1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bệnh thương hàn

35 730 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 373,5 KB

Nội dung

Tại sao gọi là Thương hàn? Vì bệnh nhân cảm nhiễm phải hàn tà, rồi phát sinh ra chứng hậu, nên gọi là Thương hàn. Nguyên nhân của nó là vì mùa Đông giá lạnh,

NỘI KHOA- NGOẠI CẢM(TỦ SÁCH Y HỌC CỔ TRUYỀN)1 NỘI KHOA- NGOẠI CẢM(TỦ SÁCH Y HỌC CỔ TRUYỀN)CHƯƠNG I BỆNH THƯƠNG HÀNTại sao gọi là Thương hàn? Vì bệnh nhân cảm nhiễm phải hàn tà, rồi phát sinh ra chứng hậu, nên gọi là Thương hàn.Nguyên nhân của nó là vì mùa Đông giá lạnh, đáng lẽ người ta phải giữ gìn đủ mọi phương pháp vệ sinh, nhưng bệnh nhân lại quá đam mê phòng dục, hoặc làm lụng quá độ khiến cho Tinh khí và Chính khí đều bị suy kém, Hàn tà liền thừa hư mà phạm vào, gây nên chứng Thương hàn.ĐỀ CƯƠNGPhàm xem bệnh Thương hàn, cần phải lấy bốn chữ “chuyên kinh”, “trực trúng” làm cương lĩnh. Truyền kinh là do bệnh tà Thái dương truyền Dương minh, Do Dương minh mà truyền Thiếu dưong, do Thiếu dương mà truyền Thái âm, do Thái âm mà truyền Thiếu âm, do Thiếu âm mà truyền Quyết âm…đó là bệnh tà theo đường lối chính thức mà truyền vào, nên gọi là “Tuân- Kinh- Truyền”. Cũng có khi “Việt kinh- Truyền”, ví như: Hàn tà bắt đầu phạm vào Thái dương, sau không truyền vào Dương minh mà lại truyền thẳng vào Thiếu dương, có khi không truyền vào Dương minh kinh mà lại truyền thẳng vào Dương minh Phủ. Cũng có khi do Dương minh không truyền vào Thiếu dương mà lại truyền vào ngay bản phủ của mình; Lại có khi Thiếu dương không truyền vào Tâm âm mà lại truyền thẳng vào Vị phủ; cũng có khi chỉ truyền một, hai kinh rồi dừng lại. Lại có khi trước sau chỉ một kinh thôi. Tuy chứng truyền đó nó không giống nhau, nhưng dù sao nó vẫn là truyền. Đến như Trực trúng, thời không phải do Dương minh mà truyền vào, mà trúng thẳng vào 3 kinh âm. Trúng vào Thái âm thì bệnh nhẹ, trúng vào Thiếu âm thì bệnh nặng, trúng vào Quyết âm thời bệnh lại càng nặng hơn, đó toàn là những chứng kíp phải dùng ôn dược để làm cho ấm lại.2 NỘI KHOA- NGOẠI CẢM(TỦ SÁCH Y HỌC CỔ TRUYỀN)Phàm cái tà truyền kinh khi còn ở Biểu thời là Hàn, vào tới Lý thời thành nhiệt. Khác với cái tà trực trúng, chỉ có hàn mà không có nhiệt. Rõ được như thế nào là truyền kinh, Trực trúng, rồi sau mới dùng đến các bài thuốc Hàn hay Nhiệt mới khỏi sai lầm.Về phương pháp trị bệnh Thương hàn, cần nhất phải phân tích rõ bốn chữ Biểu, Lý, Hàn, Nhiệt. Thái dương, Dương minh thuộc Biểu, Tam âm đều thuộc Lý, Thiếu dương thời ở vào khoảng giữa Biểu và Lý nên gọi là bán Biểu bán Lý. Phàm Thương hàn từ Dương kinh truyền vào thuộc nhiệt tà, không có Dương kinh truyền vào mà thẳng âm kinh, thời gọi là Trúng hàn, thuộc về Hàn tà, những điều đó là yếu chỉ của người trước truyền lại. Đây, soạn giả lại dùng 4 chữ Biểu, Lý, Hàn, Nhiệt để phân tích bằng 8 trường hợp khác nhau, thời chứng Thương hàn dù biến hoá khó khăn đến đâu, đều có thể bao quát được hết thảy.Tám trường hợp khác nhau là: Có chứng Biểu hàn, có chứng Lý hàn, có chứng Biểu nhiệt, có chứng Lý nhiệt, có chứng Biểu Lý đều nhiệt, có chứng Biểu Lý đều hàn, có chứng Biểu hàn- Lý nhiệt, lại có chứng Biểu nhiệt- Lý hàn…- Thế nào gọi là Biểu hàn?: Chứng Thương hàn bắt đầu phạm vào kinh Thái dương nhức đầu, phát nhiệt và ố hàn gọi là ngoại cảm, tức như trong Nội kinh nói: “Mình nóng như than, phát hãn sẽ khỏi”, về kinh Dương minh dùng phép giải cơ, về kinh Thiếu dương dùng phép Hoà giải cũng cùng một lý đó.- Sao gọi là Lý hàn?: Chứng Thương hàn không do Dương kinh truyền vào mà vào thẳng âm kinh, tay chân quyết lãnh, mạch Vi Tế, hạ lợi thanh cốc gọi là Trúng hàn, Trọng Cảnh nói: “Kíp dùng phép làm cho ôn lại, nên cho uống bài Tứ nghịch thang…” thuộc về loại đó.- Sao gọi là Biểu nhiệt?: Phàm về mùa Đông không chịu giữ gìn Tinh khí, hàn tà nhiễm vào cơ nhục, ngấm ngầm thành nhiệt, đến mùa Xuân cảm phải khí Ôn mà phát ra gọi là nhiệt bệnh. Chứng trạng của nó nhức đầu phát nhiệt với bệnh Chính- Thương hàn giống nhau, duy chỉ có miệng khát, không ố hàn là khác với Chính- Thương hàn mà thôi. Thương hàn phủ có câu rắng: “Chứng Ôn nhiệt phát về mùa Xuân, mùa Hạ cần dùng Sài, Cát để giải cơ” đó là nói về bệnh tà ở Biểu cho nên dùng Sài hồ, Cát căn. Trong cơ nhục có tích nhiệt cho nên phải dùng Tri mẫu, Hoàng cầm làm tá.- Sao gọi là Lý nhiệt?: Phàm chứng Thương hàn theo thứ tự truyền vào Lý, cùng với các chứng Xuân ôn, Hạ nhiệt mà nhiệt tà truyền vào Lý, đều thuộc về Lý nhiệt. Nhiệt tà đó ở kinh Thái âm thời tân dịch ít, ở kinh Thiếu âm thời họng khô, miệng ráo, ở kinh Quyết âm thời tiêu khát. Tức như Trọng Cảnh nói: “kíp dùng phương pháp hạ” mà dung bài Đại sài hồ, Tiểu thừa khí, Đại thừa khí và Điều vị thừa khí thang…3 NỘI KHOA- NGOẠI CẢM(TỦ SÁCH Y HỌC CỔ TRUYỀN)- Sao gọi là Biểu- Lý đều nhiệt?: Như Thương hàn Dươnh minh chứng truyền vào bản phủ, ngoài từ cơ nhục, trong đến Vị phủ, nhiệt khí hun nấu, miệng khát, nói mê, cái nhiệt đó còn tản mát đi khắp các nơi, chưa kết tụ lại một chỗ cho nên về phương pháp trị liệu dùng Bạch hổ thang, ngoài thời thấu suốt ra cơ phu, trong thời quét sạch tạng phủ khiến cho bệnh tà ở Biểu- Lý đồng thời tiêu tán, chứ không giống như tới thời kỳ nhiệt tà đã kết thực “chuyên” ở Trường, Vị chỉ có thể dùng phương pháp hạ mà thôi. Về bệnh Chính- Thương hànbệnh này, mà về bệnh Ôn nhiệt thời càng nhiều chứng này. Y giả cần phải xét kỹ.- Sao gọi là Biểu- Lý đều hàn?: Phàm chứng Thương hàn ở ngoài Biểu đã hiễm phải hàn tà, mà bên trong lại bị Trực trúng vào Lý, đó là thuộc “Lưỡng cảm hàn chứng”, tức như Trọng Cảnh dùng bài Ma hoàng- Phụ tử- Tế tân thang để chuyên trị về bệnh này.- Sao gọi là Biểu hàn- Lý nhệt?: Lưỡng cảm nhiệt chứng thường xảy ra trong các trường hợp sau:• Thái dương với Thiếu âm đồng thời mắc bệnh.• Dương minh với Thái âm đồng thời mắc bệnh.• Thiếu dương với Quyết âm đồng thời mắc bệnh.Phàm bệnh ở Tam dương thời là hàn khi vào tới Tam âm thời là nhiệt, như vậy mới thành ra chứng hậu Biểu hàn- Lý nhiệt.Cũng có khi hoả uất bên trong mà ngoài thêm ngoại cảm như vậy là một chứng hậu Biểu hàn- Lý nhiệt.Lại có khi hoả nóng tới cực điểm lại hoá theo thuỷ gây nên chứng nội nhiệt bế kết mà ở bên ngoài có cái hiện trạng ố hàn, ngoài Biểu coi như nhiệt mà trong Lý thời nhiệt, gặp trường hợp này mà lầm cho uống nhiệt tễ, thuốc chỉ uống khỏi cổ họng thời chết ngay.- Sao gọi là Biểu nhiệt- Lý hàn?: Như bệnh nhân vốn tạng thể hư hàn, mà bên ngoài lại cảm phải cái tà ôn nhiệt, như vậy là “tiêu” nhiệt, “bản” hàn. Đối với bệnh này dùng “thanh tễ” không nên qua đáng. Lại có khi âm hàn ở bộ phận dưới bức cái hoả vô căn bốc ngược lên trên, khiến cho bệnh nhân ngoài cơ phu nóng như đốt, chỉ muốn nằm nơi bùn lầy nước lạnh, ngoài Biểu coi như nhiệt mà bên trong thời thực hàn, nếu cho uống hàn tễ thuốc vào tới dạ dầy thời nguy ngay. Tóm lại, sự biến hoá của bệnh Thương hàn thật là muôn đường ngàn lối không giống nhau, mà không ra khỏi phạm vi 4 chữ Biểu- Lý, Hàn- Nhiệt vừa nói trên, nên bài này dùng 4 chữ đó làm đề cương. Y giả nên chú ý.Phân biệt Thương hàn với loại thương hàn4 NỘI KHOA- NGOẠI CẢM(TỦ SÁCH Y HỌC CỔ TRUYỀN)Chứng trạng khác nhau là: Thương hàn là một bệnh bị cảm phải Hàn tà ở giữa mùa Đông mà phát bệnh. Loại thương hànbệnh có chứng trạng fiống với thương hàn mà thực thời khác nhau rất xa. Các y giả phần nhiều thấy bệnh nhân phát nhiệt, thời cho ngay là chứng Thương hàn, rồi dùng thuốc phát Biểu. Sau dùng thuốc không khỏi nên lại dùng phương pháp hoà giải. Hoặc có khi dùng một vài vị hợp với chứng thời khỏi, nếu không hợp với chứng thời không khỏi. Lại có khi tới thời kỳ ngắc ngoải rồi, may mà lại khỏi được…Đó đều là biện chứng không đích xác gây nên. Phàm đã gọi là một bệnh, tất phải có một chứng riêng của nó, nếu điều trị theo cách đầu Ngô mình Sở thời bệnh đương nhẹ hoá ra nặng, bệnh không đáng chết mà cũng chết. Dưới đây xin phân biệt hai chứng bệnh Thương hàn và loại Thương hàn:1. Sau tiết sương giáng, khí trời giá lạnh, người ta nhiễm phải khi ấy thời phát bệnh ngay, gọi là chính Thương hàn.2. Mùa Đông cảm phải khí hàn không phát bệnh ngay, hàn đó ẩn nấp ở cơ phu, sang tới Xuân gặp khí ôn, cảm súc phải nó mà phát thành bệnh, thời gọi là Ôn bệnh. Sáng mùa Xuân bệnh chưa phát tới mùa Hạ, cảm súc phải khí nhiệt bệnh mới phát gọi là nhiệt bệnh, chứng trạng của nó cũng đầu thống, phát nhiệt như chính bệnh Chính thương hàn chỉ khác là miệng khát và không ố hàn.3. Bất cứ mùa nào, có khi bệnh nhân không phát sinh chứng đầu óc phát nhiệt mà bỗng dưng ố hàn, quyết lãnh, hơi ở miệng, mũi thở ra đều lạnh, nôn oẹ và tiết tả, sắc mặt tái xanh và mạch Trì…như vậy là chứng Trúng hàn.4. Mùa Đông đáng lẽ hàn mà không hàn, khí trời lại ấm áp, bệnh nhân coi thường, mặc áo mỏng không đắp chăn, do đó cảm phải khí hàn mà mắc bệnh, như vậy gọi là chứng Đông ôn.5. Về khoảng hai mùa Đông, Hạ giáp nhau, khí trời bỗng dưng giá lạnh, bệnh nhân cảm phải khí đó rồi phát bệnh ngay, như vậy là chứng “Thời hành hàn dịch”. cũng có khi không phải gặp tiết trời “hàn dịch” mà bệnh nhân chỉ vì hóng gió, cầu mát rồi gây ra chứng đầu thống phát nhiệt, như vậy là chứng cảm mạo. Chứng trạng của nó cũng hơi giống với chứng Chính thương hàn, chỉ có nhẹ hơn mà thôi.6. Về mùa Hạ cũng có khi bệnh nhân nhức đầu, phát nhiệt, tự hãn, phiền khát, như vậy là chứng Thương thử.7. Về mùa Hạ cũng có khi bệnh nhân đầu thống, phát nhiệt mà thân thể nặng nề, bụng đầy nói mê lảm nhảm, tự hãn, hai bọng chân giá lạnh, như vậy là chứng Thấp ôn.8. Cũng có khi bệnh nhân đầu thống, phát nhiệt, giống như chứng trạng Thương hàn bệnh, mà bệnh nhân thân thể nặng nề, thường lìm lịm chỉ muốn ngủ, hơi mũi thở ra khò khè, nói năng khó khăn, tứ chi rã rời, như vậy là bệnh Xuân ôn.5 NỘI KHOA- NGOẠI CẢM(TỦ SÁCH Y HỌC CỔ TRUYỀN)9. Cũng có khi bệnh nhân phát nhiệt, ố hàn, chứng trạng giống với bệnh Thương hàn, mà thân thể nặng nề không thể tự trở mình được, hoăcj trên đầu thường toát mồ hôi, mạch Tế như vậy là bệnh Phong thấp.10. Có khi bệnh nhân phát nhiệt như bệnh Thương hàn, nhưng mình không đau, mạch Khí khẩu ở bên hữu thì Khẩn, Trung quản đầy tức khó chịu, ợ ra mùi chua…như vậy là Trúng thực.11. Có khi bệnh nhân phiền nhiệt giống như bệnh Thương hàn, nhưng mạch lại Hư Nhuyễn vô lực, đầu có lúc rức lúc không, tứ chi rã rời, nói năng bợt bạt, như vậy là chứng Hư phiền.Trở lên, nói qua 11 chứng trạng đều có liên quan tới bệnh Thương hàn, nhưng thực ra vời bệnh Thương hàn khác nhau rất xa. Y giả cần phải chú ý, sai một ly đi một dặm, tới lúc đã nguy thời không sao cứu vãn được.BỆNH THƯƠNG HÀN Ở KINH THÁI DƯONGNguyên nhân: - Mùa Đông rét lạnh , bệnh nhân không biết giữ gìn, phòng dục hoặc lao lực qua độ, khiến cho inh khí hư nhược, hàn tà thừa hư phạm vào kinh Thái dưong, gây thành bệnh Thái dương thương hàn.Bệnh trạng: - đầu đau, cổ cứng, lưng đau, ố hàn, mạch Phù đần đần phát sinh chứng đầy ở Thiếu phúc, tiểu tiện không lợi miệng khát, nhưng chỉ muốn súc miệng chứ không muốn nuốt- thuộc về có Súc huyết.Nếu để lâu không chữa, thời Phong hàn uất chưng hoá thành nhiệt, hãm vào kinh Dương minh, biến thành chứng Dương minh Thương hàn.Phương pháp trị liệu: - Bệnh Thái dương Thương hàn có đủ chứng trạng nói trên cho uống bài Quế chi thang hoặc Ma hoàng thang. Nếu không có mồ hôi mà lại phiền táo, thời cho uống bài Đại thanh long thang. Nếu dưới Thiếu phúc đau, tiểu tiện không lợi, miệng khát, là do Bàng quang có Súc thuỷ- ứ nước- cho uống bài Ngũ linh tán. Nếu Thiếu phúc rắn và đầy, tiểu tiện lợi, chỉ muốn súc miệng mà không muốn nuốt nước, đó là Bàng quang có Súc huyết, dùng bài Đào nhân thừa khí thang. Nên ở Thái dương Thương hàn dù nên dùng phương pháp phát hãn, nhưng cùng không nên cho ra mồ hôi quá nhiều. Nếu ra mồ hôi quá nhiều thời sẽ thương âm, rồi phát sinh chứng chân co quắp, chân không ruỗi thẳng ra được, dùng bài Thược dược Cam thảo thang. Nếu miệng khat nhiều, mồ hôi tự toát ra, mạch Hồng Đại, cho uống bài Bạch hổ gia Nhân sâm thang. Nếu ra mồ hôi qua nhiều mà thành vong Dương khiến cho tứ chi quyết lãnh, dùng bài Tứ nghịch thang.QUẾ CHI THANGQuế chi 12 g Bạch thựoc 12 gCam thảo 8 g Sinh khương 12 g6 NỘI KHOA- NGOẠI CẢM(TỦ SÁCH Y HỌC CỔ TRUYỀN)Đại táo 12 quảđun với 7 bát nước, nhỏ lửa còn 3 bát, bỏ bã để lúc nóng vừa, uống 1 bát. Uống xong 1 bát, húp 1 bát cháo lỗng nóng, để giúp sức cho thuốc, húp cháo rồi đắp chăn kín ước chừng 1 tiếng đồng hò, khiến cho khắp mình nhâm nhấp mồ hơi thời mới hay. Đừng để mồ hơi đầm đìa như tắm, bệnh tất khơng khỏi. Nếu uống 1 nước, mồ hơi ra được thời thơi khơng uống nước sau, nếu vẫn chưa ra mồ hơi, thời lại uống thêm nước nữa, và uống gấp lại, nghĩa là trong nửa ngày uống hết 3 bát, sẽ có mồ hơi mà khỏi. Uống bài này kiêng các thức ăn sống, lạnh có chất dính nhờn, các thứ thịt miến, các vị cay và rượu, dấm .Phương giải: Đây là bài thc đứng đầu về các phương thuốc chữa Thương hàn, nó lại là một “tẩu phương” chun phát triển các cơng năng ty Âm hồ Dương, điều hồ Doanh Vệ và giải cơ phát hãn…Phàm các chứng rức đầu phát nhiệt ố Phong, ố hàn, mạch Phù mà Nhược, mồ hơi tự tốt ra…khơng cứ gì thuộc về kinh nào và cũng khơng cứ gì Loại Trúng phong hay Thương hàn, hay Tạp bệnh đều có thể dùng bài này để phát hãn, Nếu gặp trường hợp bệnh nhân bị phát hãn bậy, hạ bậy mà ngồi Biểu chưa giải được, vẫn dùng bài này để giải cơ. Còn như các chứng nêu lên như rức đầu, phát nhiệt, ố hàn, ố Phong, hơi thở trong mũi khò khè, nơn khan…hễ phát hiện ra chứng nào là có thể dùng được bài này, chứ khơng cần đủ bấy nhiêu chứng mới dùng bài này. Trong bài dùng vị Quế chi sắc đỏ, nó có cơng năng thơng Tâm, ơn kinh và hay phù Dương tán hàn, vị nó cam hay ích khí sinh huyết, vị nó tân lại hay phát hãn được ngoại tà. Bên trong nó giúp cho Qn chủ, phát tân dịch ra để làm hãn. Cho nên các bài ma hồng, Cát căn, Thanh long… muốn phát hãn, ngự hàn đều phải dùng đến nó, riêng bài Quế chi khơng thể dùng Ma hồng, mà bài Ma hồng tất phải dùng tới vị Quế chi. Sở dĩ gọi là Quế chi thang là do dùng Quế chi làm chủ. Trong bài đó ngồi vị Quế chi ra, thời vị Thược dược có vij toan hàn, vị toan thời liễm được hãn, vị hàn thời dẫn vào âm phận mà ích Vinh, vị Quế chi làm Qn cho vị Thược dược, là có ngụ ý trong phương pháp phát hãn có ý liễm hãn. Vị Thược dược làm Thần cho vị Quế chi, là trong phương pháp cố Biểu có ngụ ý muốn cho được “vi hãn” (hơi có mồ hơi), Vị tân của Sinh khương làm Tá cho vị Quế chi để giải ngồi cơ Biểu. Vị cam của Đại táo làm Tá cho Thược dược hồ trong Vinh lý. Vị cam của Cam thảo có cơng tun bên trong, dẹp bên ngồi, dùng nó để điều hồ Trung khí mà tức là để điều hồ Biểu- Lý, lại điều hồ tất cả các vị thuốc trong bài. Nhờ cái sự giúp ích lẫn nhau của Khương, Táo mà cái sức điều hồ của Cam thảo khiến cho Dương ở Biểu, Âm ở Lý, Khí ở Vệ, Huyết ở Vinh cùng đi đơi với nhau mà khơng sai lệch, đó tức là phương pháp cương nhu tương tế vậy. Như cái tinh nghĩa của bài này, thời lại về sự húp cháo nóng để giúp cho dược lực, bởi cốc khí đầy đủ ở bên trong, khơng những nó dễ dàng gây nên mồ hơi, mà nó lại khiến cái tà đã lọt vào khơng thể dùng dằng ở lại, mà cái tà đương sắp tới cũng khơng thể ngấp nghé chen vào, lại hay hơn nữa là đắp chăn ấm tựa như có mồ hơi, tức là dạy cho người ta phươg pháp “vi hãn” khơng thể để ra mồ hối như tắm đầm đìa, tức là tỏ cho người ta biết rằng khơng nên q phát hãn. 7 NỘI KHOA- NGOẠI CẢM(TỦ SÁCH Y HỌC CỔ TRUYỀN)Bài này đúng là phương pháp thứ nhất điều hồ Vinh Vệ. Nếu mồ hối khơng ra thời nó lại thuộc về chứng của bài Ma hồng, nếu mạch Phù, Khẩn thời cũng là mạch của bài Ma Hồng, gặp chứng và mạch như vậy, vốn khơng thể dùng Quế chi. Nhưng khi bệnh mới phát, khơng có mồ hối nên dùng bài Ma hồng để phát hãn, nếu mồ hơi ra được mà bệnh nhân lại phiền, mạch Phù, Sác, với bệnh nhân sau khi đã hạ, mạch vẫn Phù, khí lại thượng xung, và sau khi hạ, hạ lợi rứt mà thân thể vẫn đau nhức, đều cần dùng đến bài này là cớ vì sao? Bởi lúc đó, Biểu tuy chưa giải mà tấu lý vẫn rỗng thưa, tà khơng ở bì mao mà lẩn vào trong cơ nhục, và đã trải qua thời kỳ hãn, hạ, tân dịch đã bị thương, cho nên mạch với chứng dù giống với mạch chứng của bài ma hồng mà lại phải lấy bài Quế chi làm chủ trị. Bọn dung y dám nói bậy rằng bài Quế chi chun trị chứng Trúng phong, mà khơng chữa chứng Thương hàn, khiến cho người đời ngờ vực khơng dám dùng. Họ lại bảo Quế chi chun phát tán ngồi Biểu, mà khơng chữa các bệnh nào khác…Song khơng biết bài này, dùng bội vị bạch thược, Sinh khương lên, gia Nhân sâm gọi là Quế chi tân gia thang, dùng để chữa chứng Vinh- Biểu hư hàn và thân thể đau nhứ…bài này lại dùng gấp vị Bạch thược lên, gia thêm vị Di đường gọi là bài Tiểu kiến trung thang, dùng để chữa chứng Lý hư, Tâm q và trong bụng đau gấp…Xem đó thời biét bài thuốc của Trọng Cảnh thời biến hố vơ cùng và cũng đủ làm khn mẫu cho mn dời về sau vậy.MA HỒNG THANGMa hồng 3 đ/c Quế chi 2 đ/cCam thảo 1 đ/c Hạnh nhân 5 đ/cDùng 9 bát nước trước đun Ma hồng, cạn bớt đi 2 bát, gạn bọt, cho các vị kia vào lại đun, cạn còn 2 bát rưõi, bỏ bã, uống hơi nóng nửa bát, đắp chăn cho ra nhâm nhấp mồ hơi tựa như có mồ hơi, khơng cần húp cháo. Sau khi mồ hơi đã ra thời khơng uống nước sau nữa. Nếu mồ hơi ra q nhiều dùng “ơn phấn” để xoa.Chủ trị: Chữa về các chứng bệnh thuộc kinh Thái dương, Phong hàn ở ngồ Biểu, đầu cổ cứng đau, phát nhiệt, thân thể đau nhức, ngang lưng đau, các khớp xương đau, ố Phong hànm khơng có mồ hơi, hung mãn mà suyễn, mạch Phù, Khẩn hoặc Phù, Sác, dùng bài này để phát hãn.Nếu có đủ các chứng trạng như trên, mà mạch lại Phù, Nhược mồ hơi tự ra, hoặc mạch ở Xích bộ Vi mà Trì đề khơng nên dùng.Trị các tạp chứng như: Do Phòng hàn thấp mà làm thành Tý (tê đau), Phế kinh bị úng tắc mê man khơng nói năng, hơi suyễn mà hen, rất nên dùng bài này.Phương giải: Phàm chứng Phong hàn ở ngồi Biểu, mạch Phù, Khẩn, Sác khơng có mồ hơi…đều là Biểu thực, nên dùng bài Ma hồng thang làm chủ. Sở dĩ gọi là Ma hồng thang, vì dùng ma hồng làm Qn, Ma hồng tính ơn, vị tân và khổ, cơng dụng của nó là ở tấn (nhanh) và thăng (bốc lên); Quế chi tính 8 NỘI KHOA- NGOẠI CẢM(TỦ SÁCH Y HỌC CỔ TRUYỀN)on vị tân lại cam, cái năng lực của nó ở sự cố Biểu. Vì chứng trạng ở trên thuộc về hữu dư cho nên dùng Ma hoàng làm chủ là một phương pháp tất- thắng; dùng vị Quế chi để phụ tức là một cái tiết chế đúng mực, không để sức Ma hoàng quá đáng. hạnh nhân vị khổ khí ôn, giúp Ma hoàng để trục tà và giáng nghịch; Cam thảo khí vị cam bình, giúp Quế chi để hoà trong chống ngoài. Uống vào tới Vị khí dẫn hành ra Huyền phủ, du tinh ra Bì mao, lúc đó Mao với Mạch hợp nhau, sẽ nhâm nhấp toát mồ hôi ra, cái tà ở Biểu tất phải đi hết, do đó chứng đau khỏi, chứng suyễn yên, mà chứng hàn nhiệt đều tiêu tán, không cần húp cháo để nhờ hãn ở cốc khí nữa. Sở dĩ không dùng Khương, Táo bởi vì Sinh khương nó đi ngay ra ngoài cơ Biểu, sẽ làm trở ngại cho sự tấn thăng của Ma hoàng; Đại táo tính nó ngưng trệ ở nơi Cách, sẽ làm ngại đến sự tốc giáng của Hạnh nhân. Mục đích của bài này muốn cho được thẳng đạt tới nơi bệnh tà, nếu hoi chậm thời không tấn, hơi đi ngang thì mất sự thăng; nên phải dùng một phương pháp thuần Dương như một viên Đại tướng cầm dao xông vào, nếu dùng đúng thời chỉ đánh một trận là thành công, dùng không đúng sẽ gây nên tai vạ ngay lập tức, cjo nên chỉ có thể dùng tới một lần mà không thể dùng tới lần thứ hai. Nếu sau khi phát hãn rồi mà bệnh vẫn không khỏi, thời lại nên dùng bài Quế chi thang để thay. Bài này là một bài mạnh nhất về phương pháp khai Biểu trục tà và phát hãn của Đức Trọng Cảnh. Người đời cho rằng Ma hoàng chỉ có công năng phát Biểu mà không chữa được các chứng bệnh khác, xong không biết bài này hợp với bài Quế chi thang gọi là bài Ma- Quế các bán thang, dùng điều hoà các chứng bệnh thuộc Thái dương mà tà hàn nhiệt vẫn còn dùng dằng chưa hết. Bỏ Hạnh nhân gia thêm vị Thạch cao hợp với bài Quế chi thang thời là bài Quế chi nhị- Việt- tỳ- nhất thang dùng để giải chứng nhiệt nhiều hàn ít ở kinh Thái dương. Nếu gặp chứng bệnh Dương thịnh ở bên trong mà không có mồ hôi, thời lại có bài Ma hoàng,Hạnh nhân, Cam thảo, Thạch cao thang để tán bỏ tà khí ở Thái âm. Nếu gặp chứng bệnh Âm thịnh ở bên trong mà không có mồ hôi thời lại có bài Ma hoàng, Phụ tử, Tế tân, Cam thảo thang để làm cho ôn tán bỏ cái tà khí hàn ở Thiếu âm Thận. Trong Kim quỹ yếu lược dùng bài này giảm bỏ Quế chi; Trong Thiên kim phương dùng bài này bỏ Quế chi đổi Nhục quế, đều gọi là Hoàn hồn thang dùng để chữa tà ở Thái âm kinh, thốt trúng, bạo quyết, cấm khẩu, khí tuyệt…đều uống khỏi miệng thời công hiệu ngay. Nhưng cái đặc điểm của nó là ở chỗ không đắp ấm cho ra mồ hôi. Xem đó thì biết rằng Ma hoàng thang mạnh hay không mạnh đều do ở chỗ đắp ấm hay không đắp ấm…Đó là tâm pháp của ông Trọng Cảnh, ta phải nên nghĩ cho thấu mới được.ĐẠI THANH LONG THANG(Trọng Cảnh)Chủ trị của bài này: Chữa về chứng kinh Thái dương bị thương cả phong, hàn, Vinh, Vệ cùng mắc bệnh; ở trong mạch của bệnh Thương hàn mà phát hiện ra chứng Thương phong. Ở trong mạch của chứng thương phong, mà phát hiện ra chứng Thương hàn. Cả hai chứng đều không ra mồ hôi mà phiền táo, nên dùng bài này để giải cả hai phương diện mà làm cho phát hãn, Nếu 9 NỘI KHOA- NGOẠI CẢM(TỦ SÁCH Y HỌC CỔ TRUYỀN)chứng hậu có đầy đủ như trên, mà mạch lại Vi, Nhược lại tự hãn, thời không nên uống bài này, vì uống vào sẽ vong Dương.Ma hoàng 5 đồng cân Quế chi 2 đồng cânCam thảo 2 đ/c Hạnh nhân 3 đ.cSinh khương 3 đ/c Đại táo 12 quảThạch cao 1 lạngDùng 9 bát nước, trước đun Ma hoàng, cạn bớt còn 2 bát, gạt bỏ bọt cho các vị thuốc kia vào, lại đun cạn còn 3 bát, bỏ bã uống nóng 1 bát, để cho hơi có nhâm nhấp mồ hôi. Nếu mồ hôi ra quá nhiều thì dùng Ôn phấn xoa bớt đi.Phương giải: Phàm chữ chứng Thương phong không ngoài bài Quế chi; chữa chứng Hàn không ngoài bài Ma hoàng. Bài này hợp cả bài Quế chi, bài Ma hoàng làm một, cho nên dùng để chữa chứng bị thương cả Phong lẫn Hàn. Cả hai chứng trên đều không có mồ hôi, cho nên giảm bỏ vị Thược dược, vì không cần phải dùng đến cái tính thu liễm của nó nữa. Cả hai chứng đều có phiền táo, cho nên gia vị Thạch cao để giải bỏ nhiệt tà đi cho hết. Nếu không có chứng phiền táo thời lại dùng bài Ma hoàng Quế chi các bán thang. Ông Trọng Cảnh ở trong bài thuốc phát Biểu lại gia thêm vị đại hàn và tân, cam thời ta biết rằng cái ý phát nhiệt của bài Ma hoàng, nhiệt tà chỉ ở bộ phận Biểu, mà chứng phiền táo của bài Đại thanh long thang, thời bệnh tà đã vào cả cơ lý; mới bắt đầu phát bệnh ở kinh Thái dương mà đã dùng tới vị Thạch cao, vì vị tân của nó giải được cả khí nhiệt ở ngoài cơ, cái vị hàn của nó làm mát được sức nhiệt trong Vị, còn vị cam của nó lại sinh được tân dịch, đó là phương pháp bảo toàn lấy tân dịch ở kinh Dương minh. Dung- y lại rụt rè nghi hoặc, gặp chứng bệnh nên dùng lại không dám dùng, khiến cho nhiệt kết ở Dưong minh, rồi phát ban, phát cuồng, chứng hậu nguy hiểm không còn bờ bến. Xem vậy Thạch cao là một yếu- dược chữa về môn trùng phong, Thương hàn. Nó hợp với Ma hoàng Quế chi thời có tên Thanh long, nó hợp với Tri mẫu, Cam thảo thời có tên Bạch hổ. Sau khi uốg rồi chỉ lấy hoqưi nhâm nhấp mồ hôi, đó là Trọng Cảnh dạy người ta phương pháp dù gặp chhứng nên phát hãn, cũng không để mồ hôi ra quá nhiều. Do đó ta lại biết trong bài Quế chi thang, sở dĩ không dùng vị Ma hoàng là có ý muốn cho mồ hôi ra khỏi quá nhiều. Trong bài ma hoàng thang lại dùng vị Quế chi cũng là một tính cách phòng bị khỏi sự quá hãn. Nếu không giữ đúng phương pháp mà để mồ hôi ra qua nhiều đến nỗi vong Dương, biến sinh các nghịch chứng, ngoài Biểu rỗng không, không thể chịu đựng được phong, rồi thành ra Âm thịnh cách Dương. phiền táo không sao ngủ đượcc thật là nguy hiểm vô cùng.THƯỢC DƯỢC- CAM THẢO THANGThược dược 4 đ/c Cam thảo 4 đ/c10 [...]... vì thế nên rất chóng công hiệu ÂM DƯƠNG DỊCH BỆNH Bệnh này tên tục gọi là Giáp âm Thương hàn Nguyên nhân là do người mắc bệnh mới khỏi, cùng với đàn bà giao cấu, rồi bệnh độc từ người nọ truyền sang người kia, khiến chongười kia bị mắc bệnh lây, nên gọi là âm dương dịch Nguyên nhân: Nếu do đàn bà truyền sang đàn ông, thời đàn ông bị Âm thũng, dẫn lên bụng thành chứng ruột đau như thắt Đàn bà thời hai... truyền bệnh sang, thời nguyên nhân trước mắc bệnh Thương hàn, nhưng chính cái hạt giống của nó thời là “dục hoả” Người bị bệnh truyền sang, thời nguyên nhân trước của nó là “dục hoả”, mà thực thời cũng bởi âm hư…Đó lànguyên nhân của bệnh Âm- Dương dịch Nó không có Biểu chứng như ố hàn, phát nhiệt, lại không có Lý chứng như Vị thực, tự lợi Chỉdo hai Tinh khí cùng quấn quýt nhau mà tức thời phát sinh bệnh. .. bát, ngày 3 lần Phương giải: Ma hoàng để trừ bỏ chứng hàn ở ngoài Biểu, Phụ tử làm ấm lại chứng hàn ở bên trong, dùng Cam thảo làm Tá để làm cho hơi có mồ hôi thời bệnh sẽ khỏi, đó là một bài thuốc nhẹ về phép Biểu tán ở trong bệnh Thiếu âm Thương hàn ĐẠI THỪA KHÍ THANG Xem ở trên môn Dương minh thương hàn BỔ CỐT CHỈ THANG (Thần nghiệm phương) Bổ cốt chỉ 3 đ/c Can khương ích trí 3 đ/c Thảo quả Nhục... một ý nghĩa đó THÔNG MẠCH TỨ NGHỊCH THANG (Trọng Cảnh) Chủ trị: Chữa bệnh ở Thiếu âm mà hạ lợi thanh cốc, trong hàn ngoài nhiệt, mạch Vi muốn tuyệt, mình lại không ố hàn Bệnh nhân sắc mặt đỏ bừng, hoặc tong bụng đau hoặc nôn khan, hợc họng đau, hoặc chứng lợi đã ngừng mà mạch vẫn không thấy…và bệnh Quyết âm mà hạ lợi thanh cốc, trong hàn ngoài nhiệt, mồ hôi ra mà quyết lãnh Cam thảo 2 đ/c Can khương... đau, đại tiện hơi nát…Những chứng thuộc về bài bày, ở vào thời kỳ bệnh Thương hàn đã tơi 6, 7 ngày, chính là cái lúc hàn, nhiệt nên lui, thế mà lại thấy phát nhiệt, ố hàn, là các chứng thuộc về Biểu Lại thấy các chứng Tâm hạ chi kết là các chứng thuộc về Lý Như vậy là cả Biểu và Lý đều chưa giải, theo phép nên giải cả Biểu và Lý Như ố hàn “vi” mà nhiệt cũng “vi” đủ biết rằng chi tiết buồn mỏi và đau,... pháp trị liệu: Bệnh Âm- Dương dịch đủ các chứng trạng như trên, nếu mặtóng đỏbừng, nếumặt nóng đỏ bừng, miệng khát, sợ nhiệt như vậy là thuộc nhiệt, dùng “Trúc bì thang” nuốt “Thiêu côn tán” Nếu đằng sau lưng ố hà, lưỡi trắng, miệng không khát mạch Trầm, Khẩn như vậy là thuộc về hàn dùng “Hà thử thỉ thang” nuốt “Thiêu côn tán” Thuyết minh Bệnh Âm- Dương dịch tục gọi là Giáp âm Thương hàn, bệnh nhân thường... TRUYỀN) bệnh này là nên nhận rõ chứng thuộc hàn hay thuộc nhiệt Nếu thuộc hàn thời phải có các chứng sau lưng ố hàn, lưới trắng và không khát Nếu thuộc nhiệt phải có các chứng sợ nhiệt và mắt đỏ, miệng khát CÁC BÀI CHỮA ÂM- DƯƠNG DỊCH BỆNH TRÚC BÌ THANG (Chuẩn thằng) Thanh trúc bì 1 lạng Dùng 1 vị này đun với 3 bát nước cho sủi mạnh lên 5,6 lần, vắt bỏ bã, lọc lấy nước trong, cho uống dần THIÊU CÔN TÁN (Thương. .. (Thương hàn luận) Lấy một miếng phia trong quần của người đàn bà, ngay nơi gần Âm môn rồi đốt ra than, hoà với nước cho uống, cứ 7 ngày thời uống 3 lần, sẽ tiểu tiện lợi, ở nơi Âm- đầu hơi sưng lên, tức là bệnh khỏi Đàn ông mắc bệnh thời lấy quần của người đàn bà, đàn bà mắc bệnh thời lấy quần của người đàn ông Phương giải: Do sự giao cấu của man nữ mà bệnh truyền sang cho nhau, đó thực là một ký bệnh. .. vì thế bệnh ở Thái dương chỉ nên hãn mà không nên Thổ; Bệnh ở Dương minh biểu chỉ nên Thổ mà không nên hãn Bệnh ở Thái dương nên hãn mà lại cho Thổ, thời sẽ phát sinh tự hãn không ố hàn, đói mà không muốn ăn, sớm ăn thời tối lại thổ, chỉ muốn ăn các thứ lạnh, và không muốn mặc áo đắp chăn…Đó là bệnh ở Thái dương đã chuyển vào Biểu của Dương minh Vậy cần phải dùng bài Chi tử- sị thang để cho Thổ Bệnh. .. trên đun với bát nước, cạn còn bát, bỏ bã, uống nóng 1 bát, ngày 3 lần Phương giải: Bài này dùng Quế chi, Tế tân để trừ hàn; Đương quy, Thược dược để hoà huyết; Cam thảo, Đại táo để bổ khí; Thông thảo có công năng thông được chín khiếu và lợi quan- tiết để hành Can khí Phàm bệnh Thương hàn ở kinh Quyết âm mà có Biểu chứng thời nên dùng bài này, rất công hiệu ĐƯƠNG QUY TỨ NGHỊCH GIA NGÔ THÙ SINH KHƯƠNG . khác nhau là: Thương hàn là một bệnh bị cảm phải Hàn tà ở giữa mùa Đông mà phát bệnh. Loại thương hàn là bệnh có chứng trạng fiống với thương hàn mà thực. TRUYỀN)CHƯƠNG I BỆNH THƯƠNG HÀNTại sao gọi là Thương hàn? Vì bệnh nhân cảm nhiễm phải hàn tà, rồi phát sinh ra chứng hậu, nên gọi là Thương hàn. Nguyên nhân

Ngày đăng: 23/10/2012, 11:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w