1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị đau thần kinh hông to do thoái hóa cột sống bằng thủy châm golvaska kết hợp với bài thuốc “độc hoạt tang ký sinh thang

117 192 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

hoàn [7], châm cứu [8], [9], xoa bóp [10], thủy châm [10], [11], nhĩ châm, cấychỉ [12], [13].Thủy châm hay còn gọi là tiêm thuốc vào huyệt là một phương phápchữa bệnh dùng biện pháp của

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội chứng đau dây thần kinh hông to (TKHT) là một bệnh lý khá phổtrong lâm sàng các bệnh về nội khoa, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ratrong đó có thoái hóa cột sống Thoái hóa cột sống (THCS) bệnh thường gặp

ở mọi chủng tộc, dân tộc, mọi miền khí hậu địa lý Bệnh đau thần kinh hông

to biểu hiện đau từ thắt lưng dọc theo đường đi của dây thần kinh hông totheo mặt sau đùi xuống cẳng chân, lan ra ngón út hoặc ngón cái (tùy theo rễ bịđau) [1], [2], [3] Bệnh không ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh, nhưnglàm suy giảm khả năng làm việc, sinh hoạt, có khi để lại hậu quả tàn phế

Ở Mỹ, đau thần kinh hông to chiếm 5% số người trưởng thành, và trongmột năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc vì bệnh này Ở Việt Namchưa được thống kê toàn diện Theo Trần Ngọc Ân và cộng sự, đau thần kinhhông chiếm tỷ lệ 41,45% trong nhóm bệnh cột sống và là một trong 15 bệnh cơxương khớp hay gặp nhất [4] Theo điều tra của Phạm Khuê về sức khoẻ của13.392 người trên 60 tuổi ở Miền Bắc Việt Nam thì hội chứng thắt lưng hôngchiếm 17,1% [5]

Về điều trị, Y học hiện đại (YHHĐ) đã có nhiều phương pháp điều trịđau thần kinh hông như dùng thuốc chống viêm giảm đau, thuốc giãn cơ,Vitamin nhóm B liều cao, dùng hỗn dịch Corticoid tiêm ngoài màng cứng.Các phương pháp không dùng thuốc như vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống, thểdục liệu pháp Khi các phương pháp trên điều trị không hiệu quả thì phải dùngphương pháp phẫu thuật, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn kémnhiều, đôi khi có tai biến trầm trọng cho bệnh nhân [6]

Theo Y học cổ truyền (YHCT) đau thần kinh hông có bệnh danh là Tọacốt phong, Yêu cước thống Từ hàng ngàn năm nay, cùng nhiều phương phápđiều trị cổ xưa mà đến nay chúng ta vẫn còn áp dụng như thuốc thang, thuốc

Trang 2

hoàn [7], châm cứu [8], [9], xoa bóp [10], thủy châm [10], [11], nhĩ châm, cấychỉ [12], [13].

Thủy châm (hay còn gọi là tiêm thuốc vào huyệt) là một phương phápchữa bệnh dùng biện pháp của YHHĐ phối hợp với phương pháp chữa bệnhcủa YHCT thông qua tác dụng của thuốc và tác dụng của châm cứu để duy trìthời gian kích thích lên huyệt vị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị [8], [9].Hiện nay, thủy châm đã trở thành phương pháp phổ biến đối với nhiều diệnbệnh trong đó có đau TKHT, thủy châm đã mang lại kết quả tốt trong điều trịđược người bệnh nhiều nơi trong nước quan tâm và biết đến như tại bệnh việnYHCT Hà Đông - Hà Nội đang áp dụng thủy châm thuốc Bidizym để điều trịhội chứng này do công ty dược – trang thiết bị Y tế Bình Định sản xuất trênlâm sàng đạt kết quả rất tốt Tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu đánhgiá tác dụng thủy châm thuốc Golvaska điều trị đau thần kinh hông to Do vậy

chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị đau thần kinh hông to do thoái hóa cột sống bằng thủy châm Golvaska kết hợp với bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh thang” với hai mục tiêu sau:

1 Đánh giá tác dụng của thủy châm thuốc Golvaska trong hỗ trợ điều trị đau thần kinh hông to do thoái hóa cột sống kết hợp với bài thuốc

“Độc hoạt tang ký sinh thang” và điện châm.

2 Khảo sát tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng

Trang 3

+ CHƯƠNG 1 + TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHẪU SINH LÝ DÂY THẦN KINH HÔNG TO

1.1.1 Đặc điểm giải phẫu dây thần kinh hông to

Dây thần kinh hông to xuất phát từ đám rối thần kinh thắt lưng cùng,được hợp bởi rễ chính L5 và S1 và các rễ phụ L3, L4 và S1, S2 sau khi điqua nhiều đốt sống tương quan tới lỗ tiếp các rễ hợp lại thành dây thần kinhhông to thoát ra khỏi ống sống sau đó đi qua khớp cùng chậu qua lỗ khuyếthông ra mông nằm giữa hai lớp cơ mông (lớp nông và lớp giữa), rồi đixuống mặt sau đùi đến đỉnh trám khoeo chia làm 2 nhánh, hông khoeo trong(thần kinh chày) và hông khoeo ngoài (thần kinh mác trong)

Hình 1.1 Đám rối thần kinh thắt lưng [15]

Trang 4

Khi các rễ hợp lại thành dây thần kinh hông to để đi ra ngoài ốngsống, TKHT phải đi qua một khe hẹp gọi là khe gian đốt - đĩa đệm - dâychằng Khe này có cấu tạo phía trước là thân đốt sống, đĩa đệm, phía bên làcuống giới hạn bởi lỗ liên hợp, phía sau là dây chằng Các thành phần trên bịtổn thương đều có thể gây đau thần kinh hông to do chèn ép hoặc dày dính

Dây hông khoeo trong chứa các sợi thuộc rễ S1, đi tới mắt cá trong,chui xuống gan bàn chân và kết thúc ở ngón chân út Dây hông khoeongoài chứa các sợi thuộc rễ L5, đi xuống mu chân và kết thúc ở ngón châncái [14]

1.1.2 Chức năng dây thần kinh hông to trong cơ thể

Dây thần kinh hông to chi phối các động tác của chân như duỗi háng,gấp đầu gối, ngồi xổm, gấp bàn chân, kiễng gót chân hay kiễng ngón chân,góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng, ngồi của hai chân Chính vì vậynên đây là một dây thần kinh rất quan trọng của cơ thể

Mỗi rễ của dây TKHT phân chia ở chân có vai trò riêng Rễ thắt lưngL5 (nhánh hông khoeo ngoài) chịu trách nhiệm chi phối vận động các cơ ởcẳng chân trước ngoài, thực hiện các động tác như gấp bàn chân, duỗi cácngón chân, đi trên gót chân và chi phối cảm giác một phần mặt sau đùi, mặttrước ngoài cẳng chân và các ngón chân cái và các ngón lân cận Rễ cùngS1(nhánh hông khoeo trong) chi phối vận động các cơ ở cẳng chân sau, thựchiện các động tác như duỗi bàn chân, gấp các ngón chân, đi trên đầu ngónchân và chi phối cảm giác mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, bờ ngoài bàn chân

và 2/3 ngoài gan chân [14]

Trang 5

Hình 1.2 Đường đi và chi phối cảm giác của thần kinh hông to [15]

Trang 6

1.2 ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG TO THEO QUAN NIỆM YHHĐ 1.2.1 Khái niệm chung về bệnh đau dây thần kinh hông to

Đau dây thần kinh hông to là một hội chứng đau rễ thần kinh thắt lưng V vàcùng I, có đặc tính lan theo đường đi của dây thần kinh hông to (từ thắt lưngxuống hông), dọc theo mặt sau đùi xuống cẳng chân, lan ra ngón cái hoặc ngón

út (tuỳ theo rễ bị đau) [1], [2], [3]

1.2.2 Nguyên nhân gây đau thần kinh hông to

Có nhiều nguyên nhân gây đau TKHT, nhưng chủ yếu do tổn thương ởcột sống thắt lưng gây nên như:

Đau thần kinh hông to do thoát vị đĩa đệm: là nguyên nhân hay gặp nhất

chiếm 60 - 90% các trường hợp theo nhiều tác giả, 75% theo Castaigne P [14]

Đau thần kinh hông to do các nguyên nhân khác:

- Dị dạng bẩm sinh của cột sống thắt lưng: cùng hoá L5, thắt lưng hoá S1,

gai đôi đốt sống L5 hoặc S1, hẹp ống sống thắt lưng [14]

- Bệnh lý mắc phải của cột sống thắt lưng: thoái hoá cột sống, trượt đốt

sống L5 ra trước, ung thư đốt sống tiên phát hoặc di căn, lao đốt sống,chấn thương đốt sống, viêm đốt sống do tụ cầu, liên cầu, viêm cột sốngdính khớp [14]

- Bệnh rối loạn chuyển hoá: đái tháo đường, viêm dây thần kinh ngoại vi.

- U tuỷ và màng tuỷ chèn ép vào rễ thần kinh hông, viêm màng nhện tuỷ khu

trú, áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng.

- Viêm thần kinh do lạnh.

- Bệnh nghề nghiệp: lái xe, thợ may, khuân vác.

Trang 7

Trong những năm gần đây người ta đã nghiên cứu được yếu tố gen cóliên quan đến bệnh đau thần kinh hông to [16].

1.2.3 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của đau thần kinh hông to

1.2.3.1 Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng cơ năng

- Đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông:

+ Đau từ vùng thắt lưng xuống mặt bên đùi, mặt trước ngoài cẳng chân,

mu chân, ngón cái (tổn thương kích thích rễ L5)

+ Đau từ vùng thắt lưng lan xuống mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân,xuống gót chân tận cùng ở ngón út (tổn thương kích thích rễ S1)

- Cách thức bắt đầu: đau xuất hiện tự nhiên hoặc sau vận động quá mức

cột sống, không có tiền sử ngã hoặc chấn thương rõ rệt

- Các yếu tố ảnh hưởng: đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.

- Tính chất đau: mức độ đau tùy trường hợp có thể biểu hiện bởi cảm

giác đau âm ỉ hoặc dữ dội, cảm giác nặng, cảm giác tê bì, kim châm

- Thời điểm đau: hầu như có liên quan đến thay đổi thời tiết [3], [14].

Triệu chứng thực thể

* Hội chứng cột sống

- Đường cong sinh lý biến đổi

- Cột sống có tư thế vẹo sang bên lành, dấu hiệu nghẽn của De Sèze.

- Co cơ cạnh cột sống có phản ứng co cứng bên đau, có điểm đau ở cột

sống hoặc điểm đau cạnh cột sống tương ứng

- Giảm tầm hoạt động của cột sống thắt lưng: các động tác cúi, ngửa,

nghiêng, xoay đều bị hạn chế Độ giãn cột sống thắt lưng Schober giảm [17], [18]

Trang 8

* Hội chứng rễ thần kinh: các nghiệm pháp phát hiện tổn thương rễ và

dây thần kinh [3], [14]

- Dấu hiệu Lasègue: người bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng,

thầy thuốc nâng gót chân và giữ gối bệnh nhân cho thẳng, từ từ nâng chânbệnh nhân lên khỏi giường đến mức nào đó xuất hiện đau dọc theo đường đicủa dây thần kinh hông to thì dừng lại tính góc tạo thành giữa đùi và mặtgiường (góc ) Bình thường  ≥ 70o Đây là dấu hiệu quan trọng và thường

có, dấu hiệu này còn được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị

- Dấu hiệu Bonnet: người bệnh nhân nằm ngửa, gấp cẳng chân vào đùi, vừa

ấn đùi vào bụng vừa xoay vào trong, bệnh nhân thấy đau ở mông là Bonnet (+)

- Dấu hiệu Neri: người bệnh nhân ngồi trên giường hai chân duỗi thẳng, cúi

xuống, hai ngón tay trỏ sờ vào hai ngón chân, bệnh nhân cảm thấy đau ở lưng,mông phải gập gối lại mới sờ được ngón chân là Neri (+)

Ba dấu hiệu trên bổ xung cho nhau, có chung mục đích là làm căng dâythần kinh hông to, đặc trưng của đau do rễ

- Dấu hiệu bấm chuông: thầy thuốc dùng ngón tay cái ấn mạnh vào cạnh

đốt sống lưng tương ứng với chỗ đi ra của rễ thần kinh, người bệnh thấy đau landọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh hông

- Điểm Valleix dương tính: Valleix 1 ở chính giữa ụ ngồi và mấu chuyển

lớn xương đùi; Valleix 2 ở chính giữa nếp lằn mông; Valleix 3 ở chính giữamặt sau đùi; Valleix 4 ở chính giữa kheo; Valleix 5 ở chính giữa cẳng chân sau

- Rối loạn cảm giác:

+ Tổn thương rễ L5: giảm cảm giác mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳngchân, mu chân, ngón chân (còn gọi là đau TKHT kiểu L5)

+ Tổn thương S1: giảm cảm giác mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, bờngoài bàn chân (còn gọi là đau TKHT kiểu S1)

Trang 9

- Rối loạn phản xạ gân xương:

+ Tổn thương L5: phản xạ gân gối giảm, phản xạ gân gót bình thường.+ Tổn thương S1: phản xạ gân gót giảm hoặc mất, phản xạ gân gốibình thường

Trang 10

- Rối loạn vận động:

+ Tổn thương rễ L5: gây yếu các cơ duỗi chân và các cơ xoay bàn chân

ra ngoài làm bàn chân rũ xuống và xoay trong Bệnh nhân không đi đượcbằng gót chân

+ Tổn thương rễ S1: gây yếu cơ gấp bàn chân và các cơ xoay bàn chânvào trong làm cho bàn chân có hình “bàn chân lõm” Bệnh nhân không điđược bằng mũi chân

- Trương lực cơ: giảm trương lực cơ và teo cơ ở vùng bị tổn thương.

+ Cơ mông: nhìn xệ, nhẽo, nếp lằn mông mất

+ Cơ sau đùi, khối cơ cẳng chân trước, cẳng chân sau: nhẽo và mất độsăn chắc

- Rối loạn cơ tròn: đại tiện, tiểu tiện không tự chủ.

- Có thể gặp rối loạn thần kinh thực vật: rối loạn bài tiết mồ hôi, nhiệt độ

da giảm, phản xạ bài tiết vùng thần kinh hông kém, da, cơ loạn dưỡng, teo

- Chụp bao rễ thần kinh: đây là một phương pháp tốt để chẩn đoán trướckhi có chụp cắt lớp và chụp cộng hưởng từ Trên phim ta có thể phát hiện dễdàng hình ảnh thoát vị đĩa đệm (có thể thoát vị trung tâm hoặc thoát vị bên), hìnhảnh chèn ép do tổn thương xương, hình ảnh hẹp ống sống hoặc các hình ảnh chèn

ép khác [18]

Trang 11

- Chụp cộng hưởng từ (MRI-Magnetic resonnance imaging) cột sống lànhững phương tiện hiện đại nhất có thể phát hiện được tất cả các tổn thương

về cột sống và đĩa đệm [18]

- Điện cơ đồ: giúp cho chẩn đoán định khu tổn thương và tình trạng một số

cơ do dây thần kinh hông chi phối [18], [19]

- Xét nghiệm dịch não tuỷ: thường có tăng nhẹ protein, khi có nguyên nhânchèn ép thì protein sẽ tăng cao, khi có viêm nhiễm thì có tăng tế bào [18]

1.2.4 Chẩn đoán đau thần kinh hông to

1.2.4.1 Chẩn đoán xác định: dựa vào các triệu chứng cơ năng và thực thể.

+ Cơ năng: đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to

+ Thực thể: có hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh [18]

1.2.4.2 Chẩn đoán nguyên nhân: dựa vào cận lâm sàng chủ yếu dựa vào chụp

X-quang cột sống thắt lưng và chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng [18]

1.2.5 Điều trị đau dây thần kinh hông to

1.2.5.1 Điều trị nội khoa

 Điều trị nguyên nhân

 Điều trị triệu chứng

- Giai đoạn cấp và các đợt cấp của thể mạn tính:

+ Nằm nghỉ trên giường có ván cứng, kê một chiếc gối nhỏ dưới khoeochân đau cho đầu gối hơi gập lại, tránh mọi di chuyển người bệnh

+ Dùng Novocain 1% và vitamin B12, hoặc Hydrocortison tiêm vàokhoang ngoài màng cứng, ở khe gian đốt sống L3- L4, L4 -L5 hoặc L5 – S1.+ Thuốc giảm đau (Aspirin, Salixylat, Indomethacine )

+ Vitamin B1, B6, B12 liều cao

Trang 12

+ Thuốc giãn cơ (Mydocalm)

- Giai đoạn bán cấp và mạn tính:

Điều trị như giai đoạn cấp và kết hợp thêm:

+ Vật lý trị liệu: kéo giãn cột sống, hồng ngoại, sóng ngắn, đắp parafin+ Xoa, bóp, bấm, nắn

+ Liệu pháp vận động, các bài tập nhằm tăng cường hệ cơ bụng, cơlưng và ổn định cột sống [3], [14], [18]

1.2.5.2 Điều trị phẫu thuật: chỉ định trong các trường hợp có liệt và teo cơ, rối

loạn cơ tròn, có khối u chèn ép, viêm dầy dính màng nhện và các trường hợpthoát vị đĩa đệm đau tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinhhoạt và lao động không đáp ứng với điều trị nội khoa từ 3 đến 6 tháng [18]

1.3 ĐAU THẦN KINH HÔNG TO THEO QUAN NIỆM CỦA YHCT 1.3.1 Bệnh danh đau thần kinh hông to

Đau thần kinh hông to được mô tả trong chứng thống tý của y học cổtruyền Trong các y văn cổ như Hoàng đế nội kinh tố vấn đã mô tả bệnh đauthần kinh hông to với nhiều bệnh danh khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí hoặcnguyên nhân gây bệnh: yêu cước thống (đau lưng - chân), yêu thoái thống(đau lưng - đùi), yêu cước đông thống (đau lưng - chân vào mùa đông), Toạđiến phong (đau xương hông do phong tà) [20], [21]

1.3.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Theo YHCT cho rằng “thông tắc bất thống, thống tắc bất thông” nghĩa

là khi khí huyết vận hành trong kinh lạc được thông suốt thì không đau, cònkhi khí huyết vận hành trong kinh lạc bị bế tắc thì gây đau, tắc chỗ nào sẽ đauchỗ đó [26]

YHCT có các nguyên nhân sau [20], [21]:

Trang 13

* Do ngoại nhân: tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

- Phong tà: phong là gió, chủ về mùa xuân, có tính chất di chuyển, xuấthiện đột ngột Vì thế chứng “toạ cốt phong” cũng xuất hiện đột ngột, diễn biếnnhanh và đau lan truyền theo đường đi của kinh Bàng quang và kinh Đởm

- Hàn tà: hàn có tính chất ngưng trệ, làm cho khí huyết kinh lạc bị tắcnghẽn tính co rút của hàn rất cao gây ra co rút gân cơ, ngoài ra gây cảm giácđau buốt, hàn cực sinh nhiệt nên có những người bệnh có cảm giác nóng rát ởnơi đau

- Thấp tà: do thấp xâm phạm vào bì phu kinh lạc làm kinh lạc bị tắc trởgây nên cảm giác tê bì, nặng nề, ra mồ hôi chân, rêu lưỡi nhờn dính Vùng eolưng trở xuống là vùng dưới của mạch đới: đới hạ khu liên quan tới thấp - đớithượng khu liên quan tới phong - thấp tà ở đới hạ khu liên quan tới tạng tỳ (tỳchủ thấp)

* Do nội thương: thường gặp ở người do chính khí suy yếu mà dẫn đến

rối loạn chức năng của các tạng, nhất là hai tạng can và thận Sự rối loạn chứcnăng của hai tạng này và hai phủ Đởm, Bàng quang sẽ ảnh hưởng đến sự tuầnhành của khí huyết, kinh khí bị trở trệ dọc đường đi của kinh Bàng quang vàkinh Đởm gây đau và hạn chế vận động (đường tuần hành của hai kinh nàytrùng với đường đi của dây thần kinh hông to)

* Do bất nội ngoại nhân: do lao động quá sức, sau khi mang vác vật

nặng, bị đánh, bị ngã… làm khí trệ, huyết ứ gây đau [21]

1.3.3 Các thể lâm sàng

Đau thần kinh hông to được chia thành 4 thể theo YHCT: thể hàn thấp, thểcan thận hư, thể phong thấp nhiệt và thể huyết ứ [21], [22], [23]

1.3.3.1 Thể hàn thấp (Đau dây thần kinh hông to do lạnh)

Triệu chứng: sau khi bị nhiễm lạnh, đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt

sau đùi, cẳng chân, đau tăng khi trời lạnh, chườm nóng dễ chịu, đi lại khó khăn,

Trang 14

tiểu trong, đại tiện bình thường hoặc nát, sợ gió, sợ lạnh, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡitrắng mỏng, mạch phù hoặc phù khẩn.

Pháp đều trị: tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.

1.3.3.2 Thể can thận hư (Đau dây thần kinh hông to do bệnh mạn tính ở cột

sống thắt lưng)

Triệu chứng: đau thắt lưng lan xuống chân dọc theo đường đi của đây

thần kinh hông to, bệnh âm ỉ lâu ngày hay tái phát, đau tăng khi trời lạnh, ẩmthấp, chân tay lạnh và ẩm, toàn thân sợ lạnh, nặng nề, chân có cảm giác tê bìhoặc kiến bò, thích uống ấm, ăn ấm, hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, ùtai, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, teo cơ, chất lưỡi bệu, nhợt, rêu lưỡi dày,mạch trầm nhược hoặc nhu hoãn

Nếu bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến can, thận và tỳ; thấp lâu ngày hoáhoả, lúc đó có triệu chứng: đau lưng, ù tai, mỏi gối, hoa mắt chóng mặt, ngườimệt mỏi, ăn ngủ kém, teo cơ, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi vàng, chấtlưỡi đỏ, mạch trầm tế hơi sác

Pháp điều trị: bổ can thận, khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc 1.3.3.3 Thể phong thấp nhiệt (Đau thần kinh hông to cấp do viêm nhiễm)

Triệu chứng: đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân,

đi lại khó khăn, đau có cảm giác nóng rát, chườm khó chịu, chân nóng, da khô,chân có cảm giác tê bì, kiến bò, miêng khô háo khát, đại tiện táo, tiểu tiệnvàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác

Pháp điều trị: khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc 1.3.3.4 Thể huyết ứ (Đau dây thần kinh hông to do sang chấn, thoát vị đĩa đệm)

Triệu chứng: đau thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân,

xảy ra sau chấn thương, lao động nặng, mang vác nặng… đau dữ dội như daocắt, không đi lại được hoặc đi lại khó khăn, ăn ngủ kém, đại tiểu tiện bìnhthường, chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết, mạch sáp

Pháp điều trị: hoạt huyết, hóa ứ, thông kinh lạc.

Trang 15

Thể phong hàn: dùng bài “Can khương thương truật linh phụ thang”.

Thể can thận hư kết hợp phong hàn thấp: dùng bài “Độc hoạt tang kýsinh thang”

Thể phong thấp nhiệt: dùng bài “Ý dĩ thang kết hợp Nhị diệu thang”gia giảm

Thể huyết ứ: dùng bài “Tứ vật đào hồng”, hoặc có thể sử dụng phươngpháp biện chứng luận trị trong lâm sàng để xây dựng các bài thuốc phù hợpqua đối pháp lập phương [21], [22], [23]

1.3.4.2 Phương pháp không dùng thuốc

 Châm cứu:

- Huyệt: Các huyệt trên đường kinh túc thái dương bàng quang và/hoặc

kinh túc thiếu dương đởm, a thị huyệt phối hợp các huyệt toàn thân

- Điện châm, điện trường châm: Châm tả các huyệt với thể phong hàn,

thể phong nhiệt và thể huyết ứ Châm bổ các huyệt với thể can thận hư

- Thủy châm: các thuốc giảm đau chống viêm nonsteroid, vitamin B1,

B6, B12, các thuốc bổ thần kinh vào một số huyệt như Thận du, Đại trường

du, Hoàn khiêu…

- Nhĩ châm: các điểm thần kinh hông to, thận, giao cảm, thần môn.

- Cứu: đối với thể phong hàn, thể can thận hư.

- Cấy chỉ catgut vào huyệt: đối với thể can thận hư [12], [21], [23].

Trang 16

Xoa bóp bấm huyệt: làm các động tác xoa, xát, day, lăn, bóp, bấmhuyệt, vận động cột sống, vận động chi dưới [8], [23].

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỦY CHÂM VÀ ĐIỆN CHÂM ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG TO

1.4.1 Một số nghiên cứu về điều trị đau dây thần kinh hông to bằng YHCT

1.4.1.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Đỗ Hoàng Dũng (2001) có đề tài “Đánh giá tác dụng điều trị đau dâythần kinh hông to thể phong hàn bằng điện mãng châm” đạt kết quả tốt63,6%, khá 36,4% [24]

Đánh giá tác dụng điều trị đau thần kinh tọa do lạnh và do thoái hóa cộtsống bằng ôn điện châm kết hợp với xoa bóp” của Trần Quang Đạt vàTarasenko Oleksandr (2001) Kết quả điều trị 35 BN, khỏi 8 BN (22,9%), đỡnhiều là 18 BN (51,3%), đỡ ít 8 BN (22,9%), không đỡ là 1 BN (2,9%) [25]

Nguyễn Thị Thu Hương (2003) có đề tài “Đánh giá tác dụng điều trịđau dây thần kinh toạ thể phong hàn bằng điện châm các huyệt giáp tích” đạtkết quả tốt 66,7%, khá 33,3% [26]

Tarasenko Lidya (2003) nghiên cứu điều trị hội chứng đau thắt lưnghông do thoái hóa cột sống bằng điện mãng châm trên 40 BN cho kết quả tốt

là 60%, khá là 40% [27]

Nghiên cứu tác dụng điều trị đau dây thần kinh hông to bằng phươngpháp xoa bóp bấm huyệt” của Trương Minh Việt (2005), kết quả tốt 50,8%,khá 30,8%, trung bình 16,9%, kém 1,5% [28]

Đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằngphương pháp điện châm, xoa bóp kết hợp vật lý trị liệu” của Trần Thái Hà(2007), kết quả: loại rất tốt chiếm tỷ lệ 46,7%, loại tốt chiếm tỷ lệ 46,7%, loạitrung bình chiếm tỷ lệ 6,6% [29]

Trang 17

Nguyễn Văn Hải (2007) nghiên cứu điều trị đau thần kinh tọa doTVĐĐ bằng bấm kéo nắn đạt kết quả: 81,3% tốt, 12,55 khá và 6,3% trungbình [30].

Lại Đoàn Hạnh (2008) “Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng thắt lưnghông bằng phương pháp thủy châm” cho kết quả tốt và khá là 88,57% [31]

Nguyễn Quang Vinh (2012) “Đánh giá tác dụng của phương pháp xoabóp Shiatsu trong điều trị đau thần kinh hông to do thoát vị đĩa đệm” cho kếtquả tốt là 51,1% [32]

1.4.1.2 Các nghiên cứu trên thế giới

Năm 2009, Zou R, Xu, Y và cộng sự nghiên cứu đánh giá tác dụng giảmđau của điện châm kết hợp thủy châm trong điều trị thoát vị đĩa đệm CSTLcho kết quả nhóm NC điều trị bằng điện châm kết hợp thủy châm với côngthức huyệt giáp tích L4-5, Trật biên, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Ủy trung

và Côn lôn cho cao hơn so với nhóm ĐC chỉ dùng điện châm đơn thuần thôngqua thang điểm VAS và các chỉ số lâm sàng (p < 0,01) [33]

Năm 2009, Yang LY, Lu DJ, Li YH nghiên cứu đánh giá hiệu quả điềutrị thoát vị đĩa đệm CSTL bằng phương pháp hỏa châm cho thấy nhóm NCdùng hỏa châm Giáp tích và A thị huyệt kết hợp điện châm Trật biên vàHoàn khiêu kết quả cao hơn nhóm đối chứng dùng điện châm đơn thuầnqua cải thiện thang điểm McGill Pain Rating Scale, thang điểm VAS vàcường độ đau [34]

Năm 2009 Chen HL, Qiu XH, Yan XC nghiên cứu đánh giá hiệu quảđiều trị của điện châm kết hợp với chích huyết ở huyệt Ủy trung trên bệnhnhân thoát vị đĩa đệm CSTL cấp Nhóm NC điều trị bằng huyệt Yêu dươngquan, Đại trường du, Quan nguyên du, Tiểu trường du kết hợp chích huyết ở

Ủy trung; nhóm ĐC điều trị bằng điện châm các huyệt Giáp tích, Thận du,

Trang 18

Đại trường du Tỷ lệ khỏi và điều trị có kết quả là 55,8% và 82,7% ở nhómnghiên cứu, cao hơn so với nhóm chứng (33,3% và 54,2%) (p <0,05) [35].Năm 2010, Qiu XH, Xie XK, Liu XN tiến hành nghiên cứu điều trị 100bệnh nhân thoát vị đĩa đệm CSTL Nhóm NC điều trị bằng phương phápchích huyết Ủy trung và các huyệt tuần kinh thủ huyệt thuộc đường kinh Túcthiếu dương Đởm, Túc thái dương Bàng quang và túc dương minh vị kết hợpđiện châm A thị huyệt, Đại trường du, Quan nguyên du, Trật biên, Hoànkhiêu…Nhóm ĐC được điện châm đơn thuần Kết quả tỷ lệ khỏi ở nhóm NC(92%, 46/50) cao hơn so với nhóm ĐC (74%, 37/50, p < 0,05) Giảm đau theothang điểm VAS ở nhóm NC cao hơn so với nhóm chứng (p < 0,01) [36].Năm 2011, Lei LM, Huang JI và cộng sự nghiên cứu điều trị 120 bệnhnhân thoát vị đĩa đệm CSTL Nhóm NC điều trị bằng phương pháp xoa bópSan tong (Hongkong), nhóm ĐC điều trị bằng phương pháp xoa bóp thôngthường Kết quả cho thấy tỷ lệ điều trị có hiệu quả ở nhóm NC (95%) vànhóm ĐC (96,7%) (p > 0,05) Tỷ lệ khỏi và tốt đạt 81,7% ở nhóm NC caohơn so với nhóm ĐC 63,3% (p < 0,05) [37].

1.4.2 Thủy châm

1.4.2.1 Khái niệm thủy châm

Thủy châm (tiêm thuốc vào huyệt) là phương pháp chữa bệnh phối hợpgiữa YHHĐ và YHCT, kết hợp tác dụng chữa bệnh của châm cứu (theothuyết kinh lạc) với tác dụng của thuốc tiêm để nâng cao hiệu quả chữa bệnh[8], [9]

Năm 1954 Vạn Văn Kê, bệnh viện Ngạc Thành tỉnh Hồ Bắc (TrungQuốc) đã mạnh dạn kết hợp tác dụng của châm cứu với sinh tố B1, nghiêncứu thủy châm chữa được nhiều bệnh mà Đông Y cũng như Tây Y từ xưa cho

là khó chữa như: viêm khớp mãn tính, xơ gan, di chứng bại liệt…

Trang 19

Hiện nay thủy châm là một phương pháp chữa bệnh có hiệu quả đang đượcứng dụng rộng rãi trong toàn quốc.

1.4.2.2 Phác đồ huyệt thủy châm nghiên cứu

Phác đồ huyệt thủy châm điều trị đau thần kinh hông to tại khoa YHCT - Bệnh viện Đa khoa Đống Đa:

- Công thức huyệt: Thận du (VII.23), Đại trường du (VII.25), Hoàn khiêu

(XI.30) bên đau

- Liệu trình: mỗi ngày thủy châm 01 lần, chọn 01 huyệt/ ngày Mỗi huyệt

thủy châm 1 ml Các huyệt dùng luân lưu trong phác đồ điều trị Một liệu trình

15 ngày

- Vị trí huyệt [8]: phụ lục 2.

1.4.2.3 Kỹ thuật thủy châm

 Chuẩn bị tư thế bệnh nhân: bệnh nhân nằm sấp, thả lỏng cơ

 Chuẩn bị thuốc tiêm: kiểm tra tên thuốc, hạn sử dụng thuốc, lấy thuốcvào bơm tiêm, đuổi khí

 Kỹ thuật tiêm thuốc vào huyệt: tiến hành kỹ thuật thủy châm như tiêmthuốc thường quy Mỗi ngày chọn 1 huyệt trong phác đồ để thủy châm

- Kiểm tra tên bệnh nhân, tên thuốc.

- Xác định huyệt tiêm và góc tiêm

- Sát trùng vùng tiêm theo hình xoáy ốc từ trong ra ngoài.

- Tiêm thuốc theo nguyên tắc: đâm kim qua da nhanh, tiêm thuốc chậm,

rút kim ra nhanh

- Sát trùng lại vùng tiêm.

Chú ý khi tiêm thuốc vào huyệt: phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối, tránh

mạch máu, dây thần kinh, độ sâu của kim tùy vị trí huyệt Hỏi kỹ tiền sử phảnứng thuốc của bệnh nhân, test bì kiểm tra (nếu nghi ngờ)

1.4.3 Chế phẩm Golvaska

Trang 20

1.4.3.1 Thành phần và liều lượng

- Tên sản phẩm: Golvaska

- Thành phần: mỗi ống 1ml Mecobalamin 500µg

- Nhà sản xuất: Công ty cổ phần ARMEPHACO – XNDP 120

Địa chỉ: số 118 Vũ Xuân Thiều – Long Biên – Hà Nội

- Thuốc đạt tiêu chuẩn: VMP – WHO – TC cơ sở

- Số đăng ký: VD - 9179

1.4.3.2 Cơ chế tác dụng Golvaska

Golvaska (Mecobalamin) là một chế phẩm dạng Coenzym của Vitamin

B12 có trong máu và dịch não tủy Hoạt chất nàyđược vận chuyển vào mô thầnkinh cao hơn các dạng khác của Vitamin B12

Trong cơ thể Vitamin B12 tồn tại dưới dạng hoạt chất như: Cyanocobalamin,Hydroxocobalamin, Methylcobalamin, 5-deoxyadenosyl cobalamin…

Các Cobalamin đóng vai trò là các Coenzym đồng vận chuyển tham giaquá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể đặc biệt là hai quá trình sau:

5-Methyltetrahydrofolat + HomocysteinMethionin + TetrahydrofolatPhản ứng này liên quan đến chuyển hóa acid folic và tổng hợp AND cầncho sinh sản hồng cầu

L-Methylmalonyl-CoA Succinyn-CoA

Phản ứng này xảy ra trong chuỗi phản ứng chuyển hóa các chất Cetonđưa vào chu trình Kreb, cần cho chuyển hóa Lipid và hoạt động bình thường

B12B12

B12

Trang 21

của hệ thần kinh Như vậy theo cơ chế sinh hóa, Mecobalamin tăng cườngchuyển hóa acid nucleic, protein và lipid thông qua các phản ứng chuyểnnhóm methyl.

Về mặt dược lý học, Mecobalamin có tác dụng phục hồi những mô thầnkinh bị tổn thương và ngăn chặn sự dẫn truyền các xung thần kinh bất thường,đồng thời còn thúc đẩy quá trình trưởng thành và phân chia của nguyên hồngcầu, tổng hợp heme, do đó có tác dụng điều trị các bệnh thiếu máu

1.4.3.3 Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

- Các bệnh lý thần kinh ngoại biên.

- Thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12.

1.4.4.1 Định nghĩa điện châm và cơ chế tác dụng của châm cứu

Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnhcủa châm cứu với tác dụng các dòng điện qua một máy điện châm (dòng điệnmột chiều hoặc dòng điện xung) [8]

Trang 22

Cơ chế tác dụng của châm cứu: phản ứng tại chỗ thông qua cung phản xạ;phản ứng tiết đoạn thông qua tiết đoạn thần kinh của nội tạng và phản ứng toànthân thông qua cơ chế thần kinh, thể dịch Nhiều công trình nghiên cứu cho thấychâm cứu có ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác nhau của cơ thể.

Khi tác động vào huyệt, vỏ não chuyển sang trạng thái hưng phấn hay

ức chế tùy thuộc vào thời gian tác động và trạng thái chức năng ban đầu của

hệ thần kinh trung ương Nói cách khác, nó tác động vào một số huyệt gâybiến động hoạt tính điện trong nhiều cấu trúc thuộc não bộ, tạo điều kiệnthuận lợi cho các tế bào thần kinh hoạt động đồng bộ ở mức cao hơn Đặc biệt

có sự cải thiện chức năng của vỏ não trong và sau khi tác động lên huyệt

Ảnh hưởng của tác động lên huyệt đối với hệ nội tiết được xem như cơchế tác dụng của tác động lên huyệt theo con đường thể dịch Các công trìnhnghiên cứu cho thấy tùy từng huyệt được kích thích mà có những đáp ứngkhác nhau lên trục dưới đồi – tuyến yên – các tuyến nội tiết nhằm điều hòađối với việc bài tiết từng hormon cụ thể [8]

Trang 23

1.4.4.2 Phác đồ huyệt nghiên cứu

Phác đồ huyệt điện châm điều trị đau thần kinh hông to do THCS thể can thận hư tại khoa YHCT - Bệnh viện Đa khoa Đống Đa:

- Huyệt tại chỗ:

+ Nếu đau theo kinh túc thiếu dương đởm (đau kiểu rễ L5): Giáp tích L4 –

5, L5 – S1 (kỳ huyệt), Thận du (VII.23), Đại trường du (VII.25), Hoàn khiêu(XI.25), Phong thị (XI.31), Dương lăng tuyền (XI.34), Huyền chung (XI.39)bên đau

+ Nếu đau theo kinh túc thái dương bàng quang (đau rễ S1): Giáp tích

L4 – 5, L5 – S1 (kỳ huyệt), Thận du (VII.23), Đại trường du (VII.25), Trậtbiên (VII.74), Thừa phù (VII.36), Ân môn (VII.37), Thừa sơn (VII.57), Cônlôn (VII.60) bên đau

+ Nếu đau theo kinh túc thiếu dương đởm và túc thái dương bàng quang (đau rễ L5 và S1): châm các huyệt ở cả hai kinh bên đau.

- Huyệt toàn thân: Can du (VII.18), Thận du (VII.23), Ủy trung (VII.40)

Châm tả các huyệt tại chỗ

Châm bổ các huyệt toàn thân

Trang 24

Kỹ thuật châm và điện châm

Bước 1: chuẩn bị bệnh nhân (giải thích, động viên, tư thế châm bệnhnhân nằm sấp)

Bước 2: xác định huyệt cần châm và chọn kim châm phù hợp

Bước 3: sát trùng chỗ châm theo đúng kỹ thuật

Bước 4: châm kim theo hai thì

- Thì qua da: châm kim qua da vào huyệt nhanh và dứt khoát

- Thì vào cơ: đẩy kim vào huyệt để đạt tới đắc khí

Bước 5: lắp máy điện châm, điều chỉnh cường độ và tần số kích thích [9]

1.5 TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH

1.5.1 Nguồn gốc xuất xứ: Thiên kim phương

1.5.2 Thành phần và liều lượng

Bài thuốc cổ phương “Độc hoạt tang ký sinh thang”

Thành phần bài thuốc gồm có 15 vị sau đây: Độc hoạt 12g, Tang ký sinh

12g, Tần giao 12g, Phục linh 12g, Quế chi 06g, Tế tân 04g, Xích thược 12g,

Phòng phong 12g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 12g, Đương quy 12g, Đẳng sâm

12g, Xuyên khung 12g, Thục địa 24g, Chích cam thảo 06g, Đương quy 12g

Trang 25

Bài thuốc này cấu trúc từ 2 nhóm thuốc:

+ Một nhóm thuốc lấy trừ tà làm chủ: bao gồm các vị Độc hoạt, Tế tân,Phòng phong, Tần giao,…có tác dụng trừ phong thấp mà chỉ thống

+ Một nhóm thuốc lấy phục chính làm chủ gồm các vị Đảng sâm, Phụclinh, Cam thảo, Sinh địa, Bạch thược, Đương quy, Xuyên khung, thực chất làbài “Bát chân thang” bỏ bạch truật, nên có tác dụng song bổ khí huyết.Trịphong tiên trị huyết, hành huyết phong tự diệt Bài thuốc còn có: Tang kýsinh, Đỗ trọng, Ngưu tất bổ can thận, làm khỏe lưng gối và cân cốt Dovậy bài thuốc này dùng điều trị chứng phong thấp của người cơ thể suynhược là thích hợp

Độc hoạt có vị cay, tính ôn vào kinh can và kinh thận, trừ phong tà,hàn thấp làm đau lưng, gối tê mỏi Tang kí sinh vị đắng tinh bình, vào 2kinh: can và thận, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai vàxuống sữa, trị các chứng đau nhức mỏi trong cơ thể Tần giao vị đắng tínhbình, vào 4 kinh: can Đởm, vị và đại tràng, có tác dụng trừ phong thấp,điều hòa khí huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu, điều trị các chứng phong tê thấp,tay chân co rút Phòng phong vị cay ngọt, tính ôn vào 5 kinh: can, phế, tỳ,

vị, Bàng quang, có tác dụng phát hãn giải biểu trừ phong thấp, trị đau cáckhớp, đau nhức mỏi toàn thân, các chứng do hàn thấp, phong tà, Tế tân vịcay tính ấm, vào 4 kinh: can, thận, tâm, phế, có tác dụng trừ phong tánhàn, thông khiếu hành thủy, giảm đau, trị các chứng phong hàn thấp tý.Đương quy vị cay đắng ngọt thơm, tính ấm, vào 3 kinh: tâm, tỳ, can, cótác dụng bổ huyết, hoạt huyết nhuận táo, hoạt tràng, trị các chứng huyết

hư đau tê nhức, bổ khí để sinh cơ, đại tiện táo bón Bạch thược vị chuađắng tính hơi hàn, vào phần huyết của kinh can, có tác dụng tả can hỏa,tán ác huyết trị đau nhức mỏi (tẩm dấm sao) Xuyên khung vị cay tính ôn,vào 3 kinh: tâm bảo, can, Đởm, có tác dụng hoạt huyết, hành khí, khu

Trang 26

phong giảm đau, trừ phong thấp, giảm sưng đau các khớp, hành huyết, tán

ứ, đau đầu chóng mặt Sinh địa vị ngọt đắng, tính mát, vào 3 kinh: tâm,can, thận, có tác dụng chân âm, lương huyết mạch, bồi bổ ngũ tạng, tăngkhí lực làm sáng mắt, trị chứng huyết ứ di tổn thương tân dịch Đỗ trọn vịngọt hơi cay tính ấm vào 2 kinh: can và thận, có tác dụng bổ can thận,cường gân cốt, trị các chứng đau đầu gối đi lại khó khăn Ngưu tất vị đắngchua, tính bình vào 2 kinh: can và thận (tẩm rượu sao), có tác dụng bổ canthận mạnh gân cốt, trị chứng đau hai đầu gối đi lại khó khăn, Đảng sâm vịngọt tính bình quy vào kinh tỳ, phế với tác dụng kiện tỳ, dưỡng phế,dưỡng huyết sinh tân Phục linh vị ngọt nhạt tính bình vào 5 kinh: tâm,phế, thận, tỳ, vị làm cường tráng cơ thể, nhuận táo, bổ tỳ, ích khí sinh tândịch, trị các chứng đau do khí nghịch và các chứng lâm Quế chi vị cayngọt, tính ấm, quy vào kinh tâm, phế, Bàng quang Quế chi trong bàithuốc này có tác dụng ôn kinh chỉ thống và ôn thông kinh lạc, ngoài raQuế chi do tính vị cay ấm nên trừ phong thấp, hàn thấp Cam thảo vị ngọttính bình vào 12 kinh lạc, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, ích tinh điều hòacác vị thuốc, làm tỳ vị mạnh lên để hấp thụ các vị thuốc khác Do vậy bàithuốc này rất thích hợp để điều trị chứng phong hàn thấp của người cócan, thận hư đặc biệt là trường hợp bệnh nhân đau thần kinh hông do thoáihóa cột sống [20], [21], [39]

Trang 27

+ CHƯƠNG 2 + ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, nghề nghiệpđược chẩn đoán xác định đau thần kinh hông to do thoái hoá cột sống, điều trịnội trú tại khoa YHCT - Bệnh viện Đa khoa Đống Đa

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

2.1.1.1 Theo Y học hiện đại

- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là đau dây thần kinh hông to doTHCS: có hội chứng cột sống, hội chứng rễ thần kinh và hình ảnh THCS trênphim X-quang cột sống thắt lưng hoặc trên phim MRI cột sống thắt lưng

- Bệnh nhân có mức độ đau VAS ≥ 2,5

2.1.1.2 Theo Y học cổ truyền

Chọn bệnh nhân thuộc thể Can thận hư: Đau thắt lưng lan xuống chân dọctheo đường đi của đây thần kinh hông to, đau lâu ngày hay tái phát, đau tăngkhi trời lạnh, ẩm thấp, chân tay lạnh và ẩm, toàn thân sợ lạnh, nặng nề, chân

có cảm giác tê bì hoặc kiến bò, thích ăn uống đồ ấm, hoa mắt, chóng mặt, đaulưng, mỏi gối, ù tai, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, teo cơ, chất lưỡi bệu nhợt,rêu lưỡi dày, mạch trầm nhược hoặc nhu hoãn [20], [21], [40]

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

- Bệnh nhân đau TKHT do các nguyên nhân bệnh lý thực thể không cóchỉ định điều trị bằng YHCT như lao, ưng thư

- Đau TKHT do các nguyên nhân khác như: viêm cột sống dính khớp,trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm toàn phần Các trường hợp đau TKHT thểnặng có hội chứng đuôi ngựa

Trang 28

- Bệnh nhân mắc các bệnh nội tạng kèm theo (gan, thận, phổi, cơ quantạo máu…) hoặc các bệnh cấp tính khác.

- Bệnh nhân có thai, tâm thần, nghiện ma tuý…

- Bệnh nhân đau TKHT thuộc thể huyết ứ hoặc thể phong thấp nhiệt

- Bệnh nhân không tình nguyện tham gia nghiên cứu

- Bệnh nhân không tuân thủ liệu trình và phác đồ điều trị

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp thử

nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có đối chứng so sánh kết quả trước sau điều trị

và so sánh với nhóm chứng

Cỡ mẫu nghiên cứu: Là cỡ mẫu thuận tiện gồm 60 người bệnh chia làm 2

nhóm, mỗi nhóm 30 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là đau thần kinh hông

to do thoái hóa cột sống theo đúng tiêu chuẩn chọn bệnh nhân và tiêu chuẩn loạitrừ trình bày ở mục 2.1

2.2.2 Chất liệu nghiên cứu

2.2.2.1 Chế phẩm nghiên cứu

Thuốc thủy châm Golvaska: Dạng ống tiêm 500 µg trong ống 1ml,

dungdịch màu đỏ trong suốt, do Công ty cổ phần ARMEPHACO – XNDP

120 sản xuất

Trang 29

Hình 2.1 Thuốc Golvaska 2.2.2.2 Thuốc YHCT

Trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng bài thuốc cổ phương “Độc hoạttang ký sinh thang” là phác đồ nền cho cả hai nhóm bệnh nhân điều trị trong

15 ngày

Bảng 2.1 Thành phần bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh [39], [41]

lượng

Tang ký sinh Loranthus parasiticus Toàn cây 12g

Xuyên khung Rhizoma Ligustisi wllichii Thân rễ 12g

praeparatus

Trang 30

Chích cam thảo RadixGlycyrrhizae Rễ 06g

- Dược liệu có trong thành phần bài thuốc được kiểm định chất lượngtheo tiêu chuẩn chất lượng DĐVN IV tại khoa dược bệnh viện Đa khoaĐống Đa - Hà Nội

- Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần (uống lúc 9 h sáng vàchiều 15h)

2.2.2.3 Phương huyệt điện châm

Phác đồ huyệt điện châm điều trị đau thần kinh hông to do THCS thể can thận hư tại khoa YHCT – Bệnh viện Đa khoa Đống Đa:

- Huyệt tại chỗ:

+ Nếu đau theo kinh túc thiếu dương đởm (đau kiểu rễ L5): Giáp tích L4 – 5,

L5 – S1 (kỳ huyệt), Thận du (VII.23), Đại trường du (VII.25), Hoàn khiêu(XI.25), Phong thị (XI.31), Dương lăng tuyền (XI.34), Huyền chung (XI.39)bên đau

+ Nếu đau theo kinh túc thái dương bàng quang (đau rễ S1): Giáp tích

L4 – 5, L5 – S1 (kỳ huyệt), Thận du (VII.23), Đại trường du (VII.25), Trậtbiên (VII.74), Thừa phù (VII.36), Ân môn (VII.37), Thừa sơn (VII.57), Cônlôn (VII.60) bên đau

+ Nếu đau theo kinh túc thiếu dương đởm và túc thái dương bàng quang (đau rễ L5 và S1): châm các huyệt ở cả hai kinh bên đau.

- Huyệt toàn thân: Can du (VII.18), Thận du (VII.23), Ủy trung (VII.40)

Trang 31

- Máy điện châm Electronic acupuncture do Viện trang thiết bị y tế Hà

Nội sản xuất, được sự cấp phép của Bộ Y tế (E = 6V, chạy bằng pin)

- Kim châm: loại kim hào châm, dài 6 – 8 – 10 – 15 cm, do công ty dượcĐông Á sản xuất

- Dụng cụ sát trùng: Bông vô khuẩn, cồn 70 độ, khay đựng dụng cụ, panh

- Ống nghiệm vô trùng đựng kim

- Bơm tiêm 3ml

- Thước đo điểm VAS, thước dây, thước đo tầm vận động góc

- Thang điểm Owestry Disability

- Máy xét nghiệm huyết học Celldyn 3200 do hãng Abbott – Hoa Kỳ sản xuất

- Máy xét nghiệm hóa sinh Cobas 6000 Module c501 do hãng Rochediagnostic – Hoa Kỳ sản xuất

2.2.3 Qui trình nghiên cứu

2.2.3.1 Tuyển chọn bệnh nhân và chia nhóm

- Người bệnh được thăm khám toàn diện và chẩn đoán xác định đau thầnkinh hông to do THCS đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh nhân (đã trình bày ởmục 2.1)

- Sau khi hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng theo một mẫubệnh án thống nhất, làm các xét nghiệm cơ bản cho bệnh nhân bao gồm: + Công thức máu: số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin.+ Sinh hóa máu: ALT, AST, creatinin, ure

- Các bệnh nhân được lựa chọn được chia vào 2 nhóm theo phương phápghép cặp để đảm bảo tương đồng về độ tuổi, giới và mức độ bệnh:

* Nhóm đối chứng (ĐC): gồm 30 bệnh nhân được điều trị theo phác đồ

nền gồm điện châm và uống bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh thang”

* Nhóm nghiên cứu (NC): gồm 30 bệnh nhân điều trị phác đồ nền như

Trang 32

nhóm đối chứng kết hợp thủy châm thuốc Golvaska.

- Tất cả người bệnh nghiên cứu đều được theo dõi và điều trị trong điềukiện nội trú tại khoa YHCT - Bệnh viện Đa khoa Đống Đa trong 15 ngày

2.2.3.2 Phương pháp điều trị

 Nhóm đối chứng

- Điện châm: Công thức huyệt điện châm đã trình bày ở mục 2.2.2.3 Vịtrí huyệt trình bày ở phụ lục 2

Châm bổ: nhóm huyệt toàn thân

Châm tả: nhóm huyệt tại chỗ

Thời gian điện châm 25 – 30 phút/ngày, liệu trình điện châm 15 ngày.Các huyệt dùng luân lưu trong phác đồ điều trị

- Thuốc YHCT: Bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh thang” [41] như ởbảng 2.1

Mỗi thang thuốc sắc được 02 túi (180 ml/túi)

Bệnh nhân uống mỗi ngày 01 thang chia 2 lần vào buổi sáng (9h) vàbuổi chiều (15h), mỗi lần 01 túi Dùng thuốc trong 15 ngày

 Nhóm nghiên cứu

- Điều trị như nhóm ĐC: điện châm và thuốc YHCT dùng 15 ngày.

- Kết hợp thủy châm thuốc Golvaska.

Phác đồ huyệt thủy châm: Thận du (VII.23), Đại trường du (VII.25), Hoàn

khiêu (XI.30) bên đau

Liệu trình: Mỗi ngày thủy châm 01 lần, chọn 01 huyệt/ ngày Mỗi huyệt thủy

Trang 33

châm 1 ml Các huyệt dùng luân lưu trong phác đồ điều trị Một liệu trình 15 ngày.Tất cả bệnh nhân NC đều được theo dõi và điều trị trong điều kiện nộitrú tại khoa YHCT - Bệnh viện Đa khoa Đống Đa Liệu trình 15 ngày.

Quy trình nghiên cứu: sơ đồ 2.1 (trang 38)

2.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu liên quan đến đặc điểm chung của bệnh nhân: tuổi,

giới, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh

Các chỉ tiêu lâm sàng

- Mức độ đau đánh giá theo thang điểm VAS (Visual Analog Scale) [42]

- Các dấu hiệu của hội chứng cột sống: mức độ giãn CSTL theo

nghiệm pháp Schober, dấu hiệu co cứng cơ cạnh sống, dấu hiệu bấmchuông, tầm vận động CSTL

- Các dấu hiệu của hội chứng rễ: mức độ chèn ép rễ theo nghiệm pháp

Lasègue, dấu hiệu Bonnet, dấu hiệu Néri, thống điểm Valleix, rối loạn cảmgiác chi dưới, rối loạn vận động chi dưới, rối loạn phản xạ gân xương chidưới, teo cơ chi dưới

- Mức độ cải thiện chức năng hoạt động của CSTL đánh giá theo thang

điểm OWESTRY DISABILITY (chi tiết phần phụ lục 3) [43]

- Hiệu quả điều trị theo YHCT: theo đường kinh bị bệnh

Các chỉ tiêu lâm sàng trên được theo dõi vào các thời điểm: Trước điềutrị (N0), sau 7 ngày điều trị (N7) và sau 15 ngày điều trị (N15)

Các chỉ tiêu cận lâm sàng:

- Công thức máu: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin.

- Sinh hóa máu: ALT, AST, creatinin, ure.

Các chỉ tiêu cận lâm sàng theo dõi vào hai thời điểm: Trước điều trị (N0)

và sau điều trị (N15)

Các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng

Theo dõi các tác dụng không mong muốn có thể gặp như:

Trang 34

+ Toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp.

+ Tại nơi thủy châm: chảy máu, đau, dị ứng, vựng châm, nhiễm trùngnơi thủy châm

2.2.5 Phương pháp đánh giá kết quả điều trị

 Đánh giá các triệu chứng cơ năng

- Đánh giá cảm giác đau chủ quan của bệnh nhân theo thang điểm VAS (Visual Analog Scale) [42]: mức độ đau của bệnh nhân được đánh giá

theo thang điểm VAS từ 1 đến 10 bằng thước đo độ của hãng Astra - Zeneca Thang điểm số học đánh giá mức độ đau là một thước có hai mặt:

Hình 2.2 Thước đo điểm VAS (Visual Analog Scales) [42]

- Một mặt chia thành 11 vạch từ 0 đến 10 điểm

- Một mặt có 5 hình tượng quy ước để bệnh nhân tự lượng giá cho đồngnhất độ đau

Trước khi đo người bệnh phải được nghỉ ngơi yên tĩnh, sau đó mô tả

và giải thích cho người bệnh hiểu rõ để người bệnh tự chỉ ra mức độ đaucủa mình

Đường thẳng ngang chia độ từ 0 - 10 Điểm 0 là không đau, mức độ đausẽ tăng dần lên theo thang chia độ, điểm 10 là mức độ đau rất nặng

Cách tính điểm và phân loại mức độ đau:

Trang 35

 Hội chứng cột sống

- Nghiệm pháp Schober (đo độ giãn cột sống thắt lưng) [3],[14]

Cách đo: người bệnh đứng thẳng, hai gót chân sát nhau, hai bàn chân mởmột góc 600, đánh dấu ở bờ trên đốt sống S1 đo lên trên 10cm và đánh dấu ở

đó, cho bệnh nhân cúi tối đa đo lại khoảng cách giữa 2 điểm đã đánh dấu Ởngười trưởng thành bình thường khoảng cách này giãn thêm khoảng 4 - 5cmCách tính điểm và phân loại mức độ giãn cột sống thắt lưng [44]:

13 ≤ Schober < 14 cm (3 cm ≤ d < 4 cm) 3 điểm

12 ≤ Schober < 13 cm (2 cm ≤ d < 3 cm) 2 điểm

- Dấu hiệu co cứng cơ cạnh sống thắt lưng:

Không có: 1 điểm Có: 0 điểm

- Dấu hiệu bấm chuông:

Không có: 1 điểm Có: 0 điểm

Trang 36

Lasègue < 450 1 điểm

- Dấu hiệu Bonnet

Không có: 1 điểm Có: 0 điểm

- Dấu hiệu Néri

Không có: 1 điểm Có: 0 điểm

- Thống điểm Valleix:

- Rối loạn cảm giác chi dưới

Không có rối loạn cảm giác 1 điểm

- Rối loạn vận động chi dưới:

Đi được bằng gót chân/ mũi chân 1 điểm

Không đi được bằng gót chân/ mũi chân 0 điểm

- Rối loạn phản xạ gân xương chi dưới

Không giảm phản xạ gân xương: 1 điểm

- Teo cơ chi dưới

Không hoặc có teo cơ < 1 cm: 1 điểm

Các chức năng sinh hoạt hàng ngày [39]

Đánh giá kết quả sự cải thiện mức độ linh hoạt và chức năng hoạt độngcủa CSTL theo thang điểm OWESTRY DISABILITY (Phụ lục 3)

Trang 37

Cách tính điểm và phân loại mức độ cải thiện chức năng hoạt độngCSTL

31 – 40 điểm 4 điểm

21 – 30 điểm 3 điểm

11 – 20 điểm 2 điểm

Đánh giá kết quả điều trị chung

- Đánh giá mức độ bệnh nặng nhẹ theo tổng điểm các thông số trên

Tốt: 36  40 điểmKhá: 30  35 điểmTrung bình: 20  29 điểmKhông kết quả: < 20 điểm

- Đánh giá kết quả điều trị chung

Loại A: Kết quả điều trị tốt, tổng điểm sau điều trị giảm hơn 80% sovới trước điều trị

Loại B: Kết quả điều trị khá, tổng điểm sau điều trị giảm hơn 61 - 80%

so với trước điều trị

Loại C: Kết quả điều trị trung bình, tổng điểm sau điều trị giảm hơn 40

- 60% so với trước điều trị

Loại D: Kết quả điều trị kém, tổng điểm sau điều trị giảm dưới 40% sovới trước điều trị

Đánh giá kết quả điều trị theo YHCT: kết quả điều trị theo đường kinh

bị bệnh

Đánh giá tác dụng không mong muốn

- Trên lâm sàng: các tác dụng không mong muốn tại chỗ và toàn thân xuất

Trang 38

hiện trong suốt thời gian điều trị đều được ghi nhận đầy đủ về mức độ và thờigian xuất hiện.

- Trên cận lâm sàng: đánh giá sự biến đổi các chỉ số cận lâm sàng

Huyết học: công thức máu (Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,hemoglobin)

Sinh hóa máu: ALT, AST, ure, creatinin

2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu

 Số liệu thu được trong nghiên cứu được phân tích, xử lý theo phươngpháp xác suất thống kê y sinh học Các số liệu được xử lý trên máy vi tínhphần mềm SPSS 16.0

 Sử dụng thuật toán:

- Tính tỷ lệ phần trăm (%)

- Tính trung bình thực nghiệm ( X ).

- Tính độ lệch chuẩn thực nghiệm (SD)

- So sánh các giá trị trung bình bằng Student – t test

- So sánh khác nhau giữa các tỷ lệ (%) bằng kiểm định 2

 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi p > 0,05

2.2.7 Phương pháp khống chế sai số

Để hạn chế các sai số trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thực hiệnmột số quy định được yêu cầu tuân thủ như sau:

Bệnh nhân nghiên cứu được nằm điều trị nội trú tại bệnh viện, đượchướng dẫn đầy đủ về yêu cầu điều trị, được theo dõi và giám sát chặt chẽtrong quá trình điều trị

Tuyển chọn bệnh nhân nghiên cứu đảm bảo ngẫu nhiên và đúng tiêuchuẩn nghiên cứu

2.3 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU

Trang 39

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2015 – 8/2016 tại khoa YHCT –Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.

2.4 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhânngoài ra không nhằm một mục đích nào khác

Nghiên cứu phải được sự đồng ý của ban lãnh đạo khoa YHCT - Bệnhviện Đa khoa Đống Đa và đã được thông qua hội đồng đề cương của Khoa Yhọc cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội

Bệnh nhân được cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin nghiên cứu, nhữngđiểm lợi và hại khi tham gia nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu Bệnhnhân có quyền tự quyết tham gia hoặc rút khỏi quá trình nghiên cứu

Không có sự phân biệt đối xử trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu

và sẵn sàng hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan tới sức khỏe khi đối tượngnghiên cứu cần

BN được chẩn đoán đau thần kinh hông to

do thoái hóa cột sống

( n = 30)

Trang 40

Sơ đồ 2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

ĐÁNH GIÁ SAU ĐIỀU TRỊ (N 7 ), (N 15 )

- Lâm sàng

- Cận lâm sàng

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

XỬ LÝ TOÁN THỐNG KÊ Y HỌC

Ngày đăng: 29/07/2019, 17:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w