1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Day Ngu phap theo PP moi

13 767 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 197,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: DẠY NGỮ PHÁP THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP Giáo viên: Nguyễn Đức Toàn Nàm hc 2005-2006 Đề tài: DẠY MỘT CẤU TRÚC NGỮ PHÁP THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hơn bao giờ hết thế giới ngày nay tồn tại và phát triển trong muôn vàn mối quan hệ chồng chéo giữa các nước khác nhau trong tất cả các lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, thông tin, bưu điện, du lịch . Trong bối cảnh lịch sử đó, sự hiểu biết tiếng nói của nhau đã trở thành một điều kiện không thể thiếu được để phát triển các mặt hoạt động của mỗi nước. Do đó việc dạy - học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trong chương trình giáo dục phổ thông là một yêu cầu bức bách của mỗi nước. Song việc dạy - học ngoại ngữ từ trước đến nay liên tục gặp phải không ít khó khăn như vấn đề sách giáo khoa, thiết bị và phương tiện dạy học nhưng khó khăn nhất vẫn là vấn đề phương pháp. Đứng trước tình hình đó, việc đổi mới phương pháp dạy - học là rất cần thiết nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Vậy đổi mới phương pháp dạy - học là gì? Đổi mới phương pháp dạy - học là quá trình chuyển từ vai trò lấy giáo viên làm trung tâm sang vai trò lấy học sinh làm trung tâm, là chủ thể của quá trình nhận thức nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, phát triển được tư duy của học sinh trong quá trình học. Trong quá trình học một ngoại ngữ, học sinh cần phải nắm và vận dụng được các yếu tố ngôn ngữ mới. Yếu tố nào cũng thật quan trọng và cần thiết, nhưng làm thế nào để dạy một điểm ngữ pháp, cụ thể hơn là một cấu trúc ngữ pháp, cho thật hiệu quả là một vấn đề không đơn giản. Có thể có rất nhiều phương pháp dạy một cấu trúc ngữ pháp, nhưng trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi xin được nêu ra hai phương pháp có tính phổ biến và tương đối hiệu quả nhất. Mong rằng những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp cho chúng ta có được khái niệm, mô hình và định hướng cơ bản mà từ đó có thể vận dụng vào việc dạy các yếu tố ngôn ngữ nói chung và cấu trúc ngữ pháp nói riêng thật sự có hiệu quả hơn. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Phương pháp PPP: Theo phương pháp này thì để dạy một cấu trúc ngữ pháp thường có 3 giai đoạn: Giai đoạn giới thiệu (presentation stage), giai đoạn 2 luyện tập (practice stage hay controlled practice), và giai đoạn luyện tập tự do (free practice hay production stage). Có thể hiểu phương pháp này theo sơ đồ sau: presentation practice production 1.1. GIAI ĐOẠN GIỚI THIỆU (PRESENTATION STAGE): Đây là giai đoạn giáo viên giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới nhằm giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và nắm được cách dùng cấu trúc ngữ pháp đó. Ở giai đoạn này giáo viên làm phần lớn công việc, thời gian giáo viên nói (TTT) chiếm đến 80%. Giai đoạn giới thiệu được tiến hành theo các bước như sau: a. Xây dựng tình huống giao tiếp: Tình huống giao tiếp là tình huống nơi mà hoạt động ngôn ngữ xảy ra. Công việc này có thể thực hiện bằng hình ảnh, ngữ cảnh, bài đối thoại, bài text . Ví dụ1: Để giới thiệu cấu trúc ngữ pháp The Present Continuous giáo viên có thể sử dụng các bức tranh sau: Mary is playing tennis They are swimming Ví dụ2: Để giới thiệu cấu trúc ngữ pháp used for . giáo viên có thể cho học sinh đọc bài khoá, rồi sau đó hỏi học sinh câu hỏi: Money is used for buying or selling goods, for measuring value or storing wealth. Almost every society now has a money economy based on coins and paper notes of one kind or another Trích MONEY (Unit 15 - English 10) Teacher : What is money used for? Student : It is used for buying or selling goods, . Ví dụ3: Để giới thiệu yếu tố ngôn ngữ mới: động từ khiếm khuyết CAN (chỉ khả năng), giáo viên có thể sử dụng đoạn đối thoại sau: Daisy: I can swim. Can you, Mary? Mary : Yes, I can, too. Daisy: Can your brother swim? Mary: No, he can't. Ví dụ4: Để giới thiệu cấu trúc ngữ pháp . be made of +danh từ chỉ chất liệu, giáo viên có thể sử dụng ngữ cảnh hoặc vật thật. Chỉ vào cái bàn, giáo viên nói : - This desk is made of wood. Chỉ vào hộp phấn, giáo viên nói: - It is made of paper 3 Chỉ vào đôi giày, giáo viên nói : - These shoes are made of leather. b. Giới thiệu yếu tố ngôn ngữ: Ở bước này, giáo viên ghi ví dụ lên bảng, sau đó phân tích hiện tượng ngôn ngữ, sự giống và khác nhau về ý nghĩa và cấu trúc của các ví dụ. Tốt hơn hết là gợi ý (elicit) để học sinh phân tích và nói ra hình thức của cấu trúc. Nếu cần giáo viên có thể giải thích thêm, nhấn mạnh bằng cách gạch chân dưới các từ cấu trúc, dùng làm mẫu để học sinh tập nói những câu tương tự sau này. c. Nói và viết đúng yếu tố ngôn ngữ: Ở bước này, giáo viên cho học sinh đọc đồng thanh hoặc cá nhân nhằm giúp học sinh nói đúng về cả ngữ pháp lẫn phát âm. Sau đó cho học sinh ghi ví dụ và hình thức cấu trúc vào vở. d. Kiểm tra khái niệm về yếu tố ngôn ngữ (concept checking): Mục đích của bước này là kiểm tra xem học sinh đã nắm được cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa của ngữ liệu cũng như chức năng lời nói hay chưa. Ví dụ : Những câu hỏi dưới đây có thể dùng để kiểm tra sau khi giới thiệu The Past Simple. Câu mẫu: They played tennis yesterday Câu hỏi kiểm tra: - When did they play tennis? - Is 'yesterday' in the past or in the present? - What tense do you think 'played' is? - What shows you it is the past tense? - How do you think we form the past tense? Trong trường hợp dùng câu hỏi khônsg hiệu quả, gây cho học sinh khó hiểu hoặc hiểu sai, giáo viên có thể kiểm tra khái niệm bằng cách cho học sinh đọc và dịch câu mẫu sang tiếng việt. Đây là giai đoạn giáo viên kiểm tra khái niệm về yếu tố ngôn ngữ mới, trong đó giáo viên kiểm tra ý nghĩa, công cụ, cấu trúc và cả phát âm. Nếu thời gian cho phép, giáo viên có thể kiểm tra chức năng ngôn ngữ, cách dùng của cấu trúc. Làm tốt điều này, việc thực hiện những giai đoạn tiếp theo sẽ dễ dàng hơn. 1.2. GIAI ĐOẠN LUYỆN TẬP (PRACTICE STAGE): Đây là giai đoạn học sinh luyện tập yếu tố ngôn ngữ mới với giáo viên. Trong giai đoạn này giáo viên cho học sinh làm nhiều bài tập, thông thường là những bài luyện tập (drils) trong sách giáo khoa, bao gồm hình thức luyện tập theo cặp hoặc theo nhóm. Ở giai đoạn này học sinh luyện tập dưới sự kiểm soát chặt chẽ của giáo viên để đảm bảo 4 học sinh nói đúng cấu trúc ngữ pháp. Do vậy, giáo viên chú trọng đến sự chính xác (accuracy) và sửa chữa các lỗi sai, đặc biệt là các lỗi liên quan đến chủ đề ngữ pháp đang dạy. Thời gian giáo viên nói (TTT) chiếm khoảng 40% do giáo viên phải hướng dẫn, làm mẫu, điều khiển lớp học và gợi ý, sửa sai cho học sinh. Giai đoạn luyện tập giúp học sinh có cơ hội sử dụng ngôn ngữ vừa được giới thiệu dưới sự hướng dẫn của giáo viên để nắm vững cấu trúc ngữ pháp và hiểu thêm ý nghĩa của nó. Trước đây giai đoạn này chủ yếu là những bài tập một chiều. Tuy nhiên, giáo viên có thể đưa vào những hoạt động giao tiếp (communicative activities) để học sinh được luyện tập nhiều hơn và bài tập mang tính thực tiễn hơn, đồng thời những bài tập này, nếu được thực hiện tốt, sẽ giúp cho những hoạt động trên lớp lí thú hơn và thực tế hơn. Bài luyện tập thường do giáo viên điều khiển và lớp học luyện tập bằng cách nói đồng thanh, hoặc từng cá nhân học sinh, hoặc từng cặp đứng lên lập lại. Như vậy bài luyện tập thường mang tính máy móc (mechanical drill), thiếu tính giao tiếp và thường tập trung nhiều vào hình thức ngữ pháp. Ví dụ: Teacher : Nam had better get up early Student(s): Nam had better get up early Teacher : come to class on time Student(s): Nam had better come to class on time Teacher : revise his lessons Student(s): Nam had better revise his lessons Teacher : blap the bue Student(s): Nam had better blap the bue Thế mạnh của bài luyện tập này là học sinh yếu có thể tham gia luyện tập bởi vì chúng chỉ cần lặp lại như một cái máy mà không cần lưu ý đến nghĩa của câu nói. Câu cuối rất chính xác về mặt ngữ pháp nhưng không cóï nghĩa gì cả vì cụm từ "blap the bue" vô nghĩa. Ví dụ này cho thấy tất cả các học sinh trong lớp học từ yếu đến khá, giỏi đều có thể tham gia luyện tập một cách sôi nổi và có cơ hội nói đúng cấu trúc ngữ pháp mặc dù nhiều lúc không hiểu hết nghĩa của từ. Đây là giai đoạn đầu của một quá trình luyện tập đi từ đơn giản đến phức tạp. Bài luyện tập có ý nghĩa (meaningful drills) đòi hỏi học sinh phải hiểu hết ý nghĩa của các từ gợi ý, cấu trúc ngữ pháp. Học sinh phải nghe hiểu và chọn lựa từ vựng mới thực hiện được các dạng bài luyện 5 này. Như vậy bài luyện này chú trọng vừa hình thức ngữ pháp vừa ý nghĩa của chức năng của ngôn ngữ. Ví dụ 1: Luyện tập cấu trúc so sánh hơn của tính từ. Your house is bigger than mine. A B C A tiger A rabbit A motorbike A dog fast expensive intelligent big a bike a cat a cow a turtle - A tiger is bigger than a cat. - A rabbit is faster than a turtle. - A motorbike is more expensive than a bike. - A dog is more intelligent than a cow. Ví dụ 2: Luyện tập cấu trúc . used for . Giáo viên cho học sinh xem một số hiình ảnh (pictures) hoặc vật thật (realia) và yêu cầu học sinh luyện tập theo cặp. Teacher : a television P1: What is a television used for? P2: It is used for watching (films, news .) Teacher: books P3: What are books used for? P4: They are used for reading. Các bài luyện tập có ý nghĩa đòi hỏi học sinh phải chủ động hơn và phát huy tính tích cực hoạt động của mình trong học tập, làm cho giờ học trở nên sinh động hơn và thực tế hơn. Giai đoạn luyện tập được tiến hành theo các bước như sau: a) Dạy từ vựng cần thiết cho các bài luyện tập (Pre-teach Vocabulary) 6 Nếu trong các bài luyện tập có một số từ vựng mà học sinh chưa biết, giáo viên nên dạy trước để cho học sinh dễ dàng trong việc luyện tập.Ở bước này, giáo viên có thể dùng các kỉ thuật dạy từ vựng để giới thiệu từ mới như dùng hình ảnh(visuals), động tác(mime), vật thật- người thật(realia), tình huống hoặc giải thích(situation or explanation), ví dụ(example), từ đồng nghĩa - trái nghĩa(synonym and antonym), nghĩa tương đương trong tiếng việt(Vietnamese equivalent). Tuy nhiên, nếu trong 1 giờ học mà phải luyện tập hai hoặc nhiều cấu trúc thì bước này có thể thực hiện đầu tiên. Nghĩa là giáo viên gom từ vựng ở trong các bài luyện tập để dạy trước rồi mới giới thiệu và dạy cấu trúc sau, không nên dạy từ vựng ở các phần lẻ tẻ làm phân tán tư tưởng của học sinh. b) Dùng mẫu câu trong giai đoạn giới thiệu làm câu đầu tiên trong bài luyện tập(Use the model sentences) Ở bước này giáo viên nên làm một câu mẫu với cấu trúc đang học. Học sinh lặp theo đồng thanh cả lớp, theo nhóm hay cá nhân. c) Học sinh luyện tập theo mẫu(open pairwork): Giáo viên chọn một vài học sinh khá,giỏi hoặc những cặp học sinh khá, giỏi (đối với những bài luyện ở daüng trao đổi) làm mẫu trước lớp. d) Học sinh luyện tập theo cặp, theo nhóm(closed pairwork - groupwork): Ở bước này giáo viên cho học sinh luyện tập theo cặp hoặc theo nhóm. Các cặp hoặc các nhóm tiến hành luyện tập cùng một lúc, do đó giáo viên cần có hướng dẫn, phân công nhiệm vụ rõ ràng và đi đến từng cặp hay từng nhóm giúp đỡ, sửa chữa các lỗi sai đồng thời khuyến khích, động viên học sinh. 1.3. GIAI ĐOẠN LUYỆN TẬP TỰ DO (PRODUCTION STAGE) Đây là giai đoạn giáo viên cho học sinh áp dụng phần ngôn ngữ đang học. Học sinh sử dụng những điều đang học kết hợp với những kiến thức và kỹ năng sẵn có . Ở giai đoạn này học sinh được tự do hơn khi phát biểu, không lệ thuộc nhiều vào giáo viên. Giáo viên chỉ hướng dẫn và theo dõi xem học sinh đã tham gia hoạt động trên lớp đúng với yêu cầu đề ra hay chưa. Vì vậy giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn luyện tập tự do (free practice). Ở giai đoạn học sinh tự thực hành, vận dụng những gì đã học và điều chỉnh nếu có những vấp váp. Những bài luyện tập bây giờ đòi hỏi học sinh luyện tập một cách tự do hơn so với ở giai đoạn luyện tập trước. Học sinh có thể sử dụng các cấu trúc ngữ 7 pháp hoặc các chức năng ngôn ngữ đang học kết hợp với những kiến thức và kỹ năng đã có trong những tình huống ngôn ngữ có nhiều yếu tố bất ngờ hơn. Điều này có nghĩa là học sinh ít lệ thuộc vào những gợi ý bắt buộc của giáo viên hoặc sách giáo khoa. Những trao đổi trên lớp bây giờ đòi hỏi học sinh phải vận dụng linh hoạt hơn. Với những yêu cầu như vậy các hoạt động trên lớp phải phù hợp với trình độ của học sinh đồng thời phải có một số yếu tố thách thức để học sinh cố gắng vượt qua. Điều này nhằm tạo hứng thú nơi học sinh và làm cho bài học trở nên có tính thực tế hơn. Giai đoạn luyện tập tự do nhằm giúp học sinh vận dụng ngôn ngữ, phát triển khả năng ứng đáp, tạo hứng thú và tự tin và giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ lưu loát hơn. Các hoạt động ở giai đoạn này thường là thảo luận, hoạt động khoảng trống thông tin, các trò chơi, sắm vai, hoặc chuổi đối thoại v.v. Điều quan trọng là giáo viên làm thế nào để xây dựng các hoạt động có tính giao tiếp, bảo đảm cho yếu tố ngôn ngữ mới xuất hiện một cách tự nhiên trong một tình huống có thể kết hợp được với những yếu tố ngôn ngữ đã học. Sự khác biệt giữa giai đoạn luyện tập và giai đoạn luyện tập tự do là ở chỗ ở giai đoạn trước học sinh tiếp nhận yếu tố ngôn ngữ mới và ở giai đoạn sau học sinh tự mình nói lên được yếu tố ngôn ngữ mới. Sự hướng dẫn của giáo viên ở giai đoạn này chủ yếu là giới thiệu tình huống và các vai trò học sinh phải thể hiện nhiều hơn là cung cấp ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là giáo viên phải có những hướng dẫn đầy đủ và rõ ràng, và nếu cần thiết phải làm mẫu trước khi cho học sinh luyện tập. Để học sinh tự tin và tham gia tốt vào các hoạt động trong giai đoạn này không khí lớp học phải thoải mái. Các hoạt động phải có mục đích cụ thể để học sinh có lí do và hứng thú sử dụng ngôn ngữ. Sau khi hướng dẫn giáo viên nên tránh can thiệp vào hoạt động giao tiếp của học sinh để học sinh có thể tự do trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm. Để tránh làm gián đoạn những hoạt động giao tiếp của học sinh, giáo viên nên hạn chế việc ngắt lời học sinh để sửa các lỗi sai. Trong quá trình giao tiếp học sinh có thể tự điều chỉnh hoặc sửa sai cho nhau. Đây là lúc giáo viên theo dõi và có cơ hội để nhận được phản hồi (feedback) từ học sinh, thẩm định được năng lực và đánh giá những gì học sinh đã tiếp thu và chưa tiếp thu. Việc sửa sai có thể thực hiện một cách gián tiếp, nghĩa là giáo viên ghi nhận và sửa sai sau khi các hoạt động trên lớp đã kết thúc hoặc giáo viên trở lại vấn đề này ở phần củng cố bài học hoặc ở những bài học sau có liên quan. Do đặc thù của giai 8 đoạn này, nên học sinh thực hiện phần lớn công việc và thời gian giáo viên nói(TTT) chiếm khoảng 5%. Các bước của giai đoạn luyện tập tự do: a) Hướng dẫn rõ ràng(Clear instructions): Giáo viên cần phải hướng dẫn một cách tỉ mĩ, rõ ràng để học sinh biết được mình phải làm gì, tránh sự hiểu nhầm. b) Làm mẫu để học sinh theo dõi(Demonstration): Giáo viên làm mẫu một hoặc hai lần để học sinh theo dõi và bắt chước. c) Phân công công việc(Assignments): Giáo viên phân công công việc cho học sinh làm để học sinh biết được công việc mình sẽ làm, làm như thế nào, làm với ai, theo cặp hay theo nhóm v.v. d) Theo dõi và điều hành(Monitor): Khi học sinh luyện tập, giáo viên phải đi đếïn từng nhóm hay từng cặp để giải thích những thắc mắc, nhắc nhở và động viên. e) Sửa lỗi và nhận xét(Mistake corection and Giving remarks): Trong quá trình theo dõi học sinh luyện tập, nếu giáo viên có phát hiện ra một số lỗi ngữ pháp hay phát âm, giáo viên nên ghi nhận. Sau khi các hoạt động luyện tập của học sinh kết thúc, giáo viên có thể sửa một số lỗi sai cần sửa. Tuy nhiên có một số lỗi sai chưa cần thiết có thể để lại cho bài học có liên quan về sau. Mặt khác, giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả luyện tập của học sinh: những việc học sinh đã thực hiện tốt và những việc học sinh thực hiện chưa tốt cần rút kinh nghiệm và khắc phục sửa chữa, đồng thời biểu dương khen ngợi những tập thể hoặc cá nhân có kết quả luyện tập tốt, nhằm động viên và khuyến khích việc học tập của các em. Ví dụ1: Để luyện tập cấu trúc câu nói gián tiếp dạng tường thuật hay nghi vấn, giáo viên cho học sinh hoạt động theo cặp: Một học sinh nói một câu nói ở dạng trực tiếp, học sinh khác thuật lại cho giáo viên hoặc cả lớp nghe. Mai: I've already finished my homework. Lan: Mai said that she had already finished her homework. Minh: What are you doing now? An : Minh asked me where I was doing then. 9 Ví dụ2: Để luyện tập cấu trúc với 'no longer', giáo viên chia lớp học ra làm 4 nhóm và mỗi nhóm đặt 2 câu với no longer và viết chúng lên bảng hoặc poster. Group1: - He is no longer living here - My father no longer smokes. Group2: . Phương pháp PPP cũng có thể được thực hiện ở quy mô nhỏ như khi dạy một thành ngữ mới (idiom) hoặc cấu tạo từ (word study) v.v. Để có một cái nhìn tổng quát, dưới đây là bảng tóm lược có tham khảo từ bài viết của Carol Read về ba giai đoạn này: Giới thiệu Luyện tập Luyện tập tự do Mục đích - Tầm quan trọng của phần ngôn ngữ sẽ dạy. - Ý nghĩa và cấu trúc ngữ pháp. - Kiểm tra khái niệm - giúp học sinh luyện tập tối đa với các bài luyện tập, các hoạt động trên lớp. - giúp học sinh tự tin trong khi sử dụng yếu tố ngôn ngữ mới. - giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ một cách tự do, sáng tạo hơn. - kết hợp sử dụng cái đang học với cái đã học. - tập ứng đáp trong một đối thoại ngoài đời (đối phó với tính chất không dự đoán trước của ngôn ngư)î. - gây hứng thú cho học sinh . - dùng để ôn tập hoặc thẩm định năng lực học sinh Các đặc điểm quan trọng - trình bày trong ngữ cảnh rõ ràng, tự nhiên, vừa sức học sinh - giới thiệu câu mẫu - giải thích ngữ pháp - luyện tập có kiểm soát, theo gợi ý bắt buộc để giảm thiểu các lỗi sai - bài tập có mục đích - học sinh trao đổi thoải mái - hướng dẫn rõ ràng - chú trọng lưu loát, học sinh có thể phạm những lỗi sai 10 [...]... sinh (theo cặp) - nói chung giáo viên không can thiệp cho đến khi hoạt động trên lớp chấm dứt - tuỳ theo nhu cầu - tuỳ theo trình độ học của học sinh hay sinh và các loại hoạt mức độ khó, dễ động trên lớp của bài học - sau giai đoạn giới thiệu - sau giai đoạn giới và luyện tập thiệu hoặc đầu bài - chiếm nhiều thời gian học 11 2 Phương pháp PPPP: Không phải bài học nào cũng áp dụng phương pháp PPP mới... exercise is so difficult that no one can do it Tương tự giáo viên có thể cho học sinh đặt thêm một số câu của riêng mình với so that Từ đây, các bước tiếp theo được thực hiện như phương pháp PPP Ngoài ra, phương pháp PPPP cũng có thể tiến hành theo một sơ đồ khác: Presentation Production 2 Production 1 Practice III KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Qua kiểm nghiệm, thí điểm, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:... Nó có tác dụng làm cho học sinh chú ý và tập trung hơn, luôn khao khát được tìm hiểu bản chất của yếu tố ngôn ngữ Có thể hình dung phương pháp PPPP theo sơ đồ sau: Production1 Production2 Presentation Practice Ví dụ: Để dạy cấu trúc so that giáo viên có thể moi ra (elicit) một số ví dụ phục vụ cho việc thành lập cấu trúc bằng cách cho học sinh đặt vài câu với so that sử dụng các bức tranh sau: Tom... những giáo viên mới ra trường Một biến thể khác của phương pháp PPP là giáo viên có thể bắt đầu giờ học bằng giai đoạn luyện tập tự do trước để xem thử học sinh của mình đã biết hoặc nắm được yếu tố ngôn ngữ được bao nhiêu, sau đó mới tiến hành giai đoạn giới thiệu và tiếp theo là các giai đoạn luyện tập và luyện tập tự do như phương pháp PPP Ưu thế của phương pháp này là kích thích tính tò mò, hiếu kỳ... người thông báo - giáo viên học sinh ( đồng thanh) - giáo viên học sinh (cá nhân) - giáo viên làm mẫu, học sinh làm theo đúng yêu cầu của giáo viên - người điều khiển - người hướng dẫn, theo và sửa lỗi dõi, cố vấn, động viên - giáo viên học sinh học - học sinh học sinh (nói theo sinh (theo nhóm) cặp) - học sinh học - luyện tập có kiểm - học sinh nói tự do hơn soát, học sinh ít có sự chọn lựa trong . . that. Từ đây, các bước tiếp theo được thực hiện như phương pháp PPP. Ngoài ra, phương pháp PPPP cũng có thể tiến hành theo một sơ đồ khác: Presentation. dung phương pháp PPPP theo sơ đồ sau: Production1 Presentation Practice Production2 Ví dụ: Để dạy cấu trúc so . that giáo viên có thể moi ra (elicit)

Ngày đăng: 06/09/2013, 18:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w