1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ BẢO VỆ ĐẤT CHO CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TẠI CÁC VÙNG ĐỒNG BẰNG DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

58 153 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Nghiên cứu hiện trường: + Bố trí thí nghiệm chính quy nhằm nghiên cứu lựa chọn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng

Trang 1

1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Cơ quan chủ trì: Viện Môi trường Nông nghiệp

Chủ nhiệm đề tài: ThS Bùi Thị Phương Loan

HÀ NỘI-2015

Trang 2

ThS Bùi Thị Phương Loan

BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH

KHCN-BĐKH/11-15

PGS.TS Mai Văn Trịnh

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hà Nội-2015

Trang 3

3

Những người thực hiện chính

1 Th.S Bùi Thị Phương Loan Viện Môi trường Nông nghiệp

2 Th.S Nguyễn Thị Huệ Viện Môi trường Nông nghiệp

3 PGS.TS Mai Văn Trịnh Viện Môi trường Nông nghiệp

4 TS Nguyễn Văn Thiết Viện Môi trường Nông nghiệp

5 TS Vũ Đình Tuấn Viện Môi trường Nông nghiệp

6 TS Vũ Dương Quỳnh Viện Môi trường Nông nghiệp

7 TS Trần Văn Thể Viện Môi trường Nông nghiệp

8 GS.TS Nguyễn Hồng Sơn Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

9 PGS.TS Phạm Quang Hà Viện Môi trường Nông nghiệp

10 CN Lục Thị Thanh Thêm Viện Môi trường Nông nghiệp

11 KS Trần Vũ Nam Viện Môi trường Nông nghiệp

12 CN Vũ Thị Hằng Viện Môi trường Nông nghiệp

13 KS Phạm Thanh Hà Viện Môi trường Nông nghiệp

14 TS Đinh Việt Hưng Viện Môi trường Nông nghiệp

15 CN Phạm Thị Minh Ngọc Viện Môi trường Nông nghiệp

16 KS Lê Văn Khiêm Viện Môi trường Nông nghiệp

17 ThS Đỗ Thị Ngọc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp

Duyên hải Nam Trung bộ

18 ThS Nguyễn Thu Thủy Viện Môi trường Nông nghiệp

Trang 4

4

MỤC LỤC

Những người thực hiện chính 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 7

3.Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 7

3.1 Vật liệu nghiên cứu 7

3.2 Địa điểm nghiên cứu 8

3.3 Nội dung nghiên cứu 9

3.4 Phương pháp thực hiện 11

4.Kết quả, sản phẩm KHCN đề tài đạt được so với chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu khoa học chính 17

Kết quả của đề tài theo nội dung công việc: 17

Sản phẩm chính của đề tài 22

5 Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của đề tài 24

6 Mức độ thực hiện nhân rộng mô hình 26

7 Đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác cây trồng chủ lực ở các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của BĐKH 31 7.1 Đối với áp dụng các kỹ thuật khoa học công nghệ 31

7.2 Tăng cường năng lực 32

7.3 Giải pháp cụ thể cho từng vùng đồng bằng 33

8 Kết luận và kiến nghị 41

8.1 Kết luận: 41

8.2 Đề nghị 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

PHỤ LỤC 1 49

Trang 5

5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo báo cáo đánh giá của IPCC (2007) và Stern (2009), khi quá trình biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ chịu những tác động ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực và cả tích cực, tuy nhiên chiều hướng tiêu cực chiếm đa số Khi nhiệt độ tăng cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát sinh, phát triển của cây trồng làm thay đổi về năng suất và sản lượng, nhiệt độ tăng làm băng tan, nước biển dâng đẫn đến nhiều vùng đất bị xâm lấn

và ngập mặn làm suy giảm chất lượng nước và đất trồng, nhiều vùng không thể tiếp tục canh tác hoặc giảm năng suất; nhiệt độ tăng còn gây ra những đợt nắng nóng, hạn hán kéo dài làm nhiều vùng thiếu nước để tiếp tục canh tác Sự thay đổi về thời tiết khí hậu làm mất cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là thiên địch làm phát sinh bệnh dịch ảnh hưởng đến phát triền của cây trồng Hơn nữa các hiện tượng thời tiết cực đoan, không theo quy luật như bão sớm, muộn, mưa không đúng mùa sẽ gây khó khăn cho bố trí cơ cấu mùa vụ,

Trong canh tác nông nghiệp, cây trồng là đối tượng bị chi phối nhiều bởi các phương tiện sản xuất như đất đai, khí hậu, nước; trong khi các phương tiện để sản xuất này lại chịu tác động lớn của tự nhiên, biến đổi khí hậu như thay đổi lượng mưa, thiên tai, hạn hán, xâm lấn mặn… dẫn đến tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất và điều kiện để đảm bảo năng suất cây trồng Vì thế đòi hỏi phải có các giải pháp, các cải tiến kỹ thuật canh tác phù hợp để đảm bảo được năng suất cây trồng mà lại bảo vệ được môi trường đất sản xuất trong những điều kiện và vùng sinh thái cụ thể

Ba vùng đồng bằng lớn của Việt Nam là đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH), đồng bằng Duyên Hải Miền Trung (ĐBDHMT), đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích trồng trọt lớn, đóng vai trò là các vùng kinh tế chủ lực đảm bảo an ninh lương thực trong cả nước và xuất khẩu Các cây trồng ở ba vùng đồng bằng rất đa dạng và các cây trồng chủ lực của vùng là các cây lương thực thực phẩm như lúa, ngô, lạc, đậu tương, mía chiếm chủ yếu Tuy nhiên các vựa lúa lớn của cả nước này hàng năm đã chịu ảnh hưởng lớn và ngày một tăng

Trang 6

6

từ các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết bất thường mang lại Nhiều vùng đất đã không thể tiếp tục canh tác hoặc sụt giảm sâu năng suất do ngập lụt, xâm lấn mặn, hạn hán, sâu bệnh… đặc biệt là các tỉnh ven biển của ba vùng đồng bằng

Để đàm bảo an ninh lương thực của vùng cũng như của cả nước và xuất khẩu ở các vùng đồng bằng này thì việc nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp cho các cây trồng chủ lực thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ được môi trường đất sản xuất, giảm thiểu phát thải, giảm chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo được năng suất và giá trị sản phẩm trồng trọt chính là sự lựa chọn tối ưu để nâng cao giá trị thăng dư trong sản xuất các cây trồng chủ lực của Việt

Nam trên các vùng sinh thái chính

Việc lựa chọn nhóm cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, lạc và mía) để nghiên cứu vì đó là những cây trồng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp ở các vùng sinh thái, có tỷ trọng lớn về giá trị, về an sinh xã hội, về xuất khẩu và đang chịu các tác động trực tiếp của BĐKH Đó cũng là đối tượng cây trồng mà thế giới quan tâm liên quan đến phát thải khí nhà kính trong các hệ canh tác ngập nuớc và cạn

Với bất kỳ kịch bản nào, kể cả kịch bản BĐKH lạc quan nhất (theo con đường dưới 20C) thì bài toán cho ngành trồng trọt của Vịêt nam để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo đảm giá trị nông sản kể cả tiêu thụ nội địa và xuất khẩu là một bài toán khó, đầy thách thức Điều này đang đe dọa đến an ninh lượng thực ở Việt Nam trong tương lai khi nhiều vùng đất trở nên khô hạn hoặc

bị nước mặn xấm lấn do biến đổi khí hậu gây ra

Do vậy, các mô hình canh tác, quy trình canh tác có năng suất cao chỉ sau thời gian ngắn đã không còn phát huy hiệu quả, tính bền vững kém và nhất là chưa đưa các yếu tố về biến đổi khí hậu vào quy hoạch, lựa chọn kỹ thuật canh

tác phù hợp Vì vậy, việc đánh giá thực địa, bố trí các thí nghiệm để lựa chọn

được các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất phù hợp cho các cây trồng chủ lực không chỉ góp phần duy trì ổn định sản xuất mà còn mang tính chất chủ động ứng phó thông minh mới biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp

Trang 7

2 Xây dựng được quy trình canh tác có triển vọng cho mỗi cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, lạc, mía…) tại mỗi vùng bảo đảm năng suất, bảo vệ đất có khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi của BĐKH theo tiêu chí cụ thể (hạn hán, ngập úng, xâm lấn mặn; rét hại, …);

3 Xây dựng được 2 mô hình áp dụng các quy trình lựa chọn được cho mỗi cây trồng chủ lực cho mỗi vùng nghiên cứu;

4 Phổ biến rộng rãi các quy trình canh tác và bảo vệ đất đã được xây dựng và lựa chọn nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và đảm bảo sảnxuất bền vững cho 600 lượt nông dân, cán bộ khuyến nông tại các vùng nghiên cứu

3.Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1 Vật liệu nghiên cứu

3.1.1.Cây trồng: Các cây trồng chủ lực thuộc 3 vùng đồng bằng

 Vùng ĐBSH: Lúa, ngô, lạc, đậu tương

 Vùng ĐBDHMT: Lúa, ngô, lạc, đậu tương, mía

 Vùng ĐBSCL: Lúa, đậu phộng (lạc); mía

3.1.2 Đất

Trang 8

8

Đất hạn, đất mặn, đất phèn; đất ngập úng tại 6 tỉnh thuộc 3 vùng đồng bằng 3.1.3 Phân bón

Đạm urê (46%N); phân lân (16% P2O5) và kali clorua (60% K2O)

3.1.4 Các yếu tố tác động ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu đến các cây trồng chủ lực

3.2 Địa điểm nghiên cứu

3.2.1 Điều tra 12 tỉnh thuộc 3 vùng đồng bằng

+ Vùng Đồng bằng sông Hồng: Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình; + Vùng Đồng bằng Duyên Hải Miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định;

+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Long An

3.2.2 Nghiên cứu hiện trường:

+ Bố trí thí nghiệm chính quy nhằm nghiên cứu lựa chọn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của BĐKH: tiến hành triển khai 80 thí nghiệm tại 6 tỉnh thuộc 3 vùng đồng bằng (chi tiết các công thức TN của từng thí nghiệm được thể hiện ở phần phụ lục 1)

+ Bố trí mô hình trình diễn: Xây dựng 24 mô hình trình diễn ứng dụng các kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất phù hợp/tối ưu cho các cây trồng chủ lực để giảm tác động của biến đổi khí hậu tại 3 vùng đồng bằng

Trang 9

9

Vùng ĐBSH: 8 Mô hình trình diễn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo

vệ đất được lựa chọn đối với canh tác lúa, cây ngô, cây lạc, cây đậu tương (4 cây

x 2 tỉnh x 0.5ha/mô hình/ tỉnh)

Vùng ĐBDHMT: 10 Mô hình trình diễn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất được lựa chọn đối với canh tác lúa, cây ngô, cây lạc, cây đậu tương, cây mía (5 cây x 2 tỉnh x 0.5ha/mô hình/ tỉnh)

Vùng ĐBSCL: 6 Mô hình trình diễn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất được lựa chọn đối với canh tác lúa, cây đậu phộng (lạc), cây mía (3 cây x 2 tỉnh x 0.5ha/mô hình/ tỉnh)

3.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1 Tổng quan các phương pháp lựa chọn quy trình canh tác và bảo

vệ đất cho các cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Hoạt động 1.1 Tổng quan kinh nghiệm thế giới về cách tiếp cận, các phương

pháp lựa chọn quy trình canh tác và bảo vệ đất để thích ứng với biến đổi khí hậu

Hoạt động 1.2 Tổng quan các quy trình canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng

chủ lực của vùng đồng bằng dưới tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Nội dung 2 Điều tra, đánh giá hiện trạng diễn biến khí hậu, ứng dụng các

quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của BĐKH

Hoạt động 2.1 Đánh giá diễn biến khí hậu và những ảnh hưởng của biến đổi khí

hậu đến canh tác cây trồng chủ lực tại vùng đồng bằng

Hoạt động 2.2 Điều tra, đánh giá hiện trạng ứng dụng các quy trình kỹ thuật

canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của BĐKH

Trang 10

10

Hoạt động 2.3 Tổng hợp dữ liệu và xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố cây

trồng, phân bố nhu cầu sử dụng nước và mức độ tổn thương của các cây trồng chủ lực ở các vùng đồng bằng dưới tác động của BĐKH

Nội dung 3 Nghiên cứu lựa chọn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ

đất cho cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của BĐKH;

Hoạt động 3.1 Bố trí thí nghiệm lựa chọn quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ

đất đối với các cây trồng chủ lực Hoạt động 3.2 Ứng dụng mô hình toán để xác định và lựa chọn cơ cấu cây trồng

tối dựa trên trên nguồn lực, đất đai, kỹ thuật, nước tưới

Nội dung 4 Xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng các kỹ thuật canh tác

và bảo vệ đất phù hợp/tối ưu cho các cây trồng chủ lực để giảm tác động của biến đổi khí hậu

Hoat động 4.1 Mô hình trình diễn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất

được lựa chọn đối với canh tác lúa Hoat động 4.2 Mô hình trình diễn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ

đất được lựa chọn đối với canh tác ngô (0.5ha/mô hình x 2 mô hình/vùng x 2vùng)

Hoạt động 4.3 Mô hình trình diễn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ

đất được lựa chọn đối với canh tác lạc (0,5 ha/mô hình x 2 mô hình/vùng x 3 vùng)

Hoat động 4.4 Mô hình trình diễn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ

đất được lựa chọn đối với canh tác đậu tương (0,5ha/mô hình x 2

mô hình/vùng x 2 vùng) Hoat động 4.5 Mô hình trình diễn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ

đất được lựa chọn đối với canh tác mía (0.5ha/mô hình x 2 mô hình/vùng x 2 vùng)

Trang 11

11

Nội dung 5 Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình và đào tạo,

tập huấn, nâng cao năng lực cho nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác cây trồng chủ lực ở các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của BĐKH

Hoạt động 5.1 Tổ chức tập huấn về các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ

đất đối với các cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của BĐKH

Hoạt động 5.2 Đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình

3.4 Phương pháp thực hiện

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp

- Địa điểm điều tra: 12 tỉnh thuộc 3 vùng đồng bằng (4 tỉnh/vùng x 3 vùng)

- Quy mô điều tra: Mỗi tỉnh điều tra, thảo luận 4 nhóm (mỗi nhóm 20 hộ tại 4 thôn) và phỏng vấn trực tiếp 80 hộ nông dân;

- Phương pháp điều tra, khảo sát

+ Áp dụng phương pháp chọn mẫu điển hình suy rộng để chọn đối tượng khảo sát, cụ thể:

Chọn địa bàn khảo sát trong các vùng đồng bằng gồm 4 tỉnh/vùng đồng bằng Chọn vùng khảo sát trong tỉnh gồm 2 xã/tỉnh

Việc lựa chọn vùng điều tra, khảo sát đảm bảo tiêu chí chung có diện tích sản xuất lúa lớn, có điều kiện canh tác phù hợp với tiêu chí của đề tài, đại diện cho tỉnh và cho vùng đồng bằng

Đối tượng khảo sát là hộ thực tế có sản xuất lúa của 4 nhóm nông dân/2 xã thuộc địa bàn khảo sát nghiên cứu Mỗi xã lựa chọn 2 nhóm hộ nông dân, mỗi nhóm lựa chọn ít nhất 20 hộ sản xuất lúa theo tiêu chí: Nhóm hộ có năng suất sản xuất lúa cao, trung bình và dưới trung bình kết hợp với các tiêu chí về điều kiện sản xuất (mặn, phèn, ngập úng, khô hạn, rét hại)

Trang 12

12

+ Sử dụng phương pháp tổng hợp số liệu ghi chép ban đầu, phương pháp phỏng vấn hồi tưởng của hộ sản xuất kết hợp với xác minh thực tế điều kiện sản xuất kinh doanh, tình hình thị trường và đối chiếu

+ Áp dụng phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu kết quả điều tra thực tế với các số liệu thống kê, giá thị trường tại thời điểm hoặc gần với thời điểm cần xác định chi phí sản xuất và tính giá thành nông sản

3.4.2 Phương pháp kế thừa nghiên cứu

Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan:

- Các kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2012;

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của các tỉnh thuộc vùng nghiên cứu

tỷ lệ 1:50000;

- Bản đồ ngập theo kịch bản BĐKH 1 m;

- Bản đồ độ cao (DEM) tại các vùng nghiên cứu;

- Ảnh vệ tinh Landsat8 OLI

- Bản đồ hành chính vùng, tỉnh, huyện, xã;

- Số liệu khí tượng thủy văn của các trạm KTTV tại các vùng nghiên cứu;

- Số liệu về thiệt hại sản xuất lúa và cây hàng năm do bão lũ gây ra;

- Số liệu thống kê về diện tích đất nông nghiệp, diện tích lúa (đông xuân, hè thu, mùa), ngô, lạc, đậu tương, mía của vùng nghiên cứu;

- Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra về diện tích và năng suất cây lúa, ngô, lạc, đậu tương, mía bị thiệt hại do bão lũ, nước biển dâng gây ra ở các vùng nghiên cứu

3.4.3.Phương pháp thống kê và xử lý số liệu:

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân tích và xử lý số liệu: Đối với biến

số tính toán thông thường, sử dụng bảng tính Excel để tính toán các giá trị của biến số, trên cơ sở bảng tính Excel để xây dựng các bảng biểu phân tích số liệu.Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê thông dụng trên excel Sử dụng chương trình thống kê SAS 9.1 để xử lý số liệu

Trang 13

13

3.4.4.Phương pháp tính chỉ số tổn thương:

Sử dụng phương pháp trọng số không bằng nhau của Iyengar và Sudarshan (1982)

3.4.5.Phương pháp mô hình toán

Sử dụng mô hình mô phỏng năng suất cây trồng (DSSAT), mô hình mô phỏng nhu cầu nước của cây trồng (Cropwat) để mô phỏng dự báo năng suất và nhu cầu nước của cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng

Mô hình CROPWAT tính toán nhu cầu nước của cây Lúa, Ngô, Lạc, Đậu tương

và mía tại 3 vùng đồng bằng

Hình 1: Cấu trúc môđun mô phỏng và xây dựng bản đồ nhu cầu nước của cây

trồng

3.4.6.Phương pháp tích hợp hệ thống

Sử dụng ngôn ngữ lập trình Python tạo liên kết động và thông dịch giữa kết quả

của mô hình mô phỏng với GIS để xây dựng bản đồ tích hợp các tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp Để tạo ra được một kịch bản từ các biên mục dữ liệu đã có thì các dữ liệu phải được xử lý thông qua các các bộ lọc

và có thể lặp lại trong quá trình xử lý Kết quả của mỗi hàm là một danh sách các giá trị Mỗi danh sách giá trị có thể chứa bất kỳ một loại dữ liệu, chẳng hạn như là một chuỗi, một đường dẫn đến một tập dữ liệu, lĩnh vực, hoặc hàng từ

Trang 14

14

một bảng Khi danh sách được tạo ra với các giá trị như mong muốn, chúng ta

có thể lặp lại kịch bản làm việc với các giá trị khác

3.4.7.Phương pháp tích hợp, chồng ghép và phân tích không gian (GIS)

Sử dụng các công cụ của phần mềm ArcGIS để xây dựng bản đồ ngập, bản

đồ tổn thương, bản đồ nhu cầu nước của cây trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu

3.4.8 Phương pháp bố trí và theo dõi thí nghiệm

Thí nghiệm chính quy: Bố trí thí nghiệm lựa chọn quy trình kỹ thuật canh tác

và bảo vệ đất đối với các cây trồng chủ lực (lúa, ngô, lạc, đậu tương, mía) tại 3

vùng (80 thí nghiệm)

trong điều kiện bị hạn, mặn, phèn, ngập; ngôtrong điều kiện rét hại và hạn; lạc xuân trong điều kiện bị hạn, rét hại; đậu tương trong điều kiện hạn);

o Vùng DHMT: triển khai 28 thí nghiệm tại tỉnh Nghệ An và Bình Định (lúa trong điều kiện vùng đất trồng bị hạn, mặn, ngập; ngô trong điềukiện hạn, rét; lạc, đậu tương, mía trong điều kiện hạn);

(lúa trong các điều kiện ngập, mặn, hạn, phèn; lạc, mía trong điều kiện hạn)

(Các công thức thí nghiệm, quy mô, liều lượng phân bón, cơ cấu mùa vụ, giống cho từng đối tượng cây trồng đươc chi tiết ở phần phụ lục)

3.4.9 Ứng dụng mô hình mô hình DSSAT trong việc tính toán năng suất tiềm

năng của cây trồng chủ lực trong các điều kiện hạn, mặn, phèn, rét hại

- Yêu cầu số liệu đầu vào cho mô hình: số lượng khí tượng theo ngày; đặc tính giống; đặc tính đất đai, thông tin về phân bón; quy trình kỹ thuật canh tác

và phương pháp bảo vệ đất, nước tưới, mùa vụ, lao động, môi trường đất, năng suất cây trồng, diện tích cây trồng, mùa vụ;

- Trên cơ sở kết quả của DSSAT mô hình giúp chúng tôi tính toán tiềm năng năng suất của cây trồng trong điều kiện khác nhau về khí hậu, thời gian gieo

Trang 15

15

trồng và số lượng nước Qua đó, chúng ta có thể so sánh chúng và chọn thời điểm thích hợp, điều kiện thích hợp cho nông nghiệp thực hành để đạt được năng suất tốt nhất

Hình 2: Cấu trúc mô hình tính toán năng suất cây trồng của DSSAT

3.4.10 Phương pháp xây dựng mô hình trình diễn các quy trình kỹ thuật

canh tác và bảo vệ đất được lựa chọn đối với canh tác lúa, ngô, lạc, đậu

tương, mía (0.5ha/mô hình)tại 3 vùng đồng bằng

Xây dựng 24 mô hình trình diễn tại 3 vùng đồng bằng

+ Vùng ĐBSH: Xây dựng 8 mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác

và bảo vệ đất dưới tác động của BĐKH cho cây lúa, lạc, Ngô và đậu tương tại 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình

+ Vùng ĐBDHMT: Xây dựng 10 mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất dưới tác động của BĐKH cho cây lúa, lạc, Ngô và đậu tương tại 2 tỉnh Nghệ An và Bình Định

Trang 16

16

+ Vùng ĐBSCL: Xây dựng 6 mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác

và bảo vệ đất dưới tác động của BĐKH cho cây lúa, lạc và mía tại 2 tỉnh Kiên Giang và Long An

a Công thức

1 Mô hình canh tác theo truyền thống (canh tác của dân)

2 Mô hình canh tác theo quy trình (được lựa chọn từ các công thức thí nghiệm)

b Phương pháp bố trí: Mô hình được bố trí trên diện tích 0,5 ha của 3-5 hộ gia

đình Diện tích của mỗi hộ gia đình chia theo số công thức

c Chỉ tiêu theo dõi: năng suất kinh tế, hiệu quả kinh tế

d Cách thu hoạch: thu hoạch ở 4 vị trí của mỗi ô, mỗi vị trí thu 20 m2

e Thời gian thực hiện: năm 2015

3.4.12.Phương pháp phân tích hiệu quả mô hình

Để tính hiệu quả kinh tế cho mô hình và đánh giá mô hình nào tối ưu để triển khai nhân rộng, dựa vào 2 phương pháp sau:

 Dựa vào phương pháp tính toán chi phí lợi ích

Sử dụng cách tính tỷ suất lợi nhuận (B/C) để đánh giá hiệu quả kinh tế của các

mô hình Tỷ suất lợi nhuận được so sánh dựa trên lợi ích và chi phí đã được chiết khấu theo công thức

Trang 17

17

B/C=

Trong đó:

 Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội và môi trường

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các mô hình được thực hiện dựa trên giá trị hiện tại ròng (NPV) có tính đến các lợi ích và chi phí liên quan tới môi trường Tổng lợi nhuận (NPV) = Tổng lợi ích hiện tại - Tổng chi phí hiện tại

 Phương pháp chuẩn hóa

Để các tiêu chuẩn có thể so sánh được với nhau, chúng ta cần chuyển chúng về cùng một đơn vị đo cung Điều này được thực hiện bằng cách chuyển của các điểm của các tiêu chuẩn chung về thang điểm từ 0 đến 1 ( hoặc từ -1 đến )) Việc chuyển đổi này được gọi là chuẩn hóa (Văn Phạm Đăng Trí, 2001)

Phương pháp chuẩn hóa được áp dụng để đánh giá mô hình dựa vào 3 yếu tố : tổng thu nhập, tổng chi và hiệu quả đồng vốn

4 Kết quả, sản phẩm KHCN đề tài đạt được so với chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu khoa học chính

Kết quả của đề tài theo nội dung công việc:

Nội dung 1 Tổng quan các phương pháp lựa chọn quy trình canh tác

và bảo vệ đất cho các cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

4/4 chuyên đề về tổng quan kinh nghiệm thế giới về cách tiếp cận, các phương pháp lựa chọn quy trình canh tác và bảo vệ đất để thích ứng với biến đổi khí hậu và tổng quan các quy trình canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực của vùng đồng bằng dưới tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Nội dung 2 Điều tra, đánh giá hiện trạng diễn biến khí hậu, ứng dụng các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của BĐKH

Trang 18

18

 Điều tra khảo sát

Điều tra khảo sát: Đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát tại 12 tỉnh thuộc ĐBSH (Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình), ĐBDHMT (Nghệ An,

Hà Tĩnh, Huế, Bình Định) và ĐBSCL (Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Long An) với 1116 cán bộ và nông dân;

 Chuyên đề

36/36 chuyên đề về Đánh giá diễn biến khí hậu và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến canh tác cây trồng chủ lực tại vùng đồng bằng và đánh giá hiện trạng ứng dụng các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của BĐKH; Phân tích, đánh giá

 Bố trí TN đồng ruộng lựa chọn quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất

đối với các cây trồng chủ lực

- Đã hoàn thành 80 thí nghiệm tại 6 tỉnh thuộc 3 vùng đồng bằng;

Trang 19

o Vùng ĐBSCL: tại tỉnh Kiên Giang và Long An (lúa trong các điều kiện ngập, mặn, hạn, phèn; lạc, mía trong điều kiện hạn)

- Bố trí 32 thí nghiệm đối với cây lúa, lạc, ngô, đậu tương vùng ĐBSH:

+ Lúa: 16 thí nghiệm trong các điều kiện ngập, mặn, hạn, phèn (6 TN trong điều kiện mặn; 6 TN trong điều kiện hạn; 2 TN trong điều kiện ngập; 2 TN trong điều kiện phèn)

+ Ngô: 8 thí nghiệm trong các điều kiện rét hại, hạn và mặn (6 TN trong điều kiện hạn, rét hại ; 2TN trong điều kiện mặn)

+ Lạc: 4 thí nghiệm trong các điều kiện rét hại, hạn

+ Đậu tương: 4 thí nghiệm trong các điều kiện rét hại, hạn

Bố trí thí nghiệm đối với cây lúa, lạc, ngô, đậu tương, mía vùng ĐBDHMT (28 thí nghiệm)

+ Lúa: 14 thí nghiệm trong các điều kiện ngập, mặn, hạn, (2 TN trong điều kiện mặn; 6 TN trong điều kiện hạn; 6 TN trong điều kiện ngập; )

+ Ngô: 8 thí nghiệm trong các điều kiện hạn và mặn (6 TN trong điều kiện hạn ;

2 TN trong điều kiện mặn)

+ Lạc: 2 thí nghiệm trong các điều kiện hạn

+ Đậu tương: 2 thí nghiệm trong các điều kiện hạn

+ Mía: 2 thí nghiệm trong các điều kiện hạn

- Bố trí thí nghiệm đối với cây lúa, lạc, mía vùng ĐBSCL (20 thí nghiệm)

Trang 20

20

+ Lúa: 16 thí nghiệm trong các điều kiện ngập, mặn, hạn, phèn (2 TN trong điều kiện mặn; 6 TN trong điều kiện hạn; 6 TN trong điều kiện ngập; 2 TN trong điều kiện phèn)

+ Lạc: 2 thí nghiệm trong các điều kiện hạn

+ Mía: 2 thí nghiệm trong các điều kiện hạn

 Chuyên đề

17/17 chuyên đề so sánh lựa chọn quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất đối các cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng; Đánh giá hiệu quả và lựa chọn kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất tối ưu đối với các cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng (ĐBSH, ĐBDHMT, ĐBSCL) dưới tác động của BĐKH

 Quy trình: 12/12 quy trình cho 3 vùng đồng bằng

Xây dựng 12 quy trình cho các cây trồng chủ lực ở 3 vùng ĐBSH; ĐBDHMT và ĐBSCL

+ 04 quy trinh canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho 4 cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Hồng (Lúa; ngô; lạc; đậu tương)

+ 05 quy trinh canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho 3 cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Duyên hải miền Trung

+ 03 quy trinh canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho 3 cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long (Lúa; lạc; mía)

Nội dung 4 Xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng các kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất phù hợp/tối ưu cho các cây trồng chủ lực để giảm tác động của biến đổi khí hậu

 Xây dựng mô hình: 24 mô hình trình diễn đã được thực hiện tại 3 vùng

đồng bằng

+ Vùng ĐBSH: Hoàn thành 8 mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất dưới tác động của BĐKH cho cây lúa, lạc, Ngô và đậu tương tại 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình (Giấy xác nhận kết quả triển khai mô

Trang 21

mô hình ở tỉnh Nghệ An; Giấy xác nhận kết quả triển khai mô hình ở tỉnh Bình Định)

+ Vùng ĐBSCL: Hoàn thành 6 mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất dưới tác động của BĐKH cho cây lúa, lạc và mía tại 2 tỉnh Kiên Giang và Long An (Giấy xác nhận kết quả triển khai mô hình ở tỉnh Long An; Giấy xác nhận kết quả triển khai mô hình ở tỉnh Kiên Giang)

 Chuyên đề

24/24 chuyên đề về Đánh giá hiệu quả mô hình trình diễn các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất được lựa chọn đối với các cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng

Nội dung 5 Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình và đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác cây trồng chủ lực ở các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của BĐKH

 Xây dựng tài liệu tập huấn : 03 tập tài liệu tập huấn về

+ Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho một

số cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Hồng

+ Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho một

số cây trồng chủ lực vùng đồng bằng Duyên hải miền Trung

+ Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho một số cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long

 Đào tạo, tập huấn

Trang 22

22

Phổ biến rộng rãi các quy trình canh tác và bảo vệ đất đã được xây dựng và lựa chọn nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và đảm bảo sản xuất bền vững cho 600 lượt nông dân, cán bộ khuyến nông tại các vùng nghiên cứu

+ Vùng ĐBSH: Tập huấn Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho một số cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Hồng cho

200 lượt người tham gia (Hoàn thành 2 lớp tập huấn/ tỉnh x 2 tỉnh (Nam Định, Thái Bình) x 50 người/lớp)

+ Vùng ĐBDHMT: Tập huấn Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho một số cây trồng chủ lực vùng đồng bằng Duyên Hải Miền Trung cho 200 lượt người tham gia (Hoàn thành 2 lớp tập huấn/ tỉnh x 2 tỉnh (Nghệ An, Bình Định) x 50 người/lớp)

+ Vùng ĐBSCL: Tập huấn Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho một số cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long cho 200 lượt người tham gia (Hoàn thành 2 lớp tập huấn/ tỉnh x 2 tỉnh (Long

An, Kiên Giang) x 50 người/lớp)

Sản phẩm chính của đề tài

 Sản phẩm dạng II

12 Quy trình kỹ thuật canh tác các cây trồng chủ lực ở 3 vùng ĐBSH;

ĐBDHMT và ĐBSCL (quyết định công nhận cấp cơ sở)

+ 04 quy trinh canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho

4 cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Hồng (Lúa; ngô; lạc; đậu tương) + 05 quy trinh canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho

3 cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Duyên hải miền Trung

+ 03 quy trinh canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho

3 cây trồng chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long (Lúa; lạc; mía)

Bản đồ: Hoàn thành 37 bản đồ các loại, trong đó:

+ 3 bản đồ hiện trạng phân bố cây trồng dưới tác động của BĐKH

Trang 23

Báo cáo: Báo cáo kết quả năm 2013; báo cáo kết quả năm 2014; báo cáo kết quả năm 2015; Báo cáo tổng hợp giai đoạn 2013-2015

Cơ sở dữ liệu: Đĩa CD lưu trữ các sản phẩm của đề tài

Báo cáo chuyên đề: 86 báo cáo chuyên đề đã phản ánh đúng, đầy đủ các

nội dung nghiên cứu được tổ chuyên gia nghiệm thu kết quả (có biên bản nghiệm thu chuyên đề kèm theo) bao gồm: 4/4 chuyên đề thuộc nội dung 1; 36/36 chuyên đề thuộc nội dung 2; 17/17 chuyên đề thuộc nội dung 3; 24/24 chuyên đề thuộc nội dung 4; 5/5 chuyên đề thuộc nội dung 5;

 Sản phẩm dạng III Bài báo; sổ tay chuyên khảo

Bài báo: Đăng 3 bài trên các tạp chí Nông nghiệp và PTNT, tạp chí khoa học đất

+Bài 1: Bùi Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Huệ, Lục Thị Thanh Thêm, 2015 Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ứng dụng các quy trình canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực tại 3 vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Tạp chí khoa học đất Việt Nam, số 46, 2015

+Bài 2: Nguyễn Văn Thiết, Bùi Thị Phương Loan, Mai Văn Trịnh Tính toán lượng nước tưới và xây dựng bản đồ nhu cầu nước cho lúa, ngô, lạc, đậu tương

vụ xuân vùng đồng bằng sông Hồng Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 22 kỳ 2 tháng 11 năm 2015

+Bài 3: Lê Văn Khiêm, Bùi Thị Phương Loan, Vũ Dương Quỳnh, Trần Vũ Nam, Vũ Đình Tuấn Ảnh hưởng của một số kỹ thuật canh tác đến năng suất cây

Trang 24

24

ngô trong điều kiện khô hạn trên đất cát biển Hải Hậu, Nam Định Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 24 kỳ 2 tháng 12 năm 2015

Xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật: 03 sổ tay kỹ thuật vùng

+ Sổ tay hướng dẫn ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cây trồng chủ lực thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (Giấy phép xuất bản số 110/QĐ-GTVT)

+ Sổ tay hướng dẫn ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cây trồng chủ lực thuộc vùng đồng bằng Duyên hải miền Trung(Giấy phép xuất bản số 112/QĐ-GTVT)

+ Sổ tay hướng dẫn ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cây trồng chủ lực thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (Giấy phép xuất bản số 111/QĐ-GTVT)

Đào tào:

+Giấy xác nhận tham gia và sử dụng số liệu của đề tài làm nghiên cứu sinh –

Bùi Thị Phương Loan

+ Giấy xác nhận tham gia và sử dụng số liệu của đề tài làm luận văn thạc sỹ - Phạm Thanh Hà

+ Giấy xác nhận tham gia và sử dụng số liệu của đề tài làm luận văn tốt nghiệp Đại học (3 sinh viên)

Báo cáo tài chính: Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm

5 Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của đề tài

 Đối với kinh tế

Để thuyết phục được người dân chấp nhận một cách thức sản xuất thì việc đưa ra hiệu quả kinh tế của cách thức đó là cách làm dễ thuyết phục nhất Hiệu quả kinh tế được tính cho 24 mô hình của 3 vùng đồng bằng (được phân tích chi tiết ở chương 4)

Trang 25

25

Các số liệu và phân tích cho thấy BĐKH có những tác động tiềm tàng đến các lĩnh vực, các địa phương và các loại hình canh tác nông nghiệp Theo kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương cho hiện tại, mặc dù chịu ảnh hưởng của khá nhiều loại hình thiên tai, nhưng trong những năm gần đây, lũ quét, rét, xâm nhập mặn và ngập úng, hạn hán là những loại hình thiên tai tác động trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp như:

+ Gây khó khăn cho quản lý tài nguyên nước, nguồn nước mặt khan hiếm trong mùa khô gây hạn hán, và quá dư thừa trong mùa mưa gây lũ lụt; nguồn nước ngầm bị suy giảm dẫn đến cạn kiệt do khai thác quá mức và thiếu nguồn bổ sung Kết quả sự thiếu hụt hoặc dư thừa nước sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích canh tác hạn hán, mặn hóa, phèn hóa và lũ lụt sẽ thu hẹp diện tích canh tác các cây trồng có thế mạnh;

+ Sự thay đổi về nhiệt độ sẽ làm chuyển dịch các dịch bệnh, đa dạng sinh học giảm do các loài kém chịu hạn hán, ngập lụt có xu hướng bị tuyệt chủng, các loài có khả năng chống chịu hạn hán, lũ lụt sẽ phát triển,

+ Sự thay đổi về điều kiện sinh thái, đất đai và nước mặt sẽ làm thay đổi về tập quán canh tác, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các cây trồng, giảm năng suất và gia tăng dịch bệnh đối với các cây trồng,

 Đối với xã hội:

Kết quả đạt được của đề tài đã chứng minh cho nông dân trực tiếp tham gia mô hình và các vùng lân cận thấy được hiệu quả của việc sản xuất khi ứng dụng đồng bộ các giải pháp về khoa học công nghệ và kinh tế - xã hội trong việc

áp dụng các kỹ thuật thích ứng với các điều kiện bât lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu đối với ngành trồng trọt Thông qua kết quả của các mô hình đã góp phần nâng cao nhận thức của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp,từ đó người dân có những hành động thiết thực hơn, có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường sống xung quanh và ngày một nhân rộng ra trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp

Trang 26

26

 Đối với môi trường:

Các quy trình canh tác hiện có tại các địa phương hầu như chưa tính toán đến các yếu tố thời tiết bất thường và điều kiện đất trồng Để đưa ra được các quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho các cây trồng phù hợp áp dụng vào thực tiễn cần kế thừa những ưu điểm của phương pháp và lồng ghép những tính toán mới có tính toán đến những tác động của biến đổi khí hậu, đất trồng để đơn giản phương pháp nhưng vẫn đạt được hiệu quả và mục đích để thực nghiệm, xây dựng mô hình và chuyển giao cho người dân Việc xây dựng thành công 24

mô hình ứng dụng các biện pháp thích ứng trong các điều kiện rét hại, ngập úng, mặn, phèn, hạn đối với các cây trồng chủ lực (lú, ngô, lạc, đậu tương, mía) và đất canh tác tại 3 vùng đồng bằng đã gợi ý hướng đi mới trong canh tác nông nghiệp cho người dân địa phương, góp phần vào việc bảo vệ đất và ổn định năng suất trong bối cảnh biến đổi khí hậu Đồng thời các mô hình này cũng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và tăng thêm thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân

6 Mức độ thực hiện nhân rộng mô hình

Triển khai 24 mô hình về ứng dụng các quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất có triển vọng cho một số cây trồng chủ lực tại 3 vùng đồng bằng trên các đối tượng cây lúa, ngô, lạc, đậu tương, mía dưới các điều kiện rét hại, ngập úng, mặn, hạn, phèn

6.1 Đào tạo, tập huấn để nhân rộng mô hình

Đã tổ chức hội thảo và hội nghị đầu bờ về việc áp dụng các quy trình canh tác có triển vọng cho 180 lượt người tham gia

Tổ chức 12 lớp tập huấn kỹ thuật bao gồm:

- 04 lớp: Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho một số cây trồng chủ lực tại vùng đồng bằng sông Hồng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Trang 27

27

- 04 lớp: Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho một số cây trồng chủ lực tại vùng đồng bằng Duyên Hải Miền Trung dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

- 04 lớp: Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho một số cây trồng chủ lực tại vùng đồng bằng song Cửu Long dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Tổng số học viên tham gia tập huấn là 600 người ((50 người/lớp, 50 cán

bộ khuyến nông, 250 cộng tác viên khuyến nông và 300 nông dân điển hình) đến

từ 6 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Bình Định, Kiên Giang, Long An - đạt 100% so với kế hoạch

Bảng 1: Kết quả học tập của học viên

Trang 28

28

trồng chủ lực tại vùng đồng

bằng Duyên Hải Miền

Trung dưới ảnh hưởng của

biến đổi khí hậu

bằng sông Cửu Long dưới

ảnh hưởng của biến đổi khí

hậu

% HV đạt

- Sự chuyên cần: nội dung và phương pháp tập huấn tương đối phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của học viên nên hầu hết các học viên dù lớn tuổi hay ít tuổi đều rất cần cù, siêng năng, chịu khó Các bài tập được giao đều hoàn thành đầy đủ theo yêu cầu

- Khả năng tiếp thu: Tốt, tuy nhiên cũng có một vài học viên lần đầu tiên được tiếp xúc với phương pháp tập huấn có sự tham gia nên còn tỏ ra rụt rè, thiếu tự tin khi trình bày trước kết quả trươc lớp

- Ý thức tổ chức: rất cao, gương mẫu, luôn nêu cao tính tự giác và đoàn kết, cởi mở, chân thành giúp nhau cùng tiến bộ

Ho ̣c viên có phản ứng tích cực với khóa ho ̣c, có tới 52% ho ̣c viên đánh giá chất lượng tâ ̣p huấn rất tốt; 48% ho ̣c viên đánh giá tốt

6.2 Đánh giá hiệu quả mô hình

6.2.1 Công tác chuyển giao công nghệ

Các hướng dẫn kỹ thuật chuyển giao được xây dựng trên quan điểm là kế thừa các kết quả thực nghiệm đã có, bổ sung hoàn chỉnh các quy trình công nghệ thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài

Trang 29

29

Kết quả triển khai các công nghệ là phù hợp với ứng dụng đặc thù của từng vùng đồng bằng của đề tài, kết quả trên được minh chứng thông qua các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của từng thí nghiệm và kết quả của các mô hình tại 3 vùng đồng bằng

Hướng dẫn kỹ thuật được chuyển giao cho hộ sản xuất nông dân và các bên liên quan thông qua tập huấn và đào tạo trực tiếp tại các địa phương về các

Quy trình canh tác và kỹ thuật áp dụng các biện pháp bảo vệ đất cho một số cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, lạc và mía) tại các vùng đồng bằng (ĐBSH;

ĐB Duyên Hải Miền Trung; ĐBSCL) dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Những nông dân được tập huấn và đặc biệt những nông dân trực tiếp tham gia các thí nghiệm và xây dựng các mô hình trình diễn nắm bắt khá tốt các hướng dẫn kỹ thuật về các quy trình kỹ thuật canh tác áp dụng lượng phân bón hợp lý, giống cây trồng, mùa vụ gieo trồng, chế độ che phủ, chế độ tưới nước thích hợp trong các điều kiện rét hại, hạn hán, mặn, phèn và ngập úng dưới ảnh hưởng của BĐKH bởi vì ngoài việc tham gia các buổi tập huấn, các nông hô ̣ trên được cán

bộ kỹ thuật của đề tài theo sát để chỉ đạo xử lý và xây dựng mô hình Đối với những nông hộ không trực tiếp tham gia xây dựng mô hình thì việc tiếp nhận các hướng dẫn kỹ thuâ ̣t chỉ đạt ở mức độ vừa phải bởi vì thời lượng tập huấn không đươ ̣c cán bộ hướng cầm tay chỉ việc nên việc ghi nhận của nông hộ có phần giới hạn

Đánh giá hiện trạng thực tế tại địa phương, các quá trình thực hiện và xử

lý thực tế tại hiện truờng phù hợp với quy mô nông hộ tại địa bàn triển khai của

Ngày đăng: 08/08/2019, 00:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Dự thảo "Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu", http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Du-thao-Chien-luoc-quoc-gia-ve-bien-doi-khihau/20116/85667.vgp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
4. Đoàn Văn Điếm, Trần Quang Tộ, Phạm Văn Phê, Trần Danh Th.n, Tác động của điều kiện khíhậu nông nghiệp đối với sản xuất lương thực (lúa,ngô) ở địa bàn Hà Nội, Đề tài cấp Bộ m. số B99-32-38, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2000, 49 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của điều kiện khíhậu nông nghiệp đối với sản xuất lương thực (lúa,ngô) ở địa bàn Hà Nội
5. IPCC, Climate Change 2007: Synthetic Report- Summary for Policymaker, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Climate Change 2007: Synthetic Report- Summary for Policymaker
7. Trần Việt Liễn (2000).Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến vùng ven biển Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến vùng ven biển Việt Nam
Tác giả: Trần Việt Liễn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
8. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2010).Điều tra, đánh giá và cảnh báo biến động của các yếu tố khí tượng thủy văn có nguy cơ gây tổn thương tài nguyên - môi trường vùng biển và dải ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp phòng tránh và ứng phó, Báo cáo kết quả thực hiện dự án năm 2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, đánh giá và cảnh báo biến động của các yếu tố khí tượng thủy văn có nguy cơ gây tổn thương tài nguyên - môi trường vùng biển và dải ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp phòng tránh và ứng phó
Tác giả: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Năm: 2010
17. Tổng cục Thông kê. 1996.Economic evaluation of environmental impacts: A workbook. Manila, Philipines : Environmental Division, Ofice of Environment and Social Development, ADB, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic evaluation of environmental impacts: A workbook
19. Tổng cục Thống kê. 2011. Số liệu thống kê nông lâm nghiệp và Thủy sản (Database of Agriculture, Forestry and Fishery(. www.gso.gov.vn. [Online]2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.gso.gov.vn
20. . 2012.Climate change, sea level rise scenarios for Vietnam. Ha Noi, Vietnam : s.n., 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Climate change, sea level rise scenarios for Vietnam
21. ADB. 2009.Building Climate Ressilience in the Agriculture sector of Asia and the Pacific. Manila, Philipines : s.n., 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Building Climate Ressilience in the Agriculture sector of Asia and the Pacific
22. Chính phủ. 2013.Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chỉnh phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triến bền vững. 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chỉnh phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triến bền vững
23. Phạm Quang Hà và CS,. 2013.Điều tra đánh giá tác động, xác định các giải pháp ứng phó và triển khai các kế hoạch hành động trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản. Đề tài cấp Bộ. Hà Nội, Việt Nam : Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra đánh giá tác động, xác định các giải pháp ứng phó và triển khai các kế hoạch hành động trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản. Đề tài cấp Bộ
24. RAO A.K. 2006.Spatial implementation of crop simulation model for regional wheat yield mapping. Agriculture and Soil Journal, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spatial implementation of crop simulation model for regional wheat yield mapping
25. UBND tỉnh Binh ĐịnhĐề án điều chỉnh bổ sung quy hoạch nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn 2020 tỉnh Bỉnh Định. s.l. : UBND tỉnh Bình Định, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án điều chỉnh bổ sung quy hoạch nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn 2020 tỉnh Bỉnh Định
26. W. Jones, G. Hoogenboom, C.H. Porter, K.J. Boote, W.D. Batchelor, L.A. Hunt,P.W. Wilkens, U. Singh, A.J. Gijsman, J.T. Ritchie. 2003.The DSSAT cropping system model. Europ. J. Agronomy 18 (2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: The DSSAT cropping system model
18. 2007. IPCC Fourth Assessment Report: Climate Change 2007 (AR4). [Online] 2007.http://www.ipcc.ch/publications_and_data/publications_and_data_reports.shtml#1 Link
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam Khác
9.UBND tỉnh Kiên Giang. Báo cáo Tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Kiên Giang 2013 Khác
10. UBND tỉnh Long An. Báo cáo Tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Long An 2013 11. Quy trình canh tác lúa theo phương pháp 3 giảm 3 tăng Khác
14. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương trình mục tiêu Quốc gia về biến đổi khí hậu, Hà Nội, 12/2008 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w