1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO TỔNG HỢP “LƯỢC SỬ TÊN GỌI CÁC TÊN ĐƯỜNG THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG”

129 90 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 6,19 MB

Nội dung

Đặt vấn đề Hàng ngày mỗi người chúng ta đã đi qua các tuyến đường trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, nhưng mấy ai hiểu một cách tường tận xuất xứ và nguồn gốc hình thành, đặc biệt về nhâ

Trang 2

Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài

(Chữ ký, tên) (Chữ ký, tên và đóng dấu)

Sở Khoa học và Công nghệ

(Chữ ký, tên và đóng dấu) Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 3

MỤC LỤC

CHỮ VIẾT TẮT VÀ DANH SÁCH HÌNH 6

DANH SÁCH HÌNH BẢN ĐỒ TÊN ĐƯỜNG 7

NỘI DUNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 8

Chương I 9

1.1 Đặt vấn đề 9

1.2 Tổng quan 9

1.3 Mục tiêu của đề tài 10

1.4 Giới hạn đề tài: 10

Chương II 11

2.1 Nội dung nghiên cứu 11

2.2 Phương pháp nghiên cứu 11

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu, địa điểm 11

2.2.2 Quy mô và thời gian thực hiện 11

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu 11

Chương III 13

3.1 Giới thiệu khái quát về thành phố Sóc Trăng 13

3.2 Lược sử tên gọi các tên đường thành phố Sóc Trăng 14

3.2.1 Phường 1 16

(1) Đường Hai Bà Trưng 17

(2) Đường Ngô Quyền 17

(3) Đường Phan Châu Trinh 18

(4) Đường Nguyễn Trãi 19

(5) Đường Phạm Ngũ Lão 21

(6) Đường Nguyễn Văn Cừ .21

(7) Đường Hoàng Diệu 22

(8) Đường Hàm Nghi 23

(9) Đường Đào Duy Từ 24

(10) Đường Nguyễn Hùng Phước 25

(11) Đường 3 Tháng 2 26

(12) Đường Đề Thám 27

(13) Đường Nguyễn Văn Trỗi 28

(14) Đường Đinh Tiên Hoàng 28

(15) Đường Lý Thường Kiệt 30

(16) Đường Nguyễn Huệ 30

(17) Đường Cách Mạng Tháng Tám 32

(18) Đường Hồ Minh Luông 33

(19) Đường Nguyễn Văn Hữu 34

(20) Đường Trần Minh Phú 36

3.2.2 Phường 2 37

(1) Đường Trần Phú 37

(2) Đường Trần Quang Diệu 39

(3) Đường Trương Công Định 40

(4) Đường Dương Kỳ Hiệp 42

(5) Đường Trần Quang Khải 43

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 4

(6) Đường Nguyễn Văn Linh 43

(7) Đường Phú Lợi 45

(8) Đường Bùi Thị Xuân 46

(9) Đường Trần Bình Trọng 47

(10) Đường Nguyễn Trung Trực 48

(11) Đường Sương Nguyệt Anh 49

(12) Đường Lý Tự Trọng 50

(13) Đường Châu Văn Tiếp 50

(14) Đường Hồ Hoàng Kiếm 51

(15) Đường Trương Văn Quới 52

(16) Đường Trần Văn Sắc 52

3.2.3 Phường 3 53

(1) Đường Trần Hưng Đạo 54

(2) Đường Lê Hồng Phong 55

(3) Đường Trần Văn Bảy 57

(4) Đường Phan Bội Châu 58

(5) Đường Văn Ngọc Chính 58

(6) Đường Đoàn Thị Điểm 60

(7) Đường Thủ Khoa Huân 61

(8) Đường Nguyễn Thị Minh Khai 62

(8) Đường Dương Minh Quan 62

(10) Đường Lê Văn Tám 63

(11) Đường Lê Duẩn 64

(12) Đường Võ Thị Sáu 66

(13) Đường 30 Tháng 4 66

(14) Đường Nguyễn Văn Thêm 68

3.2.4 Phường 4 69

(1) Đường Mạc Đỉnh Chi 70

(2) Đường Nguyễn Đình Chiểu 70

(3) Đường Bạch Đằng 71

(4) Đường Đồng Khởi 72

(5) Đường Bùi Viện 73

3.2.5 Phường 5 75

(1) Đường Tôn Đức Thắng 76

(2) Đường Lương Định Của 77

3.2.6 Phường 6 79

(1) Đường Hùng Vương 80

(2) Đường Lê Lợi 80

(3) Đường Điện Biên Phủ 81

(4) Đường Calmette 82

(5) Đường Huỳnh Thị Tân 82

(6) Đường Yết Kiêu 83

(7) Đường Dã Tượng 84

(8) Đường Lê Lai 84

(9) Đường Nguyễn Chí Thanh 86

(10) Đường Lý Đạo Thành 86

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 5

(11) Đường Ngô Gia Tự 87

(12) Đường Trần Quốc Toản 87

(13) Đường Huỳnh Phan Hộ 88

(14) Đường Lai Văn Tửng 89

(15) Đường Xô Viết Nghệ Tỉnh 89

(16) Đường Vành Đai 90

(17) Đường Hồ Nước Ngọt 90

3.2.7 Phường 7 91

(1) Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa 92

(2) Đường Lê Hoàng Chu 93

(3) Đường Sóc Vồ 94

3.2.8 Phường 8 95

(1) Đường Phạm Hùng 96

(2) Đường Pasteur 97

(3) Đường Bà Triệu 98

(4) Đường Trần Văn Hòa 99

(5) Đường Lê Vĩnh Hòa 99

(6) Đường Võ Đình Sâm 100

(7) Đường Cao Thắng 100

(8) Đường Đặng Văn Viễn 101

3.2.9 Phường 9 102

(1) Đường Nguyễn Du 103

(2) Đường Phan Đình Phùng 104

(3) Đường Mai Thanh Thế 105

3.2.10 Phường 10 107

(1) Đường Quốc lộ IA 108

3.3 Thảo luận 108

3.3.1 Tóm lược khái quát về thành phố Sóc Trăng 108

7.3.2 Quá trình hình thành các tên đường 108

3.3.3 Lược sử các sự kiện cách mạng và lịch sử các anh hùng dân tộc, các nhân vật lịch sử được đặt tên đường 109

3.4 Mô tả xây dựng phần mềm bản đồ 109

3.5 Ý nghĩa 114

3.5.1 Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu 114

3.5.2 Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học 115

Chương IV 116

4.1 Kết luận 116

4.2 Đề xuất 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

BÁO CÁO THỐNG KÊ 118

PHỤ LỤC 124

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 6

CHỮ VIẾT TẮT VÀ DANH SÁCH HÌNH

10 Hình 10: Bản đồ tên đường phường 10 108

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 7

Bản đồ tên đường của thành phố Sóc Trăng, tỷ lệ 1:16.000

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 8

NỘI DUNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 9

Chương I

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Hàng ngày mỗi người chúng ta đã đi qua các tuyến đường trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, nhưng mấy ai hiểu một cách tường tận xuất xứ và nguồn gốc hình thành, đặc biệt về nhân vật và sự kiện đặt tên cho từng tuyến đường Đó có thể là tên những anh hùng dân tộc hay sự kiện lịch sử cách nay đã hàng trăm, hàng nghìn năm,

Đề tài nghiên cứu về Lược sử tên gọi các tên đường thành phố Sóc Trăng, nên Ban Chủ nhiệm, Nhóm nghiên cứu luôn quán triệt và chấp hành các nguyên tắc trong quá trình thực hiện đề tài: đó là tính khoa học, tính logic… tôn trọng và ghi lại các sự kiện lịch sử, công lao đóng góp và hy sinh của từng nhân vật lịch sử theo thực tế khách quan

Từ sự quyết tâm và với quan điểm phải hoàn thành đề tài Ban Chủ nhiệm, Nhóm nghiên cứu đã nỗ lực giải quyết các vấn đề khó khăn trở ngại trong quá trình thực hiện đề tài Tiếp tục sưu tầm tài liệu, gặp gỡ từng cán bộ lão thành, các Cụ cao niên để nắm tư liệu, xin ý kiến đóng góp, tìm tiểu sử của một số tên đường thuộc địa bàn thành phố Sóc Trăng mà chưa có sử liệu nào ghi chép lại, tạo thêm

độ tin cậy và bổ sung lần lược vào từng tên đường

Ngoài ra, việc triển khai thực hiện đề tài có thể bổ sung một số tư liệu lịch

sử cho công tác đổi, đặt tên đường, cũng như bổ sung tư liệu cho lịch sử địa phương và tài liệu tham khảo bổ sung vào giáo trình giảng dạy trong trường học

1.2 Tổng quan

Liên quan đến Đề tài này, hiện nay trên phạm vi cả nước có một số địa phương

có thực hiện, nhưng ở Sóc Trăng giai đoạn từ năm 1954 đến năm 2010 chưa có đề tài

nào nghiên cứu “Lược sử tên gọi các tên đường thành phố Sóc Trăng”

Ban Chủ nhiệm, Nhóm nghiên cứu đề tài đã gặp trực tiếp một số nhân chứng lịch sử, các Cụ cao niên không còn nhiều, có những hạn chế về sức khỏe, trí nhớ

do tuổi tác nên khi trao đổi thu thập thông tin được không nhiều, một số trường hợp biết danh tánh nhưng không rõ địa chỉ nên việc dò tìm rất khó, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu, tiến độ thực hiện đề tài

Đa số Cán bộ trực tiếp biên soạn đều kiêm nhiệm, trình độ năng lực nghiên cứu khoa học có giới hạn, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài còn ít, đặc biệt là nguồn tài liệu liên quan đến việc đặt, đổi tên đường trước và sau năm 1975 ở các Trung tâm lưu trữ, các ngành hữu quan không còn Một số tên đường mang tên nhân vật lịch sử ở Sóc Trăng nhưng những nhân vật lịch sử đó chưa có sử liệu nào ghi lại như: Trần Văn Sắc từng là Thị ủy viên thị xã Sóc Trăng, Nguyễn Văn Thêm từng là Thị đội trưởng Thị đội Sóc Trăng trong những năm 1970, Trần Minh Phú, Trương Văn Quới, Đặng Văn Viễn, Lai Văn Tửng đến nay chưa có tiểu sử chính thức để đưa lên sử liệu, dẫn đến thông tin còn quá ngắn gọn, chưa đầy đủ lắm nên mất nhiều thời gian

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 10

Quá trình triển khai thực hiện, Ban Chủ nhiệm, Nhóm nghiên cứu đề tài đã hoàn thành được sản phẩm khoa học của mình Nhìn chung, tuy đề tài thực hiện so với thời gian hợp đồng có trễ nhưng Ban Chủ nhiệm, Nhóm nghiên cứu đề tài đã rất nỗ lực, nghiêm túc thực hiện theo đúng đề cương được Hội đồng khoa học tỉnh xem xét nhất trí và đã hoàn thành được sản phẩm khoa học của mình

1.3 Mục tiêu của đề tài

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu tổng hợp, hình thành một tài liệu khoa học, có hệ thống về tóm lược tên gọi các tên đường ở địa bàn thành phố Sóc Trăng

Từ đó làm cơ sở tuyên truyền giáo dục trong cán bộ, đoàn viên thanh niên và người dân Sóc Trăng về truyền thống cách mạng, đạo lý uống nước nhớ nguồn, phát huy niềm tự hào của dân tộc

Củng cố và hệ thống lại kiến thức của nhân dân nói chung và Đoàn viên thanh niên nói riêng nắm vững hơn lịch sử nước ta và lịch sử các sự kiện cách mạng, các nhân vật lịch sử của quê hương Sóc Trăng, những Nhà bác học, những thầy thuốc là ân nhân của nhân loại, của dân tộc

1.4 Giới hạn đề tài

Đề tài được thực hiện với không gian nghiên cứu là địa bàn thành phố Sóc

Trăng trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 2010

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 11

Chương II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu

Tập trung tìm hiểu sơ nét về thị xã Sóc Trăng (nay là thành phố Sóc Trăng) trước và sau năm 1975 đến nay; tìm hiểu quá trình hình thành các tên đường của thành phố Sóc Trăng giai đoạn từ năm 1954 đến năm 2010, gắn với quá trình đặt, đổi tên đường; tra cứu lịch sử các sự kiện cách mạng, lịch sử các anh hùng dân tộc, các nhân vật lịch sử hay sự kiện được lấy đặt tên đường; ý nghĩa được rút ra từ thực tiễn

Sử dụng phần mềm Mapinfo xây dựng bản đồ quản lý từng tên đường ở từng phường và trong cả thành phố Sóc Trăng giúp cho người xem tra cứu thông tin để tìm từng tuyến đường được dễ dàng

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng, địa điểm

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là các tên đường trên địa bàn thành phố Sóc Trăng

2.2.2 Quy mô và thời gian thực hiện

Nội dung đề tài nghiên cứu là “Lược sử tên gọi các tên đường thành phố Sóc Trăng” từ năm 1954 đến năm 2010 với quy mô nghiên cứu đề tài cấp tỉnh

Thời gian thực hiện đề tài trong 2,5 năm, từ tháng 7/2007 đến tháng 12/2009

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu thực hiện bằng 02 phương pháp chính: Phương pháp lịch sử và phương pháp logic

- Phương pháp lịch sử: giúp cho việc sưu tầm, xác minh chỉnh lý và hệ

thống tư liệu đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy đối với từng nhân vật lịch sử và

sự kiện cách mạng lịch sử cụ thể;

- Phương pháp logic: giúp công tác biên soạn, nhận định một cách khoa học, đúng

đắn về tính chất, đặc điểm của từng nhân vật lịch sử ở mỗi giai đoạn nhất định

Bên cạnh, Nhóm nghiên cứu còn vận dụng thực hiện các phương pháp chuyên gia, điền dã thực địa, thống kê, so sánh, đối chiếu để bổ sung cho 2 phương pháp chính nêu trên nhằm giúp trong quá trình biên soạn đề tài đạt hiệu quả cao hơn

Ngoài ra, Nhóm nghiên cứu còn xây dựng bản đồ phần mềm các tên đường trên địa bàn thành phố Sóc Trăng để minh họa thêm nhằm nâng chất lượng và hiệu quả cao hơn

Tuy có nhiều tài liệu về lịch sử, nhưng để phục vụ cho việc nêu rõ công trạng nhân vật lịch sử, tư liệu liên quan đến việc đặt đổi tên đường…còn rất thiếu thông tin Bên cạnh còn tận dụng tư liệu từ Trung tâm lưu trữ tỉnh Sóc Trăng, Trung tâm lưu trữ thành phố Cần Thơ, Trung tâm lưu trữ Quốc gia tại thành phố

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 12

Hồ Chí Minh, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Giao thông Vận tải gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, các Cụ cao niên… để bổ sung thêm nguồn tư liệu

Về các văn bản quy định việc đặt, đổi tên đường của địa phương từ năm

1954 đến năm 2010, Nhóm nghiên cứu đã cố gắng tìm, nhưng không có trong lưu trữ dữ liệu của tỉnh nên bổ sung chưa được đầy đủ

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 13

Chương III

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Giới thiệu khái quát về thành phố Sóc Trăng

Sóc Trăng là vùng đất được khai phá cách đây hàng trăm năm nay, khu vực tỉnh Sóc Trăng lúc bấy giờ vẫn còn hoang vu, nhiều rừng rậm, thú dữ Đến năm

1832, vua Minh Mạng chia Nam Kỳ thành 06 tỉnh (03 tỉnh Miền Đông: Gia định, Biên Hòa, Định Tường; 03 tỉnh Miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), lúc bấy giờ vùng đất Sóc Trăng thuộc tỉnh Vĩnh Long Đến khi thực dân Pháp xâm lược và đặt hệ thống cai trị ở Nam Kỳ, tên gọi địa bàn hành chính thuộc tỉnh Sóc Trăng có nhiều thay đổi Ngày 20/12/1899, toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh

bỏ xưng danh địa hạt, đổi thành tỉnh, đại lý đổi thành quận Ngày 01/01/1900, sắc lệnh trên được áp dụng cho toàn Nam Kỳ và Sóc Trăng được chính thức xưng danh

là tỉnh từ ngày 01/01/1900

Khi Cách mạng tháng Tám thành công (tháng 8/1945) thì tỉnh Sóc Trăng có địa giới hành chính gần như tương xứng, tỉnh lỵ được đặt tại trung tâm thành phố Sóc Trăng như hiện nay

Ngày 22/10/1956 theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng Thống ngụy quyền Ngô Đình Diệm, tỉnh Ba Xuyên được thành lập trên cơ sở địch cắt các quận Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, thị xã Bạc Liêu của tỉnh Bạc Liêu và quận Phước Long của tỉnh Rạch Giá, trung tâm tỉnh lỵ là xã Khánh Hưng Theo Nghị định số 118-BNV/HC/NĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký ngày 10/4/1957, tỉnh Ba Xuyên có 8 quận, 73 xã Tháng 9/1964 theo Sắc lệnh số 245/NV của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa cắt các quận: Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, thị xã Bạc Liêu của tỉnh Ba Xuyên tái lập tỉnh Bạc Liêu Đến ngày 16/9/1968, theo Sắc lệnh số 466-NV của Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa sáp nhập quận Kế Sách thuộc tỉnh Phong Dinh vào tỉnh Ba Xuyên, lúc bấy giờ trung tâm tỉnh lỵ vẫn là Khánh Hưng

Từ 30/4/1975, thị xã Sóc Trăng là một trong những đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hậu Giang (trên cơ sở nhập tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ) Ngày 26/12/1991 theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, tỉnh Hậu Giang chia thành 2 tỉnh: tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng Đến tháng 4/1992 tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động, thị xã Sóc Trăng là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Sóc Trăng Thị xã Sóc Trăng được nâng lên thành phố Sóc Trăng trực thuộc tỉnh Sóc Trăng theo Nghị định số 22/2007/NĐ-CP ngày 08/02/2007 của Thủ Tướng Chính phủ Theo đó, Thành phố Sóc Trăng có 7.615,22 ha diện tích tự nhiên và 173.922 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường:

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

Trước giải phóng 30/4/1975, đường phố Sóc Trăng còn ít Theo báo cáo thống kê năm 1972, do Ty Công Chánh - Ba Xuyên thuộc tỉnh lỵ Khánh Hưng - tỉnh Ba Xuyên đệ trình lên Bộ Công Chánh - Việt Nam Cộng Hoà lúc bấy giờ có

58 tên đường

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 14

Từ sau ngày Miền Nam giải phóng (30/4/1975) cho đến năm 1992, sau khi

là Trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Sóc Trăng, thị xã Sóc Trăng có 6 phường: từ phường

1 đến phường 6 Ngày 30/10/1995 địa giới hành chính thị xã Sóc Trăng được mở rộng và chia tách, lấy thêm phần đất các xã: An Hiệp, An Ninh, Tân Thạnh, Phú

Mỹ, Đại Tâm để thành lập thêm 4 phường mới là phường 7, phường 8, phường 9, phường 10 và hình thành thêm một số tên đường

Nếu năm 1992 thị xã Sóc Trăng có 68 tên đường, thì đến ngày 22/12/2006

có 88 tên đường theo Quyết định số 48/2006/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh

về việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng đô thị trên địa bàn tỉnh Sóc

Trăng cho 20 tên đường và ở thành phố Sóc Trăng có Quốc lộ 1A đi qua (nằm trên địa bàn khóm 1, 2 phường 7; khóm 5, 7, 3 phường 2 và khóm 2, khóm Tâm Trung, khóm 3 phường 10, dài 8.350m) Trong tổng số 88 tên đường phố, có 71 tên đường

có mặt lộ rộng 4m trở lên (chiếm tỷ lệ 80,68 %); có 17 tên đường mặt lộ rộng 4m (chiếm tỷ lệ 19,32%)

Từ quá trình hình thành và phát triển thì đến nay thành phố Sóc Trăng nằm trong vùng ĐBSCL, vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất, nông nghiệp ĐBSCL làm nên phần lớn lúa gạo, cây trái và tôm cá cho cả nước

Từ vị trí địa lý như vậy, thành phố Sóc Trăng có lợi thế ở vào vị trí có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội Với vị trí là trung tâm của vùng lãnh thổ rộng lớn ĐBSCL, thành phố Sóc Trăng còn có điều kiện để phát triển mạnh công nghiệp

nghiệp chiếm 11,73%; phi nông nghiệp chiếm 88,27%

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn năm 2006- 2010 là 15,93% Trong đó: khu vực I là 3,49%; khu vực II tăng 7,92%; khu vực III tăng 35,25% Cơ cấu kinh tế khu vực I là 5,03%; khu vực II là 42,25%; khu vực III là 52,72%, cơ cấu kinh tế so với năm 2005 có sự chuyển dịch giảm 25,68% ở khu vực II và tăng 28,36% ở khu vực III, phù hợp với xu thế phát triển của đô thị

GDP bình quân đầu người tăng nhanh, từ 1.157USD tăng lên 1.863 USD Kết cấu hạ tầng trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư từng bước phục vụ cho phát triển kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiện, quốc phòng và an ninh

được giữ vũng ổn định (Trích từ nguồn Cổng thông tin điện tử UBND Thành phố Sóc Trăng http://www.ubndtp.soctrang.gov.vn “Mục điều kiện tự nhiên”)

3.2 Lược sử tên gọi các tên đường thành phố Sóc Trăng

Hàng ngày mỗi người chúng ta đi qua các tuyến đường, nhưng mấy ai hiểu một cách tường tận xuất xứ và nguồn gốc hình thành, đặc biệt về nhân vật và sự kiện được đặt tên cho con đường đó; có thể là tên những anh hùng dân tộc hay sự kiện lịch sử cách nay đã hàng trăm, hàng ngàn năm, nhưng có thể thuộc lịch sử cận

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 15

đại và hiện đại Để giúp cho mọi người tìm hiểu về từng tên đường trên địa bàn Thành phố Sóc Trăng, Đoàn Thanh niên Khối Dân Chính Đảng (nay là Đoàn Thanh niên Khối các Cơ quan) tóm lược tên gọi các tên đường của thành phố Sóc Trăng như sau:

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 16

3.2.1 Phường 1

Ủy ban nhân dân Phường 1 tọa lạc tại số 58-60, khóm 2, đường Ngô Quyền Phường có 4 khóm bao gồm: khóm 1, 2, 3, 4, với diện tích 29,29 ha, dân số toàn phường 6.950 người Đây là phường trung tâm của thành phố Sóc Trăng, khu trung tâm thương mại, dịch vụ sầm uất của tỉnh được hình thành từ rất lâu và được duy trì cho tới ngày nay Trên địa bàn phường 1 có 20 tên đường với các tên gọi: Hai

Bà Trưng, Ngô Quyền, Phan Châu Trinh, Hàm Nghi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Huệ, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Diệu, Đào Duy Từ, Trần Minh Phú, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Hùng Phước, Nguyễn Văn Hữu, Hồ Minh Luông, Đề Thám, Nguyễn Văn Trỗi, 03/02, Cách mạng tháng Tám (trong đó có đường: Xô Viết Nghệ Tĩnh từ phường 6 chạy ngang qua), lược sử cụ thể nguồn gốc của các tên đường như sau:

Hình 1: Bản đồ tên đường phường 1

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 17

(1) Đường Hai Bà Trưng

Nằm trên địa bàn khóm 1, 2 phường 1, dài 650m, bắt đầu từ đường Trần Hưng Đạo và kết thúc Cầu C247 – đường Lý Thường Kiệt, đường này lưu thông

một chiều, mặt lộ rộng 9m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962, tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và có tên là Đại lộ

Trưng Vương Năm 1976 đường được đổi tên là đường Hai Bà Trưng cho đến nay; đường Hai Bà Trưng là tuyến đường chính của thị xã Sóc Trăng, đường này trước đây lưu thông hai chiều, do sự phát triển của lưu lượng xe, mật độ lưu thông quá dầy nên từ năm 2000 đường Hai Bà Trưng trở thành đường 01 chiều để tránh ùn tắc giao thông, nhất là trong những giờ cao điểm

Lý do đổi: Phù hợp với giai đoạn cách mạng hiện nay và dễ tuyên truyền

giáo dục trong nhân dân

Hai Bà Trưng là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị Đây là 2 nữ tướng nổi tiếng thời Bắc thuộc lần thứ nhất là bậc liệt nữ đầu tiên trong lịch sử nước nhà Vào một sáng mùa xuân năm 40, tại đất Mê Linh, Hai Bà Trưng đã làm lễ tế cờ khởi nghĩa và khôi phục nền độc lập cho đất nước, chống áp bức, thống trị và nô dịch, đồng hoá của nhà Hán (Trung Quốc) Tiếng trống đồng trầm hùng, âm vang lời thề của Hai Bà Trưng trước giờ xuất binh là sự tập hợp sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc đứng lên chống giặc ngoại xâm:

Một xin rửa sạch nước thù Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kêu oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này

Trưng Trắc đã cùng em gái đứng đầu cuộc khởi nghĩa liên kết được sức mạnh toàn dân, trong đó có đông đảo phụ nữ và các nữ tướng như: Ngọc Lâm (Thánh thiên công chúa), Vũ Thục (Bát nàn công chúa)… và toàn quốc (không chỉ gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là miền đất Việt Nam ngày nay, từ Nam Trung Bộ trở ra, mà cả đất Hợp Phố, bây giờ là Nam Quảng Đông – Trung Quốc)

Chỉ trong một thời gian ngắn, đoàn quân khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của Hai

Bà đã quét sạch giặc thù khỏi bờ cõi Hai Bà được tôn làm vua, đứng đầu đất nước độc lập trong thời gian ba năm Sau đó, nhà Hán tiếp tục sang xâm lược nước ta lần nữa Hai Bà Trưng đã dũng cảm đương đầu cùng quân giặc, đánh đuổi quân thù và cuối cùng đã hy sinh anh dũng vào năm Quý Mão (năm 43 sau công nguyên), để lại tấm gương oanh liệt nghìn thu Nhân dân thương nhớ lập đền thờ và tổ chức hội đền Hát Môn lễ giỗ hai bà vào mùng sáu tháng ba hàng năm

(2) Đường Ngô Quyền

Nằm trên địa bàn khóm 2 phường 1, dài 380m, bắt đầu từ đường Nguyễn Huệ và kết thúc là đường Lý Thường Kiệt, đường này lưu thông hai chiều, mặt lộ

rộng 5m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962,

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 18

tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và đã có tên đường Ngô Quyền và từ

đó tên đường Ngô Quyền vẫn giữ cho đến nay

Cha là Ngô Mân, vốn là thứ sử châu Đường Lâm trong thời họ Khúc dấy nghiệp và

mẹ là bà họ Phạm Từ nhỏ ông đã có tướng mạo khác thường và lại được cha ra sức rèn luyện võ nghệ nên lớn lên ông là người rất giỏi võ Năm 20 tuổi ông theo Phó tướng Dương Đình Nghệ, người đang dấy binh ở đất Ái Châu (Thanh Hóa) và cưới con gái Dương Đình Nghệ là Dương Như Ngọc làm vợ

Năm Đinh Dậu (937), Kiều Công Tiễn phản bội, giết chết Dương Đình Nghệ, rồi cấu kết với quân Nam Hán để củng cố thế lực Năm 938, Ngô Quyền tập hợp hào kiệt trong nước tiến ra Bắc, hạ thành Đại La, tiêu diệt Kiều Công Tiễn Sau đó, ông chỉ huy trận Bạch Đằng nổi tiếng, đánh bại quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy, giết chết Hoằng Tháo trên sông Bạch Đằng

Năm Kỷ Hợi (939), Ngô Quyền xưng là Ngô vương còn gọi là Tiền Ngô vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở nền độc lập tự chủ cho nước nhà Nhưng rất tiếc, Ngô Vương Quyền trị vì trên ngôi thật ngắn ngủi, chỉ sáu năm và mất vì bạo bệnh ngày 18 tháng giêng năm Giáp Thìn (944)

(3) Đường Phan Châu Trinh

Nằm trên địa bàn khóm 3, 4, 1 phường 1, dài 650m, bắt đầu từ đường Đồng Khởi kéo dài đến đường Đề Thám, đường này lưu thông hai chiều, mặt lộ rộng 6m

Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962, tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và có tên là đường Phan Châu Trinh và sau

đó vẫn giữ tên đường cho đến ngày nay

Phan Châu Trinh sinh năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam Thân sinh là Phan Văn Bình, một võ quan nhỏ, từng tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm chuyển vận sứ phụ trách việc quân lương, nhưng về sau trở thành nạn nhân của sự chia rẽ nội bộ

Năm 1892, ông đi học và nổi tiếng học giỏi Năm 1900, ông đỗ cử nhân Năm 1901, ông đỗ Phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và Nguyễn Sinh Sắc Năm 1903, ông vào học Trường Hậu Bổ, sau ra làm Thừa Biện Bộ Lễ Ít lâu sau ông bỏ quan, hoạt động cứu nước Ông kết giao với nhiều sĩ phu yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng và Phan Bội Châu Ông và Phan Bội Châu tâm đắc về nhiệt huyết cứu nước, nhưng ông không tán thành đường lối của Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đấu tranh vũ trang chống Pháp Ông cùng các bạn đi khắp Việt Nam cổ vũ đấu tranh và liên kết trí thức, văn sĩ yêu nước Năm 1905, ông sang Nhật Bản rồi sang Pháp chủ trương dựa vào Pháp để tiến hành cải cách, thực hiện tự do dân chủ, lật đổ chế độ phong kiến, làm cho dân giàu, nước mạnh, tiến lên giải phóng dân tộc

Năm 1906, ông bí mật sang Nhật Bản gặp Phan Bội Châu, khởi xướng Duy Tân, cải cách nước nhà Sau khi về nước, ông ra sức tuyên truyền chủ trương cải cách của mình và trở thành một trong những người lãnh đạo xu hướng cải lương hồi đầu thế kỷ 20

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 19

Tháng 7/1907, Phan Châu Trinh ra Hà Nội tham gia giảng dạy ở Đông Kinh nghĩa thục, những buổi diễn thuyết của ông có rất đông người đến nghe Ông mở rộng giao du với cả một số người Pháp

Năm 1908, vụ Hà Thành đầu độc ở Hà Nội và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ nổ ra và bị thực dân Pháp đàn áp, ông bị bắt đày ra Côn Đảo Đến năm 1910, nhờ có Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, ông được trả lại tự do, nhưng bị quản thúc tại Mỹ Tho Tuy nhiên, ông viết thư cho Toàn quyền đòi được sang Pháp hoặc trở lại Côn Đảo, nhất định không chịu cảnh bị giam lỏng ở Mỹ Tho Vì vậy, nhân dịp có nghị định ngày 31/10/1908 của Chính phủ Pháp về việc lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp, năm 1911 chính quyền Đông Dương

cử một đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, có cả Phan Châu Trinh và con trai

là Phan Châu Dật

Sang Pháp, ông ở nhà luật sư Phan Văn Trường, mở một hiệu sửa ảnh, sống thanh bạch (Nguyễn Tất Thành cũng từng làm việc tại cửa hiệu của ông) Ông tìm cách liên hệ với những người trong Liên minh Nhân quyền và Đảng Xã hội Pháp Ông cũng có những cuộc tiếp xúc với các nhóm Việt kiều và các đảng phái tiến bộ, thảo luận vấn đề độc lập, tự do, dân chủ Năm 1914, ông lại bị bắt giam vì tình nghi có liên hệ với nước Đức Nhờ sự can thiệp của Đảng Xã hội Pháp nên ông mới được thả ra

Ngày 19/6/1919, ông cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn "Bản Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi cho Hội nghị Versailles, ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc, làm nổ ra "quả bom chính trị" chấn động tại nước Pháp Năm 1925 Ông trở về nước, rồi lâm bệnh Ông mất ngày 24/3/1926 tại Sài Gòn

Lăng mộ của ông hiện ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh và được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia

(4) Đường Nguyễn Trãi

Nằm trên địa bàn khóm 1 phường 1, dài 190m, bắt đầu từ đường Phan Châu Trinh và kết thúc là đường Nguyễn Văn Trỗi, đường này lưu thông hai chiều, mặt

lộ rộng 4,5m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962, tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và có tên là đường Nguyễn

Trãi, sau đó tên đường Nguyễn Trãi vẫn giữ cho đến ngày nay

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, Ông sinh năm 1380, quê ở làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại

là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán Về sau gia đình dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (Nay là Hà Nội) Cha là Nguyễn Ứng Long (tức là Phi Khanh), vốn là học trò nghèo thi đỗ Thái học sinh và mẹ Trần Thị Thái - con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc nhà Trần, là đại thần nhà Hậu Lê, một nhà văn chữ Nôm

Năm Nguyễn Trãi lên 5 tuổi, mẹ mất Sau đó không lâu, Ông ngoại (Trần Nguyên Đán) cũng mất Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 20

Năm 1400, để cứu vãn chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và tiếp tục thi hành các cải cách như chính sách hạn nô, hạn điền, tổ chức lại giáo dục, thi cử và y tế

Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly mở khoa thi Nguyễn Trãi đã đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm ông mới 20 tuổi Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang toà trung thư kiêm Hàn lâm Viện học

sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám

Năm 1406, Minh Thành Tổ sai Trương Phụ mang quân sang xâm lược Việt Nam Nhà Hồ đem quân chống cự, nhưng bị đánh bại Cha con Hồ Quý Ly và một

số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc

Sau đó Nguyễn Trãi cũng bị quân Minh bắt Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài, tìm cách dụ dỗ, nhưng ông kiên quyết không theo giặc

Sau một thời gian bị giam lỏng ở thành Đông Quan, Nguyễn Trãi vượt được vòng vây của giặc vào Lam Sơn (Thanh Hóa) theo phò Lê Lợi Ông gặp vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn ở Lỗi Giang Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình Ngô Sách

Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng Và ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên mình

để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh

Cuối năm 1426, Lê Lợi lập bản doanh ở bến Bồ Đề (Gia Lâm) Tại đây, ông cho dựng một cái chòi cao ngang bằng tháp Báo Thiên ở thành Đông Quan Lê Lợi ngồi tầng thứ nhất của chòi, Nguyễn Trãi ngồi tầng thứ hai Hai nhân vật luôn luôn trao đổi ý kiến với nhau

Do luôn luôn "lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ", Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính Nhà của ông ở thành Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc thành Nam lều một gian) Khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn "bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi" (thơ Nguyễn Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trãi)

Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một "thiên cổ hùng văn" Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc

Năm 1442, vì vụ án “Lệ chi viên” cả gia đình ông bị hãm hại (tru di tam tộc) khiến cho người đương thời vô cùng thương tiếc (Thọ 62 tuổi)

Năm 1464, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan tước và tìm hỏi con cháu còn sót lại để phong chiêu tước

Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam ông là Anh hùng dân tộc, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hoá lớn của nước ta Tâm hồn và sự

nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng "Ức Trai tâm

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 21

thượng quang Khuê Tảo" Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức UNESCO phong

tặng “Danh nhân Văn hóa thế giới”

Ngũ Lão, sau đó tên đường vẫn giữ cho đến ngày nay

Phạm Ngũ Lão sinh năm 1254 người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên)

Trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên, Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, Ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền khổng lồ của giặc và diệt quân Nguyên đang chiếm đóng Thăng Long Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy lên biên giới phía Bắc và diệt được hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba, Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng Trong trận này quân nhà Trần bắt sống các tướng giặc Phàn Tiếp, Tích Lệ cơ, Ô

Mã Nhi Phạm Ngũ Lão tiếp tục truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường

bộ

Phạm Ngũ Lão đã bốn lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao, hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng

Năm 1290, vua Trần Nhân Tông giao cho ông cai quản quân Thánh Dực, phong chức Hữu Kim ngô Đại tướng quân Đến đời vua Trần Anh Tông, ông được thăng tới chức Điện suý Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu

Phạm Ngũ Lão không chỉ có tài về quân sự, mà còn để lại nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước

Ngày 01/11/1320, Phạm Ngũ Lão mất, hưởng thọ 66 tuổi

(6) Đường Nguyễn Văn Cừ

Nằm trên địa bàn khóm 2, 3 phường 1, dài 380m, bắt đầu từ đường Nguyễn Huệ và kết thúc là đường Lý Thường Kiệt, đường này lưu thông hai chiều, mặt lộ

rộng 6m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962,

tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và có tên là đường Duy Tân Năm 1976

đường được đổi tên là đường Nguyễn Văn Cừ cho đến nay

Lý do đổi: Phù hợp với giai đoạn cách mạng hiện nay và dễ tuyên truyền

giáo dục trong nhân dân

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 22

Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 09/7/1912 tại thôn Cẩm Giàng, xã Đồng Nguyên, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Cha Nguyễn Văn Quán và mẹ Nguyễn Thị Khuyến Ông xuất thân từ trong một gia đình Nho học có truyền thống, thuở nhỏ học ở quê Sau khi đỗ bằng tiểu học, ông được vào Trường Bưởi (Hà Nội)

Năm 1927, lúc đang học tại Trường, ông tham gia vào tổ chức “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” Do hoạt động của mình, ông bị thực dân Pháp đuổi học, tháng 6 năm 1929, ông được kết nạp vào chi bộ Đông Dương Cộng Sản Đảng đầu tiên ở Hà Nội

Sau khi thành lập Đảng (03/02/1930) Ông làm Bí thư đầu tiên của đặc khu Hòn Gai - Uông Bí Hoạt động ở đây một thời gian, ông bị Pháp bắt, kết án khổ sai rồi đày đi Côn Đảo

Năm 1936, ông được trả tự do, về hoạt động bí mật ở Hà Nội Tháng 9/1937, ông được Trung ương Đảng cử đi dự Hội nghị Trung ương tại Bà Điểm, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh) Tại hội nghị này ông được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

Năm 1938, ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng cộng sản Đông Dương khi mới 26 tuổi Năm 1939 ông trở ra miền Bắc

Mùa thu năm 1939, ông lại vào Sài Gòn cùng các ông Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu… mở Hội nghị Trung ương lần thứ VI để hoạch định chương trình mới Đến tháng 6/1940, ông bị thực dân Pháp bắt tại đường Nguyễn Tấn Nghiệm (Sài Gòn) cùng với một số đồng chí của mình

Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940), thực dân Pháp ghép ông vào tội

đã thảo ra "Nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương", "Chủ trương bạo động", “là người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ" và chúng kết án tử hình ông

Ngày 28/8/1941, bản án được thi hành, chúng xử bắn ông tại Bà Điểm, huyện Hóc Môn cùng với một số cán bộ lãnh đạo của Đảng như: Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu

Tại pháp trường, ông đã kiên quyết xé tấm băng đen bịt mắt và hô lớn: “Cách mạng Đông Dương thành công muôn năm” rồi ngã gục trước làn đạn của địch Ông hy sinh lúc mới 29 tuổi

(7) Đường Hoàng Diệu

Nằm trên địa bàn khóm 1 phường 1, dài 100m, bắt đầu từ đường Phan Châu Trinh và kết thúc là đường Nguyễn Huệ, đường này lưu thông hai chiều, mặt lộ

rộng 5m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962,

tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và có tên là đường Hoàng Diệu, sau đó

vẫn giữ tên đường cho đến nay

Hoàng Diệu sinh năm 1829, tại làng Xuân Đài, huyện Duyên Phước (nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn), tỉnh Quảng Nam trong một gia đình có truyền thống khoa bảng và yêu nước Ông đậu cử nhân trong khoa thi Hương tại Thừa Thiên năm 1848 Năm 1853, ông thi đậu Khoa Lễ Vi và được nhận chức Hàn

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 23

Lâm Kiểm Thảo Bước đường quan lại của ông cũng trải qua nhiều thăng trầm Đến năm 1879 ông được lãnh hàm Thượng Thư Bộ Binh, đi trấn nhiệm Hà Ninh (Hà Nội - Bắc Ninh) với chức vụ Tổng Đốc

Ngày 25/4/1882, quân Pháp hạ tối hậu thư sẽ tấn công thành Hà Nội và ngày hôm sau chúng đã hạ lệnh tấn công Trong cuộc chiến đấu không cân sức này, nhiều người đã hèn nhát bỏ chạy nhưng ông vẫn dũng cảm chiến đấu Biết không giữ được thành, ông đã ra lệnh cho quân rút lui Riêng ông đã treo cổ tự tử, hưởng thọ 53 tuổi

(8) Đường Hàm Nghi

Nằm trên địa bàn khóm 1 phường 1, dài 200m, bắt đầu từ đường Nguyễn Huệ và kết thúc là đường Nguyễn Văn Trỗi, đường này lưu thông hai chiều, mặt lộ

rộng 4m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962,

tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và có tên là đường Hàm Nghi, sau đó

tên đường vẫn giữ cho đến nay

Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch Ông sinh năm 1871, là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn

Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên Sáng ngày

12 tháng 6 Giáp Thân, tức ngày 02/8/1884, Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị

vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi

Khi thực dân pháp xâm chiếm nước ta, năm 1885, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, vì thấy người Pháp khinh mạn vua mình như vậy, nên quyết định

ra tay trước: đem quân tấn công trại binh của Pháp ở đồn Mang Cá Đến sáng thì quân Pháp phản công, quân triều Nguyễn thua chạy, rời bỏ Kinh thành Huế Tôn Thất Thuyết vào cung báo lại việc giao chiến trong đêm và mời vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi cùng Tam cung lên đường Nghe chuyện phải rời khỏi thành, vua Hàm

Nghi đã thảng thốt nói: "Ta có đánh nhau với ai mô mà phải chạy"

Ngày 09/7, dưới áp lực của Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi đành từ biệt Tam cung, lên đường đi Tân Sở Hàm Nghi ở Tân Sở rồi về vùng Tuyên Hóa, Quảng Bình Tại đây Ông tuyên hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu và dân chúng nổi dậy chống Pháp giành độc lập Sự ủng hộ, che chở giúp đỡ và tham gia nhiệt tình của đồng bào các địa phương từ Quảng Trị qua tới đất Lào cũng như trong vùng

Hà Tĩnh, Quảng Bình đã cho Hàm Nghi thấy được vai trò của bản thân mình nên nhà vua đã không còn cảm thấy bị cưỡng ép như trước Dân chúng nổi dậy rất đông, nhưng vì rải rác các nơi nên lực lượng không mạnh Nhưng tên của ông đã trở thành ngọn cờ của nền độc lập quốc gia Từ Bắc chí Nam, đâu đâu dân chúng cũng nổi lên theo lời gọi của ông vua xuất hạnh

Đêm ngày 26/9/1888, vua Hàm Nghi bị bắt khi đang ngủ Từ Thuận Bài, người Pháp chuyển vua Hàm Nghi qua Bố Trạch rồi vào Đồng Hới và tới cửa Thuận An ngày 22/11/1888 Lúc này, triều đình Huế đã biết tin Hàm Nghi bị bắt,

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 24

vua Đồng Khánh sai quan lại Thừa Thiên và bộ binh ra đĩn để đưa về Huế Nhưng người Pháp sợ dân tình sẽ bị kích động khi thấy mặt vị vua kháng chiến nên Pháp

đã báo cho Viện Cơ mật rằng vua Hàm Nghi lúc này tính tình khác thường, về kinh

e cĩ điều bất tiện, cần phải đưa đi tĩnh dưỡng nơi khác một thời gian Kỳ thực người Pháp đã cĩ quyết định dứt khốt với vị vua kháng chiến này là đày sang xứ Algérie ở Bắc Phi

Ngày 25/11/1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu đi vào Lăng Cơ Trước phút rời xa quê hương, nhà vua nhìn lên bờ, khơng nén được cảm xúc vì nỗi niềm riêng và vận nước nên đã ồ khĩc Từ Sài Gịn, ngày 13/12/1888, vua Hàm Nghi

bị đưa xuống chiếc tàu mang tên "Biên Hồ" vượt đại dương đi Bắc Phi Ngày 13/01/1889, cựu hồng Hàm Nghi đến thủ đơ Alger của Algérie Lúc này nhà vua vừa bước qua tuổi 18

Ngày 04/01/1943, cựu hồng Hàm Nghi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại biệt thự Gia Long, thủ đơ Alger Ơng được chơn cất ở Sarlat (Sarlat-la-Canéda), vùng Aquitaine, nước Pháp Trên mộ của vua Hàm Nghi và một số tài liệu ghi ơng mất năm 1944

Năm 2008, hài cốt vua Hàm Nghi sẽ được đưa về mai táng tại Huế

(9) Đường Đào Duy Từ

Nằm trên địa bàn khĩm 2, phường 1, dài 180m, bắt đầu từ đường Hai Bà Trưng và kết thúc là đường Xơ Viết Nghệ Tĩnh, đường này lưu thơng hai chiều,

mặt lộ rộng 6m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962, tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đĩ và cĩ tên là đường Đào Duy

Từ, và tên đường này vẫn giữ cho đến nay

Đào Duy Từ (1572-1634) hiệu là Lộc Khê, quê ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hĩa Vốn là người tinh thơng sử sách, lý số

và binh pháp, nhưng do bị kìm hãm dưới Triều Lê-Trịnh, khơng cho ơng thi vào hạng Cổng Cử (tức Cử nhân) vì xuất thân từ gia đình kép hát (xướng ca vơ lồi), nên ơng uất chí bỏ vào đàng trong lập nghiệp năm 1625 Khi đĩ, Đào Duy Từ đã

53 tuổi

Khi mới vào Nam, do gặp nhiều khĩ khăn trong cuộc sống, ơng phải ẩn thân

đi ở chăn trâu cho nhà phú hộ Chúc Trịnh Long ở xã Bồ Đề (nay thuộc thị trấn Bồng Sơn, huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định) Vị phú hộ này là người ham mê văn học, đã phát hiện ra tài học của Đào Duy Từ Chính ơng này đã tiến cử Đào Duy

Từ cho quan Khám lý Trần Đức Hịa (cịn gọi là Cống Quận Cơng) người cùng xã

và cũng là anh em kết nghĩa với Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (cịn gọi là Thụy Quận Cơng) Vì mến tài của Đào Duy Từ, Trần Đức Hịa đã gả con gái cho đồng thời tiến cử Đào Duy Từ cho Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên Sau cuộc gặp gỡ với Đào Duy Từ, Chúa Sãi đã phong cho ơng làm Nội tán, xem như người tâm phúc

Do được trọng dụng, ơng đã hết lịng tận tụy giúp chúa Nguyễn về tổ chức quân sự, chính trị, văn hĩa và đã đương đầu thành cơng với Chúa Trịnh ở đàng ngồi và được chúa Sãi ví như Ngọa Long Gia Cát (Khổng Minh) của mình

Th ư vi

ện Sĩc

Tră ng

Trang 25

Năm Canh Ngọ 1630, ông chủ xướng việc thiết kế và chỉ đạo xây dựng lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình và Ông cho đắp thêm 01 lũy (tục gọi là lũy Thầy), từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu (Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) Đây là hai chiến lũy quan trọng, giúp chúa Nguyễn có thể phòng thủ hiệu quả trước nguy cơ bị chúa Trịnh tấn công

Sinh thời, ông sáng tác nhiều tác phẩm văn, thơ, nhiều ca khúc rất giá trị và biên đạo một số điệu múa được lưu truyền rộng rãi Đào Duy Từ là người Việt đầu tiên làm thơ lục bát và là ông tổ của nghệ thuật hát tuồng, nổi tiếng với hai ngâm khúc là "Ngọa Long cương văn" và "Tư Dung vãn"

Ông đồng thời là tác giả bộ sách quân sự đặc biệt "Hổ trướng khu cơ", được xem là một trong hai bộ sách về nghệ thuật quân sự (tác phẩm kia là "Binh thư yếu lược") của người Việt Nam

Ông mất năm Giáp Tuất (1634), thọ 62 tuổi Sau khi ông mất, chúa Nguyễn phong tặng ông hàm Tán trị dực vận công thần, Kim tử vinh lộc đại phu, Đại lý tự khanh, tước Lộc Khê hầu Đến triều Minh Mạng, Đào Duy Từ được truy phong tước Hoằng Quốc công

Năm 1932, vua Bảo Đại đã ban sắc tứ phong cho Đào Duy Từ là Thành hoàng đình Lạc Giao tại Buôn Ma Thuột Đây là đình làng đầu tiên của người kinh xây dựng khi lên cao nguyên lập nghiệp Đình được xây dựng lần đầu vào năm

1928

(10) Đường Nguyễn Hùng Phước

Nằm trên địa bàn khóm 1, phường 1, dài 180m, bắt đầu từ đường Phan Châu Trinh và kết thúc là đường Nguyễn Văn Trỗi, đường này lưu thông hai chiều, mặt

lộ rộng 4,5m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962, tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và có tên là đường Gia

Long Năm 1976 đường được đổi tên là đường Nguyễn Hùng Phước cho đến nay

Lý do đổi: Phù hợp với giai đoạn cách mạng hiện nay và dễ tuyên truyền

giáo dục trong nhân dân

Nguyễn Hùng Phước sinh năm 1920 (còn gọi là Hồng Dân hay Ba Triệu), tại làng An Hòa Đông, quận Cái Tàu Hạ, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp)

Sinh ra trong một gia đình nghèo, phải chịu cảnh thiếu trước hụt sau, gia đình tha phương kiếm sống nên Ông cũng lênh đênh rày đây mai đó Do đi nhiều, hiểu biết rộng và ham học hỏi nên ông đã trả lời được câu hỏi: tại sao mình và gia đình, đồng bào mình khổ? Muốn sung sướng, muốn cuộc sống hết cực khổ phải đứng lên đánh đổ bọn tay sai bán nước và bè lũ cướp nước

Năm 1936, ông tham gia cách mạng tại tỉnh Cần Thơ, năm 1937 anh được kết nạp vào Đảng; Đầu năm 1939, được chuyển về hoạt động tại thị xã Bạc Liêu và làm Bí thư Chi bộ thị xã Đến tháng 9/1939, ông chuyển về hoạt động tại Vĩnh Long với vai trò của một Tỉnh ủy viên tỉnh Vĩnh Long, là một trong những cán bộ nòng cốt trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940)

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 26

Tháng 5/1941, ông được điều động về hoạt động tại Sài Gòn – Gia Định với nhiệm vụ xâm nhập vào anh em cánh thợ, công nhân Sài Gòn Đầu năm 1942, ông

bị địch bắt tại đồn điền Michelin ở Dầu Tiếng vì đang tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho công nhân Sau đó, ông bị địch đưa về bót Catina tra tấn dã man, đến tháng 6/1942 bị đày ra Côn Đảo với mức kết án tù chung thân khổ sai

Đến ngày 23/9/1945, ông cùng Bác Tôn Đức Thắng thay nhau lái canô “Giải phóng” về đất liền Về đến đất liền, ông xin chiến đấu tại Cần Thơ Bị thương ông được đưa về Sóc Trăng điều trị và được Đảng phân công ở lại hoạt động tại tỉnh Sóc Trăng Ông nhận nhiệm vụ lãnh đạo đội Quốc gia Tự vệ của tỉnh từ tháng 11/1945 đến tháng 6/1946 Trong thời gian này, dưới sự chỉ huy của ông, đội Quốc

vệ đôi đã lập hàng loạt chiến công, tiêu hao sinh lực địch, trừ gian, diệt ác, phá tề, gây cho địch nhiều thiệt hại Bọn chúng gọi Nguyễn Hùng Phước là “Hùm xám Miền Tây”

Với những thành tích đạt được tháng 7/1946, ông được rút về Bộ tư lệnh phụ trách “Bộ đội Hồ Chí Minh” của quân khu 9 Tháng 9/1946, ông trở thành tư lệnh phó quân khu 9 Chiến lược, chiến thuật đánh địch của ông là “Tiến công là cách phòng ngự hay nhất” Cũng trong năm 1946, anh vinh dự được Bác Hồ tặng thưởng khẩu Thomson

Cuối tháng 11/1946, ông được Bộ tư lệnh phân công đưa một trung đội đi tải

vũ khí do Trung ương cấp về quân khu 9 Trên đường về, ông cho ém cất vũ khí tại Giồng Sao và tổ chức đánh đồn Ngã tư Nhà Đài – Vĩnh Long Trong cuộc chiến đấu đó, ông bị thương nặng do một trái lựu đạn nổ tung trước mặt, không hề lùi bước, ông tiếp tục xông lên và lại bị một quả lựu đạn nữa nổ tung khiến ông bị thương nặng Trận chiến kết thúc, đồng đội đưa ông khỏi đồn một lúc thì ông hy sinh Đó là ngày 23/11/1946, lúc 26 tuổi

(11) Đường 3 tháng 2

Nằm trên địa bàn khóm 1 phường 1, dài 402m, bắt đầu từ đường Nguyễn Huệ và kéo dài đến đường Lý Thường Kiệt, đường này lưu thông hai chiều, mặt lộ

rộng 7m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962,

tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và có tên là đường Thái Lập Thành

Năm 1976 được đổi tên là đường 3 tháng 2 cho đến nay

Lý do đối: Phù hợp với giai đoạn cách mạng hiện nay và dễ tuyên truyền

giáo dục trong nhân dân

Ngày 03/02/1930 là ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam Sau khi Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (tháng 06 năm 1925) và đào tạo cán bộ đưa về nước hoạt động Phong trào cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển, lần lượt 3 tổ chức Đảng cộng sản ra đời Đứng trước yêu cầu cấp bách phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất của giai cấp công nhân Tháng giêng năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Xiêm (Thái Lan) đã tới Hồng Công để xúc tiến việc triệu tập hội nghị hợp nhất các nhóm cộng sản Vào dịp Tết năm Canh Ngọ, tức là từ 3 đến 07/02/1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản đã tiến hành tại căn nhà của một công nhân ở

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 27

bán đảo Cửu Long (Hồng Công) dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Quốc tế Cộng sản

Tham dự Hội nghị có 02 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng, 02 đại biểu

An Nam Cộng sản Đảng, 02 đại biểu nước ngoài Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp gửi đại biểu tới dự Cho tới lúc này, riêng hai tổ chức cộng sản tham dự hội nghị đã có khoảng 500 đảng viên Sau 5 ngày thảo luận, Hội nghị đã nhất trí tán thành hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một chính đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Hội nghị cũng ủy quyền cho các đại biểu thay mặt Quốc tế Cộng sản trở về nước tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản, cử ra Ban chấp hành Trung ương lâm thời gồm 07 Ủy viên Hội nghị cũng nhất trí sẽ ra tạp chí Đỏ và báo Tranh đấu làm cơ quan ngôn luận của Đảng Cuối cùng, Hội nghị đã thông qua Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc gửi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên học sinh và toàn thể quần chúng bị áp bức bóc lột trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng

Ngày 24/02/1930, Đông Dương cộng sản liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam Tháng 4/1930, một số chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập

ở Viêng Chăn, Thà Khẹt, Bò Nông (Lào) và đầu năm 1930, một số nhóm cộng sản khác cũng được ra đời tại Phnôm Pênh, Côngpông Chàm (Campuchia)…

Đánh giá về sự kiện lịch sử trọng đại này, vào dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặc lịch sử

vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam Nó chứng tỏ rằng giai cấp

vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”

(12) Đường Đề Thám

Nằm trên địa bàn khóm 4 phường 1, dài 162m, bắt đầu từ đường Nguyễn Huệ và kết thúc là đường Lý Thường Kiệt, đường này lưu thông hai chiều, mặt lộ

rộng 8m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962,

tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và có tên là đường Thành Thái Năm

1976 được đổi tên là đường Đề Thám cho đến nay

Lý do đối: Phù hợp với giai đoạn cách mạng hiện nay và dễ tuyên truyền

giáo dục trong nhân dân

Đề Thám tên thật là Hoàng Hoa Thám, sinh năm 1858 tại làng Dị Chế, xã Minh Khai, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) lớn lên ông gia nhập nghĩa quân của Trần Xuân Soạn Trước hỏa lực hơn hẵn của quân Pháp, đội quân của Soạn đã sớm tan

rã Sau đó Ông về chiến đấu dưới ngọn cờ của Cai Kinh Khi Cai Kinh bị giặc Pháp giết, ông tìm đường lên Yên Thế quy tụ nghĩa quân tiếp tục chống pháp

Sự có mặt của Đề Thám tại Yên Thế là mục tiêu tấn công liên tục của giặc Pháp Những trận đánh kéo dài trên 20 năm đã lưu lại vết son rực rỡ trong lịch sử cận đại Việt Nam Và muôn đời sau khi nói đến Yên Thế buộc chúng ta phải nhớ đến một thời oanh liệt của một con người được mệnh danh là Hùm Thiêng Yên Thế Ông mất vào ngày 9/5 âm lịch năm 1913, thọ 55 tuổi

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 28

(13) Đường Nguyễn Văn Trỗi

Nằm trên địa bàn khóm 1 phường 1, dài 180m, bắt đầu từ đường Hai Bà Trưng và kết thúc là đường Mạc Đỉnh Chi, đường này lưu thông hai chiều, mặt lộ

rộng 7m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962,

tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và có tên là đường Nguyễn Huỳnh

Đức Năm 1976 được đổi tên là đường Nguyễn Văn Trỗi cho đến nay

Lý do đổi: tên Nguyễn Huỳnh Đức không có ý nghĩa giáo dục và gây phản

cảm trong nhân dân

Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/02/1940 tại làng Thanh Quít, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Sau hiệp định Genève, anh còn nhỏ tuổi, nên theo gia đình vào sống tại Sài Gòn làm nghề thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán Tại đây Anh giác ngộ cách mạng, tham gia vào tổ chức biệt động vũ trang thuộc đại đội Quyết tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn

Đầu năm 1964, nhân dịp tết Nguyên đán, Anh ra căn cứ Rừng Thơm (thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) học chính trị và nghệ thuật đánh biệt động tại nội thành

Tháng 5 năm 1964, chính phủ Hoa Kỳ cử một phái Đoàn chính trị, quân sự cao cấp sang Sài Gòn nghiên cứu tình hình miền Nam Với lòng căm thù giặc, anh xin Ban chỉ huy quân sự biệt động tiêu diệt phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng là Robert Macnamara dẫn đầu Giữa lúc đang tiến hành công tác kéo dây, gài mìn tại cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) Anh bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 09/5/1964

Trong nhà lao, dù bị nhiều cực hình và cám dỗ, nhưng anh không khai báo

gì Chính quyền Nguyễn Khánh đưa anh ra Toà án quân sự kết án tử hình nhằm uy hiếp tinh thần chống Mỹ trong nhân dân lúc bấy giờ Đến ngày 15/10/1964, chúng đưa anh ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa - Sài Gòn

Trước khi ngã gục, anh lấy hết sức bình sinh hô lớn:

“Đả đảo Nguyễn Khánh,

Việt Nam muôn năm!”

Anh hy sinh lúc 9 giờ 45 phút ngày 15/10/1964 (lúc anh mới 24 tuổi) Sau khi hy sinh, anh được Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam (Đảng Lao động Việt Nam tại miền Nam) truy nhận là đảng viên và truy tặng Huân chương Thành Đồng hạng Nhất

(14) Đường Đinh Tiên Hoàng

Nằm trên địa bàn khóm 2 phường 1, dài 380m, bắt đầu từ đường Nguyễn Huệ và kết thúc là đường Lý Thường Kiệt, đường này lưu thông hai chiều, mặt lộ

rộng 5m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962,

tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và có tên là đường Đinh Tiên Hoàng,

và sau đó tên đường này vẫn giữ cho đến nay

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 29

Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 925, tại động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) Cha là Đinh Công Trứ làm nhà tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan

Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau

Vào độ tuổi trưởng thành, Đinh Bộ Lĩnh là người có khí phách phi thường lại có tài thao lược và nung nấu ước mong lập nên nghiệp lớn, dân làng theo ông rất đông Khi ông vua cuối cùng của vương triều Ngô mất (Ngô Xương Văn) năm 966, thừa lúc đất nước không có chủ, hào trưởng khắp nơi nổi dậy chiếm giữ các quận ấp, lập ra 12 sứ quân Sử cũ gọi là loạn 12 sứ quân

Là người có tài thao lược, Đinh Bộ Lĩnh đã dùng mọi kế sách trong nhiều trường hợp, tùy thực trạng mỗi sứ quân mà tìm cách đánh thích hợp, hoặc bằng quân sự, hoặc bằng liên kết, hay dùng mưu dụ hàng Nhưng vì bất hòa với chú,

Bộ Lĩnh cùng với con là Đinh Liễn sang ở với sứ quân Trần Minh Công ở Bồ Hải Khẩu Thấy Bộ Lĩnh là người khôi ngô, có chí khí, Minh Công trao cho Bộ Lĩnh giữ binh quyền Khi Trần Minh Công qua đời, Bộ Lĩnh đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương

Địa bàn hoạt động của Đinh Bộ Lĩnh được mở rộng, quân số, binh lương ngày càng lớn mạnh Được sự ủng hộ của nhân dân, ông đánh đâu thắng đó, nên được gọi là Vạn Thắng vương Hai sứ quân Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội) và Ngô Xương Xí chiếm Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa) là con cháu Ngô Vương Đinh Bộ Lĩnh đã dùng mưu hàng phục được Ngô Nhật Khánh, hàng phục được cả Ngô Xương Xí

Đinh Bộ Lĩnh đi tới đâu, đều được nhân dân góp sức ủng hộ tới đó Với những sứ quân mạnh như Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, ông đã dùng cung kiếm tiến quân kết hợp với mưu lược Đỗ Cảnh Thạc chiếm vùng Đỗ Đông Giang (Thanh Oai, Hà Nội) có cung thành chắc chắn và hào sâu bao quanh Theo thần Phả Độc nhĩ Đại vương, Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, nên phải bàn mưu tính kế mà đánh Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 04 mặt thành và tiến đánh bất ngờ Đỗ Cảnh Thạc quân tướng không ứng cứu được nhau, bèn bỏ thành chạy Hai bên giao tranh hơn một năm sau, Đỗ Cảnh Thạc bị thua Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội) Đinh Bộ Lĩnh bày binh bố trận giao chiến Nguyễn Siêu thua, phải ngầm qua sông xin cứu viện sứ quân khác Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại Quân Nguyễn Siêu tan Các sứ quân Kiều Công Hãn, Kiều Thuận, Nguyễn Thủ Tiệp, Phạm Bạch Hổ và các sứ quân điều thất bại ngay từ trận đánh đầu của Đinh Bộ Lĩnh Từ đó, đất nước được thống nhất Loạn 12 sứ quân đã dẹp xong

Năm Mậu Thìn (968) Vạn Thắng vương lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư Đinh Tiên Hoàng phong cho Nguyễn Bặc là Đinh Quốc công, Lê Hoàn làm Thập Đạo tướng quân (Tổng Chỉ huy quân đội) và phong cho con là Đinh Liễn là Nam Việt vương

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 30

Đinh Tiên Hoàng đã dẹp xong loạn sứ quân Nhưng nhìn chung nhiều nơi vẫn chưa tuân theo luật lệ của triều đình Bởi vậy để răn đe kẻ phản loạn, Đinh Tiên Hoàng đặt vạc dầu ở trước điện, nuôi hổ báo ở trong vườn, tuyên cáo rằng ai phạm tội thì bỏ vạc dầu hoặc cho hổ báo ăn thịt Dù chưa phải dùng hình phạt ấy nhưng mọi người sợ oai, phép nước được tuân thủ

Việc binh-lính thì Tiên Hoàng phân ra đạo, quân, lữ, tốt, ngũ và tổ chức luyện tập thường xuyên

Nhưng rồi Đinh Tiên Hoàng phạm sai lầm bỏ trưởng lập ấu, cho con út là Hạng Lang làm Thái tử Con trưởng là Nam Việt vương Đinh Liễn đã theo Tiên Hoàng đi trận mạc từ thuở hàn vi, không được kế vị, tức giận, sai người giết Hạng Lang Họa loạn gây nên ngay trong hoàng tộc

Đỗ Thích giết chết

Đinh Tiên Hoàng làm vua được 11 năm, thọ 56 tuổi

(15) Đường Lý Thường Kiệt

Nằm trên địa bàn phường 1 và phường 4 (đoạn từ đầu đường Nguyễn Huệ đến đường Đồng Khởi thuộc các khóm 1, 2, 3, 4 phường 1 và đoạn từ đường Đồng Khởi đến đường Bạch Đằng (Ngã tư Sung Đinh) thuộc các khóm 1, 3, 5, 4, 2 phường 4), dài 6.100 m, bắt đầu từ đường Nguyễn Huệ và kéo dài đến đường Bạch

Đằng, đường này lưu thông hai chiều, mặt lộ rộng 6m Năm 1962 (Lập theo bản đồ

do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962, tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước

đó và có tên là đường Lý Thường Kiệt, sau đó tên đường Lý Thường Kiệt vẫn giữ cho đến nay

Lý Thường Kiệt (1019–1105), tên thật là Ngô Tuấn, tự là Thường Kiệt, người ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, Gia Lâm - Hà Nội), con của Sùng Tiết Tướng Ngô An Ngữ Về sau ông theo gia đình sang ngụ ở phường Thái Hòa (Hà Nội), thành Thăng Long Năm 1069 ông cùng vua Lý Thánh Tông đi dẹp loạn quân Champa, (lấy được thành Phật Thệ, Bình Định ngày nay) Vì có công lớn nên ông được vua phong chức Phụ quốc Thái úy, Tước việt quốc công và cho mang họ vua, gọi là Lý Thường Kiệt Ông là một thiên tài về quân sự, với sự chỉ huy của ông dưới triều vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông quân ta đã đánh cho quân Tống nhiều trận đánh kinh hồn bạt vía, nhất là chiến thắng trên sông Như Nguyệt vào tháng 2/1077

Sau chiến thắng giặc Tống, ông vẫn giúp vua trong công cuộc xây dựng đất nước Tháng 6 năm Ât Dậu (1105), ông qua đời, thọ 86 tuổi, Vua Lý Nhân Tông truy tặng chức Nhập nội điện đô tri hiển, hiệu Thái Úy bình chương quân quốc trọng sư, tước Việt quốc Công

(16) Đường Nguyễn Huệ

Nằm trên địa bàn (đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến đường Nguyễn Du khóm 1, 2, 3, 4 phường 1; đoạn từ đường Nguyễn Du đến Chùa Đại Giác: bên phải khóm 6 phường 3, bên trái khóm 2, 3, 4 phường 9), dài 2.102 m, bắt đầu từ đường

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 31

Lý Thường Kiệt và kéo dài đến Chùa Đại Giác, đường này lưu thông hai chiều,

mặt lộ rộng 6 m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962, tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và có tên là đường Quang

Trung Năm 1976 được đổi tên là đường Nguyễn Huệ cho đến nay

Lý do đổi: Phù hợp với giai đoạn cách mạng hiện nay và dễ tuyên truyền

giáo dục trong nhân dân

Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1752), khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là chú Thơm

Dưới quyền của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc, ông được phong làm Long Nhương tướng quân khi mới 26 tuổi Là một tay thiện chiến, hành quân chớp nhoáng, đánh đâu được đấy, Nguyễn Huệ nhanh chóng trở thành vị tướng trụ cột của vương triều Tây Sơn Khi mà vua Thái Đức đang phải lo củng cố xây dựng triều đình, thì Nguyễn Huệ là người được trao cầm quân đánh Đông dẹp Bắc Tất

cả những chiến thắng lớn vang dội của quân Tây Sơn đều gắn liền với tên tuổi của

vị tướng trẻ tài ba này

Một thời gian sau Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam, rồi được phong làm Bắc Bình Vương

Lần ra Bắc thứ hai năm Mậu Thân (1787), khi Lê Chiêu Thống đã bỏ kinh thành chạy ra ngoài, Bắc Bình Vương cũng đã nghĩ đến chiếc ngai vàng bỏ trống,

đã triệu tập các cựu thần nhà Lê để tính việc, song không thuận lợi Ông cho tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà, đưa những danh sĩ có tên tuổi đã được Bắc Bình Vương trọng dụng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích ra đảm đương công việc Trí thức Bắc Hà lần lượt ra giúp Bắc Bình Vương như Trần Bá Lãm, Võ Huy Tấn

Sau khi đã lập Sùng Nhượng công Lê Duy Cận lên làm Giám quốc, sắp đặt các quan coi việc Bắc Hà, một lần nữa Nguyễn Huệ lại rút quân về Nam Trước khi trở về Nam, Bắc Bình Vương đã dặn bảo cận thần rằng:

- Đại Tư mã Ngô Văn Sở, Nội hầu Phan Văn Lân là nanh vuốt của ta; Chưởng phủ Nguyễn Văn Dụng, Hộ bộ thị lang Trần Thuận Ngôn là tâm phúc của

ta Lại bộ thị lang Ngô Thì Nhậm tuy là người mới, nhưng là bậc tân thần, ta coi như khách Nay ta giao cho các khanh hết thảy mọi việc quân quốc, coi quản 11 trấn trong toàn hạt Hễ có điều chi, ta cho cứ được tiện nghi làm việc Song các khanh cần phải hợp bàn với nhau, chứ đừng phần bì kẻ mới người cũ, miễn sao làm cho được việc, ta mới yên lòng

Thế rồi không đầy 6 tháng sau, Bắc Bình Vương đang ở thành Phú Xuân thì được tin Lê Chiêu Thống đã dẫn đội quân xâm lược Mãn Thanh vào chiếm đóng kinh thành Thăng Long, quân đội Tây Sơn do Đại Tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy phải tạm rút lui về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn chờ lệnh Nguyễn Huệ lại lần thứ ba ra Thăng Long Lần này ông ra Bắc với tư cách là Quang Trung hoàng đế Thể theo lời khuyên của tướng lĩnh và lòng mong mỏi của ba quân cùng thần dân, Bắc Bình Vương cho chọn ngày, lập đàn tế trời đất, thần sông, thần nước và lên ngôi hoàng

đế tại Phú Xuân, ngay hôm đó kéo cả quân bộ, quân thuỷ ra Bắc diệt quân xâm lược Thanh, giải phóng Thăng Long và Bắc Hà

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 32

Dự tính trước mọi khả năng tiếp theo của thời cuộc, vua Quang Trung đã nói với quan quân ngay trước khi bước vào chiến dịch:

- Nay ta tới đây, thân đốc viện binh, chiến thư ra sao đã có phương lược sẵn Chỉ nội mười ngày nữa, thế nào ta cũng quét sạch giặc Thanh Song, ta nghĩ: nước Thanh lớn hơn nước ta gấp mười lần, Thanh bị thua tất lấy làm thẹn, chắc phải tìm cách rửa hờn Nếu cứ để binh lửa kéo dài mãi, thật không phải là phúc trăm họ, lòng ta không nỡ! Nên chi, sau khi thắng, ta nên khéo đường từ lệnh thì mới dập tắt được ngọn lửa binh tranh, việc từ lệnh đó, ta sẽ giao cho Ngô Thì Nhậm

Đúng như dự kiến và lời hứa hẹn của vị Tổng binh, ngày 7 tháng Giêng năm

Kỷ Dậu (1789) quân đội của hoàng đế Quang Trung đã vui vẻ ăn tết khai hạ tại thành Thăng Long Hoa đào làng Nhật Tân còn đang nở rộ đón chào chiến thắng

Việc binh lại giao cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân, việc ngoại giao và chính trị giao cho Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích, lần thứ ba Nguyễn Huệ đã ra Bắc rồi lại về Nam Lần này với tư thế là Hoàng đế, Quang Trung gấp rút tiến hành việc xây dựng kinh đô mới ở Nghệ An, nơi mà từ xưa là quê gốc của anh em Tây Sơn và trong con mắt của Quang Trung là trung gian Nam và Bắc Mặt khác, theo

kế hoạch ngoại giao đã được Quang Trung vạch ra: bình thường mối bang giao với nhà Thanh Triều đình Quang Trung đã buộc sứ Thanh phải vào tận Thuận Hoá phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi Hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến

và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long nhà Thanh Dưới thời trị vì ngắn ngủi của triều Quang Trung, nhiều chính sách về xã hội, chính trị và kinh tế được ban hành khá độc đáo, mở ra những triển vọng cho một xã hội năng động hơn Song chưa được bao lâu, căn bệnh đột ngột và hiểm nghèo đã cướp đi cuộc sống của ông vua đầy tài năng, có những dự định lớn lao, cho đất nước

Ngày 29 tháng 9 năm Nhâm Tý (1792) do bị bạo bệnh, Quang Trung từ trần,

ở ngôi 4 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái tổ Vũ hoàng đế Thi hài ông được an táng ngay trong thành, tại phủ Dương Xuân

Lý do đổi: Phù hợp với giai đoạn cách mạng hiện nay và dễ tuyên truyền

giáo dục trong nhân dân

Ngày 01/9/1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, diễn biến tình hình ngày càng thêm thuận lợi cho cách mạng Việt Nam Đảng cộng sản Đông Dương

đã theo sát tình hình diễn biến chiến tranh và thái độ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, toàn Đông Dương để kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 33

Ngày 12/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng

Cộng sản Việt Nam đã họp ngay vào tối đó và ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước (thay đổi

hình thức tuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa, tập dượt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền) Cao trào kháng chiến chống Nhật, cứu nước phát triển lên đỉnh cao sau khi phát xít Đức ký văn bản đầu hàng Liên Xô và Đồng Minh tháng 5/1945 và phát xít Nhật đầu hàng vào giữa tháng 5/1945

Từ ngày 13/8 đến ngày 15/8, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, chuẩn bị lực lượng lãnh đạo toàn dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương Hội nghị cử ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc để lãnh đạo khởi nghĩa trong cả nước Đêm 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh Tổng khởi nghĩa Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ủy ban nhất trí cao chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh

Cách mạng tháng Tám là tên gọi cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam diễn ra trong tháng 8/1945 trên khắp mọi miền đất nước Đây là cuộc cách mạng vĩ đại của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, đánh đổ hoàn toàn ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật Kết quả

là chế độ thực dân cũ của Pháp tại Đông Dương bị sụp đổ, Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam được thành lập Đến ngày 02/9/1945 Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á

Dưới sự lãnh đạo của Đảng hơn 20 triệu nhân dân cả nước đã nhất tề đoàn kết, đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền Ngày 19/8 khởi nghĩa thành công tại

Hà Nội, ngày 23/8 thành công tại Huế, ngày 25/8 thành công tại Sài Gòn và tỉnh Sóc Trăng, ngày 28/8 khởi nghĩa thành công trên toàn quốc

(18) Đường Hồ Minh Luông

Nằm trên địa bàn khóm 1 phường 1, dài 70m, dọc theo khu chợ vải - bắt đầu

từ đường Hoàng Diệu và kết thúc là đường 3 tháng 2, đường này lưu thông hai

chiều, mặt lộ rộng 5m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962, tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và chưa có tên Đến năm 1967 (Theo bản đồ của Tổng nha Điền địa phát hành ngày 30/4/1967 - của họa viên Lê Thái Bình, tỷ lệ 1/2.000), đường này có tên là đường Võ Quang Điền

Năm 1976 được đổi tên là đường Hồ Minh Luông cho đến ngày nay

Lý do đổi: tên Võ Quang Điền không có ý nghĩa giáo dục và gây phản cảm

trong nhân dân

Hồ Minh Luông (Mười Luông) sinh năm 1939, tại xã Thạnh Thới An -

Huyện Mỹ Xuyên - Tỉnh Sóc Trăng (nay là huyện Trần Đề - tỉnh Sóc Trăng)

Năm 1960, ông tham gia lực lượng du kích xã, được đi đào tạo cán bộ Trung đội và làm cán sự Chính trị Tiểu Đoàn Phú Lợi

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 34

Năm 1961, ông được kết nạp vào Đảng lao động Việt Nam

Đến năm 1967, được điều về làm chính trị viên Đại đội C247 hoạt động ở vùng xã Châu Khánh - huyện Long Phú Trong thời gian hoạt động Cách mạng, ông đã chỉ huy đánh thắng địch nhiều trận như: trận chống càn tại Kinh Cũ, xã Long Đức; trận đánh đồn Dân vệ xã Phú Hữu (tháng 6/1967); trận tiến công vào Thị xã Sóc Trăng (tháng 01/1968); trận đánh phản kích D.B.A tiểu khu (tháng 5/1968); trận đánh bảo vệ Bàn thờ Bác tại Trường Lộc, xã Trường Khánh (tháng 9/1969)

Trong suốt quá trình vào lực lượng vũ trang và khi làm Chính trị viên Trưởng C.247, ông luôn hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, lập được nhiều thành tích nổi bật Ông dũng cảm, mưu trí, gan dạ, luôn luôn có tư tưởng tiến công địch, được anh em quí mến, cấp trên tin tưởng

Ông đã hy sinh ngày 17/10/1969 tại ấp 3 - xã Châu Khánh - huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

C.247 là đơn vị độc lập, ông và đơn vị luôn chủ động đánh địch, luôn xây dựng đơn vị vững mạnh và trưởng thành, và là 01 đơn vị được tuyên dương anh

hùng đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng và tặng 08 chữ vàng “Trung dũng, kiên cường, bám dân, diệt địch” vào năm 1970

(19) Đường Nguyễn Văn Hữu

Nằm trên địa bàn khóm 3, 4 phường 1, dài 260m, bắt đầu từ đường Nguyễn Huệ và kéo dài đến đường Lý Thường Kiệt, đường này lưu thông hai chiều, mặt lộ

rộng 6m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962,

tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và có tên là đường Tự Đức, và sau năm

1976 được đổi tên là đường Nguyễn Văn Hữu cho đến nay

Lý do đổi: Phù hợp với giai đoạn cách mạng hiện nay và dễ tuyên truyền

giáo dục trong nhân dân

Nguyễn Văn Hữu (Ba Hữu) tên thật là Nguyễn Văn Thới sinh năm 1920, tại xóm Bờ Đập, làng Tân Hưng Đông, quận Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu (nay thuộc huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) Cha là Nguyễn Văn Cựng, một tá điền của thầy Bang biện Núi Mẹ là Nguyễn Thị Sáu, một nông dân thuần tuý Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, làm tá điền nên gia đình Ông dù ra sức lao động cực lực vẫn không đủ ăn, đủ mặc, cuộc sống vẫn đói nghèo Xóm làng không có trường học, con em nông dân lớn lên hầu hết mù chữ Nguyễn Văn Hữu may mắn hơn các anh, chị được gia đình lo học đến lớp I cấp tiểu học

Năm 1943, phong trào cách mạng ở quận Cà Mau được khôi phục và phát triển Được tổ chức cách mạng dìu dắt, Nguyễn Văn Hữu đi làm liên lạc cho cách mạng và gia nhập tổ chức Đoàn thanh niên cứu quốc Do hoạt động tích cực, đầu năm 1945 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và sinh hoạt tại chi

bộ Tân Hưng Đông

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được chỉ định làm Bí thư chi bộ

xã Tân Hưng Đông Năm 1947 chính quyền cách mạng thành lập quận Ngọc Hiển

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 35

(tách ra từ quận Cà Mau) được chỉ định làm Ủy viên Ban chấp hành quận Ngọc Hiển Trong cương vị của mình, ông hoạt động cách mạng tích cực, có những đóng góp lớn về mặt xây dựng Đảng và vận động quần chúng tham gia

Ngày 15/5/1953 Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ III được tổ chức tại ấp Đất Sét, xã Phú Mỹ, huyện Ngọc Hiển, tại Đại hội này, Ông được bầu làm Ủy viên ban chấp hành Đảng bộ, phụ trách Chính trị viên Tỉnh đội Bạc Liêu

Tháng 10/1954, Tỉnh ủy bí mật tỉnh Bạc Liêu được thành lập, ông được chỉ định là Tỉnh ủy viên, Bí thư Chi bộ Cà Mau Bắc

Đầu năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Cà Mau Để tiện cho việc lãnh đạo, quản lý, năm 1957 Liên Tỉnh ủy quyết định giải thể tỉnh Bạc Liêu và thành lập tỉnh Cà Mau, ông được đưa về bổ sung vào Tỉnh ủy Sóc Trăng

Đầu năm 1959, ông được bổ sung vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đến cuối năm 1960 được phân công làm Trưởng Ban Tuyên huấn, kiêm Giám đốc Trường Đảng tỉnh Sóc Trăng Ông đề xuất với Tỉnh ủy lập các đoàn văn công kịp thời phục

vụ đồng bào, cán bộ, chiến sĩ tỉnh nhà; mở rộng cải tiến Nhà in Văn Ngọc Chính, kịp thời in sách báo, truyền đơn phục vụ cho công tác tuyền truyền phát động quần chúng Các tiểu ban và bộ phận khác của Ban Tuyên huấn cũng được hình thành và

đi vào hoạt động Nhờ đó phong trào cách mạng của quần chúng tỉnh nhà ngày càng phát triển sâu rộng

Năm 1962, ông được chỉ định làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Thời điểm này khí thế

cách mạng đang lên, căn cứ nông thôn được rộng mở Ông nói “Thằng Mỹ, thằng Diệm

nó tinh thâm như quỉ, như ma, xem thường chúng đổ máu xương uổng lắm!”

Giữa năm 1962, địch mở chiến dịch Phượng hoàng vồ mồi, rồi áp dụng chiến thuật trực thăng vận, thiết xạ vận đánh mạnh vào vùng căn cứ cách mạng

tỉnh nhà và các tỉnh đồng bằng Nhiều cuộc càn quét qui mô ở một số xã vùng Hồng Dân, Thạnh Trị, Châu Thành, Mỹ Xuyên…mỗi trận làm thương vong chiến

sĩ ta rất nhiều, nhiều đồng bào yêu nước bị sát hại thê thảm

Đầu tháng 5/1963, Tỉnh ủy Sóc Trăng có cuộc họp ở Gia Hòa (Mỹ Xuyên), họp xong phần lớn các đồng chí phân tán về địa bàn ngay Còn lại đồng chí Nguyễn Văn Hữu và đồng chí Ngô Chấn Hùng Tỉnh ủy viên ở lại làm một số việc tồn đọng, định hôm sau sẽ lên đường về chỗ ở Nhưng ngay trong ngày hôm đó địch ở chi khu Cổ Cò và Phú Lộc cùng quân tiểu khu kết hợp trực thăng đổ quân,

xe M.113 càn lớn Các đồng chí Vệ sĩ và cán bộ căn cứ Tỉnh ủy hướng dẫn hai đồng chí từ căn cứ Bình Hòa (Gia Hòa) chạy dọc qua xã Thạnh Quới, cuối cùng vòng lại An Hòa Lúc này trời đã xế chiều, các đồng chí đói lả cả người Thấy tình hình dịu lại, anh em vệ sĩ bày cơm ra ăn Không ngờ lúc ấy còn một cánh quân bộ của Chi khu Phú Lộc kéo tắt đường An Hòa về Trà Cuông Chúng ập đến nhanh quá, anh em vệ sĩ không thể dẫn hai đồng chí xuống hầm trú ẩn, đành xuống đám dừa nước gần đó Bọn địch lội ngang sông, chúng dùng súng liên thanh bắn xối xả vào các đám lá rậm rạp hai bên đường đi Ông cùng đồng chí Ngô Chấn Hùng và một vệ sĩ ngã gục xuống đó mà địch không hề hay biết

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 36

Nguyễn Văn Hữu hy sinh ngày 15/5/1963, khi chưa tròn 43 tuổi Đây là sự mất mát, đau thương lớn của Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng lúc bấy giờ

tên là đường Trần Minh Phú cho đến nay

Lý do đổi: tên Masse không có ý nghĩa giáo dục và gây phản cảm trong

nhân dân

Đồng chí Trần Minh Phú (tức Tám Quân), là Ủy viên Ban Thường vụ Thị

ủy, Trưởng Ban cán sự khu 3, quê ở huyện Long Phú Đồng chí hy sinh giữa năm

1971 tại Giồng Cát – xã Phú Tâm – Huyện Mỹ Tú

Hiện nay sử liệu về cuộc đời hoạt động của đồng chí vẫn chưa được sưu tập đầy đủ

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 37

3.2.2 Phường 2

Ủy ban nhân dân Phường 2 tọa lạc tại số 149, khóm 3, đường Nguyễn Văn Linh (đường Tân Sinh cũ) Phường có 7 khóm bao gồm: khóm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 với diện tích 626,86 ha, dân số toàn phường 23.715 người Trên địa bàn phường 2 có

16 tên đường với các tên gọi: Trần Phú, Trương Công Định, Dương Kỳ Hiệp, Nguyễn Trung Trực, Trần Quang Diệu, Hồ Hoàng Kiếm, Trần Quang Khải, Nguyễn Văn Linh, Phú Lợi, Bùi Thị Xuân, Trương Văn Quới, Trần Văn Sắc, Trần Bình Trọng, Sương Nguyệt Anh, Châu Văn Tiếp, Lý Tự Trọng Lược sử cụ thể tên của các tên đường hiện nay như sau:

Hình 2: Bản đồ tên đường phường 2

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 38

(1) Đường Trần Phú

Nằm trên địa bàn khóm 1 phường 2, dài 320 m, bắt đầu từ đường 30 tháng 4

và kết thúc là đường Trần Quang Diệu, đường này lưu thông hai chiều, mặt lộ rộng

7 m Năm 1962 (Lập theo bản đồ do Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962, tỷ lệ 1/5.000), đường đã xây dựng trước đó và có tên là đường Thủ Tướng Thinh Năm

1976 được đổi tên là đường Trần Phú cho đến nay

Lý do đổi: tên Thủ Tướng Thinh không có ý nghĩa giáo dục và gây phản

cảm trong nhân dân

Trần Phú sinh ngày 0l/5/1904, là con ông Trần Văn Phổ và bà Hoàng Thị Cát, quê ở thôn Tùng Ảnh, xã Việt Yên Hạ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Mồ côi cha khi mới hơn 4 tuổi, Trần Phú sớm có ý thức tự lập, vượt khó để vươn lên trong học tập theo tấm gương của cha, mẹ Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Trần Phú đã dồn hết tâm trí cho học tập Tham gia "Hội Tu tiến" để giúp đỡ bạn bè cùng chí hướng và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước Sau khi đỗ đầu

kỳ thi thành chung ở Huế vào năm 1922, Trần Phú được bổ nhiệm làm giáo viên Trường tiểu học Cao Xuân Dục tại Vinh Trong những năm làm giáo viên ở Vinh, Trần Phú nổi tiếng là một giáo viên dạy giỏi, yêu thương học trò, đoàn kết các đồng nghiệp, khơi đậy trong thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương và lòng căm thù giặc sâu sắc Ông đã tiếp nhận những tư tưởng yêu nước và cách mạng của Nguyễn Ái Quốc qua sách báo truyền vào Việt Nam lúc đó Tại Vinh, Trần Phú đã tham gia sáng lập Hội Phục Việt (sau đổi là Hội Hưng Nam), lãnh đạo phong trào làm đơn lấy chữ ký đòi thực dân Pháp trả lại tự đo cho Phan Bội Châu, tổ chức lễ truy điệu Phan Châu Trinh, mở các lớp dạy quốc ngữ cho quần chúng lao động

Bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của Trần Phú là việc ông được cử sang Quảng Châu bắt liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Tại đây Trần Phú đã gặp Nguyễn Ái Quốc, dự lớp huấn luyện chính trị do Người giảng dạy Trần Phú được Nguyễn Ái Quốc tin cậy, kết nạp vào nhóm bí mật (Cộng sản Đoàn) với tên gọi Lý Quý, được giới thiệu sang học tại Trường đại học Phương Đông ở Mátxcơva Chính những năm học tập, nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tham gia hoạt động thực tiễn, đặc biệt trao đổi với các đồng nghiệp của các Đảng anh em về những vấn đề dân tộc và thuộc địa, Trần Phú đã có bước trưởng thành lớn đủ sức gánh vác những nhiệm vụ do Đảng phân công

Tháng 4/1930, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

cử về nước hoạt động với cương vị là cán bộ chủ chốt của Đảng và có những đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam

Tháng 7/1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Ông đã khẩn trương xúc tiến việc tổ chức các cuộc trao đổi với các Đồng chí lãnh đạo trên các lĩnh vực, các vùng và nghiên cứu khảo sát thực tế tại Hà Nội,

Nam Định, Hải Phòng, Hòn Gai, Thái Bình để hoàn thành bản Luận cương Luận cương chính trị do Trần Phú dự thảo và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương

tháng l0/1930 thông qua, là văn kiện quan trọng của Đảng, đã vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề dân tộc, thuộc địa và những luận

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 39

điểm cơ bản trình bày trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn

Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng

Với công lao và đóng góp to lớn đó, ông đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10/1930 bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên, Trần Phú đã có những đóng góp to lớn trong việc xây đựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức Ông là người cộng sản mẫu mực, nêu tấm gương kiên cường, bất khuất trước kẻ thù Ông bị địch bắt ở Sài Gòn ngày 19/4/193l Thực dân Pháp đã không từ một thủ đoạn dã man xảo quyệt nào hòng khuất phục ông Trước những thủ đoạn của kẻ thù, kể cả việc đụ dỗ, mua chuộc, ông đã tiến công lại kẻ thù: "Tôi biết nhiều người là để làm việc cho Đảng tôi, nước tôi, chứ không phải khai cho các ông bắt bớ" Sống trong nhà tù đế quốc trong điều kiện hết sức nghiệt ngã, Trần Phú luôn luôn bình tĩnh, sáng suốt truyền niềm tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng đến các đồng chí cùng bị giam Trần Phú cùng với các đồng chí khác tổ chức nhiều cuộc đấu tranh vạch mặt chế độ lao

tù dã man, vô nhân đạo của kẻ thù, tổ chức những buổi huấn luyện chính trị ngay trong nhà tù của đế quốc Pháp Sự tra tấn và đày ải của kẻ thù đã cướp đi Tổng Bí thư Trần Phú vào ngày 06/9/1931 Trước lúc hy sinh, Trần Phú nhắn gửi đồng chí, đồng bào lời nói bất hủ: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu"

Ngày 12/01/1999, hài cốt của ông đã được di dời về an táng tại quê hương Đức Thọ, Hà Tĩnh

(2) Đường Trần Quang Diệu

Nằm trên địa bàn khóm 1 phường 2, dài 310 m, bắt đầu từ đường Trần Hưng Đạo và kết thúc là đường Trần Bình Trọng, đường này lưu thông hai chiều, mặt lộ rộng 8m Trước năm 1976, đây chỉ là đường mòn nhỏ Năm 1976, đường này được đặt tên đường Trần Quang Diệu và chỉ là con đường cát Đến năm 2000 đường được nâng cấp và mở rộng 8m với mặt đường trải nhựa hoàn chỉnh cho đến nay

Trần Quang Diệu (1746–1802) là võ tướng quan trọng nhất của nhà Tây

Sơn Ông và vợ là Bùi Thị Xuân nằm trong số những tướng lĩnh trung thành cuối cùng đã chiến đấu để bảo vệ sự tồn vong của triều Tây Sơn

Sử liệu hiện nay nêu không rõ ràng và thống nhất về mối quan hệ giữa ông

và gốc tích họ Trần Có sách chép ông họ Nguyễn

Về quê quán của Trần Quang Diệu vẫn có 02 ý kiến khác nhau:

Ý kiến thứ nhất cho rằng quê Ông ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định; trong khi đó có ý kiến cho rằng quê Ông thuộc xã Tú Sơn, huyện Đức Lâm, tỉnh Quảng Ngãi

Trần Quang Diệu tham gia phong trào Tây Sơn từ những ngày đầu Ông được coi là một trong Tây Sơn Thất Hổ tướng

Trong chiến thắng Kỷ Dậu 1789, Quang Diệu được biên chế trong đạo trung quân do Nguyễn Huệ chỉ huy

Sau chiến thắng này, ông được phân công Đốc trấn Nghệ An, làm nhiệm vụ trấn thủ Nghệ An và xây dựng thành Phượng Hoàng trung đô Năm 1792, Quang

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Trang 40

Trung băng hà, Ông được phong là Thiếu phó Quang Diệu cùng Thái sư Bùi Đắc Tuyên và Tư đồ Vũ Văn Dũng lập Nguyễn Quang Toản (khi này 10 tuổi) lên ngôi, tức vua Cảnh Thịnh Sau đó, ông đem quân đóng ở xứ Lào và quản lý, chế ngự các tiểu vương và tù trưởng ở đấy

Năm 1795, Quang Diệu một lần nữa xuất quân chiếm lại Diên Khánh

Năm 1799, Qui Nhơn bị Nguyễn Ánh đánh ngặt, Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng vào cứu Do quân lệnh không nghiêm, quân của Văn Dũng thất lợi Nghe lời gièm, vua Cảnh Thịnh viết mật thư, lệnh cho Văn Dũng trừ Quang Diệu

đi Văn Dũng không nghe, tin cho Quang Diệu biết Trần Quang Diệu tức tốc về triều, nói là để bắt quân phản loạn, Cảnh Thịnh giao lại những người gièm pha

Năm 1800, Quang Diệu và Vũ Văn Dũng cùng vào đánh Qui Nhơn Sau khi nhận thấy hai tướng giỏi nhất và lực lượng quân sự lớn của Tây Sơn đã tập trung

cả ở Quy Nhơn, tháng 5 âm lịch năm 1801, Nguyễn Ánh quyết định bỏ rơi Võ Tánh đang cầm cự để giữ thành Qui Nhơn và đưa quân tấn công Phú Xuân đang trống trải do quân số không đủ để tự bảo vệ Quang Diệu điều một bộ phận quân tướng về cứu Phú Xuân nhưng đạo quân này thất bại Võ Tánh giữ thành được gần một năm Khi Tây Sơn hạ thành, Võ Tánh và Ngô Tòng Châu tử trận, Quang Diệu tha cho tướng tá và quân sĩ nhà Nguyễn, không giết một ai Sau đó, ông chia người

đi cứu Phú Xuân và Phú Yên nhưng việc không thành

Tháng 5 âm lịch năm 1802, sau khi biết Cảnh Thịnh và Bùi Thị Xuân thất trận khi cố đánh thu hồi lũy Trấn Ninh, thêm vào đó, tuy chiếm lại được thành Qui Nhơn nhưng các mặt đều là địch cả, Trần Quang Diệu bỏ thành, đem tượng binh đi đường thượng đạo qua Lào với ý định tập trung với quân của Cảnh Thịnh giữ thành Nghệ An Nhưng khi tới châu Quỳ Hợp, vào được đất Hương Sơn thì thành Nghệ An đã thất thủ, Quang Diệu và vợ là Bùi Thị Xuân kéo quân còn lại về huyện Thanh Chương Lúc này, quân của Quang Diệu không còn bao nhiêu cả, tướng của Nguyễn Ánh dùng mưu mua chuộc người chỉ điểm nơi trú ẩn của gia đình Trần Quang Diệu Ông và vợ con đều bị bắt

Nguyễn Ánh khi này đã lên ngôi và lấy hiệu Gia Long, chiêu hàng Trần Quang Diệu Ông đáp:

“Trung thần không thờ hai vua, nay tôi bị bắt thì chỉ có tội chết Nếu nhà vua mới rộng lượng tha cho, như trước đây tôi đã tha cho các tướng ở Qui Nhơn thì tôi

sẽ về ở nơi thôn dã, cày ruộng, nộp thuế như người thường dân, chứ nhận chức quan của triều đại mới thì không phải là trượng phu”

Mẹ ông - đã ngoài 80 tuổi - được Gia Long tha chết, còn Quang Diệu thì bị đem làm tội, bị vua Gia Long hành hình năm 1802, hưởng thọ 56 tuổi

(3) Đường Trương Công Định

Nằm trên địa bàn khóm 6, 4, 5 phường 2, dài 1.200m, bắt đầu từ đường Nguyễn Trung Trực và kéo dài đến đường Quốc lộ IA, đường này lưu thông hai

chiều, mặt lộ rộng 12m (mới mở rộng thêm 4m) Năm 1962 (Lập theo bản đồ do

Ty Điền Địa phát hành ngày 05/6/1962, tỷ lệ 1/5.000), tên đường chưa có Đến

Th ư vi

ện Sóc

Tră ng

Ngày đăng: 08/08/2019, 01:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Trao đổi của Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam về Lê Văn Tám trên “Tạp chí xưa và nay”, tháng 9,10/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí xưa và nay
18. Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng http://www.ubndtp.soctrang.gov.vn.Th ư vi ệ n SócTr ă ng Link
1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (I, II, III, IV), tác giả Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Khoa học xã hội, xuất bản năm 1993 (Soạn thảo (1272 – 1697), Dịch (1985– 1992)) Khác
2. Từ điển Nhân vật Lịch sử Việt Nam, tác giả Đinh Xuân Lâm – Trương Hữu Huỳnh, Nxb Giáo Dục Khác
4. Tóm tắt Niên biểu Lịch sử Việt Nam, tác giả Hà Văn Thư – Trần Hồng Phúc, Nxb Văn hóa Thông tin, xuất bản năm 2010 Khác
5. Lê Vĩnh Hòa (tuyển tập), tác giả Lê Vĩnh Hòa, Nxb Tổng hợp Hậu Giang - Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1986 Khác
6. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng (Tập I, II), tác giả Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng, xuất bản năm 1994, 1999 Khác
7. Từ hạt giống đỏ (Tập I, II), tác giả Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng, xuất bản năm 1995, 2006 Khác
8. Lịch sử tiểu đoàn Phú Lợi, tác giả Đàng ủy – BCH QS tỉnh Sóc Trăng, Nxb Quân đội nhân dân, Văn hóa Thông tin, xuất bản năm 2003 Khác
9. Lược sử Việt Nam, tác giả Trần Hồng Đức, xuất bản năm 2009 Khác
10. Thị xã Sóc Trăng 38 năm truyền thống đấu tranh cách mạng, tác giả Ban Tuyên giáo Thành ủy Sóc Trăng Khác
11. Địa chí Sóc Trăng, tác giả Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng Khác
12. Báo cáo Thống kê năm 2008 của Phòng Thống kê Thành phố Sóc Trăng, tác giả Phòng Thống kê Thành phố Sóc Trăng, xuất bản năm 2008 Khác
14. Nghị định số 22/2007/NĐ-CP ngày 08/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng Khác
15. Nghị quyết số 22/2006/NQ-HĐND ngày 09/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng đô thị trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Khác
16. Quyết định số 48/2006/QĐ-CTUBND ngày 22/12/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc đặt tên đường và Công trình Công cộng đô thị trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Khác
17. Quyết định số 90/2003/QĐ.UBNDT ngày 11/3/2003 về việc ban hành quy định lộ giới các tuyến đường thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w