THIÊU CÔN TÁN

Một phần của tài liệu Bệnh thương hàn (Trang 34)

(Thương hàn luận)

Lấy một miếng phia trong quần của người đàn bà, ngay nơi gần Âm môn rồi đốt ra than, hoà với nước cho uống, cứ 7 ngày thời uống 3 lần, sẽ tiểu tiện lợi, ở nơi Âm- đầu hơi sưng lên, tức là bệnh khỏi. Đàn ông mắc bệnh thời lấy quần của người đàn bà, đàn bà mắc bệnh thời lấy quần của người đàn ông.

Phương giải: Do sự giao cấu của man nữ mà bệnh truyền sang cho nhau, đó thực là một ký bệnh. Cái người truyền bệnh sang, thời nguyên nhân trước mắc bệnh Thương hàn, nhưng chính cái hạt giống của nó thời là “dục hoả”. Người bị bệnh truyền sang, thời nguyên nhân trước của nó là “dục hoả”, mà thực thời cũng bởi âm hư…Đó lànguyên nhân của bệnh Âm- Dương dịch. Nó không có Biểu chứng như ố hàn, phát nhiệt, lại không có Lý chứng như Vị thực, tự lợi. Chỉdo hai Tinh khí cùng quấn quýt nhau mà tức thời phát sinh bệnh. So với chứng mùa Đông không tàng tinh, mùa Xuân tất phát sinh ra bệnh Ôn…lại càng khác nhau rất xa. Phàm tà bệnh phạm vào đâu, tất phải do khí hư. Nếu Âm hư thời Dươngd ồn tới, cho nên sinh ra chứng thiếu khí và nhiệt xung lên Hung. Vì khí thiểu không vận chuyển được, cho nên đầu nặng như không cất lên được và thân thể cũng đều nặng nề. Tà trúng vào Âm bộ, cho nên Âm bộ bị co rút, tinh thần tán loạn cho nên con mắt nẩy đom đóm. Nó làm giao động tới cả cân cốt cho nên đầu gối và bọng chân đều co quắp. Bệnh pgát sinh ra từ Thận, độc khí xông vào Thuỷ đạo, nên tiểu tiện không lợi. Các chứng trạng như vừa thuật ở trên, về loại dược- thạch tựa khó có thứ chữa nổi, nên lại phải dùng tới cái lý Âm- Dương cùng cảm triệu để điều trị. “Côn” là thứ che đậy bên ngoài nơi Âm- Dương của nam, nữ, nó che đậy được bên ngoài tất thanh giải được bên trong. Sự cảm thụ do vô hình mà ra, điều trị bằng một thứ hữu hình, khiến cho hình, khí cùng cảm nhau, tiểu tiện sẽ lợi và Âm- đầu hơi sưng, đó là khí trọc âm chạy xuống hạ khiếu, dục hoả dẹp yên mà các chứng trạng khác đều khỏi. Dùng Trúc bì thang để nuốt Thiêu côn tán tức là thanh cả nhiệt nữa.

Một phần của tài liệu Bệnh thương hàn (Trang 34)