1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu so sánh pháp luật phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia châu á đáp ứng yêu cầu sửa đổi những vấn đề trọng tâm của luật phòng, chống tham nhũng việt nam

299 201 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 299
Dung lượng 16,47 MB

Nội dung

MỤC LỤC Trang PHẦN THỨ NHẤT BÁO CÁO TỔNG THUẬT KẾT QUẢ I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á TRONG BỐI CẢNH LUẬT PHÒNG

Trang 1

BỘ TƢ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨ U SO SÁNH PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á ĐÁP ỨNG YÊU CẦU SỬA ĐỔI NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VIỆT NAM

MÃ SỐ: LH - 2016 - 41/ĐHL - HN

Chủ nhiệm đề tài: TS Đào Lệ Thu

Thư ký đề tài: NCS Đặng Thị Hồng Tuyến

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

C ng ƣớc Liên h p qu c về ph ng ch ng Tham nh ng UNCAC

Ủy ban ch ng tham nh ng và quyền c ng dân Hàn Qu c ARCR

Ủy ban độc lập về ch ng tham nh ng Hồng K ng ICAC

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ƣơng của Đảng Trung Qu c CCDI

Trang 4

MỤC LỤC

Trang PHẦN THỨ NHẤT

BÁO CÁO TỔNG THUẬT KẾT QUẢ

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU SO

SÁNH PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á TRONG

BỐI CẢNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

II SO SÁNH NHỮNG CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN VỀ PHÒNG

NGỪA VÀ XỬ LÝ THAM NHŨNG TRONG PHÁP

III NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ

SUNG LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU SO SÁNH 47

PHẦN THỨ HAI

Chuyên đề 1 Những vấn đề chung về nghiên cứu so sánh pháp luật

ph ng, ch ng tham nh ng của một s qu c gia Châu Á trong b i cảnh sửa đổi Luật PCTN của Việt Nam 66

Chuyên đề 2 So sánh quy định về minh bạch và kiểm soát tài sản, thu

nhập trong pháp luật của một s qu c gia Châu Á và đề

Trang 5

xuất sửa đổi Luật PCTN của Việt Nam 85

Chuyên đề 3 So sánh quy định về kiểm soát xung đột l i ích trong

pháp luật của một s qu c gia Châu Á và đề xuất sửa đổi

Chuyên đề 4 So sánh quy định về xử lý tham nh ng trong pháp luật

của một s qu c gia Châu Á và đề xuất sửa đổi Luật

Chuyên đề 5 So sánh mô hình tổ chức cơ quan ch ng tham nh ng theo

pháp luật một s qu c gia Châu Á và đề xuất sửa đổi Luật

Chuyên đề 6 So sánh quy định về ph ng, ch ng tham nh ng trong khu

vực tƣ của một s qu c gia Châu Á và đề xuất sửa đổi

PHẦN THỨ BA

Trang 6

1

PHẦN THỨ NHẤT

BÁO CÁO TỔNG THUẬT

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trang 7

2

PHẦN MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của đề tài:

Luật Phòng, chống tham nhũng (Luật PCTN) của Việt Nam được ban hành năm

2005 và đã có hiệu lực thi hành gần 10 năm Năm 2016 là dịp tổng kết 10 năm thi hành Luật và xem xét việc sửa đổi, bổ sung toàn diện đạo luật quan trọng này Việc rà soát

những quy định của Luật cần được tiến hành trên cơ sở đánh giá những khiếm khuyết nội tại của Luật, chỉ ra những hạn chế trong thực tiễn áp dụng luật, đánh giá tính tương thích của Luật so với UNCAC mà Việt Nam là quốc gia thành viên, đồng thời so sánh với quy định của pháp luật PCTN của các quốc gia khác, trong đó có một số quốc gia Châu Á có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước hoặc điều kiện kinh tế, xã hội như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Indonesia, Phillipines Những yêu cầu trên đặt ra nhu cầu nghiên cứu so sánh pháp luật

về PCTN của một số quốc gia Châu Á Kết quả nghiên cứu so sánh này có thể trở thành một trong những cơ sở thực tiễn cho việc sửa đổi Luật PCTN

Bên cạnh đó, thực tiễn đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam cho thấy việc áp dụng Luật PCTN (Luật PCTN) còn chưa hiệu quả và còn nhiều hạn chế, vướng mắc Luật PCTN của Việt Nam còn bị đánh giá là nặng tính hình thức, chủ yếu là những chế định mang tính hành chính, những quy định về phòng ngừa tham nhũng chưa cụ thể và khả thi, tính cưỡng chế chưa cao, chưa tạo được nhiều cơ chế đấu tranh chống tham nhũng hiệu quả (đặc biệt là cơ chế bảo đảm trách nhiệm và sự hợp tác của các cơ quan tham gia vào công tác PCTN), chưa có quy định về PCTN ở khu vực ngoài nhà nước để bảo đảm sự bình đẳng và tính đồng bộ trong PCTN, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế ở nhiều khía cạnh

Một trong những định hướng sửa đổi Luật PCTN 2005 là sửa đổi toàn diện Luật PCTN nhằm tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng và coi đây là nhiệm vụ then chốt, cơ bản và lâu dài; sửa đổi, bổ sung những quy định mà qua thực tiễn công tác PCTN cho thấy đã rõ việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả; lựa chọn các vấn đề sửa đổi, bổ sung có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo bước

Trang 8

3

chuyển thực chất trong công tác PCTN như: kiểm soát xung đột lợi ích; kiểm soát hiệu

quả biến động tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và có cơ chế phát hiện

và thu hồi tài sản tham nhũng; củng cố hệ thống cơ quan PCTN; đặc biệt là từng bước mở rộng phạm vi điều chỉnh sang khu vực ngoài nhà nước 1

Chính vì vậy, việc nghiên cứu so sánh một số hệ thống pháp luật về PCTN ở các

quốc gia Châu Á đã có những thành công nhất định trong việc sử dụng pháp luật đấu tranh chống tham nhũng để rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc sửa đổi Luật PCTN của Việt Nam là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa

II Tình hình nghiên cứu

Trong vòng 10 năm trở lại đây những nghiên cứu về về PCTN đã được thực hiện

với số lượng đáng kể và ở các góc độ khác nhau như: xã hội học, kinh tế học, tội phạm

học, khoa học luật hình sự, v.v và ở nhiều cấp độ cũng như phạm vi khác nhau Từ góc

độ luật học, có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình sau:

1 Các nghiên cứu trong nước:

- TSKH Đào Trí Úc (chủ nhiệm), Đề tài độc lập cấp nhà nước “Luận cứ khoa học

cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống

tham nhũng đến năm 2010”, mã số đề tài: ĐTĐL.2005/17G, nghiệm thu năm 2005

Đề tài chủ yếu đề cập đến vấn đề đường lối, chính sách đấu tranh chống tham nhũng từ góc độ lý luận và ở cấp độ vĩ mô Một vài dẫn chứng so sánh về pháp luật chống tham nhũng của quốc gia khác được đưa ra nhưng không có tính hệ thống,

xuyên suốt và không phải là nội dung có tính trọng tâm của đề tài

- TS Đào Lệ Thu (2014), Phân tích so sánh mô hình cơ quan độc lập chống tham

nhũng trên thế giới – Góc nhìn Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu thực hiện trong

Chương trình hợp tác giữa Ban Nội chính Trung ương và UNDP Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích mô hình cơ quan độc lập chống tham nhũng của một

số nước trên thế giới, đồng thời có những so sánh để làm nổi bật những đặc trưng

trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan này của từng quốc gia nghiên

1 Xem: Thanh tra Chính phủ, Tờ trình Dự thảo Luật PCTN sửa đổi, Hà Nội

Trang 9

4

cứu Tuy nhiên, có thể thấy, công trình này nghiên cứu mô hình cơ quan độc lập

chống tham nhũng của một số quốc gia nằm ở nhiều châu lục mà không tập trung

nghiên cứu mô hình của các quốc gia châu Á Hơn nữa, công trình này cũng chỉ

quan tâm đến khía cạnh mô hình cơ quan độc lập chống tham nhũng mà không nghiên cứu những khía cạnh khác của pháp luật PCTN, như: vấn đề kiểm soát xung đột lợi ích, vấn đề minh bạch và kiểm soát tài sản, vấn đề xử lý hành vi tham nhũng

- Ban Nội chính Trung ương (2015), Thu hồi tài sản tham nhũng – Thực tiễn Việt

Nam và kinh nghiệm quốc tế, Báo cáo nghiên cứu Đây là công trình phân tích quy

định pháp luật cũng như việc thi hành trong thực tiễn về thu hồi tài sản tham nhũng

ở Việt Nam Bên cạnh đó, các tác giả cũng nghiên cứu kinh nghiệm của một số

quốc gia trên thế giới về vấn đề này Có thể thấy, công trình này chỉ giải quyết một nội dung nhỏ mà không nghiên cứu bao quát nhiều vấn đề cơ bản khác nhau liên

quan đến quy định pháp luật và hoạt động PCTN

- Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ (2011), Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của Luật PCTN - thực trạng

và giải pháp, Đề tài cấp bộ Công trình này chỉ nghiên cứu về một nội dung nhỏ,

vấn đề công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong

Luật PCTN, mà không nghiên cứu tổng thể các vấn đề liên quan đến luật PCTN

Bên cạnh đó, công trình cũng không đi sâu vào các nghiên cứu so sánh luật

Có thể thấy các nghiên cứu này đã phân tích pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực khác nhau của công tác PCTN, ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế Tuy nhiên, hoặc các nghiên

cứu này không tiếp cận nội dung vấn đề từ góc độ so sánh luật, hoặc nếu có cũng chỉ

dừng ở từng mảng vấn đề mà không đặt phạm vi tiếp cận toàn bộ các nội dung cơ bản của pháp luật về PCTN, hoặc tuy đề cập đến kinh nghiệm quốc tế nhưng thực chất chỉ thuần

túy nghiên cứu pháp luật nước ngoài chứ không phải là một nghiên cứu so sánh luật đúng nghĩa Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chưa đặt trong bối cảnh sửa đổi toàn diện Luật

PCTN Việt Nam năm 2005 Tương tự như vậy, có thể kể đến một số công trình nghiên

cứu sau:

Trang 10

5

- Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ (2013), Một số vấn đề về quản lý

nhà nước trong PCTN, Đề tài cấp bộ.

- Viện Khoa học thanh tra (2015), Tham nhũng và PCTN trong khu vực tư ở Việt

Nam, Đề tài cấp bộ

- Viện Khoa học thanh tra (2015), PCTN trong các cơ quan thực hiện chức năng

PCTN, do ThS Tạ Thu Thủy, Viện Khoa học thanh tra làm chủ nhiệm đề tài, Đề

tài cấp cơ sở

- Viện Khoa học Thanh tra (2015), Vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội doanh

nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong trong PCTN ở Việt Nam hiện nay, do ThS

Phạm Thị Huệ, Phó Trưởng phòng Thông tin – Tư liệu & Thư viện, Viện Khoa học thanh tra làm chủ nhiệm đề tài, Đề tài cấp cơ sở

- Thanh tra Chính phủ (2014), Một số kinh nghiệm quốc tế về công tác PCTN, Nxb

Lao Động 2014

2 Các nghiên cứu quốc tế và ngoài nước:

Nhiều báo cáo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế ở Việt Nam (Chương trình phát triển Liên Hợp quốc - UNDP, Ngân hàng thế giới - World Bank, Tổ chức hướng tới minh bạch – Towards Transparency, Cơ quan chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc -

UNODC) đã được thực hiện liên quan đến cải cách pháp luật về PCTN trên thế giới cũng như tại Việt Nam Các nghiên cứu này hoặc hướng tới những vấn đề mang tính vĩ mô

như: đấu tranh chống tham nhũng trong mối quan hệ với xây dựng nhà nước pháp quyền, đấu tranh chống tham nhũng trong mối quan hệ với cải cách tư pháp, hoặc đi vào các vấn

đề cụ thể của công tác chống tham nhũng như: công khai minh bạch, kê khai tài sản, cơ

chế xử lý tham nhũng, xử lý tài sản tham nhũng Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể

đến như sau:

- UNDP (2005), Institutional Arrangements to Combat Corruption – A Comparative

Study (Các thiết chế chống tham nhũng – Một nghiên cứu so sánh), Keen Publising

(Thailand) Co., Ltd Công trình này đã nghiên cứu thiết chế chống tham nhũng của khá nhiều quốc gia, trong đó có một số quốc gia châu Á, đồng thời, cũng rút ra các bài học từ thiết chế chống tham nhũng của các quốc gia đó Tuy nhiên, công trình

Trang 11

6

chưa đi sâu vào nghiên cứu so sánh từng nội dung cơ bản của luật PCTN của các

quốc gia này

- Báo cáo Quốc gia đánh giá thực thi Công ước Liên hợp quốc về Chống tham

nhũng (UNCAC) của Việt Nam và các nghiên cứu khảo sát khác liên quan: Khảo

sát hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong quá trình tự đánh giá công tác thực thi UNCAC tại Việt Nam năm 2011, Hà Nội: Minh bạch Quốc tế và Tổ chức Hướng

tới Minh bạch, 2011

- Painter, M., Đào Lệ Thu, Hoàng Mạnh Chiến, Nguyễn Quang Ngọc (2012) Phân

tích so sánh pháp luật PCTN quốc tế: Bài học về những cơ chế xử lý và thực thi

cho Việt Nam, Hà Nội: UNDP-DFID; UNDP (2005) Đây là công trình nghiên cứu

về các cơ chế xử lý và thực thi pháp luật PCTN Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ

yếu tập trung vào cơ chế phối hợp giữa các chủ thể có trách nhiệm trong công tác

PCTN mà không nghiên cứu toàn bộ những nội dung trọng tâm liên quan đến pháp luật phòng, chống tham nhũng Bên cạnh đó, pháp luật PCTN của các quốc gia châu Á đặt trong mối liên hệ so sánh với pháp luật PCTN của Việt Nam cũng không phải là nội dung nghiên cứu chủ đạo của công trình này Hơn nữa, công trình này được thực hiện nhằm phục vụ cho việc sửa đổi Luật PCTN vào năm

2012, vì vậy, cho đến nay, ở thời điểm nước ta đang xây dựng Dự thảo Luật PCTN mới, những nghiên cứu đó không còn mang tính thời sự

- UNODC (2013), Good practices in ensuring compliance with Article 9 of the

United Nations Convention against Corruption (Những thực tiễn tốt trong việc bảo đảm thực thi Điều 9 UNCAC), Phòng Xuất bản và Thư viện, Văn phòng Liên Hợp

quốc tại Viên, Áo Đây là cuốn sách hướng dẫn về chống tham nhũng trong lĩnh

vực mua sắm công và quản trị tài chính công, một lĩnh vực thuộc mảng phòng ngừa tham nhũng Những thực tiễn tốt được đề cập bao gồm pháp luật của Georgia, Slovakia, Áo và Mê-xi-cô Có thể thấy công trình này không hướng tới nghiên cứu thực tiễn thực thi Điều 9 UNCAC ở các nước châu Á và đặc biệt không có liên hệ với pháp luật PCTN Việt Nam

- Arsema Tamyalew, A Review of the Effectiveness of the Anti-corruption and Civil

Trang 12

quốc gia khác

Như vậy mặc dù nghiên cứu pháp luật về PCTN đã được thực hiện ở nhiều phạm

vi và mức độ khác nhau nhưng có thể thấy việc nghiên cứu tổng thể các chế định pháp

luật quan trọng về PCTN theo pháp luật các quốc gia Châu Á trong mối quan hệ so sánh với Luật PCTN của Việt Nam hướng tới việc sửa đổi toàn diện Luật PCTN vẫn còn bỏ

ngỏ Vì vậy đề tài nghiên cứu này vẫn thực sự cần thiết và có ý nghĩa lớn về mặt thực

tiễn

III Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm rút ra những kinh nghiệm lập pháp về đấu tranh chống

tham nhũng từ thực tiễn pháp luật của một số quốc gia Châu Á để tạo một cơ sở cho việc sửa đổi những vấn đề trọng tâm của Luật PCTN Việt Nam trong thời gian sắp tới

IV Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những chế định quan trọng của pháp luật về PCTN: minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích; xử lý tham

nhũng; mô hình tổ chức cơ quan chống tham nhũng và PCTN trong khu vực tư của một số quốc gia Châu Á

- Nghiên cứu pháp luật về PCTN dưới góc độ so sánh – lấy đối tượng so sánh chính

là pháp luật của một số quốc gia Châu Á như: Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Phillippines,

V Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp so sánh (luật học) được sử dụng là phương pháp nghiên cứu chính

trong quá trình thực hiện đề tài Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về pháp luật PCTN của một số quốc gia Châu

Á, trong những nội dung mà phạm vi nghiên cứu đề tài đặt ra

Trang 13

8

- Một số phương pháp khác được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài là tổng hợp, phân tích, thống kê,

VI Các sản phẩm của đề tài

Kết quả thực hiện đề tài được thể hiện ở những sản phẩm chủ yếu sau:

1 Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu đề tài

2 Các chuyên đề nghiên cứu, gồm 5 chuyên đề:

- Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về nghiên cứu so sánh pháp luật phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia Châu Á trong bối cảnh sửa đổi Luật

PCTN của Việt Nam

- Chuyên đề 2: So sánh quy định về minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập trong pháp luật của một số quốc gia Châu Á và đề xuất sửa đổi Luật PCTN của Việt Nam

- Chuyên đề 3: So sánh quy định về kiểm soát xung đột lợi ích trong pháp

luật của một số quốc gia Châu Á và đề xuất sửa đổi Luật PCTN của Việt Nam

- Chuyên đề 4: So sánh quy định về xử lý tham nhũng trong pháp luật của

một số quốc gia Châu Á và đề xuất sửa đổi Luật PCTN của Việt Nam

- Chuyên đề 5: So sánh mô hình tổ chức cơ quan chống tham nhũng theo pháp luật một số quốc gia Châu Á và đề xuất sửa đổi Luật PCTN của Việt Nam

- Chuyên đề 6: So sánh quy định về phòng, chống tham nhũng trong khu vực

tư của một số quốc gia Châu Á và đề xuất sửa đổi Luật PCTN của Việt Nam

3 Bài báo khoa học: “So sánh pháp luật phòng, chống tham nhũng một số nước châu

Á trong bối cảnh sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam”, Tạp chí Luật

học, số 5/2017, tr 58 – 70

Trang 14

9

VII Kết cấu của báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu đề tài

Ngoài Phần mở đầu, kết luận, Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu đề tài bao gồm 3 phần nội dung sau:

- Phần 1: Những vấn đề chung về nghiên cứu so sánh pháp luật PCTN của một số quốc gia Châu Á trong bối cảnh sửa đổi Luật PCTN của Việt Nam

- Phần 2: So sánh những chế định cơ bản về phòng ngừa và xử lý tham nhũng trong pháp luật của một số quốc gia Châu Á

- Phần 3: Những đề xuất đối với việc sửa đổi, bổ sung Luật PCTN của Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu so sánh

Trang 15

10

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Đề tài “nghiên cứu so sánh pháp luật PCTN của một số quốc gia Châu Á trong bối cảnh sửa đổi Luật PCTN của Việt Nam” được triển khai nghiên cứu với sáu chuyên đề cụ thể, bao gồm một chuyên đề mang tính lý luận về nghiên cứu so sánh luật trong bối cảnh của đề tài, năm chuyên đề nghiên cứu so sánh các nội dung đang được đặt trọng tâm trong lần sửa đổi, bổ sung Luật này (gồm cả hai mảng phòng ngừa và xử lý tham nhũng) Các chuyên đề nghiên cứu đã phân tích và làm rõ ý nghĩa và yêu cầu của việc nghiên cứu so sánh pháp luật PCTN một số quốc gia Châu Á trong bối cảnh sửa đổi Luật PCTN Việt Nam 2005, những nội dung trọng tâm của việc sửa đổi, bổ sung kết hợp với đánh giá các giải pháp pháp luật đã được nhiều quốc gia Châu Á lựa chọn để giải quyết cùng vấn đề Kết quả cuối cùng của đề tài thể hiện bằng những đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật PCTN Việt Nam trên cơ sở rút kinh nghiệm các giải pháp pháp luật của các nước Châu Á đã nghiên cứu so sánh, đặc biệt là trong sự gắn kết với Dự thảo Luật PCTN sửa đổi Các vấn

đề nghiên cứu của đề tài được khái quát như sau:

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á TRONG BỐI CẢNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA VIỆT NAM

1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu so sánh pháp luật phòng, chống tham nhũng của một số nước Châu Á trong bối cảnh sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam

Luật PCTN của Việt Nam 2005 đang được sửa đổi, bổ sung toàn diện Thực tiễn đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam cho thấy việc áp dụng Luật PCTN (Luật PCTN) còn chưa hiệu quả và còn nhiều hạn chế, vướng mắc Luật PCTN của Việt Nam còn bị đánh giá là nặng tính hình thức, chủ yếu là những chế định mang tính hành chính, những quy định về phòng ngừa tham nhũng chưa cụ thể và khả thi, tính cưỡng chế chưa cao, chưa tạo được nhiều cơ chế đấu tranh chống tham nhũng hiệu quả (đặc biệt là cơ chế bảo đảm trách nhiệm và sự hợp tác của các cơ quan tham gia vào công tác PCTN), chưa có quy định về PCTN ở khu vực ngoài nhà nước để bảo đảm sự bình đẳng và tính đồng bộ

Trang 16

11

trong PCTN, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế ở nhiều khía cạnh 2 Như vậy, việc rà soát những quy định của Luật cần được thực hiện trên cơ sở đánh giá những khiếm khuyết nội tại của Luật, chỉ ra những hạn chế trong thực tiễn áp dụng luật, đánh giá tính tương thích của Luật so với UNCAC mà Việt Nam là quốc gia thành viên, đồng thời so sánh với quy định của pháp luật PCTN của các quốc gia khác, trong đó có một số quốc gia Châu Á có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước

hoặc điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa như Trung Quốc (trong đó có Hồng Kông), Hàn

Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Phillipines Những yêu cầu trên đặt ra nhu cầu

nghiên cứu so sánh pháp luật về PCTN của một số quốc gia Châu Á Kết quả nghiên cứu

so sánh này có thể trở thành một trong những cơ sở thực tiễn cho việc sửa đổi Luật PCTN

2 Những vấn đề về phương pháp nghiên cứu so sánh luật trong bối cảnh của đề tài

Để thực hiện việc nghiên cứu so sánh pháp luật PCTN của một số quốc gia Châu Á đặt trong bối cảnh sửa đổi, bổ sung Luật PCTN của Việt Nam một cách có trọng tâm và hiệu quả, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu so sánh luật đặt trong mối liên hệ với nội dung và phạm vi của đề tài cần được giải quyết đầu tiên Những vấn đề về phương

pháp nghiên cứu so sánh pháp luật PCTN của các quốc gia bao gồm cấp độ nghiên cứu so sánh, cách thức nghiên cứu so sánh, tiêu chí so sánh, yêu cầu về lựa chọn hệ thống pháp luật để so sánh, nội dung cần nghiên cứu so sánh

Trước hết, vì việc nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra những đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật PCTN Việt Nam nên có thể thấy cấp độ nghiên cứu so sánh là cấp độ vi mô, đó là cấp độ so sánh các quy phạm, chế định pháp luật PCTN có chức năng tương đương Cụ thể nghiên cứu so sánh này tìm hiểu các chế định pháp luật ở những

quốc gia khác nhau cùng có chức năng điều chỉnh các vấn đề về phòng ngừa và xử lý

tham nhũng Trên cơ sở nguyên tắc so sánh chức năng, nguyên tắc cơ bản nhất về mặt

2 Xem: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN của Chính phủ tháng 7/2016

Trang 17

12

phương pháp luận của luật so sánh,3 việc so sánh các chế định, các quy phạm pháp luật có cùng chức năng điều chỉnh các vấn đề về PCTN không tập trung vào cấu trúc của điều luật hay ngôn ngữ văn bản mà tập trung vào các giải pháp pháp luật được sử dụng trong các nhà nước khác nhau để giải quyết cùng vấn đề phòng ngừa và xử lý tham nhũng

Về mặt cách thức, việc nghiên cứu so sánh có thể được tiến hành trên cơ sở tìm hiểu, rà soát, tổng hợp các quy định của pháp luật PCTN của từng quốc gia được lựa chọn nghiên cứu, sau đó đưa ra những đánh giá, kết luận so sánh về từng vấn đề trong pháp luật mỗi quốc gia đó và pháp luật PCTN của Việt Nam Tuy nhiên, cách so sánh này đi cùng với yêu cầu về việc nghiên cứu một cách đầy đủ các chế định về PCTN khác nhau trong luật của mỗi quốc gia có thể dẫn đến có sự lặp lại nội dung trong từng chuyên đề nghiên cứu Do đó, nghiên cứu so sánh pháp luật PCTN của các quốc gia theo chủ đề, theo vấn

đề là cách hấp dẫn hơn

Những vấn đề tiếp theo liên quan đến các bước để thực hiện nghiên cứu so sánh luật.4 Các bước đó có thể được khái quát bao gồm: (1) Xác định chế định, quy phạm pháp luật về PCTN cần so sánh và xây dựng giả thuyết để nghiên cứu so sánh; (2) Lựa chọn hệ thống pháp luật phù hợp của các quốc gia Châu Á có những điểm tương đồng về quan điểm PCTN hoặc bối cảnh PCTN hoặc cơ chế PCTN để so sánh; (3) Mô tả các giải pháp pháp luật về PCTN của các hệ thống pháp luật được lựa chọn về vấn đề nghiên cứu so sánh; (4) Xác định những điểm tương đồng và khác biệt trong các quy định về PCTN giữa các hệ thống pháp luật trên cơ sở hệ thống tiêu chí so sánh; (5) Giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật về PCTN giữa các hệ thống pháp luật, đồng thời phân tích đánh giá ưu điểm và hạn chế của các giải pháp pháp luật về PCTN của các hệ thống pháp luật được so sánh

3 Về vấn đề phương pháp chức năng của luật so sánh và chức năng tương đương của các chế định hoặc các quy phạm pháp luật ở các hệ thống pháp luật khác nhau, xem: Ralfs Micheals, The Functional Method of Comparative Law, trong sách “The Oxford Handbook of Comparative Law”, Reimann, Mathias, Zimmermann và Reinhard (chủ biên), Oxford University Press, 2006

4 Về các bước để thực hiện một công trình so sánh luật, xem: Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội – 2015, tr.32-44

Trang 18

13

3 Những vấn đề của pháp luật phòng, chống tham nhũng cần nghiên cứu so sánh trong bối cảnh sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam

Trên cơ sở các vấn đề được nêu ra trong Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật PCTN

sửa đổi,5 có thể xác định những nội dung trọng tâm sau cần được nghiên cứu so sánh với

pháp luật PCTN của một số nước Châu Á để tham khảo và học tập kinh nghiệm:

Nội dung đầu tiên là quy định về biện pháp minh bạch và kiểm soát tài sản, thu

nhập trong PCTN

Biện pháp minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập được coi là công cụ hữu hiệu

cho cả công tác phòng ngừa và xử lý tham nhũng Quy định về biện pháp này trong Luật

PCTN 2005 còn đang bị đánh giá là nặng tính hình thức hoặc thiếu rõ ràng, ví dụ quy

định về đối tượng kê khai, về nghĩa vụ kê khai, về cách thức kê khai và cơ quan quản lý

bản kê khai tài sản, thu nhập, về thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập, việc xác minh tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai ít được thực hiện do việc quản lý bản kê khai lại do chính cơ quan đơn vị/ bộ phận phụ trách công tác tổ chức nhân sự của cơ quan, tổ

chức nơi người kê khai công tác chịu trách nhiệm (thiếu tính khách quan, độc lập, tập trung)…6 Bên cạnh đó, các biện pháp được quy định này cũng chưa bắt kịp với những

biện pháp hiệu quả của nhiều quốc gia trên thế giới về kiểm soát tài sản, thu nhập của

công chức Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật PCTN đã dành một chương riêng với nhiều quy định mới, thực chất nhằm kiểm soát được tài sản, thu nhập của cán bộ, công

chức, viên chức và những người có chức vụ, quyền hạn khác Tuy nhiên, những quy định

mới này có thực sự khắc phục được những hạn chế của luật hiện hành, đồng thời phù hợp

với xu thế quốc tế hay không sẽ được đánh giá phần nào qua nghiên cứu so sánh với chế

định kiểm soát tài sản, thu nhập trong pháp luật của một số quốc gia châu Á

Nội dung trọng tâm thứ hai của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung là vấn đề kiểm soát xung đột lợi ích

Khái niệm xung đột lợi ích và việc kiểm soát xung đột lợi ích còn khá mới mẻ ở

Việt Nam Trong khi đó, nhìn trên bình diện quốc tế đây lại là vấn đề được quan tâm

5 Thanh tra Chính phủ, Tờ trình Dự thảo Luật PCTN sửa đổi, tháng 7/2016

6 Xem: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN của Chính phủ tháng 7/2016

Trang 19

14

trong PCTN Kiểm soát xung đột lợi ích được coi là biện pháp phòng ngừa tham nhũng

hiệu quả, bởi nó giúp hạn chế ở mức cao nhất nguyên nhân của tham nhũng Xuất phát từ tầm quan trọng của việc kiểm soát xung đột lợi ích trong phòng ngừa tham nhũng, Dự

thảo Luật đã quy định thành một chế định riêng bao gồm các điều về khái niệm; trách

nhiệm thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích; trách nhiệm xử lý thông tin, báo cáo, thẩm

quyền quy định và thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích trong cơ quan, tổ chức, đơn

vị.Nghiên cứu so sánh những quy định cụ thể trong pháp luật của nhiều nước châu Á về

xung đột lợi ích và kiểm soát xung đột lợi ích sẽ góp phần đánh giá những điểm mới trong quy định về nội dung này của Dự thảo Luật PCTN Việt Nam

Nội dung tiếp theo được xác định là trọng tâm của lần sửa đổi này là quy định về

xử lý tham nhũng

Tổng kết 10 năm thi hành Luật PCTN cho thấy quy định về việc xử lý kỷ luật đối

với người có hành vi tham nhũng chưa mang tính khả thi, thiếu tính răn đe Bên cạnh đó

Luật cũng chưa thể hiện được mối liên hệ rõ nét với những quy định về xử lý tội phạm

tham nhũng trong BLHS (BLHS) Dự thảo Luật sửa đổi lần này đã quy định một chương

riêng về xử lý tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN Mục đích của việc sửa đổi có tính tổng thể này là nhằm thể hiện sự nghiêm minh trong việc xử lý tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN, tăng cường hiệu quả thực thi Luật PCTN và hiệu quả của công tác PCTN Việc nghiên cứu những quy định mang tính cưỡng chế cao, tính toàn diện với nhiều biện pháp đồng bộ về xử lý tham nhũng trong

pháp luật PCTN của nhiều nước châu Á sẽ có ý nghĩa làm cơ sở cho những đánh giá so

sánh với Luật PCTN của Việt Nam, đặc biệt là Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung lần này

Nội dung thứ tư được đặc biệt chú trọng trong Dự thảo Luật PCTN sửa đổi là quy định về cơ quan PCTN

Có thể thấy Luật PCTN 2005 chưa tạo ra được một cơ chế pháp lý đầy đủ cho việc tăng cường sức mạnh và trách nhiệm của các cơ quan này Bên cạnh đó, Luật PCTN 2005 chưa xác lập cơ chế rõ ràng (bao gồm cả cơ chế chịu trách nhiệm) để bảo đảm sự phối

hợp hoạt động giữa các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng với nhau và với các cơ

quan khác có trách nhiệm trong công tác này Dự thảo Luật PCTN sửa đổi một mặt đã có

Trang 20

15

một số sửa đổi, bổ sung theo hướng củng cố sự đồng bộ của hệ thống cơ quan PCTN, mặt khác ghi nhận vai trò chỉ đạo và tiên phong trong công tác PCTN của cơ quan Ủy ban

kiểm tra Đảng Hoạt động đánh giá tính hợp lý của việc tiếp tục duy trì mô hình đa cơ

quan PCTN và của việc luật hóa vai trò của cơ quan Đảng trong PCTN sẽ khách quan và

toàn diện hơn khi được thực hiện dựa trên nghiên cứu so sánh kinh nghiệm của những

quốc gia Châu Á về cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trong sự liên hệ với bối cảnh chống tham nhũng trong nước So sánh cũng cần chỉ ra những khả năng áp dụng mô hình

cơ quan chống tham nhũng độc lập tại Việt Nam

Nội dung trọng tâm cuối cùng là vấn đề mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật PCTN tới tham nhũng thuộc khu vực tư

Đây là vấn đề hết sức mới mẻ trong nhận thức về PCTN ở Việt Nam Vấn đề này

được đặt ra trong Dự thảo Luật vì một số lí do: thứ nhất là để bảo đảm tương thích với

Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp quốc; thứ hai là bảo đảm yêu cầu về tính

thống nhất Luật PCTN và Bộ luật Hình sự (BLHS): vì BLHS 2015 đã tội phạm hóa một

số hành vi tham nhũng ở khu vực ngoài Nhà nước nên Luật PCTN cần bảo đảm tính thống nhất với BLHS bằng việc ghi nhận loại hình tham nhũng này cũng như có những

quy định cụ thể về chủ thể, hành vi tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước để định hướng

cho việc hướng dẫn thi hành những quy định liên quan trong BLHS; thứ ba là để bảo đảm

tính liêm chính trong kinh doanh và bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh của Việt

Nam trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; thứ tư là để kịp thời phòng ngừa và xử lý hiện

tượng tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước đã trở nên tương đối phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam Vì đây là những nội dung còn rất mới mẻ đối với pháp luật về

PCTN của Việt Nam nên việc nghiên cứu so sánh với pháp luật của các quốc gia châu Á

sẽ góp phần quan trọng vào việc đánh giá, hoàn thiện chế định PCTN trong kinh doanh

của Dự thảo Luật PCTN sửa đổi

4 Những yêu cầu về kết quả nghiên cứu so sánh đáp ứng yêu cầu sửa đổi

Trước hết, cần nhận thức rằng kết quả nghiên cứu so sánh cần được thể hiện bằng: (i) những phát hiện về điểm tương đồng và khác biệt trong quy định về những nội dung

trọng tâm nêu trên của pháp luật về PCTN; (ii) những đánh giá về giá trị và hiệu quả của

Trang 21

chính là những đề xuất mang tính nguyên tắc kết hợp với những đề xuất cụ thể cho các

quy định trong Dự thảo Luật PCTN sửa đổi, chính vì vậy các quy định được đưa ra trong

Dự thảo cần phải được bám sát để bình luận, so sánh

Trên cơ sở những nghiên cứu so sánh quy định của pháp luật PCTN nước ngoài về một số nội dung trọng tâm được đặt ra trong Dự thảo Luật PCTN sửa đổi, các chuyên đề

so sánh luật trong phạm vi đề tài này cần đạt được những kết quả sau phục vụ việc sửa

đổi, bổ sung Luật PCTN Việt Nam 2005:

Thứ nhất, đối với quy định về kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập

Việc nghiên cứu so sánh cần tập trung đưa ra những đề xuất quy định các vấn đề: (1) Kê khai tài sản, thu nhập: đối tượng kê khai tài sản, thu nhập, về hình thức và thời

điểm kê khai, về công khai bản kê khai tài sản; (2) Quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập, trình tự, thủ tục tiếp nhận bản kê khai, cung cấp thông tin bản kê khai, xây dựng cơ sở dữ liệu về bản kê khai; (3) Theo dõi biến động về tài sản, thu nhập; (4) Xác minh tài sản, thu nhập: căn cứ tiến hành xác minh, thẩm quyền xác minh; (5) Xử lý tài sản, thu nhập không được kê khai, kê khai không trung thực: cách thức xử lý, phương thức xử lý, cơ quan xử

Thứ hai, đối với quy định về xung đột lợi ích và kiểm soát xung đột lợi ích

Nghiên cứu so sánh pháp luật về PCTN thông qua kiểm soát xung đột lợi ích cần tập trung vào các vấn đề: việc xây dựng khái niệm xung đột lợi ích trong pháp luật của

các nước (định nghĩa khái quát, chỉ ra bản chất của khái niệm hay là định nghĩa kiểu liệt

kê những tình huống có xung đột lợi ích); quy định về biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích (tính hợp lý của các biện pháp kiểm soát); trách nhiệm thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích (cá nhân công chức hay cả những người khác); thẩm quyền quy định và thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích (cơ quan quản lý công chức hay cơ quan chuyên trách); xử

lý vi phạm về xung đột lợi ích

Trang 22

17

Thứ ba, đối với quy định về xử lý tham nhũng

Việc nghiên cứu so sánh pháp luật PCTN của các nước ở góc độ này cần giải quyết được những vấn đề: nguyên tắc xử lý, cơ chế xử lý tham nhũng và trách nhiệm pháp lý

đối với hành vi tham nhũng Cụ thể, chuyên đề về vấn đề này cần đề xuất được: (i) nguyên tắc xử lý tham nhũng; (ii) quy định về trách nhiệm của người có hành vi tham

nhũng và trách nhiệm của người có hành vi liên quan (ví dụ: trách nhiệm của người lãnh

đạo để xảy ra tham nhũng); (iii) quy định về phương thức xử lý tài sản tham nhũng

Thứ tư, đối với quy định về cơ quan PCTN của Việt Nam

Theo quy định của Luật PCTN 2005, cơ quan PCTN của Việt Nam đang được tổ

chức theo mô hình đa cơ quan PCTN Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung cũng đang giữ nguyên mô hình này, bên cạnh việc quy định thêm vai trò của Ủy ban kiểm tra Đảng Đây

là nội dung đang rất được chú ý trong lần sửa đổi, bổ sung luật này

Chuyên đề nghiên cứu so sánh về nội dung này cần chỉ ra được kinh nghiệm lập

pháp của các nước châu Á trong việc quy định cơ chế bảo đảm tính hiệu quả của mô hình

đa cơ quan PCTN; quy định tăng cường sức mạnh và cơ chế bảo đảm tính độc lập trong hoạt động của các cơ quan PCTN, đặc biệt là cơ quan xử lý tham nhũng; quy định về cơ chế đối trọng trong việc kiểm soát quyền lực của các cơ quan PCTN Bên cạnh đó, những điểm hạn chế trong mô hình đa cơ quan mà các hệ thống pháp luật khác gặp phải cũng cần được phân tích, bình luận để làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc khắc phục nhược điểm của mô hình này trong bối cảnh sửa đổi luật

Chuyên đề cũng cần chỉ ra được những xu thế lập pháp về mô hình cơ quan PCTN của pháp luật các nước châu Á, những ưu điểm của việc quy định một cơ quan độc lập

(chuyên trách) về PCTN Đây sẽ là cơ sở cho việc đề xuất những sửa đổi về mô hình cơ quan PCTN của Việt Nam trong tương lai

Thứ năm, đối với quy định về tham nhũng trong kinh doanh (khu vực tư)

Nghiên cứu so sánh luật về vấn đề này cần đánh giá và rút ra kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia khác trong việc quy định về phạm vi của tham nhũng trong khu vực tư

(hành vi, chủ thể), yêu cầu của phòng ngừa, kiểm soát và xử lý tham nhũng trong khu vực

tư Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu chuyên đề cần phản ánh được thực tiễn trong đó pháp

Trang 23

18

luật PCTN của các quốc gia châu Á tạo dựng và duy trì một môi trường kinh doanh lành mạnh, liêm chính, phi tham nhũng bằng quy định về các nguyên tắc, yêu cầu, hướng dẫn

về xây dựng các chính sách, biện pháp phòng ngừa và xử lý tham nhũng Một nội dung

khác cần được thể hiện trong kết quả nghiên cứu so sánh là kinh nghiệm quy định về xử

lý vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng trong khu vực tư

II SO SÁNH NHỮNG CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ THAM NHŨNG TRONG PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á

1 So sánh chế định minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập

Liên hợp quốc đã xây dựng Bộ quy tắc quốc tế và Hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện Công ước Liên hợp quốc về phòng chống Tham nhũng (UNCAC), trong đó có đưa ra những quy tắc về vấn đề kê khai tài sản Dựa vào đó, các nước Châu Á là thành viên của Công ước đã xây dựng những quy định về minh bạch và kiểm soát kê khai tài sản, thu

nhập ở những nội dung sau đây:

Thứ nhất, chủ thể có trách nhiệm kê khai tài sản

Những quyết sách về phạm vi, đối tượng cần kê khai tài sản phải liên hệ với mục

tiêu của hệ thống (chẳng hạn như khả năng phát hiện và thu thập thông tin về những người có địa vị), cũng như phải có đủ nguồn lực và năng lực thực hiện Đi sâu tìm hiểu

những quy định ở các quốc gia sẽ thấy rằng không tồn tại một phạm vi chủ thể có nghĩa

vụ kê khai tài sản giống nhau hoàn toàn giữa các nước Việc quy định những ai buộc phải công khai minh bạch tài sản, thu nhập của mình phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của

từng quốc gia Tại Việt Nam, những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được

Luật PCTN hiện hành quy định tại Điều 44 và những đối tượng này được cụ thể hoá tại

Điều 1 Thông tư Số 08/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ Hướng dẫn thi hành các quy định về Minh bạch tài sản, thu nhập, bao gồm 9 nhóm Điều 2 của Thông tư này cũng nêu rõ người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai cả tài sản, thu nhập của vợ/chồng và con chưa thành niên tại thời điểm hoàn thành bản kê khai tài sản, thu nhập Dưới góc độ

so sánh, có thể thấy rằng Việt Nam cũng giống với một số quốc gia châu Á như Trung

Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… ở chỗ chủ yếu bắt buộc các quan chức cấp cao phải kê khai tài sản, mà không bắt buộc tất cả các cán bộ, công chức phải khai báo tài sản, thu nhập

Trang 24

19

như pháp luật Philippine, Ấn Độ, Kyrgyzstan Quy định này nhằm tập trung vào những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, những người được trao quyền hành đặc biệt – thuộc các đối tượng cần được kiểm soát mạnh mẽ phải khai báo tài sản, thu nhập của mình;

đồng thời cũng giúp tinh giản đội ngũ quản lý việc kê khai tài sản cũng như chi phí để

duy trì hệ thống này Bên cạnh đó, phạm vi đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản của Việt Nam lại rộng hơn các quốc gia chỉ yêu cầu một số chủ thể đặc biệt, những cán bộ, công

chức thuộc nhánh lập pháp hay tư pháp phải minh bạch tài sản, thu nhập (ví dụ Taijikistan, Bangladesh…) Quy định này của Việt Nam đảm bảo được sự công bằng, nhằm tránh bỏ sót các đối tượng có nguy cơ tham nhũng đến từ cả ba nhánh quyền lực

Tuy nhiên, Thông tư Số 08/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ liệt kê tới 9 nhóm

đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lại cho thấy pháp luật Việt Nam quy định vấn đề này có phần khá rộng và quá chi tiết so với mặt bằng chung các quốc gia châu Á

và so với yêu cầu thực tiễn cũng như so với khả năng kiểm soát việc kê khai tài sản của

cơ quan có thẩm quyền Bên cạnh đó, hầu hết pháp luật các quốc gia đều mở rộng đối

tượng kê khai tới các gia đình của cán bộ, công chức Điểm này cho thấy các nước có cái nhìn tương đối giống nhau trong việc ngăn chặn và phát hiện việc chuyển giao tài sản

Thứ hai, thông tin phải kê khai

Mặc dù các quốc gia thường sử dụng thuật ngữ “kê khai tài sản” (assets declarations” nhưng trên thực tế, người có nghĩa vụ còn phải công bố, kê khai những thông tin khác nhau không chỉ riêng tài sản Đó là: thu nhập, tài sản, các khoản nợ, quà

tặng, công tác phí, lợi ích tiền và không phải là tiền, xác định vợ/chồng, người thân và

những người có liên quan khác Những yêu cầu về thông tin phải kê khai ở các quốc gia châu Á tương đối đa dạng Đối với Việt Nam hiện nay, chỉ có một mẫu kê khai tài sản

duy nhất Trong đó yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ kê khai phải khai báo thông tin về các

loại tài sản như: các loại nhà, công trình xây dựng; quyền sử dụng đất; tiền; ô tô, mô tô,

xe máy, xe gắn máy; kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, vốn góp, giấy tờ có giá; tài sản, tài

khoản ở nước ngoài; các khoản nợ; tổng thu nhập trong năm… Nhìn chung, Việt Nam

tương đối giống với nhiều quốc gia châu Á khác ở chỗ liệt kê khá chi tiết những thông tin

gì cần phải kê khai Tuy nhiên, một nội dung chưa được quy định trong luật pháp Việt

Trang 25

20

Nam cũng như nhiều nước, đó là kê khai các khoản chi phí lớn của quan chức, ví dụ việc các quan chức trả được các khoản nợ lớn bất thường so với lương, các sự kiện như cưới xin, tiệc tùng, chi phí cho con cái đi du học tự túc ở nước ngoài v.v

Thứ ba, tần suất kê khai tài sản

Thực tiễn pháp luật các nước châu Á chỉ ra các phương thức như sau: kê khai ở thời điểm đầu và cuối nhiệm kỳ; kê khai định kỳ; kê khai đột xuất; kết hợp chế độ kê khai lúc bắt đầu và kết thúc nhiệm kỳ, cũng như cập nhật định kỳ trong thời gian đương chức Tần suất kê khai của công chức phải được quyết định căn cứ trên một số yếu tố như: giá trị của những thông tin mới tạo điều kiện cho hệ thống hoàn thành nhiệm vụ; năng lực của

cơ quan quản lý trong xử lý khối lượng thông tin; tránh quy định kê khai phiền hà đối với công chức làm nảy sinh nguy cơ không tuân thủ Vì lẽ đó, mức độ thường xuyên của việc

kê khai tài sản ở các quốc gia châu Á cũng có những điểm đặc thù Đối với Việt Nam, việc kê khai được thực hiện hàng năm, phải hoàn thành chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm (khoản 4 Điều 9 Nghị định 78/2013/NĐ-CP) Riêng với những người ứng cử vị trí đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, việc kê khai tài sản, thu nhập của họ sẽ được thực hiện theo quy định của hội đồng bầu cử Như vậy Việt Nam lựa chọn phương thức kê khai định kỳ, được thực hiện khi cán bộ, công chức còn đang tại chức Phương thức này có ưu điểm hơn so với quy định kê khai ở thời điểm đầu, cuối nhiệm kỳ kết hợp cập nhật định kỳ (áp dụng tại nhiều nước như Ấn Độ, Afghanistan, Indonesia…) đó là: giảm bớt được lần kê khai khi mới nhậm chức và khi rời vị trí, bởi việc kê khai là bắt buộc thực hiện hành năm sau khi bắt đầu nhiệm kỳ Tuy nhiên, việc không kê khai khi bắt đầu và kết thúc nhiệm kỳ sẽ không có cơ sở để so sánh, đánh giá tình hình thu nhập, tài sản của cán bộ, công chức trước khi bắt đầu nhiệm vụ và sau khi rời vị trí, bởi có thể có trường hợp mặc dù không còn tại chức, nhưng cựu cán bộ, công chức vẫn có thể dựa vào ảnh hưởng từ chức vụ cũ để thực hiện các hành vi làm giàu bất chính Một vấn đề nữa, đó

là các mẫu kê khai hiện nay tại Việt Nam đều được nộp bằng giấy, khiến việc xử lý thông tin tốn nhiều thời gian, việc thành lập cơ sở dữ liệu cũng rất khó khăn

Trang 26

21

Thứ tư, công khai bản kê khai tài sản

Công khai thông tin sẽ là một biện pháp răn đe bổ sung đối với những đối tượng

lạm dụng công quyền, dựa trên khả năng giám sát tăng cường mà nó mang lại Trên thực

tế, các nước áp dụng cơ chế công khai thông tin về tài sản theo 3 mức độ: thứ nhất, công

khai đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập của toàn bộ những người có nghĩa vụ kê khai;

thứ hai, công khai thông tin của một số đối tượng được lựa chọn; thứ ba, giữ bí mật - chỉ

công khai thông tin trong một số trường hợp đặc biệt Việt Nam lựa chọn mô hình là công khai toàn bộ bản kê khai của các chủ thể có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập bằng hình

thức niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc công bố tại các cuộc họp (Điều 13

Nghị định Số 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Minh bạch tài sản, thu nhập) Ngoài ra,

bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ngoài việc

công khai tại nơi thường xuyên làm việc còn phải công khai tại hội nghị cử tri theo quy

định của Hội đồng bầu cử (khoản 2 Điều 7 Thông tư Số 08/2013/TT-TTCP) Khi đối chiếu so sánh với những quốc gia châu Á, có thể thấy rằng chỉ còn một số ít các nước hiện nay còn lựa chọn mô hình công khai toàn bộ thông tin về tài sản của tất cả các công chức

có nghĩa vụ kê khai giống Việt Nam (đó là Hàn Quốc, Pakistan, Nhật Bản) Đại đa số các

nước lựa chọn cách thức công khai thông tin của một bộ phận người có nghĩa vụ kê khai

tài sản (như Mông Cổ, Hongkong, Kyrgyzstan, Bangladesh), hoặc không công khai thông tin về thu nhập, tài sản của bất cứ cá nhân nào trừ trường hợp đặc biệt (như Ma Cao, Kazakhstan, Azerbaijan, Tajikistan, Trung Quốc, Nepal) Ưu điểm của mô hình Việt Nam lựa chọn đó là không phải sàng lọc đối tượng nào cần công khai thông tin, đối tượng nào

cần giữ kín; đồng thời giúp công chúng được tiếp cận đầy đủ thông tin của tất cả các cán

bộ, công chức có nghĩa vụ kê khai tài sản, làm tăng khả năng giám sát của người dân với

bộ máy công quyền Tuy nhiên, hạn chế của phương thức này đó là ảnh hưởng đến sự

riêng tư của cá nhân; xuất hiện nhiều yêu cầu giải trình, xác minh tài sản mà đôi khi là bất hợp lý, không có căn cứ; bên cạnh đó cũng có những vấn đề khó khăn trong việc lưu trữ,

công khai thông tin, nhất là khi hệ thống kê khai tài sản chưa được số hoá

Trang 27

22

Thứ năm, xác minh tài sản, thu nhập

Việc xác minh tài sản, thu nhập góp phần tạo hiệu quả răn đe đối với những vi

phạm về làm giàu bất chính và kiểm soát xung đột lợi ích Có thể liệt kê một số căn cứ

hay cách thức được các quốc gia châu Á sử dụng để thực hiện việc xác minh tính trung

thực và chính xác liên quan đến tài sản, thu nhập như: xác minh mang tính chất ngẫu nhiên; xác minh dựa trên báo cáo về phân tích rủi ro; xác minh dựa trên dấu hiệu vi phạm hoặc dựa trên những tài sản không giải thích được nguồn gốc; xác minh dựa trên sự khiếu nại của người dân Việt Nam cơ bản đã áp dụng 2 cách tiếp cận trong việc lựa chọn bản

kê khai tài sản, thu nhập để tiến hành xác minh một phần hoặc toàn bộ nội dung kê khai

tài sản Cụ thể là: (1) khi có tố cáo về việc không trung thực trong kê khai tài sản, thu

nhập của người có nghĩa vụ kê khai; (2) khi có căn cứ cho rằng việc giải trình về nguồn

gốc tài sản tăng thêm không hợp lý Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam có quy định thêm

hai căn cứ khác: (1) khi xét thấy cần có thêm thông tin phục vụ cho việc bầu cử, miễn

nhiệm, bãi nhiệm, bổ nhiệm, kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai, và (2) khi có yêu

cầu của cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền Hai căn cứ xác minh này được cho là

cần thiết và phù hợp với đặc điểm chính trị và pháp luật của Việt Nam góp phần giảm bớt nguy cơ bỏ sót tội phạm tham nhũng, làm giàu bất chính, xung đột lợi ích Tuy nhiên Việt Nam cũng nên nghiên cứu, xem xét áp dụng các căn cứ khác phù hợp với đặc điểm của

Việt Nam nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho hoạt động xác minh đặc biệt là căn cứ xác

minh trên cơ sở nhận diện rủi ro

Thứ sáu, cơ quan có trách nhiệm trong việc thực hiện minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập

Nhiều quốc gia châu Á đã thành lập những cơ quan chuyên trách hoặc phối hợp để theo dõi và đánh giá việc kê khai tài sản của công chức Việt Nam áp dụng phương thức

yêu cầu các công chức nộp bản kê khai tài sản, thu nhập cho cấp trên của đơn vị mình làm việc Quy định tại Điều 14 Thông tư 08/2013/TT-TTCP cho thấy việc xác định cơ quan

có thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập ở Việt Nam dựa trên việc xác định cơ quan

quản lý đối tượng thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập Việc phân chia thẩm quyền này

dựa trên đặc điểm hệ thống chính trị của Việt Nam Tuy nhiên, cách phân định thẩm

Trang 28

23

quyền xác minh có phần phức tạp và mất nhiều thời gian trong quá trình xác minh Trước khi ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập, người có thẩm quyền quyết định xác minh

phải có văn bản yêu cầu người dự kiến được xác minh phải giải trình một phần hoặc toàn

bộ nội dung đã kê khai trong Bản kê khai Sau khi nhận được giải trình của người được

yêu cầu, người có thẩm quyền quyết định xác minh có trách nhiệm xem xét, đánh giá giải trình của người có nghĩa vụ giải trình Xác minh tài sản, thu nhập chỉ được thực hiện khi

văn bản giải trình của người được yêu cầu giải trình chưa thể hiện rõ ràng, hợp lý các nội dung yêu cầu Trong khi đó, ở phần lớn các nước trên thế giới, nội dung kê khai tài sản sẽ được xác minh luôn bởi một cơ quan độc lập và tập trung thay vì việc phân cấp quản lý

như ở Việt Nam Điều này góp phần tạo ra sự chuyên nghiệp hóa trong xác minh tài sản,

thu nhập và giảm bớt gánh nặng cho nền hành chính cũng như đem lại hiệu quả cao nhất

trong việc phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, xung đột lợi ích và làm giàu bất chính

Thứ bảy, biện pháp xử lý vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập

Việc quy định chế tài xử lý vi phạm nào để vừa mang tính hợp lý, vừa mang tính

khả thi là bài toán cần được giải quyết một cách cẩn trọng Thực tế ở các quốc gia châu Á cho thấy quy định hình thức xử lý nào và chế tài ra sao phụ thuộc vào những hành vi mà

pháp luật muốn phát hiện và ngăn ngừa, phụ thuộc vào điều kiện thực hiện việc xử lý vi

phạm trong kê khai ở từng nước Đa số quốc gia châu Á chỉ sử dụng biện pháp xử lý hành chính bằng chế tài kỉ luật, tuy nhiên có một số quốc gia kết hợp cả biện pháp xử lý hình

sự (như Apghanistan, Pakistan, Trung Quốc) Tại Việt Nam, hướng dẫn tại Thông tư số

08/2013/TT-TTCP, Điều 30, 31, 32 quy định: người vi phạm về thời hạn trong minh bạch tài sản, thu nhập; vi phạm về kê khai, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không trung

thực; vi phạm trong xác minh tài sản, thu nhập, tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ

luật theo quy định pháp luật như: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức Như vậy, có thể thấy rằng giống với phần lớn các quốc gia châu Á, Việt Nam chỉ quy định biện pháp xử lý kỉ luật (hành chính) đối với loại vi phạm

này Thậm chí, một số nước vẫn chưa quy định các biện pháp trừng phạt cụ thể đối với

các kê khai sai và chỉ có rất ít quốc gia đã thiết lập nên chế tài hình sự Nhìn chung các

Trang 29

24

quốc gia đều nhận thấy mức độ nguy hiểm của loại hành vi này chưa cần thiết phải sử

dụng đến chế tài hình sự để xử lý

2 So sánh chế định kiểm soát xung đột lợi ích

Trước hết nghiên cứu so sánh chỉ ra khái niệm xung đột lợi ích trong pháp luật

PCTN một số nước Châu Á Có những quốc gia đưa ra định nghĩa về xung đột lợi ích

dưới hình thức liệt kê các tình huống cụ thể Ví dụ, theo Điều 4 Bộ quy tắc ứng xử của

công chức Hàn Quốc, các tình huống xung đột lợi ích cụ thể gồm: (1) Khi cán bộ, công

chức cấp trên ra lệnh cho cán bộ, công chức cấp dưới mà có thể gây ảnh hưởng tới việc

thực hiện nhiệm vụ một cách công bằng; (2) Khi một cán bộ, công chức nhận thấy khó

thực hiện nhiệm vụ của mình một cách công bằng vì có liên quan tới lợi ích riêng; (3) Khi một chính trị gia ép buộc hoặc yêu cầu công chức thực hiện nhiệm vụ một cách bất hợp

pháp.7 Có quốc gia lại quy định theo hướng vừa phản ánh bản chất của xung đột lợi ích,

vừa xác định các hoàn cảnh cụ thể được xem là có xung đột lợi ích Ví dụ, Điều 70 Luật

công chức (Law on Public Servants) 8 của Trung Quốc quy định bao bùm tất cả các tình

huống cần tránh xung đột lợi ích nói chung, “khi có bất kỳ lợi ích cá nhân nào có liên

quan, khi có bất kỳ lợi ích nào của những người liên quan của công chức được quy định ở Điều 68 của luật này, bất kỳ tình huống nào khác mà có thể ảnh hưởng đến tính khách

quan của hoạt động thi hành công vụ.” Cả hai cách định nghĩa này đều thể hiện được hai

loại xung đột lợi ích hiện hữu và tiềm ẩn

Về ý nghĩa của việc kiểm soát xung đột lợi ích, các quốc gia ngày càng đồng thuận với nhau rằng kiểm soát xung đột lợi ích là một biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu

quả và đang đặt vấn đề này lên hàng đầu Năm 2002, Ủy ban độc lập chống tham nhũng

của Hàn Quốc (Korea Independent Commission Against Corruption - KICAC) đã được

thành lập để thực hiện các biện pháp PCTN mới phù hợp Các khía cạnh chính của cách

tiếp cận của KICAC bao gồm: chuyển đổi chính sách từ trừng phạt sang phòng ngừa; cải

thiện thể chế trong các lĩnh vực dễ bị tham nhũng; phát hiện để phòng tránh việc công

Trang 30

25

chức phải đối mặt với các tình huống xung đột lợi ích 9 Việc ban hành Bộ quy tắc ứng xử dành cho công chức năm 2003 với việc lập ra 16 tiêu chuẩn ứng xử cho thấy Hàn Quốc đã nhìn ra ý nghĩa của việc kiểm soát xung đột lợi ích Trung Quốc là một quốc gia có vấn

nạn tham nhũng nghiêm trọng và cũng có những bước đi nghiêm khắc để giảm tham nhũng coi việc kiểm soát xung đột lợi ích chính bước đi trước để chống tham nhũng Tuy vậy, Trung Quốc vẫn cho thấy rằng việc kiểm soát xung đột lợi ích là nhiệm vụ phức tạp

và đầy thách thức.10 Thái Lan quan niệm xung đột lợi ích như là một hình thức tham nhũng Tham nhũng gần với xung đột lợi ích vì cả hai đều chung nguồn gốc của việc có lợi ích tư nhân từ sự mất mát của lợi ích công Do vậy, phải đề cao vấn đề kiểm soát xung đột lợi ích.11 Như vậy, rõ ràng các quốc gia có sự nhất trí rất cao về nâng tầm quan trọng của kiểm soát xung đột lợi ích, đưa nó lên hàng đầu trong chính sách phòng ngừa tham

nhũng

Bên cạnh đó, so sánh quy định về các biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích theo

pháp luật PCTN một số nước Châu Á cho thấy:

Biện pháp đầu tiên được quy định là biện pháp kê khai tài sản và thu nhập của cán

bộ, công chức nhà nước Pháp luật Singapore quy định mỗi năm công chức, viên chức,

quan chức phải khai báo một lần với Nhà nước về tài sản của bản thân và của vợ (chồng) bao gồm: Tiền thu nhập, tiền gửi tiết kiệm, tiền cổ phiếu, đồ trang sức, ô tô, nhà cửa…

Những tài sản tăng lên phải khai rõ nguồn gốc, cái gì không rõ nguồn gốc có thể coi là

tham ô, tham nhũng và bị tịch thu toàn bộ.12 Luật đạo đức công vụ quốc gia (The National Public Service Ethics Act) 1999 của Nhật Bản quy định những trường hợp yêu cầu công chức công bố và báo cáo cụ thể về quà tặng hoặc tài sản nhận về từ 5000 yên trở lên Bộ quy tắc ứng xử cho công chức (Code of Conduct for Public Officials) của Hàn Quốc quy định về đăng ký và công bố tài sản cá nhân của các công chức cao cấp Bên cạnh đó Luật đạo đức công vụ (Public Service Ethics Act) của Hàn Quốc quy định về hệ thống đăng ký

9 Gae Ok Park, Managing conflicts of interest in the Republic of Korea: Policies and instruments, tr.59

10 Hao (Victor Wu) and Xiaoqi (Claudia), Managing Conflicts of Interest in China's Public Sector: Fighting Corruption at the Early Stage, Sun 2014, Volume 13, page 147

11

12 Tham khảo: Koh Teck Hin, Corruption Control in Singapore, tại địa chỉ http://www.unafei.or.jp/english/pdf/RS_No83/No83_17VE_Koh1.pdf

Trang 31

26

tài sản cá nhân, trong đó đưa ra yêu cầu đối với tất cả công chức bậc 4 trở lên phải đăng

ký tài sản Đối với Trung Quốc, Luật công chức là văn bản pháp luật chính quy định về

kiểm soát xung đột lợi ích Ngoài ra, còn có những quy định trong Luật về thẩm phán

(Điều 7), Luật cảnh sát nhân dân (Điều 45), Bộ quy tắc về hành vi chuẩn mực cho các

kiểm sát viên (Điều 19 và 20), Luật Kiểm toán (Điều 13) và Luật quản lý hành chính (Điều 14) giải quyết vấn đề xung đột lợi ích trong các nhóm công chức cụ thể như thẩm

phán, cảnh sát, kiểm toán viên, kiểm sát viên, giám sát viên hành chính Ở Trung Quốc,

những quy định sớm nhất về công khai tài sản là “Quy tắc về công khai tài sản đối với các quan chức cao cấp” được ban hành năm 2010 Như vậy, có thể nhận thấy các nước Châu

Á đã ban hành quy định về kê khai tài sản, thu nhập với một trong những mục đích là

kiểm soát xung đột lợi ích

Biện pháp tiếp theo để kiểm soát xung đột lợi ích là quy định về hành vi ứng xử

của công chức Theo các quy định của pháp luật, công chức Singapore bị cấm không

được nhận quà biếu dưới bất kì hình thức nào và giá trị nào hoặc phần thưởng từ bất cứ

ai do đã hay sẽ làm gì đó trong chức trách của mình; không được ăn uống hay giải trí với bất cứ ai có quan hệ làm việc, nhằm tránh bị tố cáo là thiên vị; không được mời ai có

quan hệ làm việc với mình đến dự tiệc do mình tổ chức; không được đi nước ngoài do

nhà thầu tổ chức dưới danh nghĩa là “tập huấn” hay “kiểm tra” sản phẩm mà nhà thầu đó

cung cấp; không được để cho nhà thầu thanh toán các hóa đơn chi tiêu của mình 13 Nhật Bản quan tâm xây dựng Luật đạo đức công vụ Quốc gia (Japan National Public Service

Ethics Law, 1999), trong đó quy định các nghĩa vụ của công chức nhà nước Luật này

đưa ra hướng dẫn về các tiêu chuẩn tối thiểu đối với hành vi của công chức với mục đích

chính là ngăn ngừa hối lộ và các hành vi sai trái khác của công chức Luật này đưa ra hai

trụ cột làm cơ sở cho các hướng dẫn cụ thể hơn: quy tắc ứng xử và quy tắc báo cáo Quy

tắc ứng xử đối với công chức có hai phần quy định: hành vi bị cấm liên trong mối quan

hệ giữa công chức với các bên liên quan và các hành vi bị cấm khác Các bên liên quan

đề cập đến các bên có thể hưởng lợi trực tiếp hoặc bị phạt thông qua công chức các

13 Tham khảo: Koh Teck Hin, Corruption Control in Singapore tại địa chỉ: http://www.unafei.or.jp/english/pdf/RS_No83/No83_17VE_Koh1.pdf

Trang 32

27

nhiệm vụ của liên quan đến sự cho phép hoặc ủy quyền, kiểm tra tại chỗ và hợp đồng

Đối với quy tắc báo cáo thì có ba hệ thống báo cáo: (a) Báo cáo về các khoản đóng góp

nhận được từ các đơn vị kinh doanh và các bên khác; (b) báo cáo về các giao dịch trên

thị trường chứng khoán trong năm; và (c) báo cáo về thu nhập kiếm được trong năm

Những quy định này đều có ý nghĩa giúp phát hiện nguy cơ xung đột lợi ích Hàn Quốc

xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho công chức (Code of Conduct for Public Officials) có

hiệu lực pháp lý theo một sắc lệnh của Tổng thống ban hành năm 2003 Sắc lệnh này đưa

ra các hướng dẫn về hành vi ứng xử của công chức để giảm thiểu những mối liên quan

giữa lợi ích công và lợi ích tư nhân trong khi thực hiện các nghĩa vụ của họ, theo đó các

hành vi bị cấm của công chức bao gồm: không được sử dụng vị trí của mình làm đem lại lợi ích cho bản thân hoặc người được chọn khác (Điều 10); không được sử dụng bất kỳ

vật có giá trị hoặc lợi ích khác làm ảnh hưởng tới việc công chức khác thực hiện nhiệm

vụ của họ một cách công bằng nhằm mang lại lợi ích riêng cho mình (Điều 11); không

được tham gia vào các giao dịch hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản,

và các công cụ tài chính khác mà sử dụng thông tin của họ thu được trong quá trình làm

việc công quyền (Điều 12); không được nhận tiền hoặc tài sản giá trị khác từ người có

liên quan đến nhiệm vụ của họ (Điều 14) Luật Công chức của Trung Quốc quy định:

“Trường hợp người có mối quan hệ như chồng và vợ, quan hệ huyết thống trong phạm vi

ba đời, mối quan hệ tình cảm gần gũi với công chức thì người có liên quan không được

đảm nhiệm vị trí dưới quyền của một thành viên đứng đầu trong cùng một cơ quan, hoặc đảm nhiệm vị trí cấp trên và trợ lý, hoặc làm những công việc như tổ chức nhân sự, điều tra xử lý kỷ luật, kiểm toán và tài chính của cơ quan mà có người có liên quan làm lãnh

đạo” (Điều 68) Những quy định này nhằm mục đích phòng ngừa xung đột lợi ích từ

mối quan hệ gia đình Ngoài mối quan hệ gia đình, Điều 69 Luật công chức yêu cầu phòng tránh xung đột lợi ích chéo giữa các đơn vị của cơ quan “khi công chức đảm nhiệm vị trí lãnh đạo của một cơ quan ở thị trấn hoặc cấp quận hoặc các đơn vị trực

thuộc các cơ quan đó.” Thái Lan cũng quy định nhiều việc cán bộ công chức không được làm để tránh xung đột lợi ích Cụ thể như Điều 84 Luật công chức của Thái Lan (Civil

Servant Act) quy định cán bộ công chức không được đồng thời làm quản lý hoặc đảm

Trang 33

28

nhiệm vị trí tương tự trong công ty tư nhân Điều 18 của Luật chính quyền địa phương tự

trị (Municipality Act) quy định các công chức địa phương không được có lợi ích tư trong

việc thực hiện các hợp đồng tư nhân với chính quyền địa phương Các quy định tương tự

cũng được áp dụng đối với các cơ quan khác và quan chức cấp cao hơn.14

Nghiên cứu cũng so sánh quy định về trách nhiệm báo cáo xung đột lợi ích, cho

thấy đa số các quốc gia được nghiên cứu quy định trách nhiệm này cho cá nhân công chức

có liên quan và người lãnh đạo trực tiếp của công chức Điều 71 Luật Công chức của Trung Quốc quy định bản thân công chức có nghĩa vụ phải báo cáo về tình huống có xung đột lợi ích và xin tránh khỏi việc thực thi nhiệm vụ trong tình huống đó Những người có

lợi ích liên quan có quyền báo cáo và những người khác biết tình huống có xung đột lợi

ích có thể báo cáo với cơ quan có thẩm quyền Điều 4 Bộ Quy tắc ứng xử cho công chức

Hàn Quốc quy định nghĩa vụ báo cáo này cho chính công chức ở trong tình huống có xung đột lợi ích

Các biện pháp xử lý xung đột lợi ích được quy định trong pháp luật PCTN của các

quốc gia châu Á bao gồm chuyển đổi vị trí công tác; quy định xử lý đối với việc không kê khai tài sản, thu nhập; quy định xử lý kỉ luật hoặc hình sự đối với vi phạm về xung đột lợi ích

Chuyển đổi vị trí công tác là việc chuyển đổi các công chức ở những vị trí có xung đột lợi ích sang những vị trí khác; thực hiện việc định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức,

viên chức làm việc tại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà

nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân

nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng Ở Trung Quốc, Luật công chức quy định về thay đổi nhân sự để phòng ngừa xung đột lợi ích bao gồm việc chuyển đơn vị công tác, chuyển đổi vị trí và biệt phái để có thêm kinh nghiệm công tác (Điều 63, 64, 65, 66)

14 Tham khảo: Medhi Krongkaew, Private gain from public loss: How Thailand copes with corruption from conflict

of interest, OECD, 2005, page 98

Trang 34

29

Để giải quyết tình huống xung đột lợi ích thì Hàn quốc đưa ra các giải pháp cụ thể (Điều 4 của Bộ quy tắc ứng xử đối với công chức)15 : bao gồm việc từ chối làm theo lệnh giải quyết công việc trong tình huống có xung đột lợi ích, tránh việc thực hiện nhiệm vụ

có liên quan đến xung đột lợi ích, báo cáo vấn đề tới người đứng đầu cơ quan của mình hoặc tham khảo Bộ quy tắc ứng xử của công chức trước khi giải quyết vấn đề

Điều 5 của Luật phòng ngừa tham nhũng Singapore (Singapore Prevetion of Corruption) đưa ra quy định cấm công chức đòi hỏi, nhận hoặc đồng ý nhận, đưa, hứa sẽ đưa, đề nghị tới bất kỳ ai lợi ích cho người đó hoặc người có liên quan bất kỳ một khoản tiền hối lộ nào để xui khiến, cảm ơn hoặc các lí do khác đều bị coi là phạm tội.” 16 Điều 2 của Luật này xác định nội hàm của các khoản hối lộ rất rộng, do vậy điều luật này có khả năng bao trùm được những lợi ích trong thực tế được sử dụng dẫn tới tình huống xung đột lợi ích mà trong đó có ít nhất một bên là cán bộ, công chức nhà nước

Bên cạnh quy định nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập và các quan hệ có ảnh hưởng đến lợi ích công, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan đều quy định rất nghiêm khắc là nếu công chức nào không chứng minh được nguồn gốc tài sản thì sẽ bị tịch thu và công khai thông tin trên báo chí Trung Quốc xử phạt nặng hơn đối với việc vi phạm quy định về tránh xung đột lợi ích Trách nhiệm pháp lý có thể là trách nhiệm kỉ luật hoặc trách nhiệm hình sự (Điều 101 Luật Công chức) Những quy định này có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện và xử lý xung đột lợi ích

Về cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát và xử lý xung đột lợi ích, theo kinh nghiệm

của các quốc gia trong nghiên cứu này, cơ quan được báo cáo và xử lý ban đầu đối với các trường hợp xung đột lợi ích là cơ quan quản lý trực tiếp công chức Bên cạnh đó, cơ quan chống tham nhũng của quốc gia cũng đồng thời thực hiện chức năng phát hiện, xử lý các tình huống xung đột lợi ích, như Singapore có Cục điều tra chống tham nhũng, Nhật Bản có Ủy ban dịch vụ công quốc gia, Hàn Quốc có Ủy ban độc lập chống tham nhũng, Thái Lan có Ủy ban chống tham nhũng quốc gia Bởi vì cơ quan chuyên trách PCTN này

15 Xem chi tiết Bộ quy tắc ứng xử đối với công chức Hàn Quốc, ban hành năm 2003 tại địa chỉ https://www.oecd.org/mena/governance/35521329.pdf

16 Tham khảo: Singapore Prevetion of Corruption tại địa chỉ Prevention_of_Corruption_Act.pdf

Trang 35

http://www.aseanhrmech.org/downloads/singapore-30

có sẵn lực lượng chuyên gia để thực hiện điều tra, xử lý tham nhũng nên việc điều tra, xử

lý xung đột lợi ích cũng là phù hợp và hiệu quả

3 So sánh chế định xử lý tham nhũng

Chế định xử lý tham nhũng được quy định khá nghiêm khắc và toàn diện trong

pháp luật PCTN của nhiều quốc gia Châu Á Pháp luật PCTN của các quốc gia được nghiên cứu so sánh đã cho thấy sự tập trung vào ba nội dung trọng tâm: thứ nhất là những nguyên tắc xử lý tham nhũng, thứ hai là xử lý người có hành vi tham nhũng và thứ ba là

xử lý tài sản do tham nhũng mà có

v Về nguyên tắc xử lý tham nhũng

Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy để có thể thực hiện tốt việc xử lý tham

nhũng cần chú trọng một số nguyên tắc trong lập pháp:

- Thứ nhất là có các quy định pháp luật toàn diện và hợp lý tạo cơ sở đáng tin cậy,

xác đáng và vững chắc cho việc xử lý tham nhũng

- Thứ hai là quy định cơ chế bảo đảm “tính độc lập” và “tính khách quan” của

việc thực thi pháp luật về PCTN

- Thứ ba là quy định những quyền hạn đặc biệt dành cho cơ quan PCTN và cơ chế

phối hợp hiệu quả trong việc xử lý tham nhũng do tính chất nhạy cảm và phức tạp của

công việc này

Đối với nguyên tắc thứ nhất, qua nghiên cứu so sánh có thể thấy một số đặc điểm

chung về lập pháp của một số quốc gia Châu Á như sau:

Một là, mỗi quốc gia đều có những văn bản pháp luật chuyên biệt về PCTN, trong

đó có những quy định nhằm nhận diện tội phạm tham nhũng, hình sự hóa tội tham nhũng

và đặc biệt là đưa ra các biện pháp, các chế tài nhằm xử lý tham nhũng Singapore có

Luật phòng ngừa tham nhũng (Prevention of Corruption Act – PCA) năm 1960; Hồng Kông đã ban hành Pháp lệnh về Phòng ngừa hối lộ (The Prevention of Bribery

Ordinance) năm 1971; Indonesia đã ban hành Luật số 31/1999 có nội dung về diệt trừ tội

phạm tham nhũng (Eradication of the Criminal Act of Corruption), sau đó tiếp tục ban

hành Luật 30/2002 để thành lập Ủy ban diệt trừ tham nhũng (The Commission for the

Trang 36

31

Eradication of Corruption – KPK) trở thành một cơ quan độc lập có trách nhiệm chính

trong nhiệm vụ đối đầu với tội phạm tham nhũng ở quốc gia này

Việt Nam đã có một văn bản riêng biệt quy định về vấn đề PCTN nói chung là

Luật PCTN năm 2005, điều này là phù hợp với xu thế chung của thế giới Tuy nhiên Luật PCTN của Việt Nam có một số khác biệt so với Luật PCTN của các quốc gia khác do luật này không trực tiếp quy định về tội phạm tham nhũng và các chế tài xử lý tham nhũng cụ thể, cũng không nhằm tăng cường thẩm quyền điều tra tham nhũng Có thể thấy các quy

định về xử lý tham nhũng lại là một điểm yếu của văn bản này Nói một cách khác Luật

này dường như chỉ có ý nghĩa tham chiếu đối với việc xử lý tham nhũng Luật cũng chưa bảo đảm được tính thống nhất với BLHS Đây cũng có thể coi là một trong những nguyên nhân khiến việc xử lý tham nhũng, đặc biệt là xử lý hình sự đối với tội phạm tham nhũng

ở Việt Nam chưa thực sự hiệu quả

Hai là, các quốc gia có những quy định rõ ràng về quyền hạn điều tra và các

năng lực khác của cơ quan điều tra nhằm tránh việc lạm dụng quyền lực nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo việc hoạt động hiệu quả của các cơ quan này Những quyền hạn ngoại

lệ của cơ quan điều tra và các cơ quan pháp luật khác, ví dụ quyền đóng băng tài khoản

hay quyền ra lệnh cấm đi lại, là đặc điểm dễ thấy trong các văn bản pháp luật chuyên biệt

về PCTN Các luật này cũng quy định các biện pháp chống lạm dụng các quyền nêu trên

của cơ quan điều tra, bao gồm cả những trường hợp cần phải tới tòa án để xin lệnh của

thẩm phán Đối với Việt Nam, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Điều 7),

việc điều tra, truy tố và xét xử tội phạm về tham nhũng tuân theo những nguyên tắc và

khuôn khổ chung đối với việc điều tra, xử lý mọi loại tội phạm, không có nguyên tắc chuyên biệt phù hợp với yêu cầu đấu tranh với loại tội phạm này Tuy Điều 223 và Điều

224 Bộ luật này có quy định các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được áp dụng trong

một số trường hợp mà trong đó có điều tra tội phạm về tham nhũng và Điều 129 thẩm

quyền phong tỏa tài khoản nhưng quy định như vậy vẫn hẹp hơn rất nhiều so với thẩm

quyền của các cơ quan điều tra của nhiều nước Châu Á

Đối với nguyên tắc thứ hai, quy định của pháp luật PCTN nhiều quốc gia Châu Á

cho thấy một cách để bảo đảm sự độc lập của các cơ quan điều tra và xử lý tham nhũng là

Trang 37

Luật 30 năm 2002 quy định: “Ủy ban diệt trừ tham nhũng là một cơ quan nhà nước thực

hiện trách nhiệm và quyền hạn một cách độc lập, tự do không chịu bất kì ảnh hưởng nào” Trường hợp của Hồng Kông minh họa cho sự vận hành trong thực tiễn các quy định

của hệ thống kiềm chế và đối trọng (checks and balances) được thiết lập nhằm loại trừ

nguy cơ không khách quan, vô tư 17 Cơ quan điều tra tham nhũng của Singapore tuy trực thuộc Văn phòng Thủ tướng nhưng lại hoạt động độc lập và không chịu sự chỉ đạo của

Thủ tướng.18

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong

công tác PCTN như Thanh tra Chính phủ; thanh tra chuyên ngành trong các bộ, ban, ngành và trong các cơ quan trực thuộc; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng

thuộc Bộ Công an, đều là các cơ quan thuộc nhánh quyền hành pháp và đều chịu sự chỉ

đạo của Chính phủ, các bộ, ngành Do đó tính độc lập trong tổ chức và hoạt động của các

cơ quan này không thực sự được bảo đảm

Đối với nguyên tắc thứ ba, tính phức tạp của hoạt động PCTN đòi hỏi cần trao cho

các cơ quan PCTN những quyền hạn đặc biệt Indonesia trao cho Ủy ban diệt trừ tham

nhũng quyền lực và những quyền hạn tối cao Sự giám sát của Ủy ban đối với các cơ quan khác được mở rộng tới quyền được tiếp quản việc điều tra trong một số trường hợp được quy định tại Điều 9 Luật 30/2002 Ủy ban này có quyền bắt người bị tình nghi và tạm

giam người đó trong thời gian dài nhất tới 120 ngày Theo Điều 13 của Luật này, những

quyền hạn trong điều tra của cơ quan này bao gồm: quyền ghi âm bí mật, cấm đi lại, điều tra các nguồn tài sản và các tài khoản ngân hàng, quyền đóng băng tài khoản của người bị tình nghi, quyền tiếp cận thông tin liên quan đến hồ sơ thuế và tài sản Đặc biệt Điều 11

17 GS Martin Painter, TS Đào Lệ Thu, Hoàng Mạnh Chiến, Nguyễn Quang Ngọc (2012), Báo cáo Phân tích so sánh pháp luật PCTN quốc tế: Bài học về những cơ chế xử lý và thực thi cho Việt Nam, Tài liệu thảo luận chính sách về

PCTN thực hiện bởi UKaid và UNDP, tr 19

18 Nội dung chuyên đề 5 về cơ quan chống tham nhũng sẽ minh họa cụ thể vấn đề này

Trang 38

33

Luật này cho phép Ủy ban có thể mở cuộc điều tra trong 3 trường hợp đặc biệt: (a) trường hợp vụ việc liên quan đến những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật, điều hành chính phủ hoặc những bên có liên quan; (b) những vụ việc có sự quan tâm của công chúng hoặc/và (c) những vụ việc liên quan đến thiệt hại cho nhà nước vượt quá 1 tỷ Rp Những

quy định tương tự được tìm thấy trong Luật phòng ngừa tham nhũng của Singapore Điều

18 Luật này trao một số quyền điều tra đặc biệt cho Cục điều tra tham nhũng trong một số

vụ việc thích hợp thông qua ủy quyền của Công tố viên trưởng Văn bản ủy quyền của

Công tố viên trưởng có thể cho phép nhân viên của Cục có quyền điều tra bất kì tài khoản ngân hàng, tài khoản cổ phiếu, tài khoản giao dịch,tài khoản chi tiêu hoặc bất kì két gửi

đồ an toàn nào trong ngân hàng, và yêu cầu mở hoặc cung cấp cho nhân viên điều tra tất

cả thông tin, tài khoản, tài liệu cần thiết Thậm chí trong khoản 2 của Điều này còn quy

định cụ thể hình phạt dành cho những người cố tình không cung cấp thông tin trên đó là

có thể bị phạt tiền đến 2000 đô la Sing, hoặc phạt tù đến 1 năm, hoặc thậm chí là nhận cả

2 hình phạt Pháp luật Hồng Kông cũng quy định chi tiết thẩm quyền của Ủy ban độc lập

về chống tham nhũng trong Pháp lệnh về PCTN Đặc biệt có thể kể đến quy định tại Điều

13 của Pháp lệnh này đã trao cho các nhân viên của Ủy ban độc lập về chống tham nhũng

thẩm quyền điều tra đặc biệt Theo đó nếu như nhân viên của Ủy ban có lý do hợp lý để

tin rằng một người có một trong các hành vi tham nhũng được liệt kê trong Pháp lệnh thì

họ hoàn toàn có quyền điều tra các loại tài khoản như tài khoản ngân hàng, tài khoản đầu

tư, tài khoản mua hành, tài khoản tín thác (có thể hiểu là gần như tất cả các loại tài khoản liên quan đến hồ sơ tài chính của một cá nhân); và các loại sổ sách, giấy tờ liên

quan đến các loại tài khoản đó của người mà bị nghi ngờ là đã vi phạm ở trên Các nhân

viên có quyền yêu cầu cung cấp thông tin từ những người phát hành các loại tài khoản

này, đồng thời có quyền sao chép (có thể photo hoặc chụp ảnh) bất kì tài liệu nào có liên

quan Tương tự như Singapore, hình phạt dành cho những người không chấp hành nghĩa

vụ cung cấp các thông tin liên quan có thể lên đến 20.000 đôla Hồng Kông hoặc tù đến 1

năm Ngoài ra nhân viên của Ủy ban có quyền xin lệnh của tòa án để yêu cầu người bị

tình nghi giao nộp các giấy tờ đi lại và đóng băng tài khoản của họ

Trang 39

34

v Về xử lý người có hành vi tham nhũng

Việc quy định cụ thể, rõ ràng về chủ thể tham nhũng, các hành vi tham nhũng cần

bị xử lý cùng với các hình thức xử lý có tính khả thi và các chế tài hiệu quả chính là nhân

tố tạo ra sự thành công trong công tác chống tham nhũng ở một số quốc gia Châu Á Điều quan trọng là các quốc gia này đều có luật riêng quy định về xử lý tham nhũng (hoặc hối

lộ) Các luật riêng này có tính cưỡng chế cao, là nguồn luật trực tiếp để áp dụng xử lý

tham nhũng chứ không chỉ có tính tham chiếu như Luật PCTN của Việt Nam Một số quốc gia (như Singapore, Indonesia) kết hợp quy định về tham nhũng ở cả BLHS và Luật PCTN, trong đó quy định các hình thức tham nhũng truyền thống (nhận, đưa hối lộ và

tham ô tài sản) trong BLHS và một số hình thức tham nhũng mới như: hối lộ công chức

nước ngoài, làm giàu bất chính, đưa và nhận quà biếu, hối lộ ở khu vực tư…trong Luật

PCTN

Trước hết, về việc quy định chủ thể tham nhũng và hành vi tham nhũng, nghiên

cứu so sánh cho thấy các quốc gia Châu Á được nghiên cứu so sánh quy định rất toàn

diện về chủ thể và hành vi tham nhũng, bao gồm cả công chức và người không có chức

vụ, cả tham nhũng công, tham nhũng tư và hối lộ công chức nước ngoài, cả trách nhiệm

của cá nhân và pháp nhân

Pháp luật Singapore quy định chủ thể nhận hối lộ là thành viên của Nghị viện hoặc thành viên của một cơ quan công quyền hoặc một nhân viên của một tổ chức tư 19 Luật phòng ngừa tham nhũng của Singapore quy định người đưa hối lộ có thể là bất kỳ ai, cá

nhân hoặc tổ chức, có hoặc không có tư cách pháp nhân Luật phòng ngừa tham nhũng

của Singapore cũng quy định cụ thể các dạng hành vi như đòi hỏi, nhận hoặc đồng ý nhận

và đưa, mời chào hoặc chấp nhận yêu cầu hối lộ.20

Indonesia quy định rất đa dạng các tội phạm tham nhũng trong BLHS và Luật diệt

trừ tham nhũng để có cơ sở xử lý tham nhũng một cách triệt để BLHS quy định tội đưa

hối lộ (Điều 209), đưa hối lộ cho thẩm phán (Điều 210), tội gian lận chiếm đoạt trong quá trình thiết kế, thi công và mua bán vật liệu xây dựng gây mất an toàn cho công trình (Điều

19 Điều 6, Điều 11 và Điều 12 Luật phòng ngừa tham nhũng của Singapore

20 Ví dụ xem Điều 385 về tội nhận hối lộ hay Điều 389 về tội đưa hối lộ trong BLHS Trung Quốc

Trang 40

35

387), tội gian lận chiếm đoạt các đối tượng vật chất phục vụ cho lực lượng quân đội có

khả năng dẫn đến nguy hại cho an ninh quốc gia khi có chiến tranh (Điều 388), một loạt

tội phạm lợi dụng công quyền như tham ô tài sản, nhận hối lộ, nhận hối lộ bởi thẩm phán, lợi dụng chức quyền trong khi thi hành công vụ…bao gồm cả tội phạm liên quan đến xung đột lợi ích (Điều 415 đến Điều 435) Luật diệt trừ tham nhũng quy định tội làm giàu bất chính (Điều 2 và Điều 3), đồng thời quy định tăng nặng hình phạt đối với một loạt tội phạm tham nhũng đã được xác định trong BLHS (từ Điều 4 đến Điều 12), quy định tội

đưa quà biếu (Điều 13), bên cạnh đó còn quy định các hành vi phạm tội khác có liên quan đến tham nhũng giống như những hành vi cản trở công lý được đưa ra trong Công ước

của LHQ về chống tham nhũng (Điều 21 đến Điều 24)

Luật hình sự Trung quốc còn quy định các tội hối lộ trong khu vực tư Cụ thể các

tội nhận và đưa hối lộ trong hoạt động của các công ty, xí nghiệp được quy định tại Điều

163 và Điều 164 Mục 3 (Tội xâm phạm trật tự quản lý công ty, xí nghiệp) của BLHS

Theo các quy định đó, hành vi đòi nhận hoặc nhận tài sản của người khác một cách bất

hợp pháp của nhân viên công ty, xí nghiệp lợi dụng vị trí công tác của mình để làm lợi

cho người đưa hoặc hành vi đưa tài sản cho nhân viên công ty, xí nghiệp để hưởng lợi bất chính sẽ cấu thành các tội hối lộ trong khu vực tư nêu trên

Trong khi đó, Luật PCTN của Việt Nam quy định 12 loại hành vi tham nhũng (Điều 3), tuy thể hiện sự tương đồng nhất định với những quy định trong pháp luật PCTN của một số nước Châu Á nhưng còn có những khác biệt thể hiện ở hình thức tham nhũng, chủ thể tham nhũng.21 Sự thiếu thống nhất còn thể hiện trong nội tại hệ thống pháp luật

Việt Nam, cụ thể là thiếu thống nhất giữa Luật PCTN trong quy định về các hành vi tham nhũng với BLHS trong quy định về các tội phạm tham nhũng 22 Bên cạnh đó, có thể thấy

21 Xem một số đánh giá cụ thể tại Báo cáo nghiên cứu của các tác giả Alan Doig, Đào Lệ Thu và Hoàng Xuân Châu

với tiêu đề: Hình sự hóa hành vi tham nhũng: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và vận dụng ở Việt Nam Một tài liệu thảo luận chính sách về PCTN thực hiện bởi Cơ quan phát triển Quốc tế Anh (DFID) của Vương quốc Anh và Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) Hà Nội, Việt Nam: Tháng 10 năm 2013

Truy cập tại _VIETNAMESE.pdf , ngày 24/9/2017

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU/Attachments/2054/FINAL_REPORT_-22 Xem: Chuyên đề “Nghiên cứu tính thống nhất giữa BLHS trong việc quy định các tội phạm với các luật khác trong

hệ thống pháp luật Việt Nam”, Đặc san Thông tin khoa học pháp lý của Viện khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, số 9

năm 2016, ISSN 1859 – 0160, tr.27-28

Ngày đăng: 28/07/2019, 18:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w