Thay sách 5 năm

3 116 0
Thay sách 5 năm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO V/v: NĂM NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SGK MỚI Giáo viên : Nguyễn Minh Chính Tổ : Ngoại ngữ Trường : THCS Trường Chinh I. Nội dung SGK, sách hướng dẫn: 1/ Ưu điểm: a/ Hình thức: - So với bộ SGK cũ, SGK mới được biên soạn và trình bày đẹp, nhiều tranh ảnh và màu sắc, rất hấp dẫn học sinh, giúp học sinh thích thú hơn trong học tập. Hơn nữa tranh ảnh minh hoạ ở SGK rất sát với nội dung bài soạn. b/ Nội dung: - Mỗi khối đều có SGK và sách bài tập kèm theo nhằm giúp học sinh có thể làm thêm nhiều bài tập và khắc sâu hơn về các cấu trúc ngữ pháp mà các em đã được học. - Sách viết theo từng chủ đề giúp người dạy và người học dễ theo dõi. Tất cả các chủ đề đều gần gũi với học sinh, phù hợp với lứa tuổi và phù hợp với tình hình chung của xã hội, khoa học công nghê. - Đối với lớp 8 và 9 sách được soạn theo từng kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết nhằm phát triển từng kỹ năng cho học sinh. Theo tôi điều này là rất cần thiết mà bộ SGK cũ không có được. Hơn nữa vì viết theo từng kỹ năng nên việc soạn và dạy của giáo viên có nhiều thuận lợi và việc học của học sinh cũng được nâng cao nhiều so với trước đây. - SGK mới có thể đáp ứng được mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ đó là giao tiếp vì SGK mới không đặt nặng về việc dạy ngữ pháp mà đi sâu vào phát triển kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nói. Giúp người học có thể giao tiếp tốt hơn. - Trong bộ SGK THCS mới, ngữ pháp được coi là bộ phận cấu thành quan trọng nhưng không phải là đích cuối cùng của việc dạy và học tiếng. Ngữ pháp được giới thiệu trong ngữ cảnh thông qua các hoạt động nghe, nói, đọc và viết khác nhau. c/ Thiết bị dạy và học: - Tranh ảnh cấp phát về phục vụ cho giảng dạy đều là ảnh màu rất hấp dẫn học sinh. - Đĩa CD dùng dạy nghe cho tất cả các khối lớp đầy đủ. 2/ Tồn tại: a/ Chương trình: - Chương trình Anh văn 6: Một số bài lập lại nhiều phần kiến thức các em đã được học ở tiểu học. Một số các câu hỏi, nội dung kiến thức rất dễ mà các em đã được học ở cấp dưới được lập đi lập lại chẳng hạn như chào hỏi, hỏi tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, nơi chốn, . Điều này rất dễ gây ra sự nhàm chán cho học sinh, đồng thời gây ra cho học sinh tính chủ quan trong học tập. - Chương trình Anh văn 7: Phần nghe quá nặng so với khả năng nghe của học sinh, nhất là ở học sinh ở vùng nông thôn. - Chương trình Anh văn 8: Phần Wrtie (phần viết thư) của bài 5 và bài 8 không có sự đồng nhất về các phần trong một bức thư. SGK và sách hướng dẫn cho giáo viên khác nhau. - Chương trình Anh văn 9: Nội dung của tiết Speak bài 4 còn quá xa vời với học sinh, không thực tế, nhất là đối với học sinh của vùng nông thôn. Vì vậy rất khó cho học sinh thực hành. Tiết Speak của bài 5 quá dài. - Nội dung các tiết Language Focus của chương trình Anh văn 8 và 9 có một số tiết quá dài. Anh văn 8: bài 7, 8, 13 ; Anh văn 9: bài 2, 8, 9. - Phân phối chương trình như hiện nay chưa hợp lý. Một số bài ở Anh văn 8 và 9 bố trí dạy 5 tiết. Vì vậy giáo viên phải gộp kỹ năng nghe và nói để dạy chung trong một tiết theo tôi là quá dài vì lượng kiến thức được truyền tải nhiều và không đảm bảo cho sự tiếp thu kiến thức của học sinh. - Vì SGK mới ít đi sâu về ngữ pháp, cấu trúc câu nên kỹ năng viết của học sinh còn yếu, viết câu lủng củng. b/ Cơ sở vật chất trang thiết bị: - Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn quá thiếu thốn chưa đáp ứng nhu cầu chung của việc thực hiện chương trình SGK mới một cách tốt nhất. Phòng ốc chưa được nâng cấp, hệ thống điện hư hỏng, phòng có phòng không rất khó khăn cho giáo viên sử dụng nhất là các tiết dạy kỹ năng nghe. - Máy cassette, băng đĩa còn thiếu thốn, hư hỏng chưa được sữa chữa. Đối với đĩa Anh văn 9 sau khi cấp về không dùng được vì đĩa trắng. - Được trang bị và cấp phát một số tranh ảnh. Tuy nhiên còn quá ít so với nhu cầu giảng dạy của giáo viên trên lớp. Hơn thế nữa tranh ảnh cấp về hầu hết khác so với tranh ảnh ở SGK (không trùng khớp) vì vậy khó sử dụng vì điều này sẽ gây ra cho học sinh khó theo dõi và lúng túng trong thực hành vì học sinh chuẩn bị bài ở nhà khác khi đến lớp nhìn tranh để thực hành lại khác. - Vì tranh ảnh cấp về còn qua thiếu thốn nên giáo viên rất mất thời gian và công sức cũng như kinh phí để vẻ hoặc sưu tầm tranh ảnh phục vụ giảng dạy. II. Phương pháp dạy và học: - Bản thân tham gia tập huấn chương trình thay sách SGK mới nên đã tiếp cận được một số phương pháp mới và những kỹ năng cần thiết nhằm dạy chương trình SGK mới một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. - Tham gia hầu hết các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội giảng cấp huyện, tỉnh; tích cực tham gia dự giờ và học hỏi được nhiều kinh nghiệm và phương pháp từ đồng nghiệp. - Soạn giảng và lên lớp với đủ các bước và tiến trình của một bài giảng theo qui định như đã được tập huấn. - Sử dụng đúng phương pháp và technique cho từng loại bài và kỹ năng. - Sử dụng nhiều phuơng pháp và thủ thuật trong cùng một tiết dạy nhằm không gây nhàm chán cho học sinh và kích thích sự chú ý của học sinh. - Luôn đầu tư soạn giảng có chất lượng với những phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp các em có thể hiểu bài và nắm vững kiến thức. - Soạn giáo án bằng vi tính. - Có khả năng sử dụng tốt công nghệ thông tin vào trong các tiết dạy như soạn và dạy bằng đèn chiếu, bằng Powerpoint. III. Tinh thần, thái độ và kết quả của học sinh: - Vì chương trình đòi hỏi người học phải có sự tư duy cao, tích cực trong học tập và có sự đầu tư cao. Tuy nhiên đa số học sinh ở vùng nông thôn vì điều kiện kinh tế gia đình nên các em phải phụ giúp gia đình mà chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học vì vậy kết quả còn chưa cao. - Chỉ một số ít các em yêu thích bộ môn tiếng Anh, có khả năng hoạt động tốt trên lớp và có khả năng giao tiếp tiếng Anh. - Học sinh chưa tự giác thực hành theo cặp, nhóm mà làm việc cá nhân nhiều, dẫn đến kết quả học tập ở bạn bè chưa cao. - Một bộ phận các em mất căn bản ở lớp dưới nên sang lớp 8 và 9 không theo kịp, khả năng hoạt động không có, dẫn đến quá thụ động và không thể tiếp thu được kiến thức. - Vì học sinh ở nông thôn nên việc phát âm của học sinh có sự ảnh hưởng nhiều của giọng đọc và phát âm từ địa phương, đa số các em phát âm chưa tốt. - Một bộ phận học sinh lười biếng tập đọc nên đọc tiếng Anh quá yếu, đọc sai quá nhiều. Thậm chí có em không đọc được nhất là học sinh yếu kém. Điều này dẫn đến các em chán nản, không hứng thú học tiếng Anh. - Vì thái độ học tập, sự đầu tư học tập, ý thức học tập của các em có khác nhau nên kết quả cũng khác nhau. Và đặc biệt có sự phân cấp hoc sinh rất rõ ràng. Học sinh học giỏi cũng rất giỏi, mà dở cũng rất dở, không học được. IV. Phương pháp dạy học mang tính phổ biến: - Kiểm tra bài cũ đầu giờ ở hầu hết các tiết dạy. - Dạy từ vựng thường liệt kê mà không dạy theo tình huống, chưa được trình bày ngẫu hứng hay một cách tự nhiên trong quá trình dạy và học trên lớp. - Học sinh luyện tập theo cặp. - Dạy nghe giáo viên thường đọc cho các em nghe, ít khi dùng máy vì máy hư hỏng nhiều, thường cắn băng hay return không được và chưa được sửa chửa. V. Một số kiến nghị của bản thân: - Tăng cường cung cấp thêm máy casette, băng, đĩa vì băng đĩa sử dụng lâu ngày bị hư, trầy xướt hoặc bị dập. - Cung cấp mới 4 bộ tranh ảnh dùng giảng dạy Anh văn cho từng khối lớp 6,7,8,9 giống với tranh trong SGK. - Xem xét lại một số nội dung tiết dạy còn dài và có phân phối chương trình hợp lý. Hoà Hiệp Bắc, ngày 31/ 01/ 2008 Người viết Nguyễn Minh Chính . BÁO CÁO V/v: NĂM NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SGK MỚI Giáo viên : Nguyễn Minh Chính Tổ : Ngoại ngữ Trường : THCS Trường Chinh I. Nội dung SGK, sách hướng dẫn:. SGK và sách bài tập kèm theo nhằm giúp học sinh có thể làm thêm nhiều bài tập và khắc sâu hơn về các cấu trúc ngữ pháp mà các em đã được học. - Sách viết

Ngày đăng: 04/09/2013, 20:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan