ĐẶT VẤN ĐỀViêm loét đại trực tràng chảy máu VLĐTTCM là bệnh mạn tính kéodài, phát sinh từ sự tương tác giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.Bệnh được biết đến từ lâu nhưng cơ chế b
Trang 1NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
KH¶O S¸T NåNG §é CALPROTECTIN ë BÖNH NH¢N
VI£M LOÐT §¹I TRùC TRµNG CH¶Y M¸U
Chuyên ngành : Nội – Tiêu hóa
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ VÂN HỒNG
HÀ NỘI – 2019 DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 2(C- Reactive Protein)Cắt lớp vi tính
(Inflammatory Bowel Diseases)MBH
QC
Mô bệnh họcKiểm soát chát lượng (Quality Control)VLĐTTCM Viêm loét đại trực tràng chảy máu
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Đặc điểm về giải phẫu sinh lý, cấu tạo mô học của đại trực tràng 3
1.1.1 Hình thể và vị trí 3
1.1.2 Cấu tạo thành đại trực tràng 4
1.2 Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu 4
1.2.1 Khái niệm 4
1.2.2 Dịch tễ học 5
1.2.3 Đặc điểm lâm sàng của viêm loét đại trực tràng chảy máu 7
1.2.4 Đặc điểm cận lâm sàng trong viêm loét đại trực tràng chảy máu 10
1.2.5 Mô bệnh học 14
1.2.6 Phân độ viêm loét đại trực tràng chảy máu 16
1.2.7 Tiến triển và biến chứng của viêm loét đại trực tràng chảy máu 16
1.2.8 Chẩn đoán phân biệt VLĐTTCM 18
1.3 Một vài nét về xét nghiệm calprotectin 19
1.3.1 Khái niệm 19
1.3.2 Bản chất của calprotectin 19
1.3.3 Hoạt tính sinh học và chức năng 19
1.3.4 Cơ chế tác dụng 19
1.3.5 Các kết quả nghiên cứu về calprotectin 19
1.3.6 Chỉ định xét nghiệm calprotectin trong phân 23
1.3.7 Quy trình xét nghiệm calprotectin như sau: 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 28
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2 Thiết kế nghiên cứu 29
Trang 42.3.2 Cách chọn mẫu 30
2.4 Biến số và chỉ số nghiên cứu 30
2.5 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 30
2.5.1 Thông tin chung 30
2.5.2 Triệu chứng lâm sàng 31
2.5.3 Cận lâm sàng 31
2.6 Xử lý và phân tích số liệu 33
2.7 Đạo đức nghiên cứu 33
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân và của bệnh 34
3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi 34
3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo giới 34
3.1.3 Nồng độ calprotectin ở bệnh nhân VLĐTTCM 34
3.1.4 Đặc điểm xét nghiệm chỉ số viêm trong máu 35
3.1.5 Mức độ hoạt động của bệnh theo thang điểm Mayo 35
3.1.6 Mức độ hoạt động của bệnh trên hình ảnh nội soi 35
3.1.7 Đặc điểm về vị trí tổn thương qua nội soi 36
3.1.8 Mức độ hoạt động của bệnh trên mô bệnh học dựa trên vị trí xuất hiện của BCĐNTT 36
3.2 Mối liên quan giữa nồng độ calprotectin với các yếu tố ảnh hưởng 37
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 39
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5Bảng 1.1 Tỷ lệ mắc bệnh VLĐTTCM ở các quốc gia Châu Á 5
Bảng 1.2 Bảng phân loại Baron 13
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn đánh giá mô bệnh học VLĐTT 14
Bảng 1.4 Bảng phân loại Harpaz HSS để phân loại mức độ hoạt động của viêm trên MBH 15
Bảng 1.5 Phân loại mức độ nặng theo thang điểm Mayo 16
Bảng 2.1 Phân loại theo giai đoạn bệnh trên nội soi của Baron 32
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi 34
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo giới 34
Bảng 3.3 Nồng độ calprotectin ở bệnh nhân VLĐTTCM 34
Bảng 3.4 Đặc điểm về bạch cầu, CRP, máu lắng 35
Bảng 3.5 Mức độ hoạt động của bệnh theo thang điểm Mayo 35
Bảng 3.6 Mức độ hoạt động của bệnh trên hình ảnh nội soi theo phân loại Baron .35 Bảng 3.7 Đặc điểm về vị trí tổn thương qua nội soi 36
Bảng 3.8 Phân loại mức độ hoạt động của bệnh trên MBH 36
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa nồng độ calprotectin với các yếu tố ảnh hưởng 37
Trang 6Biểu đồ 3.1 Phạm vi tổn thương trên nội soi 36
Hình 1.1 Hình ảnh viêm loét đại trực tràng các thể 13
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm loét đại trực tràng chảy máu (VLĐTTCM) là bệnh mạn tính kéodài, phát sinh từ sự tương tác giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.Bệnh được biết đến từ lâu nhưng cơ chế bệnh sinh của bệnh hiện nay vẫnchưa rõ ràng, do đó chưa có phương thức điều trị triệt căn, việc điều trị còngặp nhiều khó khăn Bệnh nhân thường sống với gánh nặng triệu chứng đáng
kể và nguy cơ khuyết tật cao mặc dù được điều trị nội khoa [1]
VLĐTTCM thường gặp ở châu Âu và Bắc Mỹ nhưng thời gian gần đâyđang có xu hướng tăng ở châu Á Tại Trung Quốc, giai đoạn năm 1991 –
2000, số người mắc bệnh là 7512 trường hợp, tăng gấp 3 lần so với giai đoạnnăm 1981 – 1990 (2506 trường hợp) [2] Tại Việt Nam, VLĐTTCM là bệnhhiếm gặp trong thập kỷ 70-80, nhưng gần đây bệnh đang có xu hướng tănglên Trong nghiên cứu của Hoàng Đăng Mịch, Lê Văn Thiệu năm 2010,VLĐTTCM chiếm 1,9% trong tổng số người có bệnh đại tràng [3] Biểu hiệnlâm sàng chủ yếu là đau bụng, tiêu chảy phân máu kèm theo sốt và sút cân.Biến chứng thường gặp trong VLĐTTCM là xuất huyết tiêu hóa thấp, phìnhđại tràng nhiễm độc, ung thư hóa, hẹp đại tràng, Bệnh diễn biến dai dẳng,xen kẽ đợt thuyên giảm là các đợt tái phát với mức độ hoạt động khác nhau.Việc đánh giá mức độ hoạt động của bệnh là phần thiết yếu trong quản lý vàđiều trị bệnh, dựa trên biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và nội soi đại tràng,trong đó nội soi vẫn là tiêu chuẩn vàng để đánh giá tình trạng viêm niêm mạccũng như theo dõi kết quả điều trị thông qua quá trình chữa lành niêm mạctrong VLĐTTCM
Tuy nhiên, nội soi là một thủ thuật xâm lấn, chi phí cao, thời gian chờđợi lâu, có thể gặp tai biến, do đó không lý tưởng để lặp đi lặp lại thường xuyênnhằm đánh giá mức độ hoạt động của bệnh Một số xét nghiệm được nghiên cứu
Trang 8để đánh giá mức độ hoạt động của bệnh như protein C phản ứng (CRP), TNF-α,tốc độ máu lắng, BCĐNTT, …tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng chưa thể thaythế cho phương pháp nội soi đại tràng để đánh giá mức độ hoạt động của bệnh
Những nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy định lượng nồng độcalprotectin trong phân là một xét nghiệm có tương quan chặt chẽ với mức
độ hoạt động của VLĐTTCM trên nội soi với độ nhạy và độ đặc hiệu cao(tương ứng 88% và 73%), do đó có thể sử dụng như một dấu ấn đáng tin cậy
để đánh giá mức độ hoạt động của bệnh Calprotectin cũng được chứng minh
là có mối tương quan chặt hơn CRP khi so sánh với mức độ hoạt động củabệnh trên nội soi và có thể sử dụng để đánh giá mức độ hoạt động của bệnhthay thế cho phương pháp nội soi đại tràng Tại Việt Nam, xét nghiệmcalprotectin trong phân mới chỉ bắt đầu triển khai ở một số bệnh viện lớn nhưbệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi Trung ương, và cho đến hiện nay, chưa
có nghiên cứu trong nước nào về vấn đề này Vì vậy, với mong muốn có thểứng dụng một chỉ số xét nghiệm đơn giản, nhanh chóng đánh giá mức độ hoạtđộng của VLĐTTCM thay vì bắt buộc phải nội soi đại tràng, từ đó có thể tiênlượng và thay đổi phác đồ điều trị thích hợp, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Khảo sát nồng độ calprotectin ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu” nhằm hai mục tiêu sau:
1 Nhận xét về nồng độ calprotectin ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu
2 Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ calprotectin với các yếu tố ảnh hưởng.
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm về giải phẫu sinh lý, cấu tạo mô học của đại trực tràng [4], [5], [6]
1.1.1 Hình thể và vị trí
Đại trực tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, từ góc hồi manh tràng đếnhậu môn Trong ổ bụng, đại trực tràng được xếp gần giống như một cái khung,người ta thường gọi là khung đại tràng Chiều dài của đại trực tràng ở người ViệtNam trung bình là 148,2cm Từ phải sang trái, đại trực tràng được chia thànhsáu đoạn: manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràngsigma và trực tràng Trên phương diện sinh lý, người ta lấy mốc là 1/3 bên phảiđại tràng ngang để chia thành đại tràng phải và đại tràng trái
*Giải phẫu học
- Trực tràng và ống hậu môn: Đây là phần cuối của ống tiêu hóa Trựctràng được chia thành 2 phần: Phần trên là bóng trực tràng dài khoảng 10cm,được tiếp nối với đại tràng sigmoid, giới hạn này ở trong lòng trực tràng là cơthắt Obierne Đoạn cuối trực tràng thu nhỏ lại thành ống hậu môn dài khoảng3-4 cm Trong lòng trực tràng có 3 lớp niêm mạc nhô cao, chạy ngang tạothành các van: van trực tràng dưới, van trực tràng giữa và van trực tràng trên.Giới hạn phía dưới của trực tràng là chỗ nối giữa niêm mạc trực tràng và datầng sinh môn Tại vùng này có các đường khía dọc gọi là đường hậu môntrực tràng, đường này được tạo bởi các nếp niêm mạc nhô lên chạy dọc tạothành các trụ cột Morgani Trực tràng và ống hậu môn dài khoảng 15-20cm
- Đại tràng sigma: Dài khoảng 35 – 40cm, nối tiếp ở trên với đại tràngxuống, ở dưới với trực tràng Bên trong đại tràng sigma có nhiều niêm mạcnhô cao, tạo thành các nếp gấp ngang, đây là những điểm để phân biệt vớitrực tràng Đường đi của đại tràng sigma thường gấp khúc, lỏng lẻo, đôi khi
Trang 10cuộn lại tạo thành các cuộn kiểu: alpha, beta, gamma do vậy khi nội soi quavùng này thường khó khăn hơn.
-Đại tràng xuống: Nối tiếp với đại tràng góc lách phía trên, ở dưới nốitiếp với đại tràng sigma Đại tràng xuống là đoạn cố định, khi nằm nghiêngtrái, đây là vùng thấp nhất nên thường ứ đọng dịch, đó là đặc điểm nội soi gópphần nhận biết đại tràng xuống
- Đại tràng ngang: Dài khoảng 35 – 100cm, bắt đầu từ đại tràng góc ganchạy sang phía đầu dưới của lách thì bẻ quặt xuống phía dưới để nối với đạitràng xuống Chỗ bẻ quặt là gọi là đại tràng góc lách Góc lách khó di động
- Đại tràng lên: dài 12 – 15cm, được nối tiếp với manh tràng từ góc hồimanh tràng, đi lên tới mặt gan thì quặt ngang tạo thành góc đại tràng phải haygóc gan
- Manh tràng: Dài 6cm, rộng 6 – 8cm Tại manh tràng có hai mốc quantrọng để nhận biết bằng nội soi: Van Bauhin và lỗ ruột thừa
1.1.2 Cấu tạo thành đại trực tràng
Thành đại trực tràng gồm 4 lớp từ ngoài vào trong:
- Lớp thanh mạc: Được tạo bởi mô liên kết nối tiếp với lá tạng của màngbụng, lớp này nằm ngoài cùng, mỏng, nhưng rất dai, độ dày 1/10mm
- Lớp cơ: Gồm 2 lớp: lớp ngoài là cơ dọc, lớp trong là cơ vòng
- Lớp dưới niêm mạc: Được tạo thành bởi các mô liên kết chứa nhiềumạch máu, bạch huyết
- Lớp niêm mạc: Bề mặt niêm mạc đại tràng nhẵn, không có nhung mao,
có 3 lớp là: lớp biểu mô, lớp đệm, lớp cơ niêm
1.2 Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu
Trang 11Pháp gọi tên bệnh là Recto colite hemorragique - RCH Nhưng có lẽ tên gọihoàn chỉnh nhất là “Viêm loét đại trực tràng chảy máu” vì tên gọi này nêu lênđược các đặc điểm quan trọng của bệnh như: viêm, loét, và chảy máu [7].
VLĐTTCM là bệnh mạn tính có tính chất tự miễn, gây loét và chảymáu đại trực tràng, gây tổn thương lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủyếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải
1.2.2 Dịch tễ học
Tỷ lệ mắc bệnh VLĐTTCM cũng như bệnh Crohn có thay đổi theotừng vùng địa lý khác nhau và thay đổi theo chủng tộc người Bệnh chủ yếuxuất hiện ở nhiều nước Châu Âu và Châu Mỹ hơn so với các nước Châu Á vàChâu Phi Trong những năm gần đây thì bệnh đang có xu hướng tăng dần lên.Bệnh phổ biến ở người da trắng hơn người da màu Người Do Thái có tỷ lệmắc bệnh gấp 3 tới 6 lần so với các chủng tộc khác Ở Mỹ, có khoảng250.000 – 500.000 người mắc bệnh, với tỷ lệ mắc bệnh là 2 – 7/ 100.000 dânmỗi năm, tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là như nhau [8]
Tỷ lệ mắc bệnh ở Châu Á thấp hơn Châu Âu, nhưng gần đây tỷ lệ mắcbệnh ở Châu Á cũng đang tăng lên [9]
Bảng 1.1 Tỷ lệ mắc bệnh VLĐTTCM ở các quốc gia Châu Á
VLĐTTCM (case/case)
Nhật Bản
1975198519912001
5.5/100,0007.85/100,00018.2/100,00057.1/100,000Seoul (Hàn Quốc) 1997
2001
7.57/100,00014.5/100,000Thời điểm khởi phát bệnh hay gặp nhất là từ 15 – 40 tuổi [10] Tuynhiên, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, có khoảng > 15% số bệnh nhân ở
Trang 12thời điểm chẩn đoán có tuổi trên 60 tuổi [11] Tại Việt Nam, VLĐTTCM haygặp hơn ở bệnh Corhn Trước đây VLĐTTCM là bệnh hiếm gặp ở Việt Nam,nhưng gần đây đang có xu hướng gia tăng Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có sốliệu chính xác về tỷ lệ mắc bệnh VLĐTTCM tại Việt Nam do chưa có nghiêncứu thống kê về bệnh VLĐTTCM Hiện tại, mới chỉ có vài báo cáo về một sốtrường hợp VLĐTTCM gặp trong quá trình điều trị của một số tác giả như HàVăn Mạo, Vũ Văn Khiên [7], [9].
Nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng Nhiềunghiên cứu chỉ ra bệnh có liên quan đến các yếu tố gia đình hoặc di truyền,nhiễm khuẩn, miễn dịch và tâm lý, môi trường [8] Khoảng 20% bệnh nhân cóngười trong gia đình bị bệnh IBD [12] Trong một nghiên cứu ở Nhật, các tácgiả nhận thấy những người có gen HLA-DRB1*1502 (DR2) có nguy cơ mắcbệnh cao hơn những người có gen DR4 [13] Những người hút thuốc lá cónguy cơ mắc VLĐTTCM thấp hơn những người không hút thuốc lá 40%, donicotine có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào Th2 dẫn tới giảm nồng độcủa IL-1 và IL-8 Thậm chí, hút thuốc lá còn được coi là một yếu tố làmthuyên giảm triệu chứng bệnh trong những đợt tiến triển, tuy nhiên hút thuốc
lá lại tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn [14], [15], [16] Những phụ nữ dùngthuốc tránh thai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần so với những phụ nữkhông dùng thuốc tránh thai [12], [17], [18]
Nhiễm khuẩn có thể liên quan đến sự khởi phát hay đợt tái phát củabệnh Bệnh tái phát thường liên quan đến nhiễm trùng đường ruột, gồmClostridium difficile, E Coli và Salmonella, Shigella, Campylobacter [19].Căng thẳng về thể lực, stress tinh thần, hoạt động tình dục quá mức cũng lànhững yếu tố góp phần làm nặng bệnh
Trang 131.2.3 Đặc điểm lâm sàng của viêm loét đại trực tràng chảy máu
Bệnh có thể khởi phát từ từ hoặc đột ngột với các triệu chứng lâm sàngrầm rộ như đại tiện phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể kèm theo phânnhày máu, đau bụng, sốt [11]
- Đau bụng: Trong trường hợp tổn thương ở trực tràng bệnh nhân
thường có biểu hiện của hội chứng lỵ với đau quặn mót rặn, bệnh nhân đỡ đausau khi đi ngoài Đau hố chậu trái nếu tổn thương ở đại tràng sigma hoặc đạitràng xuống, cả khi đau lan tỏa khắp bụng hoặc dọc khung đại tràng Bệnhnhân có thể đau quặn bụng hoặc chỉ đau âm ỉ Cũng có trường hợp bệnh nhânkhông có triệu chứng đau bụng
- Rối loạn phân: Trong đợt tiến triển bệnh nhân thường có đại tiện
phân lỏng nhiều lần trong ngày Phân lỏng có thể kèm theo phân nhầy hoặc cómáu đỏ thẫm hoặc máu đỏ tươi tuỳ mức độ bệnh Những trường hợp đại tiệnphân máu thẫm màu thì thường có tổn thương rộng và trên cao Những trườnghợp đại tiện phân máu đỏ tươi thường là tổn thương đoạn thấp như trực trànghoặc đại tràng sigma Nhiều trường hợp có đại tiện phân máu nhưng khôngnhìn thấy bằng mắt thường mà phải qua xét nghiệm soi phân mới phát hiệnđược Tuy nhiên có khoảng 30% trường hợp VLĐTTCM với viêm loéttrực tràng hoặc viêm loét trực tràng và đại tràng sigma có đại tiện phân táo bón[14]
- Tình trạng toàn thân
Sốt: Trong các đợt tiến triển, bệnh nhân có thể có sốt nhẹ hoặc sốt
cao tuỳ theo tình trạng bệnh
Gầy sút cân: Thường do tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài Bệnh
nhân thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn và không ăn được nhiều Gầy sútcân thường xảy ra ở những bệnh nhân có tổn thương rộng
Rối loạn nước và điện giải: Đại tiện phân lỏng hoặc phân nhày máu
với số lượng nhiều có thể gây nên tình trạng mất nước hoặc giảm kali máu.Đây là những dấu hiệu phản ánh tình trạng nặng của bệnh Giảm kali máu có
Trang 14thể làm gây chướng bụng, liệt ruột cơ năng và có thể tăng nguy cơ phình giãnđại tràng nhiễm độc.
Thiếu máu: Là dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân VLĐTTCM Có khoảng
1/3 số bệnh nhân VLĐTTCM có huyết sắc tố < 120 g/dL Tình trạng thiếumáu có liên quan mật thiết đến chất lượng sống và là vấn đề quan trọng trongquá trình điều trị những bệnh nhân mạn tính Có rất nhiều nguyên nhân dẫnđến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân VLĐTTCM Mất máu mạn tính quađường tiêu hoá dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt Một số các cytokine viêm có thể ứcchế tổng hợp erythropoietin cũng dẫn tới tình trạng thiếu máu Thiếu hụt axitfolic do chế độ ăn kiêng, do tác dụng phụ của sulfasalazine và methotrexat.Trong bệnh Crohn, tình trạng thiếu máu còn do giảm hấp thu vitamin B12 vàaxit folic ở đoạn cuối hồi tràng, tá tràng, giảm hấp thu sắt ở tá tràng [20].Trong những trường hợp bệnh nặng, có thể mất máu ồ ạt qua đường tiêu hoádẫn tới tình trạng thiếu máu nặng
- Biểu hiện ngoài đường tiêu hoá:
Biểu hiện ở khớp: Viêm khớp hoặc đau khớp gặp ở 25% bệnh nhân
bị bệnh IBD Viêm khớp không biến dạng ở một hoặc nhiều khớp và cótính chất di chuyển Khớp đầu gối, cổ chân, cổ tay là hay gặp nhất, nhưngcũng có thể tổn thương bất cứ khớp nào Viêm khớp ngoại vi hay gặp ở bệnhnhânVLĐTTCM hơn là Crohn, và thường xuất hiện sau các triệu chứng ởruột Trong khi viêm khớp trung tâm hoặc viêm cột sống dính khớp thì khôngliên quan đến hoạt động bệnh ở ruột, có thể xuất hiện trước tổn thương ruộtvài năm và dai dẳng sau khi bệnh đã thoái lui sau điều trị phẫu thuật hoặcnội khoa [8], [20]
Biểu hiện ở da, niêm mạc: Khoảng 15% bệnh nhân, mức độ nặng tương
quan với mức độ hoạt động của bệnh [20]
Hồng ban nốt: gặp ở 3–8%, thường xuất hiện ở nữ giới, có thểkhỏi không để lại sẹo Một số hiếm trường hợp vẫn còn tổn thương dai dẳng,
kể cả khi đã cắt bỏ đại tràng vì VLĐTTCM
Trang 15Viêm da mủ hoại tử: 1–2%, tổn thương loét thường thấy ởchân, không đau và sau khi khỏi sẽ để lại sẹo.
Loét áp tơ ở miệng: 5–10 % có biểu hiện trong thời gian bệnhhoạt động sau đó hết Loét áp tơ sẽ khỏi cùng với sự thuyên giảm triệu chứngbệnh trong quá trình điều trị
Biểu hiện ở mắt: Gặp ở 10% bệnh nhân, là nét biểu hiện nặng của bệnh
Tổn thương gồm có: viêm mống mắt tái diễn, viêm màng mạch nhỏ Tổn thương mắt thường đi kèm với tổn thương da và khớp
Biểu hiện ở gan: Gan nhiễm mỡ gặp ở 30 % trường hợp IBD, sỏi mật
gặp ở 10% nhân IBD và hay gặp ở Crohn hơn VLĐTTCM Viêm đường mật
xơ cứng nguyên phát hay gặp ở nam giới, 2–7 % trường hợp VLĐTTCM.Những dấu hiệu gợi ý viêm đường mật xơ cứng nguyên phát là: mệt mỏi,hoàng đảm, ngứa, đau bụng nhưng trên các xét nghiệm chỉ có biểu hiện làphosphatase kiềm tăng cao Cần phải sinh thiết hoặc chụp đường mật để chẩnđoán PSC Điều trị có thể dùng UDCA liều cao (có thể tới 20 mg/kg) kết hợpvới corticoid Cũng có thể gặp xơ gan mật nguyên phát trên bệnh nhânVLĐTTCM nhưng rất hiếm [20]
Biểu hiện ở thận: Sỏi thận gặp ở 2 – 6% trường hợp IBD, hay gặp ở
bệnh Crohn hơn VLĐTTCM Sỏi thận trên bệnh nhân viêm loét đại tràngthường là sỏi oxalate canxi do tăng hấp thu oxalate ở ruột Thận thoái hoá bộtgặp ở 1% bệnh nhân IBD, mà thường ở Crohn hồi tràng [21]
Tắc mạch: huyết khối tĩnh mạch cửa, huyết khối tĩnh mạch sâu,
nhồi máu phổi
Ngoài ra, bệnh có thể còn kèm theo các bệnh và hội chứng liên quan đếnmiễn dịch hệ thống khác như: viêm tuỵ tự miễn, bệnh lý tuyến giáp,hội chứng Raynaud Đa số bệnh nhân bị tái phát trong vòng 1 năm kể từ đợtchẩn đoán bệnh đầu tiên, phản ánh tình trạng hay tái phát của bệnh [8], [20].VLĐTTCM và thai nghén: trong giai đoạn tiến triển của bệnh sẽ làmtăng khả năng sảy thai tự phát và đẻ non Tuy nhiên tình trạng thai sản không
Trang 16làm bệnh có biểu hiện nặng lên Corticoid và sulfasalazin không gây quái thainên vẫn có thể dùng trong giai đoạn mang thai.
VLĐTTCM ở trẻ em: khoảng 30 % số bệnh nhân được chẩn đoán trong giaiđoạn thiếu niên [22] Triệu chứng bệnh ở trẻ em thường nặng hơn Theo tác giảPonsky thì có tới 90 % trẻ em VLĐTTCM có tổn thương toàn bộ đại tràng khimới được chẩn đoán lần đầu Trong khi ở người lớn tỷ lệ này là 30% [23], [24]
1.2.4 Đặc điểm cận lâm sàng trong viêm loét đại trực tràng chảy máu
1.2.4.1 Xét nghiệm máu
- Công thức máu: Hồng cầu giảm, Huyết sắc tố giảm, Hematocrit giảm
Thường gặp thiếu máu nhược sắc do tình trạng mất máu rỉ rả kéodài Trong những đợt tiến triển của bệnh, có thể mất máu ồ ạt gây thiếu máu nặng
Bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng trong các đợt tiến triển
- Sinh hoá máu
Rối loạn điện giải: Giảm Natri, Kali máu xảy ra khi có tình trạngđại tiện phân lỏng hoặc nhày số lượng lớn và kéo dài
CRP tăng cao trong các đợt cấp
Giảm albumin huyết thanh: có thể do tình trạng mất máu, mấtalbumin qua niêm mạc ruột tổn thương, đặc biệt là với những trường hợp cótổn thương lan rộng
Phosphatase kiềm cao chứng tỏ có thể có bệnh gan mật kết hợp [8]
1.2.4.2 X- quang
Trong VLĐTTCM thường là tổn thương loét nông, vì vậy tốt nhất nênchụp X-quang bằng phương pháp đối quang kép để có thể phát hiện các ổ loéttrên thành ruột [21], [25]
Các hình ảnh tổn thương có thể thấy gồm:
- Ổ loét trên thành ruột
- Đại tràng dạng “ Ống chì”: mất các rãnh ngang đại tràng
Trang 17- Giả polyp
- Hẹp đại tràng
- Phình giãn đại tràng: Khi đại tràng ngang có đường kính > 6cm
Tuy nhiên, trong điều kiện có nội soi nên cho làm nội soi trước khi chụpX-quang đại tràng Không chụp Barit trong đợt cấp của bệnh vì càng làm tăngnguy cơ phình giãn đại tràng nhiễm độc [26]
1.2.4.3 Chụp cắt lớp vi tính
Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) cho phép quan sát bất thường trong vàngoài ruột Với VLĐTTCM, trên hình ảnh chụp CLVT có thể thấy hìnhảnh thành đại tràng dày < 1,5 cm, không có dày thành ruột non, tổn thươngchủ yếu tập trung quanh trực tràng và đại tràng sigma.Với Crohn, trên hìnhảnh chụp CLVT có thể thấy thành ruột dày > 2cm, tổn thương đoạn, gồm cảtổn thương ở ruột non, có thể thấy bệnh lý quanh hậu môn, apxe, rò hậu môn[27]
1.2.4.4 Nội soi đại tràng toàn bộ
Có vai trò quan trọng trong chẩn đoán xác định VLĐTTCM Hiện naychẩn đoán VLĐTTCM chủ yếu vẫn dựa vào nội soi đại tràng toàn bộ Tại Nhật,94,8% bệnh nhân được phát hiện bệnh qua nội soi lần đầu Nghiên cứu của VũVăn Khiên và cộng sự, 100% số trường hợp được phát hiện bệnh qua nội soi lầnđầu Nội soi đại tràng toàn bộ có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán xácđịnh, đánh giá mức độ và phạm vi tổn thương, giúp phát hiện các tổn thương áctính hoặc biến chứng, giúp tiên lượng và theo dõi bệnh [8], [14], [22], [28]
- Vị trí tổn thương: Trong VLĐTTCM chỉ có tổn thương ở đại tràng,không có tổn thương ở ruột non Trực tràng là nơi thường gặp và tổn thươngnặng nề nhất, càng lên cao đến đại tràng phải thì tổn thương càng nhẹ [20],[29] Theo A Tromm và B May thì 95,6% có tổn thương ở trực tràng, 80,1%
có tổn thương ở đại tràng sigma, 46,6% có tổn thương ở đại tràng xuống,33,1% có tổn thương đại tràng ngang, 27,1% có tổn thương đại tràng lên,
Trang 1815,5% có tổn thương manh tràng Trong VLĐTTCM rất ít gặp tổn thương ởhậu môn (dò, tổn thương da quanh hậu môn), không có tổn thương ở hồitràng Trừ trường hợp viêm đoạn cuối hồi tràng “viêm hồi tràng xoáy ngược”trong bệnh cảnh VLĐTTCM có tổn thương toàn bộ đại tràng [30].
- Đặc điểm tổn thương: có một số đặc điểm tổn thương đặc trưng:
Giai đoạn bệnh cấp: đặc trưng bởi niêm mạc phù nề, xung huyết,niêm mạc chảy máu tự phát, có các ổ loét nông liên tục, không có niêmmạc lành xen kẽ
Baron phân loại các giai đoạn sớm và mô tả chính xác sự thay đổi dầndần nhưng rất đặc trưng giữa các giai đoạn hoạt động khác nhau củaVLĐTTCM [28]:
Trang 19Bảng 1.2 Bảng phân loại Baron
0 Niêm mạc nhạt màu, các mạch máu mỏng mảnh, thưa thít
I Niêm mạc lần sần, có các ban đỏ, các mạch máu chỉ nhìn
thấy một phần
II Niêm mạc mất nếp ngang, có những ổ loét đặc trưng, không
nhìn thấy mạch, dễ chảy máu khi đèn chạm phảiIII Những ổ loét lớn, kèm theo niêm mạc phù nề, chảy máu tự
phát là đặc điểm rất quan trọng trong giai đoạn nàyDựa vào vị trí của tổn thương trên nội soi mà người ta có thể chia ranhiều loại [30]:
- Viêm loét trực tràng (proctitis): tổn thương chỉ ở trực tràng
- Viêm loét trực tràng và đại tràng sigma (distal colitis): tổn thương
ở trực tràng đến giữa đại tràng sigma (khoảng 60 cm với ống soi đại tràng mềm)
- Viêm đại tràng trái (left – sided colitis): từ trực tràng lên đến đạitràng góc lách nhưng không bao gồm đại tràng góc lách
- Viêm đại tràng phải (extensive colitis): từ trực tràng lên tới đại trànggóc gan, không bao gồm manh tràng
- Viêm đại tràng toàn bộ (pancolitis): gồm cả manh tràng đại tràng bìnhthường VLĐTTCM mức độ nhẹ
Hình ảnh đại tràng
bình thường
Hình ảnh Viêm loét đại trực tràng thể nhẹ
Hình ảnh Viêm loét đại trực tràng thể nặng
Hình 1.1 Hình ảnh viêm loét đại trực tràng các thể
Trang 20Bảng 1.3 Tiêu chuẩn đánh giá mô bệnh học VLĐTT (Theo tiêu chuẩn
- Giảm số lượng khe tuyến/teo
Bạch cầu đa nhân
- Trong mô đệm niêm mạc
- Khu trú trong biểu mô khe tuyến
- Lan tỏa trong biểu mô khe tuyến
- Áp xe khe tuyến
- Dịch rỉ bạch cầu đa nhân
Viêm mạn
- Khu trú hoặc chắp vá
- Tương bào, lympho bào nằm ở vùng
đáy khe tuyến
- Viêm nông lan tỏa
- Viêm xuyên niêm mạc lan tỏa
Thay đổi phối hợp biểu mô
- Tăng lympho bào nội biểu mô
- Tăng collagen dưới biểu mô
Trang 21Theo Geboes và Cs [32] dấu hiệu bạch câu đa nhân trung tính xuất hiệntrong biểu mô niêm mạc liên quan chặt chẽ với sự tiến triển của tổn thươngnhư phá hủy cấu trúc khe tuyến, trợt hoặc loét niêm mạc Chính vì lý do này
đã cho phép viêm đại tràng loét ngay khi không có ổ loét niêm mạc Vì áp xetrong lòng tuyến là dấu hiệu của viêm hoạt động mạnh nhất, trong khi viêmhoạt động nhẹ nhất nếu bạch cầu đa nhân trung tính chỉ ngấm vào lớp biểu mô
bề mặt niêm mạc Như vậy, việc đánh giá mức độ hoạt động của viêm dựavào sự có mặt của bạch cầu đa nhân trung tính (hoặc ưa toan) ở các vị trí khácnhau của niêm mạc ruột Chúng tôi sử dụng bảng phân loại Harpaz HSS đểphân loại mức độ hoạt động của viêm trên MBH
Bảng 1.4 Bảng phân loại Harpaz HSS để phân loại mức độ hoạt động của
viêm trên MBH
Không hoạt động 0 Không xâm nhập biểu mô bởi bạch cầu trung tính
Hoạt động nhẹ 1 Sự thâm nhập bạch cầu trung tính của <50% của
mẫu hoặc diện cắt, không có vết loét hoặc trợt
Hoạt động vừa 2 Sự thâm nhập bạch cầu trung tính của ≥ 50% của
mẫu hoặc diện cắt, không có vết loét hoặc trợtHoạt động nặng 3 Trợt hoặc loét, hoặc các tổn thương khác
Trang 221.2.6 Phân độ viêm loét đại trực tràng chảy máu
Bảng điểm Mayo là bảng điểm kết hợp nội soi và lâm sàng được sử dụng đểđánh giá mức độ nặng của VLĐTTCM Bảng điểm này lần đầu tiên được đềxuất bởi Schroeder et al vào năm 1987 trong một thử nghiệm lâm sàng vềthuốc 5-ASA ở bệnh nhân VLĐTTCM và đã được sử dụng rộng rãi trong cácthử nghiệm lâm sàng và thực hành lâm sàng tiếp theo sau đó Bảng điểmMayo là tổng hợp của các phân nhóm từ bốn loại, bao gồm tần suất đại tiện,
ỉa máu, phát hiện tổn thương qua nội soi đại trực tràng và đánh giá tổng thểcủa bác sĩ, với tổng điểm từ 0 tựa12
Bảng 1.5 Phân loại mức độ nặng theo thang điểm Mayo
Hình ảnh niêm mạc
nội soi
Bình thường hoặc không hoạt động 0Bệnh nhẹ: niêm mạc ban đỏ, giảm tưới máu 1Bệnh trung bình: niêm mạc xói mòn, ban đỏ
Khi tổng điểm 0-2: bệnh không hoạt động
Khi tổng điểm 3-5: Hoạt động nhẹ
Khi tổng điểm 6-10: Hoạt động vừa
Khi tổng điểm 11-12: hoạt động nặng
Trang 231.2.7 Tiến triển và biến chứng của viêm loét đại trực tràng chảy máu
1.2.7.2 Các biến chứng
- Phình giãn đại tràng: Thường gặp ở thể viêm loét đại tràng nặng, viêmtoàn bộ đại tràng Đại tràng giãn to chủ yếu giãn đại tràng ngang, đường kính
> 6cm Chẩn đoán phình giãn đại tràng nhiễm độc cần phải được đặt ra khi có
3 trong số các dấu hiệu sau: sốt > 38,6oC, mạch > 120 lần/phút, bạch cầu >10.000 G/l, thiếu máu < 60% giá trị bình thường, albumin < 30 g/l, cộng thêm
1 trong các dấu hiệu sau: ỉa lỏng, rối loạn điện giải, tụt áp, biến đổi về tinhthần.Đây là một cấp cứu nội khoa có nguy cơ thủng đại tràng [25]
- Thủng đại tràng: Bệnh cảnh viêm phúc mạc Là cấp cứu ngoại khoa
- Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa là triệu chứng của bệnh nhưngtrong các đợt tiến triển dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa nặng lên Khi có dấu hiệu
Trang 24phân máu đỏ tươi số lượng nhiều kèm tình trạng mất máu cần có chỉ địnhngoại khoa.
- Ung thư hóa : VLĐTTCM có tỷ lệ ung thư cao Nguy cơ ung thư hoá ởbệnh nhân VLĐTTCM tăng lên theo thời gian bị bệnh Tỷ lệ mắc ung thư đạitrực tràng trong 10 năm đầu của bệnh là 2%, sau 20 năm bị bệnh là 8% và sau
30 năm là 18% [34] Nguy cơ ung thư tăng cao trong trường hợp viêm loéttoàn bộ đại tràng Theo dõi bằng nội soi định kì và sinh thiết vị trí nghi ngờ.Đồng thời theo dõi các dấu ấn khối u như CEA, CA199, CA 72-4
- Suy dinh dưỡng: do quá trình viêm mạn tính lâu ngày, do mất albuminqua đường tiêu hóa
1.2.8 Chẩn đoán phân biệt VLĐTTCM
VLĐTTCM cần được chẩn đoán với một số bệnh sau:
- Hội chứng ruột kích thích: triệu chứng lâm sàng cũng tương tự đaubụng rối loạn phân có nhầy, không có máu, không gầy sút cân, không thiếumáu Nội soi đại tràng bình thường
- Lao ruột: vị tri tổn thương thường ở phần cuối hồi trảng, cũng có thể ởmanh tràng và đại tràng lên Nội soi đại tràng: có loét lớn, hẹp, rò Mô bệnh học:hình ảnh nang lao điển hình với chất hoại tử bã đậu và tế bào bán liên, nuôi cấytìm thấy vi khuẩn lao, hay kèm theo X-quang phổi có hình ảnh nghi ngờ lao
- Bệnh Crohn: 10 - 20% không phân biệt được giữa VLĐTTCM vàCrohn Tổn thương trong bệnh Crohn thường sâu đến tận lớp cơ, tổn thương
có thể từ miệng tới dạ dày, ruột non, đại tràng và hậu môn Loét không liêntục, loét sâu nham nhở như hình bản đồ hoặc loét vòng ranh giới rõ ràng, xen
kẽ là niêm mạc lành Có thể có hình ảnh hẹp hoặc rò, hình ảnh sỏi cuội khibệnh kéo dài Bệnh lí quanh hậu môn rất có giá trị để phân biệt bệnh Crohn vàVLĐTTCM: tổn thương da, hậu môn, ống hậu môn và rò hậu môn Mô bệnh
Trang 25học: tổn thương sâu đến lớp cơ, hình ảnh u hạt rất đặc hiệu cho bệnh Crohnnhưng chỉ gặp ở 5 - 24% trường hợp.
- Ung thư đại tràng: hình ảnh nội soi tổn thương dạng sùi loét, hẹp lòng đạitràng, mô bệnh học có hình ảnh tế bào ác tính Dấu ấn khối u CEA, CA19.9 tăng
- Viêm đại tràng cấp do vi khuẩn: thường khởi phát đột ngột Chẩn đoánphân biệt bằng cấy phân Sinh thiết trực tràng: thâm nhiễm nhiều bạch cầu đanhân trung tính (BCĐNTT) ở niêm mạc mô đệm, các khe tuyến vẫn giữ cấu trúcbình thường
1.3 Một vài nét về xét nghiệm calprotectin [33]
1.3.1 Khái niệm
Calprotectin là một loại protein gắn với calci, được coi là đặc hiệu choBCĐNTT do giải phóng bởi tế bào BCĐNTT, mặc dù một lượng thấpcalprotectin cũng được tìm thấy trong các loại tế bào thực bào khác Calprotectinchiếm khoảng 60% lượng protein hòa tan trong tương bào của BCĐNTT.BCĐNTT là loại tế bào được huy động chính khi cơ thể có phản ứng viêmcấp tính để đáp ứng với một số yếu tố Khi có viêm trong đường tiêu hóa,BCĐNTT di chuyển đến khu vực viêm, gây ra các phản ứng viêm dẫn đếnphân giải BCĐNTT và giải phóng calprotectin, do đó gây tăng nồng độcalprotectin trong phân Như vậy, xét nghiệm đo nồng độ calprotectin trongphân như một cách để phát hiện tình trạng viêm của ruột
1.3.2 Ngưỡng giá trị của calprotectin
Hầu hết các nghiên cứu từ các nước phát triển đều lấy giá trị nồng độcalprotectin trong phân ở ngưỡng bình thường là 10 – 50 hoặc 60 μg/mg.g/mg.Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển với điều kiện vệ sinh kém và tần suấtnhiễm trùng đường ruột thường xuyên thì ngưỡng bình thường củacalprotectin có thể cao hơn nhiều, do đó nên hạn chế sử dụng xét nghiệm này
Trang 26Các giá trị > 50 đến 60 μg/mg.g/mg (tùy thuộc vào bộ dụng cụ) thường được xem
là bất thường, mặc dù các giá trị cao tới 100 μg/mg.g/mg có thể là bình thường vớimột số bộ dụng cụ khác Ví dụ, đối với mục đích sàng lọc ở Luân Đôn, cácgiá trị từ 50 đến 200 μg/mg.g / mg thường được coi là bình thường, đặc biệt là ởnhững người gốc Phi-Caribbean, những người dường như có giới hạn bìnhthường cao hơn trong xét nghiệm Tuy nhiên, mức > 200 μg/mg.g/mg có giá trị dựđoán dương tính cao hơn đối với bệnh lý và giá trị từ 500 đến 600 μg/mg.g/mg.gần như chắc chắn xác định bệnh lý
Calprotectin trong phân là dấu ấn viêm không đặc hiệu cho bệnh Hầuhết các bệnh đại tràng và nhiều bệnh ruột non đều liên quan đến viêm và do
đó, xét nghiệm dương tính với calprotectin Tuy nhiên, hầu hết các bệnh này
có liên quan đến viêm mức độ thấp, ví dụ như trong bệnh viêm ruột do thuốcchống viêm non - steroid (NSAID), mặc dù giá trị calprotectin > 500 đến 600μg/mg.g / mg khá dễ dự đoán về bệnh IBD hoặc nhiễm trùng do thức ăn Tuy nhiên,không có quy tắc cố định cho giá trị calprotectin Khi các bác sĩ lâm sàng sửdụng xét nghiệm calprotectin thường xuyên hơn, họ cải thiện trong việc đánhgiá kết quả xét nghiệm liên quan đến các triệu chứng của bệnh nhân
1.3.3 Các kết quả nghiên cứu về calprotectin
Mao và cộng sự (2012) đã thực hiện phân tích tổng hợp về khả năng
dự đoán của calprotectin ở bệnh nhân IBD Các tác giả đã phân tích 6 nghiêncứu hồi cứu với tổng số 672 bệnh nhân IBD (318 bệnh nhân bị VLĐTTCM và
354 bệnh nhân bị Crohn) Độ nhạy và độ đặc hiệu của calprotectin để dự đoánkhả năng tái phát IBD lần lượt là 78% và 73% Khả năng của calprotectin để
dự đoán tái phát là tương đương giữa VLĐTTCM và Crohn Các tác giả kếtluận rằng calprotectin là một xét nghiệm đơn giản và không xâm lấn, nhưnghiệu suất chẩn đoán của xét nghiệm này thấp hơn dự kiến Mặt giới hạn củacác nghiên cứu là sự thuyên giảm bệnh được đánh giá một cách chủ quan dựa
Trang 27trên các chỉ số hoạt động trên lâm sàng Các nghiên cứu bổ sung trong tươnglai dựa trên hình ảnh nội soi để khẳng định tái phát là cần thiết để làm rõ vaitrò của calprotectin [35]
Van Rheenen và cộng sự (2010) đã thực hiện phân tích tổng hợp đểđánh giá xem việc sử dụng calprotectin có làm giảm số lượng thủ thuật nội soikhông cần thiết ở bệnh nhân mắc IBD Tổng cộng có 13 nghiên cứu cho đếntháng 10 năm 2009 đã được đưa vào phân tích trong đó có 6 nghiên cứu ởngười lớn (n = 670) và 7 nghiên cứu ở trẻ em và thanh thiếu niên (n = 371).IBD được chẩn đoán bằng nội soi ở 32% (n = 215) ở người lớn và 61% (n =226) ở trẻ em và thanh thiếu niên Ở người lớn, độ nhạy gộp và độ đặc hiệugộp của calprotectin là 0,93 và 0,96 và trong các nghiên cứu ở trẻ em và thanhthiếu niên là 0,92 và 0,76 Độ đặc hiệu thấp hơn trong các nghiên cứu về trẻ
em và thanh thiếu niên khác biệt đáng kể so với người lớn Theo các tác giả,sàng lọc bằng cách đo mức calprotectin sẽ giúp giảm 67% số lượng nội soi ởngười lớn Các tác giả kết luận rằng xét nghiệm calprotectin là một công cụsàng lọc hữu ích để xác định bệnh nhân có cần thiết phải nội soi khi nghi ngờIBD [36]
Một nghiên cứu đa trung tâm trong tương lai được thực hiện bởiGisbert et al (2009) để xác định vai trò của calprotectin và lactoferrin trongphân (FL) trong dự đoán tái phát IBD Tổng cộng có 163 bệnh nhân bịVLĐTTCM (n = 74) và Crohn (n = 89) đã từng thuyên giảm bệnh trên lâmsàng trong 6 tháng đã được đưa vào nghiên cứu Thời gian theo dõi là 12tháng ở những bệnh nhân không tái phát và cho đến khi có đợt bùng phát ở sốbệnh nhân tái phát Có 26 bệnh nhân (16%) tái phát trong quá trình theo dõi.Nồng độ calprotectin ở bệnh nhân tái phát cao hơn ở những bệnh nhân khôngtái phát Nguy cơ tái phát cao hơn ở những bệnh nhân có nồng độ calprotectincao (30% so với 7,8%) hoặc lactoferrin dương tính (25% so với 10%) Độ
Trang 28nhạy và độ đặc hiệu của calprotectin (> 150 µg/g) để dự đoán tái phát tươngứng là 69% và 69% Giá trị tương ứng cho lactoferrin lần lượt là 62% và65% Kết quả thu được tốt hơn khi bệnh nhân chỉ bị bệnh Crohn đại trànghoặc chỉ tái phát trong 3 tháng đầu (độ nhạy 100%) Các nhà điều tra kết luậnrằng việc xác định calprotectin và lactoferrin có thể hữu ích trong việc dựđoán khả năng tái phát trên lâm sàng, đặc biệt là trong 3 tháng tiếp theo, ở cảbệnh nhân Crohn và VLĐTTCM [37]
Garcia-Sanchez và cộng sự (2010) đã thực hiện một nghiên cứu tiềncứu trên 135 bệnh nhân được chẩn đoán mắc IBD trong đợt thuyên giảm bệnhtrên lâm sàng trong ít nhất 3 tháng Tất cả bệnh nhân được theo dõi trong mộtnăm gồm 66 bệnh nhân Crohn và 69 bị VLĐTTCM Có 39 bệnh nhân (30%)
bị tái phát Nồng độ calprotectin cao hơn ở những bệnh nhân bị tái phát so vớinhững bệnh nhân đó trong đợt thuyên giảm Bệnh nhân Crohn và có nồng độcalprotectin > 200 µg/g thì tần suất tái phát thường xuyên hơn gấp 4 lần so vớinhững người có nồng độ calprotectin thấp hơn Trong VLĐTTCM, calprotectin
> 120 µg/g có xác suất bệnh hoạt động tăng gấp 6 lần so với người có mức thấphơn Giá trị tiên đoán tương tự ở VLĐTTCM và Crohn Trong nhóm này,calprotectin > 120 µg/g dự đoán nguy cơ tái phát với độ nhạy 80% và độ đặchiệu là 60% Khả năng dự đoán tái phát thấp hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh ởhồi tràng Các tác giả cho rằng cần có các nghiên cứu lớn hơn để chứng minhrằng xét nghiệm calprotectin có đủ khả năng chẩn đoán khi so sánh với các xétnghiệm chẩn đoán hiện có trước khi đưa ra quyết định lâm sàng [38]
Diamanti et al (2010) đã đánh giá khả năng chẩn đoán của xét nghiệmcalprotectin như một dấu ấn sinh học trong phân để sàng lọc IBD Tất cả cácbệnh nhân nghi ngờ IBD đã cung cấp mẫu phân để xét nghiệm calprotectin vàsau đó được nội soi đại tràng So với MBH, giá trị ngưỡng 100 µg/g đạt độnhạy và độ đặc hiệu tương ứng 100% và 68% Tuy nhiên, giá trị ngưỡng 160