MAI HOÀN

Một phần của tài liệu Bệnh thương hàn (Trang 30)

Ô mai 200 quả Tế tân 6

lạng

Can khương 10 lạng Đương quy 4 lạng

Hoàng liên 1 cân Phụ tử 6 lạng

Thục tiêu 4 lạng Quế chi 6 lạng

Nhân sâm 6 lạng Hoàng bá 6 lạng

Các vị trên cùng tán bột, luyện mật viên bằng hạt ngô, mỗi lần nuốt 10 viên, ngày 3 lần, dần dần thêm đến 20 viên, tiêu bằng nước nóng.

Phương giải: Trong 6 kinh chỉ có kinh Quyết âm là khó điều trị hơn cả; Bản của nó là Âm, mà Tiêu của nó là nhiệt; Thể của nó là Mộc, mà dụng củ nó là Hoả. Về phươngpháp điều trị đó, hoặc thâu, hoặc tán, hoặc nghịch,hoăc tẩu, cốt làm sao cho Trung khí được hoà bình thời mới có thể khỏi. Quyết âm nó ở vào bộ vị hai khí Âm đều hết, nên lại có tên là Tuyệt- Dương; Cứ như vậy thời đáng lẽ không còn chứng nhiệt, nhưng xét về cái lẽ Âm, Dương thời khí Âm gần hết tứclà lúc Dương sắp sinh, vì vậy bệnh ở Quyết âm mà có chứng nhiệt, tức là do ở Thiếu dương gây nên. Hoả vượng thời thuỷ suy, cho nên có chứng tiêu khát, khí xung lên Tâm, với trong Tâm đau có nhiệt, đó tức là do khí hữu dư tức là hoả, cho nên mới sinh ra như vậy. Mộc thịnh thời khắc Thổ, cho nên đói mà không muốn ăn. Đói thời trong mình rỗng không, ngưu trùng ngửi thấy mùi thức ăn thời bò ra, cho nên sinh ra chứng thổ vưu. Ông Trọng Cảnh soạn các bài thuốc đều dùng vị tân, cam, khổ làm Quân, không mấy khi dùng vị toan thâu, riêng bài này thời dùng vị Ô mai làm Quân, đó là muốn bình ngay Can trước. Hợp với vị Hoàng liên để tả Tâm mà trừ chứng đau, tá bằng vị Hoàng bá để giúp Thận mà trừ chứng khát. Thận là mẹ của Can dùng Tiêu thục để ôn Thận, thời Hoả có nơi về mà Can có chỗ nương tựa, đó là giữ gìn ngay từ gốc. Can muốn sơ tán, dùng Tế tân, Can khương có khí vị tân tán để cho được sơ tán. Can là một cơ quan tàng guyết dùng Quế chi, Đương quy để dẫn huyết về kinh. Trong bài này dùng vị hàn vị nhiệt lẫn lộn, cho nên dùng vị Nhân sâm để điều hoà Trung khí. Vả Vưu trùng do ăn các thức sinh lãnh và hấp thụ các khí Thấp nhiệt mà sinh ra, nên trong bài thuốc phải dùng cả vị hàn lẫn vị nhiệt mới đủ điều kiện để khu trừ nó.

Một phần của tài liệu Bệnh thương hàn (Trang 30)