1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

bài tiểu luận mĩ học-2003

16 1,5K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 901 KB

Nội dung

BÀI TIỂU LUẬN TÍNH DÂN TỘC CỦA CÁI HÀI KỊCH GVHD : TRẦN QUỐC BÌNH SVTH : Trần Thị Hương Phạm Xuân Hưởng Phan Văn Hưng LỚP : K17 Nội Thất MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3. Mục đích của tiểu luận 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp của tiểu luận PHẦN NỘI DUNG Chương 1 : Tổng quan về hài kịch 1.1 Hài kịch là gì? 1.2. Bản chất của hài kịch 1.3. Vai trò của hài kịch trong cuộc sống. Chương 2 : Phân tích tính dân tộc của cái hài kịch 2.1. Hiểu tính dân tộc trong cái hài kịch như thế nào? 2.2. Sự đa dạng của cái hài kịch ở từng dân tộc 2.3. Phương thức thể hiện tính dân tộc của cái hài kịch. 2.4. Ý nghĩ của cái hài kịch trong cộng đồng dân tộc. KẾT LUẬN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Nước ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới, điều này làm cho tiến trình quốc tế hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ, kéo theo đó là sự giao lưu, xâm nhập của các nền văn hóa. Ngoài những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó là có thể dẫn tới sự đồng hóa văn hóa, sự phai nhạt, biến mất của văn hóa dân tộc. - Và trong quá trình học tập môn học và thông qua quá trình tìm hiểu về học nói chung và bản chất cái hài kịch nói riêng, em thấy phạm trù tính dân tộc của cái hài kịch rất hấp dẫn.Do đó em đã lựa chọn đề tài về phạm trù tính dân tộc của cái hài kịch cho bài tiểu luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Đề tài học nói chung và tính hài kịch trong học nói riêng từ lâu đã không còn là đề tài xa lạ với những người nghiên cứu về cái đẹp và bản chất của nó. Nhưng những nghiên cứu đó chỉ dừng lại ở mức độ khái quát trong các giáo trình triết học lịch sử, lịch sử mỹ học nói chung và trong các tập bài giảng dùng cho sinh viên chuyên ngành mỹ học. Chưa đi sâu vào khai thác từng khía cạnh, chưa làm rõ vẫn đề. 3. Mục đích của tiểu luận Tiểu luận muốn đi sâu vào phân tích tính dân tộc của cái hài kịch. Đưa người học cũng như người chuẩn bị nghiên cứu có những bước tiếp cận gần hơn, nhanh hơn với đề tài này. Tiểu luận nêu lên một cách khái quát nhất về tính dân tộc của hài kịch, và đưa ra những dẫn chứng nhằm cụ thể hóa các bình diện của phạm trù. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nhiên cứu : tính dân tộc của cái hài kịch, phương thức thể hiện của cái hài kịch, vai trò của hài kịch với đời sống các dân tộc - Phạm vi nghiên cứu : trên thế giới và ở Việt Nam , trong văn học và trong dân gian truyền miệng, trong văn xuôi và trong thơ ca 4. Phương pháp nghiên cứu - Đưa ra những hiểu biết, dẫn chứng đã tìm hiểu,trên cơ sở đó bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp. 6. Đóng góp của tiểu luận Tiểu luận này góp phần làm sáng tỏ tính dân tộc của cái hài kịch từ đó tiểu luận có thể làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên có hứng thú với vấn đề cái đẹp trong mỹ học PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀI KỊCH 1.1 Hài kịch là gì ? Hài kịch mang đầy đủ bản chất của cái hài chung.Hài kịch là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan.Nó nằm trong nội dung chủ đạo của tình cảm và cảm xúc thẩm mỹ.Nó có vai trò giễu cợt cái xấu,cái không toàn vẹn. 1.2. Bản chất của hài kịch. • Nó biểu hiện cho các cảm xúc mang tính chất cảm quan cá nhân. • Hài kịch chỉ mang tính cách khi nó được phát triển trên cơ sở các mâu thuẫn xã hội đã phát triển đầy đủ, đã dẫn đến • Về khách thể hài kịch: Đối tượng chính của hài kịch là cái xấu nhưng không phải là cái “toàn bộ xấu”. Nó là những gì có thể gây cười mang tính chất khôi hài.Khách thể này đã giúp hài kịch phơi bày, vạch trần cái xấu, tống tiễn cái xấu vào trong quá khứ, hoàn thiện hơn cái đẹp trong tính hài hoà cân xứng của nó. • Về chủ thể hài kịch cần xác định đó chính là những người lĩnh hội hoặc tạo ra cái hài được hàm chứa, được phản ánh trong tự thân nó. 1.3. Vai trò của hài kịch trong cuộc sống. • Dùng tiếng cười để uốn nắn cuộc sống, tống tiễn cái cũ và chào đón cái mới một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. • Cái cười thẩm gợi cho con người sự thắng lợi về mặt tinh thần và tình cảm trước những gì mất hài hòa lạc hậu mất ý nghĩa lịch sử , ý nghĩa nhân văn đáng loại trừ ra khỏi cuộc sống. • Từ đó con người khẳng định lại cái đẹp, vun đắp cái mới , cái tiến bộ đâm chồi nảy lộc CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÍNH DÂN TỘC CỦA CÁI HÀI KỊCH 2.1. Hiểu tính dân tộc trong cái hài kịch như thế nào? Các hiện tượng thẩm là các hiện tượng có tính phổ biến. Nhiều nhà lý luận gọi đó là “ tính toàn nhân loại” . Nhờ ở cùng bình diện con người và cùng phát triển theo những quy luật cơ bản của xã hội loài người, các dân tộc đi đến hình thành một số quan niệm chung về bản chất của các hiện tượng hài kịch: họ cùng chế giễu thói hà tiện sự ngu ngốc, sự tráo trở tính tham lam, hành động độc ác… Những biện pháp và phương tiện để cười nhạo, những cách so sánh hài kịch là khác nhau vì chúng gắn liền với những đặc điểm trong nếp sống, truyền thống dân tộc, tính đặc thù của nền văn hóa dân tộc. 2.2. Sự đa dạng của cái hài kịch ở từng dân tộc 2.2.1. Tính dân tộc của cái hài kịch trên thế giới: - Cảm xúc hài kịch của người Pháp rất ý nhị, tinh tế, nhưng cũng đầy tinh thần phân tích , mang tính duy lý tới mức tối đa, coi bản chất hư hỏng của con người như là một thuộc tính cố hữu, tự nhiên. Molière (tên thật là Jean-Baptiste Poquelin, 1622–1673) là nhà thơ, nhà viết kịch, nghệ sĩ người Pháp. Ông nổi tiếng với tác phẩm “ Trưởng giả học làm sang” điển hình là trích đoạn “ ông Giuốc- Đanh mặc lễ phục”. Trong tác phẩm này Môlie đã dẫn người đọc đến một tiếng cười với nhiều cung bậc từ cái cười vui nhẹ nhàng, vô thưởng vô phạt, tới cái cười mỉa mai chua chát dẫn đến cái cười tham trầm , sâu sắc, nặng tính châm biếm. - Còn trong cảm xúc hài kịch của người Nga lại chứa nhiều ẩn ý kín đáo , biết kết hợp khéo léo giữa lối trào lộng, thông minh với nhiệt hứng tình cảm. Họ căm ghét thói xấu và chứa đựng sự đồng cảm với cảnh ngộ của con người . Nhà thơ người Nga Derzhavin sinh năm 1743 nổi tiếng với những tác phẩm châm biếm sâu sắc giới quý tộc. Bài thơ tiêu biểu cho chủ đề phê phán giới quý tộc thượng lưu là “Gửi các nhà cầm quyền và các quan tòa”. Bài thơ này được viết dưới dạng của tụng ca- thánh vịnh (ode-psalm). “Nhiệm vụ của các người là giữ gìn luật lệ Những kẻ mạnh đừng cố lấy lòng Đừng để trẻ mồ côi và phụ nữ góa chồng Không người chăm nom, không người bảo vệ. Nhiệm vụ của các người: cứu người vô tội Cho người bất hạnh chốn nương thân; Giải phóng người nghèo khỏi gông cùm Bảo vệ kẻ yếu khỏi tay cường bạo. Thế nhưng: Chúng chẳng nghe! Thấy mà chẳng hiểu! Của hối lộ che lấp cả nhãn quan Chuyện gian phi đầy ắp thế gian Điều bất công thấu lên trời thẳm! …” Trích bài thơ “Gửi các nhà cầm quyền và các quan tòa” - Cảm xúc hài kịch của người Tây Ban Nha rất phong phú về sự tưởng tượng phóng túng qua những hình thức sử các đối chọi bất ngờ chứa nhiều dụng ý.Như trong tác phẩm “ Đôn Kihôtê” của nhà văn Xécvăngtéc. Hình tượng Đôn Kihôtê đánh nhau với cối xay gió đã trở thành biểu tượng mang tính hài hước và ẩn ý. Hay như Francisco Goya ( 1746-1828) nổi tiếng với tác phẩm có tên là ”Ngày nghỉ của các phù thủy” trong đó con quỷ có bề ngoài là con dê đang thuyết giảng cho đám phù thủy mặc áo nhà tu. Nhà danh họa đã chế riễu giới tu sĩ trong y phục của thú vật. - Ở người Anh lại nổi bật lên sự hóm hỉnh, thông minh, tài tử nhưng rất nghiêm ngặt.Như trong cuộc đối thoại giữa nhà hài kịch lớn nước Anh Bescnasô với một giáo chủ. Khi thấy Bescnasô gầy còm, hắn liền buông lời châm chọc “ Trông thân hình ngài, những người nước ngoài có thể tưởng rằng nước Anh đói khát khổ sở lắm”. Becsnasô lạnh lùng đáp “ Còn trông thân hình ngài, người ta sẽ hiểu ngay lý do về sự gầy yếu của người dân Anh”. Sự giao thoa văn hóa cũng như sự tiếp thu những thành tựu của phương tây đã ảnh hưởng phần nào tới cái hài kịch ở trong dân tộc Việt. Thơ ca truyền thống vẫn giữ được những nét riêng nhưng lại khác nhau ở phân bố vùng miền. - Ở miền bắc : lối trào phúng, tình hài kịch trong thơ ca dân gian có phần thâm thúy hơn. Đi sâu vào châm biếm những thói đời, để lại tiếng cười hài hước và sâu sắc. 2.2.2. Tính dân tộc của cái hài kịch ở Việt Nam . dân tộc của cái hài kịch cho bài tiểu luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Đề tài mĩ học nói chung và tính hài kịch trong mĩ học nói riêng từ lâu đã không. tập bài giảng dùng cho sinh viên chuyên ngành mỹ học. Chưa đi sâu vào khai thác từng khía cạnh, chưa làm rõ vẫn đề. 3. Mục đích của tiểu luận Tiểu luận

Ngày đăng: 07/09/2013, 20:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3.Mục đích của tiểu luận - bài tiểu luận mĩ học-2003
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3.Mục đích của tiểu luận (Trang 2)
2. Tình hình nghiên cứu - bài tiểu luận mĩ học-2003
2. Tình hình nghiên cứu (Trang 3)
Khắp cả giang san tiếng nổi phình. Duyên chị mà em theo lẽo đẽo, Nợ chàng rồi thiếp sạch sành sanh - bài tiểu luận mĩ học-2003
h ắp cả giang san tiếng nổi phình. Duyên chị mà em theo lẽo đẽo, Nợ chàng rồi thiếp sạch sành sanh (Trang 12)
w