1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO cáo THỰC tập GIỮA KHOÁ chuyên ngành tài chính quốc tế NGHIỆP vụ CHO VAY đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 12

49 231 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 3,71 MB

Nội dung

19 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH 12 .... Theo Nghị quyết về hỗ trợ và phát

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-*** -

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHOÁ

Chuyên ngành: Tài chính quốc tế

NGHIỆP VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH 12

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hoài Thương

Mã sinh viên: 1301035104

Lớp: Anh 3 – Khoá: 52

NHDKH: Th.S Đặng Lê Phương Xuân

TP.HCM, tháng 06 năm 2016

Trang 3

Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 5

MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH 12 3

1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 3

1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 3

1.1.2 Thành tựu nổi bật trong năm 2015 4

1.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 12 4 1.2.1 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu 5

1.2.2 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự 5

1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 12 7

1.3 Mô tả công việc thực tập 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH 12 10

2.1 Giới thiệu nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp 10

2.2 Tổ chức cho một hợp tác xã vay vốn với mục đích bổ sung vốn lưu động 10 2.2.1 Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị và cung cấp hồ sơ đề nghị cấp tín dụng 10

2.2.2 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng 11

2.2.3 Thẩm định và đề xuất quyết định cho vay 11

2.2.4 Quyết định cho vay 15

2.2.5 Thông báo cho khách hàng; Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm và Soạn thảo, ký kết Hợp đồng cấp tín dụng 16

2.2.6 Giải ngân cho khách hàng theo Hợp đồng cấp tín dụng đã ký 17

2.2.7 Kiểm tra, giám sát tín dụng và quản lý thu hồi nợ 18

2.2.8 Lưu hồ sơ 18

2.3 Nhận xét 18

Trang 6

2.3.1 Điểm mạnh 18

2.3.2 Hạn chế 19

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH 12 21

3.1 Triển vọng phát triển 21

3.1.1 Cơ hội 21

3.1.2 Thách thức 21

3.2 Định hướng phát triển 22

3.3 Một số khuyến nghị cải thiện nghiệp vụ 23

3.3.1 Nhanh chóng xây dựng và triển khai phần mềm lưu trữ thống nhất thông tin tín dụng của khách hàng 23

3.3.2 Nâng cao tính chặt chẽ trong công tác thẩm định khách hàng 23

KẾT LUẬN 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

PHỤ LỤC 1: 27

PHỤ LỤC 2: 41

PHỤ LỤC 3: 84

PHỤ LỤC 4: 97

PHỤ LỤC 5: 107

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

STT Số thứ tự sơ

đồ, bảng biểu Tên Trang

1 Sơ đồ 1.1

Tổ chức các phòng ban Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 12

5

2 Bảng 1.1

Kết quả hoạt động kinh doanh kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Chi nhánh 12

7

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CB HTTD Cán bộ Hỗ trợ tín dụng

CB QHKH Cán bộ Quan hệ khách hàng

CB TĐ Cán bộ Thẩm định

CIC Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

CLIMS Cấu phần quản lý hạn mức và tài sản bảo đảm của hệ thống LOS CORE Hệ thống ngân hàng lõi

CRLOS Cấu phần khởi tạo và phê duyệt tín dụng của hệ thống LOS GHTD Giới hạn tín dụng

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn Trước sự biến động của giá dầu thô hay phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam đã phải chịu những tác động nhất định Những năm vừa qua, Việt Nam ta đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do, điều này được đánh giá là mở ra cho nước ta nhiều cơ hội mới

để hội nhập và phát triển Tuy nhiên, để tận dụng được lợi thế từ những Hiệp định, các doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ càng và luôn trong tâm thế chủ động Để nền kinh

tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đạt được các mục tiêu đề ra, vấn

đề hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng

Theo Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (16/05/2016) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các Bộ và cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng các chương trình vay vốn với lãi suất hợp lý, khuyến khích

đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, đơn giản hoá thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, triển khai

có hiệu quả chương trình kết nối doanh nghiệp – ngân hàng và chương trình bình ổn giá trên địa bàn, xem xét đáp ứng nhu cầu tín dụng ngoại tệ với một số ngành hàng, lĩnh vực theo hướng không làm tăng chi phí của doanh nghiệp

Trước tình hình này, các ngân hàng trong nước nói chung và VietinBank Chi nhánh 12 nói riêng đã có những chương trình hỗ trợ thiết thực cho khách hàng doanh nghiệp

VietinBank luôn chủ động dành tối đa nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với thị trường Asean Các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã triển khai như: “Tiếp sức thành công”, “Kết nối khách hàng tiềm năng”, “Ưu đãi lãi suất

kỳ hạn dưới một tháng”, “Tiếp bước cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu”, … với lãi suất thấp từ 6-8% đối với VND và 3-4% đối với USD

Nhận thấy tầm quan trọng của việc hỗ trợ vốn cho khách hàng doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện nay, tình hình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank nói chung và Chi nhánh 12 nói riêng diễn ra sôi nổi và hiệu quả, tôi thấy việc đào sâu nghiên cứu về cách thức tổ chức nghiệp vụ cho vay đối với khách

Trang 10

hàng doanh nghiệp là hết sức quan trọng Điều này không những giúp sinh viên trau

dồi và củng cố kiến thức mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện cho

nghiệp vụ này

Từ thực tiễn trên, tôi đã mạnh dạn quyết định chọn đề tài “Nghiệp vụ cho vay

đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam -

Chi nhánh 12” cho bài báo cáo thực tập giữa khoá của mình Bài báo cáo có kết cấu

ba chương chính như sau:

Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 12

Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân

hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 12

Chương 3: Một số khuyến nghị hoàn thiện nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng

doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 12

Mục đích của bài viết nhằm phân tích đánh giá về việc cho vay đối với khách

hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 12,

trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị cho vấn đề này Đây cũng là cơ hội

giúp tôi nắm bắt thực tiễn và củng cố sâu hơn kiến thức lý thuyết đã học

Trong quá trình thực hiện bài báo cáo này, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng

tôi không thể tránh khỏi nhiều sai sót Do đó, tôi rất mong nhận được nhiều sự góp ý

chân thành từ phía Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 12 và từ

phía nhà trường

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn nhà trường và Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam - Chi nhánh 12 đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành

bài báo cáo này

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2016

Sinh viên thực tập

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH 12 1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam

Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000

Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh

Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới

VietinBank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch,

151 Chi nhánh và trên 1.000 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm

Các giai đoạn phát triển của VietinBank:

• Giai đoạn I, từ 1988-2000: Xây dựng và chuyển đổi từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp, đưa Ngân hàng Công Thương Việt Nam đi vào hoạt động

• Giai đoạn II, từ 2001-2008: Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Công Thương Việt Nam về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh

Trang 12

• Giai đoạn III, từ 2009 đến nay: Thực hiện thành công cổ phần hoá, đổi mới mạnh mẽ, hiện đại hoá, chuẩn hoá các mặt hoạt động ngân hàng Chuyển đổi

mô hình tổ chức, quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế

1.1.2 Thành tựu nổi bật trong năm 2015

Năm 2015, VietinBank đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh Cụ thể, tổng tài sản đạt 779.000 tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm 2014 và 2014% so với kế hoạch; chỉ tiêu dư nợ tín dụng đạt 674.000 tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2014 và 110% so với kế hoạch; tổng nguồn vốn huy động đạt 702.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2014 và 103,8% so với kế hoạch Bên cạnh đó, VietinBank đã kiểm soát chất lượng tín dụng một cách hiệu quả, tại thời điểm 31/12/2015 tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tín dụng là 0,85% - là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất ngành Ngoài ra, thu nhập từ dịch vụ cũng tăng mạnh đặc biệt chú trọng đến phát triển dịch vụ thanh toán VietinBank cũng đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu tín dụng, hướng tới việc xây dựng thương hiệu số 1 trong hoạt động bán

lẻ, đẩy mạnh phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp FDI bên cạnh giữ vững thị phần đối với khách hàng doanh nghiệp lớn Trong năm

2015, với sự cố gắng vươn lên, VietinBank đã đạt được các giải thưởng và danh hiệu tiêu biểu: Top 2000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới do Tạp chí uy tín Forbes công

bố, Một trong hai ngân hàng Việt Nam thuộc danh sách 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới do Hãng tư vấn định giá thương hiệu Quốc tế Brand Finance (Anh) công bố, Top 10 Giải thưởng Sao vàng Đất Việt,

1.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 12

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 12 được thành lập theo quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thành lập chi nhánh cấp 2 do hội đồng quản trị ký ngày 27/03/1993

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry and Trade – Branch no.12 HCMC

Tên viết tắt: VietinBank – Branch no.12 HCMC

Địa chỉ: 366 Trường Chinh, phường 13, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (084) 38121028 - Fax: (084) 38121029

Swift: ICBVVNVX994

Trang 13

1.2.1 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu

• Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và tổ chức bằng VND và USD

• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cho vay đồng tài trợ, cho vay thấu chi, cho vay sinh hoạt và tiêu dùng, cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản

• Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, …

• Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước

• Các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu

• Tài trợ thương mại: L/C, nhờ thu, bao thanh toán, chiết khấu

1.2.2 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức các phòng ban Ngân hàng TMCP Công Thương

Việt Nam – Chi nhánh 12

(Nguồn: Sơ đồ tổ chức các phòng ban, Phòng tổ chức hành chính Ngân hàng TMCP

Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 12)

Trang 14

Bộ máy cơ cấu tổ chức của VietinBank – Chi nhánh 12 được áp dụng theo mô hình quản lý trực tiếp; mỗi phòng, ban làm một nhiệm vụ riêng biệt và chịu sự giám sát của Trưởng phòng, Phó phòng Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các phòng ban có mối liên hệ, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng chia sẻ và hỗ trợ nhau trong công việc Đa phần các nghiệp vụ tại Chi nhánh đều đòi hỏi sự liên kết từ các phòng ban

để giảm thiểu tối đa yếu tố chủ quan trong hoạt động ngân hàng Chính điều này đã giúp các phòng ban hoàn thành tốt nghiệm vụ cũng như phục vụ khách hàng một cách tốt nhất Ngoài ra với cơ cấu tổ chức này, ban lãnh đạo còn có thể dễ dàng kiểm soát, quản lý hoạt động của ngân hàng cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm công việc của các nhân viên

Theo số liệu tháng 5 năm 2016 của phòng tổ chức hành chính Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 12, toàn Chi nhánh có 139 nhân viên và được phân bổ như sau:

• Ban giám đốc: 1 giám đốc, 3 phó giám đốc

• Phòng khách hàng doanh nghiệp: 22 nhân viên

• Phòng khách hàng cá nhân: 21 nhân viên

• Phòng kế toán giao dịch: 27 nhân viên

• Các phòng giao dịch: 40 nhân viên

• Phòng tổ chức hành chính: 11 nhân viên

• Phòng tiền tệ kho quỹ: 10 nhân viên

• Phòng thông tin điện toán: 2 nhân viên

• Phòng tổng hợp: 2 nhân viên

Số lượng nhân viên của các phòng thay đổi qua các thời kỳ, phù hợp với nhu cầu cũng như tình hình hoạt động của từng phòng ban Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 12 với hơn 90% số nhân viên có trình độ đại học và sau đại học, 83% số nhân viên dưới 35 tuổi

Nhìn chung, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh 12 nói riêng đã và đang sở hữu một đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ chuyên môn ngày càng được cải thiện và không ngừng nâng cao Điều này sẽ tạo một bàn đạp cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 12 trước tình hình thị trường có nhiều đôi mới, chuyển biến phức tạp

Trang 15

1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 12

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại VietinBank - Chi nhánh 12

(Đơn vị: Triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015, Phòng

Kế toán, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 12) Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank - Chi nhánh 12 tương đối tốt trong giai đoạn 2013-2105 Tuy nhiên sự biến động của thu nhập và chi phí không theo một chiều hướng nhất định, đều giảm mạnh vào năm 2014 và tăng nhẹ trở lại vào năm 2015 Cụ thể như sau:

Giai đoạn 2013 - 2014: Thu nhập giảm 152.609 triệu đồng, tương ứng mức giảm 19,6% Cụ thể, thu từ lãi cho vay giảm 96.820 triệu đồng, tương đương 14,8% Thu khác giảm mạnh 59.064 triệu đồng, tương đương 51,9% Tuy nhiên, thu dịch vụ lại tăng khá cao trong giai đoạn này, đạt 3.275 triệu đồng, tương đương 30,2% Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế không thật sự khả quan, bên cạnh các doanh nghiệp phát triển tốt vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn Vì thế, nhu cầu vay vốn từ các khách hàng có phần giảm sút và số lượng khách hàng đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của chi nhánh cũng giảm Đồng thời, mặt bằng lãi suất năm 2014 giảm so với năm 2013 nên thu nhập từ lãi vay năm 2014 của Chi nhánh giảm mạnh Tuy nhiên, bên cạnh sự tập trung vào các khoản cho vay, Chi nhánh đã phát triển tốt các dịch vụ

đi kèm, được khách hàng yêu thích, tin tưởng sử dụng Nhờ đó, các khoản thu từ dịch

Khoản mục Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền Số tiền Số tiền Thu nhập 778.427 625.818 648.356

Trang 16

vụ đã tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn này

Xét về chi phí, Chi nhánh đã kiểm soát khá tốt chi phí trong 2 năm 2013 và

2014 Tổng chi phí giảm 178.721 triệu đồng, tương ứng mức giảm 24,9% Trong đó, chi phí trả lãi giảm 110.531 triệu đồng, tương đương 19,1% Các khoản chi khác cũng giảm mạnh qua 2 năm, giảm 68.190 triệu đồng tương ứng 49,4% Tuy chi phí trả lãi giảm, nhưng hoạt động thu hút tiền gửi của Chi nhánh 12 vẫn được đánh giá cao Nguyên nhân một phần là do nhu cầu gửi tiền của khách hàng giảm Ngoài ra, do đánh giá được nhu cầu vay vốn của khách hàng trong giai đoạn này là không cao nên Chi nhánh đã có các chính sách thu hút tiền gửi phù hợp để tránh tình trạng không có đầu ra cho các khoản tiền gửi này Vì vậy, mặc dù thu nhập giảm nhưng lợi nhuận của Chi nhánh 12 vẫn tăng trưởng tốt, đạt mức tăng 26.112 triệu đồng, tương ứng 42,6%

Giai đoạn 2014 - 2015: Thu nhập trong giai đoạn này đã tăng ở lại, tuy nhiên chỉ tăng ở mức nhẹ, 3,6% tương đương 22.538 triệu đồng Cụ thể, thu từ lãi cho vay tăng 45.992 triệu đồng tương đương 8,3%; thu từ dịch vụ tăng mạnh hơn, đạt mức tăng 2.733 triệu đồng tương đương 19,36% và các khoản thu khác giảm mạnh 47,9% tương đương 26.187 triệu đồng Trong giai đoạn này, với nhiều dấu hiệu ổn định trở lại của nền kinh tế cùng các cơ hội từ những Hiệp định thương mại, nhu cầu vay vốn của khách hàng đã tăng nhẹ trở lại vào năm 2015 Ngoài ra, do thu hút được khoản tiền gửi với chi phí thấp cùng các sản phẩm cho vay hấp dẫn, Chi nhánh 12 đã thu hút rất nhiều khách hàng vay vốn Chi nhánh 12 cũng đã phát triển các dịch vụ mới cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân bao gồm cả dịch vụ điện tử và được khách hàng yêu thích sử dụng Điều này đã làm cho thu nhập từ dịch vụ tăng liên tục qua các năm

Chi phí trong giai đoạn này tuy có tăng, nhưng cũng ở mức tăng nhẹ Cụ thể, tăng 12.701 triệu đồng tương ứng 2,4% Trong đó, chi phí trả lãi tăng 27.560 triệu đồng, tương ứng 5,9% và chi phí khác giảm mạnh, 21,2% tương đương 14.859 triệu đồng Để có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao trở lại, Chi nhánh đã phát triển nhiều sản phẩm hấp dẫn cũng như đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thu hút các khoản tiền gửi từ khách hàng Với lợi thế về quy mô, tính chuyên nghiệp cũng như

uy tín sẵn có, Chi nhánh 12 là nơi gửi tiền tin cậy của nhiều khách hàng, do đó chi

Trang 17

phí trả lãi trong giai đoạn này tăng là điều hợp lý Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã thực hiện tốt việc tái cơ cấu, kiểm soát chặt chẽ bộ máy tổ chức và điều chỉnh hoạt động một cách hợp lý, nên các khoản chi khác giảm mạnh Tuy thu nhập và chi phí trong giai đoạn này đều tăng, nhưng mức tăng của chi phí thấp hơn nên Chi nhánh vẫn đảm bảo được mức tăng trưởng lợi nhuận Cụ thể, lợi nhuận năm 2015 đã tăng 9.837 triệu đồng, tương ứng 11,3% so với năm 2014

1.3 Mô tả công việc thực tập

Từ ngày 25/5 đến 13/6, tôi được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 12 nhận vào kiến tập tại Phòng khách hàng doanh nghiệp Nhiệm vụ của tôi trong thời gian kiến tập là quan sát tìm hiểu những kiến thức thực tế về các hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp Trong khoảng thời gian đầu, tôi được hướng dẫn tìm hiểu về qui trình cấp tín dụng Sau đó, tôi được tiếp xúc với các

hồ sơ, chứng từ thực tế để hiểu rõ hơn về qui trình Tôi còn được hướng dẫn để cùng các anh chị trong phòng sắp xếp hồ sơ và được nghe các chia sẻ kinh nghiệm của anh chị trong quá trình làm việc thực tế Ngoài ra, tôi còn có cơ hội quan sát các anh chị lập tờ trình thẩm định, lưu thông tin trên các hệ thống điện tử Tuy nhiên, vì thời gian kiến tập khá ngắn, tôi chưa có cơ hội tìm hiểu kỹ các hệ thống phần mềm hỗ trợ tín dụng và chưa được trực tiếp hỗ trợ các anh chị trong việc lập các tờ trình Song, đây

là một cơ hội tốt để tôi tiếp xúc thực tế với nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp cũng như môi trường làm việc năng động, hiệu quả tại Chi nhánh 12 của VietinBank – Ngân hàng thương mại cổ phần lớn của Việt Nam

Trang 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -

CHI NHÁNH 12 2.1. Giới thiệu nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp

Nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của VietinBank - Chi nhánh 12 gồm các bước sau đây:

• Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị và cung cấp

hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

• Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

• Thẩm định và đề xuất quyết định cho vay

• Quyết định cho vay

• Kiểm soát thẩm định và phê duyệt tín dụng (trường hợp phải trình Trụ sở chính)

• Thông báo cho khách hàng; Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm và Soạn thảo, ký kết Hợp đồng cấp tín dụng

• Bàn giao hồ sơ tín dụng; Rà soát và chuyển thông tin từ CLIMS sang CORE

• Giải ngân cho khách hàng theo Hợp đồng cấp tín dụng đã ký

• Kiểm tra, giám sát tín dụng và Quản lý thu hồi nợ

Dựa vào các định hướng cho vay cũng như các chương trình ưu đãi dành cho doanh nghiệp hiện hành, CB QHKH đã tìm kiếm và khoanh vùng các doanh nghiệp tiềm năng Trong đó, HTX này là một trong những khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn và phù hợp với định hướng cho vay của Chi nhánh

Qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, CB QHKH đã có những thông tin sau: HTX có nhu cầu vay vốn bổ sung vốn lưu động cho năm 2016 tổng cộng là

20 tỷ VND HTX mong muốn thời hạn cho mỗi giấy nhận nợ là 6 tháng Trong đó vào tháng 6 năm 2016 HTX cần thanh toán tiền mua mủ cao su từ nông dân và tiểu

Trang 19

thương khoảng 4 tỷ VND Hiện tại HTX có thể bảo đảm cho khoản vay bằng Quyền

sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có giá trị khoảng 6 tỷ VND

CB QHKH đã trình bày cho HTX về phương án cho vay dự kiến như sau: phía ngân hàng sẽ cho HTX vay theo hình thức hạn mức Hiện tại, với TSBĐ là Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có giá trị khoảng 6 tỷ VND, phía ngân hàng sẽ tiến hành định giá và thông báo cho HTX hạn mức tối đa được sử dụng, nếu sử dụng hết hạn mức này và HTX có nhu cầu giải ngân thêm thì HTX cần phải bổ sung TSBĐ khác Vì HTX có kinh doanh xuất nhập khẩu, có nguồn thu bằng USD, CB QHKH

đã giới thiệu cho HTX chương trình "Tiếp bước cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu", phía ngân hàng sẽ giải ngân theo USD cho HTX để HTX được hưởng lãi suất thấp,

dự kiến khoảng 3% cho lần giải ngân vào tháng 6 này

2.2.2 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

CB QHKH tiếp nhận hồ sơ mà HTX cung cấp theo yêu cầu Gồm:

• Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Điều lệ HTX, Biên bản Họp Quản Trị HTX và Giấy uỷ quyền, Chứng minh nhân dân của các thành viên góp vốn

• Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị cấp GHTD và vay vốn kiêm phương án trả nợ, Phương án vay vốn bổ sung vốn kinh doanh năm 2016, Báo cáo tài chính năm

2014 và 2015

(Xem chi tiết tại phụ lục 1)

Sau đó, CB QHKH kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, trung thực của bộ hồ sơ và kết quả bộ hồ sơ đạt yêu cầu

2.2.3 Thẩm định và đề xuất quyết định cho vay

Trong quá trình thẩm định, vì HTX là khách hàng mới với nhu cầu tín dụng trên 3 tỷ VND, nên theo quy định của ngân hàng, Phó PKHDN đã đi cùng CB QHKH trong các lần thẩm định thực tế tại trụ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh của HTX Cụ thể quá trình thẩm định khách hàng của các cán bộ ngân hàng được trình bày rõ dưới đây

• Thẩm định chi tiết khách hàng

CB QHKH kiểm tra trên hệ thống và thấy HTX là khách hàng lần đầu quan hệ với VietinBank HTX không thuộc nhóm khách hàng chiến lược của Chi nhánh và cũng không thuộc nhóm khách hàng có liên quan

Trang 20

CB QHKH đã cùng Phó PKHDN đến cơ sở hoạt động của HTX để tìm hiểu

về quá trình thành lập và phát triển của HTX, mô hình tổ chức cũng như máy móc thiết bị của HTX CB QHKH cũng yêu cầu HTX cho xem những hợp đồng mua bán với các đối tác trong và ngoài nước Sau khi tìm hiểu, CB QHKH thấy các thông tin

mà HTX cung cấp rõ ràng, minh bạch; cơ cấu tổ chức gọn nhẹ nhưng hoạt động hiệu quả; máy móc thiết bị tuy đa phần là máy cũ nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu đầu ra của sản phẩm và HTX cũng đã chứng minh được có mối quan hệ làm ăn thực sự với các đối tác trong và ngoài nước thông qua các hợp đồng mua bán Tuy nhiên các nguyên liệu đầu vào của HTX chủ yếu là từ các nông dân, tiểu thương tại Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai nên không có các hợp đồng mua bán mà chủ yếu là thanh toán bằng tiền mặt Vì vậy, CB QHKH đã tìm hiểu qua các nhân viên của HTX để xác minh thêm về nguồn hàng

Để có thể đánh giá về tình hình tài chính cũng như kiểm tra lại thông tin mà HTX cung cấp, Phó PQHKH đã tiến hành vấn tin trên CIC tất cả các thành viên góp vốn (7 thành viên) và của HTX Vấn tin trên CIC cho thấy, HTX cùng thành viên góp vốn không có nợ cần chú ý trong vòng 12 tháng, không có nợ xấu trong 5 năm gần nhất HTX cũng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, lương nội bộ và thanh toán cho bạn hàng

• Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính

CB QHKH đã phân tích báo cáo tài chính của HTX trong 2 năm 2014 và 2015

CB QHKH so sánh các chỉ tiêu như Doanh thu thuần, Giá vốn hàng bán, Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, Lợi nhuận sau thuế qua 2 năm để đánh giá quy mô, xu hướng biến động, nguyên nhân tăng giảm doanh thu, lợi nhuận Xét thấy lợi nhuận sau thuế tăng nhưng doanh thu của HTX giảm dần qua các năm, CB QHKH

đã tìm hiểu xem nguyên nhân là từ bên trong hay bên ngoài HTX Để xác minh nguyên nhân HTX cung cấp là vì ảnh hưởng chung của giá cao su thế giới và nhu cầu của bạn hàng có phần giảm sút, CB QHKH đã tham khảo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất cao su thiên nhiên (ARNPC) và dữ liệu phân tích của Công ty Freedonia Group cho thấy giá cao su thế giới đã giảm dần và chạm đáy trong năm

2015 và đang có xu hướng tăng giá trở lại theo chu kỳ tăng giá của ngành hàng CB QHKH cũng tìm hiểu tình hình chung của ngành hàng cao su trong nước và thấy đa

Trang 21

số doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi xu hướng này Vì vậy xét về tổng thể, CB QHKH đánh giá hoạt động kinh doanh của HTX vẫn duy trì được tính hiệu quả

CB QHKH cũng tính toán, phân tích và đánh giá các khoản mục cũng như cơ cấu về Tài sản, Nguồn vốn, các chỉ tiêu về Khả năng thanh toán, Đòn bẩy tài chính, Khả năng sinh lời, Khả năng hoạt động của HTX Xét thấy khoản phải thu của năm

2015 tăng mạnh (79,6%) so với năm 2014, CB QHKH đã yêu cầu HTX cung cấp thông tin chi tiết các khoản nợ của những khách hàng này và các giao dịch mua bán trước đây của hai bên và thấy đây là những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài và

uy tín với HTX nên rủi ro không nhận được thanh toán của HTX là thấp Kết quả phân tích cho thấy các chỉ số khác đều tương đối tốt, phản ánh đúng tình hình của HTX

Sau đó, CB QHKH đã nhập thông tin vào hệ thống chấm điểm tín dụng của ngân hàng Kết quả, HTX đạt 76,24 điểm, hạng tín dụng A

• Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề nghị cấp tín dụng của

khách hàng

Theo Phương án sản xuất kinh doanh năm 2016 của HTX, tổng chi phí cần thiết là 266,400 tỷ đồng, vòng quay vốn lưu động dự kiến là 4 nên nhu cầu vốn lưu động cần thiết là 66,6 tỷ đồng Trong đó, vốn tự có và chiếm dụng khác là 16 tỷ đồng, vốn vay các tổ chức tín dụng khác là 30 tỷ đồng và vay Chi nhánh 12 là 20 tỷ đồng

CB QHKH đối chiếu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016 với các báo cáo các năm trước cũng như tình hình hiện tại và đánh giá kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016 là phù hợp với hoạt động từ trước đến nay CB QHKH đã tìm hiểu tại cơ

sở sản xuất và thấy máy móc thiết bị ổn định, nhân viên có tay nghề tốt và có ý định gắn bó lâu dài với HTX CB QHKH cũng tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng và thấy tình hình sản xuất mủ cao su tại Bình Dương, Đồng Nai duy trì tốt nên HTX đảm bảo được nguyên liệu đầu vào CB QHKH đã yêu cầu HTX cung cấp số liệu về sản lượng đầu ra trong quý I năm 2016 và thấy tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái

Xét về nguồn vốn tham gia thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, CB QHKH

đã xem xét chi tiết khoản thu các năm gần đây và tham khảo vòng quay vốn lưu động của năm 2015 (là 4 vòng), đánh giá vòng quay vốn lưu động dự kiến năm 2016 của

Trang 22

HTX bằng 4 là hợp lý Như vậy, thời gian cho vay bình quân trên mỗi giấy nhận nợ tương ứng sẽ là 3 tháng Tuy nhiên, CB QHKH đã xem xét tình hình hoạt động thực

tế của HTX các năm gần đây và kiểm tra thông tin về khách hàng đầu ra, cho thấy chủ yếu là khách hàng nước ngoài và thị trường giá cao su đang có nhiều biến động, nên việc thu hồi vốn có thể kéo dài hơn so với năm 2015 Vì vậy, CB QHKH xét thấy nhu cầu cho mỗi giấy nhận nợ của HTX là 6 tháng có thể chấp nhận được

CB QHKH kiểm tra vốn điều lệ của HTX (15 tỷ VND) và kết quả vấn tin từ CIC cho thấy các thành viên ban lãnh đạo của HTX đều có tiềm lực tài chính mạnh, nên CB QHKH đánh giá vốn tự có và chiếm dụng khác của HTX ở mức 16,6 tỷ đồng

là hợp lý

CB QHKH đối chiếu thông tin của HTX cung cấp với kết quả vấn tin CIC, HTX đã được cấp hạn mức tín dụng là 40 tỷ đồng có đảm bảo đầy đủ bằng tài sản tại hai ngân hàng NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh trung tâm và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu – Chi nhánh quận 10, nên vốn vay các tổ chức tín dụng khác của HTX ở mức 30 tỷ VND cũng được đánh giá là hợp lý Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016 của HTX là hợp lý và khả thi

• Thẩm định biện pháp đảm bảo tín dụng của HTX

CB QHKH đã kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ chứng minh Quyền sử dụng đất và Tài sản khác gắn liền trên đất và vấn tin trên CIC về Thông tin bảo đảm tiền vay của HTX, kết quả cho thấy tài sản này đủ điều kiện để đảm bảo cho khoản vay của HTX tại VietinBank Chi nhánh 12

CB QHKH tiến hành định giá thông qua nhiều kênh thông tin CB QHKH tham khảo thực tế tình hình bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh Vì TSBĐ này

có giá trị hơn 3 tỷ VND nên CB QHKH đã yêu cầu thông tin định giá của VietinBank AMC theo quy định của ngân hàng Sau đó, CB QHKH đã tiến hành trao đổi, thoả thuận cùng HTX để thống nhất về giá trị TSBĐ Theo đó, giá trị của quyền sử dụng đất là 4.680.480.000 VND và giá trị của tài sản khác gắn liền trên đất là 1.930.153.600 VND

• Đề xuất quyết định cho vay

Theo quy định của ngân hàng, mức cấp tín dụng tối đa cho khách hàng hạng

A đối với TSBĐ là Quyền sử dụng đất và Tài sản khác gắn liền trên đất tương ứng là

Trang 23

70% và 50% Do đó, giá trị cho vay tối đa đối với TSBĐ này của HTX là

4.236.412.800 VND

Nhằm lôi kéo khách hàng, đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ bền vững và theo công văn của ngân hàng, CB QHKH đề xuất phê duyệt cho HTX được tín chấp một phần trên tài sản theo quy định với tỷ lệ 25%

CB QHKH đã lập Tờ trình Thẩm định và Quyết định hạng tín dụng, giới hạn tín dụng và khoản vay khách hàng doanh nghiệp theo mẫu của ngân hàng CB QHKH

đã trình bày rõ các kết quả thẩm định trên, đánh giá về mức đáp ứng điều kiện cấp giới hạn tín dụng của HTX cũng như phân tích kỹ rủi ro và lợi ích HTX mang lại cho VietinBank Chi nhánh 12 trong tờ trình và đề xuất phê duyệt khoản vay như sau:

- Mục đích sử dụng tiền vay: bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh

- Phương thức cho vay: hạn mức

- Hạn mức tín dụng: 20 tỷ VNĐ

- Cho vay có bảo đảm một phần bằng tài sản

- Lãi suất cho vay: theo quy định của VietinBank và Chi nhánh 12

- Thời gian nhận nợ tối đa/giấy nhận nợ: 6 tháng

- Thời gian duy trì hạn mức tín dụng: 12 tháng

Các điều kiện kèm theo: yêu cầu HTX chuyển nguồn doanh thu về tương ứng doanh

số giải ngân tại Chi nhánh 12

(Xem chi tiết tại phụ lục 2)

2.2.4 Quyết định cho vay

Ngày 25/05/2016, sau khi CB QHKH lập Tờ trình Thẩm định thống nhất về mặt nội dung, đã đề xuất với CB TĐ cùng ký và chuyển cho Lãnh đạo PKHDN kiểm soát Sau đó, CB TĐ khai báo thông tin đính kèm hồ sơ và đệ trình hồ sơ trên CRLOS theo hướng dẫn tại QT LOS

Phó PKHDN tiến hành kiểm tra về sự đầy đủ, tính phù hợp và nhất quán của

hồ sơ cấp tín dụng của HTX theo quy định của ngân hàng, kiểm soát tất cả các thông tin thẩm định về HTX cũng như đề nghị cấp tín dụng nêu trong tờ trình để đảm bảo tính đầy đủ, phù hợp, chân thực với hồ sơ, thông tin HTX cung cấp và CB QHKH thu thập được; xem xét các nhận định, đánh giá đề xuất quyết định cấp tín dụng Kết quả rà soát cho thấy các nội dung phù hợp và không có gì cần chú ý, Phó PKHDN đã

Trang 24

ký tắt từng trang, ghi đồng ý và ký tên Sau đó, kiểm soát phê duyệt và đệ trình hồ sơ trên CR LOS theo hướng dẫn tại QT LOS và trình cho Phó Giám đốc và Giám đốc chi nhánh

Phó Giám đốc và Giám đốc chi nhánh tiếp nhận hồ sơ Phó PKHDN trình, kiểm tra rà soát Tờ trình thẩm định Xét thấy các nội dung đều phù hợp, ký quyết định cấp tín dụng và chuyển kết quả này về cho CB QHKH Sau đó, kiểm soát và phê duyệt

hồ sơ trên CRLOS theo hướng dẫn tại QT LOS

2.2.5 Thông báo cho khách hàng; Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm và Soạn thảo, ký kết Hợp đồng cấp tín dụng

• Thông báo cho khách hàng

Trên kết quả quyết định tín dụng, CB QHKH thông báo chính thức đến khách hàng bằng văn bản Trong đó, nêu rõ HTX sẽ được cấp GHTD là 20 tỷ VND với thời hạn uy trì hạn mức này là 12 tháng; giá trị cho vay tối đa đối với TSBĐ này là 5.648.550.400 VND; lãi suất áp dụng sẽ theo quy định tại từng thời điểm giải ngân

và điều kiện là HTX phải chuyển nguồn doanh thu tương ứng với doanh số giải ngân

về VietinBank Chi nhánh 12

CB TĐ chuyển toàn bộ hồ sơ tín dụng từ CR LOS sang CLIMS

• Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm

Tổ định giá PKHDN bao gồm CB QHKH và Phó PKHDN lập Biên bản định giá TSBĐ, đã được ký bởi đại diện HTX và tổ định giá

Tổ định giá lập Tờ trình Thẩm định biện pháp bảo đảm và trình cho Phó Giám đốc của Chi nhánh và đã được Phó Giám đốc ký đồng ý nhận TSBĐ theo đề nghị của PKHDN

CB TĐ chuyển thông tin TSBĐ đã được phê duyệt từ CRLOS sang CLIMS

CB TĐ lập, ký kết Hợp đồng bảo đảm, đơn Đăng ký Giao dịch bảo đảm và tiến hành công chứng, chứng thực

CB QHKH tiếp nhận hồ sơ gốc TSBĐ từ HTX xét thấy phù hợp với các bản sao mà HTX đã nộp từ trước; tiến hành lập, ký 2 liên Biên bản giao nhận hồ sơ TSBĐ HTX giữ 1 bản, Chi nhánh giữ 1 bản CB QHKH chuyển thông tin từ CLIMS sang CORE

(Xem chi tiết tại phụ lục 3)

Ngày đăng: 05/08/2019, 09:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w