1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BTL tâm lý hk tội phạm

8 30 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 36,78 KB

Nội dung

Tình trạng trên luôn đặt ra câu hỏi: Tội phạm bắt nguồn từ đâu? Tại sao lại gia tăng? Động cơ nào – nguyên nhân thúc đẩy con người phạm tội mà không sợ sự trừng phạt của pháp luật, của xã hội loại người? Nghiên cứu động cơ phạm tội là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong cả công tác phòng chống cũng như việc bắt, xét xử tội phạm. Vì vậy, em xin chọn đề tài “Động cơ phạm tội: lý luận và thực tiễn” cho bài tập này của mình. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ PHẠM TỘI 1. Khái niệm động cơ

Trang 1

MỞ ĐẦU

Tội phạm luôn là một vấn đề nhức nhối và được quan tâm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới Việc phát triển đất nước cũng không tránh khỏi việc phát triển của tội phạm đất nước càng phát triển tình hình tội phạm sẽ ngày càng gia tang nếu không có những giải pháp đúng đắn

đề ngăn chặn

Tình trạng trên luôn đặt ra câu hỏi: Tội phạm bắt nguồn từ đâu? Tại sao lại gia tăng? Động cơ nào – nguyên nhân thúc đẩy con người phạm tội mà không

sợ sự trừng phạt của pháp luật, của xã hội loại người? Nghiên cứu động cơ phạm tội là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn

to lớn trong cả công tác phòng chống cũng như việc bắt, xét xử tội phạm Vì vậy, em xin chọn đề tài “Động cơ phạm tội: lý luận và thực tiễn” cho bài tập này của mình

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ PHẠM TỘI

1 Khái niệm động cơ

Trong tâm lý học có rất nhiều quan niệm khác nhau về động cơ hoạt động của con người, song điểm chung thống nhất trong cách nhìn nhận về hiện tượng tâm lí này là xem động cơ là sự định hướng, kích thích, thúc đẩy và duy trì hành vi, hoạt động của con người Việc nghiên cứu về động cơ liên quan đến nhiều mặt của đời sống con người mà được thể hiện trong hoạt động như lao động, ứng xử trong các mối quan hệ, trong các hoạt động chủ đạo của con người …

Trang 2

Cách tiếp cận mang tính nhân văn với động cơ của Maslow (nhà tâm lý học Mỹ), ông đã đưa ra nhưng lý thuyết khác nhau về các nhu cầu: nhu cầu sinh lý, nhu cầu về an toàn hoặc an ninh, những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhân (tình yêu và sự chấp nhận), nhu cầu được tôn trọng lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một các nhân hướng dến cuộc sống lành mạnh và có ích

cả thể chất lẫn tinh thần Vậy theo Maslow thì động cơ được hiểu như là nhu cầu, động cơ cũng mang tính thứ bậc, có cả động cơ thuần tuý sinh học và động cơ mang tính văn hoá – xã hội – tính người…

Theo Leonchive (nhà tâm lý học Xô Viết) động cơ chỉ xuất hiện trong hoạt động và nó nằm trong bản thân của khách thể hoạt động.Hoạt động luôn hướng vào động cơ (nằm trong đối tượng), đó là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động Mục đích chung là động cơ được cụ thể bằng những mục đích cụ thể, mục đích bộ phận mà từng hoạt động hướng vào

Trên cơ sở phân tích các quan niệm khác nhau về động cơ, ta có thể rút ra được khái niệm chung đó là: Động cơ là yếu tố tâm lí phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, nó định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động của chủ thể nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó

2 Khái niệm động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội là Động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý Trong một số ít trường hợp động cơ phạm tội được quy định là dấu hiệu cua cấu thành tội phạm cơ bản, cho phép phân biệt tội phạm với không phải là tội phạm Trong nhiều trường hợp khác, động

cơ phạm tội được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt trong các cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ như

Trang 3

động cơ đê hèn được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội giết người

Nói đến động cơ và hoạt động thì không thể bỏ qua hành vi của con người Hành vi là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới hình thức cụ thể hóa nhằm đạt được những mục đích có chủ định

và mong muốn Quá trình thực hiện tội phạm cũng là một hoạt động của kẻ phạm tội mà ở đó động cơ thúc đẩy được gọi là động cơ phạm tội Hành vi phạm tội ở đây được hiểu là mặt khách quan và chủ quan thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm Trong mặt khách quan của tội phạm hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản Không thể nói đến hậu quả của tội phạm cũng như những biểu hiện khách quan khác như công cụ, phương tiện phạm tội, địa điểm, thời gian khi không có hành vi khách quan, những biểu hiện về mặt chủ quan là lỗi, mục đích, động cơ phạm tội luôn gắn với hành vi khách quan Hành vi phạm tội được biểu hiện là hành vi có lỗi, là thể thống nhất giữa hành vi khách quan và mặt chủ quan Việc thực hiện hành vi phạm tội này trở thành tội phạm Như vậy, động cơ có phạm tội thuộc mặt chủ quan của hành

vi, thúc đẩy hoạt động phạm tội đạt mục đích Thực tế cho thấy, hành vi phạm tội diễn ra đa dạng và phức tạp Hành vi phạm tội là hoạt động tâm lý của người phạm tội, thể hiện trong thực tiễn khách quan Và khi thực hiện hành vi phạm tội thì bao giờ cũng có sự tham gia của nhận thức, cảm xúc, ý chí và nhu cầu của người phạm tội Nhận thức giúp con người xác định được mục tiêu cần hướng tới, cảm xúc làm cho họ gắn với mục tiêu hơn, ý chí giúp

họ vượt qua khó khăn trong trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, còn nhu cầu là nguồn gốc bên trong tạo thành động cơ thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội Hành vi phạm tội là kết quả tác động của cá nhân người phạm tội với môi trường, hay nói cách khác khi nói đến nguyên nhân dẫn người phạm tội thực hiện tội phạm là nói đến nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan

Trang 4

Động cơ là cái thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu hoặc đạt tới một mục đích nào đó Cá nhân thực hiện hành vi phạm tội bao giờ cũng có động cơ nhất định thúc đẩy Không có động cơ tâm lý thúc đẩy thì không thể có hành vi phạm tội

Ví dụ: Tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy

định về Tội giết người, động cơ phạm tội của tội phạm trong tội này chinh là yếu tố vật chất Yếu tố vật chất thúc đẩy hành vi của họ từ bên trong dẫn tới mục đích phạm tội giết người ra bên ngoài Cũng có thể họ giết người nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình, đây là nguyên nhân chủ quan dẫn tới hành động giết người

II NGUỒN GỐC CỦA ĐỘNG CƠ PHẠM TỘI

động cơ là yếu tố bên trong thúc đẩy hành vi phạm tội Yếu tố bên trong

ấy có thể hiểu chính là nguyên nhân của hành vi phạm tội hay là khuynh hướng chống xã hội Như vậy, ta thấy rằng động cơ phạm tội hay khuynh hướng chống xã hội không phải là bẩm sinh, nó không phải sinh ra đã có ở con người Khuynh hướng ấy là xu hướng, là quan điểm – và nó là một vấn

đề của nhân cách con người, là nhân cách con người Song quan điểm ấy là quan điểm sai lệch, chống lại xã hội, không tuân thủ các quy định của nhà nước, pháp luật, vi phạm hệ thống giá trị, đạo đức nghiêm trọng của xã hội

Sự hình thanh nhân cách sai lệch này không đơn thuần do yếu tố sinh học chi phối mà là sự tổng hợp của nhiều yéu tố ảnh hưởng như nhận thức, giáo dục,

hệ thống giá trị xã hội, văn hoá, điều kiện về kinh tế xã hội và đặc biệt là sự

nỗ lực trong các mối quan hệ của chính cá nhân ấy Mỗi con người sinh ra đều bình đẳng và thừa hưởng những giá trị, tiền đề về mặt sinh học như nhau Song nhân cách mỗi người khác nhau chính là do yếu tố chủ chốt là sự giáo dục tới cá nhân ấy

Trang 5

Mặt khác như C.Mác nói: “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, có nghĩa rằng con người ấy chỉ thực sự là con người khi sống và hoạt động trong cách mối quan hệ xã hội Bản chất con người cũng nằm trong đó, được thể hiện ra thông qua hoạt động Những cá nhân sống ỷ lại, không tích cực, chủ động tham gia các hoạt động lao động, học tập, rèn luyện sẽ không trở thành một cá nhân tốt, một nhân cách tốt và như thế sẽ có xu hướng lệch chuẩn, chống đối xã hội

Như vậy sự kết hợp yếu tố sinh học giáo dục trong các môi trường và

sự tích cực chủ động của các cá nhân tạo nên nhân cách, quan điểm sống của

cá nhân Với một cá nhân không được giáo dục đầy đủ, sống trong môi trường có nhiều khiếm khuyết, cũng như chủ nghĩa cá nhân phát triển cao, ỷ lại, lười biếng sẽ làm nảy sinh, hình thành ở họ những tư tưởng không phù hợp với chuẩn mực, giá trị xã hội, đi ngược lại, chống lại xã hội

III THỰC TIỄN ÁP DỤNG VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ PHẠM TỘI CỦA TỘI PHẠM KINH TẾ Ở NƯỚC TA

Tội phạm kinh tế là tội phạm có liên quan đến linh vực kinh tế, chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường Quốc tế hoá nền kinh tế thế giới mang lại nhiều mặt tích cực cho đời sống con người và xã hội, song một hệ quả song song với nó là những vấn đề tiêu cực, bấp bênh của nền kinh tế, sự phân biệt giàu nghèo, sự không thích ứng kịp của con người… Làm cho cuộc sống của nhiều người mất đi sự an toàn, bị đe doạ Tội phạm kinh tế liên quan đến những tội cụ thể như: buôn lậu, tham nhũng, kinh doanh trái phép, làm, bán hàng giả, trốn thuế… Tội phạm tham nhũng và buôn lậu cấu kết chặt chẽ tạo điều kiện giúp đỡ nhau Đã có rất nhiều vụ án lớn, thiệt hại hàng tỷ đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân Địa bàn hoạt động của tội phạm ngày càng được mở rộng.Điều đó thúc đẩy việc phòng chống tội phạm

Trang 6

kinh tế ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt trong nền kinh tế quốc tế hoá, đang thực hiên sự chuyển đổi cơ cấu, tài chính

Tình hình trên đặt ra cho chúng ta 1 câu hỏi điều gì thúc đẩy con người phạm vào tội phạm kinh tế Đó là những động cơ sau: Về mặt kinh tế – xã hội, ta thấy những khó khăn kinh tế tác động trực tiếp vào đời sống mỗi gia đình, người dân, cán bộ, Đảng viên làm suy giảm mức sống về cả vật chất lẫn tinh thần, theo đó mà sự sa sút tinh thần làm nảy sinh dễ dàng những yếu tố tâm lý, tình cảm tiêu cực, tính vị kỷ, sự tha hoá trong lối sống, buông lỏng trong công tác giáo dục rèn luyện… Bản năng sinh tồn trỗi dậy, con người có

xu hướng co vào sự chăm chút cho cá nhân, gia đình mình, thoả mãn nhu cầu của mình, quên đi quyền lợi của nhiều người khác Đây chính là động lực thúc đẩy những hành vi sai trái như bòn rút của công, chiếm đoạt của công, buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng…

Mặt khác ta cũng thấy những khó khăn trong điều kiện kinh tế thị trường tác động tiêu cực vào việc thực hiện các chính sách xã hội về giáo dục, bảo hiểm, đào tạo, đặc biệt là sự thiếu công bằng về quyền lợi của mọi người Hơn nữa cơ chế thị trường nền kinh tế mới làm nảy sinh ở con người nhiều nhu cầu cả vật chất và tinh thần cao hơn, bản thân những chính sách xã hội chứa đựng nhiều bất cập… Đó là điều kiện thuận lợi cho sự nảy sinh tội phạm nói chung và tội phạm kinh tế nói riêng Sự khủng hoảng kinh tế xã hội

để lại những hậu quả xấu cho các nền kinh tế, đến hoạt động chung của nền kinh tế Thêm vào đó, ở nước ta có các cơ chế kinh tế thị trường, nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đòi hỏi đội ngũ tham gia vào hoạt động này phải

có trình độ đáp ứng được, Sự nhận thức thấp trong điều kiện khó khăn như thế chắc hẳn sẽ làm cho các doanh nghiệp không tồn tại được, vì sự tồn tại và phát triển của mình, họ vẫn sẵn sàng thực hiện hành vi trái pháp luật, tiêu cực làm gia tăng tội phạm

Trang 7

Ngoài những tác động đến con người từ nên kinh tế xã hội làm nảy sinh động cơ thúc đẩy phạm tội kinh tế, còn có những tác động tiêu cực từ chính

cơ chế quản lý, công tác tổ chức cán bộ Ta thấy rằng có những nguyên nhân của tội phạm về kinh tế và các hành vi vi phạm pháp luật khác nằm ngay trong cơ chế quản lý Theo cơ chế quản lý cũ, gắn liền tuyệt đối hoá sở hữu nhà nước nảy sinh những hiện tượng quan liêu, là điều kiện lợi dụng tài sản nhà nước, thoả mãn mục đích tư lợi, các đặc quyền đặc lợi xâm phạm tài sản quốc gia Cơ chế quản lý ấy là nguồn gốc của những động cơ, mục đích hám lợi, xâm phạm tài sản… thúc đẩy hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước, tham nhũng… Sự yếu kém về trình độ năng lực quản lý, thiếu kiến thức kinh tế hoặc thiếu các phẩm chất đạo đức cần thiết của người lãnh đạo… Thêm nữa việc xử lý sai phạm của cán bộ chưa nghiêm, không có tác dụng ngăn ngừa nên trở thành những động cơ của hành vi phạm tội về kinh tế

Một động cơ khác của tội phạm kinh tế không thể không kể đến có liên quan đến điều kiện về tâm lý xã hội Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao nên nhu cầu cũng theo đó phát triển Khi sự nhận thức sai lệch về con đường cách thức thoả mãn nhu cầu dẫn đến thực hiện các hành vi sẽ sai trái, vi phạm pháp luật và nảy sinh tội phạm Cái thúc đẩy con người thực hiện hành vi phạm tội là cái bên trong, thuộc về tâm lý con người như tính vị kỷ, tham lam, khát vọng làm giàu vô điều kiện, ý thức coi thường pháp luật… Thêm một động cơ rằng khi con người tìm thấy, nhìn thấy những điều kiên thuận lợi, những sơ hở của pháp luật có thể đem lại lợi ích cho mình, họ cũng sẽ nảy sinh lòng ham muốn thúc đẩy họ thực hiện hành vi phạm tội Bởi vậy chính sách pháp luật, sự hạn chế của cơ quan điều tra, thi hành pháp luật cũng có thể làm nảy sinh tội phạm

KẾT LUẬN

Việc làm rõ được động cơ phạm tội có ý nghĩa thiết thực đối với vấn đề ngăn chặn cũng như cải tạo người phạm tội Song để hiểu một cách chính xác về

Trang 8

động cơ phạm tội hay là nguyên nhân thúc đẩy hành vi phạm tội còn rất nhiều tranh cãi Khi làm rõ đựơc động cơ phạm tội thì giúp ta hiểu rõ: Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, dự báo được khả năng tái phạm tội của tội phạm, xác định được khung hình phạt hoặc tăng nặng hoặc giảm nhẹ tội, trong quá trình truy bắt, giúp cán bộ điều tra, truy bắt định hướng được hành động, vạch kế hoạch và tránh được phần nào rủi ro, nguy hiểm…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 http://hinhsu.luatviet.co/dong-co-pham-toi-cua-toi

2 Nguyễn Văn Hải- các tội phạm về tham nhũng trong luật hình sự việt nam -luận văn thạc sĩ

3 https://vi.wikipedia.org

4.http://hinhsu.luatviet.co/dong-co-pham-toi-cua-toi

pham/n20161028120822126.html

Ngày đăng: 20/06/2019, 09:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w