức cá nhân và các nhà hảo tâm trên địa bàn để tăng cường CSVC, cảitạo cảnh quan nhà trường, đồng thời phải có biện pháp tiết kiệm từ ngân sách đểđầu tư xây dựng nhà trường Từ suy nghĩ đó, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch

cụ thể về công tác XHHGD: Mục đích của công tác XHHGD là gì? Nguyên tắctiến hành công tác xã hội hoá giáo dục như thế nào? Các thành phần tham giacông tác XHHGD là ai, trách nhiệm cụ thể? Hình thức và phương tiện để tiếnhành công tác XHHGD là gì? Căn cứ những suy nghĩ trên và dựa vào tình hìnhthực tế của nhà trường, tôi đã lập ra kế hoạch hoạt động, mục tiêu phấn đấu cụthể hàng năm trong 5 năm để hoạt động Sau khi lập kế hoạch và thống nhấttrong hội đồng sư phạm, họp trao đổi thống nhất với Hội Cha mẹ học sinh(CMHS) trong nhà trường và trình duyệt, xin chủ trương của Đảng uỷ, chínhquyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương Được sự nhất trí, ủng hộ của chínhquyền địa phương, Hội CMHS từ năm học 2016-2017 nhà trường đã triển khaithực hiện công tác XHHGD với những giải pháp cụ thể và bước đầu đạt kết quảđáng khích lệ

Trang 8

2.3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

+ Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

Theo tôi đây là biện pháp rất quan trọng, có yếu tố quyết định đến kết quảcủa công tác XHHGD tại nhà trường Để công tác xã hội hóa giáo dục đạt kếtquả cần phải xây dựng kế hoạch khoa học, cụ thể và mang tính khả thi cao.Trước khi xây dựng kế hoạch cần phải tìm hiểu, nắm tình hình thực tế tại đơn vị,địa phương nơi trường đóng để có biện pháp phù hợp Xây dựng kế hoạch phải

cụ thể có kiểm tra đánh giá và tìm biện pháp khắc phục, phải có kế hoạch dàihạn và hàng năm

Để có được kế hoạch hoạt động hiệu quả, trước hết dựa trên thực tế củanhà trường tôi cùng với ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ giáo viên nhà trườngthiết kế xây dựng từng hạng mục công trình cần phải làm trong thời gian 5 năm;tham khảo tại địa phương giá tiền cần phải có để hoàn thành của từng hạng mục;xác định rõ nguồn kinh phí như: khả năng tiết kiệm từ kinh phí được cấp; khảnăng ủng hộ của các doanh nghiệp, phụ huynh học sinh; kinh phí đầu tư xâydựng, sữa chữa CSVC hàng năm của địa phương Đồng thời xác định rõ hạngmục nào có thể thuê lao động tại địa phương ( trực tiếp phụ huynh học sinh)thực hiện, hạng mục nào phải do các công ty khác đảm nhận Từ kế hoạch tổngthể trên nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động của từng năm học theo đúng lộtrình đã đề ra

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch hoạt động về xây dựng CSVC, tôi cùngvới ban lãnh đạo, lấy ý kiến toàn thể CBGV xây dựng kế hoạch chiến lược pháttriển về chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục của nhà trường để cam kếtthực hiện

Sau khi xây dựng được kế hoạch trước khi đưa vào thực hiện phải theotrình tự: CBGV nhà trường Phụ huynh học sinh nhất trí lãnh đạođịa phương phê duyệt đồng ý của Phòng GD&ĐT

+ Giải pháp 2: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền

Là một Hiệu trưởng, tôi nhận thức được mục đích của việc tuyên truyềnphải làm sao để mọi người hiểu ra rằng: Nếu toàn xã hội và các gia đình quantâm với công tác XHHGD thì con em họ được hưởng môi trường giáo dục tốthơn Việc tuyên truyền phải là một chủ trương đúng đắn với ý nghĩa tất cảnhững gì tốt đẹp nhất đều dành cho thế hệ trẻ, cải thiện điều kiện học tập củahọc sinh, đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò.v.v… Xác định rõ nộidung tuyên truyền là chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước, của UBNDtỉnh, huyện… về công tác XHHGD, là kế hoạch hoạt động của nhà trường Đểcông tác tuyên truyền tôi nhận thấy cần phải thực hiện qua các bước như sau:

Thứ nhất: Tuyên truyền sâu rộng đến tập thể cán bộ, giáo viên, công

nhân viên trong nhà trường

Mọi hoạt động XHHGD đều liên quan đến người giáo viên Khi giáo viênlàm tốt chức trách của mình sẽ là nguồn lực cơ bản khích lệ sự nhiệt tình của cáclực lượng xã hội, đặc biệt là của các bậc phụ huynh Giáo viên nhất là giáo viênchủ nhiệm phải có năng lực vận động quần chúng, tổ chức quần chúng thành lựclượng thực hiện tích cực Giáo viên cần chú ý những việc như: Nâng cao nhận

Trang 9

thức, sự tự giác của quần chúng bằng mọi hình thức tuyên truyền; Đảm bảo hiệuquả công việc, không hình thức chủ nghĩa cá nhân, đem lại lợi ích thiết thực.Tuyên truyền để họ sẽ hiểu ra rằng nếu thiếu thốn trang thiết bị dạy học, môitrường sư phạm không đảm bảo thì hiệu quả công tác giảng dạy sẽ không cao,chất lượng giáo dục thấp, uy tín nhà trường sẽ bị giảm đi Ngược lại, nếu nhàtrường có điều kiện tốt thì bản thân mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên sẽ có nhiềuthuận lợi hơn trong công việc, hiệu quả công tác cao hơn, uy tín nhờ đó mà đượcnhân lên Tuyên truyền ý nghĩa của công tác XHHGD với toàn thể cán bộ giáoviên, nhân viên, với phụ huynh học sinh (PHHS) để từ đó thấy được tầm quantrọng của công tác XHHGD đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và

sự phát triển của nhà trường nói riêng Để mọi người hiểu rằng sự nghiệp giáodục không chỉ là nhiệm vụ riêng của nhà trường mà đó là nhiệm vụ chung củatoàn xã hội trong đó nhà trường có vai trò chính

Tôi thường xuyên cập nhật thông tin, quán triệt các quan điểm, đường lối,nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền về công tác XHHGD;đánh giá kết quả hoạt động của công tác XHHGD tại nhà trường để tuyên truyềnđến CBGV, NV thông qua các cuộc họp, như: Sinh hoạt chi bộ; giao ban hàngtuần; các buổi sinh hoạt chuyên môn và các buổi họp hội đồng hàng tháng

Thứ hai: Tuyên truyền đến toàn thể phụ huynh học sinh toàn trường

Đây là lực lượng quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tácXHHGD Vì vậy, tôi xây dựng nội dung cụ thể chi tiết cho giáo viên khi triểnkhai tới từng PHHS thông qua các buổi họp định kỳ trong năm, giáo viên lắngnghe phản hồi của PHHS tổng hợp những ý kiến chung nhất để xây dựng kếhoạch thực hiện sau đó thông báo lại cho ban đại diện Cha mẹ các lớp để tạođược sự đồng thuận cao nhất Ban đại diện cah mẹ học sinh chính là người giámsát các hoạt động của nhà trường

Thứ ba: Tuyên truyền đến lãnh đạo, nhân dân địa phương trên địa bàn.

Do đặc thù công việc nhà trường nên có ít dịp được họp với nhân dân Vìvậy, tôi nhận thấy phải tạo mối quan hệ thật tốt với lãnh đạo địa phương, tổ chứctốt họp thống nhất về công tác phối hợp giữa nhà trường với UBND xã đúngđịnh kỳ, xây dựng nghị quyết thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn phát triển củanhà trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục huyện nói chung Thu thập ý kiếnđóng góp của mọi lực lượng xã hội, để thể hiện trách nhiệm của xã hội đối với

sự nghiệp phát triển giáo dục Duy trì thường xuyên liên tục, sinh động, đa dạng

và có hiệu quả việc tuyên truyền các chủ trương, nội dung XHHGD của Đảng vàNhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các đợt sơ, tổngkết đoàn thể, thôn xóm, chi bộ các trong toàn xã Thông qua các cuộc họpđược tham dự, tôi tranh thủ kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng, phân tích cặn

kẽ các chủ trương huy động của nhà trường, nâng cao ý thức trách nhiệm củamỗi người dân và cộng đồng xã hội trong việc chăm lo phát triển giáo dục

+ Giải pháp 3: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương

Tôi xác định nếu có sự nhất trí của lãnh đạo địa phương sẽ giúp cho côngviệc của nhà trường được thuận lợi và ngược lại lãnh đạo sẽ tin tưởng vào nhà

Trang 10

trường Làm tốt công tác tham mưu sẽ giúp cho công tác XHHGD của nhàtrường có được cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện và kế hoạch XHHGD được tổ chức bài bản và có hiệu quả hơn

Từ đó, tôi thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về công tácgiáo dục nói chung và các chủ trương XHHGD của Đảng, Nhà nước, Chính phủ,Tỉnh và của ngành đến UBND xã Tạo uy tín thông qua các hoạt động giáo dục,những kết quả đạt được của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trên các mặthoạt động Tham mưu về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, quyhoạch khuôn viên trường, tham mưu về xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo cảnhquan nhà trường… Tham mưu phải được thể hiện bằng các nghị quyết của nhàtrường, quyết định của UBND xã và của ngành giáo dục mới được phụ huynhhọc sinh và nhân dân ủng hộ và là căn cứ pháp lý để nhà trường thực hiện cóhiệu quả

Để tham mưu đúng và trúng, tôi thống nhất trong ban giám hiệu xây dựng

kế hoạch tham mưu trên lĩnh vực mà nhà trường đang gặp khó khăn ví dụ như :Cải tạo sân chơi bãi tập cho học sinh; sữa nhà ở cho cán bộ giáo viên, cải tạocảnh quan nhà trường, cải tạo khuôn viên trường lớp học, xây sân khấu ngoàitrời khu nhà đa năng, nhà xe giáo viên, mua sắm đồ dùng dạy học, bàn ghế mớihọc sinh, Tôi tạo ra nhiều cơ hội để mời cấp ủy, chính quyền địa phương đếnthăm trường, gặp gỡ giáo viên nhà trường Định kỳ họp giao ban Bí thư chi bộtại xã, tôi tranh thủ báo cáo kế hoạch XHHGD, báo cáo những vấn đề khó khăn

về CSVC của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn đế ngoài tầmtay của nhà trường Tôi luôn chủ động tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chínhquyền, trong công tác tham mưu, phải kiên trì, tham mưu một lần chưa được thìlặp lại nhiều lần

+ Giải pháp 4: Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường.

Tôi luôn xác định rõ “ Chất lượng là danh dự, là uy tín của nhà

trường” Để đạt được điều đó, cần phải tạo một bầu không khí ở nhà trường thật

vui tươi phấn khởi, để học sinh mỗi ngày đến trường được học, được vui chơimột cách thoải mái và tiếp thu bài học có hiệu quả Phải xây dựng cho mỗi giáoviên trong giảng dạy học trò, phải giảng dạy bằng cả tình thương và trách nhiệmcủa mình, để học sinh có được tự tin hơn khi được đến lớp đến trường và mỗithầy cô giáo phải thực sự là tấm gương đạo đức tự học để học sinh noi theo

Đối với nhà trường phải xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn,gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết, chú trọng việcdạy thật, học thật, chất lượng thật Việc giữ gìn uy tín của CBGV, NV không chỉ

là ở trong trường mà cần phải xây dựng phong cách sống chuẩn mực, chấp hànhđúng quy định của pháp luật ngoài nhà trường, như: khi tham gia giao thông, khigiao lưu văn hóa, văn nghệ,

Thông báo kịp thời kết quả học tập của học sinh đến từng phụ huynh họcsinh và kết quả sau mỗi học kỳ, những thành tích nổi trội của học sinh đến banđại diện cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương Đồng thời cũng thông báo kịp

Trang 11

thời những học sinh có những biểu hiện không tốt trong học tập và rèn luyện đếnPHHS biết, để PHHS có biện pháp phối hợp giáo dục những học sinh chậm tiến.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh để tạo niềm tin cho PHHS Niềm tin ấy chính là cơ sở quan trọng để cấp ủy chính quyền địa phươngủng hộ Mặt khác, cần tập trung quan tâm vào chất lượng mũi nhọn như giáoviên giỏi, tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh hoàn thành chương trình THCS, điểm thivào lớp 10 THPT, hạn chế học sinh có lực học yếu, học sinh lưu ban… nhằmkhẳng định uy tín nhà trường đây là yếu tố quan trọng để công tác XHHGDđược triển khai có hiệu quả Bên cạnh đó nhà trường luôn quan tâm đến nguyêntắc lợi ích trong việc huy động cộng đồng, biết tận dụng thời cơ và biết làm chocộng đồng những việc làm có ích dưới nhiều hình thức như: Chủ động tham giacác hoạt động của địa phương, cơ quan đơn vị khi được yêu cầu đặc biệt là trongcác dịp lễ, hội, Tết, các đợt ra quân tuyên truyền vừa tạo được không khí sôiđộng trong các hoạt động văn hóa văn nghệ của đơn vị, vừa tạo được mối quan

hệ mật thiết với đoàn thể, chính quyền địa phương, vừa tạo cho học sinh thêmgắn bó với quê hương làng xóm

+ Giải pháp 5: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN)

GVCN có vai trò quan trọng trong việc kết hợp giữa phụ huynh học sinh

và nhà trường, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội Vì vậy, việc bốtrí giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm tạo uy tín cao đối với PHHS là điềukiện tốt để phụ huynh đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường GVCN còn làngười cố vấn trong thực hiện công tác XHHGD, đồng thời là người đứng ra phốihợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường

Để làm tốt công tác XHHGD, GVCN phải nắm vững chủ trương, chínhsách của Đảng, Nhà nước, các kế hoạch của nhà trường về công tác XHHGD đểlàm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh và học sinh GVCN phải nắmnhững thông tin khái quát về gia đình học sinh như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lốisống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹđối với con cái, quan hệ của gia đình, láng giềng Việc tìm hiểu này sẽ giúpGVCN kết hợp tốt với gia đình trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinhgóp phần thực hiện tốt công tác XHHGD

Thực hiện tốt cam kết giữa nhà trường - gia đình - xã hội Thường xuyênkiểm tra công tác chủ nhiệm thông qua hồ sơ, sổ sách, thông qua trao đổi thôngtin với giáo viên bộ môn, học sinh và phụ huynh để kịp thời điều chỉnh Yêu cầuGVCN và phụ huynh cần chọn lựa được ban đại diện cha mẹ học sinh từ các lớp

là những người có uy tín, nhiệt tình để cùng xây dựng nhà trường, là nhữngngười phối kết hợp tốt nhất trong việc thực hiện thông tin hai chiều giữa giađình và nhà trường để cùng giáo dục học sinh một cách tốt nhất và giúp nhàtrường trong tuyên truyền đến toàn thể phụ huynh về công tác XHHGD

Mặt khác GVCN cần quan tâm chú trọng việc liên lạc giữa GVCN vớiPHHS thông qua sổ liên lạc điện tử, thông qua trao đổi điện thoại, trao đổi trựctiếp Tìm hiểu nguyện vọng phụ huynh, chia sẻ với phụ huynh về tình hình họctập của học sinh, nêu rõ những cố gắng của giáo viên và nhà trường đã giúp đỡhọc sinh tuy nhiên chưa có kết quả vì thiếu sự phối hợp của gia đình Đưa ra

Ngày đăng: 12/08/2019, 15:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w