CÁC VỊ QUAN
Trang 1Bùi Bằng Đoàn
Bùi Bằng Đoàn (ngày 19 tháng 9 năm 1889– ngày 13 tháng 4 năm 1955) là nhân sĩ yêu
nước, Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa 1 (1946– 1955).
Tiểu sử
• Ông sinh tại làng Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), đỗ cử nhân năm 1906, sau được bổ làm quan Chánh án tỉnh Bắc Ninh; Tuần phủ các tỉnh Cao Bằng, Ninh Bình; rồi làm đến Thượng thư bộ Hình của triều đình Huế, trong nội các của Phạm Quỳnh, tước Thái tử Thiếu bảo.
• Ngày 6 tháng 1 năm 1945 ông trúng cử đại biểu quốc hội tỉnh Hà Đông, đồng thời Hồ Chí Minh và chính phủ cử ông làm thanh tra đặc biệt của chính phủ.
• Năm 1946, ông được bầu là đại biểu Quốc hội khoá I, được cử vào Ban Thường trực Quốc hội.
• Ngày 8 tháng 11 năm 1946, ông được cử làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội thay cho Nguyễn Văn Tố
• Năm 1947-1948, ông hoạt động ở Việt Bắc
• Tháng 8 năm 1948 ông bị bệnh bán thân bất toại ở Việt Bắc, Hồ chủ tịch ra lệnh
đưa ông về liên khu 3, trong thời gian bệnh ông vẫn theo dõi tin tức và đóng góp ý kiến Do ông phải đi chữa bệnh ở xa, Tôn Đức Thắng được cử giữ chức Quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội.
• Hòa bình lập lại ông về Hà Nội dưỡng bệnh • Ông cũng là thân sinh của nhà báo Bùi Tín • Năm 1955, Ông mất tại Hà Nội.
Tặng thưởng
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất.
Hiện tên ông được đặt cho một con phố tại phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội Tên ông cũng được đặt cho 1 phố cạnh trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định, tại Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Bùi Hữu Nghĩa
Trang 2Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872), tên cũ là Bùi Quang Nghĩa, hiệu Nghi Chi, là quan nhà
Nguyễn và là nhà thơ Việt Nam.
Tiểu sửĐi học
Bùi Hữu Nghĩa, sinh tại làng Long Tuyền, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Định
Viễn, trấn Vĩnh Thanh (nay thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ).
Cha ông tên Bùi Hữu Vị, làm nghề thuyền chài Vì nhà quá nghèo nên mặc dù Bùi Hữu Nghĩa thông minh, chăm chỉ, ông chỉ theo học chữ Hán được mấy năm Sau nhờ một nhà giàu cùng xóm họ Ngô, vì mến tài, giúp cho ông lên Biên Hòa theo học với thầy Đỗ Hoành.
Năm 1835 ông đậu thủ khoa trong kỳ thi hương ở Gia Định, vì thế ông được gọi là Thủ Khoa Nghĩa.
Làm quan
Sau khi đỗ kỳ thi hương, Bùi Hữu Nghĩa ra Huế dự thi Hội nhưng trượt Tuy vậy, ông vẫn được triều đình cho tập sự ở bộ Lễ, rồi bổ làm Tri phủ Phước Long (Biên Hòa).
Nhưng với bản tính liêm chính, Bùi Hữu Nghĩa không được quan trên ưa, nên ông bị giáng làm tri huyện Trà Vang (tức Trà Vinh, thuộc tỉnh Vĩnh Long), ngày 21 tháng 1 năm 1872, dưới quyền của Tổng đốc Trương Văn Uyển và Bố chánh Truyện.
Ở nơi mới, Bùi Hữu Nghĩa cũng không được quan trên yêu mến, vì có lần ông cho đánh đòn em vợ bố chính Truyện, bởi thói xấc láo Nhưng Bùi Hữu Nghĩa bị họ ghép tội chết, lại là lần ông bênh vực cho người dân Khmer được tiếp tục khai thác nguồn lợi thủy sản ở kênh Láng Thé, nơi ông đang cai quản.
Vụ án Láng Thé
Trà Vang là một địa bàn cộng cư của các tộc người Kinh, Hoa, Khmer, nhưng đông nhất là tộc người Khmer.
Nguyên trước kia, vào năm 1783, khi chúa Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, phải về đây trú ẩn, không những chúa được người Khmer chia sẻ lương thực mà còn tình nguyện theo phò giúp Do vậy, khi lên ngôi, vua Gia Long (tức Nguyễn Phúc Ánh) đã xuống chiếu miễn thuế vĩnh viễn cho tất cả người Khmer đến khai thác nguồn lợi thủy sản ở rạch Láng Thé, huyện Trà Vang.
Thấy nguồn lợi lớn, một số địa chủ người Hoa đem tiền lo lót Tổng đốc Uyển và Bố chánh Truyện để giành quyền khai thác cá tôm ở rạch Láng Thé.
Trang 3Bị bức ép, tháng 10 năm Mậu Thân 1848, một số người Khmer do ông Nhêsrok, trưởng Sóc, cầm đầu kéo đến gặp Tri huyện Bùi Hữu Nghĩa để khiếu kiện Biết được hành động tham gian của quan trên và hành động ỷ quyền của nhóm người Hoa, ông phán xử:
Việc tha thuế thủy lợi là ơn huệ của vua Thế Tổ ban cho dân Thổ, nay ai nhỏ hơn vua Thế Tổ mà dám đứng bán rạch ấy, thì có chém đầu nó cũng không sao!".
Nghe vậy, những người dân Khmer kéo nhau đến nhà những người Hoa tranh cãi, dẫn đến xô xát, làm phía người Hoa chết 8 người.
Nhân cơ hội này, Tổng đốc Uyển và Bố chánh Truyện cho bắt những người Khmer gây án, đồng thời bắt luôn Bùi Hữu Nghĩa, tạm giam ở Vĩnh Long rồi giải về Gia Định, đệ sớ lên
triều đình tố cáo ông đã kích động dân Khmer làm loạn và lạm phép giết người Nhận
được tin dữ, vợ ông là Nguyễn Thị Tồn, đã quá giang ghe bầu, vượt sóng gió ra Huế.
Bấy giờ, Phan Thanh Giản đang làm Thượng thư bộ Lại, Nguyễn Thị Tồn tìm đến tư dinh ông Phan trình bày hết mọi việc, rồi nghe theo lời khuyên, bà đến Tam pháp ty gióng trống
“kích cổ đăng văn” (đánh trống, đội đơn) kêu oan cho chồng.
Sau sự kiện chấn động này, Bùi Hữu Nghĩa được vua Tự Đức tha tội chết, song phải chịu “quân tiền hiệu lực”, tức bị đày làm lính ở đồn Vĩnh Thông (thuộc Châu Đốc), đoái công chuộc tội.
Từ quan
Khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, Bùi Hữu Nghĩa xin từ chức, về quê dạy học Nhà ông là nơi các sĩ phu yêu nước gặp gỡ, bàn bạc việc chống Pháp cứu nước.
Ông lâm bệnh và mất ngày 21 tháng 01 năm Nhâm Thân (1872), thọ 65 tuổi.
Cao Xuân Dục
Trang 4Cao Xuân Dục (tự là Tử Phát, hiệu Long Cương Cổ Hoan Đông Cao; 1843–1923) là
một quan đại thần của triều đình nhà Nguyễn, Việt Nam.
Tiểu sử
Cao Xuân Dục sinh năm 1843 tại thôn Thịnh Mỹ (Thịnh Khánh), xã Cao Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Năm 1876, ông đỗ Cử nhân, đồng khoa với Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh, Nguyễn Đôn Tiết ở Thanh Hoá và Phan Văn Ái ở Hà Nội Trong quá trình làm quan, ông đã trải qua những chức:
• Biện lư Bộ Hình (1883) • Án sát Hà Nội (1883) • Bố chánh Hà Nội (1884) • Tuần phủ Hưng Yên (1889) • Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên (1889)
• Khâm sai Chủ khảo trường thi Hương Hà Nam (1894) • Tổng đốc Định Ninh (1896)
• Phong hàm Kiên Giang Quận công (1898) • Phó Tổng đốc Tài Quốc Sử Quán (1898) • Tổng đốc Tài Quốc Sử Quán (1903)
• Chủ khảo trường thi Hội (1901), quản Quốc Tử Giám • Thượng thư Bộ Học (1907)
• Cơ mật viện Đại thần - Phụ chính Đại thần • Phong hàm Thái Tử Thiếu Bảo (1908) • Phong tước An Xuân Tử (1911)
• Về hưu với hàm Đông các Đại học sĩ (1913).
Đông các Đại học sĩ là một trong Tứ trụ Triều đình, bốn vị quan lớn có nhiệm vụ bàn bạc với vua những chuyện quan trọng trong việc giữ gìn cơ sở đất nước Đông các Đại học sĩ có nhiệm vụ lập dựng các văn thư quan trọng, coi sóc việc tuyển chọn nhân sự của triều đình.
Khi Hoàng Cao Khải theo Pháp muốn làm Phó Vương, bắt các quan trong triều phải ký vào biểu dâng lên Vua, Cao Xuân Dục đã không nghe theo, còn đề vào mấy câu:
Thiên Vô Nhị NhậtQuốc Vô Lưỡng Vương
Thần Cao Xuân Dục Bất Khả Ký
Trời không có hai mặt trời Nước không có hai vua Thần Cao Xuân Dục Không thể ký
Trang 5Do đó mà ông bị gièm, giáng chức về làm Tri phủ huyện Quốc Oai, Hoàng Xá Cao Xuân Dục qua đời năm 1923, thọ 81 tuổi.
Gia đình
Một số người con của Cao Xuân Dục cũng đã thành đạt:
• Cao Xuân Tiếu, Phó bảng khoa Ất Mùi (1895), làm quan đến Thượng thư, • Cao Xuân Khôi, Tú tài (1905),
• Cao Xuân Thọ, Cử nhân (1911), làm quan Tri phủ, • Cao Ngọc Anh, nhà thơ.
• Đặng Văn Thụy là con rể (cưới bà Cao Thị Bích, con gái ông), Đình nguyên Hoàng giáp năm Giáp Thìn (1904), làm quan đến chức Tế tửu.
Các người thành đạt trong hàng cháu của ông có:
• Cao Xuân Tảo, cử nhân (1912), làm quan Tá lư Bộ Lễ.
• Cao Xuân Huy, Giáo sư Triết học phương Đông và văn học Trung quốc ở Hà Nội, giải thưởng Hồ Chí Minh.
• Cao Huy Đỉnh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, giải thưởng Hồ Chí Minh.
• Hoàng Minh Giám là cháu ngoại, giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam • Đặng Văn Hướng là cháu ngoại, đỗ Phó bảng, từng làm Tổng đốc Nghệ An trong
nội các Trần Trọng Kim, Quốc vụ khanh trong Chính phủ Hồ Chí Minh Các người thành đạt trong hàng chắt ông có:
• Cao Xuân Hạo - nhà ngôn ngữ học, con Cao Xuân Huy.
Doãn Khuê
Tiến sĩ Doãn Khuê (1813-1878) là quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam Ông từng
giữ các chức Đốc học các tỉnh Nam Định và Sơn Tây kiêm Doanh điền sứ, Hải phòng sứ các tỉnh duyên hải Bắc Kỳ Ông là một trong số ít các vị quan lại tiến bộ dưới thời vua Tự Đức, triều đại suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam.
Trang 6Trên cương vị Doanh điền sứ, ông tổ chức dân nghèo vùng biển lập làng khai hoang, nhưng đồng thời với hoàn cảnh lịch sử lúc này, nhiệm vụ này lại tạo nên lực lượng dân binh, để sau này kháng chiến khi quân Pháp đánh ra Bắc kỳ.
Ông là một nhà giáo yêu nước, tiến bộ, đào tạo nhiều học trò ưu tú - đều là lãnh tụ của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Đồng thời, ông là một viên quan yêu nước, sớm đứng trong hàng ngũ quan lại chủ chiến chống Pháp đến cùng Ông là một trong những người đầu tiên tự giác đứng lên lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, khi Pháp xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất (năm 1873).
Thân thế và sự nghiệp
Doãn Khuê, tự là Bảo Quang, sinh ngày 15 tháng 10 âm lịch năm Quý Dậu (1813) Ông là
em họ, con chú ruột, của Tổng đốc An-Hà, An Tây mưu lược tướng, Binh bộ Thượng thư, tử tước Tuy Tĩnh, Doãn Uẩn Ông từng là học trò của cụ Phạm Diệu (thân sinh tiến sĩ Phạm Thế Hiển) và sau đó là học trò của tiến sĩ Ngô Thế Vinh.
Năm Mậu Tuất (1838) ông đỗ Đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân (đứng thứ tám) Năm 1839 ông được phong Hàn lâm viện biên tu (quan chánh thất phẩm), năm 1840 ông được bổ nhiệm làm tri phủ (quan tòng ngũ phẩm tức là "phó" ngũ phẩm) phủ Ứng Hòa Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) Doãn Khuê chuyển về kinh, được phong Hàn lâm viện thừa chỉ (tòng ngũ phẩm) tức là Phó giám sát ngự sử, rồi cuối năm lại rời kinh ra biên thùy, làm Giám sát ngự sử (chánh ngũ phẩm) đạo Lạng Bình (Lạng Sơn-Cao Bằng) (tức là quan Thanh tra phụ trách quân khu Đông bắc nhưng thuộc biên chế của Đô sát viện nhà Nguyễn) Tuy nhiên, do trái lệnh vua, nên cuối năm 1842 ông bị giáng chức xuống làm giáo thụ phủ Xuân Trường-Nam Định.
Doãn Uẩn
An Tây mưu lược tướng Doãn Uẩn (1795-1850), là một danh tướng, văn võ song toàn,
phụng sự ba đời vua nhà Nguyễn liên tiếp: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức Đặc biệt, ông là một trong những trụ cột của triều đình, trấn giữ vùng biên cương tây nam, suốt những năm trị vì của vua Thiệu Trị.
Thân thế
Trang 7Doãn Uẩn nguyên húy là Doãn Ôn, tự là Nhuận Phủ, Ôn Phủ, hiệu là Nguyệt Giang, Tĩnh Trai, quê quán làng Ngoại Lãng - Thư Trì (nay thuộc xã Song Lãng - huyện Vũ Thư
- tỉnh Thái Bình) Sau này, khi làm quan có nhiều công trạng, ông được vua Minh Mệnh đổi tên thành Doãn Uẩn.
Ông sinh ngày 27-12-1795 (tức 17 tháng 11 năm Ất Mão), tại nơi dậy học của thân phụ: làng Khê Cầu (xã Minh Khai - huyện Vũ Thư), là con cháu đời thứ tư của dòng họ Doãn đất Song Lãng văn hiến.
Ông là anh họ - con bác ruột - của tiến sĩ Doãn Khuê Năm 19 tuổi ông được theo học Hoàng giáp Bùi Huy Bích, người quê ở Thịnh Liệt-Thanh Trì, là quan Tham tụng (Tể tướng) triều Lê-Trịnh.
Sự nghiệp Nội chính
Tháng 9 năm Minh Mệnh thứ 9 (Mậu tý-1828), Doãn Ôn đỗ Cử nhân hạng ưu, năm sau ông có đi thi hội nhưng không đỗ.
Cuối năm 1829 ông được bổ chức quan Điểm bạ ở Hàn lâm viện và bắt đầu sự nghiệp quan trường của mình.
Năm Tân mão 1831 ông được thăng chức Viên ngoại lang bộ Hộ và được vua đổi tên Năm 1832, Doãn Uẩn giữ chức Lang trung bộ Hộ, đến tháng 11 thì được thăng Tham tri bộ Hộ và giữ quyền Án sát tỉnh Vĩnh Long.
Tháng 3 năm 1833 chính thức giữ chức Án sát Vĩnh Long (Án sát tức là viên quan đứng đầu về công việc bộ Hình ở địa phương) Đến tháng 5 cùng năm, giữ chức Tổng trấn tỉnh Gia Định (tên cũ là Phiên An tỉnh).
Tới tháng 6 năm 1833, tỉnh Vĩnh Long bị quân nổi dậy của Lê Văn Khôi chiếm, ông chiêu mộ quân sĩ về khôi phục thành trì, trở lại làm Án sát Vĩnh Long và tham gia hội đồng Tổng đốc quan phòng Vĩnh Long - Định Tường.
Tháng 10 năm 1833, ông chỉ huy đẩy lùi được quân Xiêm la ra khỏi biên giới các tỉnh An
Giang, Hà Tiên và tham gia thực hiện chính sách "Hòa hợp bộ lạc, củng cố bờ cõi lâu dài"
của vua Minh Mạng Tháng 4/1834 ông được bổ làm Lang trung bộ Hình và được mời về kinh thành Huế, nhậm chức.
Tháng 8 năm 1834, tình hình tỉnh Thái Nguyên có lộn xộn, ông được cử làm Án sát Thái Nguyên, rồi cùng Phạm Đình Phổ và Nguyễn Công Trứ tiễu trừ thắng lợi cuộc nổi dậy của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang Sau khi vỗ về yên dân ở các vùng Chợ Mới, Bạch Thông, Chợ Rã , ông hồi Kinh và dâng sớ lên vua xin được tập trung quân sĩ trở vào thành Định Tường đánh giặc.
Trang 8Tháng 8 năm 1836, sau khi thắng giặc ở Định Tường và được thăng chức Hữu thị lang bộ Lại, ông lại được đổi sang chức Hữu thị lang bộ Hình, đến tháng 11 năm 1836 ông lại làm Tả thị lang bộ Hộ và được điều ra bắc nhậm chức Kinh lược phó sứ, Thự tuần phủ quan phòng Hưng Yên để giải quyết việc quan hệ với Công giáo.
Tháng 12 năm 1836 và đầu năm 1837 ông nhậm chức Kinh lược phó sứ Thanh Hóa (phụ trách đạo Nông Cống), cùng Kinh lược sứ Trương Đăng Quế và Phó sứ khác là Nguyễn Đăng Giai, dẹp loạn đảng chống triều đình là Lê Duy Hiển, bắt cầm đầu phản loạn Lê Yên và gián điệp Lê Công Vụ, chia lại ruộng đất ổn định hành chính, quản lý chặt chẽ vùng nông thôn Thanh Hóa.
Năm 1838 ông được vua Minh Mạng cho giữ nguyên ấn Hưng Yên tuần phủ quan phòng (cấp năm 1836) và được thăng lên Tổng đốc Định-Yên (Nam Định và Hưng Yên) kiêm Tuần phủ Hưng Yên (tỉnh trưởng tỉnh Hưng Yên).
Đầu năm 1839, ông lãnh chức Khâm sai, cùng Thự tả Tham tri bộ Lễ là Tôn Thất Bạch và Bố chính Quảng Nam là Vương Hữu Quang, đi duyệt tuyển dân đinh các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Tháng 7 năm 1839 ông cùng Thượng thư Võ Xuân Cẩn vào tỉnh Bình Định, làm sổ địa bạ, hoạch định quân điền, phân cấp ruộng công (đây là một cuộc cải cách ruộng đất tiến bộ)
Hoàng Cao Khải
Hoàng Cao Khải (1850–1933) đại thần thân Pháp dưới triều vua Thành Thái nhà Nguyễn,
nhà văn, nhà sử học Việt Nam
Tiểu sử
Trang 9Nguyên danh của ông là Hoàng Văn Khải, tự Đông Minh, hiệu Thái Xuyên, quê ở làng
Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện La Sơn (nay là huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh Đỗ cử nhân (cùng khóa thi với Phan Đình Phùng ở Trường thi Nghệ An) năm Tự Đức thứ 21 (1868), cùng được bổ làm huấn đạo huyện Thọ Xương, sau làm giáo thụ ở phủ Hoài Đức (Hà Tây) Trước khi Pháp chiếm Bắc Kỳ, ông lần lượt giữ các chức vụ Tri huyện Thọ Xương rồi thăng quyền Án sát Lạng Sơn, quyền Tuần phủ Hưng Yên.
Năm 1884, Pháp chiếm Bắc Kỳ, trong khi các phòng trào chống Pháp nổi dậy thì ông lại hợp tác với Pháp để đàn áp các phong trào nghĩa quân chống Pháp Tháng 1 năm 1887, quyền Tuần phủ Hưng Yên, Hoàng Cao Khải được vua Đồng Khánh cho thực thụ Tuần phủ, gia hàm Thự lý Tổng đốc, nhưng vẫn lãnh Tuần phủ kiêm Tiễu phủ sứ ba tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, đặc biệt tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
Năm 1888, ông được thăng làm Tổng đốc Hải Dương, rồi làm Khâm sai Kinh lược Bắc Kỳ, tước Duyên Mậu quận công (1890), đây là biệt lệ vì quan lại triều Nguyễn chỉ được phong quận công khi đã mất Năm 1894, theo lệnh của toàn quyền De Lanessan, ông viết thư dụ hàng Phan Đình Phùng, nhưng bị cự tuyệt.
Năm 1897, Nha Kinh lược Bắc Kỳ bị bãi bỏ, Hoàng Cao Khải được điều về Huế lãnh chức thượng thư Bộ Binh và làm phụ chính đại thần cho vua Thành Thái, Thái tử Thái phó, Văn minh điện Đại học sĩ Như vậy Hoàng Cao Khải là viên Kinh lược sứ Bắc Kỳ cuối cùng của triều Nguyễn.
Sau đó, ông làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông, giúp Thống sứ Bắc Kỳ soạn Nghị định về tổ chức bộ máy quản lý cấp xã ở Bắc Kỳ.
Ngày 6 tháng 5 năm 1922, Hội Thanh niên Việt Nam (Foyers de la Jeunesse Annamite)
được thành lập, Hoàng Cao Khải cùng Thống sứ Bắc Kỳ Monguillot làm đồng Chủ tịch Hội, chánh mật thám Pháp Marty làm Chủ tịch danh dự.
Ông về hưu tại ấp Thái Hà, Hà Nội Mộ của Hoàng Cao Khải nằm ở khu vực ấp Thái Hà cũ, nay thuộc phường Trung Liệt,quận Đống Đa, Hà Nội Di tích này ít được chăm sóc, đến nay khá là hoang phế Khu ấp có tính đặc thù cao về kiến trúc, được xây dựng năm 1893.Nằm rải rác ở khu vực phía Tây gò Đống Đa, gồm nhiều công trình kiến trúc tinh xảo được đánh giá là đạt đến trình độ kỹ thuật cao tay trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt.
Trang 10Hoang Diệu
Hoàng Diệu (1829 - 1882) là một quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã
quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công năm 1882,
Xuất thân
Ông tên thật là Hoàng Kim Tích, sau mới đổi là Hoàng Diệu, tự là Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai, sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tý (1829), trong một gia đình có truyền thống
nho giáo tại làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) Gia đình ông có 7 anh em và họ đều nổi tiếng là những người thông minh trong vùng Sử chép rằng gia đình Hoàng Diệu có một người đỗ phó bảng, ba người đỗ cử nhân, hai người tú tài trong các kỳ thi dưới thời vua Tự Đức Một trong những hậu duệ của ông hiện tại là nhà toán học Hoàng Tụy.
Sự nghiệp
Hoàng Diệu là người nổi bật nhất trong số các anh em trong gia đình Năm 20 tuổi ông đã đồng đỗ Cử nhân với anh trai Hoàng Kim Giám (khi ấy 23 tuổi) khoa Mậu Thân 1848 trong khoa thi hương tại Thừa Thiên, năm 25 tuổi đỗ Phó bảng khoa Quý Sửu (1853), thời vua Tự Đức [1] Năm 1851 ông được vua Tự Đức bổ nhiệm làm Tri huyện Tuy Phước rồi Tri phủ Tuy Viễn (Bình Định) Một thời gian sau ông bị giáng, đổi về Tri huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, rồi lại thăng làm Tri phủ tại Đa Phúc (Phúc Yên), Lạng Giang (Bắc Giang), tiếp tục thăng làm Án sát Nam Định, rồi Bố chánh Bắc Ninh Hoàng Diệu được đánh giá là một vị quan thanh liêm chính trực, vì nước vì dân Suốt 30 năm làm quan nhiều nơi, cảnh nhà vẫn thanh bạch, nghèo túng Tuy nhiên, tại các nơi ông cai quản trật tự xã hội rất nghiêm minh, không có tình trạng trộm cướp, áp bức dân lành Vua Tự Đức đã khen Hoàng Diệu rằng: "Chăm lo cho dân Bắc Hà, ngoài Hoàng Diệu ra không ai hơn" Ông rất được vua Tự Đức tin dùng.
Quyết tử với Hà thành
Năm 1873, sau khi chiếm được Nam Bộ, Pháp chuẩn bị tiến ra Bắc Bộ Vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh Ngay khi tới Hà Nội Hoàng Diệu đã chú tâm tới việc xây dựng thành lũy chuẩn bị lực lượng để chống Pháp Từ năm 1880 đến 1882, ông đã hai ba lần dâng sớ xin triều đình chi viện để củng cố phòng tuyến chống giặc tại Hà Nội, nhưng không nhận được hồi âm từ Huế.
Đầu năm 1882, lấy cớ Việt Nam không tôn trọng hiệp ước năm 1873 mà lại đi giao thiệp với Trung Hoa, dung túng quân Cờ Đen (một nhánh quân của Thái Bình Thiên Quốc) ngăn trở việc giao thông trên sông Hồng của người Pháp, Đại tá Henri Rivière của Hải quân Pháp cho tàu chiến cùng hơn 400 quân đóng trại tại Đồn Thủy (trên bờ bắc sông Hồng, cách thành Hà Nội 5 km) nhằm uy hiếp Hà Nội Hoàng Diệu đã hạ lệnh giới nghiêm tại Hà Nội và bố cáo các tỉnh xung quanh sẵn sàng tác chiến, đồng thời yêu cầu viện binh từ triều đình Huế.