Cỏ mực hay còn gọi là cây cỏ nhọ nồi, một loài cây mọchoang dại có thể tìm gặp khắp nơi trong tự nhiên, vườn nhà,… Đây là một cây thuốcnam sử dụng thường xuyên trong các bài thuốc dân gi
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
TÓM TẮT iii
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2DANH SÁCH BẢNG
Trang 3DANH SÁCH HÌNH
Trang 4DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Trang 5CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước có hệ thực vật chúng rất đa dạng, nhiều loài cây cỏ mọchoang dại nhưng lại có giá trị cao, là nguồn dược liệu quý trong trị bệnh Trong đóphải nói đến cây cỏ mực Cỏ mực hay còn gọi là cây cỏ nhọ nồi, một loài cây mọchoang dại có thể tìm gặp khắp nơi trong tự nhiên, vườn nhà,… Đây là một cây thuốcnam sử dụng thường xuyên trong các bài thuốc dân gian để chữa các bệnh như chảymáu, đau răng, đau bụng, cảm, ho… Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học,con người đã nghiên cứu khả năng bảo vệ gan và trừ nọc độc rắn từ cây cỏ mực
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây Cỏ mực ở các nước như: Ân Độ,Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan, Banglades, Còn ở Việt Nam thì có rất ít công trìnhnghiên cứu
Từ những cơ sở trên, đề tài “Khảo sát đặc điểm hình thái giải phẫu và định tính hoạtchất comarin trên cây cỏ mực” được thực hiện
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu về đặc điểm hình thái, giải phẫu cơ quan dinh dưỡng của cây cỏ mực
(Eclipta prostrata L.) Đồng thời xác định bộ phận dùng của cây có sự hiện diện của
nhóm hoạt chất coumarin góp phần hoàn thiện việc tìm hiểu đặc điểm hình thái và giảiphẫu của cây cỏ mực cũng như bổ sung nguồn dược liệu có nhóm hoạt chất coumarintrong tự nhiên
Trang 6CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU2.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY CỎ MỰC
2.1.1 Vị trí phân loại
Cỏ mực hay còn có tên gọi khác: Cỏ nhọ nồi Cỏ mực, hạn liên thảo, lệ trường,phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày), nhả cha chát (Thái)
Tên khoa học: Eclipta prostrata (L.) hay [Eclipta alba (L.) Hassk.]
Theo DĐVN IV (2009), cây có vị trí phân loại như sau:
2.2 TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CỎ MỰC
2.2.1 Y học dân gian
2.2.1.1 Y học dân gian Việt Nam
Cỏ mực thường được dùng làm thuốc bổ máu, cầm máu bên trong và bên ngoài,chữa ho ra máu, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ ra máu, nôn ra máu, đái ramáu, bị thương chảy máu Còn dùng chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, lao phổi,
di mộng tinh, bệnh nấm ở da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa màbôi) và nhuộm tóc Ngoài ra, Cỏ mực còn dùng làm thuốc sát trùng chữa các vếtthương và vết loét ở gia súc
Bài thuốc Cỏ mực:
Thuốc cầm máu: Mỗi ngày 12 g Cỏ mực khô hoặc 30-50 g tươi, sắc uống Dùng
riêng hoặc phối hợp với ngó sen, lá trắc bá, bách hợp
Trang 7Chữa lị: Cỏ mực 10 g, rau sam 10 g, cỏ sữa lá to 10 g, lá nhót 10 g, búp ổi 10 g.
Dạng thuốc bột, thuốc hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10 g
Chữa ỉa chảy (do nhiểm khuẩn đường tiêu hóa): Cỏ mực 1 nắm, mã đề tươi 1-2
nắm, rau má 1 nắm Sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày
Chữa sốt xuất huyết: Cỏ mực tươi 30 g, rau má tươi 30 g, bông mã đề tươi (hoặc
cối xay, rễ cỏ tranh) 20 g Vắt lấy nước uống hoặc sắc uống Bài thuốc này cũng có thểdùng để phòng bệnh
Chữa các chứng đau sưng ở trẻ em và người lớn: Cỏ mực, rau diếp cá, lá xương
sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài, lá cải trời giã nát, thêm nước, vắt lấynước uống, bã dùng xoa, đắp chỗ sưng
Chữa trẻ em tưa lưỡi: Cỏ mực tươi 4 g, hẹ 2 g Hai vị rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy
nước cốt, hòa mật ong, trộn đều, chấm thuốc vào lưỡi, cách 2 giờ một lần
Ho do viêm họng hoặc viêm amidan cấp: Cỏ mực tươi 50 g, sắc uống mỗi ngày
một thang, trong 3 ngày
Chữa thấp khớp: Cỏ mực 16 g, rễ cỏ xước 16 g, hy thiêm 16 g, thổ phục linh 20 g,
ngải cứu 12 g, thương nhĩ tử 12 g Sao vàng, sắc đặc, ngày uống một thang, trong 7-10ngày liền
Chữa di mộng tinh: Cỏ mực sấy khô tán nhỏ, uống mỗi lần 8 g với nước cơm, hay
sắc 30 g uống
Chữa chảy máu kéo dài do nguyên nhân bệnh: Cỏ mực, đảng sâm, ô tặc cốt, mỗi
vị 16 g; hoàng kỳ, bạch truật, địa du, ngải cứu, trắc bá diệp, mỗi vị 12 g; đương quy 8
g, cam thảo 6 g Sắc uống ngày một thang
Chữa đáy ra máu do viêm nhiễm mãn tính đường tiết niệu: Cỏ mực 16 g; hoàng
bá, thục địa, quy bản, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12 g; tri mẫu, chi tử sao đen, mỗi vị 8 g Sắcuống ngày một thang
Chữa rong kinh: Cỏ mực 20 g, đảng sâm, ý dĩ, hoài sơn, mỗi vị 16 g, huyết dụ 6 g
bạch truật 12 g Sắc uống ngày một thang
Chữa phong tê thấp: Cỏ mực 100 g, vòi voi 300 g, củ bồ bồ 150 g, rễ nhàu 100 g.
Các vị tán nhỏ làm hoàn to bằng hạt tiêu Liều uống 20 hoàn, ngày 3 lần
Chữa lao phổi: Cỏ mực 12 g, đảng sâm 16 g, bạch truật, tử uyển, mỗi vị 12 g;
phục linh, bách hợp, mỗi vị 8 g; cam thảo, ngũ vị tử, bối mẫu, mỗi vị 6 g Sắc uốngngày một thang
Chữa viêm gan virus thể mạn tính tiến triển: Cỏ mực 12 g, mẫu lệ 16 g, kê huyết
đằng, sinh địa, mỗi vị 12 g, quy bản 10 g, uất kim, tam lăng, nga truật, chỉ xác, mỗi vị
8 g Sắc uống ngày một thang
Trang 8Chữa đáy ra máu kéo dài do bệnh toàn thân: Cỏ mực, đảng sâm, mỗi vị 16 g; hoài
sơn, bạch truật, thạch hộc, ngẫu tiết sao đen, thục địa, trắc bá diệp, ngải cứu, mỗi vị 12
g Sắc uống ngày một thang
Chữa bệnh bại liệt trẻ em giai đoạn khởi phát: Cỏ mực, cỏ tranh, bồ công anh,
cam thảo đất, liên kiều, mã đề, mỗi vị 10 g; ngân hoa 6 g Sắc uống ngày một thang
2.2.1.2 Y học dân gian thế giới
Cỏ mực đã được dùng rất phổ biến trong dân gian tại Ân Độ, Pakistan, Trung Hoa
và các quốc gia vùng Nam Á
Theo Karthikumar, S., Vigneswari, K and Jegatheesan, K.(2007):
Cỏ mực được dùng làm thuốc bổ và chữa ứ tắt trong các bệnh phì đại gan và lách,
và chữa một số bệnh về da Dịch ép cây được dùng phối hợp với một số chất thơm đểchữa vàng da xuất tiết Dịch ép lá cây được dùng cùng với mật ong để chữa sổ mũi ởtrẻ nhỏ Một chế phẩm làm từ dịch ép lá Cỏ mực đun nóng với dầu dừa hoặc dầu vừngđược dùng để bôi đầu làm tóc mọc dầy và đen Cây tươi có tác dụng giảm đau và thấmhút Nó được trộn với gôm để chữa đau răng và đắp với một ít dầu để trị nhức đầu Nócũng được đắp với dầu vừng để trị phù voi Cây cỏ mực được dùng làm chất nhuộm đểxăm hình Lá cỏ mực được dùng làm rau ăn ở Java, và làm gia vị ở một số vùng ÂnĐộ
Cỏ mực được gọi là Bhangra, bhringaraja, được dùng trong dân gian dưới nhiềudạng Cây tươi được dùng làm thuốc bổ chung, giúp giảm sưng gan và lá lách, trị bệnhngoài da, trị suyễn, khi dùng trị bệnh gan liều nước sắc sử dụng là 1 thìa cà phê hai lầnmỗi ngày; cây giã nát, trộn với dầu mè được dùng để đắp vào nơi hạch sưng, trị bệnhngoài da Lá dùng trị ho, nhức đầu, hói tóc, gan và lá lách sưng phù, vàng da
Eclipta prostrata, hay Mò hàn lian: Lá được cho là giúp mọc tóc Toàn cây làmchất chát cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da
Lá tươi được cho là có thể bảo vệ chân và tay nông gia chống lại sưng và nhiễm độckhi làm việc đồng-áng, tác dụng này theo Viện Y học Chiang-su là do ở thiophenetrong cây
Đông Y cổ truyền gọi cỏ mực là Hạn liên thảo (Han lian cao), hay Mặc hạn liên.(Nhật dược gọi là Kanrensò) dược liệu là toàn cây thu hái vào đầu mùa thu Cây mọchoang tại các vùng Giang Tây, Triết Giang, Quảng Đông, được cho là có vị ngọt/chua,tính mát; tác dụng vào các kinh mạch thuộc Can, Thận
Han lian cao có những tác dụng: Dưỡng và Bổ Âm-Can và Âm-Thận Được dùngtrị các chứng suy Âm Can và Âm Thận với các triệu chứng choáng váng, mắt mờ,chóng mặt, tóc bạc sớm; thường dùng phối hợp với Nữ trinh tử
Lương huyết và cầm máu (Chỉ huyết): trị các chứng Âm suy với các triệu chứngchảy máu do nhiệt tại huyết như ói ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, phân có máu,
Trang 9chảy máu tử cung và tiểu ra máu Để trị tiểu ra máu cỏ mực được dùng chung với Mã
đề (Xa tiền thảo = Che qian cao (Plantaginis)) và rễ cỏ tranh (Bạch mao căn = Bai maogen (Rhizoma Imperatae)); để trị phân có máu, dùng chung với Địa du = di yu (RadixSanguisorbae); để trị ói ra máu, dùng chung với Trắc bách diệp xấy khô = Ce bai ye(Cacumen Biotae)
2.2.2 Y học và hóa sinh học hiện đại
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Vũ Thiên (2008):
Cỏ mực có tác dụng cầm máu do làm tăng tổng lượng prothrombin trong máu,giống như cơ chế tác dụng của vitamin K Hoạt tính cầm máu của 1 g bột cỏ mực khôtương đương 1,33 mg vitamin K Khi dùng dài ngày, có tác dụng chống choáng phản
vệ, kháng histamin và giảm viêm Khác với các thuốc kháng histamin tổng hợp, Cỏmực không kháng được tác dụng của histamin liều cao, gây choáng và chết Có tácdụng ức chế các chủng vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch hầu,
Bacillus anthracis, Bacillus subtilis.
Các chế phẩm sirô và viên nén bào chế từ cao cỏ mực đã được áp dụng cho 500bệnh nhân và theo dõi kết quả điều trị tại bệnh viện và nhà hộ sinh cho thấy các tácdụng sau:
Cầm máu tốt và trong vài trường hợp cá biệt, tác dụng này của cỏ mực thể hiện rõrệt hơn cả tác dụng của vitamin K
Nâng cao tổng hợp lượng prothrombin máu rõ rệt trong các trường hợp suy gan.Chống viêm nhiễm trong các trường hợp cảm sốt, cúm, nhiễm khuẩn đường hôhấp thể cấp tính nhẹ và trung bình, mụn nhọt, viêm cơ
Để phòng nhiễm khuẩn sau khi mổ ổ bụng, mổ cắt ruột thừa, đặt vòng, nạo thai.Chóng làm lành các vết cắt, vết mổ trong các phẫu thuật, làm đóng giả mạc sớm
và tốt trong các trường hợp cắt amiđan, làm chóng khô và không tụ máu ở các vết mổ
ở bụng
Cao lỏng lá Cỏ mực đã được áp dụng để điều trị 70 bệnh nhân bị viêm âm đạo (23
người do tạp khuẩn, 26 do nấm, và 21 do Trichomonas) Trước khi áp dụng thuốc, thụt
âm đạo bằng nước chín Sau đó tẩm cao lỏng lá Cỏ mực vào một bấc, bội khắp diện
âm đạo Sau 6-8 giờ, bệnh nhân tự rút bấc ra Tỷ lệ bệnh nhân khỏi và đỡ đối với viêm
âm đạo do tạp khuẩn: 86,3%, đối với nấm: 73%, đối với Trichomonas: 61,9%
Bài thuốc có Cỏ mực và 7 thuốc khác đã được áp dụng để điều trị viêm âm đạo do
Trichomonas thể hư chứng, phối hợp với một bài thuốc khác dùng
ngoài Kết quả điều trị trên 68 bệnh nhân: khỏi 80,8 %, đỡ 11,7 %
Trên lâm sàng, đã dùng cao cầm máu bào chế từ Cỏ mực và 4 dược liệu khác thayhoàn toàn nước oxy già trong 697 ca cắt amidan, 3.162 ca nạo VA (sùi vòm họng) và
417 ca nhổ răng, không có tai biến nào
Trang 10Một bài thuốc cầm máu gồm Cỏ mực và cóc kèn đã được nghiên cứu dược lý và
áp dụng trên lâm sàng về dược lý, bài thuốc có độc tính thấp, không ảnh hưởng trêntim, huyết áp và hô hấp, làm gia tăng sự bền vững của thành mạch, làm tăng số lượngtiểu cầu trong máu thỏ, làm giảm thời gian máu đông và rút ngắn thời gian máu chảy.Trên lâm sàng, thuốc không gây các phản ứng phụ, không có hiện tượng dị ứng, khônglàm hạ huyết áp, có tác dụng lợi tiểu
Một bài thuốc khác gồm Cỏ mực và 7 dược liệu khác đã được áp dụng cho 24bệnh nhân viêm gan virus, kết quả tốt cả về lâm sàng và xét nghiệm sinh hoá ở 22bệnh nhân Chế phẩm bào chế từ 3 dược liệu: Cỏ mực, huyền sâm, sài đất đã được ápdụng để điều trị các bệnh cao huyết áp, chế phẩm này đã có tác dụng như sau: an thần
ở 66,66% bệnh nhân, hạ áp ổn định ở 66,66% bệnh nhân; lợi tiểu (tăng lượng nướctiểu 300-400 ml/ngày) ở 63,88% bệnh nhân, thuốc không gây phản ứng phụ khi dùngđiều trị lâu dài
Bài thuốc trong có Cỏ mực và 12 dược liệu khác dùng điều trị sốt xuất huyết, đãlàm bớt sốt từ từ, tránh được hạ nhiệt độ đột ngột, đồng thời có tác dụng ngăn chặnchảy máu, làm giảm nhẹ bệnh trạng
Rễ Cỏ mực có tác dụng gây nôn và tẩy Cao chồi cây có tác dụng kháng sinh đối
với tụ cầu vàng và Escherichia coli.
Cây Cỏ mực có hoạt tính kháng siêu vi khuẩn bệnh Ranikhet in vitro, gây hạ áp
nhất thời và có tác dụng chống co thắt trên hồi tràng cô lập chuột lang Cao cỏ mực cótác dụng bảo vệ chống nhiễm độc gan gây bởi carbon tetraclorid ở chuột nhắt và tăngtiết mật ở chuột cống trắng
Một thuốc cổ truyền Ân Độ gồm Cỏ mực và 6 dược liệu khác có tác dụng điều trịtốt trên 30 bệnh nhân có sỏi thận Sỏi được tống ra qua nước tiểu là những kết tinhcalci carbonat hoặc calci oxalat trong vòng 15-30 ngày Những triệu chứng khác kếthợp với sỏi thận cũng được chữa khỏi
Bài thuốc trong có Cỏ mực và 8 dược liệu khác đã được áp dụng để điều trị sỏiniệu quản đái ra máu nhiều Có 51 ca trong tổng số 89 bệnh nhân được điều trị đạt kếtquả tốt (57,3%) và 15 ca có tiến bộ (16,8%)
Ngoài ra, Cỏ mực còn có khả năng trung hòa tác dụng của nọc rắn: Nghiên cứu tại
ĐH Universidade Federal do Rio de Janeiro (1989) ghi nhận dịch chiết bằng EtOH của
E.alba có khả năng trung hòa các hoạt tính nguy hại (đến gây chết người) của nọc độc
loài rắn chuông Nam Mỹ (Crotalus durissus terrificus) Các mẫu dịch chiết tươngđương với 1,8 mg trích tinh khô dùng cho mỗi chuột thử có thể trung hoà được đến 4liều nọc độc gây tử vong (LD50 = 0,08 microgram nọc/g thú vật)
Một nghiên cứu khác, cũng tại Ba tây (1994), khảo sát các tác dụng chống độc tínhcủa nọc rắn trên bắp thịt và chống chảy máu, của 3 chất trong thành phần cỏ mực:
Trang 11Wedelolactone, WE; Stigmasterol, ST và Sitosterol, SI Thử nghiệm dùng nọc độc củacác loài rắn lục Bothrops jararacussu, Lachesis muta , độc tố tinh khiết hóa bothropstoxin, bothropasin và crotoxin Sự hữu hiệu được đo lường bằng tốc độ phóng thíchcreatine kinase từ cơ bắp chuột Kết quả cho thấy (invitro) độc tính trên bắp thịt củanọc rắn crotalid và các độc tố tinh khiết đều bị trung hòa bởi WE và dịch trích cỏ mực(EP), cả WE lẫn EP đều ức chế tác dụng gây chảy máu của nọc Bothrops, ức chế tácdụng của men phospholipase A2 trong crotoxin, và tác dụng ly giải protein của nọcB.jararaca.
2.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CỎ MỰC
2.3.1 Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
Mặc dù Cỏ mực là dược thảo được biết đến từ rất lâu tại Việt Nam nhưng đến naycòn ít công trình nghiên cứu về nó
Theo Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Diễm Hồng (2002) đã thăm dò tác dụngcủa cao cồn và cao nước của cây cỏ mực trên đường huyết và đưa đến kết quả là caochiếc cồn 450 của cỏ mực có tác dụng hạ đường huyết trên mô hình gây quá tảiglucose, với thời gian có tác dụng là 45 phút sau khi uống và liều có tác dụng là 0,5g/kg thể trọng
Võ Thanh Thúy (2002) đã xác định một số hợp chất trong cây Cỏ mực như:Wedelolacton,stigmasterol, poriferasterol, 3-O-β-D-Glucopyranosyl, acidechinocystic Và đã thử nghiệm tính kháng khuẩn ở các hợp chất stigmasterol,poriferasterol, 3 -O-β- D-Glucopyranosyl
Trần Vũ Thiên (2008) từ cao EtOAc đã phân lập và nhận danh được một hợp chấtcoumarin và một triterpene đó là Wedeolactone và 3β-O-β-D-Glucopyranosyl-16α-hyroxyl olean-12-ene-28-oic acid (Eclalbasaponin II) Từ cao CHCl3, đã nhận danh vàphân lập được một flavone và một acid triterpenoic là 5-hyroxyl-7,8-dimethoxyflavone
và 3β,16α-Dihyroxyolean-12-ene-28-oic acid (Echinocystic acid)
Bằng các phương pháp sắc ký cột gradient, Nguyễn Thị Thơi đã phân lập được 4hợp chất ß-sitosterol, metyl gallat, eclalbasaponin II và hesperidin từ các phần chiết n-hexan,điclometan và etyl acetat và 3 chất eclalbasaponin I, norwedelolacton vàhesperidin từ phần chiết nước
2.3.2 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới
Thành phần hóa học của cây cỏ mực
Hiện nay chưa xác định được hết các hợp chất có trong cây c ỏ mực Nhưng cáccông trình nghiên cứu trên thế giới đã cô lập được nhiều hợp chất như:
- Các glycosides triterpene và saponins: 13 glycosides loại oleanane
(Eclalbasaponins I→XIII), Echinocystic acid Alpha và Beta-cmyrin, Eclalbatin,
Trang 12Eclalbasaponins B, C, D.
- Các flavonoids và iso Flavonoid: Lá và đọt chứa Apigenin, Luteonin và các
dẫn xuất glucosides Toàn cây chứa các chất như: Wedeolactone, DemethylWedeolactone, Isodemethyl Wedeolactone, Quercetin, Orobol
- Sesquiterpene lactone: Columbin.
- Các Sterols như: β-sitosterol, Stigmasterol và stigmasterol-3-O-glucoside.
- Các dẫn xuất của thiophene: terthiennyl; cliptal (terthiennyl aldehyde,
α-formyl-α- terthiennyl); L-terthiennylmethanol (α-terthienyl-methanol)
5'-tigloyloxymethylen -2-(4-isovaleroxybut-3-ynyl) dithiophen;
5'-tigloyloxymethylen -2-(4-isovaleroxybut-1-ynyl) dithiophen;
Trang 13CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 PHƯƠNG TIỆN
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Cỏ mực Eclipta prostrata (L.) được thu hái tự nhiên ở một số khu vườn ở thành
phố Cần Thơ
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Đề tài thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6 năm
2018 tại phòng thí nghiệm thực vật dược và dược liệu – Trường Đại học Tây Đô
3.2.2 Thực hiện vi mẫu quan sát giải phẫu cơ quan dinh dưỡng
Sau khi thu hái, mẫu được đem xử lý bằng các phương pháp thích hợp rồi nghiêncứu:
Vi phẫu tiến hành làm vi phẫu theo các bước sau:
Chọn mẫu thích hợp
Cắt tiêu bản bằng dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay
Xử lý lát cắt: Lựa chọn những lát cắt mỏng, tẩy bằng dung dịch javen, rửa sạchbằng nước cất, ngâm trong acid acetic 5%, rửa bằng nước cất đến hết acid Sau đótiến hành nhuộm với Sol phèn
Quan sát, mô tả và chụp ảnh: Lên tiêu bản bằng dung dịch nước rồi quan sát dướikính hiển vi, mô tả đặc điểm giải phẫu, chụp ảnh bằng máy ảnh qua kính hiển vi
3.2.3 Định tính hoạt chất coumarin
Chuẩn bị mẫu: Sấy khô riêng: rễ, thân và lá dược liệu Cỏ mực trong tủ sấy ở nhiệt
độ 600C Đem ra tán nhỏ bằng thuyền tán thành bột thô, bảo quản trong túi nilon kín,
để ở chỗ thoáng mát, khô ráo
Định tính hoạt chất coumarin trong rễ, thân và lá dược liệu cỏ mực bằng phản ứnghóa học đặc trưng theo tài liệu: Nguyễn Khắc Quỳnh Cứ (1999-2000), Nguyễn NgọcHạnh (2002)