Những nội dung nghiên cứu trong đề tài Đê thực hiện được mục đích cua nghiên cứu, việc nghiên cứu đê tài tập trung vào các nội dung sau: - Quá trình phát triến của pháp luật dân sự Việt
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐÊ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Mã số: LH - 2011 - 13/ĐHL - HN
NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỊNH VÈ THỪA KẾ
NHẰM GÓP PHẦN SỬA ĐỎI B ộ LUẬT DÂN s ự 2005
CHÚ NHIỆM ĐÊ TÀI: TS LÊ ĐỈNH NGHỊ
Trang 3NHỮNG NGƯỜI T H Ụ C HIỆN Đ È TÀI
C h ủ nhiệm đê tài viêt
chuyên đề 1, 8 và 15
vs N g u yễn Ịĩi/i/i Tuấn T rư ờ n g Đại học Luật Hà Nội Viêt chuyên đê 3
ỉ 7/5 K iều ĩ j ; Th ùy Linh T rư ờng Đại học Luật H à Nội Viêt chuyên đê 4
ì h s NgĩỌ iị Vồn Hợi T rư ờ n g Đại học Luật Hà Nội Viêt chuyên đê 5 và 12
' ê Thị G iỊ, tí T rường Đại học Luật Hà Nội Viêt chuyên đê 10
??Ịwm f í j ị ?' C ường K hoa Luật, Viện Đại học M ơ H à N ội Viêt chuyên đê 1 1
Viêt chuvên đê 14
i rhS l j Mình Tuấn Tòa Dân sự Tòa án nhân dân Tôi cao V iêt chuvên đè 15
Trang 4DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TÁT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐÈ TÀI KHOA HỌC• • •
Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 1995
Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005BLTTE
7 AN un
SH7 ì
Tòa án nhân dân Tối cao
Sở hữu trí tuệ
I BN > ủ y ban nhân dân
Trang 5Ị
JLi
3346736
53697181109
118
133144164
MỤC LỤC
MỎ ĐẦU
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tình hình nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu đề tài
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN
HÀNH VỀ THỪA KẾ VÀ YÊU CẨU SỬA ĐÔI, BỒ SƯNG
PHƯƠNG HƯỚNG SỦA ĐỐI CÁC QUY ĐỊNH CỦA BLDS
VỀ THỪA KẾ
PHẦN CÁC CHUYÊN ĐÈ
Khái quát quá trình phát triển của pháp luật thừa kế và các yêu cầu đặt
ra đối với việc hoàn thiện các quv định của BLDS về thừa kế.
Hoàn thiện quy định pháp luật về di sản thừa kế.
Các quy định về người quản lý di sản thừa kế và hướng sứa đổi, bố
sung.
Người không được quyền hưởng di sản và hoàn thiện quy định của
pháp luật về người không được hưởng di sản.
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thời diêm mờ thừa kế và thời
hiệu khỏi kiện về quyền thừa kế.
Di chúc và hướng hoàn thiện quy định của BLDS về di chúc.
Điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp và hưóng hoàn thiện quy
định của BLDS.
Trang 6226
238251268287297300
Di sản dùng vào việc thờ cúng và hướng hoàn thiện pháp luật về di sản
dùng vào việc thờ cúng.
Di tặng và hướng hoàn thiện pháp luật về di tặng.
Di chúc chung cúa vợ chồng và hướng hoàn thiện pháp luật về di chúc
chung cua vợ chồng trorm BLDS.
Hàng thừa kế theo quy định cùa BLDS và hướng hoàn thiện quy định
cua pháp luật về hàng thừa kế.
Thừa kế thế vị và những vấn đề cần sửa đôi, bổ sung về thừa kế thế vị
trong BLDS.
Hoàn thiện các quy định của BLDS về thanh toán di sán thừa kế.
Hoàn thiện các quy định của BLDS về thừa kế quyền sử dụng đất.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế và một số vướng mắc trong
việc giải quyết tranh chấp thừa kế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục (Thống kê thụ lý, giải quyết các loại vụ việc dân sự sơ
thâm vê thừa kê)
Trang 7MỎ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Các quy định pháp luật về thừa kế đã được hình thành từ rất lâu cùng với
sự hình thành và phát triển của xã hội Tuy nhiên, khi nhắc đến thừa kế chúng ta vẫn thường nhắc tới những cái mới lạ Cái mới ơ đây không phải là nói đến sự xuất hiện lần đầu tiên cua chế định này mà cái mới thể hiện ở việc các quy định cùa pháp luật về thừa kế luôn được hoàn thiện để phù họp với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của đời sống xã hội Điều này được minh chứng bởi trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2005 đă có 3 văn bản pháp luật quan trọng được ban hành có quy định về thừa kế, đó là PLTK 1990, BLDS 1995, BLDS 2005
Mặc dù việc áp dụng các quy định về thừa kế trong BLDS 2005 hiện nay cũng đã góp phần giải quyết được các quan hệ về thừa kế phát sinh trên thực tế Tuy nhiên, mới chỉ được ban hành trong khoảng thời gian 5 năm (2005 - 2010), khoảng thời gian không quá dài cho sự biến đổi đời sống xã hội của một đất nước, nhung những quy định trong BLDS 2005, đặc biệt là những quy định về thừa kế đã bộc lộ rất nhiều điểm hạn chế đòi hỏi cần phải khắc phục Ke từ khi BLDS 2005 có hiệu lực thi hành, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về các quy định liên quan đến thừa kế, nhung những nghiên cửu này mới chi đừng lại ở việc phân tích, đánh giá hoặc mới chỉ đưa ra những kiến nghị hoàn thiện ở bình diện nhỏ
Với sự phát triển mạnh cua nền kinh tế hiện nay đòi hỏi phài có một công trình nghiên cứu toàn diện đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa những quy định về thừa kế trong BLDS 2005 Điều này nhằm góp phần vào việc sửa đồi một cách toàn diện BLDS 2005 trong thời gian tới, đồng thời góp phần áp dụng một cách có hiệu quá các quy định của pháp luật vào việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế trontí, thực tế hiện nay Đề tài khoa học
“N ghiên cứ u ch ế đinh về thừa kế nhằm góp phần sữa đổi RLD S 2005” được
nghiên sẽ đáp ứng được yêu cầu nàv
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính đến thòi đièm hiện nay, đã có rất nhiêu công trình nghiên cứu các
1
Trang 8quy định pháp luật về thừa kế ở các sóc độ tiêp cận khác nhau Có thê kê đên một số công trình tiêu biêu như:
- Thừa kế theo pháp luật cua công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay: Luận án tiến sĩ luật học/Phùng Trung Tập, Hà Nội - 2002
- Thừa kế theo di chúc theo quy định của BLDS: Luận án tiến sĩ luật học/Phạm Văn Tuyết, Hà Nội - 2003
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của nhừng quy định chung về thừa kế trong BLDS: Luận án tiến sĩ luật học/Nguyễn Minh Tuấn, Hà Nội - 2007
- Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam: Luận án tiến sĩ Luật học/Trần Thị Huệ, Hà Nội - 2007
- Thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt theo quy định của pháp luật Việt Nam: Luận văn thạc sĩ Luật học/Lê Đức Bền, Hà Nội - 2009
- Thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt Nam: Luận án thạc sĩ luật học/Nguyễn Thị Vĩnh, Hà Nội - 1996
- Vấn đề thừa kế theo pháp luật Việt Nam: Luận án thạc sĩ luật học/Nguyễn Hồng Bắc, Hà Nội, 1997
- Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay: sách chuyên khảo/Phùng Trung Tập, Nxb Tư pháp, 2004
- Thừa kế theo quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng/Phạm Văn Tuyết, Nxb Chính trị quốc gia, 2007
- Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam/TS Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Trẻ, 1999
- Luật thừa kế Việt Nam: sách chuyên khảo/Phùng Trung Tập, Nxb Hà Nội, 2008
- Pháp luật thừa kế của Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn/Nguyễn Minh Tuấn, Nxb Lao động - Xã hội 2009
Ngoài những công trình kể trên còn rất nhiều công trình khác được đàng trẻn các báo, các tạp chí nghiên cứu về những yếu tố khác nhau trong chế định thừa kế Tuy nhiên, tính đến thời điếm hiện nay, vẫn chưa có một đê tài nghiên cứu khoa học nào được thực hiện để nghiên cứu một cách toàn diện nhất về thừa
9
Trang 9kế, kê cả các công trinh nghiên cứu kê trên cũng mới chỉ đi vào nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật về thừa kế ở các góc độ khác nhau nhưng chưa toàn diện Đặc biệt, vần chưa có một công trình nào nehiên cứu toàn diện vê vân
đề hoàn thiện các quy định pháp luật về thừa kế theo quy định của BLDS 2005
3 Phưoìig pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chu nghĩa Mác Lê nin Đe giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu đề tài các tác giả cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài các tác giả cũng còn sử dụng phương pháp thực tiễn như khảo xem xét, bình luận hoạt động xét xử các vụ án dân sự liên quan đến thừa kế
4 Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra những điểm còn bất cập, hạn chế của các quy định về thừa kể trong BLDS 2005 Qua đó, giúp cho việc hiếu và áp dụng các quy định này vào thực tiễn được đúng đắn và hiệu quả hơn, đặc biệt là trong công tác giải quyết các vấn đề liên quan đến thừa kế tại các địa phưong Trên cơ sở đó, đề tài cũng đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về thừa kế trong BLDS 2005, đồng thời góp phần vào việc sửa đổi BLDS một cách có hiệu quả Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được coi là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành luật - đặc biệt là những người quan tâm và tiếp cận trực tiếp đến thừa kế Đây cùng có thể được coi là tài liệu tham khảo có chọn lọc cho các
£Ìảng viên giảng dạy môn Luật Dân sự
Phạm vi nghiên cứii đề tài:
Đe tài tập trung vào nghiên cứu và phân tích các quy định cua pháp luật
về thừa kế trong BLDS 2005 từ Điều 631 đến Điều 687, quy định của pháp luật
về thừa kế quyền sử dụn<J đất Đồng thòi, đề tài cũng tập trung nghiên cứu việc
3
Trang 10áp dụng các quy định về thừa kể trona BLDS 2005 vào thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế.
5 Những nội dung nghiên cứu trong đề tài
Đê thực hiện được mục đích cua nghiên cứu, việc nghiên cứu đê tài tập trung vào các nội dung sau:
- Quá trình phát triến của pháp luật dân sự Việt Nam về thừa kê: Các tác giả tập trung phân tích quá trình phát triên của pháp luật xung quanh quy định vê quyền thừa kế từ năm 1945 trở lại đây;
- Phân tích, so sánh với các quy định pháp luật về thừa kế của một số nước trên thế giới;
- Phân tích một số nội dung cụ thể cần thiết phải hoàn thiện, sửa đổi của chế định thừa kế trong các quy định tại phần chung, thừa kế theo di chúc, thừa kế thế vị, thanh toán và phân chia di sản
- Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế tại Toà án nhân dân và những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về thừa kế
- Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự về thừa kế
Các chuyên đề nghiên cứu:
1 Khái quát quá trình phát triển của pháp luật thừa kế và các yêu cầu đặt
ra đổi với việc hoàn thiện các quy định của BLDS về thừa kế
2 Hoàn thiện quy định pháp luật về di sản thừa kế
3 Các quy định về người quản lý di sản thừa kế và hướng sửa đổi, bổ sung
4 Người không được quyền hưởng di sản và hoàn thiện quy định của pháp luật về người khôns được hưởng di sản
5 Hoàn thiện quy định của pháp luật về thòi điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
6 Di chúc và hướng hoàn thiện quy định của BLDS về di chúc
7 Điều kiện đê di chúc được coi là hợp pháp và hướng hoàn thiện quy định của BLDS
8 Di sản dùng vào việc thờ cúng và hướns hoàn thiện pháp luật về di sản dùng vào việc thờ củng.• o
4
Trang 119 Di tặng và hướng hoàn thiện pháp luật về di tặng.
10 Di chúc chung của vợ chồng và hướng hoàn thiện pháp luật về di chúc chung cua vợ chồne trong BLDS
1 1 Hàng thừa kế theo quy định cua BLDS và hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về hàng thừa kế
12 Thừa kế thế vị và những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về thừa kế thế vị trong BLDS
13 Hoàn thiện các quy định của BLDS về thanh toán di sản thừa kế
14 Hoàn thiện các quy định của BLDS về thừa kế quyền sử dụng đất
15 Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế và một số vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế
5
Trang 12PHAN TONG THUẠT
Trang 13A NHỮNG VÁN ĐÊ LÝ LUẬN CHUNG VÈ THỪA KÉ
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KÉ
1 Khái niệm quyền thừa kể
Chế định thừa kế là một chế định có vai trò quan trọng trong hệ thống phap luật dân sự Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa cả
về mặt xã hội Nó là căn cứ đê củng cố tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, giữa những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với nhau Việc để lại thừa kế và hưởng thừa kế là sự thể hiện tình cảm gắn bó mật thiết aiừa nhừng người có hệ thân thuộc đối với nhau Chính quan hệ thừa kế là quan hệ gắn kết sợi dây tình cảm, và là cái nôi duy trì truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
- Theo nghĩa rộng: Quyền thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng họp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyến tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
- Theo nghĩa chủ quan: quyền thừa kế là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản
Ngoài ra, thừa kế còn được biết đến với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự, đó là những quan hệ xâ hội phát sinh trong quá trình dịch chuyến tài sản
từ người chết cho những người thừa kế và được các quy phạm pháp luật về thừa
kế điều chỉnh
2 Quá trình phát triển của pháp luật về thừa kế ở Việt Nam
Cho đến thời điếm hiện nay, pháp luật thừa kế Việt Nam đã trải qua một thời gian dài hình thành và phát trièn ơ mồi giai đoạn khác nhau, các quv định pháp luật được ban hành cũng có những điểm đặc trưng khác nhau Có thể khái quát quá trình phát triến của pháp luật thừa kế Việt Nam thành các giai đoạn cơ ban như sau:
2.1 Giai đoạn trước Cách m ạng tháng Tám năm 1945:
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, xã hội Việt Nam vẫn là xà hội thuộc địa nửa phong kiến Các quy định pháp luật được ban hành chủ yếu phạc
7
Trang 14vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp Các quy định về thừa
kế vẫn mang màu sắc giai cấp và vần thể hiện những tư tương phong kiến lạc hậu Trong đó, tư tưởng trọng nam khinh nữ vần còn thống trị trong xã hội lúc bấy giờ Thời điếm này, các quy định pháp luật về thừa kế được thể hiện khác nhau trong ba bộ Dân luật (Bấc kì, Trung kì và Nam kì) Nhưng điếm chune ở thời kì này trong lĩnh vực thừa kế đó là quyền bình đẳng về thừa kế không được bảo đảm, quyền thừa kế của r)2,ười vợ bị hạn chế Người vợ chi được lập di chúc
để định đoạt tài sản nếu được sự đồng ý cua chồng Khi vợ chết trước, chồng được thừa nhận là chủ sở hữu duy nhất đối với toàn bộ tài sản riêng của vợ Khi chông, chết trước, người vợ chỉ có quyền hưởng dụng tài sản riêng của bản thân Tài sản của chồng được đế cho gia đình dòng họ thừa kế
2.2 Giai đoạn từ sau Cách m ạng thúng Tám đến trước năm 1990
Sau khi giành được độc lập, về cơ bản những tàn tích của chế độ phong kiến đã bị loại bỏ, thay vào đó là một nền dân chủ và nguyên tắc bình đẳng cũng được thế hiện, sắc lệnh 97 được ban hành đã quy định nguyên tắc cơ bản đó là quvền bình đẳng về thừa kế giữa vợ và chồng, giữa nam và nữ Năm 1956, Bộ
Tư pháp ban hành Thông tư số 1742 quy định rõ vợ hoặc chồng của người chết
có quyền thừa kế ngang với các con; vợ lẽ và con nuôi chính thức của người để lại di sản như vợ cả và con đẻ của người đó Năm 1968, TANDTC ban hành Thông tư số 594 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế, trong đó một lần nữa nhấn mạnh nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ thừa kể Năm 1981, TANDTC đã ban hành Thông tư số 81 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế với các nội dung hướng dẫn chủ yếu về xác định di sản thừa kế, trình tự thừa kế theo di chúc và theo pháp luật, thừa kế thế vị, việc thừa kế của những người cùng chết vào một thời điếm, chia di sản thừa kế Đây là thông tư có nội dung tươne đối bao quát các vấn đề về thừa kế
2.3 Giai đoạn từ năm 1990 đến trước kh i có BLDS
Trong giai đoạn này, lịch sư phát triên pháp luật thừa kế ghi nhận sự ra đời của PLTK 1990 v ề cơ bản, những nội dung trong Pháp lệnh này có sự kê thứ nhũng nội dung trong Thông tư 81 năm 1981 Tuy nhiên, PLTK 1990 cùng
8
Trang 15có những thay đôi nhất định, cụ thế: PLTK ghi nhận việc một người đã làm con nuôi của ne,ười khác thì vẫn có quyền thừa kế di sản của cha mẹ đẻ, anh chị em ruột và những người thân trong gia đình cha mẹ đẻ (Thông tư số 81 thì không cho người đã làm con nuôi đu'Ọ'c thừa kế di san cua những người thân thích trong gia đình cha mẹ đẻ).
2.4 Giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Đây là giai đoạn phát triển mạnh cua các quy định pháp luật về thừa kế với sự ra đời của hai Bộ luật đồ sộ nhất từ trước đến nay Đó là BLDS 1995 và BLDS 2005 Những quy định về thừa kế trong BLDS 1995 về cơ bản kế thừa các quy định troníỉ PLTK 1990, tuy nhiên cũng có những sửa đối, bổ sung cho phù họp BLDS 2005 được ban hành, nhữns, quy định về thừa kế cũng được hình thành dựa trên cơ sở sự kế thừa những quy định về thừa kế trong BLDS 1995 Tuy nhiên, so với BLDS 1995, BLDS 2005 đã có những điều chỉnh phù hợp với thực tế đời sống, cụ thể: BLDS 2005 đã đưa cháu vào hàng thừa kế thứ 2 của ông bà, điều này chưa được quy định trong BLDS 1995
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành và quy định khá chi tiết về thừa kế Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, những quy định trong BLDS hiện hành vẫn thể hiện những bất cập cần phải được sửa đổi Trong đó có các quy định như: điều kiện lập di chúc của người vợ chưa đu 18 tuổi mà không còn cha mẹ và cũng không buộc phải có người giám hộ; di chúc chung của vợ chồng, di sản thừa kế Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu, sửa đối và hoàn thiện các quy định về thừa kế trong BLDS 2005 là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay
II MỘT SÓ QUY ĐỊNH CHƯNG VÈ THỪ A KÉ
1 Người đế lại di sản thừa kế
Đê lại thừa kế là một cách thức chuyển dịch quyền sở hữu của chủ sở hữu cho người khác Tuy nhiên, chi có chủ sơ hữu là cá nhân mới chuyển dịch quyền
sở hữu thông qua việc để ỉại thừa kể mà không phải bất cứ chủ thế nào chấm dứt lòn tại đêu có thê chuyền dịch bằng cách này Thực chất, không có một quy định nào giải thích về vấn đề này Song, khi nghiên cứu về quan hệ pháp luật dàn sự
9
Trang 16chúng ta nhận thây rằng, quan hệ pháp luật về thừa kế chỉ phát sinh khi có sự kiện cá nhân có tài sản chêt Do đó, chỉ có cá nhân mới là người đê lại di sản thừa kế Vậy người đê lại di sản thừa kê được biêu như thê nào?
Người đê lại di sản thừa kế là người có tài sản khi chết đề lại cho người còn sống theo ý chí của họ được thế hiện trong di chúc hay theo quy định cua pháp luật;
Khi còn sống họ có quyền đưa các loại tài sản thuộc sơ hừu cua mình vào lun thông dân sự hoặc lập di chúc cho người khác hưởng tài sản cua mình sau khi chết Nếu không lập di chúc, tài sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật
2 Ngưòi thừa kế
Người thừa kể là người được thừa hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc vừa hưởng di sản thừa kế theo di chúc, vừa hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Trên thực tế hiện nay, nếu căn cứ vào trình tự chia di sản thừa kế thì sẽ có hai loại người thừa kế Đó là:
- Người thừa kế theo di chúc: là người có quyền nhận di sản do người chết
đê lại theo sự định đoạt trong di chúc Người thừa kế theo di chúc có thể là bất
kỳ ai, có thế là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, nhà nước ;
- Người thừa kế theo pháp luật: chỉ có thể là cá nhân và phải là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dường đối với người để lại di sản
Người thừa kế là người phải được quvền hưởng di sản, tức là phải được người lập di chúc chỉ định hưởng di sản hoặc có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dường với người để lại di sản Tuy nhiên, không phải bất kì chủ thể nào được chỉ định trong di chúc, hoặc có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với neười chết thì đều là người thừa kế của người đó Theo quy định hiện nay, một chu thể phải đáp ứng được những điều kiện nhất định mới có thể được coi là người thừa kế, và mới được hươne di san thừa kế Cụ thể: Nếu là cá nhân thì phải còn sốna; vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm
mở thừa kè nhung đã thành thai trước thời điêm người đê lại di sản thừa kê chết; Nêu là pháp nhân, tô chức thì phải còn tồn tại vào thời điêm mở thừa kê
Một vấn đê đặt ra đó là, nêu sau khi người chồng chết, người vợ lấy tinh
10
Trang 17trùng của người chồng và thụ tinh nhân tạo, sinh ra đứa trẻ thì đứa trẻ đó có được coi là người thừa kế hay không ? Hiện nay, pháp luật không quy định rõ ràng về vàn đề này nên đây còn là vấn đề xuất hiện nhiêu quan điếm trái chiêu Có quan điêm cho rằng như vậy là không đu điều kiện đè công nhận là người thừa kế Có quan điểm thì lại cho rằng, đứa trẻ sinh ra trong trường hợp này không thoả mãn
về mặt thời điểm theo quy định của pháp luật, nhưng về thực chất vẫn là “máu
m ủ” của người chết, đo đó phải được cône nhận là người thừa kế Việc tồn tại nhữne quan điêm trái chiều như thế này sẽ gây khó khăn cho việc xử lý các tình huống thực tế Do đó, việc nghiên cứu và đưa ra kiến nghị về vấn đề này là hết sức cần thiết, phù hợp với xă hội ngày càng phát triển như hiện nay
Theo quy định của pháp luật, người thừa kế có những quyền và nghĩa vụ nhất định Trong đó, nẹười thừa kế có quyền từ chối nhận di sản Tuy nhiên, theo quy định thì quyền này phải được thực hiện trong thời hạn 6 tháng ke từ ngày người để lại di sản chết, v ấ n đề đặt ra là nếu sau 6 tháng mà người thừa kế vẫn
từ chối thì giải quyết như thế nào? Liệu rằng có coi đó là một trường hợp từ bỏ quyền sở hữu hay không? Bởi vì luật quy định là sau 6 tháng mà không từ chối thì coi như đã nhận di sản Nếu đây là một trường hợp từ bở quyền sở hữu thì phần di sản đó sẽ được giải quyết như thế nào? Đây là những vấn đề cần phải làm rõ đê việc áp dụng trên thực tế sẽ có hiệu quả cao hơn
3 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
a Thời điếm m ờ thừa kế
Thời điểm mở thừa kế chính là thời điểm ngưcri để lại di sản chết Việc xác định thời điếm chết sẽ theo tùng trường hợp, hoặc là chết thực tế, hoặc là chết suy đoán (người bị tuyên bố chết) Trong trường hợp toà án tuyên bô một người đã chết thì tuỳ từng trường họp toà án xác định r.gàv chết của người đó, nếu không xác định được ngày chết thì ngàv mà quyết định tuyên bố chết của toà
án có hiệu lực pháp ỉuật được coi là ngày người đó chết
Nếu hai vợ chồng lập di chúc chung, thì chỉ khi ca hai vợ chồng chết mới là thời điếm mở thừa kế Đây cũng là một vấn đề cần phải bàn luận, bởi sự không đồng nhất giữa các quy định có liên quan Có thê kế đên những vấn đề như:
Trang 18Khi vợ (chông) chết trước thì nguủi còn sống vần có quyền sửa đôi, thay thế, bô sung phần di chúc liên quan đế di sản của mình, vậy nếu việc sửa đôi làm ảnh hưởng đến vấn đề định đoạt chung trong di chúc thì việc xác định thời điẽm
mở thừa kế là thời điêm nào? Nêu thời điêm naười còn sông sửa đôi, bô sung, thay thế phân di chúc liên quan đến phần tài sản của mình mà làm ảnh hưởng đến việc định đoạt chung, nhưng lúc này lại quá thời hiệu khởi kiện về thừa kế của người đã chết thì giải quyết như thế nào? Những người chủ nợ của người chết trước liệu có phải đợi cho đến khi người sau cùng chết mới được quyền khởi kiện hav không? là những vần đề vô cùng phức tạp cần phải giải quyết ngay Do đó, việc nghiên cứu thời điểm mở thừa kế là vấn đề cần thiết hiện nay
b Địa điểm mơ thừa kế
Địa điêm m ở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại dì san Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điềm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần ỉớn di sản.
v ề mặt nguyên tắc, địa điểm mở thừa kế được xác định theo nơi cư trú, hoặc theo nơi có di sản Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong trường họp không xác định được nơi cư trú cuối cùng mà di sản của người chết lại nàm rải rác ở nhũng địa điếm khác nhau với số lượng bằng nhau, thì việc xác định địa điểm mở thừa kế sẽ dựa vào nạuyẽn tắc nào thì pháp luật lại không quy định Do đó, việc nghiên cứu để làm
rõ hơn về vấn đề này cũng là một nội dung cần phải được quan tâm đúng mức
4 Di sản thừa kế
D i sản thừa kế ỉà toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp cùa người
đã chếỉ, quyền về tài sản của người đó.
Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng cua người đó và phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác
Tài sán riêng của người chết bao gồm: Thu nhập hợp pháp (tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng thưởng xổ số ); Tài sản được tặne cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng (quần áo, giường tủ, xe máy, ồ tô, vô tuyến ); Nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng
để sản xuất kinh doanh
Trang 19Khi xác định tài sản riêng cua vợ hoặc chồng thì tài sản riêng đó bao gồm: Tài sản có trước thời kỳ hôn nhân nhung không thể hiện ý chí nhập vào khối tài san chung; Tài san có trong thời kỳ hôn nhân nhưng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng, tài sản đã được chia trong khối tài sản chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ khối tài sản đã chia đó.
Phần tài sản của người chết trong khối tài san chung với người khác được xác định trong từng trường hợp khác nhau sẽ khác nhau Cụ thể: Đối với sở hữu chung họp nhât của vợ chồng, khi một trong hai người chết thì tài sản sẽ được chia đôi, 1/2 giá trị tông tài sản sẽ trở thành di sản thừa kế của người chết; Đối với trường hợp người chết là đồne chủ sở hữu chung theo phần thì phần quyền tài sản cua người chết trong khối tài sản chung là di sản thừa kế
Khi nghiên cứu về di sản thừa kế, có rất nhiều vấn đề đặt ra cần được làm sáng tỏ Việc xác định rõ các khái niệm như: tổng di sản, di sản thực hiện nghĩa
vụ, di sản dùng để chia thừa kế là vấn đề cần thiết Bởi hiện nay, có nhiều quan điểm trái ngược nhau liên quan đến vấn đề xác định di sản Có quan điểm cho rằng các nghĩa vụ mà người chết đế lại cũng thuộc di sản thừa kế, có quan điếm thì cho rằng nghĩa vụ tài sản không thuộc di sản thừa kế Có quan điểm lại cho rằng hoa lợi lợi tức phát sinh từ khối di sản chưa được chia cũng là di sản thừa
kế, nhưng cũng có quan điểm cho rằng nó không thuộc di sản thừa kế
Việc tồn tại những quan điểm trái ngược nhau như trên là do những quy định của pháp luật còn chưa thật sự rõ ràng Điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc xác định di sản thừa kế của người chết và vấn đề chia di sản thừa kế cho những người thừa kế Do vậy, việc nghiên cứu và đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về di sản thừa kế là rất cần thiết
5 Nguòi quản lí di sản
Theo quy định cùa pháp luật, kê từ thời điếm mở thừa kế, những người
thừa ké có quyền phân chia di sán Tuy nhiên, trong thực tế cù rất ít trường hợp
sau khi mở thừa kế thì người thừa kế yêu cầu chia thừa kế ngay mà thông thường sau một thời gian dài nhũng người thừa kế mới yêu cầu chia di sản Như vậy, trong thời gian chưa chia di sản, thì cần phải có người quán lý di sản, đê tránh sự
hư hỏng, mất mát
13
Trang 20Người quan lý di sản là người trông coi, cất giữ hoặc quan lý và khai
thác, sử dụng di sản Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ the mà người quản lý di
sản có các quyền và nghĩa vụ khác nhau
Theo quy định tại Điều 638 BLDS có bốn loại người quản lý di sản, bao
gồm: người quản lý di san do người lập di chúc chi định, người quản lý di sản do
những người thừa kế thoả thuận cử, ns;ười quản lý di sản là người đang chiếm
hừu sử dụng di sản và người quản lý di sản là CO' quan nhà nưó'c có thâm quyền
Nhừng người quản lý di sản này được xác lập dựa trên các căn cứ khác nhau, cho
nên địa vị pháp lý của mồi người có những điểm khác nhau
Mặc dù BLDS 2005 đã quy định khá đầy đủ về ngưò'i quản lý di sản và
quyền, nghĩa vụ của người quản lý di sản Tuy nhiên, cũng vẫn còn những quy
định chưa rõ ràng về vấn đề này v ấn đề năng lực hành vi dân sự của người quản
lý di sản không rõ ràng, dẫn đến có nhiều giả định khác nhau được đặt ra và có
những giả định lại không phù hợp với quy định ở một số văn bản khác, v ấ n đề
quyền của người quản lý di sản hiện nay cũng còn nhiều bất cập như việc quy
định người quản lý di sản chỉ được hưởng thù lao theo thoả thuận với người thừa
kể, nhưng nếu không thoả thuận về vấn đề này thì có thù lao hay không ? Người
quản lý di sản có được hưởng chi phí bảo quản di sản hay không là những vấn đề
đặt ra cần phải làm rõ
6 Người không được quyền hưỏtig di sản
hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người đê lại di sản, xâm phạm nghiêm
trọng danh dự, nhân phám của người đó.
Hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của neười khác là hành vi cố ý tước
đoạt tính mạng của người để lại di sản một cách trái pháp luật Đó là hành vi có
kha nãng gây ra cái chết cho người khác Hành vi này là hành vi trái pháp luật
(phàn biệt với những hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trong trường
hợp phòng vệ chính đáng hay trong trường hợp thi hành án tử hình) Nhũng
người đã bị kết án về hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác thì không
được quyền hưởng di sán thừa kế cua người đê lại di sản Như vậy, những người
14
Trang 21chỉ bị kết án về hành vi vô ý làm chết người để lại di sản thì người đó vẫn được hưởng di sản thừa kế của người đó.
Đôi với hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người đê lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phâm của neười đó thì không được hưởng di san của người đó, cho dù hành vi đó là cố ý hay vô ý
b Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người đê lại di sán.
Nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây chính là nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ vàcon, giữa ông bà và các cháu với nhau, giữa anh chị em ruột với nhau Trong trườne hợp một người có nghĩa vụ nuôi dưỡng người khác mà vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đó thì sẽ không có quyền hưởng di sản thừa kế do người chết đê lại Tuy nhiên, việc xác định mức độ nghiêm trọng trong trường hợp này là vấn đề rất khó
c Người bị kết án về hành vỉ cố ỷ xâm phạm tỉnh mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có
Hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập
di chúc là hành vi trái pháp luật làm cho người lập di chúc không thể thế hiện được ý chí của mình trone việc định đoạt tài sản cho người khác;
Hành vi giả mạo di chúc là hành vi của một người đã lập một di chúc theo
ý chí của mình nhằm thay thế di chúc của người để lại di sản hoặc làm cho nhữns người thừa kế khác tưởng lầm rằng người chết để lại di chúc;
Hành vi sửa chừa di chúc là hành vi làm thay đối nội dung của di chúc do người để lại di sản lập ra, trái với ý chí của người đó khi còn sống
15
Trang 22Hành vi huỷ di chúc là hành vi của người đã làm tiêu huỷ di chúc cua người đê lại di san làm cho di chúc đó không còn tồn tại dưới hình thức khách quan nữa.
Nếu hiểu theo quy định này, khôna cần quan tâm mục đích cua neười thực hiện những hành vi đó là gì Ke cả có mục đích nhằm hưởng một phần hoặc toàn
bộ di sản hoặc không có mục đích đó đi chăng nữa thì cũng vẫn khôna được quyền hương di sản
7 Thời hiêu khỏi kiên về thừa kế• •
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế là thời hạn do pháp luật quy định mà khi thời hạn đó kết thúc thì người có quyền khởi kiện về thừa kế mất quvển khởi kiện.
Có hai loại thời hiệu khởi kiện về thừa kế: Thời hiệu khởi kiện là 10 năm được áp dụng đối với những người thừa kế trong việc yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kể cùa mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác Thời hiệu khởi kiện là 3 năm được áp dụng đối với những chủ nợ yêu cầu những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại
Rõ ràng, theo quy định chung về thời hiệu, khi thời hiệu khởi kiện đã hết thì sẽ mất quyền khởi kiện Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2004 của Hội đồng thấm phán, TANDTC thì vẫn có những trường họp không áp dụng thời hiệu khởi kiện, có nhũng trường hợp hết thời hiệu nhưng có thể yêu cầu chia tài sản chung Do đó, mặc dù hình thức yêu cầu là khác nhau, nhưng về bản chất vẫn là chia số tài sản của người chết thành những phần khác nhau để thụ hưởng Nhưng vấn đề đặt ra là chia tài sản chung trong trường hợp này là chia như thế nào? Nếu có di chúc để lại định đoạt các phần khác nhau thì khi hết thời hiệu khới kiện về thừa kế, việc định đoạt trong di chúc liệu còn giá trị hay không? Nếu còn thỉ việc chia tài sản chung có khác gì với chia thừa kế không? Nếu không còn thì rõ ràng ]à không hợp lý bởi quy định về thời hiệu khởi kiện không thê là quy định huỷ bỏ hiệu lực của di chúc
Hơn nữa, quy định về hai loại thời hiệu có độ chênh lệch nhau về thời gian cùng là vấn đề gây tranh cãi Liệu rằng quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế là 10 năm đă phù hợp chưa? Quy định về thời hiệu khởi kiện
16
Trang 23yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết đê lại là 3 năm có quá ngấn hay không? - Đây là những vần đề cần được quan tâm làm rõ, đê đảm bảo sự phù họp vê mặt thời gian trong việc hưởng quyền của các chu thê.
III THỪA KÉ THEO DI CHÚC
Như vậy di chúc theo quy định của pháp luật vê thừa kê phải thê hiện ý chí của người lập di chúc nhằm dịch chuyển tài sản của mình cho những ngưừi
Theo quy định của BLDS hiện hành, nếu căn cứ vào số lượng cá nhân tham gia lập di chúc thì có 2 loại di chúc, đó là:
Di chúc do một người lập: là di chúc do một cá nhân lập ra đề định đoạt tài sàn của mình sau khi chết
Di chúc chung của vợ chồng: là di chúc do hai vợ chồng cùng thống nhất
ý chí lập ra khi còn sống đế định đoạt tài sản chung sau khi chết;
Di chúc chung của vợ chông chỉ có hiệu lực khi cả hai vợ chông đêu đã chêl
2 Điều kiện có hiệu lực của di chúc• • •
a Người lập di chúc phai cỏ năng ìực lập di chúc
Người lập di chúc phải đủ 18 tuôi trở lên, tại thời điếm lập di chúc phải hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, cỏ đủ khả nàng nhận thức và làm chủ hành vi cua mình;
Trang 24Người từ đu 15 tuôi đên dưới 18 tuôi có thê lập di chúc nêu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý cho lập di chúc (nội dung di chúc hoàn toàn do người lập di chúc quyết định) Di chúc do người từ 15 tuôi đến dưới 18 tuôi phai được lập thành văn ban.
Một vân đề đặt ra, đó là nếu người từ đủ 15 đến chưa đu 18 tuôi mà không còn cha mẹ và họ là người có sự phát triên bình thường về thê chất và tâm sinh
lý, có kha năno lao động nuôi sống bản thân thì sẽ khòng buộc phai có người giám hộ Vậy khi họ lập di chúc thì vấn đề sự đồna, ý của người đại diện ở đây được giải quyết như thế nào? Rõ ràng vấn đề này nếu chỉ dựa vào quy định của pháp luật thì không giai quyết được Điều này dẫn đến có những quan điếm khác nhau về vấn đề năng lực lập di chúc của cá nhân
Hơn nữa, nếu vợ chồng lập di chúc chung, nhưng vợ lại chưa đủ 18 tuổi thì vấn đề sự đồng ý của người đại diện có đặt ra hay không? Theo quy định tại Điều 652 BLDS 2005, thì đây không phải là một ngoại lệ của việc lập di chúc, cho nên vẫn cần sự đồng ý của người đại diện Lúc này ai sẽ là người đại diện của người vợ chưa thành niên ? Nếu vẫn cần có sự đồng ý của người đại diện thì liệu
di chúc đó có thể hiện hoàn toàn được ý chí chung của vợ chồng hay không? Thiết nghĩ rằng, BLDS 2005 cũng cần được sửa đổi cho phù họp với những thực tế này
b Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện
Vì mục đích lập di chúc là định đoạt theo ý chí của cá nhân về di sản của mình sau khi chết Đã là ý chí phải hoàn toàn tự nguyện, tức là không bị lừa dối,
đe doạ hoặc cưỡng ép Nếu không có sự tự nguyện thì di chúc không còn thể hiện quyền tự định đoạt của chu thể nữa;
Sự tự nguyện thê hiện ở sự thống nhất giữa ý chí bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài, tức là ý nghĩ và việc làm phải có sự tươne, đồng
Vì vậy, sự mâu thuẫn giữa mong muốn bên trong và sự thể hiện mona; muôn đó ra bên nsoài sẽ làm mất đi tinh tự nguyện của người lập di chúc Sẽ bị coi là không có sự tự nguyện nếu người lập di chúc trong những trường họp như
bị cưỡng ép, đe doạ hoặc bị lừa dối
Trang 25c Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội
Nội duna, cua di chúc là sự the hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho nhũng người thừa kế Ý chí của người lập di chúc phải phù họp với ý chí cua Nhà nước Neu ý chí của người lập di chúc trong việc định đoạt di san cua mình trái với ý chí của Nhà nước thì di chúc sẽ không họp pháp
v ề vấn đề này, hiện nay có những quan điểm khác nhau Có quan điêm cho ràna, ngưò'i lập di chúc không được đặt ra điều kiện trong di chúc, bởi vì di chúc là sự chuyên dịch quyền sở hữu tài sản sang cho neười thừa kế, nên việc đặt điều kiện có thể làm hạn chế quyền của người thừa kế đối với phần di sản mà mình đã được sở hừu
d Hình thức cua di chúc không trái quy định của pháp luật
Di chúc là sự thê hiện ý chí đơn phương của cá nhân trước khi chết nhằm xác lập quyền dân sự cho người thừa kế Do đó, di chúc cũng là một dạng của hành vi pháp lý đơn phương và cũng là một giao dịch dân sự Tuy nhiên, di chúc chỉ được thể hiện dưới 1 trong 2 hình thức là hình thức bằng miệng và văn bản
Đối với hình thức di chúc bằng miệng chỉ được áp dụng nếu có những điều kiện nhất định như: Người di chúc miệng phải rơi vào tình trạng nguy hiểm tới tính mạng mà không thể lập di chúc bằng văn bản; Phải có ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ Trong thời hạn năm ngày phải được công chứng hoặc chứng thực
Vấn đề đặt ra là nếu ngay sau khi di chúc miệng, người lập di chúc chết
mà những người làm chứng chưa kịp ghi lại nội dung di chúc miệng thì có được coi là có di chúc miệng không? Neu có thì di chúc miệng đó có hợp pháp không? Trons thòi hạn năm ngày, khi di chúc chưa được công chứng, chứng thực mà người lập di chúc chết thì di chúc miệng đó có được coi là hợp pháp không? Một vấn đề nữa là nếu chưa công chứng, chứng thực bản di chúc mà những người thừa kế cỏ yêu cầu chia di sản thì giải quyết như thế nào? Đương nhiên yêu cầu
đó vần chưa được đáp ứng cho đến khi di chúc miệng được xác định là có hợp pháp hay không Nhưng dường như quy định này có mâu thuẫn với thời điểm phát sinh quyền khơi kiện cua người thừa kế Rõ ràng thời điêm mớ thừa kế là
19
Trang 26thời điếm người đế lại di sản chết, và đây cùng là thời điểm phát sinh quyền khởi kiện cua người thừa kế, nhưng người thừa kế lại chưa thê được khơi kiện nếu như chưa hết thời hạn 5 ngày.
Theo khoản 2 Điều 651 BLDS 2005, sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suôt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ Quy định này được đặt ra càng làm cho điều kiện đê di chúc miệng có hiệu lực được chặt chẽ hơn Tuy nhiên, việc người này còn sống minh mẫn, sáng suôt dường như không có anh hưởng gì đến nội dung của di chúc cũng như ý chí tự nguyện khi lập di chúc Bởi khi lập di chúc, dù là bằng hình thức miệng hay văn bản thì người lập di chúc cũng phải đáp ứng được các điều kiện
về năng lực lập di chúc, về sự tự nguyện khi lập di chúc Vậy nên, thay vì quy định như vậy, nhà làm luật nên quy định theo hướng để cho người lập di chúc miệng mà còn sống minh mẫn, sáng suốt được quyền lựa chọn hoặc là giữ nguyên hoặc là thay thế, bô sung, sửa đối di chúc
Theo quy định, nội dung của di chúc bàng văn bản phải phù hợp với quyđịnh tại Điều 653 BLDS 2005 Đây là những điều kiện cần thiết của một bản di chúc Bởi chỉ những bản di chúc có đầy đủ các nội dung này mới có thể là minh chứng cho tính hợp pháp của di chúc Hiện nay, có 4 loại di chúc bằng văn bản được quy định trong BLDS 2005:
Di chúc bàng văn bản không có người làm chứng Đây là loại di chúc do chính người lập di chúc tự viết tay và tự kí vào di chúc mà không cần phải có sự chúng kiến của bất kì chủ thể nào Nội dung của di chúc này phải tuân theo các quy định tại Điều 653 BLDS 2005;
Di chúc băng văn bản có người làm chứng: Đày là trưòng hợp người lập
di chúc không tự viết được di chúc nên nhờ người khác viết hộ Việc nhờ người khác viết hộ này phải có ít nhất hai người làm chứrm và người lập di chúc phải
ký hoặc điêm chi vào bản di chúc trước mặt những người làm chứne,, tiếp đóngười làm chứng xác nhận chừ ký hoặc điếm chỉ của người lập di chúc và ký tên vào ban di chúc với danh nghĩa người làm chứng
Trang 27Đối với di chúc bằng văn bản có công chứng và di chúc bằng văn bản có chứng thực theo yêu cầu của người lập di chúc: Đây là hai loại di chúc được lập tại cơ quan công chứng hoặc ú y ban nhân dân xã, phường, thị trấn Việc lựa chọn lập di chúc theo một trong hai trình tự này có thê do người lập di chúc lựa chọn Tuv từng trường hợp mà việc lập di chúc này cần có người làm chúng hay không.
3 Quyền của người lập di chúc
Theo quy định tại Điều 648 BLDS 2005, người lập di chúc có các quyền
cụ thể như: Chi định người thừa kế; truất quyền hưỏng di sản của người thừa kế; Phân định phần di sản thừa kế cho từng người thừa kế; Dành một phần tài sản trong khối di sản đế di tặng, thờ cúng; Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản; Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản; Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc
v ề cơ bản, pháp luật quy định cho người lập di chúc những quyền có liên quan đến việc định đoạt tài sản Việc thực hiện các quyền này hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc Người lập di chúc có thể lựa chọn một hoặc tất cả các quyền này cùng một lúc và thể hiện thông qua việc lập di chúc
đê định đoạt tài sản Tuy nhiên, việc thực hiện quyền trong một số trường hợp nhất định sẽ dần đến nhũng hệ quả pháp lý nhất định Những hệ quả này có thể ánh hưởng đến quyền của những người có quan hệ thân thuộc với người lập di chúc Trong một số trường họp, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người thân thích gần gũi của người lập di chúc mà pháp luật có thế có những quy định đê hạn chế quyền này, điển hình là quyền truất quyền hưởng di sản
Việc người lập di chúc truất quyền hưởng di sản của một người nào đó sẽ dẫn đên hệ quả là người này không được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật Tuy nhiên, pháp luật có quy định về việc người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung cua di chúc tại Điều 669 BLDS Theo quy định tại Điều này, trong trường hợp người lập di chúc truất quyền của người thừa kế là cha
mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên, con đà thành niên không có kha năng lao động, thì những người này vẫn được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật Tuy nhiên, vấn đề xác định 2/3 một suất thừa kế hiện nay còn rất nhiều quan
21
Trang 28diêm và hiện tại vẫn chưa có một cách tính chung Sự khác biệt trong các quan điểm này có thế dần đến kết quả xác định 2/3 một suất thừa kế là khác nhau Điêu này có thê gây ra sự khác biệt trong các trường họp, không đám bảo tính thống nhất cho việc áp dụng Do đó, việc nghiên cứu và đưa ra cách xác định 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật một cách thống nhất là vấn đề cần nghiên cứu.
4 Hiệu lực pháp luật của di chúc
Di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế Tuy nhiên, như đã đề cập ở mục 3(a) phần II nói trên, vấn đề xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc vẫn còn nhiều bất cập Điến hình là trường hợp di chúc được lập dưới hình thức miệng mà khi n^ười lập di chúc miệng chết, bản ghi chép vẫn chưa được công chứng, chúng thực thì di chúc vẫn chưa phát sinh hiệu lực Như vậy rõ ràng, không phai lúc nào di chúc cũng phát sinh hiệu lực tại thời điểm mở thừa kế Thiết nghĩ ràng quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc nên được xem xét lại
Di chúc chỉ phát sinh hiệu lực khi di chúc đó được lập hợp pháp Tuy nhiên, không phải di chúc nào được lập hợp pháp cũng phát sinh hiệu lực pháp luật Theo quy định tại Điều 667 BLDS 2005, di chúc không phát sinh hiệu lực một phần hoặc toàn bộ trong một số trường hợp như: Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di chúc; Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; Di sản không còn vào thời điếm mở thừa kế
Tuy nhiên, như thế nào thì được coi là di sản không còn vào thời điêm mở thừa kế là vấn đề chưa thật rõ ràng Việc di sản không còn ở đây được hiểu là như thế nào? Liệu có thể hiểu là không còn về mặt hiện vật hay giá trị? Nếu di sản có sự thay đổi về hình thức, chủng loại thì việc xác định còn hay không còn
sẽ như thế nào? Đây là nhũng vấn đề cần phải bàn luận để có thể xác định rõ
ràng hiệu lực của di chúc Ví dụ nếu bán di sản đi đê mua một tài sản khác thì có
được coi là dì sản không còn không? Ví dụ: bán trâu tậu nghé, bán đât mua nhà.
Ngoài ra, trong Điều 667 BLDS còn quy định: “Khi một người đê lại
nhiêu bản di chúc đoi với một tài sản thì ban di chúc sau cùng có hiện lực pháp luật” Có thê thấy, đây là một quy định chưa thật sự phù hợp đối với mọi trường
2?
Trang 29hợp Bởi vì, trên thực tế, có những trường hợp một người có thể lập nhiều bản di chúc đê định đoạt nhiều lần đối với một tài sản nhưng các bán di chúc đó không mâu thuẫn nhau, không phủ định nhau thì không thê xác định bản di chúc lập sau cùng có hiệu lực Do đó, nên chăng các nhà làm luật nên thay đổi quy định này cho phù hợp với thực tế.
5 Vấn đ ề di chúc chung của VỌ' chồng
Di chúc là sự thê hiện ý chí đon phương của cá nhân nhầm định đoạt tài sản cho người khác sau khi chết Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, vợ chồng cũng có the thoả thuận cùng lập di chúc chung đe định đoạt tài sản chung
Hiện nay, quy định về di chúc chung của vợ chồng còn tồn tại nhiều hạn chế Có thể đề cập đến vấn đề như năng lực lập di chúc chung của vợ chồng trong việc lập di chúc chung Đây là vấn đề khi nghiên cứu có nhiều mâu thuẫn,
vì có những trường hợp vợ là người chưa đủ 18 tuổi, thì chưa thể đầy đủ nhận thức đê thoả thuận lập di chúc chung, và trong trường họp này vợ chông không thể lập di chúc bằng miệng
Một vấn đề khác đó là thời điếm phát sinh hiệu lực của di chúc chung của
vợ chồng Theo quy định, di chúc chung của vợ chồng phát sinh hiệu lực khi cả hai vợ chồng cùng chết hoặc người sau cùng chết Đây là một quy định có thể gây ảnh hưởng đến nhiều quy định khác Đối với trường hợp khi một bên chết trước được một thời gian dài đã quá 10 năm, sau đó lại tiêu dùng hết phần tài sản của mình trong khối tài sản chung thì xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của phần di chúc của người đã chết là khi nào? Thời điểm mở thừa kế của người đã chết là thời điếm nào? Đây là những vấn đề phức tạp mà trên thực tế chưa được giải quyết một cách thoả đáng
6 Di sản dùng vào việc thò' cúng và di tặng
a Di san dùng vào việc thờ cùng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 670 BLDS 2005, người lập di chúc có thể dành một phần di sản vào việc thò' cúng Tuy nhiên, việc xác định một phần này
là bao nhiêu hiện nay chưa có quy định rõ ràng Chính sự chưa rõ ràne này có thê dần đên việc người lập di chúc đê toàn bộ di sản vào thờ cúng hoặc dành
Trang 30phân lớn di sản vào thờ cứng Đương nhiên, vấn đề này khône trái với quy định cua pháp luật, nhưng nếu nhu vậy thì có vẻ như khône, phù họp với khái niệm
"một phân'’ Theo quy định trong Bộ luật Hồng Đức, người chết được đê lại di san hương hoả, nhưng phần di sản hương hoa không vưọt quá 1/5 tổng di sản do người đó đê lại Có lẽ quy định như vậy nhàm bảo đảm quyền được hưởng di sản cua những người thân thích còn sống
Phần di sản thờ cúng mà người lập di chúc đề lại sẽ được giao cho một trong số những người thừa kế quản lý Phần di sản này sẽ là tài sản thờ cúng và nó thuộc sở hừu chung của các đồng thừa kế theo hàng của người chết, v ấ n đề này luật không quy định nhưng chúng ta có thể hiểu việc để lại di sản là để thờ cúng ỏng bà tồ tiên, do đó nó sẽ là tài sản chung của những con cháu của người chết
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật: “trong trường hợp tất cả nhũng
người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sán dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di san đó trong số những người thuộc diện thừa kế íheo pháp luật” Có lẽ đây cũng là một quy định chưa thật sự họp lý, bởi vì người
quản lý di sản thờ cúng có thê là người được người lập di chúc chỉ định và người này có thể không thuộc diện thừa kế theo pháp luật, và nếu tất cả nhũng người thừa
kế theo di chúc chết hết mà người đang trực tiếp quản lý di sản là không thuộc diện thừa kế thì vấn đề xác định quyền sở hữu đối với di sản thừa kế như vậy là chưa thật
sự phù hợp Hơn nữa, pháp luật đã quy định là di sản thờ cúng không được chia thừa kế, tức là không thể có người thừa kế nào được xác lập quyền sở hữu đối với di sản thờ cúng Do đó, các quy định trong cùng khoản 1 Điều 670 có vẻ như mâu thuẫn nhau Ngoài ra nếu trong trường hợp người lập di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế không thoả thuận được về việc cử người quản lý (vì ai cũng muốn được quản lý di sản) thì việc quy định di sản thừa kế thuộc
về ngưò’i đang trực tiếp quản lý là không phù họp Đây là vấn đề cần phải nghiên cứu đê đưa ra cách thức điều chỉnh cho phù hợp với thực tế
b Di tặng.
Theo quy định tại Điều 671 BLDS 2005, người lập di chúc có thế dành một phân di san vào việc di tặng cho người khác Cũng giống như quy định vê di
24
Trang 31sản dùng vào thò' cúng, việc quy định di sản dùng vào di tặng cũng không rõ ràng Khái niệm “một phần" có thê hiêu nhu' thế nào là vấn đê chưa thật sự rõ ràng Nêu chỉ dựa vào quy định này thì người lập di chúc vẫn có thê dành phần lớn hoặc toàn bộ di sản dùng vào việc di tặng cho người khác.
Theo quy định thì người được di tặng sẽ không phai thực hiện nghĩa vụ tài san do naười chết đê lại đôi với phần di sản được di tặn°
Trên thực tế, nếu người được di tặng lại từ chối nhận di sản di tặng thì có được coi là một trường hợp từ chối nhận di sản hay không? Việc xử lý phần di sản đó có giống với trường hợp từ chối nhận di sản hay không là một vấn đề vần còn bo ngỏ Do đó, việc nghiên cứu làm rõ vấn đề di tặng là cần thiết để đảm bảo
có nhừng quy định phù hợp với thực tế đời sống
Một điêm chung đó là người lập di chúc chỉ đưọc dành một phần di sản vào thờ cúng và di tặng nếu như tồng di sản người đó đế lại lớn hơn các nghĩa vụ tài sản mà người đó còn nợ
IV THÙ A KỂ THEO PHÁP LUẬT
1 Khái niệm thừa kế theo pháp luật
Thừa kế là sự dịch chuyến tài sản của người chết sang cho người còn sống sau khi chết Việc dịch chuyến này có thể theo ý chí của ngưc/i chết hoặc theo quy định của pháp luật Khi người để lại di sản chết, nếu có di chúc để lại thì di sản sẽ được phân chia theo di chúc Neu không có di chúc hoặc có di chúc nhưng
di chúc đó không phát sinh hiệu lực hoặc không có giá trị pháp lý thì sẽ phát sinh việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kè do pháp luật quy định
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường họp sau đây: thứ nhất, người chết không lập di chúc; thứ hai, người chết có lập di chúc nhung di chúc không họp pháp, di chúc không có hiệu lực, di chúc bị thất lạc, di chúc bị
hư hại đến mức không thê hiểu được nội dung, di chúc có nội dung không rõ ràng dần đến không giải thích đưọ'c, người đưọ’c chỉ định hưởng thừa kê theo di chức nhun2 không có quyền hương di san hoặc tù chối hưởng di sản
Trang 322 Diện và hàng thừa kế theo luật
Diện thừa kế là phạm vi những người được hướng di sản thừa kế của
người chêt Diện thừa kê được xác định dựa trên một trong ba mối quan hệ: mối
quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng; mối quan hệ huyết thống; mối quan hệ nuôi
dưỡng giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi hợp pháp
Trên cơ sở xác định diện nhừng người được thừa kế di sản cua người chêt,
pháp luật quy định 3 hàng thừa kế
con đẻ và con nuôi của người chết Việc xác định quan hệ thừa kế của những
người này cũng dựa trên những điều kiện nhất định
* Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng:
Vợ (chồng) thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau, nếu một trong hai bên
chết trước thì bên kia sẽ được thừa kế di sản của người chết Nhưng theo quy
định của pháp luật, phải là vợ chồng hợp pháp thì khi một bên chết thì bên kia
mới được thừa kế di sản của người chết Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử đất
nước trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt nên những quy định của pháp luật về
điều kiện công nhận quan hệ vợ chồng hợp pháp ở các thời điểm khác nhau cũng
khác nhau Cụ thể:
Luật HN&GĐ 2000 ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng mới
được coi là hợp pháp Tuy nhiên, nhũng người có nhiều vợ, nhiều chồng trước
ngày 13/01/1960 ở miền Bẳc, trước ngày 25/03/1977 ở miền Nam thì tất cả các
quan hệ vợ chồng đó đều được coi là vợ chồng họp pháp Do đó, khi một người
chồng chết thì tất cả những người vợ đều được hưởng di sản thừa kế bằng nhau,
và ngược lại
Luật HN&GĐ 2000 quy định vợ chồng phải có đăng ký kết hôn mới được
coi là vợ chồng hợp pháp Tuy nhiên, pháp luật vẫn thừa nhận những trưòng hợp
hôn nhân thực tế tức là không có đăng ký kết hôn vần được coi là vợ chông hợp
pháp trong nhũng trường hợp sau:
Neu vợ chồng không có đáng ký kết hôn sống với nhau trước thời điếm
03/01/1987 thì vần được công nhận là vợ chồng họp pháp;
26
Trang 33Từ 03/01/1987 đến 01/01/2001 bắt buộc phải đăng ký trong thời hạn từ 01/01/2001 đến 01/01/2003 thì mới được coi là vợ chồng hợp pháp Tuy nhiên, nêu một trong hai bên chết trước thời điêm 01/01/2003 mà vẫn chưa đăng ký kết hôn thì bên còn sống vần được tlùra kế di sản.
* Ọuan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con:
Cha, mẹ và con thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau không phân biệt con
đẻ với con nuôi, cha mẹ đé với cha mẹ nuôi Con đẻ bao gồm cả con trong giá thú và con ngoài RÌá thú
v ề quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi và con nuôi Theo quy định của pháp luật, quan hệ nuôi con nuôi phải họp pháp thì mới phát sinh quan hệ thừa
kế Tức là quan hệ nuôi con nuôi phải được đăng ký tại cơ quan nhà nưóc có thẩm quyền Tuy nhiên, pháp luật vẫn thừa nhận những trường hợp nuôi con nuôi thực tế Cụ thế:
Đối với quan hệ nuôi con nuôi của đồng bào dân tộc Kinh thì trước 03/01/1987 khi nhận nuôi con nuôi không phải đăng ký, sau 03/01/1987 khi nhận nuôi con nuôi phải đăng ký
Đối với quan hệ nuôi con nuôi của đồng bào các dân tộc thiểu số thì quan
hệ nuôi con nuôi được xác lập từ 01/01/2001 trở đi mới phải đăng ký
Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi và con nuôi đã có một sự khác biệt cơ bản Trước khi có Luật Nuôi con nuôi năm 2010, chỉ phát sinh quan hệ thừa kế giừa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi, người con nuôi không có bất cứ quan hệ gì đôi với những người thân thích của cha mẹ nuôi Từ khi Luật Nuôi con nuôi
2010 có hiệu lực, người con nuôi có tất cả những mối quan hệ về dân sự đối với gia đình của chan mẹ nuôi, tức là người con nuôi đó cũng có quan hệ thừa kế với cha mẹ của cha mẹ nuôi, con đẻ của cha mẹ nuôi và những người thân thích khác theo quy định của pháp luật
Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với những người thân thích của mình Đâv là quy định kế thừa BLDS 1995 và các văn bản trước đó
Con riêng với bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chàm sóc nuôi dưỡng nhau
27
Trang 34như cha con, mẹ con thì được thừa kê di sản của nhau và còn được thừa kê theo
Điều 676 và Điều 677 cua BLDS 2005
Tuy nhiên, khái niệm “chăm sóc nhau như cha mẹ con” chưa thật sự rõ
ràng Do đó, trên thực tế việc hiếu và áp dụng quy định về quan hệ thừa kế giừa
cha dượng, mẹ kế và con riêng không hề đơn giản
ruột của người chết
* Đôi với quan hệ thừa kế giữa ông bà nội ngoại và cháu:
Ồng bà nội ngoại và cháu thuộc hàng thừa kế thứ hai của nhau, và ngược lại cháu thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà nội ngoại Đây là trường hợp pháp luật dự liệu khi ông bà chết di mà con không còn hoặc còn nhưng từ chối nhận di sản hoặc bị tước quyền hưởng di sản thì cháu sẽ được hưởng di sản của ông bà và ngược lại
Quan hệ này có 2 sự thay đổi so với trước đây Thứ nhất, trong BLDS
1995 chỉ quy định ông bà nội ngoại thuộc hàng thừa kế thứ hai của cháu nhung cháu lại không nằm trong hàng thừa kế thứ hai của ông bà Thứ hai, trước khi Luật Nuôi con nuôi 2010 có hiệu lực, quan hệ ông bà và cháu phải là quan hệ huyết thống, tuy nhiên từ khi Luật Nuôi con nuôi 2010 có hiệu lực thì quan hệ nuôi dưỡng cũng làm phát sinh quan hệ ông bà và cháu, tức là con nuôi của con
đẻ cũng là cháu của ông bà
* Quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột và em ruột:
Anh chị em ruột là những người cùng cha mẹ hoặc cùng cha hoặc cùng
mẹ Một người mẹ có bao nhiêu người con đẻ thì bấy nhiêu người con đó là anh chị em ruột của nhau không phụ thuộc vào việc họ có cùng cha hay không
Theo quy định tại BLDS 2005, phải là anh chị em ruột của nhau, tức là có quan hệ huyết thốrm với nhau mới thuộc hàne thừa kế thứ hai cua nhau Tuy nhiên, theo Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, con nuôi của một người cũng có quan
hệ thừa kê với con đẻ của người đó Do đó, con đẻ và con nuôi của một người cũng
có quan hệ thừa kê ở hàng thứ hai của nhau Như vậy, quy định này nên được sửa từ cụm từ “anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết” thành cụm từ “anh, chị, em cúa
Trang 35c Hàng thừa k ế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại và chắt nội, chắt ngoại
của người chết; cô, dì, chú bác, cậu ruột của người chết và cháu gọi người chết
là cô, di, chú, bác, cậu ruột
3 Thừa kế thế vị
Theo quy định tại Điều 677 BLDS 2005, thừa kế thế vị có thể được hiểu
như sau:
“Thừa kê thế vị là quan hệ thừa kế trong đó, các con (hoặc các cháu) thay
thế vị trí cua bố, mẹ (hoặc ông, bà) để hưởng phần di sản mà bổ, mẹ (hoặc ông,
bà) được hưởng từ ông, bà (hoặc các cụ) nếu còn sổng khi bố, mẹ (hoặc ông, bà)
chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà (hoặc các cụ) ”
Trên thực tế, pháp luật không đưa ra điều kiện cụ thể nào đối với thừa kế
thế vị Tuy nhiên, khi nghiên cứu những quy định có liên quan, chúng ta có thê
rút ra một số điều kiện về thừa kế thế vị như sau:
3.1 Bố, mẹ phải chết trước hoặc chết cùng ông, bà
Đây là điều kiện đầu tiên để xem xét có việc thừa kế thế vị hay không, bời
vì thừa kế thế vị được hiểu là sự thay thế vị trí của bố mẹ để hưởng phần di sản
mà bổ mẹ được hưởng của ông bà Do đó, nếu bố mẹ còn sống hoặc chết sau ông
bà thì bố, mẹ là người hưởng thừa kế theo hàng của ông bà, khi đó sẽ không có
thừa kế thế vị nữa
Đây là một điểm mới so với BLDS 1995, bởi vì trong BLDS 1995 chỉ quy
định Ihừa kế thế vị khi bố mẹ chết trước ông, bà mà không quy định bố mẹ chết
cùng ông bà thì có thừa kế thế vị hay không Quy định này thể hiện sự toàn diện
hơn của BLDS 2005 qua đó nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của những người
thừa kế thế vị
3.2 Khi còn sống bố, mẹ phải được hưởng dì sàn thừa kế theo hàng thừa
kế của ông bà
Theo quy định tại Điều 677 BLDS 2005, cháu chỉ được hưởng thừa kế thế
vị nếu bố, mẹ cháu được hưởng nếu còn sốna Do đó, nếu còn sống mà bô, mẹ
không được hưởng thì khi bố, mẹ chết trước hoặc chết cùng ône bà, cháu cũng
không được thừa kê thế vị Vậy hiêu như thể nào là được hưởng nếu còn sống?
29
Trang 36Nêu còn sốnR bố, mẹ được hưởng di sản của ông bà tức là tại thời điếm bô
mẹ còn sống, bô mẹ không phải là người bị truất quyền, không phai là người bị tước quyên, và không phải là người từ chôi nhận di san Đối với trường hợp bị truất quyền và tước quyền thì rất rõ ràng, đây là hai trường hợp người thừa kế không được hưởng di sản theo ý chí của người đế lại di sản hoặc theo quy định cua pháp luật Tuy nhiên, đối với trường hợp từ chối nhận di sản chúng ta có coi
là một trường hợp không được hưởng di sản không, bởi vì trong trường hợp này người thừa kế vẫn có quyền hưởng di sản nhưng lại từ chối quyền này Chúng ta thấy, việc từ chối quyền không đồng nghĩa với việc không được quyền hưởng di sản Nhưng phần di sản mà người thừa kế từ chối nhận sẽ được chia theo pháp luật cho nhữne người thừa kế khác cùng hàng với người từ chối, nên ngưòi thừa
kế từ chối cũng không được hưởng nữa
Đối với trường hợp từ chối, theo quy định của pháp luật dân sự Pháp, vẫn xuất hiện thừa kế thế vị nếu người từ chối chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người để lại di sản Cụ thể, tại Điều 744 BLDS Pháp có quy định: “Cớ thế vị
người bị khước từ hưởng thừa kế”.
Đối với trường hợp người bị truất quyền hưởng di sản nhung lại chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc truất quyền lại là vấn đề đang có những quan điểm trái ngược nhau Có quan điếm cho rằng, người bị truất quyền mà chết trước hoặc chết cùng với người truất quyền, thì phần di chúc truất quyền cũng không phát sinh hiệu lực theo điều 667 BLDS, do đó vấn đề truất quyền cũng không có giá trị và người bị truất quyền mà chết trước hoặc chết cùng với người truất quyền sẽ vẫn được coi là người có quyền hưởng di sản, nên con hoặc cháu của người đó vẫn được thế vị Ngược lại với quan điếm này, một số nhà nghiên cứu cho rằng, vấn đề người bị truất quyền chết trước hoặc chết cùng với người truất quyền không thuộc trường họp được quy định tại Điều
667 BLDS Vì Điều 667 chi nói đến trường hợp người được chỉ định hưởng thừa
kế mà chết trước hoặc chết cùng thời điểm thì di chúc mới không phát sinh hiệu lực Rõ ràng, người được chỉ định hưởng di sản hoàn toàn khác với người bị truất quyền hưởng di sản Do đó, việc người bị truất quyền chết trước hoặc chết
30
Trang 37cùng với người truất quyền cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực cua phần di chúc truất quyền, nên người này vẫn bị coi là người không được hưởng di sản,
và con hoặc cháu của họ cũng không được hưỏ'ng thế vị
Như vậy, dù theo ý chí của người đê lại di sản, theo quy định của pháp luật hay theo ý chí của chính người thừa kế, nếu người thừa kế mà thuộc một trong ba trường hợp nói trên sẽ đều không được hưởng di sản Do đó, con của người này cũng sê không được hưởng thừa kế thế vị nếu họ chết trước hoặc chết cùng thời điếm với người để lại di sản
3.3 Di sản thừa kế phải chia theo pháp luật
Thừa kế thế vị không xuất hiện trong mọi trường hợp khi bố, mẹ chết trước hoặc chết cùng ông bà Thừa kế thế vị chỉ xuất hiện khi di sản của ông, bà được chia theo pháp luật, còn khi di sản chia theo di chúc mà bố, mẹ chết trước hoặc chết cùng ông, bà cũng không xuất hiện thừa kế thế vị
Mặc dù luật không có quy định cụ thể về vấn đề này, nhưng căn cứ vào các quy định của pháp luật về thừa kế, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này Bởi vì, nếu di sản mà được định đoạt theo di chúc và bố, mẹ cháu cũng được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc mà bố, mẹ cháu lại chết trước hoặc chết cùng ông
bà thì theo quy định tại điếm a khoản 2 Điều 667, phần di chúc đó không phát sinh hiệu lực và phải mang phần di sản đã được định đoạt đó ra chia theo pháp luật Do vậy, nếu ông, bà có để lại di chúc định đoạt di sản cho bố, mẹ hưởng mà bố, mẹ lại chết trước hoặc chết cùng ông, bà thì cháu cũng không được hưởng thừa kế thế vị đối với phần di sản mà bố mẹ được hưởng theo di chúc đó
3.4 Người thừa kế thế vị phải còn sổng vào thời điểm mở thừa kế hoặc thành thai trước thời điểm mơ thừa kế nhưng sinh ra còn sống sau thời điềm người đê lại di sản chết.
Đây là một điều kiện chung đối với nhũng người thừa kế là cá nhân, không phân biệt niĩười đó hưởng di sản theo di chúc, theo pháp luật hay hưởng thừa kế thế vị Do đó, cháu phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế thì mới có thể hưởng thừa kế thế vị khi bố, mẹ chết trước hoặc chết cùng ông, bà
31
Trang 383.5 Người thừa kế thế vị không thuộc trường hợp không được hương di sản theo quy định tại khoản ì Điều 643 BLDS 2005 và không bị người đê lại di
sản truất quyền hương di sản.
Theo quy định, người thừa kế nếu thuộc khoan I Điều 643 sẽ khônẹ được
hương di sản thừa kế Luật không có quy định cụ thê người thừa kế thuộc khoản
1 Điều 643 phải là nẹuời hương di sán theo di chúc, theo pháp luật hay hưởng
thừa kế thế vị Người thừa kế thế vị cũng là một loại người thừa kế, do dó nếu
người thừa kế thể vị mà rơi vào một trong các trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 643 thì khône được hưởng thừa kế thế vị
Đối với trường hợp người thừa kế thế vị bị truất quyền hưởng di sản cùng
có những ý kiến trái ngược nhau Có quan điểm cho ràng, việc người thừa kế thế
vị bị người đề lại di sản truất quyền hưởng di sản không ảnh hưởng đến việc
hưởng thừa kế thế vị của họ Bởi việc hưởng thừa kế thế vị không phải là hưởng
thừa kể theo hàng mà chỉ là thay thế vị trí của bố mẹ hoặc ông bà đế hưởng di
sản Do đó, chỉ cần bố mẹ hoặc ông bà đủ điều kiện hưởng di sản mà chêt trước
hoặc chết cùng với người để lại di sản thì người thế vị sẽ được hưởng thế vị
Quan điểm thứ hai thì lại cho ràng, việc truất quyền hưởng di sản khône phân
biệt hưởng theo trình tự nào, mà đó là ý chí của người lập di chúc không muốn
cho một người nhất định hưởng di sản, và có thể hiểu là không cho hưởng với
bất cứ trình tự chia thừa kế nào Do đó, người thừa kế thế vị mà bị truất quyền
thì sẽ không được hưởng di sản, dù rằng đó là hưởng thay thế, bởi việc hưởng di
sản này là hưởng của người người để lại di sản chứ không phải là hưởng của bố
mẹ hoặc ông bà (người được thay thế)
Khi nghiên cứu về thừa kế thế vị, có một số vấn đề cần làm rõ như sau:
Thứ nhất, hiện nay vẫn có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề thừa kế thế vị
trong trường họp xuất hiện yếu tố nuôi dưỡng Tronẹ hai BLDS 1995 và 2005
đều có quy định hướng dẫn áp dụng tương tự đối với quan hệ thừa kế giữa cha
nuôi, mẹ nuôi với con nuôi, nhưng lại không hướng dần cụ thê trong trường họp
nào thì quan hệ nuôi dường sẽ xuât hiện thừa kế thế vị Miện nay Luật Nuôi con
nuôi năm 2010 đà có hiệu lực Theo Điều 24 Luật này, các nhà làm luật cần
M
Trang 39hướng dần cụ thê thừa kê thế vị sẽ xuât hiện trong ca trường hợp có quan hệ huyết thống hoặc có quan hệ nuôi dưỡng.
Thứ hai, vân đề “được hưởng di sản nếu còn sống” vẫn chưa có một cách
hiêu thống nhất Bơi hiện tại vẫn còn nhũng quan điểm khác nhau về vấn đề này,
có quan điêm thì cho rằng nếu bố, mẹ bị truất quyền hưởng theo di chúc, sau đó
bố mẹ lại chết trước hoặc chết cùng với ông, bà thì phần di chúc đó vô hiệu và cháu vẫn được thừa kế thế vị khi di sản chia theo hàng Do đó, truất quyền hưởng di san khi còn sống sau đó người bị truất lại chết trước hoặc cùng thời điêm với người đê lại di sản có được coi là một trường hợp được hưởng di sản nếu còn sốno hay khônti là một vấn đề cần bàn luận Theo tác giả, thay vì việc hướng dần như thế nào được coi là được hưởng di sản khi còn sống, pháp luật nên đưa ra các trường họp không được hưông di sản khi còn sổng để loại trừ
Thứ ba, trong trường hợp con tàn tật nhưng bị bố truất quyền thì con vẫn
được hương thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 669 BLDS Vậy khi con chết trước hoặc chết cùng bố thì người cháu là con của người bị truất quyền đó có được hưởng thừa kế thế vị đối với phần của bố hay không cũng là một vấn đề mà luật cần phải quy định rõ ràng Theo quan điểm của tác giả, đây cũne; có thế coi là phần di sản mà người truất quyền được hưởng,
và hưởng theo Điều 669 cũng là một trường hợp hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật Do đó, đây cũng là một trường họp phát sinh quan hệ thừa kế thế
vị nếu có sự kiện con chết trước hoặc chết cùng cha mẹ
V THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN
1 Thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại
Người được hưởng thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ímg với phần tài sản
mà mình đã nhận Tuy nhiên, trona; thực tế có những trường họp người chết để lại nhiều nghĩa vụ mà di sản thừa kế không đủ để thanh toán Vì vậy, theo Điều
683 quy định thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:
- Chi phí họp lý theo tập quán cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
Trang 40- Tiên trợ câp cho người sông nương nhờ;
- Tiền công lao động;
- Tiên bồi thường thiệt hại;
- Thuế và các món nợ khác với Nhà nước;
- Tiền phạt;
- Các khoản nọ' khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc tô chức khác;
- Chi phí cho việc bảo quản di sản;
- Các chi phí khác
Sau khi thanh toán nghĩa vụ về tài sản cho người chết để lại theo thứ tự ưu tiên và các khoản chi phí khác liên quan đến thừa kế, phần di sản còn lại sẽ được phân chia cho những người thừa kế
Vấn đề đặt ra là nếu áp dụng thứ tự ưu tiên thanh toán theo Điều 683 thì sẽ không thực sự họp lý Bởi đây đều là các nghĩa vụ tài sản mà người chết còn chưa thực hiện, và việc un tiên theo thứ tự nhất định mà không dựa vào cơ sở pháp lý
cụ thể sẽ không có tính thuyết phục và có thể gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người có thứ tự ưu tiên sau Sự ảnh hưởng này là một rào cản cho việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn, bởi luật dân sự tôn trọng nguyên tắc bình đăne giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, mọi chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự đều bình đẳng về địa vị pháp lý Do đó, thiết nghĩ các nhà làm luật cần quy định rõ ràng hơn về thứ tự thanh toán này Có thế quy định thứ tự ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ trên theo thứ tự xác lập các nghĩa vụ
đó, tức là nghĩa vụ nào được xác lập trước về mặt thời gian sẽ được thanh toán trước, nghĩa vụ được xác lập sau sẽ được thanh toán sau, nếu xác lập cùng thời gian thì sẽ thanh toán theo tỷ lệ Hoặc có thế thực hiện việc thanh toán nghĩa vụ theo tỷ lệ ne,hĩa vụ trên tổng giá trị nghĩa vụ mà người chết phải thanh toán
2 Phân chia di sản thừa kế
a Phân chia di sản theo di chúc (Điều 684 BLDS 2005)
Việc phân chia di sản đưọc thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc, nêu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đêu cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác cua những npười thừa kế