Với tư cách là cơ quan chấp hành của HĐND, UBND cấp xã có vai trò quantrọng trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đờisống xã hội ở địa phương bằng ph
Trang 1MỤC LỤ
CHƯƠNG I 12
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN 12
1.1 Khái quát về Uỷ ban nhân dân cấp xã 12
Khái niệm, đặc điểm của Uỷ ban nhân dân cấp xã 12
1.1.2 Vị trí, tính chất pháp lý và vai trò của Uỷ ban nhân dân cấp xã 14
1.2 Khái quát về chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã 18
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã 18
1.2.2 Vị trí vai trò của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã 19
1.3 Mối quan hệ của Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã và tập thể uỷ ban nhân dân cấp xã 19
CHƯƠNG II 21
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 21
2.1 Những quy định chung về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã 21
2.1.1 Tiêu chuẩn Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã 21
2.1.2 Quy trình (thủ tục) bầu cử chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã 22
2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã 25
2.2.1 Trong lảnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân 27
2.2.2 Trong các phiên họp củ Uỷ ban nhân dân 28
2.2.3 Giải quyết công việc của Uỷ ban nhân dân 29
2.2.4 Trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân 29
2.3 Hoạt động của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã 29
2.4 Một số chế dộ chính sách áp dụng đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã 32
2.5Thực tiễn về thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã 36
2.5.1 Trong quy định của pháp luật 36
2.5.2 Trong thực tiễn hoạt động 36
2.6 Một số giải để phát huy vai trò của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã 36
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở cấp gần nhất và là nơi diễn
ra mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội của tầng lớp nhân dân Uỷban nhân dân (UBND) cấp xã là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có
vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị nước ta Là cầu nối để
tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nướcđến nhân dân và đảm bảo đi vào cuộc sống của nhân dân Hoạt động củaUBND xã ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của chủ trương, chính sách củaĐảng và pháp luật của nhà nước, có ý nghĩa vô cùng to lớn với việc cũng cố sựphát triển bền vững của xã hội, đảm bảo dân chủ và nâng cao đời sống của nhândân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi rõ: Cấp xã là cấp gần dân nhất, là nền tảngcủa hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi
Tuy nhiên, cùng với việc phân ra ba cấp ở địa phương như hiện nay (tỉnh,huyện, xã) thì có thể thấy cấp xã là cấp chịu nhiều thiệt thòi và đang tồn tạinhiều yếu kém nhất Thứ nhất, cấp xã là cấp thấp nhất thực hiện quản lý tươngđối toàn diện nhưng lại có bộ máy đơn giản nhất Thứ hai, là cấp có cán bộ lãnhđạo không chuyên môn và ít được đào tạo nhất Thứ ba, là cấp có trình độ vănhoá, trình độ lý luận và chuyên môn thấp nhất,… Những yếu kém nêu trên đanggây khó khăn và làm hạn chế không nhỏ đến hiệu quả quản lý của nhà nước tahiện nay
Từ đó cho thấy, hoạt động của UBND cấp xã có ảnh hưởng rất lớn đến côngtác quản lý hành chính nhà nước mà đặc biệt phải kể đến vai trò của người lãnhđạo Nói đến tổ chức phải nói đến người lãnh đạo Như V.I.Lê-nin đã từng nhấnmạnh rằng “Không có bộ máy nhà nước, chúng ta sẽ tiêu vong và không làmcho bộ máy nhà nước hoạt động ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn thì chúng tacũng sẽ tiêu vong trước khi xây dựng được cơ sở của chủ nghĩa xã hội” Nhưvậy, tổ chức bộ máy nhà nước và việc củng cố hoàn thiện bộ máy nhà nước saocho ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn là vấn đề vô cùng quan trọng đối với nhànước hiện nay mà trách nhiệm đó trước hết thuộc về người lãnh đạo đầy đủ bảnlĩnh và tận tâm để đưa hoạt động của UBND ngày một đi lên và vào một nề nếpnhất định, đó là vai trò hết sức quan trọng của Chủ tịch UBND cần phải đặc biệtquan tâm Nhưng song song vào đó là những vấn đề về việc áp dụng thẩmquyền của Chủ tịch UBND cấp xã vào thực trạng hoạt động của UBND Vì theo
tư tưởng Hồ Chí Minh: “Cán bộ là tiền vốn của đoàn thề, cán bộ la nguồn gốccủa cách mạng Có cán bộ tốt thì việc gì cũng thành công Muốn việc thànhcông hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Thấy được tầm quan trọng đó,nên người viết đã tìm hiểu nghiên cứu sâu hơn về đề tài: Thẩm quyền của Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp xã Lý luận và thực tiễn, để hiểu hơn về vị trí, vai tròcũng như những hoạt động liên quan đến người lãnh đạo – Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp xã Và cũng để tìm ra mặt tích cực cũng như những hạn chế trong
Trang 3hoạt động của Chủ tịch UBND, xem xét lại những quy định của pháp luật đặt ra
có hợp lý hay chưa Chủ tịch UBND có thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạnđược giao không, có khó khăn mâu thuẫn gì, từ đó đề ra những giải pháp đểkhắc phục hoàn thiện hơn
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài hướng tới mục đích muốn tìm hiểu rõ hơn về những quy định của phápluật liên quan đến Chủ tịch UBND cấp xã và thực tiễn áp dụng những quy định
đó, cũng như hiểu và đánh giá được vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của Chủtịch UBND nhân dân trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Đồng thời,thông qua quá trình nghiên cứu có thể vận dụng các kiến thức đã học để phântích, đánh giá về các hoạt động quản lý của Chủ tịch UBND đang diễn ra trongthực tế, phát hiện được những sai lầm, yếu kém đang tồn tại Qua đó, đưa ra các
ý kiến đề xuất giải pháp để khắc phục những bất cập đang tồn tại nhằm pháthuy hơn vai trò của Chủ tịch UBND cấp xã Là một người học luật, người viếtmong muốn hoàn thiện thật tốt đề tài này để tìm hiểu nhiều hơn về chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp xã Trên cơ sở đó, kiến nghị,hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành và chấp hành thật tốt
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Vị trí, vai trò của Chủ tịch UBND được thể hiện ở rất nhiều mặt nhưng do thờigian có hạn và vốn hiểu còn hạn chế nên trong giới hạn của tiểu luận tốt nghiệpnày, người viết chỉ tập chung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề về Chủ tịchUBND cấp xã như: khía niệm, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như các tiêuchuẩn, trình tự thủ tục bầu và những hoạt động chính của Chủ tịch UBND cấp
xã Qua đó nêu lên thực trạng một số đề xuất nhằm nâng cao vai trò của Chủtịch UBND cấp xã trong giai đoạn hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là vận dụng các quy định của pháp luật hiệnhành, từ đó so sánh đối chiếu với các quy định có liên quan đến chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã mà e thu nhậpđược để từ đó có những đánh giá, phân tích làm rõ nội dung đề tài Đồng thớiđứng trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm Tư tưởng Hồ ChíMinh để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu
5 Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài“ Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã Lý luận
và thực tiễn” ngoài lới nói đầu, kết luận, nội dung của đề tài được kết cấu thành
2 chương:
Chương 1 Những vấn đề lý luận chung về Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ bannhân dân
Trang 4Chương 2 Quy định của pháp luật về thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhândân cấp xã.
Trang 5CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
1.1 Khái quát về Uỷ ban nhân dân cấp xã.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
1.1.1.1 Khái niệm
Uỷ ban nhân dân xã là cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sớ, tổ chức và hoạtđộng theo nguyên tác tập trung dân chủ, hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập thể, cánhân phụ trách, gần dân và sát sao đời sống của quần chúng nhân dân
Uỷ ban nhân dân cấp xã là chính quyền hành chính cấp xã, thị trấn, phường Uỷban nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần dân nhất ở ViệtNam Uỷ ban nhân dân cấp xã có từ 4 đến 5 thành viên, gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủtịch, 1 uỷ viên quân sự và 1 uỷ viên công an Người đứng đầu Uỷ ban nhân dân cấp
xã là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân do Hội đồng Nhân dân của xã, thị trấn hay phường
đó bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín Thông thường Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
xã, thị trấn hay phường sẽ đồng thời là một Phó Bí thư của xã, thị trấn hay phường
đó
Như vậy: Uỷ ban nhân dân cấp xã là cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương có thẩm quyền chung, hoạt động với tư cách: Cơ quan chấp hành của Hộiđồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Uỷ ban nhândân cấp xã chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã Là cơ quan hành chínhnhà nước địa phương: Uỷ cấp xã có nhiệm vụ triển khai thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, quản lý các lĩnh vựccủa đời sống xã hội vào dân cư trên địa bàn UBND cấp xã chính là đầu mối giảiquyết các công việc thường ngày của nhân dân, là cầu nối truyền tải mọi chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống.Vì vậy ma hiệu quả hoạtđộng của UBND cấp xã càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xâydựng và đổi mới đất nước, nâng cao đời sống nhân dân
1.1.1.2 Đặc điểm của Uỷ ban nhân dân cấp xã
Thứ nhất, là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân cùng cấp Ngay từ khi
thành lập nước Xét về mặt tổ chức, thì chính quyền cấp xã bao gồm Hội đồng nhândân và Uỷ ban nhân dân cấp xã Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hộiđồng nhân dân và Uỷ ban hân dân quản lý địa phương theo Hiến pháp, luật và các vănbản cơ quan nhà nước cấp trên Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyềnhạn theo qui định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất củaTrung ương, đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo của địa phương
Thứ hai, là cơ quan hành chính cấp xã Đây là cơ quan hành chính của các địaphương cấp xã Ủy ban nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần
Trang 6dân nhất ở Việt Nam Ủy ban nhân dân cấp xã có từ 4 đến 5 thành viên, gồm Chủ tịch,
2 Phó Chủ tịch, 1 ủy viên quân sự và 1 ủy viên công an
Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Trên danhnghĩa, vị trí này do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.Thông thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ đồng thời là Phó Bí thư Đảng ủycấp xã Ủy ban nhân dân cấp xã hoạt động theo hình thức chuyên trách và khôngchuyên trách
Thứ ba, đây là cấp cơ sở, cấp gần dân nhất, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, ở
ngay trong dân Chính quyền Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết công việctiếp xúc với dân hơn so với chính quyền cơ sở Những vấn đề thuộc phạm vi, thẩmquyền, chức năng của mình, Uỷ ban nhân dân cấp xã giải quyết trực tiếp liên quan đếnsinh hoạt hàng ngày của người dân Công việc hàng ngày của chính quyền là công việccủa dân và công việc của dân cũng chính là công việc của chính quyền Cán bộ hàngngày trực tiếp gắn bó, làm việc với dân, có điều kiện bám sát dân, thấu hiểu dân Mặtkhác do cán bộ chính quyền cấp xã hầu hết là người địa phương, hàng ngày sinh hoạtcùng người dân trong mối quan hệ gia tộc, hàng xóm với những ràng buộc về truyềnthống, phong tục, tập quán Sự hiểu biết quá rõ này gây bất lợi nhất định khi thực thicông vụ, khiến cho mối quan hệ công tư dễ lẫn lộn Cấp xã là nơi diễn ra mọi hoạtđộng đời sống gắn liền mật thiết với những lợi ích, nhu cầu thường gặp của quầnchúng Hoạt động quản lí của Uỷ ban nhân dân cấp xã đụng chạm đến mọi mặt thiếtyếu, bức xúc nhất của đời thường Nó động chạm đến những nhu cầu, đòi hỏi rất tốithiểu trong cuộc sống như vệ sinh cống rãnh, vệ sinh chăn nuôi, trật tự nơi công cộng,tranh chấp tường rào hàng xóm láng ghiềng gây mất đoàn kết trong dân cư
Thứ tư, đây là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Cuộc sống của cộng đồng dân cư
cấp xã với hàng trăm hộ gia đình là cả một tập thể lớn đa dạng, phức tạp về biết baochuyện về việc làm, mưu sinh, về tồn tại phát triển từ kinh tế, sản xuất đến an ninh trật
tự, tâm lí, đạo đức, văn hoá,…và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết Do đó,đây cũng là nơi phát sinh từ thực tế để biết những kinh nghiệm có thể tổng kết để kháiquát thành lí luận, để điểu chỉnh, bổ sung và đổi mới đường lối chính sách do thườngxuyên phải giải quyết tình huống xảy ra
Thứ năm, đây là cơ sở xã hội của chính trị, là cơ sở của thể chế nhà nước, của
chế độ chính trị Cấp xã là cấp thấp nhất ctrong phân cấp quản lý nhưng không cónghĩa là cấp ít quan trọng nhất Không có cơ sở nền tảng thì không bao giờ hình thànhnên toàn xã hội Nền móng có vững thì toà nhà mới mạnh Cấp xã là tầng sâu nhất trênphương diện hiện thực hoá, thực tiễn hoá, những đường lối, quan điểm, tư tưởng chiếnlược phát triển được vạch ra từ cấp vĩ mô, đầu não Đường lối, nghị quyết, chính sách,pháp luật muốn đi vào cuộc sống phải thông qua cơ sở, phải thực hiện ở cơ sở thànhphong trào hành động của dân chúng, bằng sáng kiến, nổ lực và tính chủ động mọingười dân Như vậy, cấp xã có thể nói là đại chỉ cần phải tới và là mục đích cần phảiđạt được của mọi hoạt động chỉ đạo chiến lược từ Trung ương đến địa phương
Trang 71.1.2 Vị trí, tính chất pháp lý và vai trò của Uỷ ban nhân dân cấp xã
1.1.2.1 Vị trí và tính chất pháp lý
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hộiđòng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm chấphành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hộiđồng nhân dân
Uỷ ban nhân dân có hai tư cách: là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quanhành chính cấp cơ sở
Với tư cách là cơ quan chấp hành của HĐND, UBND cấp xã có vai trò quantrọng trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đờisống xã hội ở địa phương bằng pháp luật, theo pháp luật Tổ chức và chỉ đạo việc thihành pháp luật, Nghị quyết của HĐND cùng cấp.Còn với tư cách là cơ quan hànhchính địa phương, UBND có vai trò trong việc quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đờisống kinh tế - xã hội ở địa phương mình
Trong lĩnh vực kinh tế: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng nămtrình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phêduyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địabàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và ngân sách phân bổ dự toán ngân sáchcấp mình; dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toánngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ bannhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp Tổ chức thực hiện ngân sách địaphương, phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhànước trên địa bàn xã và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại để phục vụ các nhu cầucông ích địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao
thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với các cơ quan hữu quan thu thuế ở địa phương theo quy định của pháp luật.Huy động sự góp vốn của các tổ chức, cá nhân trong việc đầu tư xây dựng các côngtrình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện Việc quản lýcác khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo sử dụngđúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật
Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư ngiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công
nghiệp: Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, đề án sử dụng tiến độ
khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷlợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê đều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phụchậu quả thiên tai, bão lụt Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trong địabàn Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các nghành, nghề truyền thống ởđịa phương Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của xã
Trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải: Quản lý, kiểm tra xây dựng, cấp
giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp
Trang 8luật Tổ chức bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và cơ sở
hạ tầng khác ở địa phương Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xâydựng đường xá, cầu, cống trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đườnggiao thông theo phân cấp
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ: Quản lý, sắp xếp chợ và các điểm buôn ban dịch vụ ở địa phương Quản lý các hoạt động dịch vụ, buôn bán nhỏ ở địa phương theo
quy định của pháp luật Phối hợp với các cơ quan hữu quan chống buôn lậu, trốn thuế,sản xuất và lưu hành hàng giả ở địa phương
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và thể dục thể thao: Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương Tổ chức xây đựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương Tổ chức quản
lý trạm y tế, tổ chức thực hiện các chương trình y tế cớ sở, dân số, kế hoạch hoá giađình được giao Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ đối với thương, bệnh binh, giađình liệt sĩ, gia đình có công với nước, thực hiện công tác cứu tế xã hội, hoạt động từ
thiện địa phương Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, quy hoạch quản lý nghĩa địa ở địa phương Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn thể; vận động
nhân dân xây đựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá…
Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội: Tổ chức huấn luyện
quân sự phổ thông: tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân Thực hiệncông tác nghĩa vụ quân sự tuyển quân theo kế hoạch; thực hiện nhiệm vụ hậu cần tạichỗ; thực hiện chính sách đối với các lực lượng vũ trang ở địa phương Thực hiện cácbiện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội Quản lý hộ khẩu, việc đăng kí tạmtrú, tạm vắng
Trong lĩnh vực thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo: Uỷ ban
nhân dân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẩn và bảo đảm các chinh sách dântộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tính ngưỡng, tôn giáo của nhân dân địa phươngtheo quy định của pháp luật
Trong lĩnh vực thi hành pháp luật: Tổ chức thực hiện, kiểm tra các văn bản do
chính UBND cấp xã, cơ quan nhà nước cấp trên và HĐND cùng cấp ban hành Tổchức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm páp luật và tranh chấp
nhỏ trong nhân dân Tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các tổ hoà giải, thanh tra nhân dân Tổ chức việc đăng kí hộ tịch, thực hiện công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thầm quyền Thực hiện các biện pháp bảo
vệ tài sản của Nhà nước; bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, tài sản, các quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức
năng trong công việc thi hành án theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thi hànhpháp luật trên địa bàn Quyết định xử lý quy phạm hành chính theo quy định của phápluật
Trang 9Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính: Tổ chức và
thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy
định của pháp luật Lập hồ sơ về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính; quản
lý hồ sơ, mốc và bản đồ địa giới hành chính của địa phương
1.1.2.2 Vai trò của Uỷ ban nhân dân cấp xã
Trong lĩnh vực kinh tế:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; tổ chức thực hiện ngân sách địaphương và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu côngích ở địa phương;
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan thu thuế ở địa phương theo quy định của phápluật;
- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong việc đầu tư xây dựng các côngtrình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn;
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp :
- Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, đề án ứng dụng tiến bộ khoahọc, công nghệ để phát triển sản xuất
- Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đêđiều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt;
- Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn;
- Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địaphương;
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của xã;
Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải :
- Quản lý, kiểm tra việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân
cư nông thôn theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và cáccông trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương;
- Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường xá, cầu, cống trênđịa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phâncấp;
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ:
- Quản lý, sắp xếp chợ và các điểm buôn bán dịch vụ ở địa phương;
- Quản lý các hoạt động dịch vụ, buôn bán nhỏ ở địa phương theo quy định của phápluật;
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan chống buôn lậu, trốn thuế, sản xuất và lưu hànhhàng giả ở địa phương;
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và thể dục thể thao :
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương;
- Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trườngmầm non ở địa phương;
- Tổ chức và quản lý trạm y tế xã, tổ chức, thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số,
kế hoạch hoá gia đình được giao;
Trang 10- Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ đối với thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, giađình có công với nước; thực hiện công tác cứu tế xã hội, hoạt động từ thiện ở địaphương;
- Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, quy hoạch quản lý nghĩa địa ở địa phương;
- Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn thể; vận động nhân dân xây dựngnếp sống văn minh, gia đình văn hoá…
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội:
- Tổ chức huấn luyện quân sự phổ thông; tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòngtoàn dân;
- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; thực hiện nhiệm
vụ hậu cần tại chỗ; thực hiện chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địaphương;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, tạm vắng;
Trong lĩnh vực thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo :
- Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiệnchính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ởđịa phương theo quy định của pháp luật
Trong lĩnh vực thi hành pháp luật :
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản do chính UBND cấp xã, cơquan nhà nước cấp trên và HĐND cùng cấp ban hành;
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranhchấp nhỏ trong nhân dân;
- Tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các tổ hoà giải, thanh tra nhân dân;
- Tổ chức việc đăng ký hộ tịch, thực hiện công chứng, chứng thực theo quy định củapháp luật;
- Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩmquyền;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước; bảo vệ tính mạng, tự do, danh
dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;
- Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theoquy định của pháp luật; kiểm tra việc thi hành pháp luật trên địa bàn;
- Quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính:
- Tổ chức và thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theoquy định của pháp luật;
- Lập hồ sơ về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính; quản lý hồ sơ, mốc và bản đồđịa giới hành chính của địa phương
1.2 Khái quát về chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
1.2.1.1 Khái niệm:
Chủ tịch UBND cấp xã là người lãnh đạo UBND cấp xã, là người chịu tráchnhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ của mình và cùng với UBND chịu trách
Trang 11nhiệm về hoạt động của tập thể UBND trước HĐND cùng cấp và UBND huyện Vàthay mặt UBND xã trong tất cả các hoạt động hành chính cũng như các hoạt động nội
bộ xã Chúng ta có thể hiểu: Chủ tịch xã là người lãnh đạo đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước cấp cơ sở (cấp xã) do dân bầu ra có nhiệm vụ quản lý hành chính tại địa bàn xã, làm cho chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa bàn xã được hiện thực hoá trong đời sống của nhân dân.
Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luậtkhác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tàisản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, cácquyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cưtrên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
3 Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc vàngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
4 Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy địnhcủa pháp luật;
5 Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạntrong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
6 Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụngcác biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiêntai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của phápluật;
7 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền
1.2.2 Vị trí vai trò của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
1.2.2.1 Vị trí và tính chất pháp lý của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
Lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, các thành viên UBND xã; lãnhđạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp,pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của HĐND và UBND xã; thựchiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh,phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu,
Trang 12tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo
hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản; thực hiện các biện pháp quản lý dân
cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật; quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quảcông sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy địnhcủa pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theoquy định của pháp luật; ủy quyền cho phó chủ tịch UBND xã thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của chủ tịch UBND; chỉ đạo thực hiện các biệnpháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyếtcác công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật
tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền
1.2.2.2 Vai trò của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
Theo Điều 36 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, chủ tịch UBND
xã là người đứng đầu UBND xã về Lãnh đạo và điều hành công việc
1.3 Mối quan hệ của Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã và tập thể uỷ ban nhân dân cấp xã
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có nhiệm vụ chỉ đạo phân công công tác thuộc lĩnhvực của Uỷ ban nhân dân bao gồm:
Một là, tổ chức lãnh đạo, nghiên cứu kiểm tra, đối với công tác chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân trong việc thực hiện chính sách pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên,nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các quyết định của Uỷ ban nhân dân
Hai là, quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch uỷ ban nhân
dân cấp xã, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của tập thể Uỷ ban nhândân cấp xã
Ba là, áp dụng các biện pháp lề lối làm việc quản lí và đều hành bộ máy hành chính
hoạt động có hiệu quả Ngăn ngừa đấu tranh, chống biểu hiện tiêu cực trong cán bộcông chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền ở xã; tiếp dân xem xét và giải quyếtkiến nghị, khiếu nại tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật
Bốn là, giải quyết và trả lời các kiến nghị của đoàn thể nhân dân ở xã, trực tiếp quản
lý, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của pháp luật
Năm là, báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cấp xã và Uỷ ban nhân dân huyện;
triệu tập, chủ toạ phiên họp của Uỷ ban nhân dân; thực hiện việc bố trí, sử dung, khenthưởng, kỷ luật cán bộ, công chức theo sự phân cấp quản lý và có quyền đình chỉ hoặcbãi bỏ quy định trái pháp luật của trường lớp trong xã
Trang 13CHƯƠNG II QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
2.1 Những quy định chung về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
2.1.1 Tiêu chuẩn Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
1/ Cơ sở pháp lý
- Quyết định 04/2004/BNV của Bộ trưởng Bộ nội vụ về việc ban hành quy địnhtiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn
Căn cứ Quyết định số 04/2004/BNV, quy định tại Điều 3 về tiêu chuẩn chung như sau:
"Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
1 Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương.
2 Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tuỵ với dân Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ý thức kỷ luật trong công tác.
Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
3 Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lỗi của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.”
Và dựa vào khoản 4, Điều 8 quy định về Chủ tịch, phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân nhưsau:
4 Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:
+ Tuổi đời: Tuổi đời của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân
do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ + Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng, có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Với miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình
độ sơ cấp trở lên), nếu giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Ngành chuyên môn phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hình
Trang 14đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế.”
2.1.2 Quy trình (thủ tục) bầu cử chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
Thủ tục bầu thành viên UBND các cấp
Bước 1: Xin ý kiến trước khi HĐND bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các cấp
- Gửi văn bản xin ý kiến trước khi HĐND bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các cấp
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị:
+ Bộ Nội vụ kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có ý kiến về việc bầu Chủtịch, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh
+ Sở Nội vụ kiểm tra, báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh để có ý kiến về việc bầu Chủtịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện
+ Phòng Nôi vụ kiểm tra, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện để có ý kiến về việcbầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã
- Sau khi có ý kiến bằng văn bản của cấp có thẩm quyền nêu trên, Chủ tịch HĐNDtrình HĐND cùng cấp tiến hành việc bầu Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBND trìnhHĐND cùng cấp tiến hành việc bầu Phó Chủ tịch UBND
- Cơ quan Nội vụ quy định trên được mời tham dự phiên họp của HĐND bầu Chủ tịch,Phó Chủ tịch UBND
Bước 2: Bầu thành viên UBND
- Chủ tịch UBND do HĐND bầu theo giới thiệu của Chủ tịch HĐND
Chủ tịch UBND được bầu tại kỳ họp thứ nhất của HĐND phải là đại biểu HĐND.Chủ tịch UBND được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu HĐND
- Khi bầu thành viên UBND tại kỳ họp HĐND, nếu có đại biểu HĐND ứng cử hoặcgiới thiệu thêm người ứng cử ngoài danh sác đã được người có thẩm quyền giới thiệuthì Thường trực HĐND trình HĐND xem xét, quyết định, riêng tại kỳ họp thứ nhấtcủa mỗi khóa HĐND thì chủ tọa kỳ họp trình HĐND xem xét, quyết định
- Ban kiểm phiếu bầu thành viên UBND gồm: Trưởng ban, Thư ký và các ủy viên doHĐND bầu theo giới thiệu của Chủ tọa kỳ họp,
Đại biểu HĐND có quyền ứng cử, đề cử người tham gia Ban kiểm phiếu
- Thành viên UBND trúng cử khi có quá nửa tổng số đại biểu HĐND bỏ phiếu tánthành
Trang 15- Trong trường hợp bầu lần đầu nhưng không được quá nửa tổng số đại biểu HĐND bỏphiếu tán thành thì việc có bầu lại hay không bầu lại do Chủ tọa kỳ họp xin ý kiếnHĐND.
Bước 3: Gửi kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND để trình cấp có thẩm quyền
phê chuẩn
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND:
- Thường trực HĐND cấp tỉnh phải gửi hồ sơ kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịchUBND cùng cấp đến Bộ Nội vụ để thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ
- Thường trực HĐND cấp huyện phải gửi hồ sơ kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịchUBND cùng cấp đến Sở Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh
- Thường trực HĐND cấp xã phải gửi hồ sơ kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBNDcùng cấp đến Phòng Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch UBND cấp huyện
Bước 4: Thẩm định hồ sơ đề nghị phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch
UBND
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định:
- Bộ Nội vụ thẩm định hồ sơ đề nghị phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịchUBND cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét phê chuẩn
- Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ đề nghị phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịchUBND cấp huyện trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh để xem xét phê chuẩn
- Phòng Nội vụ thẩm định hồ sơ đề nghị phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịchUBND cấp xa4 trình Chủ tịch UBND cấp huyện để xem xét phê chuẩn
Bước 5: Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản thẩm định của cơ quannội vụ kèm theo hồ sơ đề nghị của Thường trực HĐND, Thủ tướng Chính phủ xemxét, phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện xem xét,phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp
Trường hợp không phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấphuyện phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu HĐND cấp dưới tổ chức bầulại chức danh không được phê chuẩn
Nghị định số 08/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11/01/2016 quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân
Điều 11 Bầu thành viên Ủy ban nhân dân
1 Báo cáo trước khi bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân