BÀI TIỂU LUẬN MÌ OMACHI
Trang 1MỤC LỤC
I Sự hình thành và phát
triển
2 1 Sự hình thành ……….2
2 Sự phát triển………4
II Thực trạng hoạt động marketing tại doanh nghiệp……… 8
1 Công tác ngiên cứu thị trường tại doanh nghiệp ………8
2 Chiến lược sản phẩm……… 11
3 Chiến lược giá……… 15 BÀI TIỂU LUẬN MÌ OMACHI
I SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1 Sự hình thành
Trong những năm gần đây, người tiêu dùng đã có thêm sự lựa chọn mới cho mình khi mua sản phẩm mì ăn liền, đó là mì Omachi, sản phẩm của
Công ty Cổ phần Công nghiệp –Thương mại MaSan thuộc Masan Group làm
từ khoai tây mà theo các nhà nghiên cứu cho rằng chất kukoamine có
trong khoai tây có tác dụng làm đẹp da cải thiện sức khỏe cùng với
hương vị đa dạng, hấp dẫn, Omachi đã tạo được chỗ đứng vững chắc tại
thị trường mì gói Việt Nam
Để có được điều đó, Masan Group phải trải qua nhiều gian nan, thử
thách và một sự hình thành khá là “đặc biệt” Đó là cả một câu chuyện
khá dài của một nhóm người Việt sinh sống ở Nga, họ đã và đang làm một
cuộc lội ngược dòng khá ngoạn mục
Đầu thập niên 90, Nguyễn Đăng Quang- Chủ tịch Hội đồng Quản trị
của Masan Group- trở về Việt Nam với tấm bằng Phó tiến sĩ cùng với bao
hoài bão cống hiến sau hơn 10 năm du học trên đất nước Nga xa xôi
Nhưng thời ấy, cái bằng Phó tiến sĩ của ông chỉ ngang bằng với bác phó
mộc Vì thế, ông quyết định quay lại Nga để lập nghiệp, mặc dù lúc đó
phải vay mượn bạn bè mới có đủ tiền mua vé máy bay “Nước Nga lúc đó
đang trong thời kì chuyển đổi kinh tế, chắc chắn tạo ra nhiều cơ hội
làm ăn, mình đã có kiến thức và cũng đã tích lũy được không ít kinh
nghiệm, bạn bè ở Nga lại đông nên rất tự tin”, ông Quang chia sẻ Lúc
ấy, ông Quang và bạn bè phải mất một thời gian mới nhận ra rằng: sao
lại phải quanh quẩn bán hàng cho vài trăm nghìn người Việt mà không
phải là 150 triệu người Nga Triết lý “Mỗi người Nga một gói mì là đủ
sản lượng cho nhà máy cả năm” ra đời từ đó Nghĩ là làm cả nhóm bắt
tay vào nghiên cứu, tìm cách chinh phục người Nga Họ đã xây cả một
nhà máy công xuất 30 triệu gói/ tháng, sau đó là đưa vào Nga nước
tương, nước mắm và tương ớt – điều mà trước đó nhiều người cho là điên
rồ vì người Nga không thích ăn cay Có thể nói chính họ đã dạy cho
người Nga ăn mì gói và tương ớt là như thế
Và tập đoàn MaSan được thành lập vào năm 1996 đã bước đầu thành
công với cái tên Masan Rus Trading trên đất khách qu2ê người Mặc dù
như vậy nhưng ông Quang vẫn luôn quan niệm rằng: “Chúng tôi luôn coi
Việt Nam là nền tảng, Nga và các nước khác là thị trường Vì thế việc
quay trở về thị trường Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian”
Năm 2001, để đánh dấu cho sự quay lại thị trường Việt Nam sau 5
năm thành lập công ty ở Nga, Masan đầu tư khoảng 20 tỉ đồng xây dựng
chuỗi 25 cửa hàng tiện nghi tại TP.HCM Với thế mạnh am hiểu thị
trường Nga thời chuyển đổi sang kinh tế thị trường, Masan đã tính toán
rất chi li khi đưa mô hình cửa hàng tiện nghi vào hoạt động Các bước
Trang 2chuẩn bị khá bài bản, chuyên nghiệp từ thiết lập quan hệ với các nhà
cung cấp hàng đến đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng và đầu tư cho
việc chuyển hàng hóa kịp thời bằng công nghệ tin học thông qua một
phần mềm quản lý riêng biệt v.v Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng của
người Việt chưa thay đổi nhiều, doanh số không bù nổi chi phí Chuỗi
cửa hàng tiện nghi của Masan không thắng nổi các cửa tiệm tạp hóa và
siêu thị Thế là sau mấy tháng hoạt động Masan quyết định đóng cửa tất
cả các cửa hàng Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang thừa nhận đây
là một thất bại nhưng “Chúng tôi dừng lại để tiếp nhận một cơ hội
khác Masan chưa bao giờ tuyên bố ngưng hẳn Thời điểm đó người tiêu
dùng chưa chấp nhận trả tiền cho sự tiện ích Nhưng tôi tin là không
lâu nữa thị trường phân phối bán lẻ của Việt Nam sẽ bùng nổ và cơ hội
sẽ laị xuất hiện cho những người biết kiên trì”
Điều đó đã trở thành sự thật và Masan Group đang hoạt động thành
công với các công ty thành viên: Công ty Cổ phần Masan Phú Quốc, Công
ty Cổ Phần Công nghệ Thực phẩm Hoa Sen, Công ty Cổ phần Công nghệ
Thông tin &Viễn thông Masan (IT&T), Công ty Cổ phần bất động sản Masan (Masan Property Corporation), Công ty Cổ phần khai thác khoáng sản
Minh Tiến (Mitec Corporation), Công ty Cổ phần Bao bì Minh Việt, Công
ty Cổ phần Công nghiệp Masan (Masan Industrial Corpotation – MSI),
Công ty Cổ phần Công nghệ Thực phẩm Việt Tiến, Công ty Cổ phần đầu tư
Masan (Masan Investment Corporation –MIC) và Công ty Cổ phần Công
nghiệp –Thương mại MaSan (Masan Trading Corporation –MST)
Hiện tại, Masan Group đang kinh doanh thành công trên các lĩnh
vực: Công nghiệp, Đầu tư,Xây dựng, Vận tải biển và kho vận, Khai thác
khoáng sản, Bất động sản, Thực phẩm tiêu dùng, Xuất nhập khẩu…
Mì Omachi là sản phẩm của công ty Công ty Cổ phần Công nghiệp – Thương mại MaSan,Công ty này được thành lập vào ngày 01/08/2003 với sự sáp nhập của Công ty Cổ phần Công nghiệp- Kỹ nghệ- Thương mại Việt
Tiến (thành lập ngày 20/06/1996, chuyên sản xuất thực phẩm chế biến,
nhất là ngành gia vị như: nước tương, tương ớt, các loại sốt) và Công
ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt (thành lập ngày
31/05/2000, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập
khẩu) với tổng số vốn điều lệ lúc đó là 45.000.000.000 đồng
2 Sự phát triển
Công ty Cổ phần Công nghiệp – Thương mại MASAN chuyên kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và xuất nhập khẩu các nhãn hiệu nổi
tiếng trong nước và ngoài nước như: Chinsu, Tam Thái Tử, Nam Ngư,
Omachi, Rồng Việt, Mivimex…
Công ty đang sở hữu một Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm (MRD – Masan Research & Development Center) hiện đại bậc nhất của Việt Nam Hiện tại, MRD đang sở hữu trên 10 bí quyết quan trọng nhất của
ngành chế biến gia vị thực phẩm và có khả năng cho ra đời 50-60 dòng
sản phẩm mới mỗi năm MRD có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển
mang tính đột phá, cách mạng của Công ty trên thị trường
Sự phát triển :
╟ Thị trường trong nước :
Masan đã đạt được thành tích đáng nể tại thị trường gia vị Việt Nam.
Sau 3 năm chú trọng phát triển thị trường nội địa, các mặt hàng nước
tương, nước mắm và hạt nêm gia vị mang nhãn hiệu Chinsu đạt được vị
trí số 1 trong ngành hàng gia vị cao cấp tại Việt Nam trong 3 năm:
2004, 2005 và 2006 với 60% thị phần (số liệu của Masan) của phân khúc
thị trường này
Thương hiệu CHIN–SU nằm trong Top-ten các thương hiệu Việt Nam ngành hàng Thực phẩm & đồ uống bao gồm các thương hiệu quốc tế (Theo bình
chọn của VCCI phối hợp với Công ty Life Media và Công ty nghiên cứu
Trang 3thị trường ACNielsen tổ chức).
Kết quả nghiên cứu Retail Audit 2007 của công ty nghiên cứu thị
trường Nielsen cho thấy thị phần của các mặt hàng của chúng ta:
Nước mắm: thị phần của nước mắm Chin-su tăng 160% so với năm 2006
Nước tương: 6 tháng cuối năm 2007 thị phần của nước tương Chin-su và
Tam Thái Tử đã tăng 300% so với cùng kỳ 2006 Có thể nhấn mạnh rằng
CTY CP CN-TM MASAN là nhà sản xuất nước tương lớn nhất và duy nhất
trong nước không những trụ lại được mà còn phát triển vượt bậc sau sự
cố về 3-MCPD
Mì gói: 4 tháng cuối năm 2007, thị phần tăng gấp hơn 5 lần so với
cùng kỳ 2006
Hiện nay, sản phẩm Chin-Su chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc Mạng
lưới phân phối của sản phẩm Chin-Su rất mạnh các điểm bán hàng phủ đều
64/64 tỉnh thành
╢ Thị trường nước ngoài :
Sản phẩm của MASAN hiện đang được xuất đi nhiều thị trường trên thế
giới như: Nga, Úc, Italia, Tiệp, Czech, Armenia, Trung Mỹ, Canada,
Pháp, Khu vực châu Á, Lào, Campuchia… với triển vọng ngày càng lớn
Hiện nay, doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 60% tổng doanh thu của
Masan, trong đó khoảng 35% từ các sản phẩm mỳ ăn liền, nước tương,
tương ớt và hạt gia vị do Công ty sản xuất và 25% từ các sản phẩm nông
sản
Thị trường Nga hôm nay được nhìn nhận là có khả năng tăng trưởng mạnh
nhờ thế mạnh của Masan so với các doanh nghiệp Nga là chi phí thấp và
công nghệ sản xuất tiên tiến Hiện Masan đang đứng thứ 7 trong ngành
hàng xốt các loại tại thị trường Nga
Nhìn chung, Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại Masan đang trên
đà phát triển Sau đây là số liệu về sự phát triển của Masan trong
những năm gần đây :
Theo số liệu năm 2005, Masan đạt lợi nhuận 16,5 tỷ đồng, hay tỷ suất
lợi nhuận trên vốn điều lệ 37% (năm 2005, vốn điều lệ của Công ty là
45 tỷ đồng)
Sau 7 tháng đầu năm 2006 tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty ước
đạt 17 tỷ đồng, tương đương 61% kế hoạch của cả năm Lợi nhuận của cả
năm 2006 ước đạt 28 tỷ đồng (đạt 37.1% trên vốn điều lệ bình quân)
Doanh thu năm 2006 ước đạt 750 tỷ đồng (2005: 568 tỷ đồng)
Kết Quả Kinh Doanh Năm 2007 Đvt:
Triệu đồng
Khoản Mục Thực hiện 2006 Kế hoạch 2007 Thực hiện 2007 Tỷ lệ TH/KH
2007 Tỷ lệ 2007/2006
Doanh thu thuần 422.122 517.183 534.860 103.4%
126.7%
Giá vốn 387.945 443.694 410.514 92.5% 105.8% Lợi nhuận gộp 34.177 73.489 124.346 169.2%
363.8%
Chi phí bán hàng 9.244 20.866 25.094
120.3% 271.5%
Chi phí quản lý 12.580 14.756 15.091 102.3%
120.0%
EBIT 12.353 37.867 84.161 222.3% 681.3%
Thu nhập khác 22.926 49.758 217.0%
Lợi nhuận trước thuế 35.278 133.919 379.6%
Chi phí thuế TNDN 6.898 28.172 408.4%
Lợi nhuận sau thuế 28.380 51.000 105.747
207.3% 372.6%
EPS 3.577đ 7.641đ
Trang 4Năm 2008 được khởi đầu với kết quả kinh doanh tuyệt vời của tháng 1 – ‘Cột Mốc Mừng Xuân‘ Doanh số đạt trên 120 tỷ và tăng hơn 2.14 lần
so với tháng 1/2007, lợi nhuận tăng trên 5 lần so với cùng kỳ năm
ngoái và đạt trên 20 tỷ
Tháng 1 / 2007 Tháng 1/2008 Tăng Trưởng
Doanh Thu 56 tỷ 120+ tỷ 2.14+ lần
Lợi Nhuận 4 tỷ 20+ tỷ 5+ lần
Doanh thu và lợi nhuận của Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại
Masan từ tháng 1 đến tháng 6 năm
2008 :
Đơnvịtính: Triệu VND
Nhóm Công Ty MST Tháng 1
Tháng 4 Tháng 6
Doanh Thu Thuần 481,858 208,406 149,623
Lợi Nhuận Sau Thuế 42,930 24,842
25,082
Ban lãnh đạo Masan kỳ vọng tốc độ tăng trưởng của Công ty trong các
năm tới: doanh thu đạt 1.500 tỷ đồng vào năm 2010, tương đương tốc độ
tăng trưởng 20% mỗi năm tính từ 2006
Trên đà phát triển ấy, Masan đang tăng tốc hơn nữa để có thể đẩy
mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.Mục tiêu định hướng phát triển của
Masan :
- Giữ vững vị trí số 1 trong ngành hàng nước chấm và gia vị Việt Nam
- Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm
- Kiện toàn cơ chế điều hành các công ty trong hệ thống MASAN GROUP về các mặt nhân sự, Kế hoạch kinh doanh, chế độ báo cáo tài chính, kiểm
soát thu chi theo định hướng thống nhất từ công ty mẹ
- Nâng cao công suất đi kèm với việc đảm bảo chất lượng là ưu tiên
sống còn cho sự phát triển tương lai của công ty
- Thâm nhập và tạo dựng vị thế dẫn đầu trong ngành hàng ăn liền cao
cấp - phân khúc thị trường sẽ có tốc độ tăng trưởng bùng nổ trong
tương lai, đáp ứng xu hướng tiêu dùng khi nếp sống công nghiệp và hiện
đại ngày càng được khẳng định
- Đi đầu trong việc kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chức năng
- “Nâng Cao Năng Lực Sản Xuất” của các nhà máy cũng như có được “Nguồn Cung Ứng - Thu Mua, Kế Hoạch & Logistics” mang “Đẳng Cấp Thế Giới” sẽ
là 2 trong các ưu tiên chiến lược hàng đầu của công ty năm 2008
Các dự án đang triển khai:
- Tăng công suất sản xuất của nhà máy lên gấp 5 lần vào năm 2010
- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm cốt tại Phú Quốc nhằm đáp ứng 50% nhu cầu nguyên liệu đầu vào nước mắm cốt của Masan năm 2010
- Thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường trung cấp của các ngành hàng nước mắm, nước tương, tương ớt và gia vị khác
- Mục tiêu đến năm 2010 của MST là trở thành một công ty sản xuất hàng thực phẩm, tiêu dùng hàng đầu trên thị trường Việt Nam Để thực hiện
mục tiêu này, MST lựa chọn chiến lược “ Tạo ra và làm chủ các xu hướng
Trang 5tiêu dùng mới” thông qua việc phát minh ra các sản phẩm ưu việt và
phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất thông qua hệ thống phân
phối chuyên nghiệp của MST trên toàn quốc
Công ty cổ phần Công nghiệp-Thương mại Masan có các Cổ đông chiến lược:
- Công ty Cổ phần Đầu tư Masan : 44,38%
- VOF Investment Limited : 4,54%
- Vietnam Investment Limited : 4,18%
- Asia Value Investment Limited : 4,18%
I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI DOANH NGHIỆP
1 Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp:
Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu nghiên cứu thị trường là gì? Đó là chức
năng liên kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, khách hàng và
cộng đồng, thong qua thông tin ( Hiệp hội Marketing Hoa Kì) Thông tin
được sử dụng để :
- Nhận dạng, xác định các cơ hội và vấn đề marketing
- Thiết lập, điều chỉnh và đánh giá các hoạt động marketing
- Theo dõi việc thực hiện marketing
Phân khúc thị trường : Mì Omachi được phân đoạn :
- Theo khu vực địa lý : phân đoạn theo khu vực:
• Lối sống thành thị
• Lối sống nông thôn
- Theo tâm lý :phân đoạn theo lối sống:
• Bận rộn
• Nhàn nhã
• Bình thường
- Theo đặc điểm xã hội học:giới tính:
• Nữ
• Nam
Thị trường mục tiêu
- Thị trường mục tiêu của mì Omachi là những người có lối sống bận rộn, sống ở thành thị, họ không có đủ thời gian để tự chuẩn bị bữa ăn
cho chính mình; họ muốn sử dụng mì để có thể tiết kiệm thời gian và
chi phí Hơn thế nữa mì Omachi có sợi mì được làm từ khoai tây nên “
Rất ngon mà không sợ nóng” “ ăn vào mà không sợ bị nổi mụn” Điều này đánh vào tâm lý của chị em phụ nữ nên khách hàng mục tiêu của chúng ta phần đông là phái nữ
- Các chiến lược thị trường: thị trường mục tiêu tập trung
Định vị sản phẩm
Quá trình định vị:
a Phân tích tình hình thị trường:
- Khách hàng: Là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà sản xuất khi cho ra đời một sản phẩm mới Đối với sản phẩm mì Omachi, khách hàng mục tiêu là người có cuộc sống bận rộn không có đủ thời gian nấu nướng nhưng quan tâm đến sức khỏe và làn da, nên phần đông khách hàng mục tiêu là phái nữ
- Đối thủ cạnh tranh: Có thể nói rằng hiện nay thị trường Việt Nam đã tồn tại khá nhiều thương hiệu mì nổi tiếng chiếm lĩnh được vị trí
trong giới tiêu dùng như Hảo hảo của Vina Acecook,… riêng Vina
Acecook vượt xa các đối thủ cùng ngành với trên 50% thị phần Á Châu
cũng là thương hiệu theo đuổi khá thành công, Vifon đã tạo dựng sức
mạnh từ một thương hiệu lâu đời nhất Việt Nam và chứng thực niềm tin
thông qua mạng lưới xuất khẩu rộng khắp và cả ở những thị trường khó
tính,có yêu cầu cao Mì A-One một thương hiệu với nhưng truyền thông
Trang 6đáng kể với sự liên tưởng mạnh mẽ từ những hình ảnh ấm cúng của một gia đình cộng với sự hỗ trợ từ dòng sản phẩm bột ngọt, bột nêm cùng
tên thương hiệu Chính vì vậy sự ra đời của Omachi gặp phải sự cạnh
tranh rất quyết liệt, đây cũng là những thách thức đối với nhà sản
xuất
- Phân tích doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Công nghiệp –Thương mại Masan thuộc tập đoàn Masan là một công ty mạnh Theo báo cáo về kết quả kinh doanh năm 2007 công ty đã thực hiện được gấp đôi kế hoạch đề ra
Những tiêu biểu trong hoạt động kinh doanh năm 2007:
Tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành nước chấm
Thành công trong việc đưa ra thị trường nước chấm các sản phẩm dòng trung cấp và mì ăn liền cao cấp
Phát hành thành công 1.5 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư tổ chức. Tuy nhiên cũng tồn tại những hạn chế như nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào chưa đáp ứng đủ cho tốc độ tăng trưởng đột biến về doanh thu, sản lượng của công ty, hạ tầng sản xuất và nhân lưc bị quá tải
b Xác định lợi thế cạnh tranh
- Khác biệt về sản phẩm: Nếu như Vina Acecook nhấn mạnh đến các yếu tố chất lượng được bảo chứng bởi công nghệ Nhật Bản, Á Châu khá nhất quán trong thông điệp “Đỉnh cao chất lượng” và luôn nhấn mạnh về máy móc
nhà xưởng, thì Omachi đã tạo nên dấu ấn riêng bằng sự khác biệt với
sợi mì làm từ khoai tây, nhiệt độ chiên thích hợp cho ra sợi mì vừa
chín tới không bị cháy khét để đảm bảo chất lượng tuyệt hảo Mì khoai
tây Omachi với nước súp đặc chế được kết hợp rau củ quả tươi tạo nên hương vị thơm ngon hấp dẫn Chính sự áp dụng mang tính đột phá này đã loại trừ được rất nhiều chất phát sinh từ khâu chiên mì ở nhiệt độ quá
cao thường làm cho sợi mì cháy, mùi khét, có độ Oxi hóa cao Nhà sản
xuất cũng điều chỉnh lượng dầu hợp lý trong quá trình chiên và chế
biến gói súp nên khách hàng hoàn toàn yên tâm khi dùng Omachi
c Lựa chọn chiến lược định vị:
Lựa chọn dựa vào lợi ích:
Omachi đã lựa chọn chiến lược định vị dựa trên lợi ích mà nó mang lại
cho khách hàng Có thể nói rằng Omachi là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây mà theo các nhà khoa học thuộc viện
nghiên cứu thực phẩm Anh Quốc chất kukoamine trong khoai tây có tác
dụng làm đẹp da, chữa thâm quầng, cải thiện sức khỏe, giúp ngủ ngon
hơn và hạ đường huyết Khoai tây còn được xem như một thứ Vacxin phòng viêm gan B và chống cảm cúm hiệu quả Đặc biệt tính chất không “nóng” của nó so với những loại bột mì đã được Omachi khai thác và chọn làm
điểm nhấn chính trong chiến lược định vị của mình.Và điêù này đã làm
khách hàng càng yên tâm hơn khi sử dụng loại mì này
2 Chiến lược sản phẩm:
a) Sản phẩm marketing: Mì ăn liền Omachi của Công ty Cổ phần Công nghiệp –Thương mại Masan thông qua quá trình khai thác, tìm hiểu thị
hiếu, nhu cầu người tiêu dùng, doanh nghiệp đã tạo ra sản phẩm mà ở đó khách hàng có thể tìm thấy trong nó ba cấp độ để xem xét:
Cốt lõi sản phẩm: với mục đích nhắm đến khách hàng mục tiêu là những người có cuộc sống bận rộn , doanh nghiệp đã giới thiệu, đem đến cho
khách hàng những thông điệp đáng tin cậy ẩn chứa những lợi ích mà
khách hàng muốn tìm kiếm: “Rất ngon mà không sợ nóng”, “ Mì Omachi, bạn đồng hành của những người bận rộn“, “rất tiện lợi nhanh chóng, chỉ
3 phút có thể thưởng thức ngay sợi mì dai”
Sản phẩm cụ thể: sản phẩm dựa vào chất kukaomine có trong khoai tây,có tác dụng làm đẹp da,cải thiện sức khỏe và có sự kết hợp với bộ
Trang 7gia vị chiết xuất từ nguyên liệu rau,củ,quả tươi tự nhiên.
Sản phẩm tăng thêm: dưới góc nhìn của người tiêu dùng phần lớn đánh
giá cao mì qua tính tiện dụng vá thường e ngại khi cho rằng sản phẩm
gốc mì có thể gây nóng cơ thể Để giải quyết vấn đề này và tăng thêm
sự hài lòng, thỏa mãn khi sử dụng mì Omachi,doanh nghiệp đã tìm cách
làm gia tăng tính năng của nó giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng
sản phẩm với thông điệp “Mì khoai tây Omachi ngon mà không sợ nóng” đã
xóa đi sự nghi ngại sợ nóng của người tiêu dùng và hơn nữa mì Omachi
còn “tốt cho tiêu hóa” của bạn
b) Phân loại sản phẩm:
Thông thường mì ăn liền được xếp trong loại hàng thông dụng cụ thể là
hàng tùy hứng, không có dự kiến mua từ trước, người tiêu dùng thỉnh
thoảng không thích nấu ăn nên mua mì ăn liền làm sản phẩm thay thế
c) Nội dung chiến luợc sản phẩm mì Omachi:
Để đạt mục tiêu kinh doanh sản phẩm, mục tiêu marketing, doanh
nghiệp đã đưa ra những chiến lược sản phẩm mà nó có vai trò cực kì
quan trọng trong chiến lược marketing nhằm đáp ứng đúng yêu cầu khách
hàng Có thể nói chiến lược sản phẩm là chiến lược đóng vai trò cực kì
quan trọng, là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Thực hiện
tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược định giá, phân phối, chiêu
thị mới triển khai và phối hợp một cách hiệu quả Cho nên doanh nghiệp
luôn tích cực tập trung vào chiến lược sản phẩm tạo ra loại mì ngon,
đặc trưng khác với sản phẩm cạnh tranh và có thể nói đã xác định được
một hình ảnh tốt trên thị trường, từ đó để chiếm lĩnh thị trường doanh
nghiệp tiếp tục thực hiện các bước marketing nhằm đứng vững và thành
công trên thị trường Trong quá trình thực hiện chiến lược sản phẩm,
doanh nghiệp thường xuyên phân tích và ra quyết định liên quan đến
danh mục sản phẩm, dòng sản phẩm, nhãn hiệu, thiết kế và phát triển
sản phẩm mới
Kích thước tập hợp sản phẩm :
- Chiều rộng danh mục sản phẩm: công ty đã sản xuất ra nhiều loại sản
phẩm:
Nước tương Nước mắm Hạt nêm không bột ngọt Tương
ớt cao
cấp chin-su Mì omachi
• Chiều dài danh mục sản phẩm: mì Omachi có số mặt hàng đa dạng, được
chế biến theo nhiều hương vị khác nhau nhằm tăng sự lựa chọn cho khách
hàng:
Mì Sườn Hầm Ngũ QuảMì Nghêu Hấp Thái Mì lẩu Hàn QuốcCá Hồi Nấu măng
Mì Xốt Bò Hầm Mì Omachi Nutriton Thần Đồng- Tôm Xốt Phô Mai Mì TĐ Heo
Hầm Rau Củ Mì TĐ Gà Hầm Sữa
• Chiều sâu danh mục sản phẩm: số lượng từng loại sản phẩm
• Các quyết định liên quan đến kích thước tập hợp sản phẩm: thông qua
doanh số thu được doanh nghiệp sẽ dựa vào đó để đưa ra hướng điều
chỉnh tốt nhất cho doanh mục sản phẩm và dòng sản phẩm nên hạn chế đi
hay mở rộng thêm
• Hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm: nhằm mục đích
kích thích ngày càng nhiều nhu cầu sử dụng của khách hàng , công ty
muốn tạo thêm nhiều sự chuyển biến trong sản phầm của mình chẳng hạn
có thể chế biến sợi mì không nở to thêm khi để quá 7 phút, thay đổi
Trang 8khẩu vị để tránh nhằm chán như chế biến từ khoai lang,khoai môn hoặc
có thể tạo ra loại mì pha với nước lạnh nó rất tiện dụng khi đi dã
ngoại hoặc picnic
• Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm: sản phẩm mì ăn liền Omachi được đặt tên theo từng sản phẩm riêng biệt, vì trong tình trạng nếu một
loại mì nào đó gặp sự cố bị khách hàng tẩy chay thì các sản phẩm khác
không bị ảnh hưởng, nhưng gặp một số hạn chế là hiện nay trên thị
trường, sản phẩm mì có rất nhiều tên gọi đa dạng phong phú đủ mẫu mã
Vì vậy, khi công ty tạo ra một sản phẩm mới thì lại tốn kém quá nhiều
tiền bạc, công sức, thời gian, chi phí để xây dựng hình ảnh trong lòng
người tiêu dùng
Nước tương:
Chinsu
Tam thái tử
Nước mắm:
Chinsu cá hồi
Nam ngư
Mì:
Omachi
Thần đồng
……
Thiết kế bao bì sản phẩm:
- Bao bì tiếp xúc: bằng ni lông, phía trên có dòng chữ Omachi và nền
chủ đạo : đỏ phía dưới nền trắng bên trái hình củ khoai tây và câu
slogan “Rất ngon mà không sợ nóng” Bên phải là hình tô mì mẫu rất hấp
dẫn.Phía sau bao bì là thành phần sử dụng và cách chế biến một gói
mì
Bao bì ngoài: 30 gói trong một thùng cattong
- Chức năng của bao bì sản phẩm: vì bao bì làm bằng ni lông nên không thấm nước giúp bảo vệ sản phẩm tránh bị hư hỏng biến chất trong quá
trình vận chuyển, cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng Bao bì
với màu, sắc hình ảnh phong phú ấn tượng, hấp dẫn để thu hút khách
hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên
Phát triển sản phẩm mới:
Vừa qua, công ty đã tung ra thị trường thêm các sản phẩm mới, đó là
“Mì Omachi nutrition thần đồng” và “mì Xốt bò hầm” để bổ sung vào dòng
sản phẩm hiện có, nên đây là dạng sản phẩm mới đối với công ty
3 Chiến lược giá:
Khái quát về chiến lược giá :
Chiến lược giá là một trong 4 biến số quan trọng của marketing mix tạo
ra thu nhập Chiến lược giá đóng vai trò quyết định trong việc mua
hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ Đối với công ty, chiến
lược giá là yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần của doanh
nghiệp và khả năng sinh lời Chiến lược giá có vị trí quyết định cạnh
tranh trên thị trường và là công cụ hữu hiệu để thâm nhập thị trường,
thu hút và giữ khách hàng Vì vậy, việc xây dựng và quản lý chiến
lược giá đúng đắn là điều kiện quan trọng đảm bảo doanh nghiệp có thể
xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường và hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao Tuy nhiên giá cả chịu sự tác động của nhiều yếu tố Sự hình
thành và vận động của nó rất phức tạp Việc quản trị chiến lược giá
hợp lý đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp và đồng bộ
Các chiến lược giá:
Chiến lược định giá sản phẩm mới:
Công ty Cổ phần Công nghiệp –Thương mại MaSan khi tung ra sản phẩm
Trang 9mì Omachi- một sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường có nhiều lợi
ích bổ sung- nhưng nhà sản xuất vẫn dùng chiến lược định giá thâm nhập
để cho ra một cái giá thật cạnh tranh để giành khách hàng và chiếm
lĩnh thị trường Tất cả các hương vị của mì Omachi đều có giá 3000
VND/ gói gồm:
Mì Sườn Hầm Ngũ Quả
Giá: 3.000 VND
Mì Nghêu hấp thái
Giá: 3.000 VND Mì Lẩu Hàn Quốc
Mì Cá Hồi Nấu Măng Giá: 3.000 VND
Trong khi đó giá của các loại mì khác của các côngGiá: 3.000 VND
ty đối thủ như Vina Acecook có giá như sau:
Mì kim chi tôm VINA-ACECOOK
Giá bán: 3.400 VNĐ/gói
Mì kim chi heo VINA-ACECOOK
Giá bán: 3.400 VNĐ/gói
Mì Đệ Nhất hương vị Thịt Bằm
Giá bán: 3.400 VNĐ/gói
Giá bán: 4.600 VNĐ/gói Mì Điểm Sáng Hương Vị Thịt Bằm
Mì Điểm Sáng Hương Vị Cua
Giá bán: 4.600 VNĐ/gói
Mì Điểm Sáng Hương Vị Lẩu Thái Tôm
Giá bán: 4.600 VNĐ/gói
Các phương pháp định giá: mì Omachi được định giá bằng cách cộng thêm vào chi phí vì đây là cách định giá đơn giản nhất thường áp dụng
cho các sản phẩm mới là hàng thông dụng
Chủ động tăng giá:
Hiện nay, giá của các loại mì Omachi đã tăng từ 3000 VND/gói lên
4000 VND/gói Đây là việc chủ động tăng giá của công ty vì nhiều lý
do: tình trạng vật giá leo thang “chóng mặt” hiện tại, chi phí đầu vào
liên tục tăng nên doanh nghiệp đã quyết định tăng giá để đảm bảo mức
lãi Ngoài ra, sau khi sản phẩm mì Omachi thâm nhập thị trường với lợi
ích bổ sung đó là “Rất ngon mà không sợ nóng” đã tạo được “thiện cảm”
với người tiêu dùng đồng thời tạo được cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường mì ăn liền, do đó, lượng cầu về sản phẩm Omachi ngày
càng tăng so với lượng cung, thấy được điều đó công ty đã quyết định
tăng giá thành sản phẩm để tăng doanh số và lợi nhuận
Chiến lược định giá cho sản phẩm mới nhất:
Công ty Cổ phần Công nghiệp –Thương mại Masan vừa qua cũng đã tung
ra các sản phẩm mới và vẫn áp dụng chiến lược định giá thâm nhập cho
các sản phẩm mới này cụ thể như sau:
Mì Omachi Nutrition Thần Đồng - Tôm xốt phô mai
Giá: 5.000 VND
Mì Omachi Nutrition Thần Đồng - Heo hầm rau củ
Giá: 5.000 VND
Mì Omachi Nutrition Thần Đồng - Gà Hầm Sữa
Giá: 5.000 VND
Trang 10Mì Xốt Bò Hầm
Giá: 4.000 VND
Mặc dù sản phẩm mì Omachi Nutrition Thần Đồng là sản phẩm hoàn toàn
mới với nhiều lợi ích bổ sung cho trẻ em nhờ có chứa DHA trong sợi mì
nhưng giá của nó 5000 VND/gói cao hơn nhiều so với loại mì hiện đang
có mặt trường hiện nay như là Hảo Hảo có giá 2200 VND/gói, Hello có
giá 2500 VND/gói, mì A-One có giá 3000 VND/gói và :
Mì Đệ nhất Mì Gia
Giá bán : 3.300 VND
Cốc ngon mì ca ri gà 60g
Giá bán : 3.800 VND Nhưng chiến lược định giá này vẫn là định giá
thâm nhập thị trường không phải chiến lược định giá hớt váng vì mì gói
là sản phẩm thông dụng, không phải là hàng cao cấp hay quý hiếm Thứ
hai, trên thị trường mì gói hiện nay có những sản phẩm mì ngoại nhập
có gía thành cao hơn mì Omachi rất nhiều lần như:
Giá bán Mì ăn liền kim chi hương Tên sản phẩm Hình ảnh sản phẩm
nấm 117g
10.000 VNĐ/gói Xuất xứ: Nhập khẩu
(0,57 USD)
Mì ăn liền Ramyun hương nấm
36.000 VNĐ/gói Xuất xứ:Nhập khẩu /
(2,07 USD)
Mì ăn liền Ramyun hương nấm 117g
10.000 VNĐ/gói Xuất xứ:Nhập khẩu
(0,57 USD)
Mì ăn liền kim chi hương nấm
Xuất xứ:Nhập khẩu /
36.000 VNĐ/gói
(2,07 USD)
Mì ăn liền Claypot hương nấm
36.000 VNĐ/gói Xuất xứ:Nhập khẩu
(2,07 USD)
Chiến lược định giá cho phối thức sản phẩm:
Công ty áp dụng định giá cho dòng sản phẩm:
Về sản phẩm mì Omachi thì định giá như sau: Omachi các loại: “Sườn
Hầm Ngũ Quả, Xốt Bò Hầm, Mì Lẩu Hàn Quốc, Mì Nghêu hấp thái, Mì Cá Hồi
Nấu Măng” thì áp dụng mức giá là 4000 VND/gói
Mì Omachi thần đồng gồm các loại như: “Tôm Xốt Phô Mai, Heo Hầm Rau
Củ, Gà Hầm Sữa” thì áp dụng mức giá là 5000 VND/gói