(Trọng Cảnh)
Chủ trị: Chữa về bệnh ở kinh Thiếu âm khi mới mắclại phát nhiệt, mạch Trầm, đã 2,3ngày không có chứng gì ở trong Lý.
Ma hoàng 2 đ/c Phụ tử 1 củ
Tế tân 2 đ/c
Dùng 6 bát nước trước đun Ma hoàng, cạn bớt 3 bát, gạt bỏ bọt, bấy giờ mới bỏ 2 vị kia vào, lại đun cạn còn 2 bát bỏ bã, chia 3 uống nóng 1 phần , ngày 3 lần.
Phương giải: Bệnh ở kinh Thiếu âm chủ về Lý, đáng lẽ không có chứng ngoài Biểu. Bệnh phát ở kinh Âm thời nên có chứng Biểu hàn. Giờ kinh Thiếu âm mới bị cảm phải Hàn tà mà lại phát nhiệt, thế là đã có chứng Lý của Thiếu âm mà kiêm cả chứng Biểu của Thái dương. Bệnh ở ngoài Biểu của Thái dương thời mạch không nên Trầm; giờ mạch lại Trầm thế là có chứng của Thái dương mà lại hiện ra cái mạch của Thiếu âm cho nên mình dù nóng mà mạch thời Trầm. Phàm bệnh ở Thái dương mà mạch lại Trầm thời nên dùng bài Tứ nghịch để cấp cứu ngay ở bộ phận Lý. Đằng này bệnh ở Thiếu âm mà Biểu lại nhiệt, mới ở trong Biểu tễ gia thêm phụ tử để dự bị làm cho bền chặt trong Lý. Nghĩ như chứng phát nhiệt mà không có mồ hôi, thời cái Biểu của kinh Thái dương tất nhiên là phải cho “khai”; nhưng mạch Trầm lại là ở Lý, thời cái chốt của Thiếu âm phải làm cho bền chặt; giờ ví phỏng dùng Ma hoàng làm cho mở tấu lý, dùng Tế tân để tán bỏ phù nhiệt, mà không có Phụ tử làm bền chặt Chân dương, thời cái tân dịch của Thiếu âm sẽ bị tiết hết mà cái “vi Dương” của Thái dương cũng sẽ bị ngoại vong, còn sống sao được nữa? Chỉ có cách là đem Phụ tử, Ma hoàng cùng dùng chung trong một bài, thời hàn tà tiêu tan mà Dương khí không đến nỗi ngoại vong, đó thật là một phươg pháp chu toàn và rất khéo vậy.