1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm, hình thái và vi phẫu của các loài thuộc chi momordica (mướp đắng)

28 799 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,44 MB

Nội dung

Do vậy khuynh hướngquay về với thiên nhiên sử dụng những loài thực vật có giá trị dinh dưỡng và dược tínhchữa bệnh đang ngày càng được quan tâm trong đó có các loài thuộc họ bầu bíCucurb

Trang 1

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:

Thực vật xuất hiện khi trái đất còn rất sơ khai Nó trải qua quá trình tiến hóa lâudài theo điều kiện tự nhiên của trái đất, nó đóng vai trò quan trọng đối với sự sống trêntrái đất và nhất là đối với con người, nó cung cấp những sản phẩm quý giá nhất như:tinh bột, dầu béo, vitamin, đường và các loại thuốc chữa bệnh Ngoài ra nó còn cungcấp các nguyên liệu trong công nghiệp như: cao su, gỗ, tinh dầu, nhựa …

Dù trực tiếp hay gián tiếp thì nó để góp phần xây dựng, cải thiện đời sống conngười

Ngày nay, để khai thác nguồn lợi thực vật con người đã và đang đi sâu vào nghiêncứu, khám phá các giá trị của các loài thực vật vào đời sống Theo điều tra của các nhàkhoa học, cho đến nay đã có trên 2000 loài thực vật đã được con người sử dụng làmthực phẩm làm thuốc chữa bệnh, làm cây cảnh phục vụ cho đời sống và phát triển kinh

tế, tạo ra hang loạt các dược phẩm có nguồn gốc nhân tạo với tính năng chữa bệnh rấtcông hiệu và mang lại kết quả rất nhanh chóng Nhưng đằng sau đó còn có những hạnchế, tác dụng phụ … gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người Do vậy khuynh hướngquay về với thiên nhiên sử dụng những loài thực vật có giá trị dinh dưỡng và dược tínhchữa bệnh đang ngày càng được quan tâm trong đó có các loài thuộc họ bầu bí(Cucurbitaceae) như: bầu, bí, mướp, gấc, mướp đắng và đặc biệt là các loài thuộc chiMomordica (mướp đắng) như: cây gấc (Momordica Cochinchinensis), mướp đắng(Momordica Charantia L), cây khổ qua rừng (momordica Charantia)

Momordica là một chi của khoảng 80 cây thân thảo dạng dây leo sống một nămhay lâu năm có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Phi và miền nam Châu Á

Nước ta ở vùng nhiệt đới, thực vật phát triển quanh năm nên việc nghiên cứu cácloài thuộc chi Momordica (mướp đắng) có nhiều triển vọng loài này được con người

sử dụng như một loại thực phẩm thông dụng gần như không thể thiếu trong mỗi giađình Trong y học dược tính của mướp đắng được ứng dụng điều trị các loại bệnh như:tiểu đường, viêm phổi, sốt cao…, theo nghiên cứu gần đây thì thành phần trong tráimướp đắng còn có tính diệt khuẩn cao và có cả hiệu lực chống ung thư Vào năm

1990, Liên Hiệp Quốc đã chọn mướp đắng là một trong sáu cậy thuốc trị bệnh tiêubiểu trên thế giới ngoài ra còn có cây gấc dầu gấc dung làm thuốc bồi bổ cơ thể, chữabệnh khô mắt, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng…., cây khổ qua rừngđiều trị trúng nắng, sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ…

Ở các địa phương vùng ngoại ô Thành phố Cần Thơ nhân dân ở đây cũng đã quyhoạch cũng như trồng trong vườn nhà rất nhiều loài cây thuộc họ bầu bí nhằm phục vụđời sống song việc nghiên cứu về chúng còn ít phần lớn các nhà nghiên cứu chỉ mới

mô tả về hình thái và dựa vào những đặc điểm về hình thái để phân biệt các chi , vềmặt vi phẫu còn hạn chế chỉ lựa chọn vài cây làm đại diện trên cơ sở đó nên tôi tiến

hành đề tài:’’ Đặc điểm, hình thái và vi phẫu của các loài thuộc chi Momordica (mướp đắng)’

Trang 2

II.MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:

-Tìm hiểu những đặc điểm, hình thái, cấu tạo vi phẫu các loài thuộc chi Momordica(mướp đắng)

-Phát hiện những đặc điểm thích ứng sinh thái của các loài thuộc chi Momordica, từ

đó đề xuất về kỹ thuật gieo trồng các loài có giá trị kinh tế cao

Trang 3

CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU (TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI)I.TRÊN THẾ GIỚI:

Họ bầu bí (Cucurbitaceae) có tới 120 chi và trên 1000 loài Đây là họ tương đối lớn

và được các tác giả đề cập đến song chưa được nghiên cứu kỹ về giải phẫu bên trong,mới chỉ mô tả về hình thái bên ngoài

Trong sách cổ của Trung Quốc như: “Hạ Tiểu Chính” (cách đây hơn 3000 năm) đã

mô tả hình thái và các giai đoạn sống của nhiều loại cây

Suscơruta viết vào thế kỷ XI trước công nguyên đã mô tả hình thái của 760 loài câythuốc

Théopharaste (371-286) trước công nguyên viết nhiều sách về thực vật như: “lịch sửthực vật”, “nghiên cứu về cây cỏ”…trong đó lần đầu tiên có đề cập đến các dẫn liệu có

hệ thống về hình thái, cấu tạo cơ thể thực vật cùng với cách sống, cách trồng cũng nhưcông dụng của nhiều loại cây Ông đã chia cây ra thành các bộ phận thường xuyênnhư: rễ, thân, lá, còn các bộ phận tạm thời là hoa, quả ông còn chú ý đến sự tạo thànhvòng hang năm của gỗ Nhiều kiến thức về sự phân biệt trong cơ quan dinh dưỡng và

cơ quan sinh sản cũng được nêu lên trong tác phẩm của Théopharaste

Rober Hook (thế kỷ thứ XVII) đã phát minh ra kính hiển vi Đây là bước ngoặc lớntrong khoa học đã mở đầu cho một giai đoạn mới về nghiên cứu cấu trúc bên trong của

cơ thể thực vật

Debarry vào năm 1877 cho xuất bản cuốn sách “giải phẫu, so sánh các cơ quan dinhdưỡng Nhờ sự phát minh ra kính hiển vi điện tử người ta nghiên cứu được cấu trúcsiêu vi của tế bào

Kết quả nghiên cứu giải phẫu của nhiều tác giả trên thế giới đã được tập hợp lạitrong một cuốn sách: “Giải phẫu các cây hai lá mầm và một lá mầm” của Met Campơ

và Sancơ, “gải phẫu thực vật”, của Esâu

II.Ở VIỆT NAM

Việc nghiên cứu hình thái, vi phẫu thực vật học còn ít Có một số tác giả đã nghiên

cứu và đề cập đến như: Lê Khả Kế đã đề cập trong cuốn sách “Thực vật đại cương”,tiếp đến là công trình nghiên cứu hình thái-giải phẫu thực vật của Hoàng Thị Sản vàTrần Văn Ba, ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu thực vật học của Vũ VănChuyên (1970), Cao Thúy Chung (1975) và Nguyễn Bá (1974-1975) Nhìn chung cáccông trình nghiên cứu mới dừng lại ở mức tổng thể, đại cương về lý luận

Trang 4

III.Ở CẦN THƠ

Tại trường Đại Học Tây Đô các công trình nghiên cứu về thực vật đã được tiến hành

nhiều năm nay Các đề tài của giáo viên, sinh viên và các học viên cao học hàng nămphục vụ nghiên cứu và đào tạo

Tuy vậy, việc nghiên cứu cụ thể của một họ quan trọng như họ bầu bí và các loài cụthể trong một chi thì chưa có tác giả nào đề cập đến

Trang 5

CHƯƠNG III ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU I.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Đề tài có đối tượng nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu các cơ quan như thân, rễ, lá, các câytrưởng thành (hoa, quả) của một số cậy đặc trưng như: cây gấc, cây mướp đắng, câykhổ qua rừng …ở Thành Phố Cần Thơ và các vùng phụ cận

II.ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU:

Các mẫu nghiên cứu được thu tại Thành Phố Cần Thơ và một số vùng phụ cận như:Phong Điền, Bình Thủy

III.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Nhận đề tài từ ngày 2 tháng 2 năm 2018 hoàn

thành từ ngày đầu tháng 4 năm 2018

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong suốt quá trình nghiên cứu tôi sử dụng những phương pháp sau:

1 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa:

Chúng tôi tiến hành thu mẫu ở Thành Phố Cần Thơ và các vùng phụ cận như PhongĐiền, Bình Thủy

1.1Cách thu mẫu:

Chọn những mẫu cây trưởng thành có hoa, quả và các mẫu tương đối đồng điều vớinhau Mẫu thu phải có đầy đủ các cơ quan như: rễ, thân, lá, hoa, quả Khi lấy mẫu tôighi chép lại những đặc điểm những hình thái dễ mất, sau đó chụp ảnh mẫu vật, sau đó

ta cho vào túi polyetylen đem về để xử lý mẫu tơi và làm tiêu bản giải phẫu

1.2.Quan sát mẫu và đo kích thước bên ngoài

Tôi quan sát trực tiếp bằng mắt thường và bằng kính lúp cầm tay để quan sát, dùng

thước mét thông thường để đo chiều dài của mẫu vật

1.3.Xử lý mẫu

Mẫu thu về được xử lý bằng cồn 90 độ hoạc foocmon 5% và một phần được giảiphẫu nghiên cứu luôn trong phòng thí nghiệm

2.Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:

Mẫu thu về được xử lý dùng để giải phẫu sau ta tiến hành làm tiêu bản để quan sát.

2.1 Phương pháp giải phẫu

Trang 6

Chúng tôi chủ yếu dùng lõi dao lam, dao cắt hoa quả thông thường để tiến hành giảiphẫu các cơ quan (rễ, thân, lá) theo lát cắt ngang Lát cắt ngang thật mỏng đạt tiêuchuẩn thì quan sát mới hiệu quả.

2.2.Phương pháp làm tiêu bản hiển vi

(Theo Hoàng Thị Sản “Hình thái giải phẫu học thực vật” nhà xuất bản Giáo Dục,Nguyễn Bá “Sách hướng dẫn thực hành thực vật” nhà xuất bản Giáo Dục năm 1962)

2.2.1.Chọn mẫu:

Thường là mẫu tươi hoặc mẫu ngâm trong cồn Đối với mẫu vật là lá thì hình dạng

lá phải còn nguyên vẹn, chọn những lá không già quá nhưng cũng không non quá (lábánh tẻ) Đối với mẫu vật là cành, thân hoặc rễ cây thì nên chọn những đoạn tương đốithẳng, có đường kính từ 0,1 - 0,5cm Các mẫu khô nên được luộc hay ngâm nước sôitrước khi cắt, thời gian ngâm hay luộc tùy thuộc vào mức độ rắn chắc của mẫu vật

2.2.2 Phương pháp bóc hoặc cắt mẫu và soi khí khổng

Để quan sát cấu tạo bên trong của những cơ quan thực vật chúng ta thực hiệnphương pháp bóc hoặc cắt lát mỏng bằng tay và nhuộm hai màu với các cơ quan cắt rathành từng khoanh mỏng (vi phẫu ) trước khi quan sát

 Phương pháp bóc:

Dùng kim mũi mác rạch đứt một đường nông trên bề mặt cần bóc, sau đóbóc lấy một lớp tế bào biểu bì của lá cây; đặt tiêu bản lên giữa phiến kính đã nhỏ sẵnmột giọt dung dịch lên tiêu bản (nước cất hoặc glycerin ) rồi đậy lá kính lại ( theophương pháp giọt ép ) và quan sát dưới kính hiển vi

 Phương pháp cắt mỏng bằng tay

Quy trình thực hiện theo trình tự các bước sau:

 Cắt khoanh khoai lang hoặc cà rốt thành khoanh dày khoảng 2cm dùng để làmthớt

 Đặt cơ quan (rễ, thân, lá) lên “thớt”; giữ chặt cơ quan trên thớt giữa ngón cái vàngón trỏ bàn tay trái hay ngược lại

 Tay phải cầm lưỡi lam mới đặt thẳng vuông gốc vào cơ quan, cắt xuống thànhtừng lát mỏng bằng cách kéo về mình

 Chú ý:

 Cơ quan trước khi cắt nên đặt trong nước để khỏi bị khô héo

 Lát cắt càng mỏng càng tốt, khi cắt phải kéo lưỡi lam theo một chiều nhất định,tránh kéo lưỡi lam qua lại nhiều lần và phải cắt nhiều lát để dễ lựa chọn

 Lát cắt phải luôn thẳng vuông gốc với trục cơ quan, mẫu khi cắt được vài lát,phải kiểm tra lại mặt cắt: nếu thấy xéo phải cắt bỏ phần xéo rồi mới tiếp tục cắt

 Lát cắt phải chon ngay vào dung dịch thích hợp ( nước, nước javel,…) bằngcách dùng kim mũi giáo gở nhẹ lớp dính trên khoai lang hoặc trên lưỡi lam vàcho vào đĩa đồng hồ đã để sẵn dung dịch

 Mẫu vật có thể cắt ngang hay cắt dọc tùy theo yêu cầu quan sát

Trang 7

 Vị trí cắt:

 Rễ cắt ở miền long hút hoặc miền tăng trưởng

 Thân cắt giữa 2 mấu

 Lá cắt ngang vùng gân chính gần cuống lá, không cắt ở ngọn lá

 Phương pháp làm tiêu bản soi khí khổng

Dùng kim mũi mác bóc lớp tế bào mặt trên và và mặt dưới của lá đặt lên lam kínhtiếp đến nhỏ một giọt nước cất đậy la men lại rồi lên kính quan sát (nếu khí khổngđóng dùng Glyxerin nhỏ vào để cho khí khổng mở) quan sát

2.2.3 Làm tiêu bản hiển vi tạm thời:

Lau sạch phiến kính, lá kính sau đó nhỏ một giọt nước Glyxerin hoặc nước cất giữaphiến kính, sau đó ta đặt mẫu vật cần quan sát vào giữa giọt chất lỏng đó, đậy lá kínhlại và đem lên quan sát trên kính hiển vi

2.2.4 Làm tiêu bản hiển vi cố định.

Để giữ tiêu bản giải phẫu trong thời gian dài, chúng tôi tiến hành làm tiêu bản cốđịnh mẫu vật Thông thường dùng Bomcanada pha loãng trong Xylen với tỷ lệ 2/1hoặc 1/1 để làm môi trường cố định vi mẫu

Cách làm: Sau khi cắt vi phẫu (mẫu vật) phải ngâm và tẩy sạch bằng nước Javen rồidùng axit axetic loãng để rửa mẫu, sau đó rửa lại bằng nước cất, ngâm mẫu vật vàotrong cồn 15 đến 20 phút sau chuyển sang ngâm cồn 96 độ cùng thời gian trên Sau đóchuyển vào Xylen nguyên chất 2 lần, mỗi lần 10 phút

Gắn tiêu bản: Nhỏ lên phiến kính một giọt Bomcanada sau đó để mẫu vật được xử

lý (có thể nhuộm đơn hoặc nhuộm kép) vào giữa giọt Bomcanada và đậy phiến kínhlại để nơi khô ráo thoáng mát

2.3.Phương pháp nhuộm kép bằng đỏ cacmin và xanhmetylen

Các bước tiến hành:

- Ngâm mẫu vật vừa cắt vào trong nước Javen 15 đến 20 phút

- Rửa trong nước axit axetic 1% trong 2 phút đẩ tẩy sạch hypoclorit có trongnước Javen

- Rửa thật kỹ lại bằng nước cất ít nhất 3 lần

- Ngâm lát cắt trong Xanhmetylen từ 1 đến 5 giây

- Rửa bằng nước cất 2 đến 5 phút

- Ngâm trong đỏ Cacmin từ 15 đến 20 phút

- Rửa bằng nước cất thật kỹ sau đó ta lên kính bằng nước Glyxerin

2.4 Phương pháp nhuộm 2 màu

Khi vi phẫu được nhuộm bằng dung dịch phẩm nhuộm hai màu son phèn – lụciod (carmin aluné – vert d’iod), son phèn sẽ nhuộm màu hồng vách tế bào bằngcellulose và lục iod nhuộm xanh vách tế bào tẩm mộc tố

Trang 8

• Các bước tiến hành:

- Mẫu vật sau khi được cắt thành lát mỏng lần lượt ngâm vào các dung dịch sau:

- Ngâm vào nước javel 15 phút để loại bỏ nội dung tế bào

- Rửa nước cho sạch javel (ít nhất 3, 4 lần)

- Ngâm vào Acid acetic 5 phút để tiếp tục loại bỏ nội dung tế bào và làm sạchnước javel còn sót lại

- Rửa nước (ít nhất 3, 4) lần cho đến khi không còn mùi acid acetic

- Nhuộm bằng phẩm nhuộm Son phèn – lục iod 10 phút

- Rửa nước cho sạch phẩm nhuộm và giữ mẫu vi phẫu trong nước

 Chú ý:

Luôn luôn để vi phẫu trong mặt kính đồng hồ, chỉ dùng ống nhỏ giọt để rửathay đổi nước hay dung dịch trong đĩa Tuyệt đối không nên dùng kim nhọnđụng vào vi phẫu vì khi đó các vi phẫu sẽ bể và khó quan sát (học sinh khôngcòn thời gian để thực hiện cắt nhuộm lại)

2.5 Phương pháp chụp ảnh qua kính hiển vi.

Sau khi quan sát ta chọn tiêu bản rõ nhất để chụp ảnh tùy thuộc vào kích thước

và các thành phần mà ta quan sát chụp ảnh ở độ phóng đại khác nhau

Dùng kính hiển vi với độ phóng đại từ 600 – 1000 lần để lắp máy ảnh chụp.Chụp hết các cấu trúc cần

Trang 9

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC LOÀI THUỘC CHI MOMORDICA

Sống bò hoặc leo nhờ tua cuốn, lá đơn, mọc cách, không có lá kèm Hoa đơn tính

cùng gốc hoặc khác gốc, đều mẫu 5 Đài gồm 5 lá đài, có khi dính nhau, tràng có hoa 5cánh hoa, thường dính nhau, nhị 5, rời hoặc dính Bộ nhụy gồm 3 lá noãn dính thànhbầu hạ rất đặc trưng bởi có bầu hạ và có quả mọng đặc biệt

Hoa đực có công thức là và hoa cái có công thức là :

II ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ ĐẶC ĐIỂM VI PHẪU CÁC LOÀI THUỘC CHI MOMORDICA

- Chi: Mướp đắng (Momordica)

- Tên Khoa Học: Momordica Charantia Linn

- Tên gọi khác: Khổ qua, lương qua, cẩm lệ chi

1.1 Phân bố:

Chi mướp đắng (Momordica) là một chi của khoảng 60 loài dây leo thân thảosống một năm hoặc nhiều năm thuộc họ bầu bí Chi này có nguồn gốc bản xứ ởvùng nhiệt đới Châu Á hoặc Châu Phi nhưng không rõ nguồn gốc ở nước nào.Mướp đắng là một loại dây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới , được trồngrộng rãi ở Ấn Độ, Pakistan, Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Phi vàvùng Caribe Ở Việt Nam mướp đắng được trồng ở khắp nơi, nhưng nhiều nhất là ởMiền Nam

1.2 Đặc điểm hình thái

- Thân: Cây mướp đắng là một loại dây leo, thân màu xanh lợt có gốc cạnh, ởngọn có long tơ, cây mướp đắng có đời sống khoảng một năm Kích thước dâymướp đắng khoảng bằng ngón tay út, dây bò từ 5-7m, dây leo được nhờ nhiều tuacuốn (Hình 1.2)

- Lá: đơn nhám, mọc so le, dài 5-10cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia 5-7 thùy hìnhtrứng, mép có rang cưa đều, mặt dưới lá có màu xanh nhạt hơn mặt trên, gân lá nổi

rõ ở trên mặt dưới, phiến lá có long ngắn (Hình 1.2)

Trang 10

- Hoa: mộc đơn độc ở kẻ lá, hoa đực, hoa cái cùng gốc, có cuống dài, cánh hoa màuvang nhạt, đường kính của cánh hoa chừng 2cm, hoa đực có ống dài ngắn, trànggồm 5 cánh mỏng hình bầu dục, nhị (nhụy) rời nhau Hoa cái có đài và tràng giốngvới hoa đực (Hình 1.2)

- Trái: hình thoi dài 8-15 cm, gốc và đầu thon nhọn, trên mặt vỏ quả có nhiều u sầnsùi nổi lên to nhỏ không đồng đều Trái chưa chin có màu vàng xanh, khi chin cómàu vàng hồng Vì thế ở Trung Quốc mướp đắng (khổ qua) còn có tên là hồngdương, hồng cô nương Khi chin, trái tét từ đầu ra, tách ra làm 3 phần (Hình 1.2) Trái mướp đắng có nguồn vitamin C khá phong phú cùng với nhiều loại axit cầnthiết cho cơ thể con người Trái mướp đắng khi còn xanh chứa 188g vitamin Ctrong 100g phần ăn được, nếu để chin tỷ lệ vitamin C còn một nữa

Trái mướp đắng khi nấu mất đi 40% lượng vitamin này Ở Ấn Độ và Philipinngười ta còn dùng ngọn non và lá non của dây mướp đắng để làm rau ăn

Hạt mướp đắng dẹt dài 13 - 15mm, rông 7 - 8mm, trông gần giống hạt bí ngônhưng có khứa và màng bao bọc, quanh hạt khi chin màng có màu đỏ máu nhưmàng gấc (Hình 1.2)

Trang 11

E F

Hình 1.2 Đặc điểm hình thái cây mướp đắng (Momordica Charantia Linn)

A.Thân cây mướp đắng, B Hoa cây mướp đắng, C Trái mướp đắng, D Trái mướpđắng chin, E Lá cây mướp đắng, F Hạt cây mướp đắng

1.3.Thành phần hóa học:

- Theo tài liệu của Trường Đại Học Purdue về các loại rau quả Châu Á nhập vào

Mỹ, khổ qua có nhiều nước, protein, lipid, carbohydrat, vitamin A, B1, B2, C, khoángchất như Calcium, Potassium, magné, sắt, kẽm

- Theo phân tích của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, thành phần dinh dưỡng trong 100gam quả khổ qua tươi (phần vỏ quả) có các chất như sau: (nguồn Cơ sở dữ liệu bộNông Nghiệp USDA)

Chất béo không no đơn 0.033 g

Chất béo không no đa 0.078 g

Trang 12

Cơ chế đề nghị là tạo được tế bào beta, tăng hấp thụ glucose vào mô, tổng hợpglycogen trong gan và cơ bắp, tạo triglyceride trong mô mỡ và tân tạo glucose(gluconeogenesis) Một báo cáo khác đưa ra cơ chế tăng sử dụng đường trong gan thay

vì tăng tiết insulin Nghiên cứu enzym gan chứng minh hoạt động hạ đường của mướpđắng không cải thiện dung nạp đường ở chuột, nhưng ức chế thành lập glucose trongmáu do ức chế enzym glucose-6- phosphstase và fructose-1, 6-biphosphatase, đồngthời tăng cường oxýt hóa glucose qua lối G6PDH Tác dụng hạ đường cũng có sự tham

dự của cytochrome P450 và glutathiose-S- transferase ở gan chuột bị bệnh tiểu đường.Một báo cáo cho thấy mướp đắng làm chậm tiến trình bệnh võng mạc (biến chứngbệnh tiểu đường) ở chuột bị tiểu đường khi uống cao quả mướp đắng Nhưng ít nhấtcũng có một nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng hạ đường ở chuột bị bệnhtiểu đường khi cho uống dạng bào chế đông khô mướp đắng trong 6 tuần

Mướp đắng cải thiện dung nạp đường ở người Một nghiên cứu thực hiện ở 18người tiểu đường loại II thành công 73% khi dùng nước ép mướp đắng Một báo cáokhác cho biết giảm 54% lượng đường sau bữa ăn, và giảm 17% lượng hemoglobinA1C ở 6 bệnh nhân dùng 15g dịch chiết mướp đắng Thử nghiệm dùng nước ép tươiquả mướp đắng ở 160 bệnh nhân kiểm soát được bệnh tiểu đường Mướp đắng khônglàm insulin tiết ra nhưng tăng sử dụng carbohydrate Phytomedicine năm 1966 mô tảtính chữa bệnh tiểu đường của mướp đắng trong ống nghiệm, trên thú vật và người, cơchế tác dụng và thành phần hóa học của mướp đắng

- Tính kháng khuẩn:

Cao rể và lá có tính kháng khuẩn Một nghiên cứu báo cáo cao mướp đắng có tính trụ

tế bào 33,4% và momorcharin có tính chống u bướu và có thể ức chế tổng hợp protein.Tương tự, cây ức chế sinh sản siêu vi gồm polio, herpes simplex I và HIV Một nghiêncứu mướp đắng kháng khuẩn pseudomonas nhưng không hứa hẹn trong toàn nghiêncứu Tính chống siêu vi cũng được tái xét.Tính độc hại di thể (gemotoxic effects):Mướp đắng phá hoại di thể Aspergillus mudulans và độc với tế bào ung thư máu

Trang 13

- Tính chống thụ thai:

Một protein trong cây mướp đắng có hoạt tính chống sinh sản ở chuột đực Uống caoquả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năngsinh tinh trùng Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch.Momorcharin có khả năng làm hư thai Chuột và thỏ có thai bị xuất huyết tử cung khiuống nước mướp đắng, nhưng không xảy ra ở chuột không có thai Quả chín được bảo

có tính sinh kinh nguyệt

- Những tính chất khác:

Tính giảm đau và chống viêm phụ thuộc liều lượng thấy ở chuột như đầy hơi, loét, khótiêu, táo bón, kiết lỵ hay trĩ Chữa các bệnh ngoài da như nhọt, phỏng, nhiễm trùng,ghẻ, bệnh vẩy nến Mướp đắng còn dùng như là chất diệt côn trùng, và có tính hạ áphuyết

1.5 Đặc điểm vi phẫu:

Rễ:

Trang 14

- Tên khoa học: Momordica Charantia L.var.abbreviata Ser.

- Tên gọi khác: Khổ qua rừng, lương qua, cẩm lệ chi

2.1 Phân bố.

Mướp đắng là loài cây hoang dại của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp cácchâu lục Từ thời xa xưa, Mướp đắng được trồng lần đầu tiên ở Đông Ấn và NamTrung Quốc, được sử dụng như loại rau quả giàu chất sắt và vitamin C Sau đó câyđược du nhập sang châu Phi và châu Mỹ Latinh Mướp đắng phân bố khá rộng rãi ởmiền Nam Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây…), một số nước Nam Ánhư Ấn Độ, Malaysia… Ở Việt Nam, có thể thấy cây Mướp đắng rừng ở khu vực cáctỉnh trung du và miền núi, miền Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước,

Bà Rịa- Vũng Tàu và khu vực Tây Nguyên

Cây sinh trưởng nhanh trong mùa mưa ẩm, hoa thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng Saukhi trái già, cây sẽ tàn lụi và kết thúc vòng đời sau 4-5 tháng tồn tại Hiện nay, Mướpđắng rừng vẫn còn tồn tại chủ yếu ở dạng quần thể mọc hoang tuy nhiên ở một số nơi

đã được gieo trồng, thu hoạch

2.2 Đặc điểm hình thái.

- Thân: Dây leo bằng tua cuốn Tua cuốn không phân nhánh, dạng sợi mảnh, dai, màu

xanh lục nhạt, phủ nhiều lông trắng mịn, mọc ở nách lá Thân non màu xanh lục nhạt,

có tiết diện đa giác, phủ đầy lông trắng mịn, thân già có màu xanh lục đậm.(Hình 2.2)

- Lá: đơn, mọc so le, không có lá kèm Phiến lá có lông nhám và có thùy dạng chânvịt, thùy hình bầu dục, đầu thùy nhọn hoặc hơi tù, mép có răng cưa cạn đầu nhọn, thùygiữa kích thước 3-4 x 2,5-3 cm, các thùy bên kích thước 2,5-3,5 x 2-2,5 cm Phiến lámàu xanh lục ở đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới Gân lá hình chân vịt với 5 gân chínhnổi rõ ở mặt dưới, các gân phụ tạo thành hình mạng Trên gân chính phủ đầy lông dàitrắng mịn, gân mặt dưới nhiều lông hơn gân mặt trên Cuống lá màu xanh lục nhạt,mặt trên lõm có hai mép màu xanh lục đậm, mặt dưới lồi và có nhiều lông hơn mặttrên, dài 2,5-3 cm Hệ thống ở nách lá gồm các cơ quan: 1 chồi, 1 tua cuốn, 1-2 hoađực hoặc 1-2 hoa cái (Hình 2.2)

- Hoa: mọc riêng lẻ ở nách lá, đơn tính cùng gốc, đều, mẫu 5

Hoa đực: cuống hoa màu xanh lục nhạt, dài 6-8 cm, phủ đầy lông trắng mịn Lá bắccách gốc cuống hoa 2-3 cm, không cuống, hình thận, màu lục đậm mặt trên, nhạt mặtdưới, kích thước 0,7-0,9 x 0,5-0,7 cm, gân lá hình chân vịt với 5 gân chính, gân giữa

Ngày đăng: 16/06/2019, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w