1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHẬN xét kết QUẢ PHẪU THUẬT gãy CHỎM XƯƠNG QUAY ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

85 245 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 13,36 MB

Nội dung

Góc này là yếutố quan trọng để xương quay có thể quay quanh xương trụ được Standring 2015.+ Mặt trên của chỏm xương quay tiếp khớp với lồi cầu hay chỏm conxương cánh tay và chũng ở giữa

Trang 1

HOÀNG PHƯƠNG

NHẬN XÉT KẾT QUẢ PHẪU THUẬT

GÃY CHỎM XƯƠNG QUAY

Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Chuyên ngành : Ngoại khoa

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Ngô Văn Toàn

HÀ NỘI – 2018

Trang 2

Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ- Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô trong bộ môn ngoại trường Đại học Y Hà Nội; Đảng uỷ- Ban giám đốc bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy Chủ tịch hội đồng cùng các thầy giáo trong hội đồng chấm luận văn đã chỉ bảo, giúp

đỡ tôi tận tình trong quá trình hoàn thành luận văn này

Để có được thành quả này tôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Pgs.Ts Ngô Văn Toàn, người thầy đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Chấn thương chỉnh hình, Phòng kế hoạch tổng hợp, phòng lưu trữ hồ sơ, Khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Việt Đức đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Toi luôn nhớ tới sự giúp đỡ tận tình của bạn bè, đồng nghiệp những người đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân đã giành cho tôi những điều kiện tốt nhất, giúp tôi yên tâm học tập, nghiên cứu, và hoàn thành được luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn.

Hà Nội, tháng 10 năm 2018

Hoàng Phương

Trang 3

BN : Bệnh nhân

CXQ : Chỏm xương quay

PT : Phẫu thuật

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đặc điểm giải phẫu liên quan 3

1.1.1 Đặc điểm về xương 3

1.1.2 Đặc điểm giải phẫu khớp khuỷu 7

1.2 Vai trò của chỏm quay trong hoạt động khớp khuỷu 15

1.2.1 Sự truyền lực qua khớp khuỷu 15

1.2.2 Tham gia vận động sấp ngửa cẳng tay 15

1.2.3 Tham gia vận động gấp duỗi khuỷu 16

1.3 Gãy chỏm xương quay 16

1.3.1 Cơ chế chấn thương gây gãy chỏm xương quay 17

1.3.2 Phân loại theo Mason 17

1.3.3 Lâm sàng 18

1.3.4 Cận lâm sàng 19

1.4 Điều trị 22

1.4.1 Đối với gãy Mason I [2] 22

1.4.2 Đối với gãy Mason II [2] 22

1.4.3 Đối với gãy Mason III và IV [2],[3] 22

1.5 Các tai biến và biến chứng 22

1.5.1 Biến chứng trong mổ 22

1.5.2 Biến chứng sớm sau mổ 23

1.5.3 Biến chứng muộn sau mổ 23

Chương 2 24

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Đối tượng nghiên cứu 24

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn người bệnh 24

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 24

2.2 Phương pháp nghiên cứu 24

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 24

2.2.2 Thu thập số liệu 24

Trang 5

2.3 Xử lý kết quả 30

2.4 Khía cạnh đạo đức của đề tài 30

Chương 3 31

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

3.1 Đặc điểm về tuổi và giới 31

3.2 Nguyên nhân, cơ chế chấn thương và tổn thương kết hợp 32

3.2.1 Nguyên nhân 32

3.2.2 Tổn thương kết hợp 33

3.2.3 Liên quan giữa cơ chế chấn thương và tổn thương phối hợp 34

3.3 Đặc điểm tổn thương gãy chỏm xương quay 34

3.4 Phương pháp điều trị chỏm xương quay 35

3.5 Kết quả gần 36

3.5.1 Diễn biến tại vết mổ 37

3.5.2 Kết quả xử trí tổn thương kết hợp tại khuỷu 37

3.5.3 Tai biến, biến chứng sớm 37

3.6 Kết quả điều trị xa 37

3.6.1 Thời gian theo dõi xa (1/16 – 8/18) 37

3.6.2 Tình trạng sẹo mổ của tất cả các bệnh nhân đều tốt 38

3.6.3 Kết quả phục hồi chức năng 38

3.6.4 Sức chi gãy sau mổ 39

3.6.5 Gấp duỗi khớp khuỷu sau mổ 39

3.6.6 Sấp ngửa cẳng tay sau mổ 42

3.6.7 Phân loại kết quả theo đánh giá của Mayo (elbow score) 43

3.6.8 So sánh điểm trung bình mức độ đau và tầm vận của nhóm bảo tồn chỏm và nhóm lấy bỏ chỏm theo Mayo 44

3.6.9 Phân loại kết quả điều trị theo nhóm tuổi 45

3.6.10 Liên quan kết quả điều trị nhóm lấy bỏ chỏm với phân loại Mason 45

3.6.11 Liên quan kết quả nhóm bảo tồn chỏm, không bảo tồn với luyện tập phục hồi chức năng , thời điểm luyện tập 46

3.6.12 Liên quan giữa thời gian theo dõi và kết quả điều trị theo Mayo 48

Chương 4 49

Trang 6

4.1.2 Đặc điểm hình ảnh x-quang và phân loại gãy CXQ 49

4.2 Kết quả phẫu thuật gãy chỏm xương quay ở người trưởng thành 52

4.2.1 Phương pháp điều trị gãy CXQ 54

4.2.2 Thời điểm phẫu thuật 55

4.2.3 Biên độ vận động gấp - duỗi khuỷu và sấp ngửa - cẳng tay 55

4.2.4 Tai biến – biến chứng 56

4.2.5 Phục hồi chức năng 59

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 7

Bảng 3.1 Phân bố theo nhóm tuổi (n=37) 31

Bảng 3.2 Phân bố theo giới (n=37) 32

Bảng 3.3 Liên quan giữa cơ chế chấn thương và tổn thương phối hợp (TTPH) (n=37) 34

Bảng 3.4 Bảng phân bố hình ảnh x-quang gãy CXQ 34

Bảng 3.5 Phân loại ổ gãy CXQ theo Mason (n=37) 34

Bảng 3.6 Phương pháp phẫu thuật (n=37) 36

Bảng 3.7 Phân loại phẫu thuật theo Mason (n=37) 36

Bảng 3.8 Diễn biến tại vết mổ (n=37) 37

Bảng 3.9 Thời gian theo dõi xa (n=37) 37

Bảng 3.10 Đau khớp khuỷu sau mổ (n=37) 38

Bảng 3.11 Sức chi gãy sau mổ (n=37) 39

Bảng 3.12 Liên quan gấp duỗi khuỷu với tổn thương trên x-quang 39

Bảng 3.13 Gấp duỗi khuỷu sau mổ (n=37) 41

Bảng 3.14 Sấp ngửa cẳng tay sau mổ (n=37) 42

Bảng 3.15 Bảng phân loại kết quả theo tiêu chí đánh giá Mayo 43

Bảng 3.16 So sánh giữa 2 nhóm bảo tồn và không bảo tồn (n=37) 43

Bảng 3.17 Kết quả điều trị theo nhóm tuổi (n=37) 45

Bảng 3.18 Liên quan kết quả điều trị nhóm lấy bỏ chỏm với phân loại Mason (n=37) 45

Bảng 3.19 Liên quan kết quả điều trị theo Mayo nhóm bảo tồn chỏm với Phục hồi chức năng (n=15) 46

Bảng 3.20 Liên quan kết quả điều trị theo Mayo nhóm lấy bỏ chỏm với phục hồi chức năng (n=22) 47

Bảng 3.21 Liên quan giữa thời gian theo dõi và kết quả điều trị theo Mayo (n=37) 48

DANH MỤC HÌNH

Trang 8

Hình 1.3: Đầu dưới xương cánh tay [11] 6

Hình 1.4 Cắt đứng ngang khớp khuỷu 8

Hình 1.5: Đặc điểm giải phẫu và liên quan vùng trước khuỷu [4] 9

Hình 1.6: Đặc điểm giải phẫu và liên quan vùng sau khuỷu [4] 12

Hình 1.7 Dây chằng bên quay[4] 13

Hình 1.8 Dây chằng bên trụ[4] 13

Hình 1.9 Dây chằng vòng quay[4] 14

Hình 1.10: The Mason classification 17

Hình 1.11: Modification of the Mason classification 18

Hình 1.12: Chụp tư thế Greenspan nhìn rõ chỏm xương quay hơn [14] 19 Hình 1.13 Hình ảnh x-quang khớp khuỷu bình thường ở người trưởng thành 20

Hình 1.14: Hình ảnh gãy chỏm xương quay độ II 21

Hình 1.15 Hình ảnh gãy chỏm xương quay độ III 21

Hình 1.16 Hình ảnh gãy chỏm xương quay độ IV 21

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Gãy chỏm xương quay (CXQ) là hình thái gãy một phần chỏm hoặc cổxương quay, bong sụn tiếp hợp đầu trên xương quay (ở trẻem), gãy xương hoặc bong sụn tiếp hợp mà đường gãy đi quachỏm hoặc cổ xương quay

Đây là loại gãy xương gặp ở cả người lớn và trẻ em, nó chiếm khoảng từ1,7% - 5,4% tất cả các loại gãy xương và khoảng 30% các loại gãy xươngvùng khuỷu Vào năm 1926, Cutler[7] đã nhận thấy sự thiếu thống nhất trongđiều trị kết quả của gãy đầu xương quay và cần thiết phải nghiên cứu hơn nữađối với loại tổn thương này và ảnh hưởng của nó tới khớp khuỷu Schwartz vàYoung [8] đã tổng kết lại việc điều trị gãy chỏm xương quay tới năm 1932,cho tới thời điểm này, điều trị chủ yếu vẫn là nắn kín và bất động Việc nắnchỉnh mở và cố định vẫn còn rất hiếm cho tới tận cuối những năm 1960 vàđầu những năm 1970 (trừ việc khâu cố định những mảnh gãy lớn) Neuwirthvào năm 1942, Mason và Shutkin vào năm 1943 là những người đầu tiên ủng

hộ việc tập luyện tích cực sớm khi điều trị gãy chỏm xương quay [9], [10].Năm 1941, Speed đã giới thiệu chỏm xương quay giả với vòng sắt bịt đầu,năm 1953, Cherry sử dụng miếng chêm bằng nhựa arylic cho bộ phận giảtrong điều trị gãy chỏm quay[11], [12] Vào cuối những năm 1960, Swanson

đã bắt đầu sử dụng những miếng chêm bằng nhựa Silastic, còn Harrington vàTountas dử dụng chỏm giả bằng titan Sau khi các tác giả Pháp và Đức báocáo kết quả tốt trong phục hồi giải phẫu và sử dụng phương tiện cố định trongtrong điều trị gãy chỏm xương quay (Odenheimer và Harvey trích dẫn kết quảbáo cáo này năm 1979) đã thu hút được sự quan tâm tích cực hơn [13] Kể từkhi phương pháp điều trị can thiệp mở và sử dụng phương tiện cố định trongđược giới thiệu từ cuối những năm 1970 đã có rất nhiều bàn luận về phương

Trang 10

pháp điều trị gãy chỏm xương quay này Người ta cũng thừa nhận những biếnchứng đối với việc cắt bỏ chỏm xương quay (toàn bộ hoặc từng phần) vànhững bất ổn xảy ra đối với khuỷu và cổ tay Chỏm xương quay là một trongcác thành phần quan trọng tạo nên khớp khuỷu, chỏm quay không tiếp xúcvới lồi cầu ngoài xương cánh tay khi duỗi, nhưng khi sấp – ngửa sự tiếp xúcnày tăng lên Khi chịu lực, 57% lực từ bàn tay đi qua khớp quay – cánh tay(radio capitellar joint) 43% lực đi qua khớp trụ - cánh tay Tuy nhiên điều nàyphụ thuộc nhiều vào góc của khuỷu tay và cơ lực.

Khi chỏm quay bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới vận động, sự vững chắc,chịu lực của khuỷu và cẳng tay Việc điều trị gãy chỏm xương quay ở ngườitrưởng thành cần quan tâm đên việc bảo tồn giải phẫu và chức năng của chỏmquay để giúp người bệnh trở lại sinh hoạt và lao động là điều quan trọng Điềutrị gãy chỏm xương quay gồm bảo tồn và can thiệp phẫu thuật tuy nhiên vẫncòn chưa thống nhất (quyết định mổ hay không mổ? Nếu mổ lấy chỏm quaythì mổ thời gian nào? ….) Để điều trị tốt hơn đối với tổn thương gãy chỏmxương quay ở người trưởng thành vẫn cần thêm các nghiên cứu ở nhiều

phương diện khác nhau Do đó chúng tôi tiên hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét kết quả phẫu thuật gãy chỏm xương quay ở người trưởng thành”

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đặc điểm giải phẫu liên quan

1.1.1 Đặc điểm về xương

1.1.1.1 Đặc điểm giải phẫu xương quay và chỏm xương quay.

Hình 1.1 Đặc điểm giải phẫu xương quay và chỏm xương quay.

Xương quay là một xương dài ở cẳng tay, nằm phía ngoài xương trụ, đầutrên bé, đầu dưới to Xương quay nằm song song với xương trụ khi cẳng tayngửa, nhưng khi cẳng tay sấp thì nằm bắt chéo phía trước xương trụ

- Đầu trên xương quay: đầu trên tròn, gọi là chỏm xương quay (CXQ).Chỏm là một khúc của một ống tròn đường kính 20 - 22mm, cao 8 - 10mm

Trang 12

Đầu trên và thân xương không nằm trên cùng một đường thẳng, mà tạo vớinhau một góc mở ra ngoài gọi là góc cổ thân (trung bình 162,50) Góc này là yếu

tố quan trọng để xương quay có thể quay quanh xương trụ được (Standring 2015).+ Mặt trên của chỏm xương quay tiếp khớp với lồi cầu (hay chỏm con)xương cánh tay và chũng ở giữa nên gọi là đài quay Cơ chế chấn thương giántiếp khi ngã chống tay làm cho đài quay thúc vào lồi cầu gây vỡ chỏm xươngquay [2], [5], [14]

+ Vành xung quanh tròn và cao ở trong hơn ở ngoài Ba phần tư ở phíatrong tiếp khớp với hõm sigma bé của xương trụ, một phần tư phía ngoàikhông tiếp khớp với hõm sigma bé của xương trụ trong cả tư thế sấp tối đacũng như ngửa tối đa, vùng này gọi là “safe zone” - vùng an toàn [14],[15]Vùng an toàn này theo Steven H Stern là một cung 1100 ở phần ngoàicủa chỏm xương quay, kéo dài từ 650 phía trước đến 450 phía sau, trong tư thếcẳng tay 00 (không sấp, không ngửa) [15] Trong phẫu thuật kết xương nên đặtphương tiện kết xương ở vùng này, để tránh phạm vào khớp quay trụ trên.+ Mặt dưới của chỏm dính vào thân xương bởi một chỗ thắt, cao 10-12mm gọi là cổ xương quay Ở phía dưới chỏm và phía trong đầu xương, nảy

ra một mấu tròn gọi là lồi củ cơ nhị đầu (lồi củ quay)

- Độ cong sinh lý của xương quay: 1/4 trên xương quay cong vào trong, 3/4dưới cong ra ngoài nhờ đó mà xương quay quay quanh xương trụ Nếu vì một lý

do nào mà xương quay kém cong thì động tác sấp ngửa cẳng tay bị hạn chế

- Đầu dưới xương quay: To hơn nhiều so với đầu trên, bè hai bên, dẹt từtrước ra sau, trông giống như một khối vuông, có 6 mặt Trong đó mặt trongtiếp khớp với chỏm xương trụ tạo nên khớp quay trụ dưới

Trang 13

1.1.1.2 Đặc điểm giải phẫu đầu trên xương trụ

Hình 1.2: Đặc điểm giải phẫu đầu trên xương trụ

Đầu này to hơn đầu dưới Đầu trên có hai mỏm: mỏm vẹt ở phía trước,mỏm khuỷu ở phía sau Và có hai hõm: hõm ròng rọc (sigma lớn) ở giữa haimỏm, hõm quay (sigma bé) ở bên ngoài

- Mỏm khuỷu: khi duỗi lắp vào hố khuỷu của đầu dưới xương cánh tay

Có một nền dính vào thân, một chỏm hay mỏ chìa ra trước; mặt trước là phầntrên của ròng rọc; mặt sau gồ ghề để cơ tam đầu bám; bờ trong có dây chằngbám; bờ ngoài có cơ khuỷu bám

Trang 14

- Mỏm vẹt: khi gấp lắp vào hố vẹt của đầu dưới xương cánh tay Cũng cómột nền dính vào thân, một chỏm hay mỏ trông ra trước; mặt trên là phầndưới của hõm ròng rọc; mặt dưới gồ ghề để cơ cánh tay trước bám; bờ trong

và bờ ngoài có các dây chằng bám

- Hõm ròng rọc: Hay hõm sigma lớn hình bán nguyệt, tiếp khớp ròng rọccủa xương cánh tay Ở giữa có gờ thẳng và hai bên là sườn chếch ra ngoài vàvào trong

- Hõm quay: Hay hõm sigma nhỏ, ở bên ngoài đầu trên của xương trụ, tiếpkhớp với vành của chỏm xương quay và liên tiếp ở trên với hõm sigma lớn

1.1.1.3 Đặc điểm giải phẫu đầu dưới xương cánh tay

Đầu dưới dẹt và bè ngang hai bên, được cấu tạo chủ yếu bởi một khốicác diện khớp và các hố, các mỏm đi kèm

∗Ròng rọc xương cánh tay: là diện khớp của đầu dưới xương cánh taytiếp khớp với diện khớp đầu trên xương trụ, ở phía sau của ròng rọc rộng hơn

ở phía trước, sườn trong dài hơn sườn ngoài, giữa hai sườn là một chỗ thắtđược mô tả như một đường xoắn ốc Trên ròng rọc ở phía sau là hố khuỷu,phía trước là hố vẹt

Hình 1.3: Đầu dưới xương cánh tay [11].

Trang 15

∗ Lồi cầu xương cánh tay: là diện khớp đầu dưới xương cánh tay tiếpkhớp với đài quay, là một mỏm xương hình cầu hướng xuống dưới và ratrước, có trục thẳng đứng lớn hơn trục ngang Phía trước và ngay trên lồi cầu

là hố trên lồi cầu (hố quay)

∗ Rãnh liên lồi cầu - ròng rọc: là rãnh ở giữa lồi cầu và ròng rọc, có sườnngoài là phần trong của lồi cầu và sườn trong cũng chính là bờ ngoài của ròngrọc được mài vẹt theo một bình diện chéo từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên

∗ Mỏm trên ròng rọc và mỏm trên lồi cầu là hai khối xương nằm ở phíatrên của các diện khớp (ròng rọc và lồi cầu), ở đó có các khối cơ bám vào.Các nhà phẫu thuật còn chia đầu dưới xương cánh tay làm hai khối, đó là khốilồi cầu ngoài và khối lồi cầu trong

- Khối lồi cầu ngoài là một khối xương bao gồm lồi cầu, mỏm trên lồicầu và nửa ngoài của ròng rọc

- Khối lồi cầu trong là một khối xương bao gồm mỏm trên ròng rọc vànửa trong của ròng rọc

Đầu dưới xương cánh tay ngả về trước so với thân xương Góc xiên tạobởi trục của thân xương cánh tay và trục đầu dưới xương cánh tay bằng 450

(góc mở ra trước 450)

1.1.2 Đặc điểm giải phẫu khớp khuỷu

Khớp khuỷu : Là một khớp gấp duỗi cẳng tay vào cánh tay và sấp ngửa

Trang 16

Diện khớp khuỷu bao gồm:

- Đầu dưới xương cánh tay: gồm có ròng rọc tiếp khớp với hõm Sigmalớn xương trụ, lồi cầu ngoài khớp với đài quay của xương quay, ròng rọc khớpvới mỏm vẹt của xương trụ, hố khuỷu (ở phía sau) khớp với mỏm khuỷu củaxương trụ

Hình 1.4 Cắt đứng ngang khớp khuỷu.

1 Dây chăng vòng quay

2 Túi bịt hoạt dịch quay

Trang 17

Da và cân: da mịn mỏng, đàn hồi tốt Vùng này có nhiều tổ chức liên kếtdưới da trong đó có:

- Tĩnh mạch nông vùng khuỷu có hình chữ M, bao gồm tĩnh mạch đầu,tĩnh mạch nền, tĩnh mạch giữa khuỷu nối hai tĩnh mạch trên Ngoài ra còn cótĩnh mạch giữa cẳng tay

- Thần kinh nông:

Phía ngoài có thần kinh bì - cẳng tay ngoài

Phía trong có dây thần kinh bì - cẳng tay trong

∗ Lớp cơ: Gồm 3 nhóm cơ:

- Nhóm giữa: Gồm 2 cơ xếp thành 2 lớp:

+ Ở nông có cơ nhị đầu chạy xuống bám vào lồi củ nhị đầu xương quaybởi một gân dài và một trẽ cân tỏa chếch xuống dưới, vào trong, trước rãnhnhị đầu trong và hòa vào lớp mạc sâu Trẽ cân này là một mốc quan trọng đểtìm động mạch cánh tay (động mạch cánh tay nằm ở dưới trẽ cân)

Hình 1.5: Đặc điểm giải phẫu và liên quan vùng trước khuỷu [4].

Trang 18

+ Ở sâu có cơ cánh tay bề rộng phủ trước khớp khuỷu rồi trụ thành gânbám vào mặt dưới mỏm vẹt, mạch máu và thần kinh nằm ở đó như trên mộttấm phản.

- Nhóm ngoài: Gồm 4 cơ bám vào mỏm trên lồi cầu ngoài lần lượt từnông vào sâu có cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài, cơ duỗi cổ tayquay ngắn, cơ ngửa (cơ ngửa ngắn), giữa hai bó của cơ ngửa ngắn có ngànhsâu của dây thần kinh quay

- Nhóm trong: gồm 6 cơ xếp thành 3 lớp:

+ Lớp nông: Có 4 cơ bám vào mỏm trên lồi cầu trong, xếp lần lượt từngoài vào trong là cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài, cơ gấp cổtay trụ Giữa hai bó của cơ sấp tròn có thần kinh giữa chạy qua, giữa hai bócủa cơ gấp cổ tay trụ có dây thần kinh trụ chạy qua

+ Lớp giữa: Có đầu cánh tay trụ của cơ gấp nông các ngón tay

+ Lớp sâu: Có phần cao nhất của cơ gấp sâu các ngón tay bám vào mặttrước xương trụ

∗ Các rãnh nhị đầu:

- Rãnh nhị đầu ngoài: Trong rãnh nhị đầu ngoài có dây thần kinh quay.Dây này đi từ vùng cánh tay sau chọc qua vách gian cơ ngoài, rồi theo cơcánh tay quay vào rãnh nhị đầu ngoài, tới ngang mức chỏm xương quay chiahai ngành cùng: nông và sâu Động mạch bên quay là ngành tận trước củađộng mạch cánh tay sâu cũng theo dây quay đi xuống nối với động mạch quặtngược quay từ dưới lên

- Rãnh nhị đầu trong: có động mạch cánh tay và tĩnh mạch cánh tay ởngoài, dây thần kinh giữa phía trong động mạch

Trang 19

Đ c đi m vùng sau khu u ặ ể ỷ

∗ Da và cân: Da dầy và thô ráp, mỡ hầu như không có Vùng này chỉ cóvài mạch nông không quan trọng và một vài nhánh cảm giác thuộc nhánh bìcánh tay ngoài dưới

∗ Lớp cơ: Ở vùng sau khuỷu gồm 3 nhóm:

- Nhóm giữa: Có phần dưới cơ tam đầu, bám vào mỏm khuỷu

- Nhóm ngoài: Có 5 cơ xếp thành 2 lớp:

Lớp nông: Từ trong ra ngoài có cơ khuỷu, cơ duỗi cổ tay trụ, cơ duỗiriêng ngón út và cơ duỗi các ngón tay

Lớp sâu: Chỉ có phần sau trên của cơ ngửa

- Nhóm trong: Có đầu trên của cơ gấp cổ tay trụ

Tóm lại: Đi qua vùng khuỷu có:

- Một động mạch chính là động mạch cánh tay ở phía trước trong

- Dây thần kinh giữa ở trước, trong rãnh nhị đầu trong

- Dây thần kinh trụ ở sau trong, nằm trong rãnh ròng rọc khuỷu

- Dây thần kinh quay ở phía trước ngoài, giữa cơ ngửa ngắn và cơ duỗi

cổ tay quay Nhánh sau thần kinh quay lách giữa hai lớp cơ ngửa (cơ ngửangắn) vòng quanh cổ xương quay, vừa vòng quanh vừa chếnh xuống dưới đểthoát ra ngoài cơ ở phía sau Đệm cơ rất mỏng nên thần kinh dễ bị tổn thươngkhi gãy cổ xương quay Vị trí của dây thần kinh đối với xương quay khácnhau tùy theo cẳng tay sấp hay ngửa Khi sấp dây thần kinh bắt chéo bờxương quay, cách đường khớp 4,5cm và bắt chéo bờ sau cách đường khớp6cm [1],[16] Tư thế sấp thuận lợi để tránh cắt vào dây thần kinh trong đường

mổ vào chỏm xương quay

Trang 20

Hình 1.6: Đặc điểm giải phẫu và liên quan vùng sau khuỷu [4].

∗ Khi duỗi khuỷu, mỏm khuỷu ở cùng trên một đường ngang với mỏmtrên ròng rọc và mỏm trên lồi cầu Khi khuỷu gấp 900 mỏm khuỷu ở dướiđường này và 3 điểm mốc: mỏm trên lồi cầu, mỏm trên ròng rọc và mỏm khuỷutạo thành một tam giác cân có đỉnh là mỏm khuỷu (tam giác Hueter) [1].

* Phương tiện giữ khớp

- Bao khớp (capsula articularis): là một bao sợi bám vào xung quanhdiện khớp của xương cánh tay và xương trụ, đặc điểm của bao khớp thìmỏng phía trước, phía sau và dầy ở hai bên vì khớp khuỷu là khớp gấp duỗicẳng tay

Bao khớp ở dưới dính đến tận cổ xương quay do đó chỏm xương quayxoay được tự do trong bao khớp

- Dây chằng: vì khớp khuỷu có động tác gấp và duỗi là chính, nêncác dây

chằng bên chắc và mạnh, gồm có:

+ Dây chằng khớp cánh tay trụ quay: có 3 bó

• Dây chằng bên quay (ligamentum collatterale radiale): bó trước đi từ mỏm

trên lồi cầu vòng quanh đài quay tới bám vào bờ trước hõm Sigma bé, bó giữa

đi từ mỏm trên lồi cầu vòng quanh đài quay tới bám vào bờ sau hõmSigma, bó sau đi từ mỏm trên lồi cầu toả hình quạt tới bám vào mỏm khuỷu

Trang 21

Hình 1.7 Dây chằng bên quay[4]

• Dây chằng bên trụ (ligamentum collatterale ulnare): bó trước từ mỏm

trên ròng rọc đến mỏm vẹt, bó giữa bám từ mỏm trên ròng rọc đến nền mỏmvẹt và bờ trước xương trụ, bó sau bám từ mỏm trên ròng rọc toả hình quạt đếnbám vào mỏm khuỷu

Hình 1.8 Dây chằng bên trụ[4]

• Dây chằng sau và dây chằng trước, hai dây chằng này rất mỏng đi từxương cánh tay tới xương quay và xương trụ Ngoài ra, đây chằng sau còn cócác thớ sợi ngang nối 2 bờ của hố khuỷu với nhau, có tác dụng giữ cho mỏmkhuỷu khỏi trật ra ngoài

Trang 22

+ Dây chằng khớp quay trụ trên có hai dây:

• Dây chằng vòng (ligamentum anulare radii): từ bờ trước Sigma bé

vòng quanh cổ xương quay đến bờ sau hõm Sigma bé

• Dây chằng vuông (ligamentum quadratum) buộc cổ xương quay vào bờdưới của hõm Sigma bé

- Ở phía sau khớp khuỷu có cơ tam đầu bám,trong rãnh ròng rọc khuỷu

có dây thần kinh trụ lướt qua

Hình 1.9 Dây chằng vòng quay[4]

Trang 23

1.2 Vai trò của chỏm quay trong hoạt động khớp khuỷu

Khớp khuỷu là liên kêt đầu xa xương cánh tay và đầu gần của haixương cẳng tay Đó thực chất là khớp kép gồm 3 khớp nhưng cùng nằm trongmột bao khớp : khớp cánh tay - trụ, khớp cánh tay - quay và khớp quay – trụgần Khi ba khớp này vận động tạo nên hoạt động của khuỷu

- Khớp cánh tay trụ quay có động tác gấp duỗi cẳng tay

- Khớp quay trụ trên và khớp quay trụ dưới tham gia vào động tác sấp ngửabàn tay

1.2.1 Sự truyền lực qua khớp khuỷu

Chỏm xương quay là một trong các thành phần quan trọng trong các vậnđộng và làm vững khớp khuỷu Mặt bên ngoài của khuỷu tay là sự liên kếtcủa lồi cầu ngoài xương cánh tay và chỏm quay, sự ổn định của khớp cánh tay– quay được hỗ trợ với cấu tạo lồi của lồi cầu, mặt lõm của chỏm xương quay

và dây chằng bên ngoài ngăn chặn sự vẹo trong Trong vận động sấp ngửacẳng tay, lực truyền qua khớp quay – cánh tay chiếm khoảng 60% và qua trụ -cánh tay khoảng 40% Sự truyền lực này phụ thuộc nhiều yếu tố như cơ lực,

vị trí khuỷu, vẹo trong hay vẹo ngoài Theo Hwang và cộng sự [25], lựctruyền qua khớp cánh tay – quay và cánh tay – trụ phân bố 58%: 42% khi ở vịtrí trung gian, 54%: 46% khi sấp và 57%:43% khi ngửa

1.2.2 Tham gia vận động sấp ngửa cẳng tay

- Vận động sấp - ngửa cẳng tay có sự tham gia của nhiều yếu tố bao gồm:+ Khớp quay - trụ gần: sự liên kết của chỏm quay và xương trụ

+ Khớp quay trụ xa: Sự liên kết của đầu xa xương quay và xương trụ.+ Độ cong sinh lý của xương quay (góc thân cổ ~ 1620)

+ Hệ thống cơ sấp ngửa và thần kinh chi phối

+ Màng liên cốt

Trang 24

- Trong tư thế xuất phát 0, ta có thể đo được biên độ vận động sấp – ngửa+ Sấp: 900

+ Ngửa : 900

- Đoạn trên tử chỏm quay đến lồi củ nhị đầu Đoạn này quay theo trục, vìđoạn này hình tròn và song song với xương trụ Đoạn dưới, trái lại, xoayquanh xương trụ, vì đoạn này cong, dẹt và không song song với xương trụ Vìvậy trục quay không ở chính giữa mà chạy chếch theo một đường từ chỏmxương quay đến điểm trung tâm của đầu dưới xương trụ [34], hay từ mỏmtrên lồi cầu tới ngón tay út

1.2.3 Tham gia vận động gấp duỗi khuỷu

- Ngoài cơ ngửa dài do dây thần kinh quay chi phối còn có 2 cơ ở khucánh tay trước, đó là cơ nhị đầu cánh tay và cơ cánh tay trước Hai cơ này đều

do thần kinh cơ bì chi phối vận động

- Cơ tam đầu cánh tay ở khu cánh tay sau là cơ chủ yếu thực hiện độngtác duỗi khuỷu Nó được chi phối bởi các nhánh vận động của dây thần kinh quay.Ngoài ra cơ khuỷu ở phía sau khuỷu cũng tham gia vào động tác duỗi khuỷu

- Biên độ động tác gấp duỗi khuỷu chủ động được đo khi ở tư thế đứng,cánh tay duỗi thẳng, ngón 5 sát vào đùi, lòng bàn tay mở hướng ra phía trước(

tư thế xuất phát 00) Bình thường động tác gấp khuỷu đạt 1500, gấp hết được

1350 - 1500, duỗi hết được 00 [37] Tuy nhiên ở một số người động tác duỗikhuỷu chủ động quá mức có thể đạt 100 qua mức 00, biên độ này được coi như

là bình thường khi biểu hiện đều ở cả hai bên khuỷu và trong tiền sử chưa bịchấn thương ở vùng khuỷu.

1.3 Gãy chỏm xương quay

Là sự phá huỷ đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do nguyênnhân cơ học xảy ra tại chỏm quay (25 mm đầu trên xương quay)

Trang 25

1.3.1 Cơ chế chấn thương gây gãy chỏm xương quay

Tổn thương gãy chỏm xương quay gây ra do cả nguyên nhân trực tiếp vàgián tiếp

- Nguyên nhân trực tiếp đó là lực tác động mạnh vào vùng chỏm xươngquay gây ra tổn thương

- Nguyên nhân gián tiếp là do lực tác động khi ngã chống tay với tư thếcánh tay dạng, khuỷu gấp và cẳng tay sấp

1.3.2 Phân loại theo Mason

Năm 1954 [39] Mason đưa ra phân loại gãy chỏm xương quay với 3 độcủa tổn thương chỏm quay với các đặc điểm như sau:

Độ I Gãy không di lệch hoặc di lệch

Độ II Gãy di lệch

Độ III Gãy có mảnh vụn

Hình 1.10: The Mason classification

Phân độ này của Mason chưa thể hiện được hết những tổn thương cụ thểhơn của chỏm quay và ảnh hưởng của nó ở khớp khuỷu McLaughlin đã đềxuất mốc di lệch 3mm hoặc gấp góc 300 để bổ sung cho gãy độ 2 của Mason46

Bên cạnh đó, Johnston 44 và nhiều tác giả nhận thấy sự ảnh hưởng tới khớpkhuỷu và đề xuất thêm vào độ IV đối với phân loại Mason 1954 Cho tới hiện

Trang 26

tại, phân loại này được hoàn thiện và sử dụng thông dụng trong chẩn đoán,tiên lượng và điều trị gãy chỏm quay

Độ I Gãy không di lệch hoặc di lệch < 2mm

Độ II Gãy di lệch > 2mm hoặc có sự cản trở cơ học của khớp

Độ III Gãy di lệch diện khớp và có mảnh vụn của khớp

Độ IV Gãy có di lệch khớp cánh tay trụ, khớp khuỷu

Hình 1.11: Modification of the Mason classification

1.3.3 Lâm sàng

- Toàn thân: Chấn thương vùng khuỷu đơn thuần thường không gây sốc

- Cơ năng: Các bệnh nhân gãy chỏm xương quay bao giờ cung kêu đauchói vùng khuỷu tay và giảm hoặc mất vận động không gấp duỗi được khuỷutay, sấp ngửa được cẳng tay

- Thực thể:

Trang 27

+ Sưng nề toàn bộ vùng khuỷu tay, nhất là vùng mặt ngoài khớp khuỷu.+ Khi ấn vào chỏm xương quay sẽ thấy có điểm đau chói cố định, saukhi gây tê có thể sờ thấy lạo xạo xương

- Nếu gãy chỏm xương quay có kèm theo sai khớp khuỷu (Mason IV) thì

sẽ thấy dấu hiệu nhát dìu, tam giác Hueter đảo ngược

- Nếu kèm theo gãy mỏm khuỷu thì thấy đau chói ở mỏm khuỷu, sờ thấykhe dãn cách giữa hai đầu gãy

- Trường hợp gãy xương quay kèm theo tổn thương nhánh vận động thầnkinh quay: không duỗi được các ngón, không dạng được ngón cái

1.3.4 Cận lâm sàng

Phim chụp x-quang khuỷu tay 2 tư thế thẳng và nghiêng cho phép chẩnđoán xác định chính xác vị trí gãy, tính chất đường gãy và mức độ di lệch củachỏm xương quay

Hình 1.12: Chụp tư thế Greenspan nhìn rõ chỏm xương quay hơn [14].

Nếu trên phim chụp ở tư thế thẳng và nghiêng chưa xác định rõ hết tổnthương thì phải chụp thêm tư thế chếch 450(Greenspan view)

Trang 28

Phim chụp cắt lớp vi tính vùng khuỷu cho thấy rõ được vị trí gãy và hìnhthái đường gãy, sự biến đổi của diện khớp ở chỏm xương quay và những gãyxương kết hợp khó phát hiện như gãy mỏm vẹt

1.3.4.1 Hình ảnh x-quang khớp khuỷu bình thường ở người trưởng thành

Hình 1.13 Hình ảnh x-quang khớp khuỷu bình thường ở người trưởng thành

Trang 29

1.3.4.2 Hình ảnh tổn thương chỏm xương quay theo phân độ Mason

Hình 1.14: Hình ảnh gãy chỏm xương quay độ II

Hình 1.15 Hình ảnh gãy chỏm xương quay độ III

Hình 1.16 Hình ảnh gãy chỏm xương quay độ IV

Trang 30

1.4 Điều trị

1.4.1 Đối với gãy Mason I [2]

Đây là gãy không di lệch, điều trị bảo tồn, nhưng đối với thời gian vậnđộng sau bất động có tác giả bất động nẹp 3 tuần Tác giả khác thấy rằngmảnh gãy nhỏ, khó bất động trong bột, nên bất động 3 tuần là không cần thiết,

có thể giảm đau cho người bệnh và cho người bệnh vận động sớm hi vọngtrong quá trình vận động, mảnh gãy tự điều chỉnh

1.4.2 Đối với gãy Mason II [2]

- Nếu mảnh vỡ di lệch tối thiểu có thế bất động trong 1 -2 tuần sau đócho vận động

- Khi mảnh vỡ > ¼ chu vi chỏm, theo Mason nên cắt bỏ chỏm, nhưng

theo Charnley nên giữ lại sau 2 tuần có hạn chế cử động mới mổ

- Nếu có mảnh rời, cố gắng giữ mảnh vỡ với dụng cụ kết hợp xương (vis,nẹp ), nếu không giữ được thì lấy bỏ mảnh vỡ

1.4.3 Đối với gãy Mason III và IV [2],[3]

Mổ kết hợp xương, mổ lấy chỏm và sử dụng chỏm quay nhân tạo thaythế đồng thời chỉnh sửa các tổn thương phối hợp (phần mềm, dây chằng….)

1.5 Các tai biến và biến chứng

1.5.1 Biến chứng trong mổ

Tổn thương nhánh vận động thần kinh quay Về mức độ tổn thương cóthể cắt vào dây thần kinh, hoặc khâu vào dây thần kinh Ngoài ra cũng có thểgặp dạng tổn thương nhẹ, liệt tạm thời do dụng cụ đè ép, hoặc kéo căng dâythần kinh Với các tổn thương đụng dập, căng dãn dây thần kinh có thể đượcphục hồi sau 4 – 6 tháng Trong thời gian này cần điều trị nội khoa kết hợpcho bệnh nhân bằng các thuốc tăng dẫn truyền thần kinh (Nivalin, vitaminnhóm B…)

Trang 31

1.5.2 Biến chứng sớm sau mổ

Chảy máu, sưng nề chèn ép

+ Nhiễm khuẩn vết mổ nông hoặc sâu

+ Liệt nhánh vận động thần kinh quay

+ Bong, bật, gãy phương tiện kết xương sớm

1.5.3 Biến chứng muộn sau mổ

+ Đau, hạn chế tầm vận động gấp duỗi khuỷu, sấp ngửa cẳng tay, thậmchí dính cứng khớp khuỷu

+ Liệt nhánh vận động thần kinh quay

+ Liền lệch chỏm xương quay

+ Không liền xương chỏm xương quay

+ Mất vững khớp khuỷu, biến dạng vẹo ngoài khớp khuỷu, sai khớpquay trụ dưới do phẫu thuật lấy bỏ chỏm xương quay

+ Tổn thương thần kinh trụ do vẹo khuỷu ngoài quá mức

+ Thoái hóa khớp khuỷu

+ Hoại tử vô khuẩn chỏm xương quay

Trang 32

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Người bệnh trên 18 tuổi gãy chỏm xương quay được chẩn đoán qua lâmsàng và cận lâm sàng và được điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình –Bệnh viên Hữu Nghị Việt Đức

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn người bệnh

- Người bệnh gãy chỏm xương quay có độ tuổi trên 18 tuổi

- Được chẩn đoán gãy chỏm xương quay do chấn thương

- Được phẫu thuật tại khoa chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện HữuNghị Việt Đức và có hồ sơ đầy đủ

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Người bệnh bị các bệnh nội khoa không có chỉ định mổ: Suy tim, …

- Gãy Mason I

- Người bệnh có hồ sơ không đầy đủ

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu mô tả kết quả ở những bệnh nhângãy chỏm xương quay được phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức từ 01/2016 đến8/2018

2.2.2 Thu thập số liệu

a) Nhóm bệnh nhân hồi cứu

- Thu thập hồ sơ bệnh án, các tài liệu lưu trữ của bệnh nhân theo tiêuchuẩn nêu trên

- Lập danh sách bệnh nhân, làm bệnh án nghiên cứu ghi lại các thông sốliên quan đến nghiên cứu

Trang 33

- Khám lại sau khi gọi điện hoặc viết thư mời khám lại, bệnh nhân trả lờicác phiếu câu hỏi đánh giá.

b) Nhóm bệnh nhân tiến cứu

- Tuyển chọn bệnh nhân tham gia nghiên cứu theo tiêu chuẩn lựa chọn

- Thu thập số liệu liên quan đến nghiên cứu bằng bệnh án nghiên cứu

- Khám lại sau khi gọi điện hoặc viết thư mời khám lại, bệnh nhân trả lờicác phiếu câu hỏi đánh giá

2.2.3 Điều trị phẫu thuật gãy chỏm xương quay

2.2.3.1 Chẩn đoán xác định

Để chẩn đoán người bệnh gãy chỏm xương qua có thể dựa vào một sốtriệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau: Sau một tai nạn người bệnh ngãchống bàn tay, bàn tay duỗi, khủy gấp và cẳng tay sấp thấy

- Đau mặt ngoài khuỷu

- Giảm vận động khuỷu tay

- Đau tăng khi ngửa cẳng tay

- Hình ảnh gãy chỏm xương quay trên phim x-quang thường

- Gãy Mason III, IV

2.2.3.4 Kĩ thuật mổ gãy chỏm xương quay[3], [40]

a) Chuẩn bị bệnh nhân:

- Lựa chọn bệnh nhân theo đúng chỉ định mổ

- Giải thích chi tiết về tình trạng bệnh cho bệnh nhân và gia đình, phươngpháp phẫu thuật, lợi ích và tai biến có thể xảy ra

Trang 34

- Bệnh nhân và gia đình kí vào bản cam đoan trước mổ.

- Đánh giá đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, khám các bệnh lý kèm theo

b) Kỹ thuật mổ

+ Người bệnh nằm ngửa

+ Cố định tư thế bệnh nhân: Tư thế bệnh nhân chúng tôi thường áp dụng là: bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay vuông góc thân mình, khuỷu gấp nhẹ, cẳng taysấp tối đa Trong tư thế cẳng tay sấp hoàn toàn nhằm đưa nhánh vận động thần kinh quay ra xa về phía trước của đường mổ

+ Sát trùng vùng mổ, trải toan vô trùng, garo 1/3 trên cánh tay (sát gốc chi)+ Rạch da theo đường qua bề mặt phía sau của lồi cầu ngoài, kéo dàixuống dưới vào trong cho tới điểm phía dưới mỏm khuỷu 3 – 5cm và nằmtrên bờ sau xương trụ

+ Bóc tách tổ chức dưới da và cân sâu dọc theo đường rạch da, mở rộngmặt phẳng cân giữa cơ duỗi cổ tay trụ và cơ khuỷu

+ Kéo cơ khuỷu về phái bờ trụ, cơ duỗi cổ tay trụ về phía bờ quay, bộc lộbao khớp ở lớp sâu ở phần trên đường mổ

+ Kéo phần phía trên sợi cơ ngửa xuống dưới, xác định bao khớp ở lớpsâu của trường mổ; rạch bao khớp để bộc lộ chỏm xương quay và cổ xươngquay Nhánh sâu của thần kinh quay nằm ở giữa hai phần cơ ngửa không bịlàm tổn thương

+ Đánh giá tình trạng tổn thương của chỏm quay, phần mềm xung quanh,các thành phần liên quan

+ Tiến hành xử lý tổn thương theo kế hoạch

+ Khâu đóng các lớp theo giải phẫu

Trang 35

c) Phục hồi chức năng sau mổ

- Bệnh nhân sau mổ được hướng dẫn tập phục hồi chức năng theo liệutrình quy định

- Tập cơ lực nhẹ nhàng ngay sau mổ

- Mục tiêu phẫu thuật giúp bệnh nhân giảm đau, khôi phục giải phẫuchỏm quay; vận động sớm và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

2.2.4 Nội dung nghiên cứu

2.2.4.1 Mô tả đặc điểm lâm sàng của người bệnh gãy chỏm xương quay trước mổ

- Ghi nhận các đặc điểm về tuổi, giới, nghề nghiệp

- Ghi nhận về thời gian bị bệnh, cơ chế chấn thương,

- Ghi nhân các phương pháp sơ cứu – điều trị trước khi điều trị phẫu thuật

- Ghi nhân các triệu chứng cơ năng từ bệnh án hoặc khám trường hợptrực tiếp

- Ghi nhận các triệu chứng thực thể căn cứ vào bệnh án, phân độ gãychỏm quay trong mổ của phẫu thuật viên

2.2.4.2 Mô tả đặc điểm hình ảnh x-quang trên phim thường

- Ghi nhận hình ảnh tổn thương chỏm quay theo trong bệnh án và phẫuthuật viên

- Ghi nhận hình ảnh tổn thương chỏm quay của bệnh nhân theo thămkhám trực tiếp

2.2.4.3 Kết quả phẫu thuật điều trị gãy chỏm quay ở người trưởng thành

* Kết quả trong mổ

Ghi nhận thông tin qua cách thức phẫu thuật

- Tính chất phẫu thuật: mổ phiên, mổ cấp cứu, quá trình chuẩn bị người bệnh

- Phương pháp vô cảm: Tê đám rối thần kinh cánh tay

Trang 36

- Phân độ gãy chỏm quay trong mổ của phẫu thuật viên (theo Mason)

- Ghi nhận thời gian phẫu thật: được tính bằng phút từ lúc rạch da tới lúcđóng xong vết mổ

- Các xử lý tổn thương phối hợp

* Theo dõi sau mổ

Ghi nhận đánh giá của phẫu thuật viên, bác sĩ trực tiếp điều trị hậu phẫutrên bệnh án

- Đau sau mổ

- Tình trạng vết mổ

- Tình trạng bất động chi thể kèm theo (nếu có)

- Phim chụp x-quang sau mổ

- Tình trạng vận động khớp khuỷu

- Các biến chứng sau mổ

- Thông tin khám lại và quá trình luyện tập phục hồi chứ năng

* Kết quả xa sau phẫu thuật gãy chỏm xương quay

- Ghi nhận về tình trạng sẹo mổ

- Kết quả liền xương

- Ghi nhận về chức năng khớp khuỷu :

+ Độ vững của khớp

+ Gấp – duỗi khớp

+ Sấp – ngửa cẳng tay

- Ghi nhận về tình trạng vẹo khuỷu

- Ghi nhận về chức năng trong sinh hoạt hàng ngày

* Đánh giá chức năng khớp khuỷu theo Mayo (The Mayo Clinic PerformanceIndex for the Elbow) [37]

Trang 38

2.3 Xử lý kết quả

- Kết quả thu được ghi vào phiếu theo dõi theo mẫu

- Các số liệu được xử lý và phân tích bằng chương trình thống kê SPSS 16.0

2.4 Khía cạnh đạo đức của đề tài

- Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng chẩn đoán và điềutrị bệnh, không phục vị mục đích nào khác

- Mọi thông tin của người bệnh được đảm bảo giữ bí mật

- Những người bệnh được chọn vào mẫu nghiên cứu là tự nguyện

Trang 39

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu 37 trường hợp bệnh nhân (BN) gãy chỏm xương quay(CXQ) ở người trưởng thành được chẩn đoán và điều trị tại các khoa chấnthương chỉnh hình bệnh viện Việt Đức từ tháng 01/2016 đến tháng 8/2018chúng tôi thu được kết quả như sau:

3.1 Đặc điểm về tuổi và giới

Bảng 3.1 Phân bố theo nhóm tuổi (n=37)

Độ tuổi

Nhóm bảo tồn chỏm

Ở nhóm lấy bỏ chỏm, có 12 BN trong nhóm tuổi <50 và 10 BN ở nhómtuổi ≥50 được lấy bỏ chỏm, tương ứng 54,55% và 45,45%

Trang 40

Bảng 3.2 Phân bố theo giới (n=37)

Giới Nhóm bảo tồn chỏm Nhóm lấy bỏ chỏm Tổng

đó, tỷ lệ nam và nữ trong nhóm lấy bỏ chỏm lần lượt là 45,45% và 54,55%

3.2 Nguyên nhân, cơ chế chấn thương và tổn thương kết hợp

3.2.1 Nguyên nhân

Các nguyên nhân gặp phải trong nghiên cứu bao gồm:

Tai nạn giao thông: 9 BN chiếm 19,15%

Tai nạn sinh hoạt: 24 BN chiếm 51,06%

Tai nạn thể thao: 8 BN chiếm tỷ lệ 17,02%

Tai nạn lao động: 6 chiếm tỷ lệ 12,77%

Ngày đăng: 06/08/2019, 11:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Cherry JC (1953). Use of acrylic prosthesis in the treatment of fractures of the head of the radius. J Bone Joint Surg;35B: 70–71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Bone Joint Surg
Tác giả: Cherry JC
Năm: 1953
13. K Odeheimer and JP Harvey:Internal fixation of fracture of the head of radius. Two case reports, JBJS, 1979, 61, 785 – 787 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Two case reports
14. Koval K.J., Zuckerman J.D. (2006), Radial Head, Handbook of Fractures, Lippincott Williams &amp; Wilkins, 209 - 215 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook ofFractures
Tác giả: Koval K.J., Zuckerman J.D
Năm: 2006
15. Stern S.H. (2001), Key Techniques in Orthopaedic Surgery, Thieme, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Key Techniques in Orthopaedic Surgery
Tác giả: Stern S.H
Năm: 2001
16. Standring, S. (2015). Gray's anatomy e-book: the anatomical basis of clinical practice, Elsevier Health Sciences Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gray's anatomy e-book: the anatomical basis ofclinical practice
Tác giả: Standring, S
Năm: 2015
17. Zwingmann J, Welzel M, Dovi-Akue D, et al (2013). Clinical results after different operative treatment methods of radial head and neck fractures: a systematic review and meta-analysis of clinical outcome.Injury;44:1540–50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Injury
Tác giả: Zwingmann J, Welzel M, Dovi-Akue D, et al
Năm: 2013
18. Iannuzzi NP, Leopold SS. In brief: the mason classification of radial head fractures. Clin Orthop Relat Res 2012;470:1799–802 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clin Orthop Relat Res
19. Miller G, Humadi A, Unni R, et al (2013). Surgical management of Mason type III radial head fractures. Indian J Orthop;47:323 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Indian J Orthop
Tác giả: Miller G, Humadi A, Unni R, et al
Năm: 2013
20. Hagelberg, M., et al. (2017). Functional outcome after Mason II-III radial head and neck fractures: study protocol for a systematic review in accordance with the PRISMA statement. BMJ Open 7(1): e013022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BMJ Open
Tác giả: Hagelberg, M., et al
Năm: 2017
23. Bisicchia, S. and C. Tudisco (2016). Radial Head and Neck Allograft for Comminute Irreparable Fracture-Dislocations of the Elbow. Orthopedics 39(6): e1205-e1208 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Orthopedics
Tác giả: Bisicchia, S. and C. Tudisco
Năm: 2016
24. Pavic, R., et al. (2015). Diagnosis of occult radial head and neck fracture in adults. Injury 46 Suppl 6: S119-124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Injury 46
Tác giả: Pavic, R., et al
Năm: 2015
25. Hwang, J. T., et al. (2018). Axial load transmission through the elbow during forearm rotation. J Shoulder Elbow Surg 27(3): 530-537 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Shoulder Elbow Surg
Tác giả: Hwang, J. T., et al
Năm: 2018
26. . Markolf KL, Lamey D, Yang S, Meals R, Hotchkiss R. Radioulnar load- sharing in the forearm. A study in cadavera. J Bone Joint Surg Am 1998;80:879-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Bone Joint Surg Am
27. Ditsios KT, Stavridis SI, Christodoulou AG (2011). The effect of haematoma aspiration on intra-articular pressure and pain relief following Mason I radial head fractures. Injury; 42(4): 362-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Injury
Tác giả: Ditsios KT, Stavridis SI, Christodoulou AG
Năm: 2011
28. Ring D. Displaced (2008), unstable fractures of the radial head: fixation vs, replacement--what is the evidence? Injury; 39(12): 1329-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Injury
Tác giả: Ring D. Displaced
Năm: 2008
29. Kocher T. Textbook of operative surgery. 3rd ed. London: Adams and Charles Black 1911 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Charles Black
30. Ring D. (2006), Radial Head Fractures: Open Reduction Internal Fixation, Master Techniques in Orthopaedic Surgery: Fractures, 2nd ed, Lippincott Williams &amp; Wilkins, 121 - 143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Master Techniques in Orthopaedic Surgery: Fractures
Tác giả: Ring D
Năm: 2006
31. Tornetta P III, Hochwald N, Bono C, Grossman M (1997). Anatomy of the posterior interosseous nerve in relation to fixation of the radial head.Clin Orthop Relat Res; (345): 215-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clin Orthop Relat Res
Tác giả: Tornetta P III, Hochwald N, Bono C, Grossman M
Năm: 1997
32. Iftimie PP, Calmet Garcia J, de Loyola Garcia Forcada I, Gonzalez Pedrouzo JE, Giné Gomà J (2011). Resection arthroplasty for radial head fractures: Long-term follow-up. J Shoulder Elbow Surg; 20(1): 45-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Shoulder Elbow Surg
Tác giả: Iftimie PP, Calmet Garcia J, de Loyola Garcia Forcada I, Gonzalez Pedrouzo JE, Giné Gomà J
Năm: 2011
34. Antuủa SA, Sỏnchez-Mỏrquez JM, Barco R (2010). Long-term results of radial head resection following isolated radial head fractures in patients younger than forty years old. J Bone Joint Surg Am; 92(3): 558-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Bone Joint Surg Am
Tác giả: Antuủa SA, Sỏnchez-Mỏrquez JM, Barco R
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w