Phân tích chính sách marketing mix giữa Công ty ô tô Toyota Việt Nam và Huyndai Thành Công Việt Nam Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ô tô đang dần trở thành một trong những phương tiện lưu thông phổ biến trên đường phố. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng nhiều của người tiêu dùng, những tập đoàn sản xuất ô tô cũng ngày càng cần nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để thu hút khách hàng. Trong đó, việc xây dựng và hoàn thiện chính sách Marketingmix với những chiến lược và biện pháp cụ thể là một trong những công cụ cạnh tranh hiệu quả đưa công ty đến với thành công.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH
-
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH MARKETING-MIX CỦA CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM & CÔNG TY CỔ PHẦN HYUNDAI THÀNH CÔNG
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING-MIX 1
1.1 Tổng quan về Marketing-mix 1
1.1.1 Khái niệm Marketing-mix 1
1.1.2 Vai trò của Marketing-mix trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp 1 1.1.3 Mục tiêu của Marketing-mix 2
1.1.4 Chính sách Marketing-mix 2
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing-mix 4
1.2.1 Các nhân tố bên ngoài 4
1.2.2 Các nhân tố bên trong 5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH MARKETING-MIX CỦA CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN HYUNDAI THÀNH CÔNG VIỆT NAM 6
2.1 Tổng quan về Công ty ô tô Toyota Việt Nam và Công ty Cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam 6
2.1.1 Tổng quan về Công ty ô tô Toyota Việt Nam 6
2.1.2 Tổng quan về Công ty Cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam 10
2.3 Phân tích Chiến lược Marketing-mix của Công ty ô tô Toyota Việt Nam 13
2.3.1 Chính sách sản phẩm 13
2.3.2 Chính sách giá 16
2.3.3 Chính sách phân phối 17
2.3.4 Chính sách xúc tiến 17
2.4 Phân tích Chiến lược Marketing-mix của Công ty Cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam 20
2.4.1 Chính sách sản phẩm 20
2.4.2 Chính sách giá 21
2.4.3 Chính sách phân phối 22
2.4.4 Chính sách xúc tiến 23
2.5 So sánh Chiến lược Marketing-mix giữa Công ty ô tô Toyota Việt Nam với Công ty Cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam 26
2.5.1 So sánh sản phẩm của Toyota và Hyundai 26
2.5.2 So sánh giá cả của Toyota và Hyundai 28
2.5.3 So sánh phân phối của Toyota và Hyundai 30
Trang 32.5.4 So sánh xúc tiến của Toyota và Hyundai 31
KẾT LUẬN
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ô tô đang dần trở thành một trong những phương tiện lưu thông phổ biến trên đường phố Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng nhiều của người tiêu dùng, những tập đoàn sản xuất ô
tô cũng ngày càng cần nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để thu hút khách hàng Trong đó, việc xây dựng và hoàn thiện chính sách Marketing-mix với những chiến lược và biện pháp cụ thể là một trong những công cụ cạnh tranh hiệu quả đưa công ty đến với thành công
Tập đoàn Toyota Motor Corporation (gọi tắt là Toyota) và Hyundai Motor Company (gọi tắt là Hyundai) là hai trong những tập đoàn lớn về sản xuất ô tô trên thế giới, có những chiến lược kinh doanh mang tầm quốc tế, đem lại kết quả lớn cho tập đoàn Hiện nay, những hoạt động kinh doanh của công ty Toyota và Hyundai Việt Nam đều áp dụng thuần thục những chiến lược của công ty mẹ và điều chỉnh phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam Từ đó, Toyota và Hyundai Việt Nam từng bước đạt được những thành công nhất định, khẳng định vị trí hàng đầu tại thị trường nội địa
Để hiểu rõ về thương hiệu Toyota và Hyundai cũng như những chiến lược Marketing của hai công ty đã góp phần tạo nên sự thành công như hiện nay, nhóm đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích chính sách Marketing-mix của Công ty ô tô
Toyota Việt Nam và Công ty Cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam”
Nội dung đề tài gồm có 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Marketing-mix
Chương 2: Phân tích chính sách Marketing-mix của Công ty ô tô
Toyota Việt Nam và Công ty Cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam
Trang 5CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING-MIX
Theo AMA – Hiệp hội Marketing Mỹ (1985): “Marketing là một hệ thống tổng
thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu
và đạt được các mục tiêu của tổ chức”
1.1 Tổng quan về Marketing-mix
1.1.1 Khái niệm Marketing-mix
Marketing-mix hay còn được gọi là
Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị
được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu
tiếp thị trên thị trường Thuật ngữ Marketing-mix
được sử dụng khi Neil Borden – chủ tịch Hiệp hội
Marketing Hoa Kỳ đặt ra vào năm 1953 Năm
1960, E.Jerome McCarthy – một nhà marketing nổi
tiếng đề nghị phân theo 4P là công cụ được sử
dụng rộng rãi ngày nay
Marketing-mix vốn được phân loại theo mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) được sử dụng trong hoạt động Marketing hàng hóa Theo thời gian, mô hình này được phát triển thành 7P theo
sự phức tạp và cải tiến của marketing hiện đại Các chuyên gia marketing đã đưa ra 3P
bổ sung khác là Process (quy trình), People (con người) và Physical Evidence (bằng chứng vật lý), tăng cường sức mạnh cho hoạt động Marketing khi sản phẩm không còn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà còn là những dịch vụ vô hình Ở đề tài này, nhóm chỉ tập trung nghiên cứu mô hình 4P
1.1.2 Vai trò của Marketing-mix trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp
Marketing-mix giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm trên thị trường, giúp khách hàng nhận biết và sử dụng Tiêu thụ sản phẩm tốt tạo động lực cạnh tranh
Marketing-mix giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong các phương pháp thâm nhập thị trường, giới thiệu sản phẩm
Marketing-mix giúp doanh nghiệp phát hiện và tìm kiếm những xu hướng mới, nhanh chóng nắm bắt để tạo cơ hội canh tranh, hỗ trợ cho sự phát triển và tồn tại vững mạnh
Marketing-mix quyết định và điều phối sự kết nối giữa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, làm mục tiêu cho hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
Trang 61.1.3 Mục tiêu của Marketing-mix
Một là, tối đa hóa tiêu dùng, marketing-mix tạo điều kiện để kích thích tiêu thụ
sản phẩm một cách tối đa, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
Hai là, tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng, làm cho người tiêu dùng cảm
thấy thỏa mãn tối đa về chất lượng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu, ước muốn thật sự của khách hàng
Ba là, tối đa hóa sự lựa chọn, làm cho danh mục sản phẩm phong phú, nhằm tối
đa lựa chọn của khách hàng, thỏa mãn cao nhất về sở thích, vật chất, tinh thần
Bốn là, tối đa hóa chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển cuộc sống tốt đẹp
hơn
Năm là, tối đa hóa lợi nhuận lâu dài, tạo ra mức lợi nhuận cần thiết giúp doanh
nghiệp tích lũy và phát triển
1.1.4 Chính sách Marketing-mix
Product (Chính sách Sản phẩm)
Product là một trong những thành phần của Marketing-mix đầu tiên trong chuỗi
4P Theo giáo sư Phillip Kotler (1999): “Sản phẩm là mọi thứ có thể cung cấp cho thị
trường nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của thị trường” Đó có thể là sản phẩm
hữu hình (như: xe có động cơ, điện thoại thông minh hay máy sản xuất,…) hoặc sản phẩm vô hình (như: dịch vụ nhà hàng, khách sạn, Spa, các dịch vụ du lịch hay các dịch
vụ tín dụng của ngân hàng,…) Có thể phân loại sản phẩm theo mục đích sử dụng (hàng tiêu dùng hay hàng tư liệu sản xuất), theo thời gian sử dụng (ngắn hạn hay lâu dài), theo đặc điểm cấu tạo (vô hình hay hữu hình), theo tính chất (hàng đơn giản hay hàng phức tạp),…
Một chu kỳ sống điển hình của sản phẩm gồm 4 giai đoạn: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái Các loại sản phẩm, nhóm sản phẩm khác nhau thì có chu
kỳ sống khác nhau, biến động và thay đổi theo nhu cầu của khách hàng Việc nắm bắt sản phẩm đang ở giai đoạn phát triển nào sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra chính sách marketing-mix phù hợp
Các quyết định cơ bản về chính sách sản phẩm như: Quyết định về quản lý chất lượng tổng hợp; Quyết định chủng loại và danh mục sản phẩm; Quyết định về nhãn hiệu và thương hiệu sản phẩm; Quyết định về lựa chọn bao gói, bao bì sản phẩm; Quyết định về thiết kế sản phẩm mới,…
Price (Chính sách Giá cả)
Chính sách giá đối với mỗi sản phẩm của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là việc quy định mức giá bán hay có thể là những mức giá bán cho từng đối tượng cụ thể Đối với khách hàng, giá cả của một sản phẩm và cơ sở để khách hàng ra quyết định mua sản phẩm Đối với doanh nghiệp, giá cả hợp lý và linh hoạt có tác động rất lớn
Trang 7đến việc tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận, gián tiếp thể hiện chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến các hoạt động marketing chung
Doanh nghiệp có thể sử dụng chính sách giá để tồn tại và phát triển, tối đa hóa lợi nhuận trước mắt, tăng thị phần, thu hồi vòng quay vốn nhanh, dẫn đầu về chất lượng hay cạnh tranh về giá trên thị trường Cụ thể có các chính sách giá như sau:
- Chính sách giá “hớt váng”: là mức giá cao nhất có thể mà doanh nghiệp quyết định lựa chọn để định giá cho những đoạn thị trường người mua sẵn sàng mua
- Chính sách giá “thâm nhập”: là mức giá bán sản phẩm thấp hoặc ngang bằng với sản phẩm cạnh tranh với hy vọng hấp dẫn, thu hút nhiều khách hàng
- Chính sách giá “phân biệt”: là việc doanh nghiệp sẽ bán những sản phẩm cùng loại với những mức giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau
- Chính sách “thay đổi” giá: là việc doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh mức giá cơ bản của mình thông qua các hình thức: chính sách giảm giá, chính sách tăng giá, thực hiện giá khuyến mại hay còn gọi là chiết khấu, hoa hồng
Place (Chính sách Phân phối)
Phân phối là hoạt động thiết lập dòng vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng để hỗ trợ và thúc đẩy tiêu thụ qua các kênh trực tiếp hoặc gián tiếp Cụ thể:
- Phân phối trực tiếp là phương thức phân phối mà chính doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ tự tiến hành việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng Ưu điểm là không bị chia lợi nhuận, phản ứng kịp thời với thay đổi trên thị trường
- Phân phối gián tiếp là phương thức phân phối qua trung gian Các trung gian có thể là nhà bán buôn, bán lẻ, các đại lý hoặc nhà môi giới Ưu điểm là hạn chế rủi ro trong kinh doanh, tận dụng trung gian để nhanh chóng thâm nhập vào thị trường, tiết kiệm chi phí phân phối
Chính sách phân phối là cầu nối giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng, thời gian, đúng địa điểm, đúng nguồn hàng Hơn nữa, chính sách phân phối còn giúp doanh nghiệp tổ chức điều hành vận chuyển, tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro kinh doanh
Promotion (Chính sách Xúc tiến)
Chính sách xúc tiến là biện pháp đẩy mạnh bán hàng và tiêu thụ sản phẩm, phát triển hình ảnh – uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, tạo điều kiện để quá trình cung – cầu gặp nhau nhằm nắm bắt thông tin hai chiều Đặc biệt giúp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, hình thành lòng trung thành với thương hiệu
Các quyết định cơ bản về chính sách xúc tiến như:
Trang 8- Khuyến mãi: là những biện pháp kích thích ngắn hạn, kích cầu thị trường trong ngắn hạn
- Marketing trực tiếp: là hệ thống tương tác của marketing, có sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo, để tác động đến một phản ứng đáp lại đo lường được
- Bán hàng cá nhân: mối quan hệ trực tiếp giữa hàng bán với các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng
- Quan hệ công chúng: bao gồm tổ chức sự kiện, quan hệ báo chí, xây dựng thương hiệu,… nhằm mục đích quảng cáo cho công ty, cho thương hiệu và khắc sâu trong tâm trí người tiêu dùng, tạo ra các kích thích gián tiếp, làm tăng uy tín của sản phẩm, doanh nghiệp bằng những thông tin theo hướng tích cực làm nhiều người biết đến và chú ý
- Quảng cáo: là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tin về ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ, công ty, là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing-mix
1.2.1 Các nhân tố bên ngoài
- Nhân tố kinh tế: bao gồm tình hình kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, giá cả, thu nhập bình quân, lãi suất, tỷ giá hối đoái, hoạt động khuyến khích đầu tư của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng kinh tế,…
- Nhân tố chính trị và pháp luật: bao gồm nền chính trị của một quốc gia,
an ninh – an toàn xã hội, hệ thống luật pháp, các chính sách phát triển kinh tế,… Các nhân tố này điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp theo đúng khuôn khổ của pháp luật Nhân tố này giúp bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong quan hệ hợp tác, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích xã hội tránh những hành vi kinh doanh sai lệch
- Nhân tố văn hóa xã hội: bao gồm các hành vi xã hội, trình độ văn hóa, nhận thức, phân bố địa lý, các sự kiện văn hóa xã hội, hành vi mua sắm, phong tục tập quán,… cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhân tố này ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, quan tâm nhân tố văn hóa sẽ giúp phục vụ khách hàng tốt hơn
- Nhân tố tự nhiên: như ô nhiễm môi trường, khan hiếm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên,…tác động rất lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh Nhân tố này sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện chính sách sản phẩm, hạn chế ảnh hưởng của tự nhiên đến chất lượng sản phẩm
Trang 9- Nhân tố công nghệ và kỹ thuật: doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì phải phụ thuôc vào công nghệ mới và sự phát triển của công nghệ tiên tiến Mặt khác, chất lượng sản phẩm cũng gắn liền với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật hiện đại
- Nhà cung cấp (người bán vật tư thiết bị, nguyên vật liệu, cộng đồng tài chính, nguồn cung cấp lao động): sự tăng giá hay khan hiếm các nguồn lực có thể ảnh hưởng đến hoạt động marketing-mix của doanh nghiệp Các nhà marketing phải đảm bảo duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung ứng nhập đều đặn, giá cả ổn định, đảm bảo cả về chất và lượng
- Khách hàng (người tiêu dùng, nhà sản xuất, trung gian phân phối, các doanh nghiệp phi lợi nhuận, khách hàng quốc tế): doanh nghiệp cần thường xuyên nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thu thập thông tin, định hướng tiêu thụ hiện tại và tương lai để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tăng lợi nhuận cho ngành hàng và làm cơ
sở hoạch định chính sách marketing-mix phù hợp
- Đối thủ cạnh tranh: có bốn loại đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh về ước muốn, về loại sản phẩm, về hình thái sản phẩm và về nhãn hiệu sản phẩm Cơ cấu cạnh tranh khác nhau sẽ tạo ra động lực cạnh tranh khác nhau
1.2.2 Các nhân tố bên trong
Các nhân tố bên trong hay còn gọi là môi trường nội bộ như:
- Tầm nhìn và khả năng lãnh đạo của ban lãnh đạo doanh nghiệp
- Nguồn tài chính của doanh nghiệp
- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại
- Nguồn nhân lực dồi dào và có tính chuyên môn hóa cao
- Kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động
- Văn hóa tại doanh nghiệp
Phân tích các nhân tố bên trong sẽ giúp doanh nghiệp định hình được doanh nghiệp, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn
Trang 10CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH MARKETING-MIX CỦA CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN HYUNDAI
THÀNH CÔNG VIỆT NAM2.1 Tổng quan về Công ty ô tô Toyota Việt Nam và Công ty Cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam
2.1.1 Tổng quan về Công ty ô tô Toyota Việt Nam
2.1.1.1 Giới thiệu Công ty ô tô Toyota Việt Nam
Công ty Toyota là một
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đầu tiên có mặt trong
ngành công nghiệp ô tô ở Việt
Nam
Tên Công ty: Công ty ô tô Toyota Việt Nam
Ngày thành lập: 05/09/1995 (chính thức đi vào hoạt động 10/1996)
Lắp ráp, sản xuất xe ô tô các loại và phụ tùng ô tô
Cung cấp dịch vụ bảo hành và sửa chữa xe ô tô
Đặt hàng gia công và mua từ các nhà cung cấp Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất, các loại phụ tùng ô tô để gia công, đóng gói và xuất khẩu
Thực hiện quyền nhập khẩu xe ô tô
Nhập khẩu phụ tùng ô tô và các trang thiết bị, máy móc chuyên dụng theo tiêu chuẩn Toyota
Tư vấn, đào tạo, hỗ trợ nội bộ việc thực hiện và phát triển kinh doanh, dịch vụ và bảo dưỡng sản phẩm Toyota cho các công ty trong Tập đoàn Toyota, đại lý, ứng viên đại lý và các trạm dịch vụ được ủy quyền của Toyota
Hình thức đầu tư: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Trang 11Công ty ô tô Toyota Việt Nam là liên doanh giữa 3 đối tác lớn: Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản (70%), Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (20%), Công ty TNHH KUO Singapore (10%)
Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty ô tô Toyota Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và liên tục phát triển không chỉ về quy mô sản xuất mà cả doanh số bán hàng Hiện tại, Toyota luôn giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường ô tô Việt Nam với sản lượng nhà máy của công ty đạt trên 30.000 xe/năm (theo 2 ca làm việc) Các sản phẩm đều chiếm thị phần lớn trên thị trường Từ 11 nhân viên trong ngày đầu thành lập, tới nay
số lượng cán bộ công nhân viên của công ty đã lên tới hơn 1.900 người và hơn 6.000 nhân viên làm việc tại hệ thống đại lý/chi nhánh đại lý và Trạm dịch vụ ủy quyền Toyota phủ rộng khắp trên cả nước
2.1.1.2 Lịch hình hình thành và phát triển
Năm 1995: Công ty ô tô Toyota Việt Nam được thành lập
Năm 1996: Động thổ xây dựng nhà máy Toyota tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc Ra mắt mẫu xe Hiace
Năm 1997: Khai trương Trung tâm Đào tạo tại Trụ sở chính Khai trương chi nhánh TP Hồ Chí Minh Ra mắt mẫu xe Corolla Altis
Năm 1998: Khai trương chi nhánh Hà Nội Ra mắt mẫu xe Camry
Năm 1999: Nhận chứng chỉ ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường Ra mắt mẫu xe Zace
Năm 2000: Mở rộng và nâng cấp Trung tâm đào tạo tại Trụ sở chính Ra mắt mẫu xe Land Cruiser 100
Năm 2001: Ra mắt mẫu xe Corolla Altis
Năm 2002: Ra mắt mẫu xe Camry mới
Năm 2003: Khai trương Xưởng dập chi tiết thân vỏ xe Ra mắt mẫu xe Vios Năm 2004: Khai trương Trung tâm Xuất khẩu phụ tùng Toyota Giới thiệu dịch
vụ Bảo dưỡng nhanh
Năm 2005: Thành lập Quỹ Toyota Việt Nam (TVF) Đạt doanh số bán cộng dồn 50.000 xe Ra mắt mẫu xe Hiace mới
Năm 2006: Ra mắt mẫu xe Innova Ra mắt mẫu xe Camry hoàn toàn mới Năm 2007: Ra mắt mẫu xe Vios hoàn toàn mới
Năm 2008: Ra mắt mẫu xe Corolla Altis hoàn toàn mới Giới thiệu Innova mới Khai trương Xưởng sản xuất Khung gầm xe
Năm 2009: Ra mắt mẫu xe Fortuner mới Ra mắt mẫu xe Camry mới Khai trương Trung tâm Toyota miền Nam
Năm 2010: Khai trương Trung tâm Xe đã qua sử dụng đầu tiên tại Việt Nam
Trang 12Năm 2011: Đạt doanh số bán hàng cộng dồn 200.000 xe Chính thức phân phối mẫu xe Yaris & Land Cruiser Prado dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc
Năm 2013: Đạt doanh số bán hàng kỷ lục với 33.288 xe và giá trị xuất khẩu kỷ lục với 39,2 triệu USD Xuất xưởng chiếc xe thứ 250.000 tại nhà máy Chính thức ra mắt thương hiệu Lexus tại Việt Nam với những sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp
Năm 2014: Doanh số bán đạt kỷ lục mới với 41.205 chiếc, kim ngạch xuất khẩu cũng đạt kỷ lục với 40 triệu USD Kỷ lục mới trong hoạt động dịch vụ với 90.000 lượt
xe vào làm dịch vụ Ra mắt các mẫu xe thế hệ đột phá mới và cả 5 mẫu xe Toyota được sản xuất tại Việt Nam đều nằm trong Top 10 xe bán chạy nhất thị trường 2014
Năm 2015: Xuất xưởng chiếc xe thứ 300.000 tại nhà máy Kỷ niệm 20 năm thành lập Doanh số bán đạt kỷ lục mới với 50.285 xe
Năm 2016: Doanh số bán đạt kỷ lục mới với 57.036 xe Xuất xưởng chiếc xe thứ 350.000 tại nhà máy
Từ năm 2016 đến nay, Toyota ngày càng phát triển lớn mạnh và khẳng định vị thế của mình trên thị trường nội địa
Trang 13Kinh doanh xe nhập khẩu: Land Cruiser, Hilux, Yaris, Land Cruiser Prado, Wigo, Alphard Luxury, Rush, Hiace
Trang 142.1.2 Tổng quan về Công ty Cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam
2.1.2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam
Công ty Cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam
được thành lập vào năm 2009 và là đơn vị chính thức sản
xuất, lắp ráp và phân phối các dòng xe du lịch Hyundai
(Hàn Quốc) tại Việt Nam Với các sản phẩm chất lượng
cao, sự nỗ lực vượt bậc về kinh doanh và dịch vụ, chỉ trong
vòng 1 năm, Hyundai Thành Công đã nhanh chóng chiếm
lĩnh thị phần tại Việt Nam và được khách hàng đánh giá cao
về sản phẩm và dịch vụ
Tên công ty: Công ty Cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam
Ngày thành lập: tháng 6/2009
Địa chỉ:
Tầng 7, tòa nhà Thành Công, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Tầng 14, Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Nhà máy: Khu Công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, Ninh Bình Với tôn chỉ hành động lấy khách hàng làm trọng tâm, Hyundai Thành Công luôn nỗ lực để tạo ra các sản phẩm khác biệt và dịch vụ chu đáo, nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng Mục tiêu lớn nhất của công ty là trở thành thương hiệu ô tô được yêu thích nhất tại Việt Nam Tầm nhìn năm 2021 Hyundai Thành Công sẽ trở thành thương hiệu có thị phần số 1 trong cả nước
2.1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 2009: Công ty Cổ phần ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam được thành lập Ra mắt Hyundai Equus và Hyundai Genesis
Năm 2010: Ra mắt xe Hyundai Accent
Năm 2011: Bàn giao lô 319 xe cứu thương Grand Starex cho Bộ Quốc Phòng
Ra mắt xe Hyundai Avante, Hyundai Veloster Vượt qua Honda và Toyota, giành vị trí
thứ nhất theo nghiên cứu “Mức độ hài lòng của khách hàng khi mua xe tại Việt Nam”
của J.D.Power Asia Pacific
Năm 2012: khai trương liên tiếp 2 đại lý mới, nâng tổng số đại lý ủy quyền trên toàn quốc của Hyundai Thành Công lên con số 29 Ra mắt Hyundai Eon, Hyundai Santa Fe và Hyundai i30
Năm 2013: Ra mắt Hyundai Elantra
Năm 2014: Ra mắt Sonata 2015 hoàn toàn mới Ra mắt Santa Fe CKD tại Nhà máy lắp ráp ô tô Hyundai Thành Công tại Ninh Bình
Năm 2015: Ra mắt Grand i10 sedan Chính thức giới thiệu mẫu xe Hyundai i20Active, Hyundai Tucson thế hệ hoàn toàn mới Ra mắt Hyundai Creta
Trang 15Từ năm 2015 đến nay, Hyundai Thành Công ngày càng phát triển và chiếm thị phần lớn trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam
Trang 16Xe đa dụng: Santa Fe, Tucson, Starex, Kona
Xe chuyên dụng: Santa Fe chở tiền, Starex bưu chính, Starex chở tiền, Porter
(H-100), Starex cứu thương, Elantra taxi, Veracruz cứu thương
Trang 17
2.3 Phân tích Chiến lƣợc Marketing-mix của Công ty ô tô Toyota Việt Nam
2.3.1 Chính sách sản phẩm
Toyota là một tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật Bản, với chính sách Marketing quốc tế về sản phẩm, Toyota sản xuất các loại xe đa dụng trên toàn cầu nhằm tiết kiệm chi phí và đưa đến cho khách hàng trên khắp thế giới những mẫu xe đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của họ Công ty ô tô Toyota Việt Nam cũng kế thừa những chính sách của công ty mẹ, vận dụng thuần thục vào thị trường ô tô ở Việt Nam, đem đến những kết quả ngoài mong đợi
2.3.1.1 Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm
Nhãn hiệu là công cụ doanh nghiệp dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác Là công cụ Marketing với chức năng truyền đạt tới khách hàng uy tín của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ của doanh nghiệp, nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp Chính vì vậy, Toyota luôn chú trọng việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình
Dòng xe thân thiện với môi trường
Một trong những đột phá chinh
phục thị trường của Toyota là việc giới
thiệu mẫu xe sạch, thân thiện với môi
trường, kết hợp vừa xăng vừa điện hoặc
vừa diesel vừa điện Kể từ khi ra mắt
vào năm 2011, mẫu xe Prius là một bước
đột phá mới của Toyota Prius là mẫu xe
hybrid, tức loại xe sử dụng động cơ xăng
kết hợp cùng motor điện Trong đó, xe sẽ tự tính toán để khi nào sử dụng điện, khi nào
sử dụng xăng Thông thường ở tốc độ thấp đều chân ga, chỉ motor điện hoạt động, khi cần thêm lực để vượt, tăng tốc, động cơ xăng sẽ kích hoạt Quá trình giảm tốc, phanh
sẽ tái tạo năng lượng nạp lại vào pin nuôi motor điện
Toyota lần đầu đưa Prius về Việt Nam vào 2015 tại Vietnam Motor Show Cũng tại triển lãm này vào năm 2016, hãng xe Nhật tiếp tục giới thiệu mẫu xe hybrid Nhưng mọi thứ chỉ dừng lại ở mức trưng bày, không có kế hoạch nào cụ thể để bán hàng Sang 2017, Toyota Việt Nam thực tế hóa bằng những bước chuẩn bị để đưa xe
về bán tại thị trường nội địa Cũng trong năm 2017, Prius thế hệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Ô tô Việt Nam 2017 (VMS 2017), mang thiết kế lạ mắt với ngôn ngữ đến
từ tương lai; đồng thời, xe cũng sở hữu những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
Trang 18 Xe hạng sang cao cấp – Lexus
Sinh ra từ gia đình Toyota, với các tên tượng trưng cho tính cách Á Đông: sang trọng mà tao nhã Để đặt tên cho mẫu sản phẩm mang kỳ vọng lớn của mình, Toyota quyết định ghép hai từ “Luxury” và “Elegance” thành cái tên Lexus Sau 20 năm ra mắt, Lexus đã giành được vị trí riêng tại sân chơi của ngành công nghiệp ô tô
Trong nguyên tắc về công nghệ quảng bá sản
phẩm, logo đóng vai trò khá quan trọng Với mục tiêu
gây ấn tượng mạnh cho khách hàng về dòng xe Lexus,
Toyota đã thuê công ty thiết kế logo nổi tiếng
Hunter/Korobkin, Inc và lựa chọn mẫu biểu tượng
hình chữ “L” làm biểu tượng chính thức của Lexus
Vẫn là hình elipse chủ đạo có cảm hứng từ logo của Toyota, biểu tượng Lexus cách điệu mang phong cách hiện đại, toàn bộ logo với những đường cong thanh thoát, không có nét góc cạnh chủ yếu nào, nuột nà như những đường gió lướt nhẹ trên thân
xe
Lexus cũng được hãng truyền thông nghiên cứu thị trường nổi tiếng J.D.Power đánh giá là thương hiệu xe hạng sang tốt nhất thế giới
Xe hạng trung cao cấp – Camry
Là chuẩn mực toàn cầu cho dòng xe hạng trung cao cấp, mang đến một hình ảnh mới với thiết kế sang trọng, thể thao, hiện đại và đẳng cấp, cùng khả năng vận hành mạnh mẽ, vượt trội đồng thời tiết kiệm nhiên liệu tối ưu
Camry xuất hiện với mục đích thay thế mẫu xe cũ Corona dẫn động cầu sau bằng dẫn động cầu trước Từ đó, Camry dần chiếm lĩnh và thống trị phân khúc sedan gia đình cỡ vừa trong suốt nhiều năm bằng chất lượng, sự thoải mái và độ bền
Xe thể thao đa dụng (SUV) – Fortuner
Là sản phẩm chất lượng cao mang tính toàn cầu, Toyota Fortuner mang đến cho khách hàng không chỉ với thương hiệu Toyota nổi tiếng về chất lượng, độ bền và độ tin cậy mà còn với ngoại thất mạnh mẽ và hiện đại, nội thất sang trọng và lịch lãm, khả năng vận hành mạnh mẽ, ổn định và sự an toàn cao
Toyota Fortuner là mẫu xe đứng đầu trong phân khúc xe thể thao đa dụng
(SUV) hạng trung, đúng như khẩu hiệu dành cho nó là “Riêng một vị thế”
Xe đa dụng hiện đại với chất lượng toàn cầu – Innova
Innova là thế hệ mới của dòng xe đa dụng (MVP) trong chiến lược toàn cầu của Toyota Innova không chỉ mang chất lượng hàng đầu mà còn kiểu dáng trang nhã, thiết
kế thời trang, nội thất tiện nghi, tính năng hoạt động tốt và độ an toàn cao