Đối với các khu tập thể cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và với Khu tập thể Khương Thượng nói riêng trước sự gia tăng dân số, xây dựng tự phát, dẫn tới thiếu hụt trầm trọng khô
Trang 1TRẦN HÀ HẢI YẾN
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU TẬP THỂ KHƯƠNG THƯỢNG,
Trang 2TRẦN HÀ HẢI YẾN
KHÓA: 2017-2019
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU TẬP THỂ KHƯƠNG THƯỢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN TUẤN ANH
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN:
PGS.TS NGÔ THÁM
Hà Nội - 2019
Trang 3Gia đình, cùng bạn bè đồng nghiệp, những người đã chia sẻ khó khăn, động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ Kiến trúc
Tuy đã rất cố gắng, nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản thân còn hạn chế nên nội dung Luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự đóng góp những ý kiến quý báu của Hội đồng khoa học nhà Trường cùng các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè Đặc biệt mong mỏi được sự quan tâm sâu sắc của các thầy cô trực tiếp phản biện đối với Luận văn này để nội dung Luận văn được hoàn thiện hơn, nội dung nghiên cứu của tôi có tính thực tiễn cao hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả luận văn
Trần Hà Hải Yến
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục hình ảnh vii
Danh mục bảng biểu x
MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
Phương pháp nghiên cứu 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
Các thuật ngữ và khái niệm 3
Cấu trúc luận văn 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRONG KHU TẬP THỂ KHƯƠNG THƯỢNG 7
1.1.Khái quát về Khu tập thể Khương Thượng 7
1.1.1 Vị trí và ranh giới nghiên cứu 7
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 10
1.2 Thực trạng Khu tập thể Khương Thượng 11
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 11
1.2.2 Dân cư, lao động 11
1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất 13
1.2.4.Hiện trạng kiến trúc công trình 15
1.2.5 Hiện trạng không gian mở, không gian xanh 20
1.2.6 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường 25
Trang 61.3 Đánh giá tổng hợp và các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết 31
1.3.1 Đánh giá tổng hợp 31
1.3.2 Các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết 33
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU TẬP THỂ KHƯƠNG THƯỢNG 34
2.1 Cơ sở pháp lý 34
2.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật 34
2.1.2 Các đồ án quy hoạch được phê duyệt có liên quan 35
2.2 Cơ sở lý thuyết 36
2.2.1 Cơ sở lý thuyết về kiến trúc cảnh quan 36
2.2.2 Cơ sở lý thuyết về quy hoạch đô thị 38
2.2.3 Cơ sở lý thuyết về quy hoạch cải tạo, tái thiết đô thị 46
2.2.4 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững 50
2.3 Bài học kinh nghiệm 53
2.3.1.Kinh nghiệm Thế giới 53
2.3.2 Kinh nghiệm trong nước 64
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU TẬP THỂ KHƯƠNG THƯỢNG 67
3.1 Quan điểm, mục tiêu 67
3.1.1 Quan điểm 67
3.1.2 Mục tiêu 67
3.2 Nguyên tắc 68
3.3 Giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan Khu tập thể Khương Thượng 68
3.3.1 Về cơ cấu 68
3.3.2 Sử dụng đất 70
3.3.3 Về công trình kiến trúc 73
3.3.4 Về không gian mở, không gian xanh, không gian liên kết 79
3.3.5 Về hạ tầng kỹ thuật và môi trường 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
Trang 7Kết luận 101 Kiến nghị 103
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu
hình
Trang 10Hình 2.4 Mô hình đơn vị ở láng giềng và đơn vị ở cơ sở trong cơ cấu
Hình 2.8 Mô hình quy hoạch đơn vị ở với dạng tuyến nhà ở, trung
Hình 2.12 Chỉnh trang xây dựng khu xây dựng ven đường bằng cách
Hình 2.19 Các không gian xanh bị xâm hại và giảm đi đáng kể
Hình 2.21 Khu vực dịch vụ công cộng tại tầng trệt khu chung cư B14
Trang 11Hình 3.4 Mặt bằng tổ chức tầng cao công trình 76
Hình 3.18 Sơ đồ các hướng tuyến kết nối giữa khu vực nghiên cứu với
Hình 3.20 Giải pháp điểm đỗ xe đạp công cộng gọn gàng, tiết kiệm
Trang 12DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Trang 13Đối với các khu tập thể cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và với Khu tập thể Khương Thượng nói riêng trước sự gia tăng dân số, xây dựng tự phát, dẫn tới thiếu hụt trầm trọng không gian cảnh quan, tỷ lệ diện tích cây xanh, mặt nước so với quy chuẩn hiện nay rất thấp, và bị chiếm dụng để sử dụng vào nhiều mục đích khác như: làm nơi kinh doanh buôn bán, bãi đỗ xe…gây mất mĩ quan, phá vỡ cảnh quan đô thị và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và đời sống của người dân tại Khu tập thể Khương Thượng
Trước tình hình đó UBND thành phố Hà Nội đã có Công văn số 5621/UBND-ĐT ngày 30/9/2016 về việc giao các đơn vị lập Quy hoạch chi tiết tỷ
lệ 1/500 để thực hiện cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ trên địa bàn thành phố, trong đó có khu tập thể Khương Thượng Tuy nhiên, cho đến nay việc tái thiết lại khu tập thể Khương Thượng vẫn chưa được thực hiện
Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài nghiên cứu: Giải pháp tổ chức kiến trúc
cảnh quan Khu tập thể Khương Thượng, thành phố Hà Nội để góp phần tìm ra
giải pháp cải thiện không gian kiến trúc cảnh quan để nâng cao chất lượng môi trường sống, đáp ứng nhu cầu của người dân trước tình trạng môi trường sống xuống cấp nghiêm trọng và những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa
Trang 14Mục đích nghiên cứu
Đề xuất: Giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan Khu tập thể Khương Thượng
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Kiến trúc cảnh quan Khu tập thể Khương Thượng
Phạm vi nghiên cứu: Khu tập thể Khương Thượng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Tp Hà Nội
Quy mô nghiên cứu: 73.344m2 ( Khoảng 7.33 Ha )
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu từ thực tế: Điều tra khảo sát thực địa , quan sát ghi chép thực địa
- Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp: Thu thập tài liệu về tổ chức cây xanh, mặt nước, tài liệu và các đề tài có liên quan trong và ngoài nước
- Phương pháp tổng hợp: Phân tích xử lý số liệu và đề xuất các giải pháp, kết luận và kiến nghị
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp so sánh đối chiếu với các quy chuẩn quy phạm, lý thuyết cơ
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đưa ra biện pháp cụ thể để tổ chức kiến trúc cảnh quan cho khu tập thể Khương Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Trang 15Các thuật ngữ và khái niệm
Nhà chung cư: Là nhà ở nhiều tầng, có lối đi, cầu thang và hệ thống công
trình hạ tầng sử dụng cho nhiều hộ gia đình, cá nhân Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình,
cá nhân sử dụng nhà chung cư.[29]
Chung cư có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đô thị hiện đại, cho
phép tiêt kiệm sử dụng đất, giảm giá xây dựng, tạo cơ hội sở hữu nhà ở cho nhiều đối tượng, tầng lớp khác nhau
Khu tập thể: Là mô hình nhà chung cư cũ với thiết kế kiến trúc du nhập từ
các nước XHCN, đặc biệt là nền kiến trúc rất lớn mạnh từ Liên Bang Xô Viết lúc bấy giờ
Môi trường: Bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.[28]
Không gian mở : Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, “ Không gian
mở” có thể hiểu là không gian bên ngoài công trình, được giới hạn bởi mặt đứng của các công trình kiến trúc, mặt đất, bầu trời và các vật giới hạn không gian khác, phục vụ cho những hoạt động công công bên ngoài công trình với nhiều cấp độ khác nhau
Không gian xanh, không gian xanh đô thị:Không gian xanh đô thị được coi
là một thuật ngữ tương đối gần đây, có nguồn góc từ các phong trào bảo tồn thiên
nhiên đô thị và các ý tưởng quy hoạch không gian xanh (Swanwick, Dunnett và Woolley 2003)
Định nghĩa về “không gian xanh đô thị“ là một vấn đề luôn được tranh
luậnvà chưa có sự thống nhất Trên thế giới đã có rất nhiều khái niệm được đưa ra Mỗi chuyên ngành khác nhau đã đề xuất các khái niệm khác nhau từ góc độ chuyên môn của họ, chẳng hạn như: Không gian xanh đô thị, không gian mở đô thị, hệ
thống vườn đô thị, hệ thống vườn sinh thái (Manlun, 2003)
Trang 16George Wu (1999) cho rằng không xanh ám chỉ những khu đất được bao phủ
bởi thảm thực vật tự nhiên hoặc nhân tạo trong khu vực xây dựng và các khu vực quy hoạch
Từ góc độ quy hoạch cảnh quan và thiết kế đô thị, Ling Zhang (2001) đã định nghĩa không gian xanh đô thị gần như là tất cả các khu vực trong đô thị và các khu vực xung quanh nó, cho phép mọi người hòa mình với thiên nhiên Theo tổ chức Green Space – Scotland: Không gian xanh là bất kỳ diện tích thảm thực vật nào đó trong khu vực Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) định nghĩa không gian xanh là đất đai mà một phần hoặc hoàn toàn bao phủ bởi cỏ, cây, cây bụi, hoặc thảm thực vật khác; bao gồm các công viên, vườn công cộng, nghĩa trang
Tại Pháp, Không gian xanh được khái niệm là phần diện tích được phủ xanh (bằng cây, cỏ) trên mặt đất Tất cả các diện tích từ lớn đến nhỏ (vài mét vuông) đều
được tính vào diện tích KGX (Frédéric Ségur)
Trong luận văn này, “ Không gian xanh,, bao gồm toàn phần diện tích được
phủ xanh bởi thực vật và hệ thống sông, kênh, ao, hồ
Cảnh quan: Là không gian chứa đựng vật thể nhân tạo, thiên nhiên và
những hiện tượng xảy ra trong quá trình tác động giữa chúng với nhau và giữa chúng với bên ngoài.
Cảnh quan thiên nhiên: Là một bộ phận của bề mặt trái đất, có những
đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu thủy văn, đất đai, động thực vật…
Cảnh quan nhân tạo:Là cảnh quan được hình thành do hệ thống của
quá trình tác động của con người làm biến đổi cảnh quan thiên nhiên
Kiến trúc cảnh quan: Là không gian vật thể bao gồm: Công trình kỹ thuật,
nghệ thuật, không gian công cộng, cây xanh, biển báo và tiện ích đô thị v.v
Theo sách Kiến trúc cảnh quan của TS.KTS Hàn Tất Ngạn, Kiến trúc cảnh quan là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội hoạ,… nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc
Trang 17Kiến trúc cảnh quan bao gồm các thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con nước và động vật, không trung) và các thành phần nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí) Mỗi tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần này luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát triển.[12]
Quy hoạch cảnh quan: Là một thuật ngữ chuyên nghành chỉ việc tổ chức
cảnh quan chức năng trên một phạm vi rộng, mà trong đó chưa đựng các mối quan
hệ tương hỗ của các thành phần chức năng
Thiết kế cảnh quan: Là một hoạt động sáng tác tạo môi trường vật chất –
không gian bao quanh con người Đối tượng thiết kế cảnh quan là tạo hình địa hình với bậc thang, tường chắn đất, bề mặt trang trí bằng vật liệu xây dựng và cây xanh, các tác phẩm điêu khắc, hình thức kiến trúc, công trình nước… nghĩa là thành phần của môi trường vật chất – không gian
Cảnh quan đô thị: Là không gian đô thị cụ thể được con người thu nhận
được qua hướng quan sát không gian và cảnh quan của toàn đô thị Được xác lập bởi ba yếu tố: Cảnh quan thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị Là sự cảm nhận về mặt thẩm mỹ bằng thị giác của con người khi quan sát môi trường đô thị và sinh hoạt đô thị Hay nói các khác cảnh quan đô thị là
sự thống nhất của các yếu tố thiên nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, không trung, con người) và yếu tố nhân tạo ( kiến trúc công trình, đường phố, sân, quảng trường, trang thiết bị hoàn thiện lỹ thuật, tranh trượng trang trí…) Như vậy cảnh quan đô thị là môi trường nhân tạo phức tạp nhất và là thành phần quan trọng của cảnh quan văn hóa
Trang 18Cấu trúc luận văn
Danh mục các tài liệu tham khảo
Phụ lục ( Các phụ lục, ảnh, bản vẽ minh họa kèm theo)
Trang 19NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN TRONG KHU TẬP THỂ KHƯƠNG THƯỢNG
1.1.Khái quát về Khu tập thể Khương Thượng
1.1.1 Vị trí và ranh giới nghiên cứu
a Vị trí khu vực nghiên cứu
Khu tập thể Khương Thượng nằm trong địa giới hành chính phường Trung
Tự và phường Khương Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, thuộc phân khu K2 và phân khu J của đồ án Quy hoạch phân khu đô thị H1-3, tỷ lệ 1/2.000 với quy
mô 73.344m2 ( Khoảng 7.33 Ha ) [20]
- Khu 1: Quy mô 64.410m2
- Giới hạn khu vực nghiên cứu số 1
+ Phía Bắc: Giáp đường Đông Tác
+ Phía Nam: Giáp trường Đại học Y Hà Nội
+ Phía Đông: Giáp Ngõ 41 Phố Đông Tác
+ Phía Tây: Giáp đường Tôn Thất Tùng và khu dân cư hiện trạng
- Khu 2 : Quy mô 8.934m2
- Giới hạn khu vực nghiên cứu số 2
+ Phía Bắc: Giáp khu dân cư hiện trạng
+ Phía Nam: Giáp phố Tam Khương
+ Phía Đông: Giáp khu dân cư hiện trạng
+ Phía Tây: Giáp Tòa nhà MIPEC Tower và Trường mầm non Ngã Tư Sở
Trang 20Hình 1.1 Vị trí khu vực nghiên cứu trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 [20]
Trang 21Hình 1.2 Phạm vi ranh giới khu vực nghiên cứu trong QHPK [20]
Trang 221.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Khu tập thể Khương Thượng, phường Trung Tự được xây dựng những năm
1970, là một trong những khu nhà lắp ghép tấm lớn năm tầng đầu tiên của thành phố Hà Nội với những tiêu chí không gian của khu tập thể, áp dụng lý thuyết quy hoạch của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa
Khu tập thể Khương Thượng cũng như những khu tập thể khác, một thời là niềm tự hào của những cư dân, bởi nó là biểu tượng của nếp sống văn minh và thời thượng, là sự công nhận cống hiến của người lao động với cơ quan Những khu tập thể ở Hà Nội đã được xây dựng từ thập kỷ 70 Qua quá trình sử dụng nhiều năm, các khu tập thể hiện nay đang đối mặt với tình trạng xuống cấp trầm trọng, đặc biệt
là công trình kiến trúc, sự thu hẹp của các không gian cảnh quan, chất lượng môi trường sống giảm sút
+ Khu tập thể Khương Thượng cũng nằm trong xu thế chung này
- Từ năm 2000 đến nay:
+ Hầu hết các căn nhà tập thể được cơi nới, mở rộng nhằm tăng diện tích sử dụng Chính vì vậy, hình thức kiến trúc của Khu nhà tập thể đã bị thay đổi nhiều, không còn như thiết kế ban đầu
+ Mô hình buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ phát triển mạnh
+ Các không gian mở - các khoảng sân chơi giữa các khối nhà tập thể cũ bị chiếm dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: bãi để xe, kinh doanh, … Các không cảnh quan, không gian xanh ngày càng thu hẹp [20]
Trang 231.2 Thực trạng Khu tập thể Khương Thượng
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
a Địa hình
Hiện trạng nền xây dựng phần lớn đã xây dựng ổn định, cao độ nền xây dựng trung bình toàn khu vực khoảng :+6,0m, độ dốc nền trung bình I = 0,005 và ít bị ngập lụt
- Khu A: Cao độ nền hiện trạng từ +5,7m ÷ +6,9m, cao độ nền trung bình phổ biến : +6,0m
- Khu B và C: Cao độ nền hiện trạng từ +5,6m ÷ +7,0m, cao độ nền trung bình phổ biến: +6,2m
- Khu D: Cao độ nền hiện trạng từ +7,0m ÷ +7,7m, cao độ nền trung bình phổ biến: +7,2m
là 29,4°C, cao nhất tới 42,8°C về mùa đông lạnh 12°C thấp nhất 2,7°C Độ ẩm trung bình trong năm là 79% Hướng gió chủ đạo về mùa nóng là hướng Đóng Nam, về mùa lạnh là hướng Đông Bắc, chiếm 54% lượng gió trong cả năm Số giờ nắng trong cả năm: 1640 giờ, vào tháng 3: 47 giờ, vào tháng 7: 195 giờ Số ngày mưa trung bình trong năm khoảng 114 ngày mưa, lượng mưa trưng bình hàng năm khoảng 1245mm Bão xuất hiện nhiều vào tháng 7 và 8, cấp gió từ 8 đến 10, đôi khi tới cấp 12
1.2.2 Dân cư, lao động
- Ô quy hoạch số 1, thuộc phân khu K2 và phân khu J của đồ án Quy hoạch phân khu đô thị H1-3, có tổng cộng 8 tổ dân phố bao gồm: Tổ dân phố 15 đến 20, tổ dân phố 22 và tổ dân phố 23, thêm 1 khu nhà D của khu TT Khương Thượng
Trang 24- Tổng số hộ dân: 992 hộ
- Tổng số nhân khẩu: 2.753 người
- Người dân ở đây chủ yếu có hộ khẩu KT1 ( tức là dân số có địa chỉ hộ khẩu thường trú ngay tại đây) Một số có hộ khẩu KT2 (có hộ khẩu Hà Nội nhưng thuộc phường hoặc quận khác) và một số ít là dân số lưu trú tạm thời, sinh viên, người đi làm…
- Cụ thể dân số các tòa nhà được thống kê ở bảng bên.[19]
1 Tổ 15
5 Tổ 19
Khu nhà thấp tầng Ngõ 1 Tôn Thất Tùng 10 51
Trang 251.2.3 Hiện trạng sử dụng đất
Hình 1.3 Hiện trạng sử dụng đất (ô số 1)
Hình 1.4 Hiện trạng sử dụng đất (ô số 2)
Trang 26Tổng diện tích nghiên cứu: 7.33Ha bao gồm 2 ô :
- Ô số 1 (bao gồm khu A,B và D); quy mô 6.44 Ha trong đó :
- Ô số 2 (khu C): 0.89 Ha (Theo bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất QHPK đô thị H1-3, Tỷ lệ 1/2000 do Viện quy hoạch xây dựng lập)
Bảng 1.2 Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất 2 ô quy hoạch
STT Hạng mục sử dụng đất Diện tích
(Ha)
Tỷ lệ (%)
5 Đất đường giao thông nội bộ 0.5 6.82
6 Đất đường giao thông đối
* Đánh giá sơ bộ sử dụng đất hiện trạng
- Đất ở chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu sử dụng đất hiện trạng, diện tích đất cây
xanh trong khu vực nghiên cứu là rất thấp, chỉ chiếm 9.14% trên tổng diện tích khu vực nghiên cứu
- Tại khu vực không có quỹ đất cho công viên cây xanh tập trung đơn vị ở, chỉ có các khoảng sân giữa các khối nhà tập thể Nhưng khoảng sân cũng bị chiếm dụng vào mục đích khác
Trang 27- Mật độ xây dựng các khối nhà tập thể trong KTT Khương Thượng trong quá trình phát triển cùng sự gia tăng dân số , người dân cơi nới các chuồng cọp, xây dựng thêm tầng 1 để buôn bán…, đã lấn chiếm phần lớn không gian giữa các dãy nhà Điều này góp phần làm mức độ xuống cấp của KTT diễn ra nhanh và trầm trọng hơn; đồng thời hạn chế không gian dành cho cây xanh vốn đã thiếu hụt trong khu vực
- Mật độ xây dựng tại khu vực cao, tầng cao xây dựng trung bình thấp Do
đó, hiệu quả sử dụng đất không cao, không có quỹ đất dành cho các không gian cây xanh, mặt nước, không gian công cộng, hạn chế chất lượng sống của người dân khu
- Tầng cao:
Tầng cao trong khu vực nghiên cứu : Nhỏ hơn 6 tầng
1.2.4.Hiện trạng kiến trúc công trình
- Nằm trong ranh giới ô quy hoạch số 1 bao gồm:
+ 12 tòa nhà A (A1 đến A12), 4 tòa nhà B (B1 đến B4)
+ 1 tòa nhà E4, 1 tòa nhà D, 1 khu chợ A12 Khương Thượng
+ 1 khu nhà thấp tầng ở Ngõ 1 phố Tôn Thất Tùng
- Diện tích đất và diện tích xây dựng cụ thể từng tòa được thống kê ở bảng bên
- Tầng cao các tòa chủ yếu là 5 tầng, có 5 tòa cao 4 tầng (A5 đến A9)
- Hiện tại xung quanh tầng 1 của các tòa nhà dân cư đã cơi nới thêm đất để làm nhà ở và kinh doanh Ở các tầng trên cao thì cơi nới thêm diện tích sàn làm các chuồng cọp, làm thay đổi hiện trạng ban đầu của các tòa nhà
- Cụ thể dân số các tòa nhà được thống kê ở bảng bên.[19]
Trang 28Bảng 1.3 Bảng thống kê diện tích các khu nhà tập thể
tích(m2) Số tầng
Diện tích sàn xây dựng(m2)
12 Tòa nhà A12 Khương Thượng 1.149,6 5 5.748,0
19 Khu nhà thấp tầng Ngõ 1 Tôn Thất
Trang 29* Khu tập thể Khương Thượng có :
Hướng chủ đạo của công trình : Đông – Tây Các dãy nhà tập thể chạy ngang, song song nhau Điều này làm giảm thiểu nắng chiếu Hướng Tây cho các căn hộ Tuy nhiên, cấu trúc này cùng với mật độ xây dựng cao cũng làm hạn chế việc đón gió hướng Đông Nam cho các khối nhà tập thể phía Bắc
Các công trình cũ tại Khu tập thể Khương Thượng đến nay, đều bộc lộ nhược điểm về công năng và diện tích sử dụng hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của người dân Thực tế người dân đã tự cơi nới sửa chữa để mở rộng diện tích
sử dụng, dẫn đến thay đổi hình thức công trình
Đồng thời do sự buông lỏng quản lý, dẫn đến toàn bộ các dãy nhà đã bị lấn chiếm tràn lan, hư hỏng nặng, sụt lún nghiêm trọng gây nguy hiểm cho người dân sống trong khu tập thể
Hình 1.5 Nhà ở Khu tập thể Khượng Thượng đã và đang xuống cấp trầm trọng
Trang 30Hình 1.6 Các hộ dân cơi nới lấn chiếm
* Nhà ở cơi nới lấn chiếm:
Trước sự phát triển đô thị và gia tăng dân số, quy mô của các dãy nhà tập thể đến nay đã không còn đủ để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân Việc chiếm dụng phần đất lưu không giữa các dãy nhà là điều tất yếu và ngày càng trở nên phổ biến
* Nhà ở liền kề:
Có tầng cao từ 3-4 tầng, chất lượng công trình trung bình
* Các công trình công cộng: Khu vực có 1 công trình chợ cóc tự phát nằm trong Khu A của Khu tập thể Khương Thượng với diện tích khoảng 0,02 ha được xây dựng 1 tầng Khu chợ này làm ảnh hưởng nhiểu đến điều kiện vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị
Trang 31Hình 1.7 Chợ cóc tự phát Khu tập thể Khương Thượng
Đánh giá hiện trạng kiến trúc :
- Về nhà ở: Các công trình nhà ở không đảm bảo diện tích sàn xây dựng trung bình/ người (chỉ khoảng 5,5m2/người), thấp hơn 3-4 lần so với chỉ tiêu diện tích sàn xây dựng trung bình/người – theo Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu đô thị H1-3(khoảng 19-21m2/người) Nhà ở cơi nới lấn chiếm tỉ lệ cao Công năng không đảm bảo sử dụng
- Kiến trúc các toà nhà đã bị thay đổi, không còn giữ nguyên bản Một số khối nhà đã được cải tạo, cơi nới để tăng diện tích sử dụng thuộc dạng kiên cố, tuy nhiên chưa đáp ứng được điều kiện vệ sinh, môi trường và ánh sáng
- Kiến trúc công trình và hệ thống hạ tầng xuống cấp cũng là nguyên nhân dẫn đến sự mất an toàn đối với người dân, nguy cơ cháy nổ tăng cao, gần đây tại khu tập thể A12 cũng xảy ra vụ cháy khiến người dân hoảng loạn
Trang 32Hình 1.8 Hiện trường xảy ra vụ cháy tại KTT Khương Thượng
1.2.5 Hiện trạng không gian mở, không gian xanh
a Không gian mở
Không gian mở tại các khu tập thể cũ trước đây trong bối cảnh kinh tế hạn chế nên chưa được quan tâm đúng mức Không gian mở tại khu vực Khu tập thể Khương Thượng với hệ thống sân chơi giữa các dãy nhà tập thể cũ Theo thiết kế nguyên bản ban đầu, đây là sân chơi cho trẻ em tại khu vực, đồng thời là nơi tập thể dục, thể thao, trao đổi, gắn kết công đồng dân cư tại khu vực
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân cư rất nhanh tại khu vực cùng việc buông lỏng quản lý làm tình trạng cơi nới, lấn chiếm diễn ra tràn lan góp phần làm không gian mở tại khu vực bị thu hẹp
Bên cạnh đó, việc buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát cũng là nguyên nhân chính phá vỡ cấu trúc và ý nghĩa của các không gian mở này Thay thế các không gian vui chơi của trẻ em, không gian nghỉ ngơi, giao tiếp của cộng đồng dân cư, nơi này đã trở thành các bãi để xe tự phát, không gian kinh doanh…Gây mất mỹ quan
đô thị, hạn chế và cản trở việc tiếp cận công trình cũng như nhu cầu sử dụng của người dân
Trang 33Hình 1.9 Không gian mở tại Khu tập thể Khương Thượng bị lấn chiếm, sử dụng sai
mục đích
b Không gian liên kết
Đặc điểm cấu trúc sắp xếp các khối nhà tập thể cũ tại Khu tập thể Khương Thượng với các dãy nhà chạy dài và song song với nhau theo hướng Đông – Tây, các dãy nhà này cách nhau một khoảng sân, tuy nhiên lại thiếu tính kết nối theo chiều dọc Hơn nữa, tình trạng lấn chiếm không gian mở (kể trên) cũng gây trở ngại cho việc kết nối các không gian này
Tại khu vực hoàn toàn không có trục cảnh quan và chưa có sự kết hợp giữa không gian xanh, mặt nước
Trong khu vực nghiên cứu chưa có các tuyến kết nối không gian dành riêng cho người đi bộ hay đi xe đạp Điều này càng làm gia tăng phương tiện giao thông
cơ giới trong khu vực – mà chủ yếu là xe máy Vì vậy, tình trạng tắc nghẽn giao thông giờ cao điểm thường xuyên diễn ra
Trang 34c Cây xanh, mặt nước
* Cây xanh
a Không ảnh khu vực nghiên cứu năm 2009
b Không ảnh khu vực nghiên cứu năm 2019 Hình 1.10 Diện tích phủ xanh giảm qua ảnh chụp vệ tinh
Trang 35Diện tích cây xanh trong Khu tập thể Khương Thượng ngày càng bị thu hẹp
Tỉ lệ cây xanh hiện tại là 9,14% quá thấp so với quy định cây xanh trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam đối với đơn vị ở tối thiếu là 2m2/người, trong đó cây xanh nhóm ở phải đạt 1m2/người
Hình 1.11 Mặt bằng vị trí cây xanh trong Khu A, B và D
Trang 36Khu vực cây xanh tập trung:
Khu tập thể Khương Thượng có không gian xanh tập trung (cấp đơn vị ở ) trong Khu A nhưng diện tích nhỏ và đa phần bị chiếm dụng Các khu vực B, C, D không có không gian cây xanh tập trung
- Khu vực cây xanh phân tán:
Khu vực cây xanh phân tán với hệ thống cây xanh theo các tuyến giao thông
và cây xanh trồng rải rác trong khoảng không gian mở giữa các khối nhà tập thể cũ chưa được ưu tiên phát triển
Khoảng không gian mở giữa các khối nhà cùng hệ thống cây xanh đi cùng, là nơi giao lưu, gắn kết cộng đồng, sân tập thể thao, sân chơi cho thiếu nhi… nhưng bị chiếm dụng làm nơi buôn bán, kinh doanh, để xe; các chuồng cọp đua ra khiến nhiều nơi không còn không gian cho cây xanh
Cây xanh trong khu vực đa phần là cây bóng mát lâu năm như cây Phượng
Vĩ, cây Sấu… trồng rời rạc chưa được chú trọng, thiếu sự liên kết
Hình 1.12 Cây xanh trong Khu tập thể Khương Thượng
- Cây xanh trong công trình
Hiện nay việc sử dụng cây xanh tại các căn hộ trong Khu tập thể đang mang tính tự phát, tùy tiện, theo phong trào theo cảm tính và lộn xộn nên chưa phát huy được hết giá trị cảnh quan, việc sử dụng cây xanh không đúng còn sinh ra tác dụng ngược lại như làm xấu cảnh quan chung, gây cản chở giao thông làm khuất tầm nhìn, cản gió và ánh sáng vào nhà, tạo khu vực ẩm thấp gây mất vệ sinh Việc tận
Trang 37dụng diện tích quá mức, hoặc trang trí mặt đứng không hợp lý ( Không gian ban công bị chuyển thành không gian trong nhà) nên càng hạn chế việc đưa cây xanh vào trong công trình tại khu vực nghiên cứu
Một phần người dân sống ở đây bằng nghề buôn bán và tầng 1 chủ yếu tận dụng để mở cửa hàng buôn bán Nên diện tích chủ yếu dành cho buôn bán, không gian chật chội, bừa bộn, nên việc sử dụng cây xanh trong nhà ở cũng hạn chế
* Mặt nước
Hiện trạng Khu tập thể Khương Thượng không có không gian mặt nước
1.2.6 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường
a Giao thông
+ Giao thông đối ngoại:
Khu A: Phía Bắc giáp phố Đông Tác (Bề rộng 13-15m) Phía Tây giáp phố
Tôn Thất Tùng (Bề rộng 17 – 21m) Phía Đông giáp đường quy hoạch ven sông Lừ
Khu B: Phía Bắc giáp ngõ 10 Tôn Thất Tùng (Bề rộng 3 - 5m) Phía Đông
giáp phố Tôn Thát Tùng (Bề rộng 17 – 21m)
Khu D: Phía Đông giáp phố Tôn Thất Tùng (Bề rộng 17 – 21m)
Khu C: Phía Bắc giáp phố Khương Thượng Phía Đông và phía Nam giáp
đường đang thi công (Bề rộng 13 – 15m)
Hình 1.13 Liên hệ giữa KVNC và giao thông thành phố
Trang 38+ Giao thông nội bộ:
Khu A: Ngõ 1 và ngõ 1A – Tôn Thất Tùng chạy qua (Bề rộng 3.5 – 12m) và
hệ thống đường bê tông (Rộng 3 – 5m), sân gạch phục vụ dân cư trong khu vực
Khu B và khu D: Chủ yếu là hệ thống sân gạch phục vụ dân cư trong khu
vực
Khu C: Phố Khương Thượng chạy cắt qua Khu C (Bề rộng 4 - 7m) và ngõ
100, ngõ 123 phố Khương Thượng (Rộng 2.5 – 7m)
Hình 1.14 Giao thông trong khu vực
a Cao độ nền xây dựng và thoát nước mưa
+ Nền xây dựng: Hiện trạng nền xây dựng phần lớn đã xây dựng ổn định, cao
độ nền xây dựng trung bình toàn khu vực khoảng :+6,0m, độ dốc nền trung bình I =
Trang 39Hình 1.15 Hiện trạng nền xây dựng
+ Thoát nước mưa: Hiện trạng thoát nước tại các khu nhà chủ yếu thoát nước mưa vào hệ thống mương nắp đan BxH=300x400 tại chân công trình rồi chảy ra cống ngầm D400-D600 tại các đường xung quanh, rồi thoát ra hệ thống thoát nước của thành phố (khu C) và về sông Lừ (khu số A, B và D)
b Nguồn điện:
- Khu vực dân cư phường Khương Thượng hiện đang được cấp điện từ
nguồn điện thành phố thông qua các lộ 22KV của trạm 110KV Phương Liệt
(110/22KV – 2x63 MVA)
Trang 40Hình 1.16 Hiện trạng hệ thống đường điện
c Lưới điện:
- Lưới điện trung thế đang cấp cho khu vực được đi ngầm trong các hào cáp dọc theo các tuyến phố chính, dây dẫn sử dụng loại cáp ngầm trung thế XLPE (3x240)
- Lưới điện hạ thế sử dụng cáp bọc vặn xoắn ABC (4x90 – 4x120) đi nổi trên cột bê tông ly tâm
- Lưới điện chiếu sáng hiện tại đã được bố trí đầy đủ, trên các trục đường chính lưới điện chiếu sáng được đi ngầm trên vỉa hè, các trục đường nhánh lưới điện chiếu sáng đi chung cột với lưới điện hạ thế
d Trạm biến áp hạ thế:
- Các trạm biến áp hạ thế hiện có trong khu vực gồm các loại trạm Kios kiểu kín hợp bộ, trạm xây và kiểu treo 22/0,4KV
Nhận xét đánh giá hiện trạng cấp điện: Khu vực dân cư phường Trung Tự,
Khương Thượng và các phường lân cận hiện đang được cấp điện ổn định từ nguồn điện của thành phố, lưới điện trung thế, hạ thế và chiếu sáng đã được xây dựng lắp đặt hoàn chỉnh Hiện tại các tuyến cáp thông tin liên lạc đang đi chung với tuyến điện hạ thế rất chằng chịt, gây mất mỹ quan Đô thị
Thông tin liên lạc
Hiện tại trong khu vực phường Khương Thượng và các phường lân cận được
cấp tín hiệu từ tổng đài HOST Kim Liên (dung lượng 5390 line) bằng các tuyến cáp
quang Các tuyến cáp này hiện đang được đi ngầm dọc theo vỉa hè của các tuyến phố chính