1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở việt nam (khảo sát trên báo nhân dân, tuổi trẻ, thanh niên, giáo dục và thời đại từ 2005 2010) tt

25 134 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 112,95 KB

Nội dung

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu,nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công củacông cuộc phát triển đất nước Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việcxây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội Tuy nhiên,bên cạnh những thành tựu, kết quả, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, giáo dục đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, trong đó có những vấn đề gâybức xúc xã hội kéo dài, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

và hội nhập quốc tế Chính sách về GDĐT trong thời gian qua thiếu đồng bộ, còn chắp vá; nhiều

cơ chế, giải pháp về giáo dục đã từng có hiệu quả, nay trở nên không còn phù hợp với giai đoạnphát triển mới của đất nước, cần được điều chỉnh, bổ sung

Nghị quyết Số: 29-NQ/TW ban hành ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thôngqua Nghị quyết đã nêu được những thành tựu quan trọng của Nghị quyết Trung ương 2 khóaVIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạotrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta, góp phần tolớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Cụ thể là: Đã xây dựng được hệ thống giáo dục

và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa

mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm2010… Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáodục đại học, giáo dục nghề nghiệp Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém Đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu… Do đó, Nghị quyết

đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trongcác chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu,nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạocủa Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo vàviệc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậchọc, ngành học.”

Do vậy, giai đoạn trước năm 2010 là năm “trước thềm” đổi mới căn bản, toàn diện nềngiáo dục nước nhà, cho nên cần có những nghiên cứu, khảo sát toàn diện công tác thông tin,

Trang 2

tuyên truyền trên báo chí làm cơ sở tham mưu cho các nhà quản lý xây dựng và hoạch định chínhsách mới.

Với ý nghĩa như vậy, lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng được báo giới trong và ngoàinước đặc biệt quan tâm thông tin, tuyên truyền Báo chí đã đóng một vai trò quan trọng đối với

sự phát triển và đổi mới của giáo dục trong những năm qua Báo chí đã thể hiện tích cực trongviệc tuyên truyền các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, cácquyết sách, chỉ đạo của ngành giáo dục; thông tin các vấn đề liên quan đến giáo dục; đồng thờicòn thể hiện là một diễn đàn quan trọng của giáo viên, các nhà khoa học, các nhà quản lý bàn vềlĩnh vực giáo dục và đào tạo; là kênh thông tin của hàng triệu học sinh, sinh viên, giáo viên vàcác tầng lớp nhân dân trên cả nước; góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà

Có thể nói, những năm qua báo chí đã tác động mạnh mẽ, tích cực đến lĩnh vực giáo dục

và đào tạo, đến các quyết sách và thực hiện những đổi mới tích cực của ngành giáo dục, với hàng

loạt những vấn đề tiêu biểu như: Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, đổi mới thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và Tuyển sinh đại học, đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên các cấp…

Vấn đề giáo dục đã luôn được báo chí quan tâm, bám sát và thông tin kịp thời, hầu hết các

tờ báo lớn đều dành thời lượng đáng kể phản ánh về giáo dục trong mỗi số báo, trang báo,chuyên mục Trong đó, nội dung được phản ánh đa dạng, nhiều mảng khác nhau của giáo dục từmầm non đến đại học và sau đại học, các vấn đề quản lý giáo dục… Vai trò và hiệu quả tác độngcủa thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo chí nói chung và báo in nói riêng những năm qua đãđược khẳng định, một lĩnh vực có vị trí hết sức quan trọng được Đảng, Nhà nước ta xác định làquốc sách hàng đầu Vì vậy, đòi hỏi thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo chí ngày càng phảiđược thực hiện một cách có hiệu quả, góp phần làm cho lĩnh vực giáo dục phát triển, đáp ứng yêucầu đổi mới của đất nước

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là một công việc hết sức trọng đại Chính bởi vậy, TT

về GDĐT là một trong những đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng và cũng đã gây ranhiều tranh cãi trong suốt những năm gần đây Do đó không ít các tờ báo đã khai thác, tìm hiểu,đăng tải thông tin khá kỹ lưỡng về nội dung này, cung cấp cho độc giả mọi thông tin về từngbước phát triển, thực hiện đổi mới giáo dục Các báo đã góp phần tuyên truyền, quán triệt sâurộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các định hướng và nhiệm vụ chủ yếu củangành giáo dục; góp phần mở rộng tầm nhìn cho công chúng, cung cấp thông tin nhằm giúp côngchúng nắm được tiến trình đổi mới giáo dục ở nước ta; thống nhất về nhận thức, tạo sự đồngthuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộcphát triển giáo dục Nhưng bên cạnh đó, các báo vẫn còn những hạn chế nhất định trong thông tin

về GDĐT như hình thức thông tin còn kém hấp dẫn, thông tin còn hời hợt, kém chất lượng

Trang 3

Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam” (khảo sát báo Nhân dân, “Tuổi trẻ”, Thanh niên, Giáo dục và Thời đại từ năm 2005 đến

2010), đồng thời với thời điểm hoàn thành luận án của tác giả vào năm 2017 nên tác giả đã mở

rộng nghiên cứu thông tin về giáo dục và đào tạo từ năm 2010 đến 2017 để nghiên cứu Có thểnói, đây là một yêu cầu bức xúc và cần thiết, nhằm phát huy được hiệu quả thông tin về lĩnh vựcgiáo dục và đào tạo trên báo chí, đặc biệt là công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo hiện nay đang được thực hiện

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận thông tin về giáo dục và đào tạo trênbáo, khảo sát thực trạng, đánh giá ưu điểm hạn chế về nội dung và hình thức của thông tin vềGDĐT trên báo in, từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin

về GDĐT, và đề xuất mô hình thông tin về giáo dục và đào tạo để có thể ứng dụng trên báo in ởViệt Nam hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, tác giả luận án thực hiện nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Xây dựng hệ thống lí luận và thực tế làm cơ sở triển khai đề tài Hệ thống hoá nhữngvấn đề lý luận thông tin về GDĐT trên báo in ở Việt Nam Cụ thể: làm rõ các khái niệm liênquan; khẳng định vai trò và đặc điểm của thông tin về GDDT trên báo in; chỉ ra mô hình thôngtin về giáo dục và đào tạo trên báo in; đưa ra những yêu cầu khi thông tin về giáo dục và đào tạotrên báo chí

- Khảo sát, đánh giá thực trạng TT về GDĐT trên báo in, về tần suất, nội dung, hình thức

và phương thức thông tin

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin về GDĐT trên báo in Luận ánchỉ ra những nhận định về chất lượng thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Namhiện nay

- Nêu những vấn đề đặt ra và giải pháp, khuyến nghị, đồng thời đề xuất mô hình thôngtin về giáo dục và đào tạo để có thể ứng dụng trên báo in ở Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in

Trang 4

- Báo Nhân Dân: cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng,Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đại diện cho tờ báo tuyên truyền, phản ánh và thông tin cácchủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, trong đó có các chủtrương, chính sách, pháp luật về giáo dục

- Báo Giáo dục và Thời đại: là tiếng nói của ngành Giáo dục, thực hiện chức năng phục vụcông tác điều hành quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Thanh niên là tờ báo của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, có chuyên trang giáo dục

và có ảnh hưởng mạnh trong xã hội với số lượng phát hành báo hơn 300.000 bản/ngày, có thờiđiểm lên đến 400.000 bản/ngày

- “Tuổi trẻ” là tờ báo của Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh Báo có chuyên trang giáo dụcriêng và cũng là một trong những tờ báo có ảnh hưởng với xã hội, đặc biệt là công chúng phíaNam với số lượng phát hành 400.000 bản/ngày

Tổng hợp các tin bài phản ánh trên 4 tờ báo trên, ngành Giáo dục cơ bản có thể tìm thấycâu trả lời cho các vấn đề về thông tin giáo dục và đào tạo đang cần có thêm ý kiến của dư luận

xã hội Tất nhiên, trước những vấn đề đổi mới mạnh mẽ, vấn đề nhạy cảm của giáo dục, cơ quanquản lý giáo dục các cấp không chỉ dựa vào 4 tờ báo trên để nắm thông tin, mà còn phải lắngnghe ý kiến từ công chúng, từ nhiều loại hình báo chí khác

Phạm vi nghiên cứu đề tài là một khâu, một mắt xích trong mô hình truyền thông: nghiêncứu về thông điệp (Message), thông tin về giáo dục và đào tạo trên loại hình báo in

Thời gian khảo sát: từ tháng 01/ 2005 đến tháng 12/ 2010

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác –

Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ViệtNam về báo chí và giáo dục và đào tạo cũng như các ngành khoa học liên quan

Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở các lý thuyết như:

- Lý thuyết truyền thông

Một số lý thuyết truyền thông: lý thuyết xâm nhập xã hội; lý thuyết xét đoán xã hội; lýthuyết học tập; lý thuyết truyền bá cái mới; lý thuyết thuyết phục; lý thuyết truyền thông điệpcho đối tượng; lý thuyết sử dụng; lý thuyết sử dụng và hài lòng

Trong môi trường thông tin, lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” coi việc có đáp ứng đượcnhu cầu của công chúng hay không là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả truyền thông, giác

độ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Thứ nhất, hành vi tiếp xúc với truyền thông của công chúng là hoạt động lựa chọn những

nội dung trên phương tiện truyền thông dựa trên nhu cầu của công chúng, sự lựa chọn này có

Trang 5

“tính linh hoạt” nhất định, điều này có lợi cho việc điều chỉnh quan điểm “công chúng hoàn toàn

bị động” thành công chúng là người hoàn toàn chủ động tiếp nhận thông tin trong môi trườngtruyền thông hiện đại

Thứ hai, lý thuyết này nhấn mạnh tính đa dạng trong cách thức sử dụng phương tiện

truyền thông của công chúng, đồng thời chỉ rõ vai trò chi phối của nhu cầu công chúng đối vớihiệu quả truyền thông

Thứ ba, lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” chỉ ra rằng, truyền thông đại chúng có hiệu quả

cơ bản đối với công chúng, đây cũng là một sự bổ trợ có ích cho “lý thuyết hiệu quả truyền thônghữu hạn” mà thập kỷ 1940 - 1960 nhấn mạnh quá nhiều về tính phi hiệu quả của truyền thông đạichúng Xét từ giác độ này, một số học giả coi nó là lý thuyết “hiệu quả thích hợp” Tuy nhiên, lýthuyết “Sử dụng và hài lòng” cũng có những bất cập của nó, bởi nó nhấn mạnh quá nhiều về nhân

tố cá nhân và tâm lý, mang đậm màu sắc chủ nghĩa hành vi Mặt khác, lý thuyết này chỉ khảo sátđơn thuần hành vi tiếp xúc với phương tiện truyền thông của công chúng, do đó không thể chỉ ramột cách toàn diện mối quan hệ xã hội giữa công chúng và truyền thông

Trong môi trường thông tin, lý thuyết “sử dụng và hài lòng” đóng vai trò quan trọng, cóthể giúp chúng ta hiểu sâu hơn về công chúng hiện đại, từ đó giúp các cơ quan báo chí thay đổicác phương thức tác nghiệp, cung cấp cho xã hội những sản phẩm báo chí truyền thông phù hợpvới thời đại

Bản chất xã hội của truyền thông quá trình giao tiếp xã hội, quá trình liên kết xã hội vàquá trình can thiệp xã hội Nói cách khác, đó là quá trình biện chứng Con người sau khi đượctruyền thông xã hội hóa có thể trở nên văn minh hơn và khi con người, xã hội càng phát triển thìnhu cầu, năng lực và khả năng đáp ứng của truyền thông càng cao [ 37; tr.120]

Quá trình truyền thông là sự truyền đi của các thông điệp (ý nghĩ, thông tin, tư tưởng, ýtưởng, ý kiến, kiến thức ) từ một người hay một nhóm người đến người khác hay một nhómngười khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc các tín hiệu khác Chính vì vậy, truyền thôngliên quan đến việc làm thế nào để liên kết các yếu tố như người nhận, người gửi, cách mã hóa vàcách giải mã, các kênh và các phương tiện truyền thông nhằm đảm bảo cho tính chính xác vàhiệu quả của quá trình truyền thông

Lịch sử nghiên cứu truyền thông từ đầu thế kỷ XX đến nay, dù theo mô hình nào cũng đềuliên quan đến thông điệp được truyền tải thông tin, xem thông điệp là một khâu, một mắt xíchquan trọng trong chu trình truyền thông Đây là yếu tố nền tảng cho việc tạo lập một chu trìnhtruyền thông

- Lý thuyết xã hội học truyền thông đại chúng

Trang 6

Dưới góc độ của xã hội học thì truyền thông đại chúng được coi như là một quá trình xã hội Đó là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi ra công chúng trong xã hội thông qua

các PTTTĐC như báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử

Nhà xã hội học Max Weber đã chỉ rõ tác động của truyền thông đại chúng Theo ông,truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội do nó có sự liên kết bởi nhiều yếu tố như: nguồntin, thông điệp và người nhận và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau [59]

Một số tác giả khác cho rằng truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội, đó là quá trìnhtruyền tải thông tin ra công chúng thông qua các phương tiện truyền thông, được liên kết chặt chẽbởi các yếu tố: nguồn tin, thông điệp và người nhận Thiếu một trong ba yếu tố này, hiệu ứng xãhội sẽ không xảy ra khi các kênh truyền thông đại chúng truyền thông điệp mà không có ngườinhận[71]; [72]

Cũng theo các tác giả, truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc thù bao gồm bathành tố sau đây: 1) Hoạt động truyền thông (săn tin, quay phim, chụp ảnh, viết bài, biên tập vàcuối cùng là xuất bản, hoặc phát sóng), 2) Các nhà truyền thông (bao gồm các tổ chức truyềnthông như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình và những người làm công tác truyền thôngnhư nhà báo, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên ), 3) Và đại chúng (các tầng lớp côngchúng rộng rãi)

Chẳng hạn, khi chúng ta mở máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động xem tin tức trênmột tờ báo thì hành vi đó đã nằm trong quá trình truyền thông đại chúng Thế nhưng nếu chúng tacũng mở những loại phương tiện trên nhưng lại để xem một tập ảnh chụp chung với gia đình haybạn bè, thì hành động này lại không được coi là nằm trong quá trình truyền thông đại chúng, bởimột lẽ đơn giản là tập dữ liệu này được chụp và truyền phát trong khuôn khổ cá nhân mà thôi

Nói cách khác, điểm then chốt trong việc xác định xem một hành vi có nằm trong quátrình truyền thông đại chúng hay không không phải là cái màn hình điện thoại di động hay máytính, máy tính bảng mà là cần xem xét coi hành vi ấy có nằm trong quá trình truyền tải thông tin

ra rộng rãi công chúng thông qua các PTTTĐC hay không

Trong một số hướng nghiên cứu của xã hội học có hướng nghiên cứu về các nhà tuyêntruyền với vai trò là một nhóm xã hội- nghề nghiệp trong cơ cấu xã hội Do đó, tác giả tìm hiểucác vấn đề nghiên cứu về báo chí được tiếp cận, xem xét như thế nào từ góc độ xã hội học, làm

cơ sở cho việc đánh giá cụ thể về cách thức hoạt động của nhà truyền thông

- Lý thuyết báo chí học

Theo Siebert trong cuốn sách về Bốn lý thuyết về báo chí, báo chí mang hình thức và màu

sắc của các cấu trúc xã hội và chính trị trong đó nó hoạt động Báo chí và các phương tiện truyềnthông khác, trong quan điểm của họ, sẽ phản ánh “niềm tin căn bản và giả định rằng xã hội nắmgiữ” Để nhìn nhận sự khác biệt của hệ thống báo chí giữa các nước một cách toàn diện nhất, phải

Trang 7

nhìn vào hệ thống xã hội mà chúng đang hoạt động Để xem xét hệ thống xã hội trong mối quan

hệ với báo chí, phải xem xét những niềm tin và quan niệm cơ bản của xã hội đó: đặc tính của conngười, xã hội, đất nước, mối quan hệ giữa con người và đất nước đó, của tri thức và sự thật

Báo chí biểu hiện vai trò trong đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế,văn hoá – xã hội

Chức năng của báo chí: Thông tin, tư tưởng, khai sáng, giải trí quản lý, giám sát và phảnbiện xã hội, kinh tế, dịch vụ

- Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự

Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (Agenda setting) do hai chuyên gia truyền

thông Maxwell McCombs và D.Shaw (Mỹ) đưa ra Lý thuyết này mô tả khả năng ảnh hưởng của

giới truyền thông đối với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông Trong xã hội, nếumột tin tức nào đó được nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật, công chúng sẽ nhớ tới và coi

nó quan trọng hơn những thông tin khác Do vậy, chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” làmột giả thiết quan trọng trong các lý thuyết truyền thông Điểm nổi bật của lý thuyết này làtruyền thông đại chúng có một chức năng sắp đặt “chương trình nghị sự” cho công chúng, cácbản tin và hoạt động đưa tin của cơ quan báo chí truyền thông ảnh hưởng đến sự phán đoán củacông chúng tới những “chuyện đại sự” của thế giới xung quanh và tầm quan trọng của chúngbằng cách làm cho các “chương trình” nét nổi bật khác nhau, từ đó có thể tác động và tạo ra sựdẫn đường trong tương lai Lý thuyết cho rằng Truyền thông đại chúng (trong đó có báo chí) cóchức năng sắp đặt “chương trình nghị sự” cho công chúng Lý thuyết còn chỉ ra rằng, việc đưa tin

về thế giới bên ngoài của cơ quan truyền thông là lựa chọn có mục đích

Theo McCombs & Shaw’s study (1972), cho rằng các cơ quan báo chí truyền thông (dựavào giá trị quan và mục đích tôn chỉ, đồng thời căn cứ vào môi trường thực tế để) “lựa chọn” vấn

đề hoặc nội dung mà họ coi là quan trọng để cung cấp cho công chúng, chứ không phải cung cấpnhững thông tin mà công chúng cần McCombs (1994) gần đây cho rằng hiệu ứng của thuyết nàyrất mạnh khi công chúng không biết hay không có kinh nghiệm trực tiếp về vấn đề, khi họ phụthuộc nhiều hơn vào các phương tiện truyền thông để hiểu tình hình

Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” không đánh giá hiệu quả truyền thông trongthời gian ngắn của một hãng truyền thông nào đó đối với một sự kiện cụ thể, mà đánh giá về hiệuquả xã hội lâu dài, tổng hợp ở tầm vĩ mô của cả ngành truyền thông được tạo ra sau khi đưa rahàng loạt bản tin trong một quãng thời gian khá dài

Các cơ quan báo chí truyền thông dựa vào giá trị quan và mục đích tôn chỉ, đồng thời căn

cứ vào môi trường thực tế để “lựa chọn” vấn đề hoặc nội dung mà họ coi là quan trọng nhất đểsản xuất và cung cấp cho công chúng những thông tin “đúng sự thật”

Trang 8

Thiết lập chương trình nghị sự về TT GDĐT trên báo in gồm 2 khía cạnh: Một là, báo in

là chủ thể của các TT về GDĐT Hai là, báo in là trung gian tổ chức thu thập và công bố TT về

GDĐT Báo in luôn chủ trì về mặt truyền thông, “lựa chọn” vấn đề hoặc nội dung mà họ coi làquan trọng để cung cấp cho công chúng

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp tác giả sử dụng khảo sát các văn bản,

chỉ thị, nghị quyết và các công trình khoa học, sách, báo…nhằm mục đích tìm cơ sở cho việc xâydựng khung lý thuyết về TT về GDĐT trên báo in; đặc điểm, vai trò TT GDĐT trên báo in; môhình TT GDĐT trên báo in và những yêu cầu về TT GDĐT trên báo in Đồng thời, tác giả tìmhiểu kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học có thể hữu ích cho việc đối chiếu vàtham khảo trong khuôn khổ công trình nghiên cứu này, các công trình đó có thể làm cơ sở choviệc đánh giá các kết qua khảo sát, tìm ra các giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp điều tra xã hội học: Mục tiêu của phương pháp này là thu nhận các nhận

xét, đánh giá của các nhóm công chúng khi tiếp nhận thông tin GDĐT trên các báo trong diệnkhảo sát Tìm hiểu TT về GDĐT trên báo in đã đáp ứng nhóm công chúng ở mức độ nào Chúngtôi đề ra một bảng câu hỏi (anket) phát cho đối tượng tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ ChíMinh, tổng số phiếu là 500 phiếu, bao gồm: Hà Nội 180 phiếu, Đà Nẵng 140 phiếu, thành phố HồChí Minh 180 phiếu Số phiếu thu về sau điều tra là 483 phiếu

Các đối tượng cụ thể: Ở mỗi thành phố chúng tôi lựa chọn đối tượng để phát phiếu nhưsau: học sinh (chọn 1 trường THPT, 1 trường THCS, mỗi trường 1 lớp), sinh viên (chọn 3 trườngđại học ở 3 thành phố thuộc 3 khối A, B, C, mỗi trường 1 lớp), giáo viên (chọn 1 số giáo viênTiểu học, Phổ thông và đại học), cán bộ quản lý giáo dục (Hiệu trưởng đại học, phổ thông, sởGiáo dục và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo), người dân (phụhuynh học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, đại học), theo đó có các cứ liệu

và cơ sở giúp tác giả thực hiện luận án

Với những phiếu điều tra bằng bảng hỏi (anket), chúng tôi sử dụng phần mềm xử lý sốliệu định lượng SPSS 16.0

- Phương pháp phỏng vấn sâu (Phỏng vấn chuyên gia) : với hình thức phỏng vấn đặt câu

hỏi với 20 đến 30 người trả lời là những đối tượng: lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí (Tổng biêntập một tờ báo, trưởng, phó ban giáo dục của báo): 04 mẫu; phóng viên theo dõi giáo dục (cácphóng viên hiện đang theo dõi giáo dục được các báo giới thiệu đến Bộ Giáo dục và Đào tạo): 10mẫu; Công chúng (Chọn trong số những người điều tra XHH, mỗi thành phố chọn 2-3 người bất

kỳ, thường xuyên đọc thông tin về GDĐT hoặc liên quan đến lĩnh vực GDĐT như giáo viên,quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên…): 08 mẫu Từ đó, tập hợp các cứ liệu thực tế phục vụ cho

Trang 9

đề tài nghiên cứu Với phương pháp phỏng vấn sâu, chúng tôi sử dụng phần mềm xử lý dữ liệuđịnh tính Nvivo 8.0

- Phương pháp quan sát: tiến hành khi thực hiện phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học và

tiến hành các nghiên cứu Mục đích để xem xét hoạt động của các cơ quan báo in, hoạt động tiếpnhận thông tin GDĐT của công chúng; các biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành vi của côngchúng và những người xây dựng các sản phẩm báo chí liên quan đến vấn đề nghiên cứu Kết quảquan sát sẽ là cơ sở để thực hiện nghiên cứu đề tài

- Phương pháp phân tích nội dung văn bản

- Mô tả về phương pháp: Phân tích nội dung văn bản là phương pháp phân tích tài liệu bàiviết (có thể dưới dạng in ấn hoặc nghe nhìn) nhằm lượng hoá nội dung một cách có hệ thống, cóthể nhân rộng dựa trên các tiêu chuẩn đã được xác định Phân tích nội dung được đề cập ở đây(phân tích nội dung định lượng) khác với hai phương pháp phân tích nội dung thông tin khác đó

là (1) Ký hiệu học – một phương pháp phân tích văn bản và các hiệu tượng khác nhấn mạnh việctìm kiếm ý nghĩa sâu xa của các hiện tượng này; (2) Phân tích nội dung mang tính dân tộc học,phương pháp tiếp cận văn bản theo hướng nhận mạnh vai trò của người điều tra trong việc xâydựng ý nghĩa của bài viết và trong toàn bộ quá trình phân tích nó Phương pháp này được xem làphương pháp phân tích định tính trong đó yếu tố ngữ cảnh đóng vai trò quan trọng trong việcphân loại số liệu và xây dựng các ý nghĩa

Bước tiếp theo của phần phân tích định lượng là phải quyết định xem cần xem xét những

gì Tất nhiên, việc quyết định phải xem xét cái gì trong quá trình phân tích nội dung bị ảnh hưởngcác câu hỏi nghiên cứu Tuy nhiên, nhà nghiên cứu không chỉ phân loại dựa vào nội dung hiểnnhiên mà còn cả những nội dung ẩn ý Cần dò tìm dưới bề mặt để đặt câu hỏi sâu hơn về những

sự việc đang diễn ra; (4) Khuynh hướng cũng là vấn đề mà các nhà nghiên cứu quan tâm tìmkiếm khi phân tích nội dung Đó là sự thay đổi, mối quan tâm, niềm tin hay các nguyên tắc

Mã hoá là bước trung tâm và đặc biệt nhất của phân tích nội dung Có 2 yếu tố chính trongbước này là thiết một một bảng mã và thiết kế một sổ tay mã hoá Bảng mã là một biểu/ bảngmẫu trong đó có tất cả các số liệu kiên quan tới một vấn đề được mã hoá được điền vào Bảngnày được đơn giản hoá để hỗ trợ các tranh luận về các nguyên tắc mã hoá trong phân tích nộidung và nguyên tắc xây dựng bảng mã nói riêng Mỗi cột trong bảng mã sẽ là một khía cạnhđược mã hoá Đầu đề của các cột sẽ là các khía cạnh được mã hoá, các cột sẽ được đánh số Mỗimẫu sẽ dùng cho một bài được mã hoá Các mã số sau đó có thể được chuyển thành một tệp sữliệu máy tính cho việc phân tích bằng phần mềm SPSS Để giúp điềm thông tin đúng và thốngnhất vào bảng mã này, cần có sổ tay mã hoá Sổ tay mã hoá là các hướng dẫn chi tiết cho ngườithực hiện mã hoá

Trang 10

Trong luận án này, tất cả các bài viết về Giáo dục đào tạo được xem xét kỹ lưỡng trên 4 tờbáo in Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Nhân Dân, Giáo dục và Thời đại trong thời gian từ năm 2005 đếnnăm 2010.

- Mẫu nghiên cứu bao gồm các thông tin về các tờ báo được lựa chọn để phân tích, hìnhthức đăng tải, chuyên mục đăng tải, nguồn và thời gian đăng tải Các thông tin này giúp ngườinghiên cứu có một cái nhìn tổng thể về mẫu nghiên cứu

- Cách thức chọn mẫu: Tất cả các bài báo liên quan, đề cập đến GDĐT trong khoảng thờigian nghiên cứu đều được sưu tầm Với phương pháp lẫy mẫu ngẫu nhiên hệ thống từ 26875 tin,bài về GDĐT trong 5 năm, tác giả lựa chọn 720 tin, bài để phân tích (Mỗi báo chọn 180 tin, bài).Trong trường hợp những bài viết trùng nhau được đăng tải trên nhiều báo sẽ lựa chọn ngẫu nhiênmột bài bất kỳ, không lấy tất cả các bài báo trùng nhau hoàn toàn trong mẫu nghiên cứu Trongtrường hợp giống nhau nội dung hay tiêu đề nhưng có sự khác biệt về cách phân tích hoặc thểhiện trong bài báo thì đều được chọn trong mẫu nghiên cứu

Thông tin thu thập từ các bảng mã viết về Giáo dục và đào tạo trên 4 báo được mã hoá,nhập và xử lý bằng chương trình SPSS 16.0 Sau khi làm sạch số liệu sẽ tiến hành biến đổi các sốliệu để phục vụ cho việc lượng hoá các nhóm vấn đề có liên quan đến GDĐT và đánh giá các bàiviết về GDĐT

- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Diễn ngôn là cách nói năng, phương thức biểu đạt

của con người, thế giới về các sự việc trong đời sống Do đó, nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứungôn ngữ Nhưng diễn ngôn không phải là hình thức mà là tư tưởng- tư tưởng trong dạng thứcthực tiễn, trên kênh truyền thông đại chúng

Theo Sara Mills trong Discourse, có thể thấy ba cách định nghĩa khác nhau về diễn ngôn

trong các trước tác của Foucault Thứ nhất, diễn ngôn được coi là tất cả các nhận định nói chung,

đó là tất cả các phát ngôn hoặc văn bản có nghĩa và có một hiệu lực nào đó trong thế giới thực.Thứ hai, diễn ngôn là một nhóm các diễn ngôn cụ thể, được qui ước theo một cách thức nào đó

và có một mạch lạc hoặc một hiệu lực nói chung, “được nhóm lại với nhau bởi một áp lực mangtính thiết chế nào đó, bởi sự tương tự giữa xuất xứ và bối cảnh hay bởi chúng cùng hành độngtheo một cách gần giống nhau”[ Sara Mills, Diễn ngôn, Cấu trúc diễn ngôn, Diễn ngôn, các diễnngôn ] Ví dụ, diễn ngôn nữ giới là một nhóm các diễn ngôn có chung một hiệu lực là nhằm phảnkháng lại diễn ngôn về phụ nữ của đàn ông, diễn ngôn chủ nghĩa đế quốc là nhóm các diễn ngôn

có chung một hiệu lực là áp đặt quyền lực thực dân lên những xứ sở thuộc địa… Thứ ba, diễnngôn là một thực tiễn sản sinh ra vô số các nhận định và chi phối việc vận hành của chúng[SaraMills, Diễn ngôn, Dẫn nhập ] Diễn ngôn không chỉ được coi như “một cái gì tồn tại cố hữu, tựthân và có thể được phân tích một cách cô lập[Sara Mills, Diễn ngôn ]”, là những qui tắc và cấutrúc nhằm tạo ra những phát ngôn và những văn bản cụ thể Đó là một hệ thống của “những tư

Trang 11

tưởng, quan điểm, khái niệm, cách thức tư duy và hành xử, những cái được hình thành trong mộtbối cảnh xã hội cụ thể[Sara Mills, Diễn ngôn, Dẫn nhập ]”, có một hiệu lực chung đối với cáchsuy nghĩ và nói năng của mỗi nhóm người cũng như mỗi cá nhân.

Thông qua phương pháp phân tích diễn ngôn, luận án làm sáng tỏ những vấn đề của thờiđại thông qua thông tin GDĐT, làm rõ hơn góc nhìn quyền lực truyền thông thông qua vấn đềđược đề cập; làm sáng tỏ chủ thể thể hiện thông điệp về GDĐT, đó là những thông tin mà nhàhoạch định chính sách kỳ vọng, hay những thông tin phản biện từ vấn đề bất cập của thực tiễntriển khai chính sách

- Ngoài ra luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp so sánh; Phương pháp tổng hợp

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

5.1 Câu hỏi nghiên cứu

Luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu gồm:

- Thông tin về GDDT là gì và vai trò của thông tin về GDDT trên báo in?

- Mô hình thông tin về GDDT trên báo in như thế nào và có vai trò gì?

- Các yêu cầu cụ thể đối với việc thông tin về GDĐT là gì?

- Báo in cần phải làm gì và làm như thế nào để thông tin về GDDT có hiệu quả?

5.2 Giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết thứ nhất: Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, giáo dục đào tạo luôn

được Đảng, Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu và đang có sự đổi mới quyết liệt trong nhiềunăm qua Việc triển khai đổi mới một lĩnh vực liên quan đến mọi người, mọi gia đình và thựchiện không chỉ ngành giáo dục mà cả hệ thống, toàn xã hội Vì vậy, định hướng đúng đắn các chủtrương đổi mới về giáo dục, góp ý, phản biện những hạn chế trong quản lý, cách dạy, cách học…

là hết sức quan trọng của các cơ quan báo chí, trong đó có báo in Do đó, nâng cao chất lượngthông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in là hết sức cần thiết

- Giả thuyết thứ hai: Thông tin về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay, còn có những

hạn chế: đưa số lượng tin bài tiêu cực, giật gân nhiều; số lượng tin, bài phản ánh tích cực, gươngtập thể, cá nhân tốt trong ngành ít Việc khảo sát, phân tích một cách khoa học thực trạng để chỉ

ra được những mặt tích cực và hạn chế, cơ hội, thách thức cho báo in thực hiện tốt thông tin vềgiáo dục và đào tạo

- Giả thuyết thứ ba: Thông tin về giáo dục và đào tạo của báo in góp phần quan trọng trongviệc nâng cao chất lượng giáo dục, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện hiệu quả các chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đặc biệt là thực hiện đổi mới căn bản toàndiện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay

Trang 12

- Giả thuyết thứ tư: Cách thông tin về GDĐT hiện nay còn hạn chế về mặt tương tác, tư duynhận thức của mỗi tờ báo chưa tương xứng với vị trí giáo dục và đào tạo được chỉ đạo qua cácchủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, kiến thức hiểu biết giáo dục của phóngviên được phân công theo dõi còn hạn chế, công tác truyền thông của ngành Giáo dục còn yếu

6 Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Luận án hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thông tin về giáo dục và đào tạo, báo chínói chung, báo in nói riêng và vai trò của thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in; những yêucầu cần có đối với thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in…Khung lý thuyết cộng với cơ sởthực tiễn làm nền tảng cho việc nghiên cứu, đánh giá các vấn đề liên quan đến công tác thực hiện

ở mảng đề tài thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in

- Luận án chỉ ra được thực trạng thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in hiện nay, vềthế mạnh, điểm tích cực, hạn chế để từ đó có nhận định khái quát về thực trạng thông tin lĩnh vựcnày Luận án khẳng định vai trò của thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in

- Luận án nêu những vấn đề đặt ra của thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in trongbối cảnh sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đồng thời khuyến nghị những giải phápnâng cao chất lượng thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận án

7.1 Ý nghĩa lý luận

Hiện nay, việc tìm hiểu TT về GDĐT trên báo chí nói chung và báo in nói riêng chưađược quan tâm đúng mức vì nhiều lý do khác nhau Việc tìm hiểu thông điệp về GDĐT chưađược thực hiện nhiều và còn nhiều bất cập Luận án này xác định những ưu điểm và hạn chế cụthể của TT về GDĐT trên báo in

Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên hệ thống một cách tổng quát, chuyên sâu, cậpnhật về yêu cầu nâng cao chất lượng, vai trò của thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ởViệt Nam hiện nay

Các cơ quan báo in trước đây thường sản xuất các tác phẩm theo cách truyền thống, thiếu

sự sinh động, tương tác, nay cần lưu ý đến sự cạnh tranh đối với các loại hình báo chí mới Côngchúng sẽ lựa chọn tiếp nhận dòng thông tin gì và bằng các phương tiện nào

Luận án là đề tài hết sức cần thiết để bổ sung cho các nguồn số liệu còn thiếu của các đềtài nghiên cứu trước đây; là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác giảng dạy báo chítrong nhà trường; làm tài liệu tham khảo cho sinh viên báo chí; gợi mở hướng nghiên cứu để tiếptục phát triển và nâng cao chất lượng báo chí nói chung và báo chí in nói riêng

7.2 Giá trị thực tiễn

Luận án sẽ cung cấp cho các cơ quan báo chí nói chung và cơ quan báo in nói riêng ởnước ta có những cơ sở khoa học đáng tin cậy để đánh giá đúng về TT GDĐT hiện nay, và là cơ

Ngày đăng: 10/08/2019, 06:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w