Chọn mua CPU Bạn nên chọn mua CPU đầu tiên, khi chọn CPU bạn cần quan tâm các thông số sau : Tốc độ : Bạn muốn mua CPU có tốc độ bao nhiêu GHz là tuỳ theo nhu cầu công việc, các công việ
Trang 1Bài 1 - Chọn thiết bị cho một bộ máy tính
Chọn thiết bị cho một bộ máy tính
1 Chọn mua CPU
Bạn nên chọn mua CPU đầu tiên, khi chọn CPU bạn cần quan tâm các thông số sau : Tốc độ : Bạn muốn mua CPU có tốc độ bao nhiêu GHz là tuỳ theo nhu cầu công việc, các công việc liên quan đến đồ hoạ như xử lý ảnh, thiết kế đồ hoạ, game 3D thì bạn cần mua chip Pentium có tốc độ >= 2GHz
Chủng loại : Bạn chọn chíp Pentium hay Celeron, nếu là máy tính dùng cho các ứng dụng đồ hoạ thì bạn nên chọn chíp Pentium, chíp Celeron chỉ phù hợp cho các ứng dụng văn phòng
Kiểu chân cắm: Chíp Intel có hai loại chân cắm là Soket 478 và Soket 775, ngoài
ra kiểu chân cắm Socket 939 chỉ dùng cho Chíp hãng AMD, nếu bạn muốn mua Chíp
2 nhân hoặc 4 nhân của Intel thì chỉ có ở Soket 775
Số lõi ( Core ): Với cùng một tốc độ GHz nhưng chíp Dual Core ( 2 lõi ) có tốc độ
xử lý nhanh gần gấp đôi chíp thường, chíp Core 2 Duo ( 4 lõi ) có tốc độ gấp hơn 2 lần chíp thường, thông thường bạn chọn chíp Dual Core khi tốc độ chíp thường không thoả mãn nhu cầu của bạn vì giá thành của Chíp này vẫn khá đắt
Tốc độ Bus ( FSB ) : Đây là tốc độ truyền dữ liệu ra vào qua chân CPU, tốc độ này càng nhanh thì càng tốt, tuy nhiên tốc độ này phải được Mainboard hỗ trợ, vì vậy tốc
độ FSB càng cao thì bạn phải mua Mainboard càng đắt tiền
Trang 2Chíp Pentium 4 Soket 478
Chíp Pentium 4 thường Soket 775
Chíp Dual Core có hiệu quả xử lý gấp gần 2 lần chíp thường cùng tốc độ
Trang 3Chíp Core 2 Extreme có hiệu quả xử lý gấp trên 2 lần chíp thường cùng tốc độ
Chíp Core 2 Quad có hiệu quả xử lý gấp khoảng 4 lần chíp thường cùng tốc độ
2 Chọn mua Mainboard
Sau khi đã có CPU bây giờ bạn phải chọn Mainboard thoả mãn các điều kiện sau: Socket ( đế cắm CPU ) : Bạn phải mua Mainboard có đế cắm hợp với kiểu chân CPU, Mainboard Pen 4 hiện nay có 3 kiểu chân CPU là Soket 478, Soket 775 và Soket 939 trong đó Soket 775 là phổ biến nhất
Support FSB : Đây là FSB mà Mainboard hỗ trợ, mỗi Mainboard có thể hỗ trợ từ 2 đến 3 tốc độ FSB, bạn phải mua Mainboard có tốc độ FSB hỗ trợ CPU mà bạn đã chọn
Khe SATA : Nếu bạn muốn sử dụng ổ cứng SATA thì Mainboard phải có khe SATA, hầu hết các Mainboard ngày nay đều hỗ trợ khe cắm này
Card PCI Express 16X : Nếu bạn muốn sử dụng Card màn hình đồ hoạ mạnh thì bạn nên mua Mainboard có hỗ trợ Card này
Trang 4
Mainboard có đế cắm CPU là Soket 775
Câu hỏi ?? - Một Mainboard lắp được chíp Pentium thường thì có lắp được chíp
Dual Core không ?, biết rằng hai chíp này có cùng Soket và cùng FSB
Trả lời : Lắp được nếu như chíp Dual Core đó có Soket và FSB mà Mainboard hỗ
trợ, tuy nhiên thì chíp Dual Core hay Core 2 Duo thường có tốc độ FSB cao hơn chípthường, vì vậy bạn chỉ cần quan tâm đến FSB xem Mainboard nó có Support không
Tốc độ RAM BUS : Mỗi Mainboard thường hỗ trợ từ 2 đến 3 tốc độ BUS của RAM, bạn phải mua RAM có tốc độ BUS thuộc phạm vi Mainboard hỗ trợ Ngoài ra bạn nên mua RAM có tốc độ BUS theo CPU như sau: Lấy tốc độ Bus của CPU chia
2 rồi tăng lên một nấc là tối ưu nhất : ( nếu tốc độ này mà Main không hỗ trợ thì bạn chọn bằng 1/2 tốc độ Bus của CPU )
BUS RAM = FSB(CPU) / 2 => rồi tăng lên một nấc
Ví dụ : Bạn đã mua CPU có FSB = 800MHz thì bạn chọn BUS RAM như sau:
BUS RAM = 800 / 2 = 400MHz => tăng lên 1 nấc là 533MHz
Dung lượng RAM : Dung lượng RAM tính bằng MB, nó không ảnh hưởng đến độ tương thích, bạn chọn dung lượng càng cao càng tốt nhưng không được nhỏ hơn 256MB
Trang 5Thanh DDR có 184 chân, có các loại Bus là 200, 266, 333, 400MHz
Khi mua RAM, dung lượng càng cao càng tốt còn tốc độ Bus phải được Mainboard
hỗ trợ và phù hợp với Bus của CPU
Thanh DDR2 có 240 chân có các loại Bus 400, 533, 667 và 800MHz
4 Chọn mua Card Video:
- Nếu bạn mua Mainboard đã có Card onboard thì bạn không cần quan tâm đến đều này nữa
- Nếu Mainboard chưa có thì khi bạn lắp Card Video, bạn cần xem Mainboard hỗ trợ Card loại gì AGP hay PCI Express và từ đó bạn cần mua Card phù hợp, với Card AGP bạn nên dùng Card 8X
Card Video chuẩn AGP 8x
Trang 6Card Video chuẩn PCI Express 16x
Trên các Mainboard ngày nay hầu hết đều hỗ trợ hai loại ổ cứng là ổ ATA theo chuẩn cũ gắn trên khe IDE và ổ SATA theo chuẩn mới gắn trên khe SATA
Bạn có thể mua ổ cứng nào cũng được, dung lượng và số vòng quay / phút càng cao càng tốt mà không ảnh hưởng gì đến độ tương thích, tuy nhiên các ổ SATA có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn vì vậy làm cho hệ thống của bạn chạy nhanh hơn
Trang 7Nếu bạn mua ổ ATA thì gắn vào khe IDE theo cáp song song, nếu bạn mua
ổ SATA thì gắn vào khe SATA bằng cáp SATA như ảnh minh hoạ ở trên
- Nếu bạn chỉ có nhu cầu sử dụng đĩa VCD hay đĩa Data thông thường thì bạn mua ổ
CD ROM
Các ổ đĩa CD ROM hay DVD ngày nay vẫn sử dụng chuẩn giao tiếp IDE
- Nếu bạn thỉnh thoảng có nhu cầu ghi dữ liệu vào đĩa CD thì mua ổ R/W CDROM
- Nếu bạn có nhu cầu xử dụng đĩa DVD thì bạn phải mua một ổ đĩa DVD
Trang 8
7 Chọn mua Case & Bộ nguồn
- Bạn nên mua một bộ nguồn có công suất tối thiểu là 400W, riêng bộ nguồn bạn không nên tiết kiệm bởi vì nếu một bộ nguồn chạy không ổn định có thể làm hư hỏngcác bộ phận khác như Mainboard, CPU v v
- Case ( vỏ máy ) bạn có thể chọn một Case theo sở thích
8 Chọn mua Card Sound ( card âm thanh )
- Nếu Mainboard không có Card âm thanh Onboard thì bạn phải lắp thêm Card âm thanh để nghe nhạc
- Card âm thanh có rất nhiều loại từ vài chục ngàn đến hàng triệu, bạn có thể lắp loại Card gì cũng được tuỳ theo sở thích nghe nhạc của bạn
Card âm thanh ( Card Sound ) gắn vào khe PCI, Card đắt tiền đồng
nghĩa với chất lượng âm thanh cao hơn
9 Chọn mua Card Net ( card mạng )
- Nếu Mainboard không có Card mạng Onboard thì bạn phải lắp thêm Card Net để cóthể kết nối máy tính vào mạng Internet ADSL hoặc kết nối nhiều máy tính với nhau
Trang 9- Bạn cũng có thể mua Card Net bất kỳ của hãng SX nào nó đều tương thích với máy tính của bạn, tốc độ Card Net càng cao thì bạn truy cập Internet càng nhanh
Card Net ( Card mạng ) gắn vào khe PCI
10.Chọn mua Chuột & Bàn phím
- Bạn có thể mua bất kỳ loại bàn phím và loại chuột nào mà bạn thích, máy tính của bạn đều sử dụng được
11.Chọn màn hình Monitor
- Bạn có thể mua bất kể loại màn hình nào mà bạn thích kể cả màn hình cũ, nhưng bạn lưu ý về độ phân giải của nó, độ phân giải của màn hình càng cao thì càng tốt
Trang 111 - Chuẩn bị Mainboard
2 - Chuẩn bị CPU và Quạt(CPU phải có BUS được Mainboard hỗ trợ)
Trang 123 - Chuẩn bị RAM
(RAM phải được Mainboard
hỗ trợ về chủng loại và tốc độ BUS)
4 - Chuẩn bị Card Video
(Card Video phải được
Mainboard hỗ trợ như Card AGP hay PCI Express)
Trang 147 - Chuẩn bị bộ nguồn ATX khoảng 400 đến 500W
8 - Chuẩn bị thùng máy- CASE
Trang 159 - Cáp ổ cứng, ổ CD ROM vàcáp nguồn cho ổ cứng SATA
10 - Lắp CPU vào Mainboard(Nâng nắp đậy Socket của CPU lên)
Trang 1612 - Đặt CPU vào Socket(Bạn không thể đặt ngược được vì Socket có phần khuyếttrùng với phần khuyết của CPU)
13 - Hạ cần xuống để giữ cố định CPU
Trang 1714 - Bôi chút mỡ dẫn nhiệt lên lưng của CPU
15 - Lắp quạt làm mát cho CPU vào đúng vị trí
Trang 1816 - Ấn chốt giữ ở bốn góc củaquạt làm mát xuống
17 - Lắp thanh RAM vào Mainboard
(Nếu bạn sử dụng 2 thanh RAM thì phải có cùng chủng loại, cùng tốc độ BUS)
Trang 1918 - Lắp Card Video Express hoặc Card AGP vào khe cắm Video
(Nếu Mainboard đã có Video
on board thì bỏ qua bước này)
19 - Cấp nguồn cho
Mainboard
Trang 2020 - Chú ý chiều cắm cáp nguồn
21 - Cắm dây nguồn 4 sợi cho Mainboard
(Dây 4 sợi sẽ cấp điện cho CPU)
Trang 2122 - Chú ý chiều cắm
23 - Đấu màn hình vào, dùng
tô vít hoặc panh chập hai chân PWR SW (chân công tắc trên Mainboard) để mở nguồn và kiểm tra
- Nếu máy phát ra một tiếng bíp sau vài giây bật nguồn điềunày chứng tỏ các thiết bị đã hoạt động tốt
Trang 2224 - Màn hình đã hiển thị phiên bản BIOS chứng tỏ rằng các thiết bị lắp đặt đã hoạt động tốt
25 - Tháo nguồn và Card video ra, chỉ để lại CPU và RAM trên Mainboard để chuẩn bị lắp vào thùng máy
Trang 2326 - Lắp cái chắn ở phía sau của thùng máy
27 - Chuẩn bị ốc để đỡ
Mainboard
Trang 2428 - Lắp các ốc đỡ Mainboard tại các vị trí mà Mainboard có
lỗ chân ốc
29 - Đặt Mainboard vào đúng
vị trí trong thùng máy
Trang 2530 - Bắt các ốc để giữ
Mainboard, không nên vặn quáchặt sẽ bị dập Main
31 - Lắp bộ nguồn vào thùng máy và bắt chặt các ốc giữ
Trang 2632 - Lắp ổ cứng vào vị trí
33 - Bắt 4 ốc để giữ ổ cứng
Trang 2734 - Lắp ổ CD ROM vào
35 - Đấu dây nguồn cho ổ cứng SATA
Trang 2836 - Chú ý chiều của rắc cắm dây nguồn có khoá hình chữ L
37 - Đấu cáp nguồn cho ổ cứng
Trang 2938 - Đấu cáp tín hiệu cho ổ cứng SATA
39 - Bạn không thể đấu ngược cáp vì đầu cáp có khoá hình chữ L
Trang 3040 - Đấu cáp tín hiệu cho ổ cứng SATA
41 - Đấu cáp tín hiệu cho ổ CDROM vào khe IDE
(Chân cắm ở giữa chia cáp ra thành hai đoạn thì bạn quay chiều đoạn dây dài về phía Mainboard)
Trang 3142 - Đấu cáp tín hiệu vào ổ CDROM
43 - Cấp nguồn cho ổ CD ROM
Trang 3244 - Đấu các dây công tắc của
vỏ máy vào Mainboard
- POWER LED - Dây đèn báo nguồn
- POWER SW - Dây công tắc
Trang 3346 - - Các dây công tắc và loa thì không phân biệt chiều âm dương
47 - Lắp Card Video vào khe
mở rộng (Nếu máy chưa có Card on board)
Trang 3448 - Lắp Card Net vào khe mở rộng PCI
(Nếu máy có on board thì thôi)
49 - Công việc lắp ráp đã hoàntất, bạn hãy cắm điện và bật công tắc, nếu máy phát ra một tiếng bíp và hiện lên màn hình phiên bản BIOS là xong
=> Bây giờ bạn bắt tay vào càiđặt và phân vùng cho đĩa cứng, công việc sẽ được đề cập ở bài sau >>>>