THÔNG MẠCH TỨ NGHỊCH THANG

Một phần của tài liệu Bệnh thương hàn (Trang 27 - 28)

(Trọng Cảnh)

Chủ trị: Chữa bệnh ở Thiếu âm mà hạ lợi thanh cốc, trong hàn ngoài nhiệt, mạch Vi muốn tuyệt, mình lại không ố hàn. Bệnh nhân sắc mặt đỏ bừng, hoặc tong bụng đau hoặc nôn khan, hợc họng đau, hoặc chứng lợi đã ngừng mà mạch vẫn không thấy…và bệnh Quyết âm mà hạ lợi thanh cốc, trong hàn ngoài nhiệt, mồ hôi ra mà quyết lãnh.

Cam thảo 2 đ/c Can khương 2

đ/c

Phụ tử 1 củ Thông bạch 9

củ

Các vị trên đun 3 bát nước, cạn còn 1 bát rưỡi, bỏ bã chia uống 2 lần. Sau khi uống xong mạch sẽ lại có.

Phương giải: Trong Thương hàn luận những “bài Phù âm tức Dương” nếu Trung hàn mà Dương vi không đạt được ra ngoài, thời lấy Tứ nghịch làm chủ; Nếu trong ngoài đều hàn, Dương khí hư quá, thời lấy bài Phụ tử làm chủ; Nếu âm thịnh ở dưới cách Dương ở trên, thời lấy bài bạch thông làm chủ; Nếu âm thịnh ở trong cách Dương ở ngoài thời lấy bài Thông bạch làm chủ…Xem đó thời biết rằng: Bài Tứ nghịch có công năng vận hành được Dương khí; Bài Phụ tử có công năng ôn bổ được Dương khí; bài Bạch thông có công năng tuyên thông được Dương khí ở trên và ở dưới; Bài Thông bạch có công năng thông đạt được Dương khí ở trong và ngoài. ở bài nà chứng trạng thời mạch Vi muốn tuyệt, trong hàn ngoài nhiệt, như vậy là Âm ở trong Thận quá thịnh mà cách Dương ra bên ngoài, nên mới lấy làm chủ. Sở dĩ gấp vị Can khương, gia thêm Cam thảo để giúp Phụ tử mà tên là Thông mạch Tứ nghịch vì có công năng làm mạnh được nguyên dương để chủ trì cả trong lẫn ngoài và dẫn dụ cái nhiệt ở bên ngoài quay trở về bên trong, bởi vì chứng hậu lúc đó đã tới thời kỳ sinh khí không còn, tử thần sắp đến, nếu dùng vị Cam thảo có tính chất nhu hoãn làm Quân thì làm thế nào để chiêu dụ được cái Dương khí sắp mất ở ngoài kia. Nhưng đã đổi làm vị Can khương mà vẫn còn phải gia thêm vị Cam thảo, là sợ Dương khí trong khi tán loạn, một mình vị tướng mãnh liệt là Khương, Phụ không thể làm sao trị nổi. Nếu sắc mặt đỏ bừng thời gia Thông bạch để cho thông suốt cái khí Dương bị cách lên trên, nếu bụng đau thời gia Thược dược để hoà cái khí âm ở trong Lý. Nôn oẹ gia Sinh khương để chỉ ẩu, Họng đau gia Cát cánh để lợi Yết. Sau khi chứng lợi đã ngừng mà mạch vẫn chưa có, thời lại gia thêm Nhân sâm để sinh khí. Trong một bài thuốc mà phương pháp sử dụng như vậy thật là chu đáo.

Một phần của tài liệu Bệnh thương hàn (Trang 27 - 28)