1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

sáng kiến một số biện pháp chỉ đạo tổ chức các trò chơi phát triển thể chất cho trẻ 24 36 tháng ở trường mầm non

20 364 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 190,5 KB

Nội dung

Tên sáng kiến: "Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức các trò chơi phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non”.. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến: Với mong muố

Trang 1

Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: "Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức các trò chơi phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển thể chất

3 Tác giả:

+ Họ và tên: Đào Thị Vóc Giới tính: Nữ.

+ Ngày/ tháng/ năm sinh: 28/01/1969

+ Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non

+ Chức vụ: Phó Hiệu trưởng

+ Đơn vị công tác: Trường MN Thúc Kháng

+ Điện thoại: 01662.333.729

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

+ Tên đơn vị: Trường mầm non Thúc Kháng

+ Địa chỉ: Xã Thúc – Kháng- Huyện Bình Giang – Tỉnh Hải Dương

+ Số điện thoại: 03206.524.440

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu :

+ Tên đơn vị: Trường mầm non Thúc Kháng

+ Địa chỉ: Xã Thúc Kháng- Huyện Bình Giang – Tỉnh Hải Dương

+ Số điện thoại: 03206.524.440

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Không gian trong và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động, tổ chức chơi các trò chơi

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Thời gian áp dụng sáng kiến từ tháng

9 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017.

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ.

Đào Thị Vóc

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non Phát triển thể chất đối với trẻ vô cùng quan trọng nó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nó còn là yếu tố để giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt khác như: nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội, thẩm mỹ Vì vậy việc nâng cao chất lượng hoạt động " Phát triển thể chất" cho trẻ trong trường mầm non là một nhiệm vụ quan trọng

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:

Với mong muốn cho trẻ phát triển về thể lực, mạnh dạn tự tin trong hoạt động

vận động, giúp giáo viên lựa chọn nội dung phát triển vận động một cách phù hợp, giúp cho trẻ được thực hành trải nghiệm và tích cực tham gia vận động tôi đã chọn

nội dung: “Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức các trò chơi phát triển thể chất cho trẻ

24-36 tháng ở trường Mầm non” Đề tài này được nghiên cứu và thực hiện với trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non Thúc Kháng trong năm học 2015-2016, và học kỳ

I năm học 2016-2017.Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:

+ Có không gian và thiết bị đồ dùng đồ chơi để cho trẻ vận động;

+ Giáo viên biết tìm tòi, sáng tạo linh hoạt trong tổ chức các trò chơi phát triển thể chất cho trẻ

3 Nội dung sáng kiến:

Trong nội dung sáng kiến của mình tôi chỉ ra được thực trạng còn tồn tại trên

cơ sở đó tôi đã xây dựng và đề xuất một số giải pháp sau:

- Biện pháp 1: Chỉ đạo khảo sát trẻ đầu năm:

- Biện pháp 2: Hướng dẫn lựa chọn và sắp xếp nội dung các trò chơi vận động phù hợp theo chủ đề

- Biện pháp 3:Hướng dẫn lựa chọn trò chơi phù hợp với hoạt động

- Biện pháp 4: Tạo hứng thú cho trẻ thông qua sáng tác, lời ca, đồng dao, đồ dùng đồ chơi sáng tạo

- Biện pháp 5: Tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ trò chơi vận động

- Biện pháp 6: Công tác phối hợp với phụ huynh.

Trang 3

+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Các giải pháp tôi đưa ra đề đảm bảo tính

mới, tính sáng tạo: Trên thực tế giáo viên trong trường chỉ chú trọng hoạt động phát triển thể chất trên hoạt động học mà chưa quan tâm tích hợp các trò chơi vào

tổ chức các hoạt động hằng ngày cho trẻ

+ Chỉ ra lợi ích thiết thực của SK: Áp dụng sáng kiến " Một số biện pháp chỉ đạo

tổ chức các trò chơi phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non" mang lại những lợi ích sau:

- Giúp giáo viên thực hiện có chiều sâu hoạt động phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non không đơn thuần trong hoạt động học mà trong tất cả các thời điểm trong ngay

- Giúp trẻ có nhiều môi trường để vận động, được mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động.Tăng cường nhận thức của phụ huynh về phát triển thể chất cho trẻ, từ đó nâng cao ý thức và trách nhiệm phối hợp giữa gia đình và nhà trường để giúp trẻ

phát triển toàn diện

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:

Áp dụng sáng kiến đã mang lại hiệu quả cao: Giáo viên chủ động, linh hoạt

và sáng tạo hơn trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động phát triển trò chơi một cách hiệu quả Giáo viên có thể tự tay thiết kế đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động phát triển thể chất phong phú về chủng loại và đầy đủ về số lượng Đa

số trẻ mạnh dạn, tự tin và được tham gia vào các trò chơi một cách hào hứng, thích thú Phụ huynh đã quan tâm và cùng phối hợp với giáo viên trong chăm sóc giáo dục trẻ

5 Đề xuất kiến nghị:

Để thực hiện có hiệu quả hơn nữa hoạt động phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non, chúng tôi xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Đối với giáo viên: Tích cực sưu tầm các trò chơi để vận dụng vào dạy trẻ cho phù hợp

- Đối với phụ huynh: Ủng hộ đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các trò chơi

- Đối với nhà trường: Đầu tư một số trang phục phù hợp với các trò chơi gần gũi với trẻ

Trang 4

Phần 2

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển thể chất là một

trong những lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ Giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ đơn thuần dạy múa hay dạy vận động mà mục đích để phát triển các cơ, bắp, xương, khớp, sự khéo léo, dẻo dai thông qua các động tác là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt Đồng thời cũng củng cố cho trẻ những kiến thức về sự vật hiện tượng xung quanh Thông qua hoạt động phát triển thể chất còn giúp trẻ phát triển tình cảm, xã hội, vì vận động sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết của bản thân, phẩm chất đạo đức như tinh thần tập thể, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động phát triển thể chất, giúp cơ xuơng ngày một săn chắc, việc luyện tập các động tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vận động giữa các cơ với nhau Đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và quan hệ xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ Vậy là người cán bộ quản lý phải làm gì để phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên thực hiện tốt lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ, mang lại những kiến thức, sự mạnh dạn, tự tin đến cho trẻ, do đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức các trò chơi phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non”

1.2 Mục đích nghiên cứu.

- Lựa chọn các trò chơi thích hợp phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ và có thể tích hợp trong các chủ đề

- Đưa ra một số kinh nghiệm lồng ghép và tích hợp phát triển thể chất vào tổ chức các hoạt động trong ngày cho trẻ 24-36 tháng

Trang 5

1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.

-Thời gian :Tháng 9 năm 2016 –tháng 1 năm 2017

-Địa điểm : Trường Mầm non Thúc Kháng

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

*Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, hệ thống hóa các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để làm tiền đề cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

*Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát và ghi chép hoạt động của trẻ kết hợp trao đổi để tìm hiểu hứng thú, thái độ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ trong khi chơi

+Phương pháp đàm thoại : Trao đổi với giáo viên mầm non nhằm thu thập thông tin để phát hiện thực trạng và làm sáng tỏ các thông tin thu nhận được từ phương pháp điều tra

-Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm

+ Thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm định hiệu quả giáo dục của các trò chơi

đã sưu tầm

2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

Trong quá trình thực hiện có những thuận lợi và khó khăn sau:

2.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:

2.1.1 Thuận lợi:

– Trường mầm non Thúc Kháng có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ

– Nhà trường được sự quan tâm của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy Ban Nhân Dân xã Thúc Kháng đã tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất khang trang cho nhà trường, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Bình Giang, sự động viên tinh thần, hỗ trợ cơ sở vật chất của các ban nghành đoàn thể và các bậc phụ huynh

– Trường trồng nhiều cây xanh làm bóng mát khi tham gia hoạt động ngoài trời

Trang 6

– Nhà trường trang bị nhiều loại đồ chơi mầm non để phục vụ cho hoạt động ngoài trời như: Nhà bóng, cầu trượt, xích đu

2.1.2 Khó khăn:

– Nhiều phụ huynh chưa có thời gian quan tâm sâu sát đến việc chăm sóc giáo dục trẻ

– Một số cháu do mới ra lớp rụt rè, nhút nhát, khả năng tập chung chú ý chưa cao – Thời gian tổ chức chơi còn hạn hẹp vì trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà còn chủ yếu được lồng ghép tích hợp vào các hoạt động – Phát huy những thuận lợi khắc phục những khó khăn tôi đó suy nghĩ tìm ra một

số biện pháp cụ thể sau:

3 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Ngay từ đầu năm học, tôi đã xác định được việc “tổ chức trò chơi vận động” nhằm phát triển thể chất cho trẻ là việc làm rất cần thiết đối với trẻ Nên tôi đã chỉ đạo và kết hợp với giáo viên tiến hành khảo sát như sau: Hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, qua giao tiếp với trẻ hàng ngày và trao đổi với phụ huynh Từ đó, trẻ có thể lực tốt, trước tiên phải biết về cân nặng, chiều cao và các chỉ số vận động cơ bản theo lứa tuổi của trẻ, vì vậy tôi đã cùng với giáo viên chủ nhiệm của các lớp nhà trẻ tiến hành:

Trang 7

3.1 Chỉ đạo khảo sát trẻ đầu năm:

Đầu

Tổng

số trẻ Cân nặng Chiều cao

Biết lăn, bắt bóng với người khác

Xếp tháp, lồng hộp

Tung bóng với người khác ở khoảng cách 1m

Ném xa vào đích ngang 1-1,2m

Biết thể hiện một

số nhu cầu tự phục vụ

(%) 92,5 7,5 92,5 7,5 60 40 87,5 12,5 60 40 45 55 90 10 3.2 Hướng dẫn lựa chọn và sắp xếp nội dung các trò chơi vận động phù hợp

theo chủ đề.

Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, trẻ dễ nhớ mau quên, các trò chơi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Chính vì vậy để các trò chơi đạt hiệu quả cao đối với trẻ ngay từ đầu năm học tôi đã cùng với các giáo viên lựa chọn trò chơi cho trẻ lên chương trình theo các chủ đề như sau:

STT Chủ đề Tên trò chơi

vận động Mục đích

Tên trò chơi dân gian Mục đích Ghi chú

1 Bé và các

bạn

– Bóng tròn to

- Tìm bạn

– Về đúng nhà.

Phát triển cơ bắp, tạo cảm giác vui sướng, thích thú…

– Nu na nu nống, Chi chi chành chành

Giúp trẻ phát triển

cơ tay, chân…

2 Đồ dùng,

đồ chơi

của bé

– Bắt bướm

- Ai nhanh nhất

Giúp trẻ rèn luyện phát triển

cơ chân…

– Tập tầm vông

- Lộn cầu vồng

Phát triển ngôn ngữ

và khả năng vận động theo

Trang 8

nhịp điệu…

3

Những

con vật

đáng yêu

– Bong bóng

xà phòng

Rèn luyện vận động nhóm cơ chân nhảy bật…

– Dung dăng dung dẻ

Phát triển ngôn ngữ vận động…

4

Các cô

các bác

trong

trường

– Gà trong vườn rau

- Gieo hạt

- Trồng rau về đúng vườn

- Ai nhanh nhất, Hái quả

- Phát triển vận động chạy, bò chui và phản ứng vận động kịp thời theo tín hiệu…

– Gắp hạt bỏ giỏ

- Kéo cưa lửa xẻ

Rèn luyện

sự khéo léo của các ngón tay…

5

Bé thích

đi bằng

phương

tiện giao

thông

nào

-Tay úp, tay ngửa

-Thi ai nhanh

Giúp trẻ phát triển cơ tay, lưng bụng…

– Nu na nu nống

Phát triển

cơ tay, chân…

6

Bé với tết

và mùa

xuân

– Qua cầu hỏi hoa

- Bắt chước tạo dáng

-Mèo và chim

sẻ, trời nắng

trời mưa

Giúp trẻ khéo léo, giữ thăng bằng khi vận động…

– Rồng rắn lên mây, Bịt mắt bắt dê

Phát triển ngôn ngữ, phát triển

cơ chân…

những

– Bong bóng

xà phòng, ai

Rèn luyện vận động nhóm cơ

– Kéo cưa lừa xẻ, dung

Phát triển ngôn ngữ

Trang 9

bông hoa

đẹp

nhanh nhất, bé giúp mẹ cất dọn

chân nhảy bật…dăng dung

dẻ

vận động…

8

Mẹ và

những

người

thân yêu

của bé

– Máy bay, ô

tô và chim sẻ, lái tàu hỏa, về đúng bến, tín hiệu

Phát triển vận động của các nhóm cơ…

– Dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng

Phát triển ngôn ngữ vận động…

9 Bé với

mùa hè

– Trời nắng trời mưa, ai nhanh hơn

Phát triển vận động cơ bản, phản ứng kịp thời theo tín hiệu…

– Lộn cầu vồng

Phát triển

cơ tay cho trẻ…

10 Bé lên

mẫu giáo

– Bóng tròn to – Đuổi bắt

- Ném trúng

đích.

Phát triển vận động cơ bản đặc biệt là cơ tay, chân cho trẻ…

– Trốn tìm, mèo đuổi chuột

Phát triển phản xạ nhanh, phát triển

cơ tay chân cho trẻ…

3.3 Hướng dẫn lựa chọn trò chơi phù hợp với hoạt động.

- Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ Theo chương trình GDMN mới, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ qua các hoạt động giáo dục sau:

+ Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều

+ Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời

+ Trong các giờ hoạt động chung

+ Nếu như hoạt động chung nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất, hay như hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về cách chơi

Trang 10

theo nhóm, biết chia sẻ cùng bạn đoàn kết Chính vì vậy các giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi cho phù hợp với tính chất từng hoạt động

*Với giờ thể dục:

+ Một giờ thể dục thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới và một vận động

ôn Nên giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ thông qua trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh củng cố tố chất nhanh, khéo, luyện tập cho trẻ khả năng phản ứng nhanh đúng theo tín hiệu Đồng thời phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động

*Với môn nhận biết:

+ Văn học, tạo hình khi lựa chọn trò chơi cần đáp ứng tiêu chí sau: Nhằm phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ

+ Cung cấp cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi + Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ

VD: Hoạt động nhận biết, sau khi cô cho trẻ nhận biết gọi tên, nhận biết đặc điểm nổi bật của củ su hào, củ cà rốt Thì đến phần trò chơi củng cố cô sẽ cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” khi cô nói tìm cho cô củ su hào, hoặc củ cà rốt, trẻ tìm củ

su hào hoặc củ cà rốt giơ lên theo yêu cầu của cô và nói Hay trò chơi “ Trồng rau

về đúng vườn” Khi cô yêu cầu trẻ trồng rau về đúng vườn thì các cháu có củ cà rốt mang trồng về đúng vườn cà rốt, cháu có củ su hào mang về trồng đúng vườn

su hào ( Trò chơi này cô cho trẻ vừa đi vừa hát)

Với các trò chơi này có thể áp dụng với nhiều chủ điểm khác tùy vào nội dung của trẻ và chủ điểm mà cô có cách đặt tên khác nhau Nhưng vẫn mang một mục đích chính nhằm củng cố ôn luyện kiến thức và kỹ năng vận động cho trẻ

Hay giờ văn học: Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán mệt mỏi khi ngồi nghe cô kể chuyện giáo viên có thể tổ chức đan xen những trò chơi vận động để nhằm thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ Từ nội dung câu chuyện giáo viên chuyển sang trò chơi một cách nhẹ nhàng để trẻ thông qua “ Chơi mà học, học mà chơi” VD: trong câu chuyện “ Con cáo” khi đàm thoại với trẻ đến nhân vật gà mẹ đuổi cáo và kêu cục ta, cục tác cáo ác cáo ác cô giáo cho cả lớp làm tiếng kêu của gà

mẹ Đến nhân vật mèo hoa đuổi cáo kêu meo meo đuổi theo đuổi theo cô cũng cho

Ngày đăng: 23/02/2018, 16:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục Mầm non Khác
2. Tham khảo trong chương trình khung của Bộ Giáo Dục và đào tạo Khác
3. Hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo chủ đề cho trẻ 24-36 tháng Khác
4. Tham khảo trong các quyển Tập san giáo dục Mầm non Khác
5. Tham khảo quyển hướng dẫn các trò chơi dân gian Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w