TÓM TẮTĐề tài đặc điểm hình thái, giải phẫu một số loài thuộc chi Mướp đắng Momordica được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018, tại các điểm trồng Mướp đắng ở thành phố Cần Thơ và
Trang 1TÓM TẮT
Đề tài đặc điểm hình thái, giải phẫu một số loài thuộc chi Mướp đắng
(Momordica) được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018, tại các điểm trồng
Mướp đắng ở thành phố Cần Thơ và trong phòng thí nghiệm Thực vật dược, trườngĐại học Tây Đô Chúng tôi tiến hành mô tả hình thái ngoài và thực hiện vi phẫu cắtngang qua cơ quan dinh dưỡng rễ, thân, lá với phương pháp nhuộm hai màu son phèn– lục iod Kết quả đã mô tả được cụ thể đặc điểm hình thái ngoài cơ quan dinh dưỡng,
cơ quan sinh sản và cấu tạo vi phẫu cơ quan dinh dưỡng 3 loài: Mướp đắng rừng
(Momordica Charantia L.var.abbreviata Ser), Mướp đắng thường (Momordica Charantia Linn), Gấc (Momordica Cochinchinensis) thường gặp ở Việt Nam Đồng
thời đã chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau về hình thái và cấu tạo vi phẫu, góp phầnnhận dạng và phân biệt chính xác các loài Mướp đắng được khảo sát
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 PHÂN LOẠI 2
2.1.1 Vị trí phân loại cây Mướp đắng rừng (Khổ qua rừng) 2
2.2.2 Vị trí phân loại cây Mướp đắng thường (Khổ qua) 2
2.2.3 Vị trí phân loại cây Gấc (Mộc miết, má khấu) 2
2.2 PHÂN BỐ, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI 3
2.2.1 Phân bố 3
2.2.2 Đặc điểm hình thái 3
2.3 CÔNG DỤNG CỦA MƯỚP ĐẮNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ DƯỢC LIỆU 3
2.3.1 Mướp đắng trong đời sống con người 3
2.3.2 Công dụng dược liệu 4
2.4 NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN MƯỚP ĐẮNG 5
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
3.1 PHƯƠNG TIỆN 6
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 6
3.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 6
3.1.3 Dụng cụ, hóa chất 6
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
3.2.1 Thu mẫu 6
3.2.2 Thực hiện tiêu bản hiển vi 7
3.2.3 Xử lý số liệu 7
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 8
4.1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI 8
Trang 34.1.1 Mướp đắng thường (Momordica charantia Linn.) 8
4.1.2 Mướp đắng rừng (Momordica charantia L.var.abbreviata Ser) 10
4.1.3 Cây gấc (Momordica cochinchinensis) 10
4.1.4 Điểm tương đồng về hình thái các loài thuộc chi Mướp đắng khảo sát 13
4.1.5 Sự khác biệt về hình thái của các loài thuộc chi Mướp đắng khảo sát 13
4.2 ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CƠ QUAN DINH DƯỠNG CÁC LOÀI THUỘC CHI MƯỚP ĐẮNG KHẢO SÁT 15
4.2.1 Cơ quan dinh dưỡng rễ 15
4.2.2 Cơ quan dinh dưỡng thân 17
4.2.3 Cơ quan dinh dưỡng lá 20
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH SÁCH BẢNG
TrangBảng 4.1 Một số điểm khác biệt về hình thái các loài thuộc chi Mướp đắng khảo sát 13Bảng 4.2 Điểm khác nhau trong cấu tạo rễ các loài Mướp đắng khảo sát 17Bảng 4.3 Điểm khác nhau trong cấu tạo thân các loài Mướp đắng khảo sát 19Bảng 4.4 Điểm khác nhau trong cấu tạo cuống lá các loài Mướp đắng khảo sát 22
Trang 5DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1 Đặc điểm hình thái khổ qua thường 9
Hình 4.2 Đặc điểm hình thái khổ qua rừng 11
Hình 4.3 Đặc điểm hình thái cây Gấc 12
Bảng 4.1 Một số điểm khác biệt về hình thái các loài thuộc chi Mướp đắng khảo sát 13 Hình 4.4 Khác biệt cơ bản về hình thái của các loài thuộc chi 14
Hình 4.5 Đặc điểm cấu tạo chung của rễ các loài chi mướp đắng khảo sát 16
Hình 4.6 Đặc điểm cấu tạo chung của thân các loài thuộc chi mướp đắng khảo sát 18
Hình 4.7 Điểm khác nhau trong cấu tạo thân các loài Mướp đắng khảo sát 19
Hình 4.8 Đặc điểm cấu tạo chung của cuống lá các loài chi mướp đắng khảo sát 21
Trang 6CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam là nước có hệ thực vật rất phong phú với khoảng 12000 loài khác nhau,trong đó có hơn 5000 loài có tác dụng làm thuốc trị bệnh (Phạm Hoàng Hộ, 1999).Năm 1990, Liên Hiệp Quốc phát hành bộ tem dược thảo, mỗi con tem là một câythuốc được Liên Hiệp Quốc cho là có giá trị chữa bệnh trên thế giới, mướp đắng còngọi là khổ qua được chọn làm một trong 6 cây tiêu biểu có giá trị trị liệu rất cao được
sử dụng nhiều nước trên thế giới
Chi mướp đắng có nhiều loài, mỗi loài có thành phần hóa học cũng như côngdụng dược lý khác nhau Những năm gần đây, người dân thường sử dụng cây Khổ qua(mướp đắng) để hạ đường huyết Bên cạnh khổ qua, chi mướp đắng còn có loài khácnhư cây Gấc, có tác dụng trị khô mắt, mắt quáng gà,…Việc khảo sát về thành phầnhóa học cũng như tác dụng dược lý của các loài thuộc chi mướp đắng đã và đang đượcthực hiện ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, các nghiên cứu về đặcđiểm hình thái và giải phẫu để phân biệt các loài trong chi mướp đắng chưa nhiều Cần
có những cơ sở để phân biệt chính xác các loài trong chi mướp đắng là điều rất cầnthiết để tránh nhầm lẫn khi sử dụng các loài này làm dược liệu
Từ những cơ sở trên, đề tài “khảo sát đặc điểm hình thái và giải phẫu một số
loài thuộc chi mướp đắng (Momordica)” được thực hiện.
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát đặc điểm hình thái và vi phẫu để phân biệt chính xác các loài Mướp
đắng rừng (Momordica Charantia L.var.abbreviata Ser), Mướp đắng thường (Momordica Charantia Linn), Gấc (Momordica Cochinchinensis) thuộc chi mướp đắng (Momordica)”thường gặp ở Việt Nam.
Trang 7CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU2.1 PHÂN LOẠI
Theo Phạm Hoàng Hộ (2003), các loài thuộc chi Mướp đắng xuất hiện ở Việt nam thường gặp gồm có Mướp đắng rừng, Mướp đắng thường, Gấc, vị trí phân loại các loài này như sau:
2.1.1 Vị trí phân loại cây Mướp đắng rừng (Khổ qua rừng)
Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc lan (Mangnoliopsida)
Bộ: Bầu bí (Cucurbitales)
Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae)
Chi: Mướp đắng (Momordica)
Loài: Momordica charantia L.var.abbreviata Ser.
2.2.2 Vị trí phân loại cây Mướp đắng thường (Khổ qua)
Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc lan (Mangnoliopsida)
Bộ: Bầu bí (Cucurbitales)
Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae)
Chi: Mướp đắng (Momordica)
Loài: Momordica charantia Linn.
2.2.3 Vị trí phân loại cây Gấc (Mộc miết, má khấu)
Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc lan (Mangnoliopsida)
Bộ: Bầu bí (Cucurbitales)
Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae)
Chi: Mướp đắng (Momordica)
Loài: Momordica cochinchinensis
Trang 82.2 PHÂN BỐ, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
2.2.1 Phân bố
Mướp đắng là loài cây hoang dại của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp cácchâu lục Từ thời xa xưa, Mướp đắng được trồng lần đầu tiên ở Đông Ấn và NamTrung Quốc, được sử dụng như loại rau quả giàu chất sắt và vitamin C Sau đó câyđược du nhập sang châu Phi và châu Mỹ Latinh Mướp đắng phân bố khá rộng rãi ởmiền Nam Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây…), một số nước Nam Ánhư Ấn Độ, Malaysia… Ở Việt Nam, có thể thấy cây Mướp đắng rừng ở khu vực cáctỉnh trung du và miền núi, miền Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước,
Bà Rịa- Vũng Tàu và khu vực Tây Nguyên (Đỗ Huy Bích và ctv, 2006)
Cây sinh trưởng nhanh trong mùa mưa ẩm, hoa thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng.Sau khi trái già, cây sẽ tàn lụi và kết thúc vòng đời sau 4-5 tháng tồn tại Hiện nay,Mướp đắng rừng vẫn còn tồn tại chủ yếu ở dạng quần thể mọc hoang tuy nhiên ở một
số nơi đã được gieo trồng, thu hoạch
Hoa đực có công thức là ¿♂ K5C5A5 và hoa cái có công thức là¿♀ K5C5G5
2.3 CÔNG DỤNG CỦA MƯỚP ĐẮNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ DƯỢC LIỆU
2.3.1 Mướp đắng trong đời sống con người
Mướp đắng còn gọi khổ qua nói chungđược sử dụng nhiều trong đời sống hàngngày Lá và đọt Mướp đắng được dùng làm rau ănsống, luộc, xào hay nấu canh ăn cótác dụng giải nhiệt rất tốt Canh lá và đọt mướp đắng rừng có thể nấu chay hay canhmặn nấu với xương, cá và thịt bò viên rất hấp dẫn, quả hầm với thịt, cá bầm là đặc sảncủa các nhà hàng(Hồ Đình Hải, 2012) Trong những dịp lễ giỗ hay tết cổ truyền củangười Việt Nam thường có món canh khổ qua để cúng gia tiên nhằm mục đích mongmuốn những điều không mai sẽ qua, điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới Quả Mướpđắng xắt mỏng phơi khô hãm với nước sôi làm trà uống thanh nhiệt
Trang 9Ngoài ra, chi mướp đắng còn có cây Gấc, cũng là cây thực phẩm quý Lá gấc nonthái chỉ được dùng như một loại gia vị Thịt quả gấc được sử dụng để nhuộm màu thựcphẩm.
2.3.2 Công dụng dược liệu
2.3.2.1 Công dụng của Mướp đắng
Mướp đắng có nhiều hoạt tính sinh học có giá trị đã được các nhà khoa họctrênthế giới nghiên cứu và chứng minh Hai hợp chất chiết xuất từkhổ qua, α-eleostearic acid (từ hạt) và 15,16-dihydroxy-α-eleostearic acid (từ quả) đã được tìmthấy tác dụng ngăn chặn tế sự phát triển của tế bào ung thư (apoptosis of leukemiacells) trong ống nghiệm(Các nhà nghiên cứu tại Đại học Saint Louis)
Mướp đắng được khẳng định có triển vọng trong việc điều trị đái tháo đường.Các tác giả Ali L., Khan A K., Mamum M I, (1993) đã thử nghiệm hiệu quả hạđường huyết của dịch chiết từ quả, hạt, toàn cây Mướp đắng trên chuột đái tháo đườngthấy có kết quả rõ rệt
Theo Alternative Medicine Review (2007), dịch chiết cây Mướp đắng ức chế sự
phát triển của nhiều vi khuẩn gram âm và gram dương E.coli, Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Pseudomonas, Streptobacillus, Streptococcus, Helicobacter pylori, ký sinh trùng E histolytica và Plasmodium falciparum, ức chế sự nhiễm và tăng trưởng của một số virus, bao gồm cả HIV, Herpes simplex
Những tính chất khác: Những người tỳ vị hư hàn, thường bị tiêu chảy, hay cơ thểkhông có thực nhiệt (không nóng trong người), thì không nên dùng thường xuyên khổqua, vì dễ làm lạnh bụng, dễ bị tiêu chảy (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM)
2.3.2.2 Công dụng của Gấc
Cây Gấc có tác dụng phòng chống sự suy dinh dưỡng ở trẻsơ sinh, trẻ em khôngmuốn ăn, chán ăn, và thiếu máu Ích lợi cho mắt, cải thiện tình trạng khô mắt, cải thiệntầm nhìn, chứng trú manh, đục thủy thể, thoái hoá võng mạc Làm chậm quá trình lãohóa, tăng thêm tuổi thọ, phòng ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch Làm da mịn tốt.Dầugấc tác dụng như những loại thuốc có vitamine A Trịtrẻ em chậm lớn giúp mau lêncân, tốt cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trị bệnh khô mắt, mắt quáng gà, trời tốichạng dạng không thấy (Theo BS Nguyễn Thị Nhân)
Dầu gấc dùng ngoài: vết loét, vết phỏng làm cho da mau lành bôi vào vết thươngchóng lành Dầu gấc dùng kèm với một số thuốc kháng khuẩn đặc hiệu chữa mụntrứng cá (Theo BS Nguyễn Thị Nhân)
Trang 102.4 NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN MƯỚP ĐẮNG
Đề tài nghiên cứu “khảo sát về mặt thực vật học, hoạt tính ức chế enzyme
α-glucosidase in vitro của cao chiết toàn phần từ mướp đắng rừng (Momordica Charantia L.var.abbreviata Ser.), Tầm bóp (Physalis angulata L.), Lô hội (Aloe vera
(L.) burm.F)” của Phùng Đan Thùy (2014), đã mô tả được hình thái và vi phẫu của câyMướp đắng rừng Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thảo Đoan Trang (2014) đã tìm ranhững điểm khác biệt về đặc điểm thân, lá, tua cuốn, hệ thống ở nách lá, hoa, quả, hạt
và những khác biệt trong cấu tạo giải phẫu thân và lá của cây cứt quạ (Gymnopetalum cochinchinense (Loureiro) Kurz) và cây Khổ qua rừng (Momordica charantia Linné var abbreviata Seringe) giúp phân biệt chính xác hai loài này.
Chương trình: “Góp phần nghiên cứu thành phần hóa học của trái và hạt Mướpđắng” do Viên Công Nghệ Hóa học (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)tiến hành đã nghiên cứu thành công quy trình công nghệ chiếc xuất dịch quả Mướpđắng để sử dụng trong y học(Nguyễn Ngọc Hạnh,2009).Đề tài nghiên cứu “sử dụngcác phương pháp nghiên cứu trong công nghệ tế bào để nghiên cứu quá trình phát sinhhình thái của một số thực vật, bảo quản các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu ở Việt Nam
và nhân nhanh một số giống cây trồng” do tác giả GS.PTS Nguyễn Bá (1992) làm chủnhiệm đã xây dựng quy trình nhân nhanh cây Gấc và cây Mướp đắng bằng phươngpháp nuôi cây mô
Nhóm tác giả Phạm Văn Thanh, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu và cộng sự(2001) đã sản xuất chế phẩm Morantin từ thành phần Glycoside của trái Mướp đắngdạng to, màu trắng và chứng minh tác dụng hạ đường huyết của nhóm Glycoside trênthỏ gây đái tháo đường thực nghiệm bằng Alloxan.Nguyễn Thị Như, Nguyễn Thị Bay(2013) đã nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của một bài thuốc nam trên thựcnghiệm lâm sàng, đó là sản phẩm trà tuối lọc mà thành phần Mướp đắng chiếm 60%.Các tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh, Phùng Văn Trung, Phan Nhật Minh và cộng sự(2007) đã phân lập charantin từ trái Khổ qua và thử hoạt tính ức chế α-glucosidase.Với mục đích góp phần khảo sát thành phần hóa học của Khổ qua trồng tại Phú Yên
Trang 11CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 PHƯƠNG TIỆN
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số loài thuộc chi Mướp đắng: Mướp đắng rừng (Momordica Charantia L.var.abbreviata Ser), Mướp đắng thường(Momordica Charantia Linn), cây Gấc (Momordica Cochinchinensis) được thu tại thành phố Cần Thơ.
3.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018 tại phòng thí nghiệm Thực vậtdược – trường đại học Tây Đô
Nước cất, Nước Javel, Acid acetic, Phẩm nhuộm son phèn lục iod, cồn 700
Thuốc nhuộm son phèn lục iod được pha theo công thức 1 gram Camin/ 100mlnước cất kết hợp 2gram phèn chua (K2SO4) Đun hoàn lưu trên máy khuấy từ ở 1200Ctrong thời gian 2 giờ Sau đó để nguội và lọc qua giấy lọc Cho vài giọt iod green 10%
để nhuộm màu xanh Thuốc nhuộm son phèn lục iod khi nhuộm vi mẫu thực vật sẽnhuộm có vách tế bào là cellulose cho ra màu hồng, vách tẩm thêm mộc tố cho ra màuxanh Tùy vào mức độ được tẩm thêm cellulose hay mộc tố của vách tế bào có màuhồng đậm, nhạt khác nhau Dựa vào vị trí, hình dạng và màu sắc tế bào để phân biệtcác loại mô thực vật
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 12nghiệm.Cắt cây ra theo từng bộ phận riêng và trữ trong cồn 700 để thực hiện vi mẫutrong thời gian dài nếu cần.
3.2.2 Thực hiện tiêu bản hiển vi
Quy trình nhuộm mô thực vật cơ quan dinh dưỡng rễ, thân, lá được thực hiệntheo tác giả Trương Thị Đẹp (2017)như sau:
Cắt khoanh khoai lang hoặc cà rốt thành khoanh dày khoảng 2cm dùng để làmthớt.Đặt cơ quan dinh dưỡng lên thớt; giữ chặt cơ quan giữa ngón cái và ngón trỏ bàntay trái hay ngược lại.Tay phải cầm lưỡi lam mới đặt thẳng vuông gốc vào cơ quandinh dưỡng, cắt dứt khoát thành từng lát mỏng
Chú ý: Cơ quan trước khi cắt nên đặt trong nước để khỏi bị khô héo.Lát cắt càngmỏng càng tốt, khi cắt phải kéo lưỡi lam theo một chiều nhất định, tránh kéo lưỡi lamqua lại nhiều lần và phải cắt nhiều lát để dễ lựa chọn.Lát cắt phải luôn thẳng, vuônggốc với trục cơ quan, mẫu khi cắt được vài lát, phải kiểm tra lại mặt cắt: nếu thấy xéophải cắt bỏ phần xéo rồi mới tiếp tục cắt Mẫu là rễ cắt ở miền lông hút hoặc miền tăngtrưởng Thân cắt giữa 2 mấu Lá cắt ngang vùng gân chính gần cuống lá, không cắt ởngọn lá
Mẫu sau khi cắt cho ngay vào dung dịch javel ngâm trong thời gian 15 phútđểloại bỏ nội dung tế bào sau đó rửa nước cho sạch javel , rửa nước ít nhất 3, 4 lần chosạch javel Tiếp tục ngâm mẫu vào acid acetic 5 phút để tiếp tục loại bỏ nội dung tếbào và làm sạch javel còn sót lại.Rửa nước 3 lần cho đến khi không còn mùi acidacetic Cho phẩm nhuộm Son phèn – lục iod vào ngâm 10 phút.Rửa nước cho sạchphẩm nhuộm và giữ mẫu vi phẫu trong nước
Soi mẫu: mẫu sau khi nhuộm cho lên lame có nhỏ sẵn giọt nước hoặc glycerin5%, đậy lamelle lại quan sát ở vật kính 4x xem cấu trúc tổng quát sau đó chuyển sangvật kính 10x, 40x quan sát các chi tiết của vi mẫu
3.2.3 Xử lý số liệu
Vi mẫu được soi qua vật kính 4x, 10x, 40x, và chụp hình lại Dựa vào các tài liệutham khảo nhận biết các loại mô Tiến hành mô tả và so sánh cơ quan dinh dưỡng rễ,thân, lá của các mẫu được khảo sát
Trang 13CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN4.1.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
4.1.1 Mướp đắng thường (Momordica charantia Linn.)
Đặc điểm hình thái cây Mướp đắng thường (Momordica charantia Linn.) thể
hiện ở hình 4.1, được mô tả cụ thể như sau: Cây mướp đắng là một loại dây leo, thânmàu xanh lợt có gốc cạnh, ở ngọn có lông tơ, cây mướp đắng có đời sống khoảng mộtnăm Kích thước dây mướp đắng khoảng bằng ngón tay út, dây leo từ 5-7m, dây leođược nhờ nhiều tua cuốn Khi thân trên bị lụi đi, các mầm mới từ gốc lâu năm pháttriển thành thân Lá đơn nhám, mọc so le, dài 5-10cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia 5-7thùy hình trứng, mép có rang cưa đều, mặt dưới lá có màu xanh nhạt hơn mặt trên, gân
lá nổi rõ ở trên mặt dưới, phiến lá có lông ngắn Hoa mướp đắngluôn ở dạng đơn tínhcùng gốc (monoecious) nghĩa là trên cây có hoa đực và hoa cái, rất hiếm có cây lưỡngtính Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng, đường kính hoa: 1,5-2,0 cm.Hoa đực có cuống dài 3-8 cm, có lông; lá bắc hình thận, mép hơi có thùy nông, đính ởkhoảng 1/3 về phía gốc cuống hoa, lá bắc hình ô van, mặt ngoài có lông; 5 cánh hoahình thìa, rời, mỏng, có 5-7 gân mờ, 3 nhị rời; bao phấn màu vàng đậm thường thườngdính nhau và vặn hình chữ “S” Hoa cái có cuống dài 4-10 cm, có lông; lá bắc xẻ thùy,đính sát gốc cuống hoa; đài và cánh hoa giống như ở hoa đực; nhụy ngắn, đầu nhụygồm 3 khối màu vàng đậm, đính nhau ở dưới tạo thành hình nón tù Bầu hình thoi dài,
có nhiều gai nhỏ, kích thước bầu (1,5-3,0) x (8-20,0) mm
Trái: hình thoi dài 8-15 cm, gốc và đầu thon nhọn, trên mặt vỏ quả có nhiều u sầnsùi nổi lên to nhỏ không đồng đều Trái chưa chín có màu vàng xanh, khi chín có màuvàng hồng Vì thế ở Trung Quốc mướp đắng (khổ qua) còn có tên là hồng dương, hồng
cô nương Khi chín, trái mở từ đầu ra, tách ra làm 3 phần
Hạt mướp đắng dẹt dài 13 - 15mm, rộng 7 - 8mm, trông gần giống hạt bí ngônhưng có khía và màng bao bọc, vỏ hạt cứng, màu nâu hay vàng nhạt, có nốt sần nhỏ
và các nếp nhăn ở cả hai mặt, vùng giữa hạt nhẵn xung quanh là những rang tù Hạtkhi chín màng có màu đỏ máu như màng gấc
Trang 14A B
Hình 4.1 Đặc điểm hình thái khổ qua
thường (Momordica charantia L.), A
Cây Mướp đắng, B Lá cây, C Hoa đực, D Hoa cái, E Quả sống, F Quả chín, G Hạt.
G
Trang 154.1.2 Mướp đắng rừng (Momordica charantia L.var.abbreviata Ser)
Đặc điểm hình thái cây Mướp đắng rừng (Momordica charantia L.var.abbreviata Ser) thể hiện ở hình 4.2, được mô tả cụ thể như sau: Thân dạng dây
leo, có kích thước bằng ngón tay út, thân non màu xanh lục nhạt, thân già màu xanhlục đậm có tiết diện đa giác, thân phủ nhiều lông trắng mịn, dây leo được nhờ nhữngtua cuốn, tua cuốn không phân nhánh dạng sợi mảnh nhỏ, rất dai, tua cuốn mọc ở nách
lá Lá đơn, mọc cách không có lá kèm, dài 3 - 4 cm, rộng 2,5 – 3cm, phiến lá chia 5-7thùy, thùy dạng chân vịt, đầu thùy hơi nhọn, phiến lá có nhiều lông và có mép rangcưa đều, mặt dưới lá có màu xanh nhạt hơn mặt trên.Gân lá hình chân vịt với 5 gânchính nổi rõ ở mặt dưới và có nhiều lông trắng mịn, các gân phụ tạo thành hình mạng.Cuống lá màu xanh lục nhạt, tiết diện đa giác, mặt trên lõm có hai mép màu xanh lụcđậm, mặt dưới lồi và có nhiều lông hơn mặt trên, nách lá có cấu tạo đặc biệt gồm mộtchồi, một hoa, một tua cuốn.Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá, hoa đực: Cuống hoa màuxanh lục nhạt, nhị ba, đều, hai nhị mang bao phấn hai ô, một nhị mang bao phấn một ô.Bao phấn dạng khúc khuỷu, màu vàng, nứt dọc, hướng ngoài, đính đáy, có nhiều lôngtrắng ngắn xung quanh Hạt phấn rời, hình cầu Hoa cái: Cuống hoa giống như hoa đựcnhưng ngắn hơn, noãn ba, bầu dưới ba ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trắc mô đặcbiệt Một vòi nhụy đính trên đỉnh bầu ba đầu nhụy Quả non có màu xanh nhạt, khichín có màu vàng cam, bề mặt quả có nhiều u sần nổi lên phân bố khắp quả, quả cóhình bầu dục , hẹp ở hai đầu ở giữa phình to dài 2,5 - 3 cm, rộng 1,5 - 1,7 cm, ở trongchứa nhiều hạt Hạt màu trắng dẹt dài, đầu nhọn, khi chin có màng đỏ bao bọc giốngnhư màng gấc
4.1.3 Cây gấc (Momordica cochinchinensis)
Đặc điểm hình thái cây gấc (Momordica cochinchinensis)thể hiện ở hình 4.3,
được mô tả cụ thể như sau:Gấc là một loại dây leo, phát triển rất khỏe, được trồngquanh năm để thu hoạch trái của chúng, khi cây phát triển trưởng thành có thể dài tới15m, cây chịu nắng khá tốt Cây thuộc dạng đơn tính khác gốc, có cây cái và cây đựcriêng biệt Thân có tiết diện đa giác, dây leo có màu xanh, và được chia thành từngđoạn ở mỗi cuối đoạn mọc những cuốn lá, tua cuốn và trái, một gốc chia ra rất nhiềuthân nhánh bò khắp xung quanh Lá: Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến
5 dẻ, dài 8-18 cm Ở hai mép có răng cưa, và mỗi lá có nhiều gân nhỏ và cuốn dàyphân bố thành lớp dày trên thân, lá thường có màu xanh đậm, nhiều lông nhám
Trang 16A B
Hình 4.2 Đặc điểm hình thái khổ
qua rừng (Momordica charantia
L.var.abbreviata Ser.)A Cây mướp đắng rừng, B Lá cây, C Hoa đực,
D Hoa cái, E Quả sống, F Quả chín, G Hạt
GHoa có hai loại:Hoa đực mọc đơn độc hay hợp thành chùm ngắn, trong quá trìnhphát triển, tất cả được gói gọn trong một bao giống như bẹ hoa màu xanh lá cây, cuốicùng tách ra một nửa để lộ nụ hoa, cuống hoa vững chắc, 3-5 cm hoặc 6-12 cm, haykhi hoa đơn độc, bẹ hoa ở đỉnh ngọn, dạng hình cầu quả thận, 3,5 x 5-8 cm, nguyên,