I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong xã hội ta hiện nay, việc giáodục đạo đức nói chung và giáo dụclễgiáochotrẻ mầm non nói riêng là một việc làm không thể thiếu được trong công tác chăm sóc giáo dục. Vì ở tuổi mầm non ý thức của trẻ ngày càng hoàn thiện và hình thành rõ nét ở tuổi Mẫu giáo luôn thích bắt chước mọi lời nói, hành động của người lớn. Do đó cần có sự phối hợp mang tính cộng đồng giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể trong xã hội, giáodục các cháu nhằm để đào tạo những con người có ích cho quê hương đất nước. Muốn thực hiện được điều này thì phải xây dựng một hình ảnh ngay từ lứa tuổi mầm non như Bác Hồ đã dạy: “Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Và mỗi người chúng ta đều phải có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện. Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế đất nước, truyền thống đạo đức của dân tộc đang bị xói mòn một cách nghiêm trọng, tác động không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của trẻ thơ. Cho nên cần phải lấy việc giáo dụclễgiáochotrẻ Mẫu giáo làm đầu, vì đây là một nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện chủ trưởng, pháp luật của giáodục hiện nay để tăng cường giáodục đạo đức truyền thống của dân tộc. Từ thuở xa xưa ông cha ta đã khẳng định: “ Tiên học lễ, hậu học văn” lời nói đó như một bài học quý báu cho các bậc làm cha, làm mẹ của thế hệ hôm nay và mai sau, tiếp tục kế thừa và phát huy . Từ khi trẻ mới sinh ra cho tuổi Mẫu giáo, trẻ được sự âu yếm của cha mẹ là lúc trẻ bắt đầu hình thành những hành vi về lễ giáo, tâm hồn các cháu như tờ giấy trắng mà giáo viên là người vẽ nét bút đầu tiên về nhân cách trẻ đúng như câu nói: “Trẻ em như giấy trắng trong – Cô nuôi dạy trẻ là dòng mực xanh”. Thực tế ở trường Mầm Non Hoa Hồng - Huyện Hàm Thuận Bắc của chúng tôi, còm một số cháu là gia đình con một, con cán bộ, công nhân viên chức; con dân buôn bán, được cưng chiều nên chưa có thói quen mẫu mực trong giao tiếp như : Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi…; chưa trả lời lễ phép: Vâng, dạ ….; chưa thể hiện được tình thân ái với em nhỏ, bạn bè Mặc khác trẻ lứa tuổi Mẫu giáo dễ tiếp nhận những hành vi, những thói quen sẵn có từ các thành viên trong gia đình và môi trường xung quanh trẻ. Do đó, trẻ dễ có hành vi bắt chước những việc tốt và việc xấu của người lớn. Trẻ em ở lứa tuổi Mẫu giáo thời gian các cháu ở với cô giáo nhiều hơn ở với gia đình, nên trường học là cái nôi để giáodụcchotrẻ tốt nhất. Đối với “ Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước tiến lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì xã hội đòi hỏi chế độ mai sau, phải có những con người vừa có đức, vừa có tài để xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh và giàu đẹp. Với những suy nghĩ đó, muốn giáodục các cháu có những hành vi tốt về lễ giáo, bản thân tôi là giáo viên đang dạy lớp chồi ( 4 – 5 tuổi ) tôi luôn trăn trở, tìm những giải pháp giáodục nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi để giúp trẻ có những hành vi ứng xử, thói quen giao tiếp văn minh trong cuộc sống. Đối với lứa tuổi Mẫu non đạo đức là lễ giáo, với lý do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài : “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáodụclễ giáo” II- NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Để thực hiện tốt đề tài này ngay từ đầu năm học, họp phụ huynh đợt I tôi lập phiếu thăm dò ý kiến của phụ huynh để xem phụ huynh hiểu được vấn đề này ở mức độ nào để tôi có kế hoạch cụ thể trong năm học Tôi cần phải trao đổi trò chuyện trực tiếp với một số phụ huynh để họ nhận thức đúng về giáo dụclễgiáochotrẻ ở nhà. Nói chung, phụ huynh đã nhận thức được việc giáo dụclễgiáochotrẻ là việc làm thường xuyên liên tục để trẻ có ý thức hơn trong việc thực hiện được những hành vi của mình, đưa chất lượng giáo dụclễgiáochotrẻ ngày càng cao hơn. 1- Xây dựng và bồi dưỡng nhận thức về chuyên đề lễgiáocho học sinh: - Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động giáodụclễgiáo cụ thể hàng tháng, hàng tuần sau đó có kết quả những việc làm được và những việc chưa làm được tiếp tục khắc phục làm ở tháng sau nhất là ở sổ theo dõi có ghi tên cụ thể những cháu cá biệt để có kế hoạch rèn thêm cho những cháu này. Tôi lồng kế hoạch lễgiáo vào tất cả các môn học: Truyện, thơ, âm nhạc, LQMTXQ …. Phải biết xây dựng kế hoạch lễgiáo cụ thể theo tháng, tuần, ngày sao cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình. Có sổ nhật ký ghi chép sự chuyển biến và những hiện tượng hành vi, thói quen chưa đúng của trẻ diễn ra trong ngày để nắm bắt được, cần tập trung giáodụctrẻ cá biệt nào, theo phương pháp nào là thiết thực nhất cho từng trẻ. Ngoài ra, tự tham khảo tài liệu nghiên cứu và thí điểm những vấn đề do kế hoạch đặt ra, tìm những biện pháp sáng tạo, rút kinh nghiệm chuyên đề ở lớp mình. 2- Phối hợp với các bậc cha mẹ, các đoàn thể trong xã hội để thực hiện tốt các chuyên đề lễgiáochotrẻ Mẫu giáo: Trên đây là một số giải pháp hữu hiệu nhất, tôi đề ra nhằm nâng cao chất lượng giáodụclễgiáocho lứa tuổi Mẫu giáo. III- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Sau một năm thực hiện các giải pháp trên lớp tôi đã đạt được 1 số kết quả như sau: - 100% các cháu có thói quen mẫu mực trong giao tiếp như: Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi…90% các cháu có thói quen lễ phép: Vâng, dạ … khả năng tiếp thu của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ thể hiện được những hành vi, những thói quen và bắt chước những việc tốt. - Các cháu thực hiện tốt việc giáodụclễgiáo là việc làm thường xuyên liên tục để trẻ có ý thức hơn trong việc thực hiện được những hành vi của mình. - Qua việc phối hợp cùng phụ huynh để dạy cháu áp dụng các giải pháp giáodụclễ giáo, phụ huynh rất an tâm vì thấy con em mình đến lớp không những được các cô chăm sóc, giáodục mà còn học được những hành vi ứng xử, thói quen giao tiếp vân minh trong cuộc sống. IV- BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Tôi rất vui mừng và phấn khởi vì sau 1 năm thực hiện các giải pháp hữu ích dạy trẻ nâng cao hiệu quả giáodụclễgiáo : Lớp tôi các cháu đã thực hiện được những hành vi, thói quen giao tiếp với mọi người xung quanh. Các bật phụ huynh rất an tâm ngày càng tin tưởng cô giáo, nhà trường và cùng tôi phối hợp rèn cháu, vì vậy mà tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Qua đó tôi thấy việc dạy trẻ có thói quen lễgiáo không thể thiếu trong việc hình thành nhân cách về mọi mặt chotrẻ ở trường mầm non. Hành vi ứng xử giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cơ bản ban đầu để giúp cháu có thói quen giao tiếp văn minh trong cuộc sống. Trên đây là một số giải pháp hữu ích, tôi áp dụng vào lớp 4 tuổi của tôi. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Ban giám khảo và chị em đồng nghiệp để tôi được thêm những kinh nghiệp quí báo trong giảng dạy ngày càng nâng cao, chất lượng dạy trẻ đạt hiệu quả hơn. Hàm Thuận Bắc, ngày 25 tháng 5 năm 2009 Người viết Đỗ Thị Huỳnh Linh . động không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của trẻ thơ. Cho nên cần phải lấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo làm đầu, vì đây là một nhiệm vụ quan. một bài học quý báu cho các bậc làm cha, làm mẹ của thế hệ hôm nay và mai sau, tiếp tục kế thừa và phát huy . Từ khi trẻ mới sinh ra cho tuổi Mẫu giáo,