1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thi hành bản án, quyết định của toà án về vụ án hành chính ở việt nam hiện nay

270 92 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 270
Dung lượng 4,01 MB
File đính kèm Luận văn full.rar (3 MB)

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứuĐể thực hiện mục đích nêu trên, Luận án có các nhiệm vụ sau đây: 1 Làmsáng tỏ những vấn đề lý luận về THAHC gồm bản chất, khái niệm, đặc điểm, vai trò và các yếu tố tá

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÀ

THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN

VỀ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÀ

THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN

VỀ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9380102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG VĂN TÚ

Hà Nội - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướngdẫn khoa học của PGS TS Hoàng Văn Tú Các số liệu, tư liệu sử dụng trong Luận

án là trung thực, chính xác Những kết quả khoa học của Luận án chưa được công

bố trong bất kỳ công trình nào

Tác giả Luận án

Nguyễn Thị Phương Hà

Trang 4

MỤC LỤC

M

Ở ĐẦ U 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8

1.1 ổngT q u a n tình hình n g hiên c ứ u về đ ề tài lu ậ n á n 8

1.2 á nhĐ g iá tình hình n g hiên c ứ u 21

1.3 hữN ng v ấ n đề đ ặ t ra cầ n ti ế p tục n g hiên cứ u t r ong lu ậ n á n 25

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN VỀ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 28

2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính 28

2.2 Chủ th ể , đối tượ n g , thủ tục thi h à nh b ả n á n, q u y ế t định c ủa Toà á n v ề vụ á n h à nh c hính 39

2.3 Các yếu tố tác động đến thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính 51

Chương 3: THỰC TRẠNG THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN VỀ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 57

3.1 Ph á p l u ậ t thi h à nh b ả n á n, q u y ế t định c ủa T o à á n về vụ á n h à nh c hí n h ở V i ệ t N a m hi ệ n n a y 57

3.2 H oạ t động thi h à nh b ả n á n, q u y ế t định c ủa T oà á n về vụ á n h à nh c hính ở V i ệ t N a m hi ệ n n a y 81

3.3 Thực trạng các yếu tố tác động đến thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay 103

3.4 Đ á nh g i á c hu n g t h ự c tr ạ n g thi h à nh b ả n á n, q u y ế t định c ủ a Toà á n v ề vụ á n h à nh c hính ở V i ệ t N a m h i ệ n n a y 114

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN VỀ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM 120

4.1 Qu a n đi ể m b ả o đ ả m thi h à nh b ả n á n, q u y ế t định c ủa Toà á n về vụ á n h à nh c hính ở V i ệ t N a m 120

4.2 Gi ả i ph á p b ả o đ ả m hi ệ u quả thi h à nh b ả n á n, q u y ế t định c ủa Toà á n v ề vụ á n h à nh c hính ở V i ệ t N a m 125

K ẾT LU Ậ N 149

D A NH MỤ C C Á C C Ô NG TRÌ N H CÔ N G B Ố CỦ A TÁC G IẢ 151

D A NH MỤ C TÀI L I ỆU THAM K H Ả O 152

Trang 5

TTPBGDPL Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Số lượng các VAHC đã thụ lý; giải quyết, xét xử từ năm 2010 đến năm 2018

của TAND các cấp 82

Bảng 3.2 So sánh tình hình khởi kiện QĐHC, HVHC của Chủ tịch UBND và UBND các cấp tại Toà án với tình hình khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước 83

Bảng 3.3 Kết quả THAHC từ năm 2012 đến năm 2016 85

Bảng 3.4 Kết quả THAHC năm 2017 và năm 2018 86

Bảng 3.5 Kết quả kiểm sát THAHC năm 2017 và năm 2018 102

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề

Trang 8

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực luôn được xem là biểu hiện củanền công lý ở tất cả các quốc gia trên thế giới Bởi qua bản án, quyết định đóngười dân nhận được lẽ phải, sự công bằng mà họ tìm kiếm và chờ đợi trongsuốt quá trình giải quyết vụ án Tại Việt Nam, bảo đảm thi hành bản án, quyếtđịnh của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (còn gọi là thi hành án) là một nguyêntắc hiến định và một yêu cầu quan trọng trong chủ trương cải cách nền tư pháp.Thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hình sự (gọi là thi hành án hình

sự (THAHS); thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án dân sự (gọi là thihành án dân sự (THADS) và thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hànhchính (gọi là thi hành án hành chính (THAHC) hiện là ba lĩnh vực thi hành án cơbản Đối tượng của THADS là các quyết định dân sự mang tính chất tài sản vànhân thân Trong THAHS, đối tượng thi hành án là hình phạt và các biện pháp tưpháp khác Riêng đối tượng của THAHC là các quyết định liên quan đến các cơquan nhà nước mà chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước Như vậy, vị trí,mối quan hệ giữa cơ quan THAHC với người phải THAHC; tính chủ động, tính hiệnthực trong việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án là một vấn đề không dễdàng giải quyết

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết (TTGQ) các vụ án hành chính (VAHC) năm

1996 là văn bản pháp lý đầu tiên đặt ra vấn đề THAHC Sau đó, nội dung vềTHAHC được quy định cụ thể, đầy đủ hơn và bổ sung quyền hạn đôn đốc THAHCcủa Cơ quan THADS tại Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm 2010 Thực tiễn thihành mặc dù đạt được những kết quả nhất định song cũng phát sinh khá nhiềukhó khăn, vướng mắc từ chính cơ chế đôn đốc thi hành án Hơn 5 năm sau, LuậtTTHC năm 2015 được Quốc hội thông qua, cơ chế thi hành án được thay đổi,nâng tầm của cơ quan tư pháp bằng Quyết định buộc thi hành án của Tòa án

đã xét xử sơ thẩm VAHC đó Tuy nhiên, theo báo cáo của cơ quan quản lý thi hành

án cho thấy, tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án về VAHC đã được thi hành vẫnđạt thấp khi áp dụng những quy định mới của Luật TTHC năm 2015 Ý thức chấphành án và việc thực hiện pháp luật trong THAHC của nhiều cơ quan, tổ chức, cá

nhân vẫn còn hạn chế Người dân vẫn không “mặn mà” với việc khởi kiện VAHC

dù các tranh chấp hành chính không ngừng tăng Có nhiều nguyên nhân dẫn đếntình trạng này, trong đó theo tác giả, cần phải kể đến những nguyên nhân sau:

Trang 9

Thứ nhất, hành lang pháp lý về thi hành án nói chung và THAHC nói riêng

chưa đầy đủ, chưa thống nhất, còn rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khácnhau Hoạt động THAHC vẫn chưa được điều chỉnh bằng một Luật riêngbiệt như THADS hay THAHS

Thứ hai, chất lượng xét xử các VAHC ở nhiều địa phương hiện chưa cao.

Những phán quyết trong bản án, quyết định của Toà án còn nhiều mâu thuẫnhoặc thường có tính chung chung, gây khó khăn cho quá trình THAHC

Thứ ba, nhận thức pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật của các chủ thể

có liên quan trong THAHC còn nhiều hạn chế Đặc biệt khi chủ thể phải thi hành án

là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhànước có xu hướng gia tăng

Thứ tư, thực tiễn áp dụng cơ chế đặc thù trong THAHC chưa triệt để Do đó,

dù cũng theo xu hướng chung của đa số các quốc gia trên thế giới khi ưu tiên

“tinh thần tự giác” trong THAHC song hoạt động này tại Việt Nam hiện không

thực sự hiệu quả

Thứ năm, công tác quản lý nhà nước về THAHC còn nhiều bất cập Thực tế

chưa đảm bảo sự phân công, phối hợp theo quy định của pháp luật giữa các cơquan hành pháp, tư pháp và cơ quan kiểm sát; giữa cơ quan ở trung ương vớicác địa phương trong THAHC

Thứ sáu, kiểm sát THAHC là một trong những chức năng kiểm sát hoạt động

tư pháp của VKSND các cấp nhưng so với THADS và THAHS chức năng này chưađược quan tâm đúng mức

Ngoài ra, trong khả năng tiếp cận của tác giả, số lượng các công trình khoahọc về THAHC, đặc biệt được nghiên cứu trong giai đoạn Luật TTHC năm 2015 cóhiệu lực thi hành là không nhiều Đồng thời, tại các cơ sở đào tạo Luật uy tín trongnước hiện nay, việc giảng dạy môn học Luật về THAHC còn khá hạn chế Đa số tạicác trường nội dung về THAHC được lồng ghép trong môn học Luật TTHC màchưa trở thành môn học riêng biệt như Luật THAHS hay Luật THADS

Những điều trình bày trên đây là lý do, lập luận cho lựa chọn nghiên cứu:

“Thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho Luận án Tiến sĩ Luật học.

Trang 10

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nêu trên, Luận án có các nhiệm vụ sau đây: (1) Làmsáng tỏ những vấn đề lý luận về THAHC gồm bản chất, khái niệm, đặc điểm, vai trò

và các yếu tố tác động đến THAHC; (2) Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễnhoạt động THAHC ở Việt Nam hiện nay; (3) Xác định quan điểm và đề xuất nhữnggiải pháp đảm bảo hiệu quả THAHC tại Việt Nam trong thời gian tới

3.1 Đối tượng nghiên cứu

-Những vấn đề lý luận và hành lang pháp lý về thi hành án nói chung vàTHAHC nói riêng ở Việt Nam; có sự so sánh, đối chiếu với lĩnh vực THADS vàTHAHS

-Những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn kinh nghiệm về THAHC của một sốquốc gia trên thế giới

-Số liệu và hiện trạng về THAHC ở Việt Nam nói chung, đặc biệt ở những địaphương có số lượng án hành chính cao hiện nay

-Những chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, về thi hành án nói chung vàcông tác THAHC nói riêng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung, Luận án nghiên cứu những vấn đề cơ bản của pháp luật THAHC,

bao gồm những quy định về nội dung, về tổ chức, về thủ tục và các biện phápchế tài xử lý vi phạm trong THAHC Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng pháp luật

và thực tiễn thi hành pháp luật THAHC tại Việt Nam thời gian qua để đề xuất cácgiải pháp nhằm góp phần đảm bảo hiệu quả THAHC trước yêu cầu cải cách tưpháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN tại Việt Nam hiện nay Luận án tậptrung nhấn mạnh nội dung thi hành phần quyết định trong bản án của Toà án

về quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) bị khởi kiện; phầndân sự (nếu có) được thi hành theo thủ tục THADS ít được đề cập sâu trong Luận

Trang 11

án.

Trang 12

Về thời gian, Luận án nghiên cứu những quy định của pháp luật THAHC kể từ

khi Pháp lệnh TTGQ các VAHC năm 1996 có hiệu lực (01/7/1996) cho đến nay.Các số liệu đánh giá liên quan đến THAHC, cụ thể về tình hình thụ lý, giải quyếtcác VAHC tại Toà án từ năm 2010 đến hết năm 2018; tình hình đôn đốc, theo dõiTHAHC được thống kê trên toàn quốc từ năm 2012 đến hết năm 2018, tức là saukhi áp dụng Luật TTHC năm 2010 (từ 01/7/2011) và sau khi Luật TTHC năm 2015

có hiệu lực thi hành (01/7/2016) cho đến nay Riêng nội dung buộc THAHC củaToà án và vấn đề kiểm sát THAHC chỉ thu thập được trong 02 năm 2017 và năm2018

4.1 Phương pháp luận

Học thuyết Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa (XHCN) được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện Luận án,trong đó tập trung vào những vấn đề như: (1) nguyên tắc độc lập của các cơ quan

tư pháp, đặc biệt là Toà án; (2) vai trò quan trọng của thi hành án nói chung

và THAHC nói riêng đối với việc thực thi công lý; (3) tinh thần thượng tôn phápluật trong mọi trường hợp, đối với mọi chủ thể dù đó là cơ quan công quyền haybất kỳ cá nhân nào

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được tác giả sử dụng

để luận giải hầu hết những nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án, sâu sắc nhất phải kểđến những nghiên cứu về thực trạng pháp luật THAHC và thực tiễn hoạt độngTHAHC qua các giai đoạn phát triển của pháp luật TTHC Để có được những đánhgiá khách quan tác giả luôn đặt thực trạng những quy định và thực tiễn áp dụngnhững quy định của pháp luật THAHC vào đúng bối cảnh đã ban hành và ápdụng thực hiện chúng trên thực tế

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

-Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng trong tất cả các chương của Luận

án Phân tích để làm rõ những vấn đề về lý luận, về thực trạng pháp luật và thực tiễn

áp dụng pháp luật THAHC thời gian qua; chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế để từ đó

Trang 13

tổng hợp, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, giải pháp bảo đảm hiệu quảcông tác THAHC ở Việt Nam hiện nay.

Trang 14

-Phương pháp so sánh pháp luật: Sử dụng trong việc so sánh các quy định củapháp luật Việt Nam qua từng giai đoạn đặc biệt là giai đoạn Luật TTHC năm 2010 vàLuật TTHC năm 2015; so sánh giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của một sốnước trên thế giới Tìm ra những điểm còn bất cập của pháp luật trong nước hayđiểm tương đồng, khác biệt trong pháp luật quốc tế về THAHC, từ đó đề xuất cácgiải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về THAHC trong thời gian tới

Từ đó, luận án được tiến hành theo những cách tiếp cận như sau:

-Tiếp cận hệ thống: Để đưa ra những giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt độngTHAHC ở Việt Nam hiện nay, cần tập trung nghiên cứu từ những vấn đề lý luận, nhấnmạnh về thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật THAHC, sau đó dựa trênnhững chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách pháp luậtcủa Nhà nước đồng thời có sự so sánh, học hỏi kinh nghiệm của pháp luật quốc tế

-Tiếp cận đa ngành, liên ngành: QĐHC, HVHC là đối tượng khởi kiện trong cácVAHC là biểu hiện của sự tác động đa dạng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và liênquan đến nhiều đối tượng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước Ngoài

ra, sau khi có phán quyết của Tòa án, việc thi hành phải cần sự phối hợp của nhiều cơquan, tổ chức để đưa những phán quyết đó thành hiện thực Do đó, đề tài cần sửdụng cách tiếp cận này để có thể đưa ra những giải pháp hoàn thiện đồng bộ và toàndiện nhất

-Tiếp cận lịch sử: Thực tế cho thấy dù các quốc gia có những điểm tươngđồng về văn hoá pháp lí, cấu trúc quyền lực, hệ thống pháp luật hay điều kiện kinh

tế - xã hội thì vẫn có những khác biệt nhất định liên quan đến mô hình cơ quan quản

lí, thi hành án cũng như những vấn đề liên quan đến thủ tục và những biện phápnhằm nâng cao hiệu quả công tác này Do đó khi nghiên cứu cần đặt vấn đề trongnhững bối cảnh lịch sử và những điều kiện cụ thể có liên quan để có thể đưa ra đánhgiá phù hợp nhất

Luận án được thực hiện thông qua những hoạt động nghiên cứu nghiêmtúc, toàn diện về thi hành bản án, quyết định của Toà án về VAHC trong điều kiệncải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nayvới những đóng góp mới sau:

Trang 15

Thứ nhất, phân tích khá toàn diện những vấn đề lý luận như khái niệm,

bản chất, đặc điểm của THAHC, khẳng định THAHC là dạng hoạt động hành chính –

tư pháp với tính hành chính nổi bật hơn so với tính tư pháp Xác lập vai tròcủa THAHC đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó đặc biệtnhấn mạnh vai trò của THAHC trong kiểm soát quyền lực nhà nước, đặc biệtgiữa cơ quan tư pháp đối với cơ quan hành pháp Làm rõ hơn về cơ chế THAHC vàcác yếu tố tác động đến hiệu quả THAHC dưới góc độ lý luận

Thứ hai, trình bày cụ thể những quy định của pháp luật THAHC hiện hành

quy định tại Luật TTHC năm 2015 về chủ thể, đối tượng, thủ tục và các biện phápbảo đảm THAHC Từ đó, nêu ra những ưu điểm và nhược điểm của pháp luậtTHAHC giai đoạn hiện nay đặt trong sự so sánh với những quy định của LuậtTTHC năm 2010 và pháp luật THAHC của một số quốc gia trên thế giới

Thứ ba, đánh giá thực tiễn hoạt động THAHC ở nước ta thời gian qua, đặc

biệt nhấn mạnh cho giai đoạn khi Luật TTHC năm 2015 có hiệu lực thi hành Việcđánh giá này được thực hiện từ những nội dung sau: kết quả giải quyết VAHC tạiTAND các cấp so sánh với kết quả THAHC; so sánh giữa tình trạng người dân lựachọn giải pháp khiếu nại tại các cơ quan hành chính với việc khởi kiện tại TAND; kếtquả thực hiện trách nhiệm theo dõi THAHC so sánh với kết quả đôn đốc THAHC tại

Cơ quan THADS; kết quả thực hiện nhiệm vụ QLNN đối với công tác THAHC; kếtquả giám sát THAHC trong đó nhấn mạnh vai trò kiểm sát THAHC của VKSND cáccấp Từ việc đánh giá kết quả thực hiện những nội dung trên, Luận án xác địnhnhững tồn tại, những khó khăn của công tác THAHC tại Việt Nam hiện nay đồngthời cũng chỉ ra và phân tích nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quanảnh hưởng đến hiệu quả THAHC

Thứ tư, nêu ra các quan điểm bảo đảm hiệu quả đối với hoạt động THAHC

trong đó có quan điểm về việc bảo đảm sự kiểm soát quyền lực trong tổ chức

và hoạt động của bộ máy nhà nước Từ các quan điểm bảo đảm hiệu quả THAHC,trên nền tảng lý luận và thực trạng THAHC, Luận án đề xuất những nhóm giải phápsau: nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về THAHC, nhóm giải pháp hoàn thiệnpháp luật THAHC nhấn mạnh việc xây dựng Luật THAHC, nhóm giải pháp QLNN

về THAHC và một số giải pháp bổ trợ THAHC

Trang 16

Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung những vấn đề lý luận về THAHC, gópphần thống nhất trong nhận thức về những nội dung như khái niệm, bản chất,đặc điểm và vai trò của THAHC Đồng thời cung cấp những đánh giá về ưu vànhược điểm của pháp luật THAHC từ khi được xác lập trong hệ thống pháp luậtViệt Nam cho đến thời điểm hiện tại Cung cấp, bổ sung những luận cứ khoahọc vào việc hoàn thiện pháp luật THAHC và bảo đảm hiệu quả THAHC đáp ứngyêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nâng cao nhận thức của các chủthể trong THAHC, mà chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩmquyền và đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ trong cơ quan hành chínhnhà nước; Toà án nhân dân (TAND) các cấp, đội ngũ Thẩm phán hành chính; hệthống Cơ quan THADS; đội ngũ Chấp hành viên làm công tác THAHC; Viện kiểmsát nhân dân (VKSND) các cấp, đội ngũ Kiểm sát viên thực hiện chức năngkiểm sát THAHC và các cơ quan, tổ chức có liên quan Luận án có thể dùng làmtài liệu tham khảo cho các Cơ quan quản lý THADS, Cơ quan THADS; cơ quan hànhchính nhà nước ở Trung ương và địa phương; các cơ sở đào tạo trong việcnghiên cứu, học tập và giảng dạy về THAHC

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm: Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2 Những vấn đề lý luận về thi hành bản án, quyết định của Toà án về

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Thi hành án nói chung xét cho cùng là một đề tài không mới tại Việt Namcũng như ở các quốc gia khác trên Thế giới, bởi tầm quan trọng của nó trong việcgóp phần bảo vệ hiệu quả các quyền của công dân, đảm bảo các nguyên tắcpháp quyền trong hoạt động của bộ máy nhà nước Tuy nhiên, xét về cụ thể, nếuTHADS và THAHS là hai lĩnh vực thi hành án có nhiều công trình không chỉ tậptrung về mặt thực tiễn áp dụng mà còn cả trên phương diện lý luận thì nhữngcông trình về THAHC lại có phần hạn chế hơn Tại Việt Nam, các tác giả chủ yếunghiên cứu vào thời điểm khi Pháp lệnh TTGQ các VAHC năm 1996 và Luật TTHCnăm 2010 có hiệu lực thi hành (trước ngày 01/7/2016), giai đoạn sau khi LuậtTTHC năm 2015 có hiệu lực hiện còn khá khiêm tốn Về pháp luật THAHC tại cácquốc gia trên Thế giới, các tác giả trong và ngoài nước chủ yếu nghiên cứu vềthực trạng pháp luật, nhấn mạnh các biện pháp bảo đảm hiệu quả THAHC từ

đó đưa ra một số kinh nghiệm cần thiết và có thể áp dụng cho Việt Nam Khíacạnh lý luận về THAHC vì vậy cũng khá hạn chế

Song, với tác giả, tất cả những nghiên cứu tại các giai đoạn phát triển củapháp luật Việt Nam về thi hành án nói chung và THAHC nói riêng hay các nghiêncứu về pháp luật THAHC tại một số quốc gia trên thế giới mà tác giả có cơ hội tiếpcận đều là những tài liệu tham khảo hữu ích

Việc đánh giá và kế thừa các nghiên cứu như đã luận giải ở trên được tácgiả tiếp cận như sau:

1.1.1 Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận của đề tài luận án

Cũng giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, nước ta xác định THAHC

là một lĩnh vực cụ thể của thi hành án, cùng với THADS và THAHS Bên cạnhnhững đặc điểm riêng xuất phát từ đặc thù về đối tượng khởi kiện hay đương

sự trong VAHC, THAHC mang những đặc điểm, có những bản chất và vai trò củahoạt động thi hành án nói chung Do đó, theo tác giả, về mặt lý luận, sự đánh giá,

kế thừa các kết quả nghiên cứu không chỉ tập trung ở những công trình dànhriêng về THAHC Cụ thể như sau:

Trang 18

Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về thi hành án nói chung, THADS

và THAHS nói riêng trong đó nhấn mạnh về bản chất của hoạt động thi hành án

PGS TS Trần Đình Hảo (2003), Về cải cách tư pháp và vấn đề thi hành án xét

từ góc độ của Luật Kinh tế dân sự, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tr.19-28;

Nguyễn Công Bình (1998), Mấy vấn đề về THADS trong việc soạn thảo Bộ luật Tố

tụng dân sự, Tạp chí Luật học số 5, tr 43-44; Lê Vĩnh Châu (2016), Thi hành bản

án, quyết định của Toà án về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại

ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội đều thống nhất

thi hành án nói chung là một giai đoạn tố tụng độc lập, tức là về bản chất mangtính tư pháp hoàn toàn Thi hành án là giai đoạn tiếp sau giai đoạn xét xử, cóxét xử thì phải có thi hành, xét xử và thi hành là hai mặt thống nhất của quátrình bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự

Ngược lại, GS TS Võ Khánh Vinh (2013), Luật Thi hành án hình sự, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Lê Minh Tâm (2001), Thử bàn mấy vấn đề lý luận về thi

hành án, Tạp chí Luật học, số 2, tr 21-22; Nguyễn Thanh Thuỷ (2008), Hoàn thiện pháp luật Thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính

trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Chu Thị Hoa (2016), Pháp luật Thi hành

án dân sự trong cải cách tư pháp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học

xã hội đồng quan điểm khi luận giải tố tụng là xác định các chứng cứ để khôi phụclại trạng thái ban đầu của sự việc, tố tụng là quá trình đi tìm sự thật của các vụviệc đã diễn ra theo đúng các quy định của pháp luật và khi có phán quyết của toà

án thì quá trình tố tụng kết thúc Còn, thi hành án là quá trình tiến hành cáchoạt động nhằm hiện thực các bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lựcpháp luật Như vậy, mối quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thi hành án

là mối quan hệ tổ chức thi hành, có tính hành chính và như vậy thi hành án vừamang tính hành chính vừa mang tính tư pháp

Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về THAHC,

đặc biệt là về bản chất của hoạt động THAHC

Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu về bản chất của hoạt động thi hành

án nói chung của những công trình đi trước, tác giả Trương Hồng Quang (2015),

Khái niệm, bản chất, đặc điểm và những điều kiện ảnh hưởng đến thi hành án hành chính, Tài liệu Hội thảo khoa học Kinh nghiệm THAHC của một số nước trên

thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam, Bộ Tư pháp thực hiện, tr 23-40 và

Trang 19

Phạm

Trang 20

Xuân Nam (2012), Thi hành án hành chính ở Việt Nam – Thực trạng và phương

hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đều

cho rằng THAHC là giai đoạn xuất hiện sau khi bản án, quyết định giải quyếtVAHC của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đây không phải là một giai đoạn tố tụng

mà là tổng thể các hoạt động nhằm mục đích làm cho bản án, quyết định của Tòa

án được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế

Cũng ở góc độ lý luận, tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền (2012), Bảo đảm

quyền con người trong thi hành án hành chính ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa

học cấp trường, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Huỳnh Thị Khánh

Ly (2015), Thi hành án hành chính ở Việt Nam, Luận văn cử nhân, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Nguyễn Thị Hoàng Giang (2017), Chuyên đề Những

chủ trương, định hướng lớn trong việc xây dựng Luật Thi hành án hành chính ở Việt Nam, Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp) không bàn luận về bản chất của hoạt

động THAHC mà dựa trên những đặc trưng của hoạt động này so với THAHS vàTHADS để đưa ra khái niệm về THAHC, trong đó không xác định THAHC là giaiđoạn tố tụng hay không là giai đoạn tố tụng mà nhấn mạnh đây là hoạt động docác chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm thực hiện các bản án, quyết định đã cóhiệu lực của Tòa án về VAHC theo trình tự, thủ tục do pháp luật về THAHC quyđịnh

Như vậy, bản chất của hoạt động thi hành án nói chung và THAHC nói riênghiện vẫn còn nhiều quan điểm trái nhiều và chưa đạt được sự thống nhất Song,tác giả đồng tình với quan điểm cho rằng THAHC không phải là một giai đoạncủa TTHC mà là những hoạt động sau đó mang tính hành chính – tư pháp, tínhhành chính nổi bật hơn so với tính tư pháp Nội dung này tác giả sẽ chứng minh vàlàm rõ hơn trong nội dung của Luận án Những vấn đề mang tính lý luận khácnhư đặc điểm, ý nghĩa của THAHC; trình tự, thủ tục THAHC cũng được cáccông trình nghiên cứu đề cập đến song theo tác giả vẫn chưa đầy đủ; đặc biệtviệc phân biệt giữa bản án và quyết định có hiệu lực của Toà án về VAHC – đốitượng THAHC và các yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả THAHC đến nay vẫn còn

bỏ ngõ

Tóm lại, về mặt lý luận, cùng với việc xác định bản chất của hoạt độngTHAHC để đưa ra khái niệm phù hợp nhất, tác giả sẽ bổ sung những phân tích về

Trang 21

đặc điểm, ý nghĩa của THAHC, trình tự, thủ tục của hoạt động này; phân biệt giữacác đối tượng thi hành và làm rõ các yếu tố tác động đến hiệu quả THAHC.

Trang 22

1.1.2 Tình hình nghiên cứu những vấn đề thực tiễn của đề tài luận án

Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực

tiễn áp dụng pháp luật THAHC tại Việt Nam giai đoạn khi Pháp lệnh TTGQ các VAHCnăm 1996 và Luật TTHC năm 2010 có hiệu lực thi hành

Tác giả Nguyễn Văn Tân với bài viết Thi hành án hành chính và những hạn

chế trên Báo Đại biểu nhân dân, ngày 15/9/2009 và Vũ Thị Hằng (2012), Thực trạng thi hành bản án hành chính, quá trình xây dựng và một số nội dung cơ bản của Luật Tố tụng hành chính về thi hành án hành chính, Tài liệu tập huấn

nghiệp vụ THAHC, thi hành phần dân sự trong Bản án hình sự và công tác quản lý

dự án xây dựng công trình của Bộ Tư pháp, tr 1-28 cùng luận bàn những bấtcập của pháp luật THAHC quy định tại Điều 74 Pháp lệnh TTGQ các VAHC năm

1996 Đồng thời, các tác giả cũng nhấn mạnh những hạn chế trong nhận thức của

nhiều cơ quan nhà nước và người dân về thẩm quyền THAHC Đây là nguyênnhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong THAHC, việc thihành án kém hiệu quả, các khiếu kiện hành chính bị kéo dài, tình trạng án tồnđọng nhiều bên cạnh những bất cập của pháp luật THAHC giai đoạn này

Luật TTHC năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 thực sự mang lạinhiều chuyển biến mới, tích cực hơn trong xét xử các khiếu kiện hành chính vàtrong hoạt động THAHC tại nước ta sau những bất cập từ Pháp lệnh TTGQ cácVAHC năm 1996 Cùng với những quy định về giải quyết VAHC tại Toà án, nhữngnội dung về THAHC được nêu ra trong Luật TTHC được đánh giá là khá hoànthiện, có phần rõ ràng hơn Tuy nhiên, khi đưa vào triển khai thực hiện vẫn

phát sinh nhiều hạn chế Các tác giả Hà Minh Tuấn tại Một số ý kiến về thi hành án

hành chính, ngày 20/01/2015, Chuyên mục nghiên cứu trao đổi – Bộ Tư pháp; Trần

Minh Giang với Thi hành án hành chính: Nhiều bất cập cần tháo dỡ, Báo Công lý,

ngày 10/5/2015; Trương Hồng Quang và Nguyễn Thị Thương Huyền trong nhữngnghiên cứu của mình đều xác định nguyên nhân chủ yếu của những bất cập vềthực trạng THAHC là do hành lang pháp lý hiện vẫn chưa đầy đủ, quy định rảirác, còn tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau và có quá ít điều luật điềuchỉnh nên chưa đầy đủ cách thức để tổ chức thực hiện một cách hiệu quả công tácTHAHC

Các tác giả Vũ Thị Hằng – Lý Thị Thúy Hoa (2015), Thi hành án hành chính tại

Việt Nam, thực trạng và kiến nghị hoàn thiện, Hội thảo Kinh nghiệm THAHC của

Trang 23

một số nước trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam, Bộ Tư pháp, tr

Trang 24

14; Trần Văn Duy, Những bất cập trong pháp luật hiện hành về thi hành án hành

chính, Tạp chí Thanh tra số 3/2016, tr 14-17 hay Hoàng Điệp, Thắng kiện, chật vật thi hành án, Báo Tuổi trẻ, ngày 12/10/2014 cụ thể hơn về hạn chế của thực

tiễn THAHC khi đưa ra nhiều phân tích đối với cơ chế đôn đốc THAHC do Cơquan THADS thực hiện

Ý thức chấp hành án hạn chế, việc tuân thủ pháp luật trong THAHC khôngnghiêm hay việc thiếu những biện pháp chế tài trong xử lý vi phạm THAHC mộtlần nữa được các tác giả xác định là những nguyên nhân quan trọng khác ngoàiyếu tố pháp lý làm cho án hành chính xét xử đã khó, thi hành còn khó hơn Cùng

với Trương Hồng Quang, tác giả Hồ Quân Chính tại nghiên cứu Thi hành các bản

án, quyết định hành chính ở Thành phố Hồ Chí Minh – Những khó khăn, vướng mắc và một số kiến nghị”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số Chuyên đề về THADS,

tr 22- 27 đã khẳng định những khó khăn, vướng mắc trên của công tác THAHC tạiThành phố Hồ Chí Minh – địa phương vốn có số lượng án hành chính cao nhất

cả nước Tác giả Thu Hằng trong Hỗ trợ tài chính để thi hành án: Người sốt sắng,

kẻ thờ ơ, Báo Pháp luật Việt Nam, ngày 19/5/2008 thì cho rằng hiệu quả THAHC

giai đoạn này không cao một phần lỗi thuộc về các cơ quan đã ban hành

QĐHC hoặc có HVHC trường hợp là người phải thi hành án đã tỏ ra khá “thờ ơ”

trong quá trình thực hiện cơ chế hỗ trợ tài chính

Tóm lại, với giai đoạn khi Pháp lệnh TTGQ các VAHC năm 1996 và LuậtTTHC năm 2010 có hiệu lực thi hành, các công trình nghiên cứu mà tác giả có cơhội tiếp cận ở trên đã có những phân tích khá cụ thể về hạn chế của phápluật THAHC, những yếu kém trong công tác THAHC trên thực tế, trong đó nhiềucông trình khi nghiên cứu chỉ đi sâu luận bàn về một hạn chế nhất định nhưviệc thực hiện cơ chế đôn đốc THAHC tại các Cơ quan THADS Những kết quảnghiên cứu này thực sự là cơ sở quan trọng để tác giả có cái nhìn tổng quát nhất

về sự chuyển biến trong những quy định pháp luật và thực tiễn thi hành phápluật THAHC qua các giai đoạn

Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực

tiễn áp dụng pháp luật THAHC tại Việt Nam sau khi Luật TTHC năm 2015 vàNghị định 71/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành

Luật TTHC năm 2015 có nhiều sửa đổi quan trọng nhằm khắc phục nhữnghạn chế của Luật TTHC năm 2010, trong đó có nội dung về THAHC Các tác giả

Trang 25

Phan

Trang 26

Trần Mai Phương (2016), Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng

hành chính, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Bùi Ngọc

Hòa, Những nội dung mới của Luật Tố tụng hành chính, Tài liệu Tập huấn Luật TTHC, TAND Tối cao; Võ Công Hoàng, Quy định mới trong thi hành bản án,

quyết định hành chính, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 4/2016, tr.62-64; Nguyễn

Văn Thuận, Thẩm quyền của Toà án theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật; Trương Khánh Hoàn, Các cơ chế bảo đảm thực thi bản

án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính tại Việt Nam và trách nhiệm của các

Bộ, ngành, địa phương trong công tác thi hành án hành chính, Tổng cục THADS

(Bộ Tư pháp); Thành Công, Gỡ “nút thắt” cho theo dõi thi hành án hành chính,

Báo Pháp luật Việt Nam, ngày 19/9/2018 có nhiều luận bàn về những điểm mớitích cực của Luật TTHC năm 2015 nói chung và pháp luật THAHC nói riêng trong

đó đặc biệt nhấn mạnh nội dung quản lý nhà nước về THAHC, nhấn mạnh về việc

bỏ cơ chế đôn đốc THAHC của Hệ thống Cơ quan THADS thay vào đó là thẩmquyền, trình tự, thủ tục theo dõi THAHC

Hoạt động xét xử các VAHC của TAND các cấp, đặc biệt là cấp tỉnh; chấtlượng bản án, quyết định của Toà án vốn là những nguyên nhân không mới cóảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả THAHC vì vấn đề này thực chất đã được một

số tác giả nêu ra từ giai đoạn áp dụng Luật TTHC năm 2010 Tuy nhiên, việc đánhgiá cụ thể những hạn chế này và dựa trên những quy định mới của Luật TTHCnăm 2015 đến nay mới được các tác giả Hoàng Thị Thuý Vinh, Phan Thị Thu Hà

(2017), Thực trạng và giải pháp giải quyết các vụ án hành chính tại Toà án, Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp); Thân Quốc Hùng (2018), Chất lượng xét xử các vụ án

hành chính của Toà án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học

viện Chính trị Quốc gia thực hiện

Năm 2017 được xem là năm đầu tiên áp dụng pháp luật THAHC theo quyđịnh của Luật TTHC năm 2015 và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 vềthời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối vớingười không thi hành bản án, quyết định của Tòa án (Nghị định 71/2016/NĐ-CP), việc đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong đó chủ yếu tập trung thựctrạng theo dõi THAHC của hệ thống Cơ quan THADS được các tác giả sau đề cập

trong những nghiên cứu của mình, cụ thể gồm Trần Phương Hồng (2017), Theo

dõi thi hành án hành chính và vai trò của các Cơ quan Thi hành án dân sự trong

Trang 27

hoạt động theo dõi

Trang 28

thi hành án hành chính, Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp); Nguyễn Thị Kim Quy

(2017), Pháp luật về thi hành án hành chính và thực trạng thi hành các bản án,

quyết định của Toà án về vụ án hành chính ở Việt Nam, Tổng cục THADS (Bộ Tư

pháp); Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Những khó khăn, vướng mắc

về pháp luật thi hành án hành chính từ góc nhìn theo dõi thi hành án hành chính, Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp); Phạm Văn Dùng, Nhiều vướng mắc trong theo dõi thi hành án hành chính, Báo Pháp luật Việt Nam, ngày 23/4/2018.

Tóm lại, với giai đoạn Luật TTHC năm 2015 và Nghị định 71/2016/NĐ-CP cóhiệu lực thi hành, các nghiên cứu kể trên chủ yếu đánh giá những điểm tích cựcnói chung của pháp luật THAHC Các tác giả nhấn mạnh điểm mới từ quy định về

xử lý kỷ luật đội ngũ cán bộ, công chức trong THAHC; nhấn mạnh những tích cựccủa quy định về thẩm quyền theo dõi THAHC của Cơ quan THADS thay cho cơchế đôn đốc THAHC Do đó, các công trình chưa có những đánh giá về hạn chế của

sự thay đổi giữa hai cơ chế này, đồng thời chưa nêu được nguyên nhân vì sao saiphạm trong THAHC nhiều, quy định về xử lý kỷ luật cũng đã cụ thể nhưngchưa có trường hợp nào bị xử lý trên thực tế Ngoài ra, khi đánh giá tình hìnhTHAHC nói chung, các tác giả chủ yếu dựa trên tình hình theo dõi THAHC mà chưa

có sự phân tích một cách toàn diện từ kết quả giải quyết, xét xử các VAHC tạiTAND các cấp; tình hình quản lý nhà nước về THAHC và đặc biệt là hoạt độngkiểm sát THAHC Ngoài ra, thực trạng các yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quảTHAHC cũng chưa được đánh giá trong bất kỳ nghiên cứu nào

Thứ ba, nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực

tiễn áp dụng pháp luật THAHC tại một số quốc gia trên thế giới

Hiệp hội quốc tế Tòa án hành chính tối cao (International Association ofSupreme Administrative Jurisdictions – viết tắt là IASAJ) vốn được thành lập từnăm 1983 và theo quy định cứ ba năm một lần sẽ tổ chức những hội nghị đểthảo luận về một chủ đề liên quan đến pháp luật hành chính Năm 2004, IASAJ

đã tổ chức hội nghị lần thứ VIII với chủ đề Thực thi các phán quyết của Tòa án

hành chính (The implementation of the administrative courts' decisions) tại

Madrid (Tây Ban Nha) Báo cáo tổng thuật hội nghị năm 2004 khi đó được xâydựng trên cơ sở báo cáo của 27 nước tham dự và nhấn mạnh vào khả năng hiệnthực hoá các phán quyết của Toà án hành chính Báo cáo được chia làm ba phần,

cụ thể gồm: (1) Hậu quả pháp lý của các quyết định của Tòa án hành chính; (2)

Trang 29

Quyền hạn của Tòa án

Trang 30

(Trường Đại học Luật và Kinh tế Limoges) trong tác phẩm Pháp luật Hành chính

của Cộng hòa Pháp [13, tr.15-22] đã tập trung nghiên cứu về thủ tục giải quyết các

VAHC, trong đó đặc biệt làm rõ những nội dung về phạm vi và vai trò bảo đảm thihành những quyết định tài phán của Tham chính viện Tham chính viện vốnđược xem là Toà án hành chính tối cao tại Pháp bên cạnh Toà án hành chính sơ

thẩm và Toà án hành chính phúc thẩm Tác giả Trần Kim Liễu (2017), Thi hành

án hành chính một số nước trên Thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,

Đại học Luật Hà Nội đã phân tích khá cụ thể về 3 biện pháp bảo đảm, hỗ trợTHAHC được pháp luật Pháp quy định bao gồm: (1) Trao quyền cho Toà án hànhchính; (2) Trao quyền cho Cơ quan trung gian giải quyết khiếu nại (TGGQKN) củacông dân; (3) Dựa trên các biện pháp lập pháp Trong đó, hoạt động của Cơ quanTGGQKN của công dân trong bảo đảm THAHC theo tác giả sẽ không hiệu quả vì Cơquan này có khá nhiều nhiệm vụ phải tiến hành ngoài chức năng bảo đảm THAHC

và biện pháp cuối cùng mà cơ quan này được áp dụng để gây áp lực đối vớitrường hợp cơ quan hành chính cố tình không THAHC chỉ là sự ghi nhận trongmột báo cáo đặc biệt được đăng trên công báo hay việc đề xuất sửa đổi luật, vănbản dưới luật để hạn chế tình trạng bất bình đẳng trong THAHC Sự khẳng địnhtrên cũng tương tự với biện pháp lập pháp – một hình thức hợp pháp hoá cácQĐHC bị kiện dựa trên phán quyết của Toà án Nghiên cứu cũng cho thấy nếukhông cẩn trọng trong việc áp dụng, biện pháp này rất dễ vi phạm Tuyên bố vềquyền con người và quyền công dân năm 1798 Các nước khác ở Châu Âu cũng tỏ

ra khá dè dặt với biện pháp lập pháp trong bảo đảm THAHC Do đó, pháp luậtTHAHC tại Pháp trao cho Tham chính viện thẩm quyền quyết định cưỡng chếphạt tiền đối với cơ quan nhà nước không thi hành quyết định của Toà án hànhchính sau đó cũng trao thẩm quyền này cho các Toà án hành chính cấp sơ thẩm,

phúc thẩm Ngoài ra, tác giả Hà Tú Cầu (2015), Mô hình thi hành án hành chính

của Pháp và khả năng áp dụng tại Việt Nam, Tài liệu hội thảo Kinh nghiệm THAHC

của một số nước trên Thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam cũng nêu ra sự

Trang 31

phát triển về thẩm quyền của Thẩm phán hành chính tại

Trang 32

Pháp trong việc buộc thực hiện các quyết định của Toà án Tác giả cho rằng sự thayđổi này bảo đảm việc tôn trọng pháp luật khách quan của cơ quan hành chínhđồng thời còn bảo vệ tối đa quyền lợi của các cá nhân có liên quan

Thông qua nghiên cứu Mô hình thi hành án hành chính của Anh và xứ Wales

và khả năng áp dụng kinh nghiệm của Anh và xứ Wales tại Việt Nam của tác giả

Cao Xuân Phong nhận thấy có một số quy định cơ bản về pháp luật THAHC củaAnh và xứ Wales như sau: (1) Không có cơ quan chuyên trách về THAHC, nhữngchủ thể có liên quan tới phán quyết của Toà án có nghĩa vụ phải tuân thủ cácphán quyết này; trường hợp không thực hiện sẽ bị coi là phạm tội coi thường Toà

án và bị trừng phạt; (2) Cơ quan THADS tại Anh và Wales chỉ tham gia vào THAHCtrường hợp bản án có liên quan tới tiền hoặc tài sản và việc này có sự hỗ trợ

của một số người thi hành án như người thi hành án của Toà án hạt (bailiffs), người thi hành án tư được chứng nhận (certificated and pritave bailifs) và người sai áp (distrainors);

(3) Tại Anh và Wales có hai cơ chế giám sát đối với việc THAHC đó là sự giám sátcủa Nghị viện thông qua hoạt động của Uỷ ban hành chính của Hạ viện và sự giámsát của bên được thi hành án thông qua quyền kiện đòi bồi thường nếu bên phảithi hành không thi hành đúng bản án hành chính đã có hiệu lực; (4) Bản án hànhchính tại Anh mô tả rõ ràng về nghĩa vụ của các bên liên quan trong THAHC, đặcbiệt trường bên phải thi hành là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền[101, tr.46]

Theo tác giả Trần Kim Liễu, Hoa Kỳ cũng không có cơ quan chuyên tráchTHAHC, theo đó Toà án khi đã ra phán quyết về vụ kiện hành chính sẽ là chủ thểchịu trách nhiệm bảo đảm thi hành các phán quyết của mình Luật pháp Hoa Kỳcũng quy định nếu những phán quyết không được thực thi một cách nghiêmchỉnh, tức là xuất hiện hành vi chống đối hoặc không thi hành, Toà án sẽ áp dụngcác biện pháp chế tài bao gồm cả hình sự và dân sự Khi những biện pháp chế tàiđược quyết định thì những thiết chế thi hành án nằm trong hệ thống hành pháp

sẽ chịu trách nhiệm thi hành các phán quyết của Toà án Tương tự như Hoa Kỳ,tại Úc, việc thi hành các phán quyết của Toà án đối với các khiếu kiện hành chínhđược bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế tư pháp do Toà án ápdụng Những hành vi xem thường bản án, quyết định của Toà án được xem làphạm tội và có thể bị áp dụng hình phạt tù giam hoặc truy cứu trách nhiệm dân

Trang 33

sự Như vậy, Hoa Kỳ hay Úc đều áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với những cơquan, tổ chức, cá nhân không tự

Trang 34

giác thi hành phán quyết của Toà án về các khiếu kiện hành chính Song, tác giảTrần Kim Liễu cũng nêu rõ trên thực tế, tại hai quốc gia này các phán quyết vềkhiếu kiện hành chính luôn được tôn trọng thực hiện, việc áp dụng các biệnpháp chế tài hầu như không phải đặt ra

Tại Thuỵ Điển, tác giả Trương Hồng Quang khi nghiên cứu Kỷ yếu hội thảo

Public Law Changes do Đại học Lund của Thuỵ Điển tổ chức năm 2011 đã nêu ra

việc tranh cãi khá gay gắt tại quốc gia này về quy định thủ tục THAHC có nên ápdụng tương tự như thủ tục thi hành án thông thường, việc tranh cãi này diễn ra từnhững năm 1990 Đến nay, Luật TTHC Thuỵ Điển quy định việc THAHC áp dụngtương tự thủ tục thi hành án thông thường và mang tính bắt buộc với cả cá nhân

và chủ thể có quyền lực công Như vậy, không có sự phân biệt giữa các bên trongTHAHC tại Thuỵ Điển Về chế tài, việc không tự nguyện THAHC có thể bị áp dụngnhững biện pháp như: áp dụng hình thức phạt tiền hành chính và các biện pháptrợ giúp khác như thông báo cho cơ quan cấp trên, thông báo lên phương tiệnthông tin đại chúng, truy cứu trách nhiệm hình sự cùng với áp dụng hình thức phạttiền Ngoài ra, chấp hành viên cũng có quyền phạt tiền hành chính hay yêu cầucảnh sát bắt người phải thi hành án cố tình trốn tránh, không kê biên tài sản thihành án [104, tr 23-40]

Khi thực hiện đề tài luận án tiến sĩ về Mô hình Toà hành chính ở Việt Nam

năm 2012 tại Đức, được xuất bản bởi Lambert Academic, tác giả Phạm HồngQuang có đề cập đến hoạt động THAHC của Nhật Bản khi nghiên cứu về thẩmquyền xét xử hành chính tại quốc gia này Theo nghiên cứu của tác giả, Nhật Bản

đã trao quyền xét xử hành chính cho Toà án từ những năm đầu của thế kỷ 19,những QĐHC bị toà tuyên huỷ sẽ không còn giá trị pháp lý, buộc các cơ quan hànhchính cũng như các bên có liên quan phải tuyệt đối tuân theo Nhật Bản cũng đềcao tinh thần tự giác, tự nguyện trong thi hành của các cơ quan hành chính nhànước Ngoài ra, Luật Kiện tụng hành chính Nhật Bản hiện hành không cho phépToà án đã xét xử vụ kiện can thiệp sâu vào hoạt động quản lý hành chính

Tác giả Lê Lan Chi và Đỗ Thị Thu Hằng khi nghiên cứu về Mô hình thi hành án

hành chính của Trung Quốc cho thấy Toà án cấp cơ sở, Toà án cấp huyện và Toà án

cấp tỉnh tại Trung Quốc có thể thành lập cơ quan THAHC tuỳ theo tình hìnhthực tế Công tác này do Chấp hành viên đảm nhận, chức danh này vốn do TANDtối cao quy định và do TAND các cấp quản lý Nghiên cứu cũng kết luận THAHC tại

Trang 35

Trung Quốc được xem là một vấn đề thực sự khó khăn, còn nhiều hạn chế và trì

Trang 36

trệ, trên thực tế Toà án mặc dù được trao quyền nhưng khó có thể áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế và cũng rất khó mang lại hiệu quả nếu được áp dụng Một

số học giả tại Trung Quốc như Mã Hoài Đức, Giải Chí Dũng khi nghiên cứu về Giải

pháp và thực trạng khó thực thi vụ án trong tố tụng hành chính cũng chỉ ra nhiều

nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó theo các tác giả chủ yếu vẫn là dothể chế tư pháp tại Trung Quốc còn nhiều bất cập

Như vậy, mặc dù không thật sự phong phú so với các công trình nghiên cứuđối với pháp luật THAHC của Việt Nam song những công trình nghiên cứu vừa kểtrên là những tài liệu tham khảo hữu ích, có giá trị quan trọng trong việc đúc kếtkinh nghiệm THAHC cho Việt Nam Mặc dù có những điểm khác nhau về văn hoápháp lý, cấu trúc quyền lực, hệ thống pháp luật về THAHC song nhận thấy một sốđiểm chung trong về THAHC tại các quốc gia trên thế giới như sau: (1) Xác địnhTHAHC là một nhiệm vụ quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của bộ máy nhànước và cần thiết để đảm bảo thực thi một Nhà nước pháp quyền; (2) Không có cơquan chuyên trách THAHC, tất cả đều đề cao vai trò của Toà án trong tổ chức vàbảo đảm hiệu quả THAHC bên cạnh các tổ chức và thiết chế khác như cơ quanTGGQKN hay Chấp hành viên; (3) Đa số đều theo xu hướng khuyến khích việc tựnguyện THAHC song có nhiều biện pháp chế tài cụ thể áp dụng đối với hành vi viphạm; (4) Cơ quan THADS tham gia vào quá trình THAHC khi bản án, quyết địnhcủa Toà án về VAHC có liên quan đến tiền hoặc tài sản;

(5) Với những đặc thù về người bị kiện trong các VAHC, THAHC được xác định làmột nhiệm vụ khó khăn hơn so với hai lĩnh vực thi hành án còn lại

1.1.3 Tình hình nghiên cứu về đề xuất, kiến nghị của đề tài luận án

Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về đề xuất, kiến nghị dựa trên

thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật TTHC tại Việt Nam

Đa số các công trình nghiên cứu khi phân tích về thực trạng pháp luật vàthực tiễn áp dụng pháp luật THAHC đều có những đề xuất kiến nghị nhất địnhsong chủ yếu là đề xuất hoàn thiện pháp luật THAHC Do đó, những vấn đề khácliên quan đến việc đảm bảo hiệu quả THAHC ngoài hoàn thiện pháp luật còn khá

mờ nhạt, đặc biệt dành cho giai đoạn Luật TTHC năm 2015 và Nghị định71/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành Hầu hết các đề xuất, kiến nghị đảm bảo hiệuquả THAHC còn tức thời, sự lâu dài, ổn định có phần hạn chế

Một số đề xuất, kiến nghị trong các công trình nghiên cứu giai đoạn Luật

Trang 37

TTHC năm 2010 được áp dụng đã được giải quyết tại những quy định mới của Luật

Trang 38

TTHC năm 2015 và Nghị định 71/2016/NĐ-CP như bỏ cơ chế đôn đốc THAHC của

Hệ thống Cơ quan THADS, bỏ thẩm quyền giải quyết các VAHC của TAND cấphuyện đối với đối tượng khởi kiện là QĐHC, HVHC của Chủ tịch UBND, UBND cấphuyện hay cụ thể hơn về thời hạn tự nguyện THAHC, về các hình thức xử lýtrách nhiệm trong THAHC Tuy nhiên, nhiều đề xuất hoàn thiện pháp luật THAHCcho đến nay vẫn chưa được giải quyết, nổi bật như việc ban hành Luật THAHCriêng bên cạnh Luật TTHC mà tác giả Trương Hồng Quang, Hồ Quân Chính đã nêu

ra từ khá lâu trong những nghiên cứu của mình Đây cũng là đề xuất mà tácgiả Nguyễn Thị Hoàng Giang xác định là giải pháp chủ yếu thời gian tới để đảmbảo hiệu quả THAHC vì theo tác giả đề xuất này có đầy đủ các cơ sở hình thành vàthực hiện từ lý luận, pháp lý, chính trị cho đến thực tiễn

Các công trình nghiên cứu khác khi đưa ra kiến nghị, đề xuất đối với hoạtđộng THAHC hiện nay đều tập trung cho việc nâng cao chất lượng hoạt động theodõi THAHC từ việc hoàn thiện pháp luật THAHC về theo dõi cho đến những giảipháp nâng cao chất lượng đội ngũ Chấp hành viên như Cục THADS Thành phố HồChí Minh, tác giả Trương Phương Hồng, Nguyễn Thị Kim Quy Liên quan đếnChấp hành viên trong các Cơ quan THADS, tác giả Nguyễn Văn Luyện (2010),

Nghiên cứu thực thực trạng, nhu cầu phát triển đội ngũ Chấp hành viên và xây dựng chương trình đào tạo theo yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Bộ hay tác giả Đặng Đình Quyền, “Năng lực Chấp hành viên, yếu tố

quyết định thành công thi hành án dân sự, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số

6/2010, tr.16-21 phân tích khá kỹ lưỡng, tuy nhiên các đánh giá và giải pháp đảmbảo hiệu quả chủ yếu nhìn từ góc độ trách nhiệm thực thi nhiệm vụ của Chấp hànhviên trong THADS, trách nhiệm liên quan đến THAHC của Chấp hành viên ít đượcluận giải

Một số bài viết như Lê Hồng (16/11/2017), Nâng cao hiệu quả thi hành án

hành chính, Báo Pháp luật Việt Nam; Võ Hà (04/10/2017), Không thi hành án, người đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh; Đức

Minh (27/11/2017), Không thi hành án hành chính, có thể xử lý hình sự, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh và Hồng Hà (30/11/2017), Dân thua kiện cũng phải

thi hành án hành chính, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đều đánh giá pháp

luật THAHC hiện có nhiều quy định mang lại những chuyển biến tích cực trongcông tác THAHC song thực tế vẫn còn nhiều hạn chế Các giải pháp đề xuất trong

Trang 39

các nghiên cứu này khá ngắn gọn, chủ yếu nêu giải pháp chính và không phân tích.

Trang 40

Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về đề xuất, kiến nghị dựa trên

thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật TTHC tại một số quốc gia trênThế giới

Tác giả Cao Xuân Phong cho rằng chúng ta nên xem xét Luật Bồi thường nhànước để có thể học hỏi mô hình của Anh và xứ Wales khi trao quyền cho ngườidân trong giám sát việc THAHC của các cơ quan hành chính nhà nước liên quan

và trong việc cho phép người dân kiện đòi bồi thường thiệt hại nếu cơ quan nhànước từ chối THAHC hoặc thi hành không đúng phán quyết của Toà án

Áp dụng kinh nghiệm của Pháp trong bảo đảm hiệu quả THAHC, tác giả Hà

Tú Cầu đề xuất về việc thành lập Cơ quan TGGQKN của công dân để giảm tải chocác Toà hành chính và hạn chế bớt việc THAHC Ngoài ra, tác giả cũng kiến nghịtăng cường quyền hạn, nhiệm vụ của Toà án trong THAHC Hiện nay, theo LuậtTTHC năm 2015, Việt Nam đã quy định thẩm quyền ban hành Quyết định buộcTHAHC thuộc về Toà án đã xét xử sơ thẩm VAHC Cũng theo tác giả Hà Tú Cầupháp luật THAHC tại Việt Nam cần quy định thêm các biện pháp cưỡng chế đối với

cả cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức bị kiện trong trường hợp không chấphành hoặc không chấp hành đúng bản án, quyết định của Toà án về VAHC

Tác giả Lê Lan Chi, Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng mô hình THAHC tại TrungQuốc không phải là mô hình lý tưởng, thậm chí pháp luật THAHC ở quốc gia nàycòn chậm phát triển, còn nhiều bảo thủ, trì trệ và chậm đổi mới nhưng nhữngđiểm tương đồng về thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước sẽ tạo nênnhững điểm chung về hoạt động thi hành án, đặc biệt là THAHC Hai tác giảcũng đề xuất những giải pháp áp dụng cho Việt Nam như sau: (1) xây dựng một

bộ thi hành án thống nhất; (2) bảo đảm một hệ thống Toà án hành chính độclập; (3) tăng cường đội ngũ thi hành án và cán bộ lãnh đạo công tác thi hành,nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân; (4) tăng cường trách nhiệm pháp lýcủa người đứng đầu điều hành cơ quan hành chính; (5) chính quyền cấp trênliên đới chịu trách nhiệm bồi thường trong THAHC cho chính quyền cấp dưới [28,

tr 57-68]

Ngày đăng: 04/08/2019, 18:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w