1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp rèn kỹ năng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 24 36 tháng tuổi lớp d1 trường MN hợp thắng

23 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 208,5 KB

Nội dung

Vận động còn là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ phát triển nhậnthức về thế giới xung quanh, trẻ càng biết được nhiều động tác, biết nhiều kĩnăng vận động thì trẻ càng có cơ hội t

Trang 1

1.MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài.

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai củađất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôidưỡng để phát triển một cách toàn diện Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trởthành chủ nhân hữu ích của tương lai, vì vậy trẻ cần được hưởng một nền giáodục phù hợp ngay từ bé để phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức- trí- thể-mỹ Giáo dục thể chất là một bộ phận không thể thiếu được làm cho conngười phát triển và hoàn thiện về cơ thể, Ngay từ thời xưa, Arixtot – Triết gia cổđại Hi lạp đã nhìn nhận về mặt tự nhiên ở con người và cho rằng, muốn trởthành người phải được phát triển về thể chất vì đó là một bộ phận tổ thành củacon người [2]

Phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triểnthể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non Các hoạt độngphát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực sức khoẻ cho trẻ Hoạt động luyện tậpgiúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động, đồng thời giúp trẻ có sức khoẻ tốt, cơthể phát triển cân đối, hài hoà

Vận động còn là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ phát triển nhậnthức về thế giới xung quanh, trẻ càng biết được nhiều động tác, biết nhiều kĩnăng vận động thì trẻ càng có cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh,tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào hoạt động và trẻ tích lũy được nhiều kinhnghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ tăng lên đồngthời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số

kĩ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì và cẩn thận [2]

Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng phần lớn những trẻ ít vậnđộng thì các vận động phức hợp và các chức năng thần kinh thực vật thườngkém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng laođộng chân tay bị giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh Ngoài ra những trẻ ítvận động còn có khả năng hay mắc các bệnh về đường hô hấp Những nghiêncứu của nhà khoa học đã chứng minh, trẻ càng thực hiện đa dạng các vận độngbao nhiêu thì lượng thông tin được chuyển về não bộ càng nhiều bấy nhiêu vàchính điều đó đã thúc đẩy trí tuệ một cách mạnh mẽ [4]

Bên cạnh đó hoạt động phát triển thể chất còn làm thoả mãn nhu cầu vậnđộng của trẻ, giúp trẻ có thể lực, sức khoẻ tốt, tạo cho trẻ tinh thần sảng khoái,vui vẻ, giúp phát triển tốt mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mốiquan hệ bạn bè trong phối hợp các vận động cùng các bạn góp phần phát triểntình cảm xã hội cho trẻ [2]

Tuy nhiên, ở lứa tuổi nhà trẻ 25 - 36 tháng, hệ cơ và hệ xương của trẻ cònnon nớt, khả năng vận động của trẻ còn nhiều hạn chế và có sự khác nhau giữacác trẻ Trẻ thường khó tập trung khi tập luyện, chóng nhớ nhưng cũng nhanhquên Vậy làm thế nào để trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động vậnđộng và hình thành cho trẻ những kĩ năng vận động cơ bản và có một số tố chất

Trang 2

vận động ban đầu phù hợp với sức khoẻ và lừa tuổi của trẻ? Đây là một vấn đề

mà chúng ta cần phải giải quyết

Là một giáo viên phụ trách lớp Nhà trẻ D1(25 - 36 tháng tuổi), bản thântôi luôn suy nghĩ làm thế nào để tìm ra những giải pháp hay, có hiệu quả để giúptrẻ có cơ thể khoẻ mạnh góp phần phát triển toàn diện cho trẻ Chính vì vậy mà

tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp rèn kỹ năng hoạt động phát

triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 25 - 36 tháng tuổi tại lớp D1 trường mầm non Hợp

Thắng” Với hy vọng góp một vài ý kiến nhỏ của mình vào thực tiễn giảng dạy

nâng cao hiệu quả cho trẻ

1.2.Mục đích nghiên cứu.

Giáo dục phát triển thể chất nhằm giúp trẻ khỏe mạnh và có kĩ năng vậnđộng trong các hoạt động hằng ngày Các bài tập luyện ngoài vai trò phát triểnkhả năng vận động còn giúp phát triển các tố chất nhanh nhẹn, sức mạnh của cơbắp, sự khéo kéo và dẻo dai cũng như khả năng giữ thăng bằng của cơ thể trongquá trình vận động [2] Biết được tầm quan trọng đó, là một giáo viên trẻ tôi cầnphải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiếtthực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ - Đạođức - Thẩm mỹ - Thể lực Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tưduy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp và ứng xử ở trẻ nhỏ

Đề tài này giúp đánh giá thực trạng, tìm ra một số giải pháp thực hiệnnhằm nâng cao chất lượng giáo dục đối với việc giáo dục thể chất của trẻ nhà trẻ

25 - 36 tháng tuổi tại lớp D1 trường Mầm non Hợp Thắng

1.3.Đối tượng nghiên cứu.

Một số giải pháp rèn kỹ năng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ 25 - 36 tháng tuổi tại lớp D1 trường mầm non Hợp Thắng.

1.4.Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng phối kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp lí luận:

Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Kiểm định trên trẻ ở lớp, thu thậpthông tin qua tài liệu sách báo, nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và ýtưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài này

Tham khảo trên mạng internet: Tham khảo các các trò chơi, các giờ dạyhay có hiệu quả để chắt lọc áp dụng vào thự tiễn dạy học

Phương pháp điều tra khảo sát thực tế trên trẻ

Phương pháp quan sát hoạt động trên trẻ

Phương pháp trao đổi với đồng nghiệp

Phương pháp thực hành sư phạm

Trang 3

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2.1 Cơ sở lý luận

Giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về nhữnghoạt động vận động nhiều dạng của trẻ mà cơ bản là tính tích cực vận động củachúng Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định,cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ [5]

Những hoạt động vận động phát triển phù hợp, mang tính xã hội và cảmxúc sẽ giúp trẻ học các kỹ năng hợp tác, học cách luân phiên, biết cách chờ đợi

và chia sẻ không gian cho bạn khác Một nghiên cứu gần đây cho thấy vận động

vô cùng quan trọng cho sự phát triển của não bộ và nhận thức

Trong trường mầm non việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăngcường sức khỏe mà nó còn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể

để trẻ vững bước trong các hoạt động [5] Người ta thường nói: “Mọi tài năng

đều ẩn chứa trong một cơ thể khỏe mạnh” Đúng vậy, cuộc sống ngày nay việc

chăm sóc sức khỏe cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, cũngchính vì muốn trẻ có một cơ thể khỏe mạnh được phát triển toàn diện và bảnthân tôi luôn sát sao theo dõi vận động của trẻ lớp mình để tìm ra giải pháp hayđưa vào dạy trẻ vận động có hiệu quả Bởi vì vận động là một quá trình thay đổihình thái bên ngoài và các chức năng của cơ thể Trẻ có khả năng phân tích,đánh giá hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, phân biệt được hiện tượng xung quanh,cũng trong giai đoạn này trẻ có điều kiện thuận lợi để tiếp thu và củng cố các kỹnăng cần thiết giúp cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện [6]

Trong độ tuổi nhà trẻ 25 - 36 tháng, quá trình phát triển của cơ thể trẻ rấtmạnh mẽ, chức năng của các tổ chức cơ thể hoàn chỉnh hơn, trẻ đạt được nhiềutiến bộ trong vận động Lúc này trẻ có thể chạy nhanh, đứng co một chân trongkhoảng 3 giây, có thể bật nhảy tại chỗ, ném được bóng vào rổ trong khoảng80cm, thực hiện các bài tập thể dục, xếp chồng nhiều khối gỗ lên nhau hoặc xếptheo kiểu bắc cầu…[1] Khi tôi tổ chức cho trẻ hoạt động trên lớp các cháu rấtthích tham gia hoạt động nhưng các kỹ năng vận động của các cháu rất yếu nênchỉ có một số ít cháu có thể thực hiện yêu cầu đơn giản theo mục đích yêu cầu

đề ra

2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.

Năm học 2018 - 2019 tôi được phân công dạy lớp D1 độ tuổi nhà trẻ

25 - 36 tháng, với sĩ số 20 cháu Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã cónhững thuận lợi và gặp khó khăn sau:

2.2.1 Thuận lợi.

Ban giám hiệu trường mầm non Hợp Thắng luôn sát cánh cùng giáo viêngiúp chúng tôi vượt qua khó khăn, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Tạođiều kiện, khuyến khích giáo viên phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo, nâng caochất lượng giáo dục

Trường đã đạt trường chuẩn quốc gia nên đã xây dựng môi trường học tậptrong và ngoài lớp tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt việc phát triểnvận động cho trẻ

Trang 4

Trẻ trong lớp cùng lứa tuổi Số lượng trẻ trong lớp vừa đủ để tôi dễ dàng tổchức các hoạt động giáo dục phát triển thể chất có hiệu quả.

Phòng lớp thoáng mát, các trang thiết bị đồ dùng dạy học của cô, đồ dùng

đồ chơi của trẻ được chú trọng đầu tư chất lượng tốt, màu sắc bền đẹp

Bản thân là một giáo viên trẻ vững về chuyên môn, tâm huyết vớinghề năng động nhiệt tình trong công việc, yêu trẻ, luôn có ý thức phấnđấu vươn lên, có tinh thần học hỏi để hoàn thiện mình

Tôi luôn tìm tòi sáng tạo tự làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho tiết dạycủa mình thêm phong phú và đa dạng

Mặc dù có những thuận lợi cơ bản tuy nhiên trong quá trình thực hiện đềtài này của lớp tôi vẫn gặp những khó khăn sau

2.2.2 Khó khăn.

Đồ dùng vận động cho trẻ hoạt động trong sân thể chất thiếu rất nhiều Trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động, sự chú ý có chủ định của trẻ cònchưa cao.Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức của trẻ không đồngđều nên cũng gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động vận độngcho trẻ

Trong lớp còn một số trẻ rụt rè nhút nhát và không tham gia vào các hoạtđộng tập thể Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ, ít có cơ hội được rènluyện nên lười vận động

Thời gian tổ chức chơi vận động còn hạn hẹp vì trò chơi vận động khôngthể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà còn chủ yếu được lồng ghéptích hợp vào các hoạt động mà thôi

Các bậc phụ huynh chưa thật sự hiểu và quan tâm đến việc học tập củacon, em mình, hơn nữa đa số trẻ ở nhà với ông bà trẻ được bao bọc quá kĩ nên ítđược vận động, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo viên hướng dẫn trẻ thựchiện các bài tập vận động

2.2.3 Khảo sát chất lượng khi chưa thực hiện đề tài.

Ngay từ đầu năm học, để bắt đầu nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hànhkhảo sát chất lượng trẻ của lớp tôi là lớp nhà trẻ D1(25 - 36 tháng) tại trườngmầm non Hợp Thắng ( Xem phụ lục 1)

Qua bảng khảo sát đầu năm (ở phụ lục 1) về thực trạng chung của lớp D1nhà trẻ 25 - 36 tháng tuổi mà tôi phụ trách cho thấy: Các kỹ năng vận động củatrẻ còn thấp, trẻ không thực sự hứng thú, không tập trung chú ý trong giờ học vàcòn nhút nhát chưa mạnh dạn tham gia hoạt động Do vậy đòi hỏi tôi phải phảisuy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và đưa trẻ vào hoạt động thểchất một cách tự nguyện tạo cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò

bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học đồng thời tạo cho trẻ có kĩ năng, kiến thứcphong phú về các vận động cơ bản, tôi thấy kỹ năng vận động của trẻ khôngđồng đều, nhiều trẻ kỹ năng còn chưa đạt

Để nâng cao kỹ năng vận động của trẻ, tôi còn tìm tòi các kinh nghiệmqua sách, báo, intennet và học hỏi những kinh nghiệm của các trường bạn để tự

Trang 5

trau dồi thêm những kiến thức cho mình Sau đây là một số giải pháp mà tôi đã

áp dụng thành công ở lớp tôi trong năm học 2018 - 2019

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Giải pháp 1 Chuẩn bị điều kiện và đảm bảo an toàn phục vụ giáo dục thể chất cho trẻ.

a Môi trường học tập.

Muốn trẻ hứng thú với giáo dục thể chất thì việc đầu tiên phải gây hứngthú cho trẻ khi tới lớp học,trẻ có yêu thương, thích đến thì trẻ mới có hứng thútham gia các hoạt động khác Vì thế môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻtích cực hoạt động - việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là

Môi trường ngoài lớp học : Các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố tríthời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn Đồ chơi ngoàitrời trường bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dụcsáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất [3] Bên cạnh

đó là việc trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt độnglao động ngoài trời từ đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây,tưới cây… Từ đó giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kỹ năng theoyêu cầu của chương trình

Ví dụ: Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất củng cố rèn luyện kĩ năng cho

nội dung chính của hoạt động, tôi tổ chức cho trẻ leo trèo lên các thiết bị chơingoài trời hoặc leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường… hay chơi cáctrò chơi vận động, trò chơi dân gian ở ngoài sân trường

Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo rakết quả của hoạt động cao nhất Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mốiquan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ và giáo viên Qua việc vận dụng khithực hiện trong môi trường học tập, tôi nhận thấy trẻ tham gia sôi nổi hơn vớicác hoạt động đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất

Trang 6

động đúng mục đích là việc làm hết sức cần thiết đối với các lớp học mầm nonnhưng bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quantrọng đây là việc làm thường xuyên của người giáo viên phải quan tâm.

Ví dụ: Như khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng tôi thường xuyên thay đổi

đồ dùng cho trẻ theo tuần: khi thì sử dụng vòng thể dục, khi thì gậy thể dục, nơ, cờ…sử dụng các đồ dùng này phù hợp với nội dung bài học và chủ đề đang thựchiện

Hình 1: Trẻ lớp D1 đang tập thể dục sáng kết hợp với vòng, gậy.

Trang 7

Hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi có thể trang trí các

đồ dùng học tập như cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa - thanhnhựa… có màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất đểđạt kết quả cao Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ được cô tạo ra luôntuân thủ nguyên tắc: bền chắc, không sắc nhọn, không có nguy cơ gây tai nạncho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ Trong các trò chơi vận động tôi nghiên cứu vàlàm đồ dùng đồ chơi hướng dẫn trẻ sử dụng chơi có hứng thú và đạt kết quả cao

Trong trường mầm non việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàngđầu, người giáo viên luôn lấy nhiệm vụ an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi làtrọng tâm kế hoạch đề ra Trẻ cần được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động có

sự giám sát của giáo viên đó là với các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ luyện tập, địađiểm cho trẻ hoạt động Tôi luôn quan tâm làm tốt công tác chuẩn bị: Sân tập,kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ luyện tập Đối với các đồ dùng như: ghế thểdục, thang leo… tôi kiểm tra độ chắc trước khi cho trẻ sử dụng nếu thấy chưachắc chắn có biện pháp sửa chữa ngay Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đồdùng, đồ chơi trong lớp để đảm bảo tính an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động

2.3.2 Giải pháp 2 : Lựa chọn nội dung nâng cao chất lượng trong

hoạt động phát triển thể chất.

Để giúp trẻ thêm yêu những hoạt động phát triển thể chất cô cần lựa chọn

các nội dung hoạt động dạy trẻ phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ Khi lựachọn cần phải lưu ý đến thời gian trong ngày để tổ chức đưa các hoạt động tạocho trẻ hứng thú, không bị gò ép trong giờ học

a Thể dục sáng.

Thể dục sáng thường xuyên giúp trẻ tập hít thở sâu, điều hòa nhịp thở,tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn cơ thể, giúp các khớp mềm dẻođồng thời hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, tạo cho trẻ luôn thấy vui vẻ,tinh thần sảng khoái, tích cực tham gia vào mọi hoạt động Vì vậy trong các bàitập thể dục sáng hàng ngày của lớp, tôi luôn lựa chọn các bài tập phù hợp với độtuổi nhà trẻ 25 - 36 tháng, tránh đưa động tác quá khó với khả năng của trẻ sẽlàm cho trẻ quá sức Lựa chọn các động tác và bài tập phù hợp giúp cơ thể trẻnâng cao hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những

kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắncho trẻ

Ví dụ : Chủ đề ‘‘Những con vật đáng yêu’’ tôi cho trẻ tập bài ‘‘Mèo con’

hoặc tập bài ‘‘Thỏ con’’

Chủ đề : ‘‘Trường mầm non’’ tôi cho trẻ tập theo bài ‘‘Đu quay’’

Ví dụ : Chủ đề ‘‘Mẹ và những người thân yêu của bé’’ thì tập theo lời bài hát ‘‘Cả nhà thương nhau’’

Khi tập thể dục sáng cho kết hợp động tác phát triển chung : Hô hấp, tay,

chân, bụng, bật, điều hòa trên nền nhạc thiếu nhi vui nhộn theo chủ đề, có thể

sử dụng các dụng cụ như : Vòng, gậy, hoa, nơ các động tác vận động phải phù

Trang 8

hợp với độ tuổi của trẻ, dụng cụ tập phải thay đổi hàng ngày tránh sự nhàmchán, kích thích sự hứng thú cho trẻ tập luyện.

Khi cho trẻ thưc hiện tập cô luôn quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu,vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, khônglên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cảkhi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác Số lần lặp lại mỗi bài tập phụthuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ Những bàitập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2 - 3 lần, còn động tác pháttriển chung đối với tay, chân thì nên nhiều hơn các động tác khác

Sau khi tập cho trẻ đi bộ kết thúc nhằm hồi tĩnh hô hấp, điều hòa hoạtđộng tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình thường Mỗi lần tập thểdục sáng cần thay đổi chủ đề trò chơi Sự đa dạng đó phụ thuộc vào óc tưởngtượng của mỗi chúng ta

b Giờ hoạt động thể dục:

Khởi động: Trước khi cho trẻ vào bài tập phát triển chung chúng ta thường

cho trẻ khởi động bằng các kiểu đi khác nhau để chuyển dần cơ thể điều hòa từvận động nhẹ nhàng bắt nhịp đến các động tác của bài tập Mỗi hôm cho trẻ khởiđộng tôi thường sử dụng các dụng cụ khác nhau để gây sự hứng thú cho trẻnhư : Xắc xô hoặc thổi còi…tôi thường tập luyện cho trẻ đi nhanh chậm theo tínhiệu của xắc xô hoặc tín hiệu thổi còi Ngoài ra trong lúc cho trẻ khởi động cô

có thể sử dụng các bài nhạc phù hợp theo chủ đề, đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú

ý của trẻ Nhưng trong một tiết học tôi chỉ sử dụng một loại dụng cụ tín hiệuthống nhất tránh sử dụng nhiều loại dụng cụ tín hiệu sẽ gây mất sự tập trung củatrẻ Bên cạnh những tín hiệu trên, chúng ta có thể sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh

để cho trẻ thực hiện tốt

Cho trẻ thực hiện khởi động như sau:

Ở lớp tôi mở nhạc không lời theo chủ đề, với mức nhỏ vừa, để trẻ cònnghe khẩu lệnh thực hiện, tôi cho trẻ khởi động đi bộ thành vòng tròn khép kín,còn cô đi vào phía trong vòng tròn ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiểntrẻ tập Cho trẻ đi với các kiểu đi khác nhau như: đi thường, đi kiễng gót, đibằng gót chân, đi thường đi cúi khom người chui qua hầm Hoặc cuối phầnkhởi động, cô có thể cho trẻ chơi một trò chơi vận động nhẹ nhàng như có tácdụng làm cho trẻ phấn khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động

Ví dụ : Chủ đề Bản thân cho trẻ chơi vận động theo lời bài hát ‘Hãy xoay

nào’’

Trọng động: Rèn kỹ năng tập đúng động tác đúng nhịp.

Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực

Bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ

Thực hiện bài tập phát triển chung:

Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính; cơ bả vai, cơ chân, cơ mình,những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vậnđộng cơ bản

Trang 9

Khi chọn động tác cho bài tập phát triển chung, cô chọn động tác tay đưa

từ dưới lên cao, tăng động tác tay và chân nhiều hơn Khi tập, nên cho trẻ cầmcác dụng cụ như hoa, cờ, nơ, gậy thể dục,…nhưng các dụng cụ đó phải phù hợpvới vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ Các dụng cụ đó phải tạo cho trẻlượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ lấy và phânphát cho trẻ Khi chia dụng cụ cho trẻ, cô phải lựa chọn các giải pháp sao chokhông mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn Cần chú ý kết hợp sửdụng dụng cụ và tập tay không cho trẻ để trẻ có cảm giác đúng về động tác khitập không có dụng cụ

Ví dụ: Bài tập phát triển chung " Tập với vòng" (đường kính 40cm).

Chuẩn bị : Mỗi trẻ 1 vòng

Động tác 1: Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên 2 tay cầm vòng thả xuôi.

1 Giơ vòng lên đầu để vòng nằm ngang, mắt nhìn theo vòng, lưng thẳng

2 Về tư thế chuẩn bị

Động tác 2: Tư thế chuẩn bị: như động tác 1

1 Cúi người, đặt vòng xuống sàn rồi đứng thẳng dậy

2 Cúi người nhặt vòng lên rồi đứng thẳng dậy

Trong mỗi bài tập chỉ có tác dụng nhất định đến sự phát triển của một số

bộ phận cơ thể hoặc một số tố chất thể lực của trẻ Ví dụ :‘‘Động tác tay, vận

động cơ bản ném xa có tác dụng phát triển cơ tay, phát triển cảm giác thăngbằng, rèn luyện tính khéo léo mạnh mẽ’’ Vì vậy cần lựa chọn những bài tập phùhợpvới khả năng và độ tuổi của trẻ để trẻ vận động hứng thú và thoải mái hơn

Chuyển sang vận động cơ bản cô giới thiệu hoặc gợi ý cho trẻ nói tên vậnđộng cơ bản mà trẻ chuẩn bị được tập luyện Cô có thể tổ chức theo một chươngtrình hay một hội thi để trẻ thực hiện hứng thú hơn Cô hướng dẫn cụ thể cáchtập và được tổ chức tiến hành theo các bước sau: Cô chỉ vào dụng cụ (Nếu có)rồi giới thiệu tên dụng cụ tên vận động cơ bản, sau đó cô thực hiện mẫu, chomột trẻ tập thử, rồi lần lượt cho trẻ tập theo nhóm, cá nhân hoặc cả lớp tùy vàonội dung của bài học để lựa chọn hình thức tập cho phù hợp

Ví dụ : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “ Ngồi lăn bóng ”

Cô cho trẻ đứng hai hàng ngang đối diện nhau quan sát cô làm mẫu

Cô làm mẫu lần 1: Không hướng dẫn

Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác:

Tư thế chuẩn bị: Cô ngồi xuống sàn đối diện với các bạn, chân duỗi thẳngsang 2 bên, 2 tay cô cầm bóng và lăn bóng sang cho bạn, rồi bạn bắt bóng và lănlại cho cô

Cô cho trẻ thực hiện : Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu

Cô nhận xét và phân tích, sửa sai kỹ năng động tác cho trẻ nếu trẻ mắc phải

Trang 10

Cô cho trẻ tách hàng ngang ngồi đối diện với nhau và cho trẻ lăn bóngcho bạn, bạn nào thiếu cô làm bạn chơi với trẻ.

Trẻ thực hiện xong cô cho hai bạn thực hiện lại và nói tên vận động cơbản

Cô theo dõi trẻ thực hiện vận động và chú ý sửa sai cho trẻ

Cô nhận xét, khen ngợi và động viên trẻ

Hình 2: Trẻ thực hiện ngồi lăn bóng.

Ví dụ : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “ Bò thấp chui qua cổng” ở chủ đề

động vật tôi cho trẻ làm 2 tổ như : Tổ Mèo con và tổ Gà trống

Cô cho trẻ đứng 2 hàng ngang đối diện nhau

Cô chỉ vào cổng và hỏi trẻ : Đây là cái gì ? Với những cổng này các conphải làm gì ? (Cô hỏi trẻ như vậy mục đích để kích thích sự vận động của trínão), nếu trẻ không trả lời được cô giúp trẻ nói tên vận động là : Bò chui quacổng

Cô làm mẫu lần 1: Không hướng dẫn

Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác như sau :

Cô đi đến vạch xuất phát sau đó cô quỳ gối xuống và chống tay xuống đất

cô bò tiến về phía trước đến cổng và chui qua cổng, khi bò cô bò khéo bằng 2bàn tay và 2 cẳng chân bò tay nọ chân kia, không nhón chân lên cao, lưng thẳngđầu không cúi, tới cổng cô bò khéo léo chui qua cổng mà không chạm vào cổngkhông làm đổ cổng, bò chui hết cổng đứng dậy đi về cuối hàng của mình

Trẻ thực hiện: Cô mời 1 trẻ lên làm mẫu

Cô nhận xét động viên trẻ, sửa sai kỹ năng động tác cho trẻ (nếu có) Lần 1 : Cho lần lượt từng trẻ ở mỗi tổ lên thực hiện

Cô theo dõi trẻ thực hiện vận động và chú ý sửa sai cho trẻ

Lần 2 : Cho thực hiện theo nhóm

Lần 3 : Cho thực hiện theo tổ thi đua nhau

Trang 11

Trẻ thực hiện xong cô cho 2 trẻ tập tốt lên thực hiện lại cho cả lớp xem rồicho trẻ nhắc lại tên vận động.

Cô động viên khuyến khích, nhận xét, khen ngợi trẻ

Hình 3: Trẻ thực hiện bò chui qua cổng

Trò chơi vận động:

Trò chơi vận động tạo sự đoàn kết cho trẻ, nhằm củng cố rèn luyện và hỗtrợ cho bài tập vận động cơ bản Vì vậy tôi đã sắp xếp sử dụng trò chơi vận độngphù hợp với bài vận động cơ bản như :

Ví dụ : Bài tập vận động đi, chạy, thì trò chơi vận động là “ Chuyền bóng”

hoặc “ Hải quả”; ném xa bằng một tay thì trò chơi vận động là “Con rùa”, “Ô tô

và chim sẻ” Mục đích nhằm rèn luyện những kỉ năng của các vận động cơ bản

Ví dụ: Bài tập vận động bật, nhảy thì trò chơi vận động là: Thỏ nhảy,

Chim bay về tổ, Mèo và chim sẻ, Chim sẻ và ô tô

Bài tập vận động bò, trườn thì trò chơi vận động là: Gà trong vườn rau,Ném bóng vào lưới, Con bọ dừa

Bài tập đẩy ném và bắt bóng thì trò chơi vận động đó là: Lăn bóng, bắtbóng, ném bóng vào đích

Có thể cho trẻ chơi một trong những trò chơi dân gian như: Lộn cầuvồng, Bịt mắt bắt dê, Nu na nu nống, Dung dăng dung dẻ

Hồi tĩnh:

Sau khi vận động liên tục cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng và hít thở sâu, nhằmđưa cơ thể về trạng thái bình thường Luôn tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái,phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán học Cô có thể tiến hành nhiều hình thức:

Ngày đăng: 12/08/2019, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w