1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

45 532 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 570,5 KB

Nội dung

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

Trang 1

Lời Cảm Ơn

Chuyên đề tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của tôi trong khoảng ba tháng tìm hiểu và gần một tuần thâm nhập thực tế tại địa bàn xã Thịnh Lộc – huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tĩnh.

Trong quá trình thực hiện chuyên đề, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và các bác, cô chú, anh chị ở xã Thịnh Lộc Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu để tôi có thể hoàn thành báo cáo Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến nhân dân xã Thịnh Lộc, các hộ dân trong các thôn của xã Thịnh Lộc đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá trình tìm hiểu thực tế tại địa phương.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Kinh tế Phát triển trường ĐH Kinh Tế Huế; những người đã truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho tôi; đã theo sát và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề của mình Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn tới giáo viên hướng dẫn của tôi là thầy

Trang 2

Nguyễn Văn Vượng, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề này.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng đề tài không tránh được những thiếu sót Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên khác để đề tài được hoàn thiện hơn.

Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 3

năm 2013 Sinh viên Nguyễn Đức Công

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Diện tích và cơ cấu các loại đất trong đất sản xuất NN nước

ta 2011 8

Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của xã Thịnh Lộc 15

Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất nông ngiệp tại xã Thịnh Lộc 2010-2012 19

Bảng 4: Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất hằng năm 2010-2012 20

Bảng 5: Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất lâu năm 2010-2012 21

Bảng 6: Chi phí đầu tư sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2012 23

Bảng 7 : Hiệu quả sản xuất lúa các hộ điều tra 24

Bảng 8: Chi phí sản xuất lạc các hộ điều tra 25

Bảng 9: Hiệu quả sản xuất lạc các hộ điều tra 26

Bảng 10: Chi phí sản xuất ngô của các hộ điều tra năm 2012 27

Bảng 11: Hiệu quả sản xuất ngô của các hộ điều tra năm 2012 28

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4

1.1.1 Cơ sở lí luận 4

1.1.1.1 Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp 4

1.1.1.2 Phân loại đất sản xuất nông nghiệp 4

1.1.1.3 Vai trò của sản xuất nông nghệp trong nền kinh tế quốc dân .5

1.1.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá 6

1.1.2 Cơ sở thực tiễn 7

1.1.2.1 Thực trạng đất sản xuất nông nghiệp Việt Nam 7

1.1.2.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 9

1.2 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 10

1.2.1 Quan điểm về sử dụng đất nông nghiệp bền vững 10

1.2.2 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất 11

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ THỊNH LỘC HUYỆN LỘC HÀ - TỈNH HÀ TĨNH 14

2.1 Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của xã Thịnh Lộc 14

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 14

2.1.1.1 Vị trí địa lý 14

Trang 5

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình 14

2.2.1.3 Đặc điểm khí hậu 14

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 15

2.1.2.1 Dân số - lao động 15

2.1.2.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng 15

2.1.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 16

2.1.2.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thịnh Lộc 16

2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 xã Thịnh Lộc 18

2.3 Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp 2010-2012 19

2.4 Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 2010-2012 20

2.4.1 Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất hằng năm 2010-2012 20

2.4.2 Diện tích, cơ cấu cây trồng trên đất lâu năm giai đoạn 2010-2012 .21

2.4.3 Nhận xét về tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Thịnh Lộc giai đoạn 2010-2012 22

2.5 Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại các hộ điều tra 2012 .22

2.5.1 Hiệu quả kinh tế của cây trồng hằng năm 2012 22

2.5.1.1 Cây lúa 22

2.5.1.2 Cây lạc 24

2.5.1.3 Cây ngô 26

2.6 Nhận xét, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp các hộ điều tra 2012 29

2.6.1 Hiệu quả kinh tế 29

2.6.2 Hiệu quả xã hội 29

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN

Trang 6

XUẤT NÔNG NGHIỆP XÃ THỊNH LỘC- LỘC HÀ- HÀ TĨNH

31

3.1 Định hướng 31

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Thịnh Lộc 32

3.2.1 Giải pháp về chính sách 32

3.2.2 Giải pháp về thị trường 32

3.2.3 Giải pháp về tín dụng 32

3.2.4 Giải pháp kỹ thuật 32

3.2.4 Giải pháp về cơ sở hạ tầng 33

3.3 Đề xuất những loại hình sử dụng đất và có triển vọng tại địa phương 33

3.3.1 Cơ sở đề xuất những loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có triển vọng 33

3.3.2 Đề xuất những loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có triển vọng 33

3.3.3 những mô hình sản xuất nông nghiệp đang được khuyến khích ở địa phương 34

3.3.3.1 Mô hình sản xuất rau an toàn 34

3.3.3.2 Mô hình cây ăn quả 35

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 7

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngàycàng tăng về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về vănhóa, xã hội Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏamãn những nhu cầu ngày càng tăng đó Như vậy đất đai, đặc biệt là đấtnông nghiệp mặc dầu hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ suy thoáingày càng cao dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của conngười trong quá trình sử dụng Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diệntích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trongkhi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế Do vậy, việc đánh giáhiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụngđất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triểnbền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu đang được các nhàkhoa học trên thế giới quan tâm Đối với một nước có nền nông nghiệpchủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp từ đó đề ra giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả đất đai càng trở nêncần thiết hơn bao giờ hết

Thịnh Lộc là một xã nằm ở cửa ngõ phía đông của huyện Lộc tỉnh Hà Tĩnh Là một xã thuần nông điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khókhăn Việc thu hẹp đất do nhu cầu chuyển đổi mục đích: đất ở, đấtchuyên dùng đã có tác động rất đáng kể đối với nông hộ Vì vậy, việctìm ra giải pháp để có thể sử dụng hiệu quả diện tích đất nông nghiệphiện có trên địa bàn là vấn đề đang được các cấp chính quyền quan tâmnghiên cứu để xây dựng cơ sở cho việc đề ra các phương án chuyển dịch

Hà-cơ cấu cây trồng một cách hợp lý nhất, nhằm đem lại hiệu quả sử dụngđất cao nhất có thể

Trang 8

Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh”.

- Đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao phát triển hiệuquả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Thịnh Lộc theo hướng bềnvững

3 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng đất sản xuấtnông nghiệp

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi địa bàn xã Thịnh Lộc

- Về thời gian: Nghiên cứu nguồn số liệu từ 2010- 2012

- Về nội dung: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả, sử dụng đất sản xuấtnông nghiệp xã Thịnh Lộc

5 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: Đây là phương pháp dùng để thu thập số liệu, thôngtin qua các báo cáo, thống kê của các phòng, ban ngành để phục vụ choquá trình thực hiện đề tài

Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra theo mẫu trên 40 hộ dân trong xã,điều tra một cách ngẫu nhiên nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quancũng như chính xác của số liệu thu được

Trang 9

+Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

Đây là phương pháp phân tích và xử lý các số liệu đã thu thập được

để thiết lập các bảng biểu nhằm so sánh được sự biến động và tìmnguyen nhân của nó Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện.+ Phương pháp duy vật biện chứng:

Đây là phương pháp mà trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã kếthừa các phương pháp, các số liệu có sẵn để làm tài liệu tham khảo vànghiên cứu

Trang 10

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1.1 Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đíchsản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, diệntích nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Kể cả diệntích đất lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sảnxuất nông lâm nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp là tất cả những diện tích đất dùng để sảnxuất cây hằng năm và cây lâu năm

1.1.1.2 Phân loại đất sản xuất nông nghiệp

- Theo Luật Đất Đai 2003, Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) làloại đất dùng trồng các loại cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng khôngquá một năm Đất trồng cây hàng năm bao gồm:

* Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với cáccông thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,…

* Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa - lúa, lúa - màu, màu - màu,…

* Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được 1 vụ lúa hay 1 vụ màu/năm.Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thứckhác và được chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồngmàu,…

+ Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳsinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bảnmới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm

Trang 11

1.1.1.3 Vai trò của sản xuất nông nghệp trong nền kinh tế quốc dân

Cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội

Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sựtồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Những hàng hoá có chứa chất dinh dưỡng nuôi sống con người này chỉ cóthể có được thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi, hay nóicách khác là thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp và khu vực thành thị phát triển

- Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặcbiệt là công nghiệp chế biến

- Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển

là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp, cácngành kinh tế quốc dân khác và đô thị

- Nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng hoá công nghiệp

và các ngành kinh tế khác

Nông nghiệp là nguồn thu ngân sách quan trọng của Nhà nước

Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất có quy mô lớn nhất của nước

ta Tỷ trọng giá trị tổng sản lượng và thu nhập quốc dân trong khoảng 25%tông thu ngân sách trong nước Việc huy động một phần thu nhập từ nôngnghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức: thuế nông nghiệp, các loạithuế kinh doanh khác…Hiện nay xu hướng chung tỷ trọng GDP của nôngnghiệp sẽ giảm dần trong quá trình tăng trưởng kinh tế

Nông nghiệp là hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận dân nghèo nông thôn

Nước ta với hơn 80% dân cư tập trung ở nông thôn họ sống chủ yếudựa vào sản xuất nông nghiệp, với hình thức sản xuất tự cấp tự túc đã đápứng được nhu cầu cấp thiết hàng ngày của người dân

Trang 12

1.1.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá

Hiệu quả sử dụng đất:

Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá nức độ khai thác sử dụng đất

và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

+Tỉ lệ sử dụng đất đai: là tỉ số giữa hiệu của tổng diện tích đất đai vàdiện tích đất chưa sử dụng với tổng diện tích đất đai

+Tỷ lệ sử dụng đất đai(%)=(Tổng diện tích đất đai- Diện tích đất chưa

sử dụng)/ Tổng diện tích đất đai

+Tỷ lệ sử dụng loại đất(%)=(Diện tích của các loại đất (đất NN,LN…)/ Tổng diện tích đất đai

Hiệu quả kinh tế:

- Giá trị sản xuất GO: (Grossoutput): Là giá tính bằng tiền của toàn

bộ các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ lao động nông nghiệp được tạo ratính trên một đơn vị diện tích trong thời gian một năm hay một chu kì sảnxuất

Cách tính: GO = 

n l i

Pi Qi.

Trong đó: Qi: Là khối lượng sản phẩm thứi

Pi: Là đơn giá sản phẩm thứ i

i: Là số lượng chủng loại sản phẩm

- Chi phí trung gian IC: (Intermediate cost) : Là toàn bộ chi phí vật

chất và dịch vụ trong quá trình sản xuất ra sản phẩm

IC = 

n l i

Pj Ci.

Trong đó: Cj : Số lượng đầu vào thứ j được sử dụng

Pj : Đơn giá đầu vào thứ j

- Giá trị gia tăng VA:(Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của

người sản xuất khi sản xuất trên một dơn vị diện tích trong một chu kì sảnxuất

Trang 13

VA = GO – IC

- Công lao động gia đình: (L)

- Thu nhập hỗn hợp MI: (Mix Inconme): Là phần thu nhập thuần tuý

của người sản xuất bao gồm thu nhập của người lao động và lợi nhuận thuđược trên một đơn vị diện tích

MI = VA – (A + T tiền thuế lao động)

Trong đó : A : Gía trị khấu hao tài sản cố định

T : Thuế nông nghiệp

- Lợi nhuận Pr: Pr = MI – LĐGĐ

Trong đó: LĐGĐ: Lao động gia đình

- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian

GO/IC: giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian

VA/IC: giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian

MI/IC: Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian

- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ngày công lao động

GO/LĐ: Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động

VA/LĐ: Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

1.1.2.1 Thực trạng đất sản xuất nông nghiệp Việt Nam

Theo số liệu thốn kê của Tổng Cục Thống Kê 2011, diện tích đất của

cả nước hiện có 33095.7 nghìn ha, trong đó đa phần là diện tích đất nôngnghiệp, chiếm 79.24% trong tổng diện tích đất với số lượng 26226.4 nghìn

ha, tiếp theo là đất PNN và đất chưa sử dụng, với mức độ chênh lệch nhaukhông nhiều, với số lượng 3705 nghìn ha cho đất PNN và 3164.3 nghìn hacho đất chưa sử dụng

Trang 14

Hình 1: Hiện Trạng sử dụng đất Việt Nam 2011

1 Đất sản xuất nông nghiệp 10126,1 38,6

Trang 15

Nhìn vào bảng 1 ta thấy, trong tổng diện tích đất NN của nước ta, đấtlâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất, (58.6% đất NN)đây là những vùngnúi, vùi đồi không thể trồng cây hằng năm nên chỉ có thể trồng cây lâunăm, cây lấy gỗ… Đứng thứ 2 là đất sản xuất nông nghiệp, với diện tích10126,1 nghìn ha, chiếm 38,6% tổng đất NN, trong đó chủ yếu được dùng

để trồng cây hằng năm, như trồng lúa, lạc,ngô… ( chiếm 24,5% đất NN) ,một phần còn lại của đất sản xuất NN là các bãi cỏ dùng cho việc chănnuôi Đất sản xuất nông nghiệp không những chỉ trồng cây hằng năm , màmột phần lớn được dùng cho cây lâu năm như cây ăn quả, chiếm 14,1%tổng diện tích đất NN

1.1.2.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của

xã hội Khác với công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có những đặc điểmriêng bởi sự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Những đặcđiểm đó là:

* Đất đai đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp

- Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt vàkhông thể thay thế

- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và có giới hạn nhất định

* Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật

Trong nông nghiệp, đối tượng sản xuất là các sinh vật, bao gồm: cácloại cây trồng, vật nuôi và các loại sinh vật khác Chúng sinh trưởng vàphát triển theo một quy luật sinh lý nội tại và đồng thời chịu tác động rấtnhều từ ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường Giữa sinh vật và môitrường sống của chúng là một khối thống nhất, mỗi một biến đổi của môitrường lập tức sinh vật biến đổi để thích nghi nếu quá giới hạn chịu đựngchúng sẽ bị chết Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độclập với ý muốn chủ quan của con người

Trang 16

* Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn và mang tính chất khu vực rõ rệt

Các nhà máy, khu công nghiệp dù có lớn thế nào đi chăng nữa thìcũng đều bị giới hạn về mặt không gian nhưng đối với nông nghiệp thìkhác hẳn: ở đâu có đất ở đó có sản xuất nông nghiệp Phạm vi của sản xuấtnông nghiệp rộng khắp có thể ở đồng bằng rộng lớn, có thể ở khe suối,triền núi, vì đất nông nghiệp phân tán kéo theo việc sản xuất nông nghiệpmang tính phân tán, manh mún

Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộnglớn, do đó ở mỗi vùng địa lý nhất định của lãnh thổ các yếu tố sản xuất( đất đai, khí hậu, nguồn nước, các yếu tố về xã hội) là hoàn toàn khácnhau Mỗi vùng đất có một hệ thống kinh tế sinh thái riêng vì vậy mỗi vùng

có lợi thế so sánh riêng Việc lựa chọn vấn đề kinh tế trong nông nghiệptrước hết phải phù hợp với đặc điểm của tự nhiên kinh tế - xã hội của khuvực Như việc lựa chọn giống cây trồng vật nuôi, bố trí cây trồng, quy trình

kỹ thuật…là nhằm khai thác triệt để các lợi thế của vùng

* Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ

Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp Tính thời

vụ này không những thể hiện ở nhu cầu về đầu vào như: lao động, vật tư,phân bón rất khác nhau giữa các thời kỳ của quá trình sản xuất mà còn thểhiện ở khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường

1.2 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.2.1 Quan điểm về sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nước ta cũngnhư nhiều nước trên thế giới Những hiện tượng sa mạc hoá, lũ lụt, diệntích đất trống đồi núi trọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sửdụng đất kém bền vững làm cho môi trường tự nhiên ngày càng bị suythoái

Trang 17

Khái niệm sử dụng đất NN bền vững được nhiều nhà khoa học trênthế giới nêu ra với nhiều khái niệm khác nhau, nhung chung quy lại gồmnhững vấn đề cơ bản như:

- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệthống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môitrường

- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trongmối quan hệ con người hiện tại và cho cả đời sau

- Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệphợp lý

Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi cótính quyết định trong sự phát triển chung của xã hội Điều cơ bản nhất củaphát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sựtiếp cận đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên đất đai cho thế hệsau và điều quan trọng nhất là phải biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai,giữ vững, cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suấtcao và ổn định, tăng trưởng chất lượng cuộc sống, bình đẳng các thế hệ vàhạn chế rủi ro

1.2.2 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất

Khái niệm về hiệu quả được sử dụng trong đời sống xã hội, nói đếnhiệu quả người ta sẽ hiểu là công việc đạt kết quả tốt Như vậy hiệu quả

là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi vàhướng tới

- Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạtđộng kinh tế Theo ngành thống kê định nghĩa thì hiệu quả kinh tế là mộtphạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phảnánh trình độ khai thác các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong quátrình sản xuất Nâng cao hiệu quả kinh tế là một tất yếu của mọi nền sản

Trang 18

xuất xã hội, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế buộc phải nâng cao chấtlượng các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế

Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều: chiều rộng

và chiều sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sảnxuất, tăng đầu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiềungành nghề, xây dựng thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp… Phát triển theochiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và côngnghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hóa, tăng cường chuyên môn hóa và hợptác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng sảnphẩm và dịch vụ Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh

tế Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế củacác tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự lựa chọn kinh tế kinh

tế của các tổ chức kinh tế trong kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sựquản lý của Nhà nước

Như vậy, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữalượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ trong các hoạt động sản xuất.Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chiphí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào Mối tương quan đó cầnxét cả về phần so sánh tuyệt đối với tương đối cũng như xem xét mối quan

hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quảkinh tế và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật vàgiá trị đều tính đến khi xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.Nếu đạt được một trong 2 yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đóhiệu quả sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của hiệu quả kinh

tế sử dụng đất là: Trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khốilượng của cải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vật chất

và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất

Trang 19

của xã hội Xuất phát từ vấn đề này mà trong quá trình đánh giá đất nôngnghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất hiệu quả kinh tế cao.

- Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xãhội và tổng chi phí bỏ ra Hiệu quả về mặt xã hội trong sử dụng đất nôngnghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một dơn vịdiện tích đất nông nghiệp

Từ những quan niệm trên cho thấy giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả

xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và làmột phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất vớicác lợi ích xã hội mà nó mang lại Trong giai đoạn hiên nay, việc đánh giáhiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là nội dung đượcnhiều nhà khoa học quan tâm

- Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường là xem xét sự phản ứng của môi trường đối vớihoạt động sản xuất Từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nôngnghiệp đều ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường Đó có thể là ảnh hưởngtích cực đồng thời có thể là ảnh hưởng tiêu cực Thông thường, hiệu quảkinh tế thường mâu thuẫn với hiệu quả môi trường Chính vì vậy khi xemxét cần phải đảm bảo tính cân bằng với phát triển kinh tế, nếu khôngthường sẽ bị thiên lệch và có những kết luận không tích cực

Xét về khía cạnh hiệu quả môi trường, đó là việc đảm bảo chất lượngđất không bị thoái hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác.Bên cạnh đó còn có các yếu tố như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan

hệ giửa các hệ thống phụ trợ trong sản xuất nông nghiệp như chế độ thủyvăn, bảo quản chế biến, tiêu thụ hàng hóa

Trang 20

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG ĐẤ NÔNG NGHIỆP THỊNH LỘC

HUYỆN LỘC HÀ - TỈNH HÀ TĨNH

2.1 Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của xã Thịnh Lộc

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Trang 21

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1 Dân số - lao động

Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của xã Thịnh Lộc

STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

2

(Nguồn: Ban thống kê xã )

Năm 2012, dân số xã có 6464 người, lao động chủ yếu hoạt độngtrong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, trong đó có 500 lao động làm ngềđánh cá biển Dịch vụ thương mại và ngành nghề khác 77 người, chiếm 1%trong thời gian rảnh rỗi một số lực lượng lao động lại đi làm ăn ở các tỉnhkhác ước đạt 1000 lao động tỷ lệ hộ nghèo chiếm 31,5%, tỷ lệ lao độngqua đào tạo chiếm 25%

2.1.2.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng

Xã Thịnh Lộc có hệ thống giao thông thông suốt đặc biệt quan trọngtrong giao lưu hàng hóa phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và anninh quốc phòng Có đường 22/12 chạy từ thành phố Vinh- Nghệ An vàothành phố Hà Tĩnh qua địa phận xã 5km, đường quốc phòng 58 chạy từthị xã Hồng Lĩnh xuống chùa Cầu Tiên – Thịnh Lộc , có đường liên xãxuyên suốt 4 huyện nối với mỏ sắt Thạch Khê, hệ thống giao thông cơbản được đảm bảo cho việc đi lại vận chuyển, hệ thống đường giaothông nội đồng sau chuyển đổi đất đảm bảo tốt cho công tác đi lại sảnxuất phát triển kinh tế

Trang 22

Có 2 trạm bơm trong toàn xã, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầutưới tiêu của người dân Hệ thống kênh mương đã được quy hoạch ở 3 cấp Hiện có 5 rạm biến áp tổng 1000KVA, đường dây 10KV 11,2km vàđường hạ thế 0.4 KV với tổng chiều dài 23km.

Trường mầm non có 12 phòng học cấp 4, trường tiểu học có 18 phònghọc, trường THCS có 16 phòng

2.1.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Xã Thịnh lộc là một xã vùng biển ngang, gần trung tâm huyện Lộc

Hà, toàn xã có 1534 hộ, 6464 nhân khẩu, 2927 lao động Cơ cấu kinh tếnăm 2012 : DV-TM ngành nghề chiếm 32%, kinh tế nông lâm ngư nghiệpchiếm 68%, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 ước đạt 7,3 triệu đồng

1 năm Năm vừa qua nuôi trồng thủy sản đạt 5 tỷ đồng Thu nhập bìnhquân đạt 7,8 triệu/năm Đạt 52% so với thu nhập bình quân khu vực nôngthôn của tỉnh

Xã được chia thành 2 vùng đất chính:

Vùng 1: Chủ yếu là sản xuất các loại cây lúa nước và một số cây màunhư lạc, dưa, vừng, khoai lang… có 86 hộ làm nghề đánh bắt thuỷ sản.Vùng 2: Chủ yếu là sản xuất các loại cây màu như lạc, dưa… có 21 hộlàm nghề đánh bắt thủy sản

2.1.2.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thịnh Lộc

Điều kiện tự nhiên:

Những thuận lợi:

+ Với vị trí là xã nằm sát biển, địa bàn xã phân bố dọc theo biển vớiđường bờ biển dài 12km, nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế vớicác vùng trong khu vực

+ Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp cho việc phát triểncủa các loại cây trồng

+ Có điều kiện đất đai và nguồn nước thuận tiện cho phát triển trồng

Ngày đăng: 04/09/2013, 13:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Website: http://tailieu.vn/13. http://locha.gov.vn Link
1. PGS.TS. Mai văn xuân, PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa, PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Lý thuyết thống kê, Trường Đại học kinh tế Huế, 1997 Khác
2. GS.TS Nguyễn Thế Nhã, PGS.TS Vũ ĐìnhThắng, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Trường đại học Kinh tế Quốc dân Khác
3. ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh, bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn, trường Đại học Kinh tế Huế, 2011 Khác
4. Nguyễn Thị Chung, bài giảng các phương pháp nghiên cứu nông thôn, trường Đại học nông lâm Huế, 2011 Khác
5. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, Giáo Trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, trường Đại học kinh tế Huế, 2000 Khác
6. TS. Bùi Đức Tính, bài giảng kinh tế nông hộ và trang trại, trường đại học kinh tế Huế, 2010 Khác
7. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch Kinh tế - Xã hội, quốc phòng an ninh của UBND xã Hồng Lộc các năm 2009, 2010, 2011 Khác
8. Báo cáo thuyết minh số liệu thống kê đất đai năm 2011 xã Thịnh Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh Khác
9. Báo cáo thuyết minh số liệu thống kê đất đai năm 2011 xã Thịnh Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tỉnh Khác
10. Báo cáo thuyết minh số liệu thống kê đất đai năm 2010 xã Thịnh Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh Khác
11. Kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2011 xã Thịnh Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh Khác
14. Gso.gov.vn Trang thông tin điện tử huyện Lộc Hà Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Hiện Trạng sử dụng đất Việt Nam 2011 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Hình 1 Hiện Trạng sử dụng đất Việt Nam 2011 (Trang 14)
Bảng 1: Diện tích và cơ cấu các loại đất trong đất sản xuất NN nước ta 2011 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 1 Diện tích và cơ cấu các loại đất trong đất sản xuất NN nước ta 2011 (Trang 14)
Bảng 1: Diện tích và cơ cấu các loại đất  trong đất sản xuất NN nước ta 2011 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 1 Diện tích và cơ cấu các loại đất trong đất sản xuất NN nước ta 2011 (Trang 14)
Hình 1: Hiện Trạng sử dụng đất Việt Nam 2011 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Hình 1 Hiện Trạng sử dụng đất Việt Nam 2011 (Trang 14)
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của xã Thịnh Lộc STT Chỉ tiêuĐơn vị Số lượng - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 2 Tình hình dân số và lao động của xã Thịnh Lộc STT Chỉ tiêuĐơn vị Số lượng (Trang 21)
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của xã Thịnh Lộc - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 2 Tình hình dân số và lao động của xã Thịnh Lộc (Trang 21)
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất nơng ngiệp tại xã Thịnh Lộc 2010-2012 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3 Hiện trạng sử dụng đất nơng ngiệp tại xã Thịnh Lộc 2010-2012 (Trang 25)
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất nông ngiệp tại xã Thịnh Lộc 2010-2012 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3 Hiện trạng sử dụng đất nông ngiệp tại xã Thịnh Lộc 2010-2012 (Trang 25)
Bảng 4: Diện tích, năng suất một số cây trồng chính  trên đất hằng năm 2010-2012 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 4 Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất hằng năm 2010-2012 (Trang 26)
Bảng 5: Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất lâu năm 2010-2012 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 5 Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất lâu năm 2010-2012 (Trang 27)
Bảng 5: Diện tích, năng suất một số cây trồng chính  trên đất lâu năm 2010-2012 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 5 Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất lâu năm 2010-2012 (Trang 27)
Qua bảng số liệu và những phân tích trên ta thấy hàng năm lượng chi phí mà nơng dân phải bỏ ra trong sản xuất khá cao (khoảng 914,72 nghìn  đờng/sào) - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
ua bảng số liệu và những phân tích trên ta thấy hàng năm lượng chi phí mà nơng dân phải bỏ ra trong sản xuất khá cao (khoảng 914,72 nghìn đờng/sào) (Trang 29)
Bảng 6: Chi phí đầu tư sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2012 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 6 Chi phí đầu tư sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2012 (Trang 29)
Bảng 8: Chi phí sản xuất lạc các hộ điều tra - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 8 Chi phí sản xuất lạc các hộ điều tra (Trang 31)
Bảng 9: Hiệu quả sản xuất lạc các hộ điều tra - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 9 Hiệu quả sản xuất lạc các hộ điều tra (Trang 32)
Bảng 9: Hiệu quả sản xuất lạc các hộ điều tra - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã thịnh lộc, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 9 Hiệu quả sản xuất lạc các hộ điều tra (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w