1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHIÊN cứu mức độ tác ĐỘNG của các NHÂN tố LIÊN QUAN đến tài CHÍNH gây CHẬM TRỄ TIẾN độ của dự án xây DỰNG ở VIỆT NAM

17 160 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 299,13 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÀI CHÍNH GÂY CHẬM TRỄ TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM Mai Xuân Việt & Lương Đức Long Trường Đại học Bách khoa, Đại học Q

Trang 1

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÀI CHÍNH GÂY CHẬM TRỄ TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG

Ở VIỆT NAM Mai Xuân Việt & Lương Đức Long

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM

TÓM TẮT: Chậm tiến độ trong các dự án xây dựng thường hay xảy ra và chịu nhiều

tổn thất Sự chậm trễ trong dự án xây dựng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có thể làm chậm sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng nói riêng và nền kinh tế tổng thể của Việt Nam nói chung Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng đồng thời đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề nhằm giảm thiểu việc chậm trễ tiến độ do các yếu tố liên quan đến tài chính gây ra Kết quả khảo sát 200 dự án xây dựng trong khoảng thời gian

từ năm 2005 – 2010 phản ánh mức độ tác động của 4 nhóm nhân tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ là nhân tố về thanh toán trễ hạn, nhân tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nhân tố về tính không ổn định của thị trường tài chính, nhân tố về thiếu nguồn tài chính và tổng mức đầu tư có ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định mối quan hệ giữa 4 nhân tố trên với chậm trễ tiến độ với các giả thuyết được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5% Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm yếu tố thanh toán trễ hạn có ảnh hưởng mạnh nhất đến chậm trễ tiến

độ, tiếp theo là nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nhóm yếu tố về tính không ổn định của thị trường tài chính, nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài chính

Từ khóa: dự án trễ tiến độ, trễ tiến độ liên quan đến tài chính, công nghiệp xây dựng,

quản lý dự án

1 GIỚI THIỆU

Ngành công nghiệp xây dựng là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân góp phần vào tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Ngành công nghiệp xây dựng được xem là ngành năng động, nhiều rủi ro và đầy thách thức Ngành công nghiệp xây dựng đặt ra một thách thức lớn vì nó là ngành quan trọng trong việc tạo sự giàu có, nâng

Trang 2

và nó liên kết với các ngành kinh tế khác để cùng thịnh vượng Vì vậy, sự chậm trễ trong

dự án xây dựng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có thể làm chậm sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng nói riêng và nền kinh tế tổng thể của một quốc gia nói chung Trong những năm gần đây nền kinh tế của Việt Nam phát triển kéo theo nhu cầu đầu

tư xây dựng tăng cả về quy mô và số lượng Tuy nhiên, hiện nay tình trạng trễ tiến độ của các dự án xây dựng thường xuyên xảy ra do năng lực tài chính, năng lực quản lý của chủ đầu tư, nhà thầu… yếu kém Chậm tiến độ trong các dự án xây dựng thường hay xảy ra

và chịu nhiều tổn thất về nguồn lực, tài chính của cá nhân và xã hội.Việc triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được hoạch định và lập trước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Trong đó, các yếu tố liên quan đến tài chính của dự án là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ của dự án, là nguyên nhân chính gây ra sự chậm trễ tiến độ của hầu hết các dự án xây dựng

Tình trạng chậm tiến độ và vượt chi phí rất phổ biến trong ngành xây dựng ở Việt Nam gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư Tiến độ chậm ở hầu hết các dự án, công trình được thanh tra, kiểm tra dẫn tới chi phí xây dựng tăng, hiệu quả đầu tư thấp Chậm trễ tiến độ gây thiệt hại cho cả chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát Đối với chủ đầu tư, chậm trễ tiến độ có nghĩa là giảm doanh thu tiềm năng và sụt giảm thương hiệu; trong khi về phía nhà thầu là gia tăng chi phí trong tương lai và mất uy tín công ty Còn với đơn vị tư vấn là sự sụt giảm niềm tin ở các chủ đầu tư và sự ra đi của các khách hàng tương lai

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trong ngành xây dựng, trễ tiến độ được xác định khi thời gian thực tế thực hiện dự án kéo dài hơn thời gian được các bên ký kết trong hợp đồng Theo Aibinu & Jagora (2002), thì trễ tiến độ được mô tả như một khoảng thời gian khi nhà thầu và chủ đầu tư dự án không thực hiện đúng như quy định hoặc đúng như thỏa thuận trong hợp đồng Còn theo Bramble và Callahan (1987) thì trễ tiến độ là khoảng thời gian mà các hạng mục của dự

án thi công kéo dài hoặc hoàn thành không đúng hạn Nói tóm lại, trễ tiến độ là một tình huống xảy ra mà các công việc sẽ bị thực hiện chậm lại và các công việc được hoàn thành không đúng hạn

Các nghiên cứu của Nguyễn Duy Long, Stephen Ogunlana, Trường Quang, Ka Chi

Lam (2004) về các vấn đề thường gặp trong các dự án tại Việt Nam thì vấn đề: “Dự án bị

Trang 3

trì hoãn” được xếp hạng 1 trong Bảng xếp hạng các vấn đề thường gặp trong ngành xây dựng

Nghiên cứu của Shen et al (2001), thì các dự án thường không hoàn thành đúng hạn như trong hợp đồng đã ký kết Vấn đề chậm trễ tiến độ xảy ra ở hấu hết các dự án xây dựng Nghiên cứu của Bromolow (1974), ở Úc chỉ có 1/8 các dự án thực hiện sớm tiến

độ và có đến 40% vượt tiến độ cho phép Nghiên cứu của Sambasivan and Yau (2007), ở Malaysia trong năm 2005 có 17,3% trong tổng số 417 dự án của chính phủ nước này trễ tiến độ hơn 3 tháng hoặc thực hiện dở dang

Theo Arditi et al.(1985), thì sự chậm trễ của các dự án xây dựng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có thể làm chậm sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng nói riêng

và ảnh hưởng đến hầu hết các ngành kinh tế khác

Theo Shen (1997), việc chậm trễ tiến độ của các dự án xây dựng là nguyên nhân lớn nhất làm tăng thêm chi phí và giảm lợi nhuận hoặc các yếu tố lợi ích khác của dự án Nghiên cứu của Frimpong và Oluwoye (2003) chỉ ra rằng yếu tố tài chính là một trong những nguyên nhân chính gây chậm trễ tiến độ

3 CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

3.1 Các giả thuyết nghiên cứu

3.1.1 Nhóm yếu tố về thanh toán trễ hạn

Theo Ahmed et al (2003) và Wa’el (2005), yếu tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ trong các dự án xây dựng ở Malaysia là các vấn đề tài chính như chủ đầu tư chậm thanh toán, các vấn đề khó khăn về kinh tế và tài chính, tài chính của nhà thầu Thanh toán trễ hạn là việc chi trả bị kéo dài so với khoảng thời gian qui định theo điều khoản trong hợp đồng đã ký kết sau khi khối lượng được các bên xác nhận (Harris and McCaffer, 2003) Các bên tham gia dự án như chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, kỹ sư quản lý khối lượng…đều có liên quan đến việc thanh toán trễ hạn của dự án Vì vậy, nếu một trong các nhóm này có liên quan đến thanh toán trễ hạn thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình thanh toán của cả một dự án

Dựa vào 11 yếu tố của nhóm yếu tố về thanh toán trễ hạn là chủ đầu gặp khó khăn về tài chính; chủ đầu tư chi trả, thanh toán chậm; nhà thầu đưa ra yêu cầu, đòi hỏi thiếu căn

Trang 4

giữa khối lượng thanh toán và khối lượng nghiệm thu; hồ sơ thanh toán không đủ tài liệu

và thông tin cần thiết; quá trình xác nhận khối lượng thanh toán phải qua nhiều khâu; tư vấn giám sát thiếu năng lực và trách nhiệm; bất đồng trong việc tính khối lượng phát sinh; chủ đầu tư thay đổi thiết kế và công năng sử dụng trong quá trình thi công; quan hệ giữa các bên tham gia dự án không tốt, mô hình nghiên cứu phát biểu giả thuyết là:

Giả thuyết H 1: Thanh toán càng trễ hạn thì chậm trễ tiến độ của dự án càng kéo dài

3.1.2 Nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém

Quản lý dòng ngân lưu dự án là một quá trình theo dõi, phân tích và điều chỉnh dòng ngân lưu của dự án Khía cạnh quan trọng nhất của quản lý dòng ngân lưu dự án là tránh kéo dài sự thiếu hụt tiền mà nguyên nhân chính là do có sự phân bổ không hợp lý giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra Quản lý dòng ngân lưu dự án tốt là yếu tố đảm bảo cho dự

án thành công và giúp cho việc phân tích, kiểm soát, nhận biết các vấn đề về ngân lưu dự

án

Dựa vào 6 yếu tố của nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém là năng lực tài chính nhà thầu yếu; giá trúng thầu thấp; nhà thầu thực hiện quá nhiều dự án cùng thời điểm; chủ đầu tư thiếu công tác dự báo dòng ngân lưu dự án thường xuyên; khó khăn trong việc sắp xếp tín dụng; đọng vốn, mô hình nghiên cứu phát biểu giả thuyết là:

Giả thuyết H 2: Quản lý dòng ngân lưu dự án càng kém thì chậm trễ tiến độ của dự án càng kéo dài

3.1.3 Nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài chính

Theo Kaming et al (1997), một trong những yếu tố chính gây chậm trễ tiến độ của các dự án ở Indonesia là thiếu nguồn tài chính Còn theo nghiên cứu của Abdul-Rahman (2006) thì yếu tố thiếu nguồn tài chính ảnh hưởng đến dòng ngân lưu dự án và là yếu tố thường xuyên, hàng đầu gây chậm trễ tiến độ

Dựa vào 3 yếu tố của nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài chính là mức độ khó khăn trong việc vay vốn; mức độ khó khăn trong việc huy động vốn từ khách hàng; sự phân bổ của ngân sách chính phủ không đúng lúc, mô hình nghiên cứu phát biểu giả thuyết là:

Giả thuyết H 3: Nguồn tài chính càng thiếu thì chậm trễ tiến độ của dự án càng kéo dài

3.1.4 Nhóm yếu tố về tính không ổn định của thị trường tài chính

Trang 5

Theo nghiên cứu của Ahmed et al (2003) và Wa’el (2005), thì các yếu tố của điều kiện nền kinh tế như chính sách tiền tệ, tỷ lệ lạm phát sẽ ảnh hưởng rất đáng kể đến dòng tiền của dự án và nó tác động đến thời gian hoàn thành dự án

Các dự án xây dựng lớn của Việt Nam đều nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư của nước ngoài do Việt Nam chưa sản xuất được Do đó, tỷ giá ngoại tệ tăng dẫn đến chi phí nhập khẩu vật tư tăng lên làm đội giá thành xây dựng lên rất nhiều

Dựa vào 5 yếu tố của nhóm yếu tố về tính không ổn định của thị trường tài chính là lãi vay tăng; lạm phát; giá cả vật liệu xây dựng tăng; tỷ giá ngoại tệ tăng; mức độ can thiệp của nhà nước vào việc bình ổn giá, mô hình nghiên cứu phát biểu giả thuyết là:

Giả thuyết H 4: Thị trường tài chính càng không ổn định thì chậm trễ tiến độ của dự

án càng kéo dài

3.1.4.1 Nhóm yếu tố về đặc trưng dự án

Theo Pollaphat Nitithamyong (2006) thì các yếu tố đại diện cho nhóm yếu tố đặc trưng dự án bao gồm quy mô dự án, loại hình dự án, hình thức chủ đầu tư của dự án, vị trí dự án, mức độ phức tạp của thiết kế, yêu cầu về chủng loại vật tư, chất lượng, kỹ thuật thi công, tiến độ thực hiện dự án, loại hợp đồng thi công Tuy nhiên trong điều kiện ở Việt Nam thì một số yếu tố nêu trên có thể gây khó khăn cho đối tượng khảo sát khi trả lời các vấn đề tế nhị, vì vậy, trong phạm

vi nghiên cứu chỉ xét đến 3 yếu tố của nhóm yếu tố về đặc trưng dự án là tổng mức đầu tư của dự án; quy mô của dự án; loại hình dự án; hình thức chủ đầu tư của dự án, mô hình nghiên cứu phát biểu giả thuyết là:

Giả thuyết H 5: Quan hệ giữa nhóm yếu tố đặc trưng dự án và chậm trễ tiến độ là quan hệ gián tiếp Độ mạnh tác động của 4 nhóm yếu tố trên đến chậm trễ tiến độ dự án chịu ảnh hưởng bởi nhóm yếu tố về đặc trưng dự án

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở 5 nhóm yếu tố đề xuất với 29 yếu tố đại diện nêu trên, đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình 1 với 5 giả thuyết từ H1 đến H5 Trong đó, các nhóm yếu tố được giả thuyết từ H1 đến H4 là các biến độc lập định lượng tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc chậm trễ tiến độ Nhóm yếu tố được giả thuyết H5 là biến định tính sẽ tác động gián tiếp lên mối quan hệ giữa các biến độc lập nêu trên và biến phụ thuộc

Trang 6

Hình 1 Mô hình nghiên cứu

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước, đều tiên là nghiên cứu sơ bộ bằng định tính rồi nghiên cứu chính thức bằng định lượng. thang đo và độ tin cậy của biến quan sát được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA Yêu cầu để thang đo được chấp nhận là loại bỏ các biến có tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 Bước cuối cùng là kiểm định mô hình bằng phương pháp hồi quy đa biến với mức ý nghĩa 5% Các phân tích trên được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS

Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng để thu thập dữ liệu Thang đo Likert với dãy giá trị từ 1  5 được sử dụng để đo lường sự cảm nhận của đối tượng khảo sát

5 CÁC PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

5.1 Kiểm định thang đo và phân tích độ tin cậy

Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thì phần lớn các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc đáp ứng mức ý nghĩa thống kê (p<0.01 hoặc p<0.05) và có mức độ tương quan giữa các biến độc lập trong cùng một nhóm với biến phụ thuộc chậm trễ tiến độ lớn hơn 0.3 trừ hai biến của nhóm yếu tố thanh toán trễ hạn là chủ đầu tư thay đổi thiết kế và công năng sử dụng trong quá trình thi công; quan hệ giữa các bên tham gia dự án không tốt và một biến của nhóm tính không ổn định

Mức độ chậm trễ tiến độ

dự án xây dựng

Nhóm yếu tố về tính không ổn định

của thị trường tài chính

H 1+

H 2+

H 3+

H 4+

H 5

Nhóm yếu tố về thanh toán trễ hạn

Nhóm yếu tố về quản lý

dòng ngân lưu dự án kém

Nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài chính

Nhóm yếu tố về thanh toán trễ hạn

Trang 7

của thị trường tài chính là mức độ can thiệp của nhà nước vào việc bình ổn giá Mức độ tương quan giữa các biến độc lập trong cùng một nhóm với nhau cũng cho kết quả có ý nghĩa về mặt thống kê Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối với 4 nhóm yếu tố đều lớn hơn 0.7 trừ 3 biến của nhóm yếu tố về thanh toán trễ hạn là bất đồng trong việc tính khối lượng phát sinh; chủ đầu tư thay đổi thiết kế và công năng sử dụng trong quá trình thi công; quan hệ của các bên tham gia dự án không tốt và biến mức độ can thiệp của nhà nước vào việc bình ổn giá của nhóm tính không ổn định của thị trường tài chính

Như vậy, sau khi kiểm định thang đo và phân tích độ tin cậy của 25 biến độc lập tác động đến chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng còn lại 21 biến đưa vào phân tích nhân tố

ở phần tiếp theo

5.2 Phân tích nhân tố

Kết quả phân tích nhân tố khám phá được cho trong Bảng 1 Các biến độc lập được trích thành 4 nhóm Nhân tố 1 là nhóm yếu tố về thanh toán trễ hạn đại diện là các biến chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính; chủ đầu tư chi trả/ thanh toán chậm; nhà thầu đưa

ra yêu cầu, đòi hỏi không có căn cứ; tư vấn chậm trễ trong việc xác nhận khối lượng thanh toán; mức độ sai khác giữa khối lượng thanh toán và khối lượng nghiệm thu; hồ sơ thanh toán không đủ tài liệu và thông tin cần thiết; quá trình xác nhận khối lượng thanh toán phải qua nhiều khâu; tư vấn giám sát thiếu năng lực và trách nhiệm Nhân tố 2 là nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém đại diện là năng lực tài chính của nhà thầu yếu; giá trúng thầu thấp; nhà thầu thực hiện quá nhiều dự án cùng thời điểm; chủ đầu tư thiếu công tác dự báo dòng ngân lưu dự án thường xuyên; khó khăn trong việc sắp xếp tín dụng; đọng vốn Nhân tố 3 là nhóm yếu tố về tính không ổn định của thị trường tài chính đại diện là lãi vay tăng; lạm phát; giá cả vật liệu xây dựng tăng cao; tỷ giá ngoại

tệ tăng Nhân tố 4 là nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài chính đại diện là mức độ khó khăn trong việc vay vốn; mức độ khó khăn trong việc huy động vốn từ khách hàng; sự phân bổ của ngân sách chính phủ không đúng lúc Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên được giải thích tích lũy (Cumulative variance explained) là 67.774%, kết quả này thể hiện 4 nhóm nhân tố nêu trên giải thích được 67.774% biến thiên của các biến quan sát Như vậy, phân tích dữ liệu thỏa mãn yêu cầu của phân tích nhân tố

Trang 8

Nhân tố 1:

Nhóm yếu tố

về thanh toán trễ hạn

Nhân tố 2:

Nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém

Nhân tố 3:

Nhóm yếu tố

về tính không ổn định của thị trường tài chính

Nhân tố 4:

Nhóm yếu tố

về thiếu nguồn tài chính

Chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính 810

Chủ đầu tư chi trả, thanh toán chậm .838

Nhà thầu đưa ra yêu cầu, đòi hỏi không có

Tư vấn chậm trễ trong việc xác nhận khối

Mức độ sai khác giữa khối lượng thanh

Hồ sơ thanh toán không đủ tài liệu và

Quá trình xác nhận khối lượng thanh toán

Tư vấn giám sát thiếu năng lực và trách

Chủ đầu tư thiếu công tác dự báo dòng

Nhà thầu thực hiện quá nhiều dự án cùng

Mức độ khó khăn trong việc huy động

Sự phân bổ của ngân sách chính phủ

Độ biến thiên được giải thích (Variance

Độ biến thiên được giả thích tích lũy

Bảng 1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá

5.3 Phân tích hồi quy đa biến

Nghiên cứu đề xuất 3 mô hình nghiên cứu như sau: Mô hình 1 bao gồm 4 nhân tố thu được từ phân tích nhân tố khám phá gồm nhân tố 1 đại diện cho nhóm yếu tố về thanh toán trễ hạn, nhân tố 2 đại diện cho nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém,

Trang 9

nhân tố 3 đại diện cho nhóm yếu tố về tính không ổn định của thị trường tài chính, nhân

tố 4 đại diện cho nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài chính Mô hình 2 bao gồm biến định

tính tổng mức đầu tư (ký hiệu là TMDT) được đưa thêm vào Mô hình 1 với hình thức

biến giả bằng cách gán giá trị 1 cho dự án có tổng mức đầu tư trên 3 triệu USD và gán

giá trị 0 cho các dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 3 triệu USD Mô hình 3 được phát

triển từ Mô hình 2 kết hợp với các biến tương tác tạo thành bằng cách tương tác 4 nhân

tố nói trên với biến định tính tổng mức đầu tư của dự án Kết quả phân tích hồi quy đa

biến thể hiện ở Bảng 2

Nhân tố 1: Nhóm yếu tố về thanh toán trễ

hạn

Nhân tố 2: Nhóm yếu tố về quản lý dòng

ngân lưu dự án kém

Nhân tố 3: Nhóm yếu tố về tính không ổn

định của thị trường tài chính

Nhân tố 4: Nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài

chính

2.509(**) 1.474(**) 1.298(**) 1.021(**)

2.595(**) 1.480(**) 1.295(**) 1.015(**)

2.473(**) 0.787(**) 1.090(**) 0.675(**) Nhóm yếu tố về đặc trưng dự án

Tương tác với biến trung gian

ttTMDT1= Nhân tố 1*Tổng mức đầu tư

ttTMDT2= Nhân tố 2*Tổng mức đầu tư

ttTMDT3= Nhân tố 3*Tổng mức đầu tư

ttTMDT4= Nhân tốn 4* Tổng mức đầu tư

-.476 1.279 716 1.434

** Có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (2 phía)

* Có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (2 phía)

Bảng 2 Kết quả phân tích hồi quy đa biến

Kết quả trên cho thấy: Mô hình 1: cả 4 nhân tố đều có quan hệ đồng biến với biến

chậm trễ tiến độ tương ứng với các hệ số hồi quy có giá trị dương và giá trị thống kê

kiểm định đáp ứng mức ý nghĩa yêu cầu là p<0.01 phù hợp với các giả thuyết H1, H2, H3,

Trang 10

dạng biến giả Cả 4 nhân tố và biến tổng mức đầu tư đều có quan hệ đồng biến với biến chậm trễ tiến độ và đáp ứng mức ý nghĩa yêu cầu là p<0.01 các giả thuyết H1, H2, H3, H4,

H5 đã nêu ở Mục 3.1 Mô hình 3: phát triển từ Mô hình 2 bằng cách kết hợp Mô hình 2 với các biến tương tác giữa 4 nhân tố và biến tổng mức đầu tư của dự án Kết quả cho thấy nhân tố thanh toán trễ hạn và nhân tố tính không ổn định của thị trường tài chính có quan hệ đồng biến với biến chậm trễ tiến độ và đáp ứng mức ý nghĩa p<0.01 Còn nhân

tố quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nhân tố thiếu nguồn tài chính đồng biến với biến chậm trễ tiến độ nhưng không đáp ứng mức ý nghĩa p<0.05 Hơn nữa, các biến tương tác không đáp ứng mức ý nghĩa p<0.05 không phù hợp với các giả thuyết đã nêu

Tóm lại, cả Mô hình 1 và Mô hình 2 đều giải thích hợp lý các dữ liệu quan sát Việc thay đổi mô hình bằng cách thêm biến giả tổng mức đầu tư làm thay đổi hệ số R2 điều chỉnh từ 32.70% lên 36.90% và đều có ý nghĩa thống kê Như vậy, Mô hình 2 giải thích tốt hơn Mô hình 1 mức độ tác động của các yếu tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng

Qua các phân tích ở trên, Mô hình 2 được lựa chọn Như vậy, Mô hình 2 giải thích được 36.90% cho tổng thể về sự liên hệ của 4 nhân tố bao gồm nhóm yếu tố về thanh toán trễ hạn, nhóm yếu tố về tính không ổn định của thị trường tài chính, nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài chính và yếu tố tổng mức đầu tư của nhóm yếu tố về đặc trưng dự án

Dựa vào các hệ số hồi quy, Mô hình 2 chỉ ra mức độ tác động riêng phần của các nhân tố nêu trên đến chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng Cụ thể nhóm yếu tố về thanh toán trễ hạn với hệ số độ dốc là 2.595 có mối quan hệ mạnh nhất đến chậm trễ tiến độ Tiếp theo là nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém (hệ số độ dốc là 1.480), nhóm yếu tố về tính không ổn định của thị trường tài chính (hệ số độ dốc là 1.295), nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài chính (hệ số độ dốc là 1.015) Ngoài ra, biến định tính tổng mức đầu tư của nhóm yếu tố về đặc trưng dự án cũng có mối quan hệ khá mạnh với chậm trễ tiến độ (hệ số độ dốc là 2.299)

Bên cạnh đó dựa vào các hệ số hồi quy, Mô hình 2 cũng cho biết: Nếu thanh toán trễ hạn hơn 1 đơn vị thì mức độ chậm trễ tiến độ kéo dài thêm 2.595% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Nếu quản lý dòng ngân lưu dự án kém hơn 1 đơn vị thì mức độ chậm trễ tiến độ kéo dài thêm 1.480% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Nếu thị

Ngày đăng: 15/07/2019, 08:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Bramble, B. &amp; Callahan, M.T. (1987). Construction delay claims. New York: John Wiley Sách, tạp chí
Tiêu đề: Construction delay claims
Tác giả: Bramble, B. &amp; Callahan, M.T
Năm: 1987
9. Kaming, P., Olomolaiye, P., Holt, G. &amp; Harris, F. (1997). Factors influencing construction time and cost overruns on high-rise projects in Indonesia. Construction Management and Economics (1997) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Construction Management and Economics
Tác giả: Kaming, P., Olomolaiye, P., Holt, G. &amp; Harris, F
Năm: 1997
12. Long Duy Nguyen, Stephen O. Ogunlana and Do Thi Xuan Lan (2004). “A study on project success factors in large construction projects in Viet Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: A study on project success factors in large construction projects in Viet Nam
Tác giả: Long Duy Nguyen, Stephen O. Ogunlana and Do Thi Xuan Lan
Năm: 2004
3. Aibinu, A.A. &amp; Jagboro, G.O. (2002). The effects of construction delays on project delivery in Nigerian construction industry. International Journal of Project Management Khác
4. Arditi, R.D., Akan, G.T. &amp; Gurdamar, S. (1985). Reasons for delays in public projects in Turkey. Construction Management and Economics Khác
5. Assaf, S.A. &amp; Al-Hejji, S. (2006). Causes of delay in large construction projects. International Journal of Project Management Khác
7. Chan, W.M. &amp; Kumaraswamy, M.M. (1998). Contributors to construction delays. Construction Management and Economics Khác
8. Frimpong, Y. &amp; Oluwoye, J. (2003). Significant factors causing delay and cost overruns in construction of groundwater projects in Ghana. Journal of Construction Research Khác
10. Pollaphat Nitithamyong, 2006. Key Success/Failure Factors and Their Impacts on System Performance of Web-Based Project Management Systems in Construction.School of the Built and Natural Environment, Glasgow Caledonian University Khác
11. Sambasivan, M., &amp; Yau, W.S. (2007). Causes and effects of delays in Malaysian construction industry. International Journal of Project Management Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w