MỤC TIÊU Tập trung nguồn lực và các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tôm nước lợ theo hình thức nuôi phổ biến hiện có thông qua việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiế
Trang 1QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM TỈNH BẠC LIÊU
Trang 2Căn cứ pháp lý:
Quyết định Số 694/QĐ-TTg Quyết định về việc thành lập và ban hành
Quy chế hoạt động của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát
triển tôm Bạc Liêu.
Quyết định Số 79//QĐ-TTg Quyết định về việc ban hành kế hoạch hành
động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025
Quyết định Số 5528/QĐ-BNN-TCTS Quyết định phê duyệt quy hoạch
nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 – tầm
nhìn 2030.
Quyết định Số 1193/QĐ-UBND Quyết định về việc ban hành đề án nâng
cao năng suất tôm nuôi trong mô hình tôm – lúa vùng phía bắc quốc lộ 1A đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
Kế hoạch Số 93/KH-UBND Kế hoạch hành động Phát triển ngành tôm
tỉnh Bạc Liêu đến năm 2025
2
Trang 3I GIỚI THIỆU CHUNG
Bạc Liêu nằm ở khu vực Tây Nam Bộ, cách thành phố
Hồ Chí Minh 280 km về phía Bắc.
Sông rạch và kênh đào chằng chịt với 56 km bờ biển
và 3 cửa sông lớn.
3 vùng sinh thái mặn, ngọt
và lợ; trong đó, đất có thể nuôi tôm chiếm gần 50% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Trang 4Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; được các cấp, các ngành và nông dân đồng tình, ủng hộ vì mô hình sản xuất mang tính hiệu quả và bền vững
Trang 5I GIỚI THIỆU CHUNG
Là tỉnh đầu tiên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chọn là địa phương triển khai xây dựng cơ bản nuôi tôm có chuỗi sản xuất được chứng nhận an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức
Thú y thế giới (OIE).
Trang 7II MỤC TIÊU
Phát triển ngành tôm Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước sản xuất theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái
1 Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Bạc Liêu, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và kinh tế tỉnh nhà.
Trang 8II MỤC TIÊU
Tập trung nguồn lực và các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tôm nước lợ theo hình thức nuôi phổ biến hiện có thông qua việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững cho các giai đoạn tiếp theo.
2 Mục tiêu cụ thể:
Giai đoạn 2018 – 2020
Trang 9II MỤC TIÊU
Ngành công nghiệp tôm công nghệ cao được đầu tư xây dựng và hình thành các vùng nuôi tôm tập trung có quy mô lớn
2 Mục tiêu cụ thể:
Giai đoạn 2021 – 2025
Vùng nuôi tôm sinh thái, hữu cơ được áp dụng khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm tôm nuôi dựa trên các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý;
Hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ.
Trang 10III NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
1 Đối với khu vực phía Nam quốc lộ 1A
Trang 11III NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
1 Đối với khu vực phía Nam quốc lộ 1A
Rà soát quy hoạch và xây dựng các vùng nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh theo hướng công nghệ cao, các vùng nuôi tôm sinh thái, hữu cơ có quy mô lớn, tập trung
Đầu tư xây dựng hệ thống điện 3 pha đảm bảo cung cấp
đủ điện cho các vùng sản xuất tôm nước lợ siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh
Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để chủ động phục
vụ ngành công nghiệp tôm của tỉnh.
Trang 12III NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
1 Đối với khu vực phía Nam quốc lộ 1A
Chủ động sản xuất đủ tôm giống chất lượng cao (sạch
bệnh, tăng trưởng nhanh) phục vụ nuôi tôm trong tỉnh
(khoảng 30 tỷ post tôm sú, tôm thẻ/năm).
Nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm
tôm bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới.
Trang 13Mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Trang 14Mô hình nuôi tôm – rừng kết hợp tại các xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu
Trang 15Mô hình nuôi tôm thâm canh tại các xã Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông
Trang 16III NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
2 Đối với khu vực phía Bắc và một phần phía Nam quốc lộ 1A
Rà soát quy hoạch, xây dựng hình thành các vùng nuôi tôm sinh thái, hữu cơ có quy mô lớn, tập trung.
Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng đầu mối
(giao thông, cống điều tiết, kênh mương cấp, thoát nước ).
Gia hóa, chọn tạo và sản xuất đủ tôm sú giống chất lượng cao; nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm
Trang 17III NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
2 Đối với khu vực phía Bắc và một phần phía Nam quốc lộ 1A
Trang 18III NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
2 Đối với khu vực phía Bắc và một phần phía Nam quốc lộ 1A
Đầu tư cải thiện hạ tầng vùng nuôi tôm càng xanh trong vùng sản xuất tôm - lúa tại các khu vực có tiềm năng, lợi thế nuôi tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh.
Phấn đấu sản xuất cung ứng giống tôm càng xanh đảm bảo chất lượng và số lượng phục vụ nuôi tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh.
Khuyến khích tổ chức, cá nhân nuôi thương phẩm tôm càng xanh với năng suất, chất lượng ổn định, hiệu quả và bền vững.
Xây dựng mô hình trình diễn tôm – lúa để ứng dụng khoa học, công nghệ.
Trang 19III NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
3 Đối với chế biến và tiêu thụ các sản phẩm tôm:
Rà soát phát triển công suất, công nghệ chế biến tôm của cácnhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh phù hợp với năng lựcsản xuất tôm nguyên liệu và đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêuthụ
Áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến và công nghệ mới vàokhâu thu hoạch, vận chuyển, chế biến, bảo quản các loại sản phẩmtôm để tiết kiệm nhiên liệu, giảm giá thành sản phẩm, tăng tỷ trọngmặt hàng giá trị gia tăng
Trang 20III NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
3 Đối với chế biến và tiêu thụ các sản phẩm tôm:
Quản lý kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán tôm nguyên liệu;kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, ngăn chặn hữu hiệu các hoạtđộng bơm chích tạp chất vào sản phẩm tôm
Duy trì và giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiêm năng
Trang 21IV GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1 Về tổ chức và quản lý sản xuất:
Hoàn thành xây dựng “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
phát triển tôm Bạc Liêu” và Đề án “Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước”.
Phát triển các mô hình hợp tác, liên kết (theo hướng liên kết các
khâu trong chuỗi giá trị, xây dựng mô hình liên kết giữa người nuôi, doanh nghiệp Cung ứng thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm tôm)
Nghiên cứu, hình thành các doanh nghiệp xã hội trong nuôi, chế biến
và tiêu thụ sản phẩm tôm theo vùng sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị sản phẩm.
Trang 22Vận động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổchức, cá nhân áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, biện pháp quản
lý tiên tiến, thân thiện với môi trường
Trang 23IV GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2 Về khoa học công nghệ và khuyến ngư:
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là cáccông nghệ mang tính đột phá, phù hợp với từng khâu của chuỗi sảnxuất vật tư nuôi thương phẩm, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sảnphẩm tôm
Tập trung nghiên cứu, chọn tạo giống tôm tăng trưởng nhanh,sạch bệnh để chủ động cung cấp cho vùng nuôi tôm siêu thâmcanh, thâm canh, bán thâm canh;
Nghiên cứu, từng bước hoàn thiện công nghệ, quy trình nuôi để chủ động các biện pháp kiểm soát môi trường và dịch bệnh, xử lý chất thải trong ngành tôm
Trang 24IV GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2 Về khoa học công nghệ và khuyến ngư:
Tăng cường chuyền giao, nâng cấp và áp dụng công nghệ tiêntiến trong chế biến tôm để nâng cao tỷ trọng hàng giá trị gia tăng,đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu của các thịtrường nhập khẩu
Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám để quản lý môitrường, dịch bệnh và các khâu trong chuỗi sản xuất ở các vùng nuôitập trung
Trang 25IV GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận, đáp ứng cácchứng nhận quốc tế có uy tín như Natuland, GlobalGAP, ASC,BAP
Trang 26IV GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
4 Về thích ứng với biến đổi khí hậu và không gây ô nhiễm môi trường:
Lồng ghép các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vàocác chương trình, đề án, dự án phát triển nuôi tôm tập trung để cónhững phương án, giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả
Nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất tôm thích ứng vớibiến đổi khí hậu phù hợp với từng vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh;
Tăng cường công tác giám sát môi trường và áp dụng công nghệsản xuất xanh vào toàn chuỗi sản xuất tôm
Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành đề quản lý hiệu quả việc sửdụng nguồn nước chung cho hoạt động của các ngành kinh tế
Trang 27IV GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
5 Về cơ chế chính sách:
Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, nhập nội, chuyển giao áp dụng công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất ở các khâu của chuỗi giá trị tôm;
Khuyến khích thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa tạo vùng sản xuất lớn, tập trung nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm tôm
Nghiên cứu các quy định hiện hành xây dựng các chính sách đặc thù
về thuế, phí để khuyến khích các tổ chức, cá nhâ
Trang 28Thực hiện đồng bộ chính sách về bảo hiểm theo quy định củapháp luật ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất tôm, đặc biệt làkhâu sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm; nghiên cứu chínhsách hỗ trợ bảo hiểm đối với các hộ nuôi nhỏ lẻ, các Tổ hợp tác,Hợp tác xã theo các quy định; khuyến khích các doanh nghiệp bảohiểm tham gia đầu tư vào bảo hiểm ngành tôm trên địa bàn tỉnh.
Trang 29IV GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
6 Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành tôm:
Củng cố, nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhânlực phục vụ phát triên ngành tôm trên dịa bản tỉnh
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao phục vụcông tác nghiên cứu và quản lý ngành tôm
Tổ chức tập huấn, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng
mô hình trình diễn trong sản xuất giống, nuôi tôm thương phẩm để người sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận các tiễn bộ kỹ thuật mới
Trang 30Tăng cường hợp táo quốc tế trong đào tạo cán bộ có trình độ cao cho ngành tôm, kịp thời tiêp cận các công nghệ mới.
Trang 31IV GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
7 Nguồn vốn thực hiện:
Tranh thủ nguồn vốn Trung ương và đa dạng hóa các nguồn vốnhuy động, gắn với nguồn vốn của các Chương trình, Đề án, Dự án
đã được phê duyệt và đang triển khai
Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành tôm
Nghiên cứu đề xuất bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển ngành tôm từ nguồn ODA để thực hiện thành công kế hoạch phát triển
ngành tôm Bạc Liêu
Trang 32V ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH
32
Ưu điểm
Xác định ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm là ngành kinh tế mũi nhọn của Bạc Liêu, bên cạnh đó còn có nhiều mô hình kết hợp
khác (tôm – lúa, tôm – rừng).
Quy hoạch hình thức nuôi tôm theo phân vùng sinh thái khác nhau:
*phía Nam quốc lộ 1A:
- Nước mặn: mô hình tôm – rừng phòng hộ.
- Nước lợ: tôm thâm canh, bán thâm canh, quảng canh.
*phía Bắc quốc lộ 1A:
- Nước ngọt: mô hình tôm – lúa kết hợp
Trang 36V ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH
36
Ưu điểm
Là nơi đầu tiên trên cả nước có Khu công nghệ cao trong lĩnhvực nuôi tôm, hứa hẹn sẽ là đầu tàu dẫn dắt ngành thuỷ sản củavùng và cả nước phát triển đúng hướng, hiệu quả, bền vững
Có nhiều dự án cho việc đầu tư phát triển ngành tôm của tỉnh(phụ lục 01 – Kế hoạch 93/KH-UBND): xây dựng Khu nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu tại xãHiệp Thành (418,9 ha); Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng tôm – lúa ởcác huyện;
Trang 40V ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH
40
Nhược điểm
Quy hoạch chủ yếu tập trung vào phát triển kinh tế, lấy ngànhcông nghiệp tôm là mũi nhọn cho phát triển kinh tế của tỉnh, chưachú trọng đến bảo vệ môi trường
Chưa quy hoạch được cụ thể vùng nuôi tôm tập trung, phânvùng lấy nước, người nuôi chủ yếu là các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ dẫntới tình trạng không thể kiểm soát nước thải từ các vuông nuôi tômthải ra sông
Trang 41V ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH
Mô hình nuôi tôm sinh thái, kết hợp lúa – tôm, tôm – rừng chưa được nhân rộng
Trang 42V ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH
42
Nhược điểm
Phần lớn các hộ gia đình nuôi tôm nhỏ lẻ theo hình thức truyềnthống, chưa tuân thủ lịch thời vụ, sử dụng tôm giống không nguồngốc, kém chất lượng; chưa chú trọng đến kỹ thuật nuôi tôm mộtcách chính xác để đạt hiệu quả cao nhất
Trang 43VI KẾT LUẬN
Theo quy hoạch đến năm 2025, việc xác định nuôi tôm
là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là ứng
dụng công nghệ cao trong nuôi tôm kết hợp các mô
hình tôm – lúa, tôm – rừng góp phần giúp Bạc Liêu
trở thành đầu tàu dẫn dắt ngành thuỷ sản của vùng và
cả nước phát triển đúng hướng, hiệu quả và bền vững.
Trang 44VI KẾT LUẬN
Tuy nhiên, cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác
bảo vệ môi trường, phải có kế hoạch, quy hoạch quản
lý các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ để đảm bảo chất lượng môi
trường nước trên địa bàn, không chạy theo kinh tế mà
quên mất môi trường.
44