1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp sông lô ii, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (luận văn thạc sĩ)

124 95 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 9,05 MB

Nội dung

TRẦN MẠNH TUẤNQUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG LÔ II, HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ X

Trang 1

TRẦN MẠNH TUẤN

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG

LÔ II, HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

Trang 2

TRẦN MẠNH TUẤN

KHÓA: 2017–2019

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG

LÔ II, HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình

Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRẦN ANH TUẤN

HÀ NỘI - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội và thầy giáo hướng dẫn TS Trần Anh Tuấn, tôi đã thực hiện luận văn cao học với tên “Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc” Đến nay, luận văn đã hoàn thành Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Trần Anh Tuấn, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thông tin, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích cũng như giải quyết vấn đề… nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn cao học của mình

Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong quá trình học tập và nghiên cứu

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất song không thể tránh được những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp

để luận văn được hoàn chỉnh hơn./

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực

và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Mạnh Tuấn

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu

Danh mục các hình vẽ, sơ đồ

MỞ ĐẦU 1

 Lý do chọn đề tài 1

 Mục đích nghiên cứu 2

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

 Cấu trúc luận văn 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG LÔ II, HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC 5

1.1 Tổng quan về các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc[26] 5

1.2 Giới thiệu về Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc7 1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên [20] 7

1.2.2 Thực trạng thu hút đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc 10

1.2.3 Thực trạng về quy hoạch Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.[20] 12

Trang 6

1.3.1 Thực trạng về xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Sông Lô II,

huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc 33

1.3.2 Thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc 36

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG LÔ II, HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC 43

2.1 Cơ sở lý về luận quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp 43

2.1.1 Vai trò của hạ tầng kỹ thuật đối với xây dựng khu công nghiệp[9] 43

2.1.2 Yêu cầu quy hoạch tổng mặt bằng khu công nghiệp 44

2.1.3 Các yêu cầu cơ bản đối với xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp 47 2.1.4 Nguyên tắc quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp 49

2.1.5 Tổ chức quản lý hạ tầng khu công nghiệp[14] 54

2.2 Cơ sở căn cứ pháp lý trong quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp 60

2.2.1 Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước đối với việc quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp 60

2.2.2 Hệ thống văn bản của tỉnh Vĩnh Phúc đối với việc quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh 73

2.3 Cơ sở thực tiễn quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp 79

2.3.1 Kinh nghiệm trên thế giới về quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp 79 CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG LÔ II, HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC 85

Trang 7

3.1 Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý 85

3.1.1 Hoàn thiện, bổ sung chức năng nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị tổ chức quản lý 85

3.1.2 Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức quản lý 94

3.1.3 Đầu tư cơ sở vật chất và hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp 95

3.2 Giải pháp quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc 95

3.2.1 Giải pháp quản lý xây dựng giao thông khu công nghiệp 95

3.2.2 Giải pháp quản lý xây dựng cấp nước khu công nghiệp 98

3.2.3 Giải pháp quản lý xây dựng thoát nước khu công nghiệp 100

3.3 Đề xuất nội dung cơ bản quy định quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc 103

3.3.1 Mục đích ban hành quy định quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp 103 3.3.2 Nội dung cơ bản của quy định quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc 103

Kết luận 108

Kiến nghị 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tên đầy đủ KCN Khu công nghiệp UBND Ủy Ban nhân dân

HTKT Hạ tầng kỹ thuật TNHH Trách nhiệm hữu hạn GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư

HSHC Hồ sơ hoàn công GPKT Giải pháp kỹ thuật

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Số hiệu bảng Tên bảng

Bảng 1.1 Bảng tổng hợp dự án đầu tư tại KCN Sông Lô II, huyện

Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc Bảng 1.2 Tổng hợp các chỉ tiêu sử dụng đất

Bảng 1.3 Bảng tổng hợp khối lượng đường giao thông

Bảng 1.4 Tổng hợp khối lượng cấp nước

Bảng 1.5 Bảng tổng hợp khối lượng thoát nước mưa

Bảng 1.6 Tổng hợp khối lượng thoát nước thải

Trang 10

Hình 1.3 Công ty TNHH ASIA BOLT VINA

Hình 1.4 Công ty TNHH ABRASIVES

Hình 1.5 Công ty TNHH KHKT năng lượng mặt trời Boviet

Hình 1.6 Quy hoạch sử đất KCN Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh

Phúc

Hình 1.7 Quy hoạch mạng lưới đường giao thông KCN Sông Lô II,

huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Hình 1.8 Quy hoạch mạng lưới cấp nước KCN Sông Lô II, huyện Sông

Hình 1.12 Đường trục phụ bề rộng 12m

Hình 1.13 Đường trục mới đầu tư xong

Trang 11

Hình 1.14 Lắp đặt đường ống tại KCN Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh

Vĩnh Phúc Hình 1.15 Hệ thống thoát nước mưa

Hình 1.16 Hệ thống thoát nươc thải là cống tròn

Hình 1.17 Trạm xử lý nước đang được xây dựng

Hình 1.18 Sơ đồ quản lý KCN của tỉnh Vĩnh Phúc

Hình 1.19 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Phát triển hạ tầng KCN

tỉnh Vĩnh Phúc Hình 2.1 Sơ đồ Quan hệ giữa nhiệm vụ, quyền hạn và lợi ích

Hình 2.2 Sơ đồ Cơ cấu trực tuyến

Hình 2.3 Sơ đồ Cơ cấu tạo cơ cấu chức năng

Hình 2.4 Sơ đồ Cấu trực tuyến chức năng

Hình 2.5 Sơ đồ quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý theo phương

pháp phân tích yếu tố Hình 3.1 Sơ đồ Quản lý KCN Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Phát triển hạ tầng KCN

tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 12

MỞ ĐẦU

 Lý do chọn đề tài

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian gần đây, việc phát triển và xây dựng các khu công nghiệp tập trung đang diễn ra nhanh chóng tại nhiều địa phương Việc hình thành những khu công nghiệp đã mang lại hiệu quả cao

về mặt kinh tế cho địa phương cũng như cho quốc gia, đồng thời nó cũng tạo được công ăn, việc làm cho một lượng lớn người lao động, góp phần nâng cao mức sống cho người dân

Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp lại đang làm tăng nguy

cơ mất cảnh quan và môi trường, ảnh hưởng tới phát triển bền vững Tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng, phổ biến ở các khu công nghiệp do Hạ tầng kỹ thuật xuống cấp do không được quản lý đầu tư và đồng bộ đã tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng, các hệ sinh thái làm mất đi sự hài hoà với môi trường, không đảm bảo được môi trường ảnh hưởng cuộc sống người dân Do đó đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu quả và cần thiết để khắc phục và nâng cao chất lượng quản lý hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp nói riêng và cho đô thị nói chung

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 25/1/2011

đã xác định quy mô khu công nghiệp Sông Lô II khoảng 170,677 ha, thu hút các ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, dệt may da giày,…

Dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Sông Lô II được quy hoạch với diện tích 170,677 ha, tại xã Đồng Thịnh và xã Yên Thạch, huyện Sông

Lô Tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật khoảng 800 tỷ đồng Việc đầu tư phát triển khu công nghiệp Sông Lô II là bước cụ thể hoá các quy hoạch phát triển

Trang 13

kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Với những quyết tâm của nhà đầu tư, sự ủng hộ của nhân dân địa phương và sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, trong tương lai gần sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động trên địa bàn huyện Sông Lô nói riêng và của tỉnh nói chung, sớm hình thành một khu công nghiệp góp phần tăng trưởng phát triển

Thu hút được nhiều dựa án trong và ngoài nước đầu tư vào Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô - Vĩnh Phúc Việc nâng cao hiệu quả trong quản lý hạ tầng kỹ thuật tại Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc phải được nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý là cần thiết

 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Sông Lô

II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Trên cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý

hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch gồm giao thông, cấp nước, thoát nước Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Phạm vi: Khu công nghiệp Sông Lô II – Huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc

Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến 2030

* Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp điều tra, khảo sát

Trang 14

+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hạ tầng

kỹ thuật Khu công nghiệp

* Một số khái niệm cơ bản:

+ Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó, tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập

+ Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác

Trang 15

 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba chương:

Chương I: Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Chương III: Đề xuất một số giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 16

NỘI DUNG CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG LÔ II, HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH

VĨNH PHÚC 1.1 Tổng quan về các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc[26] Tỉnh Vĩnh Phúc đang kêu gọi đầu tư các dự án có công nghệ cao, tỉ trọng xuất khẩu lớn như: Các dự án sản xuất máy tính; thiết bị kết nối; điện, điện tử, điện lạnh; cơ khí chính xác; sản xuất hàng tiêu dùng; chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và các dự án ngành công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu

Vĩnh Phúc đang trên đà phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp của vùng và cả nước với hệ thống các khu công nghiệp (KCN) ngày càng phát triển cả về quy mô và số lượng Điều này đòi hỏi công tác quản lý quy hoạch, xây dựng các KCN đặc biệt xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần được các cơ quan chức năng, các địa phương trong tỉnh chú trọng thực hiện, tạo điều kiện cho các KCN phát triển theo đúng lộ trình, định hướng đề ra, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư

Theo quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 toàn tỉnh có 18 KCN được ưu tiên phát triển, với tổng diện tích trên 5.200ha, bao gồm các KCN: Phúc Yên, Kim Hoa (Phúc Yên); Bình Xuyên, Bình Xuyên II, Bá Thiện, Bá Thiện II, Sơn Lôi, Nam Bình Xuyên, Thăng Long Vĩnh Phúc (Bình Xuyên); Khai Quang (Vĩnh Yên); Chấn Hưng (Vĩnh Tường); Tam Dương I, Tam

Trang 17

Dương II (Tam Dương); Lập Thạch I, Lập Thạch II, Thái Hòa Liễn Sơn- Liên Hòa (Lập Thạch) và Sông Lô I, Sông Lô II (Sông Lô).[27]

Đến nay, tỉnh đã có 11 KCN được thành lập và cấp GCNĐT với 12 dự

án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, tổng diện tích quy hoạch hơn 2.300 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư trên 8.300 tỷ đồng và hơn 95 triệu USD Hiện nhiều KCN đã đạt tỷ lệ lấp đầy khá cao như: KCN Khai Quang gần 98%; KCN Bình Xuyên trên 92%; KCN Bá Thiện II gần 62% [26]

Để các KCN phát triển theo đúng định hướng, lộ trình đề ra, thời gian quan, Ban Quản lý các KCN tập trung tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện quy hoạch phát triển các KCN; tăng cường thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN trên cơ sở lựa chọn các nhà đầu tư có chất lượng đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ uy tín

Ban chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương liên quan làm tốt công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư trong quá trình triển khai xây dựng các KCN Thường xuyên tuyên truyền, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đảm bảo đầy đủ các hạng mục xây dựng và chất lượng các công trình xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt Thẩm định, cấp phép các công trình xây dựng trong KCN thuộc quyền quản

lý tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật

Trong năm 2017, Ban Quản lý các KCN đã đề xuất UBND tỉnh phương

án triển khai xây dựng KCN Chấn Hưng và KCN Lập Thạch I; ký biên bản ghi nhớ và hướng dẫn Tập đoàn KIC (Hàn Quốc) các nội dung chuẩn bị thủ tục đầu tư KCN Sông Lô II Phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương liên quan điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Bình Xuyên (lần 7), KCN Tam Dương II - khu A (lần 3) và khu nhà ở công nhân KCN Sông Lô I; hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án hạ tầng KCN Thăng Long Vĩnh Phúc;

Trang 18

theo dõi, đôn đốc các công ty phát triển hạ tầng KCN thực hiện duy tu, sửa chữa hạ tầng và trồng cây xanh tại các KCN Bình Xuyên, Khai Quang và Bá Thiện; hệ thống thoát nước thải tại KCN Kim Hoa; cung cấp thêm đường dây cáp điện ngầm 22kV phục vụ KCN Bá Thiện Tổ chức thẩm định và cấp mới

28 giấy phép xây dựng trong KCN, điều chỉnh và cấp lại 5 giấy phép.[26] Hiện nay, nhiều KCN trên địa bàn tỉnh được xây dựng và phát triển khá tốt, như: KCN Kim Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện II, Bình Xuyên

II đã hoàn thiện xong các hạng mục hạ tầng kỹ thuật cơ bản trên diện tích đã bồi thường, GPMB, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; KCN Thăng Long Vĩnh Phúc đang triển khai xây dựng cơ bản (xây dựng hạ tầng, san nền), vốn thực hiện năm 2017 đạt 36 triệu USD; KCN Bá Thiện, hệ thống hạ tầng

kỹ thuật KCN (đường giao thông, vỉa hè, rãnh, cống thoát nước, hệ thống cây xanh) được hoàn thiện và hoạt động tốt…góp phần đẩy mạnh thu hút các dự

án đầu tư sản xuất kinh doanh

Lũy kế đến nay, số dự án đăng ký đầu tư vào các KCN còn hiệu lực là

239 dự án, gồm 44 dự án DDI với tổng vốn đầu tư gần 14.000 tỷ đồng và 195

dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 2.870 triệu USD Giải quyết việc làm cho hơn 80 nghìn lao động, trong đó lao động là người Vĩnh Phúc chiếm gần 80% tổng số lao động.[26]

1.2 Giới thiệu về Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên [20]

a) Vị trí địa lý:

- KCN Sông Lô 2 nằm ở phía Nam huyện Sông Lô

Trang 19

- Cách Trung tâm huyện lỵ huyện Sông Lô khoảng 2,5km về phía Bắc; cách thị trấn Lập Thạch khoảng 4,0km về phía Đông bắc; cách nút lên xuống đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai khoảng 5,5km về phía Đông nam

- Kết nối giao thông có hướng tuyến đường Văn Quán đi Sông Lô mặt cắt 24m

Giới hạn cụ thể như sau:

- Phía Đông giáp đất nông nghiệp và đất dân cư thôn Yên Tĩnh, xã Đồng Thịnh;

- Phía Tây giáp đất nông nghiệp và đất dân cư thôn An Khang, xã Yên Thạch;

- Phía Nam giáp đất nông nghiệp và đất dân cư thôn Đồng Tâm, xã Đồng Thịnh;

- Phía Bắc giáp đất nông nghiệp và đất dân cư thôn Mỹ Ngọc, xã Yên Thạch

Hình 1.1 Bản đồ vị trí Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô,

tỉnh Vĩnh Phúc [20]

Trang 20

b) Địa hình tự nhiên

- Địa hình: Địa hình tương đối bằng phẳng, cốt cao độ trung bình khu vực chưa xây dựng từ 11.2 - 11.5m, khu vực xây dựng trung bình từ 15.5-18.6m Hướng dốc chính từ Tây bắc xuống Đông Nam

+ Thủy văn: Khu vực lập quy hoạch có hệ thống kênh Ông Bùi, chạy theo hướng Bắc nam Dự án nhằm tiêu úng cho lưu vực có diện tích 1.416 ha của các xã ĐồngThịnh, Yên Thạch, Cao Phong, huyện Sông Lô và một phần diện tích xã Văn Quán, huyện Lập Thạch; tăng khả năng trữ nước phục vụ chống hạn vụ Đông xuân và nuôi trồng thuỷ sản

e) Cảnh quan thiên nhiên

Khu đất quy hoạch xây dựng là đất đồng ruộng, một phần đã được san nền sơ bộ Chính vì vậy, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch không có cảnh quan thiên nhiên đặc trưng nào đáng chú ý

Trang 21

1.2.2 Thực trạng thu hút đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Hiện nay Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

có 16 doanh nghiệp thuê cơ sở hạ tầng với diện tích 29,4ha Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp mới chỉ đạt khoảng 25% (29,4ha trên tổng 116,65ha diện tích đất nhà máy, xí nghiệp theo quy hoạch KCN) [26]

Bảng 1.1 Bảng tổng hợp dự án đầu tư tại KCN Sông Lô II, huyện Sông

Lô, tỉnh Vĩnh Phúc[26]

5 Nhà máy sản xuất vật liệu hợp

kim màu thiết bị vệ sinh

Trang 22

11 Nhà máy sản xuất đinh, ốc vít,

sản phẩm gia công tiện

Công ty TNHH ASIA BOLT

Nhà máy sản xuất phụ kiện cho

điện thoại di động, xe ô tô và

thiết bị điện tử

Công ty TNHH Shinsung Vina – Chi nhánh Vĩnh Phúc CN-05

15

Nhà máy sản xuất tấm pin và

module chuyển hóa năng lượng

mặt trời

Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật năng lượng mặt trời

– Hình ảnh một số nhà máy đầu tư tại KCN Sông Lô II, huyện Sông

Lô, tỉnh Vĩnh Phúc qua đi thực địa tại KCN:

Hình 1.2 Công ty TNHH Shinsung

VINA

Hình 1.3 Công ty TNHH ASIA BOLT

Trang 23

VINA

Hình 1.4 Công ty TNHH ABRASIVES Hình 1.5 Công ty TNHH KHKT năng

lượng mặt trời Boviet 1.2.3 Thực trạng về quy hoạch Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.[20]

Quy hoạch sử dụng đất:

Khu công nghiệp Sông Lô II, quy mô 170,677ha được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch danh mục các KCN ưu tiên phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 tại văn bản số 1581/TTg-KTN ngày 03/9/2009 KCN Sông lô II được UBND tỉnh phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 10/01/2014, diện tích quy hoạch là 170,677ha, diện tích đất công nghiệp 165,65ha, diện tích giao thông đối ngoại 5,022ha

Trang 24

Hình 1.6 Quy hoạch sử đất KCN Sông Lô II, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh

Trang 25

Phúc[20]

a) Khu điều hành và dịch vụ công cộng:

- Gồm 01 lô đất, ký hiệu CC-01, diện tích 3,3652 ha, chiếm 2,21% Trong đó khu đất đã xây dựng một số công trình hành chính

b) Đầu nối Hạ tầng kỹ thuật: (ký hiệu KT) có diện tích khoảng 1,73 ha

Là khu vực xây dựng trạm xử lý nước thải, trạm bơm và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác

c) Khu xây dựng nhà máy, xí nghiệp: Gồm 08 lô đất, ký hiệu từ CN-01 đến CN-08, tổng diện tích 116,65 ha, chiếm 70,42% Trong đó có ô đất CN-

02, CN-03, CN-05, CN-07, CN-08 và một phần đã được giao cho chủ đầu tư thứ cấp xây dựng các công trình công nghiệp và xí nghiệp

d) Đất cây xanh, cách ly, mặt nước, kênh mương: Cây xanh (bao gồm 4

ô đất có ký hiệu CX1 đến CX4); cây xanh cách ly (bao gồm 9 ô đất có ký hiệu CL-01 đến CL-09); Mặt nước (bao gồm 2 ô đất có ký hiệu MN-01 đến MN-02); Kênh mường (bao gồm 6 ô có ký hiệu KM-01 đến KM-06) có tổng diện tích khoảng 21,64ha

e) Đất giao thông: (ký hiệu GT) Có tổng diện tích 21,98ha

f) Đất giao thông đối ngoại: Có tổng diện tích 5,02ha

Các chỉ tiêu

Tỷ lệ KCN (%)

Tỷ lệ lập

QH (%)

Ký hiệu

Hệ số SDD (Lần)

TCTB (Tầng)

MĐXD (%)

Trang 28

5.1 Giao thông đối nội 19,4906 11,77 -

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:[20]

a) Quy hoạch hệ thống giao thông:

- Chỉ tiêu kỹ thuật tuyến:

Các tuyến được thiết kế từ cấp đường phố gom cấp khu vực đến cấp đường phố gom cấp đường vận tải

Chỉ tiêu kỹ thuật các tuyến như sau:

+ Mặt cắt 1-1 (giao thông đối ngoại): Bnền=24m – là tuyến dự án Đường từ nút giao lập thể đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai (khu vực xã Văn Quán, huyện Lập Thạch) đi trung tâm huyện lỵ Sông Lô Dự kiến tuyến sẽ được nâng cấp mở rộng thành đường Bnền=36,5m (cùng quy mô tuyến đường trục trung tâm huyện lỵ Sông Lô)

- Chiều rộng phần xe lưu thông là 15m

Trang 29

- Chiều rộng hè đường6m, bên còn lại giáp kênh tiêu và đất hành lang

mở rộng đường 24m đối ngoại

+ Mặt cắt 3-3: Bnền=42m (đường đối nội, trục chính)

- Chiều rộng phần xe lưu thông là 2x10,5m=21m

+ Mặt cắt 4-4: Bnền=21m (đường đối nội, trục phụ)

- Chiều rộng phần xe lưu thông là 12m

- Chiều rộng hè đường 3+6m (6+3m)=9m

+ Bán kính bó vỉa hè tại các nút giao R>=12m

- Quy hoạch tổ chức mạng lưới đường:

Mạng lưới giao thông trong khu công nghiệp được thiết kế theo kiểu ô bàn cờ đảm bảo kết nối với nhau và kết nối với hệ thống giao thông đối ngoại

Bố trí tuyến trục chính (đường phố gom cấp khu vực) ở khu vực trung tâm cụm phía Tây khu công nghiệp theo hướng Đông-Tây

Các tuyến phụ (đường phố gom cấp đường vận tải) bố trí song song, vuông góc với tuyến chính: liên hệ giữa các nhà máy và xí nghiệp, nối vào các khu đất đầu mối kỹ thuật, đất công cộng Các tuyến này đấu nối vào 2 tuyến đường gom chạy song song với tuyến đối ngoại và thông ra tuyến giao thông đối ngoại tại nút giao vòng xuyến ở giữa KCN

Trang 30

Đường giao thông đối ngoại của KCN quy hoạch là tuyến có mặt 1-1 (đường từ nút giao lập thể đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai (khu vực xã Văn Quán, huyện Lập Thạch) đi trung tâm huyện lỵ Sông Lô)

Đường giao thông đối nội của khu đất quy hoạch là các tuyến có mặt cắt 2-2, 3-3, 4-4, 5-5

Trang 31

Hình 1.7 Quy hoạch mạng lưới đường giao thông KCN Sông Lô II, huyện

+ Trắc dọc:

Trang 32

Cao độ mặt đường được thiết kế phù hợp với cao độ nền của toàn khu vực, phù hợp với dự án đường từ nút giao lập thể đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai (khu vực xã Văn Quán, huyện Lập Thạch) đi trung tâm huyện lỵ Sông Lô

đã được duyệt, phù hợp với hiện trạng các khu vực xung quanh và tiết kiệm kinh phí san đắp nền đường

+ Trắc ngang:

Mặt cắt ngang của các tuyến đường được thiết kế theo từng loại cấp hạng đường, độ dốc ngang phần mặt đường xe chạy thống nhất i2% dốc sang hai bên và độ dốc ngang phần hè đường đi bộ i1,5% dốc vào lòng đường

Chiều rộng làn xe tính toán là 3-:-3,75; lưu không tối thiểu là 4,75m + Tổ chức giao thông:

Hình thức tổ chức giao thông của các nút trong mạng lưới là nút giao bằng đơn giản theo tiêu chuẩn 22 TCN237 – 01 Bán kính bó vỉa tại nút giao các đường trong khu vực là R>=12m

Bảng 1.3 Tổng hợp khối lượng đường giao thông[20]

TÊN

M.CẮT

BỀ RỘNG

MẶT CẮT

CHIỀU DÀI

DIỆN TÍCH

Trang 33

lu lèn chặt K>=0.98 (Eo = 500daN/cm2)

– Thiết kế mặt đường

Vật liệu làm áo đường

+ Phần mặt: Phần mặt đường làm bằng bê tông nhựa rải nóng

+ Phần móng: Cấp phối đá dăm

Kết cấu áo đường lựa chọn:

Kết cấu đường trục chính (Eyc = 1550daN/cm2)

+ Lớp bê tông nhựa hạt mịn dày 4cm

Trang 34

Kết cấu đường nội bộ (Eyc = 1300daN/cm2)

+ Lớp bê tông nhựa hạt trung dày 7cm

Trang 35

+ Hố trồng cây xây bằng gạch chỉ vữa xi măng mác #75

- Mật độ xây dựng, chiều cao công trình:

+ Khu điều hành và dịch vụ công cộng: Mật độ xây dựng tối đa 40%, tầng cao trung bình 5 tầng

+ Khu đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp: Mật độ xây dựng tối đa 60%, tầng cao trung bình 3 tầng

+ Khu đất đầu mối kỹ thuật: Mật độ xây dựng tối đa 40%, tầng cao trung bình 2 tầng

+ Khu đất cây xanh, mặt nước: Mật độ xây dựng tối đa 5%, tầng cao trung bình 1 tầng

– Chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng:

Chỉ giới đường đỏ trên tất cả các tuyến đường tuân thủ theo quy mô bề rộng lộ giới theo quy hoạch Khoảng lùi chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng là 6m

b) Quy hoạch hệ thống cấp nước:

– Quy hoạch nguồn cấp nước:

+ Hệ thống cấp nước của khu công nghiệp được lấy từ đường ống DN400 dọc đường quy hoạch 24m đi qua khu công nghiệp thuộc mạng lưới cấp nước chung của nhà máy nước Nhạo Sơn và Sông Lô với công suất dự kiến của 2 nhà máy là 16.500 m3/ngđ (theo quy hoạch vùng tỉnh đến năm

Trang 36

– Quy hoạch mạng lưới:

+ Mạng lưới cấp nước cho KCN được thiết kế theo mạng vòng khép kín để cung cấp cho toàn bộ khu quy hoạch

+ Tuyến truyền tải được bố trí dọc đường trục chính của khu quy hoạch nhằm đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho các nhà máy, xí nghiệp thuộc Cụm công nghiệp Tuyến ống được bố trí trên hè đường, nằm phía trước các lô đất

bố trí Xí nghiệp công nghiệp để thuận tiện cho việc cung cấp nước vào từng nhà máy

+ Xây dựng hệ thống chữa cháy áp lực thấp Trụ cứu hoả được đặt trên tuyến ống cung cấp nước, khoảng cách lắp đặt trung bình 150m/1 trụ, ưu tiên các vị trí ngã 3, ngã 4 để thuận lợi cho việc cấp nước chữa cháy

- Mạng lưới cung cấp nước sạch cho các khu vực được thiết kế là mạng đường ống kết hợp (mạng cụt và mạng vòng), đường ống chuyền dẫn và phân phối DN250, DN200, DN150, DN100 chạy dọc trên vỉa hè

Trang 37

Hình 1.8 Quy hoạch mạng lưới cấp nước KCN Sông Lô II, huyện Sông Lô,

tỉnh Vĩnh Phúc[20]

Bảng 1.4 Tổng hợp khối lượng cấp nước[20]

Quy cách Số lượng Đơn vị Ống cấp nước 400 6000 m

Trang 38

c) Quy hoạch thoát nước mưa:

– Lưu vực thoát nước:

+ Khu vực quy hoạch được chia thành 6 lưu vực thoát nước chính (như hình vẽ): ++ Lưu vực 1: Toàn bộ nước mưa được thu gom bởi các giếng thu, qua các mương từ B1000 đến B1500 tập thoát vào mương B5000 qua cửa xả phía Tây khu vực quy hoạch

++ Lưu vực 2: Toàn bộ nước mưa được thu gom bởi các giếng thu, qua các mương từ B1000 đến B1200 thoát vào mương B12000

++ Lưu vực 3: Toàn bộ nước mưa được thu gom bởi các giếng thu, qua các mương B1000 thoát vào mương B5000 và B12000

++ Lưu vực 4: Toàn bộ nước mưa được thu gom bởi các giếng thu, qua các mương từ B800 đến B1200 thoát vào mương B5000 và hồ điều hòa phía Nam khu vực quy hoạch

++ Lưu vực 5: Toàn bộ nước mưa được thu gom bởi các giếng thu, qua các mương B800, B1000 thoát vào mương B5000 qua cửa xả phía Đông khu vực quy hoạch

++ Lưu vực 6: Toàn bộ nước mưa được thu gom bởi các giếng thu, qua mương B800, thoát vào mương B5000 qua cửa xả phía Đông Nam khu vực quy hoạch

+ Các hố ga thu nước mặt đường được xây dựng kiểu thu trực tiếp, có nắp thu bằng gang chế tạo sẵn Hố ga cấu tạo bằng BTCT, được nạo vét thường xuyên

Trang 39

Hình 1.9 Quy hoạch thoát nước mưa KCN Sông Lô II, huyện Sông Lô,

tỉnh Vĩnh Phúc[20]

–Tính toán hệ thống thoát nước:

Lưu lượng nước được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn: Công thức tính toán

n

n

b

P C q

b

q

) 1 (

) lg 1 ( )

Các hệ số c,n,b lấy theo số liệu của Viện khí tượng thuỷ văn

C,n: Hệ số phụ thuộc khí hậu từng địa phương Vĩnh phúc thì:

Q20: Cường độ mưa trong 20 phút q20 = 297,4

P: Chu khỳ lặp lại trận mưa P=2

Trang 40

b=17,81

C=0,2451

n=0,8267

t: Thời gian mưa t= t1+t2

t1: Thời gian nước chảy trên bề mặt tới rãnh thu nước

t2: Thời gian nước chảy trong rãnh xác định theo công thức

t2=m.∑1/60.v (phút)

m: Hệ số phụ thuộc địa hình (với địa hình bằng phẳng =2; với địa hình dốc>0,005m =1,2) Chọn m=1,2

v: Vận tốc dòng chảy trong rãnh

∑1: Tổng chiều dài rãnh thoát nước

Lưu lượng nước mưa tính toán

Q=X.q.A (m3/s)

X: Hệ số dòng chảy bằng 0,7

q: Cường độ mưa tính toán (1/sha)

A: Diện tích thu nước tính toán (ha)

Tính toán và xác định tiết diện các tuyến cống;

Việc tính toán thuỷ lực dựa vào công thức Manning

Q=1/n R2/3 11/2

Q: Diện tích mặt cắt ướt của rãnh thoát nước

R: Bán kính thuỷ lực : R = A/P (P: chu vi mặt cắt ướt)

i: Độ dốc thuỷ lực của rãnh thoát nước

Ngày đăng: 20/07/2019, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w