1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TS247 DT de thi thu thptqg mon ngu van chuyen ha tinh nam 2019 co loi giai chi tiet 35230 1554697235

5 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 520,97 KB

Nội dung

Nguyễn Hồng Lam, Cần tỉnh táo và lựa chọn đúng đắn, http://vnca.cand.com.vn/dien-dan-van-nghe-cong-an/Van-hoa-tranh-luan-tren-mang-xa-hoi-518392/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 1.Nhận biết

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH

***

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm có 2 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:

Số báo danh:

Mục tiêu:

Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:

- Kiến thức làm văn, tiếng Việt

- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm

- Kiến thức đời sống

Kĩ năng:

- Kĩ năng đọc hiểu văn bản

- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học)

I – ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) (ID: 328996)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Càng ngày, những vấn đề chính trị, thời sự của xã hội đất nước càng được quần chúng nhân dân quan tâm nhiều hơn, bàn luận nhiều hơn Gia tăng không khí tranh biện sôi nổi có thể xem là một tín hiệu tích cực, dân chủ trong lộ trình phát triển văn hóa xã hội Người dân đang ngày càng cởi mở và có trách nhiệm đối với xã hội và đất nước – một thể hiện rõ nét của ý thức công dân

Nhưng văn hóa tranh biện đang bộc lộ những lỗ hổng, những khiếm khuyết, lệch lạc… khó có thể khắc phục trong một sớm một chiều Điều này xuất hiện không chỉ trên mạng xã hội mà ngay cả trên báo chí và hệ thống truyền thông chính thống

Người Việt hiếu thắng khi tranh luận Người Việt hăng tranh cãi để giành phần hơn, phần thắng nhưng rất thiếu chỗ dựa, cơ sở lý tính đầy đủ và chính xác đề làm sáng tỏ chân lý Điều này dường như trùng khít với một nhận định được đưa ra trong cuốn “Tâm lý học đám đông” của Gustave Le Bon: “Cái đáng sợ nhất là người ta không nói bằng tiếng nói của bản thân, mà luôn núp sau một tập thể, nâng cao nó thành tiếng nói của một giai tầng trong xã hội và tự cho mình là chính nghĩa tuyệt đối”

Người ta dễ thấy rằng người Việt đang trong giai đoạn thiếu, hoặc yếu nền tảng văn hóa tranh luận Chúng ta chỉ có ngôn từ để cãi vã và hơn thua

Trang 2

Trên mạng xã hội, người ta dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông, hoặc ưa lợi dụng tâm lý đám đông để che giấu trách nhiệm của bản thân Tự nhiên chủ nghĩa, người ta cho rằng không cần tôn trọng đối thủ tranh biện, tha hồ xỉ vả, văng tục, “chụp mũ” người đối thoại Đó là cách tự hạ mình, lưu manh hóa khi tranh luận Dữ kiện đưa ra không giúp trở thành lập luận làm sáng tỏ vấn đề, chỉ thỏa mãn việc trút bức xúc của bản thân và chà đạp đối thủ Tinh thần cao cả, trong sáng, hướng thượng trong tranh luận biến mất

(Nguyễn Hồng Lam, Cần tỉnh táo và lựa chọn đúng đắn, http://vnca.cand.com.vn/dien-dan-van-nghe-cong-an/Van-hoa-tranh-luan-tren-mang-xa-hoi-518392/)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1.Nhận biết

Những khiếm khuyết trong tranh luận của người Việt được tác giả đề cập đến trong văn bản trên là gì?

Câu 2.Thông hiểu

Phân biệt giữa tranh cãi và tranh luận?

Câu 3 Thông hiểu

Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: Không cần tôn trọng đối thủ tranh biện, tha hồ xỉ vả, văng tục, “chụp mũ” người đối thoại… Đó là cách tự hạ mình, lưu manh hóa khi tranh luận?

Câu 4: Thông hiểu

Anh/chị có đồng tình quan điểm: Người Việt đang trong giai đoạn thiếu, hoặc yếu nền tảng văn hóa tranh luận

Vì sao?

II.LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) (ID: 328901) Vận dụng cao

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của mình về một cuộc tranh luận có văn hóa

Câu 2 (5.0 điểm) (ID: 328902) Vận dụng cao

Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp sông Hương với

vẻ đẹp của người con gái Ở thượng nguồn dòng chảy: Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại Khi đến thành phố Huế: Hình như trong khoảnh khắc chừng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya (Hoàng Phủ Ngọc Tường – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr 198 và tr 200)

Anh (chị) hãy phân tích hình tượng sông Hương trong hai lần miêu tả trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp khác nhau của dòng sông này

-HẾT -

Trang 3

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Cách giải:

Những điểm yếu trong tranh luận của người Việt:

- Người Việt hiếu thắng khi tranh luận

- Người Việt hăng tranh cãi để giành phần hơn, phần thắng nhưng rất thiếu chỗ dựa, cơ sở lý luận đầy đủ và chính xác để làm sáng tỏ chân lý

2

Phương pháp: phân tích, lý giải

Cách giải:

- Tranh cãi: bàn cãi một vấn đề nào đó một cách gay gắt để phân đúng sai nhưng không dựa trên

lý lẽ nào

- Tranh luận: bàn bạc, lý giải, phân tích một vấn đề nào đó dựa trên những lý lẽ cụ thể để tìm ra lẽ phải

3

Phương pháp: phân tích, lý giải

Cách giải:

- Tác giả cho rằng như vậy là bởi: khi tranh biện, luận bàn một vấn đề nào đó mà bạn chỉ hướng đến việc chiến thắng của bản thân mà không nghĩ về sự hợp lý của vấn đề bạn bảo vệ, hạ thấp đối phương thì cũng chính bạn là một người thiếu văn hóa, từ đó hạ thấp giá trị của bản thân

4

Phương pháp: phân tích, lý giải

Cách giải:

- Đồng ý với quan điểm của tác giả

- Vì: văn hóa tranh luận ở Việt Nam chỉ mới xuất hiện, trong giai đoạn đầu của văn hóa tranh luận chắc chắn sẽ có nhiều hạn chế, yếu về lý luận, hiểu sai về tranh luận từ đó chưa hình thành được văn hóa tranh luận Để tranh luận trở thành một văn hóa cần có tri thức, kĩ năng trong các vấn đề, tiếp xúc và xử lý các vấn đề đó

2 Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp

Cách giải:

1 Giới thiệu vấn đề: tranh luận có văn hóa

2 Bàn luận vấn đề

- Tranh luận: bàn bạc, lý giải, phân tích một vấn đề nào đó dựa trên những lý lẽ cụ thể để tìm ra lẽ phải

=> Bàn bạc, tranh luận bất cứ vấn đề nào cũng cần phải có văn hóa

- Văn hóa tranh luận:

+ Tranh luận bất cứ vấn đề nào cũng cần có văn hóa tức là phải có tri thức về vấn đề đó, nêu lên được quan điểm cá nhân

Trang 4

+ Tranh luận vấn đề phải dựa trên cơ sở lý luận cụ thể, không tranh luận “cùn”, “cãi cố”

+ Bảo vệ ý kiến bản thân nhưng đồng thời cũng phải tôn trọng ý kiến của đối phương, không hạ

bệ, sỉ nhục họ

- Khi tranh luận có văn hóa dù quan điểm của mình có đúng hay sai cũng sẽ được người khác tôn trọng; không chỉ vậy còn khẳng định được giá trị của bản thân

- Hiện nay văn hóa tranh luận ở Việt Nam vẫn còn là một điểm yếu Vì vậy, giới trẻ là người có học thức khi tranh luận bất cứ điều gì cũng cần có văn hóa, để khẳng định cái tôi của bản thân cũng như giá trị của chính mình

3 Tổng kết

3 Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp

Cách giải:

• Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một trong những nhà văn chuyên về bút kí Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4 -1 – 1981, in trong tập sách

cùng tên Bài bút kí có ba phần, văn bản dưới đây trích phần thứ nhất

• Phân tích hai chi tiết

a) Sông Hương được so sánh với “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”- vẻ đẹp của

dòng sông ở thượng nguồn, khi nằm giữa không gian núi rừng Trường Sơn

- Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông giống

như bản trường ca của rừng già, toát lên vẻ đẹp vừa hùng tráng (“rầm rộ giữa bóng cây đại

ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”) vừa trữ

tình (“cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa

đỗ quyên rừng”), mang một sức sống mãnh liệt

- Biện pháp so sánh kết hợp nhân hóa đã gợi ra vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của dòng

sông Nó hiện lên như một con người có cá tính và tâm hồn “rừng già đã hun đúc cho nó một bản

lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”

-> sông Hương ở thượng nguồn hoang dại, phóng khoáng nhưng không kém phần trữ tình, dịu dàng, bí ẩn Tác giả đã thực sự kì công để khám phá và hết sức tinh tế để thấu hiểu cái phần đời

mà “dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong

những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”

b) Sông Hương được liên tưởng với “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” - vẻ đẹp của

dòng sông được cảm nhận từ góc nhìn văn hóa

- Cái nhìn này trước hết có cơ sở từ thực tế: Sông Hương là dòng sông âm nhạc, đây cũng là nét riêng không thể lẫn của sông Hương với các dòng sông khác của đất nước

- Điểm gặp gỡ của cả nền âm nhạc cổ điển cũng như những câu hò dân gian là đều đã được sinh

thành trên mặt nước sông Hương, nên nó chỉ vang lên hay nhất “trong một khoang thuyền nào đó,

giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya” Điều này càng rõ hơn khi tác giả đã từng

trải nghiệm cảm giác thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát

- Theo tác giả, sở dĩ “những bản đàn đã đi suốt đời Kiều” hay đến thế, làm thổn thức lòng người đến thế là do Nguyễn Du đã “bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu”

để cảm nhận và truyền tải được cái thần cái hồn của nền âm nhạc Huế trong đó Cho nên có “một

người nghệ nhân già, từng chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều

“Trong như tiếng hạc bay qua- Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”… Đến câu ấy, người nghệ

Trang 5

cảnh” (một bản nhạc cổ Huế tương truyền do Tự Đức sáng tác)

* Nhận xét:

+ Bằng những so sánh, liên tưởng độc đáo, tác giả đã tái hiện vẻ đẹp phong phú của sông Hương

từ góc nhìn địa lí và góc nhìn văn hóa:

từ góc nhìn địa lý, theo thủy trình từ thượng nguồn về hạ lưu, dòng sông mang một vẻ đẹp trọn vẹn, hài hòa giữa hình dáng bên ngoài với tâm hồn sâu thẳm bên trong

từ góc nhìn văn hóa, con sông của xứ Huế vốn đã rất đẹp ở diện mạo, dáng vẻ lại càng đằm thắm

và đầy sức mê hoặc ở chiều sâu tâm hồn + Thiên nhiên xứ Huế và dòng sông Hương luôn gắn bó, gần gũi với con người Qua điệu chảy của dòng sông nhà văn thấy được tính cách con người xứ Huế HPNT đã nhìn sông Hương như một thiếu nữ xinh đẹp và tài hoa, dịu dàng và cũng đầy cá tính Vẻ đẹp nữ tính ấy của sông Hương giống như đời sống, như tâm hồn của con người xứ Huế

+ Qua hình tượng sông Hương, người đọc còn thấy được vẻ đẹp của người cầm bút: một tình yêu say đắm với dòng sông, với quê hương xứ sở, và trên hết là với đất nước mình

* Đặc sắc nghệ thuật

+ Sức hấp dẫn của hình tượng sông Hương trước hết đến từ ngòi bút của HPNT: một cây bút tài hoa giàu trí tuệ, am hiểu sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương; một sức liên tưởng, tưởng tượng phong phú và sáng tạo

+ Các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa… gắn liền với những liên tưởng bất ngờ, thú vị cũng đã tạo nên những góc nhìn đa sắc về sông Hương, đưa người đọc đi từ thích thú này đến thích thú khác

+ Nhà văn đã sáng tạo được những trang văn đẹp, được dệt nên bởi một kho từ vựng phong phú, uyển chuyển và rất giàu hình ảnh

• Tổng kết

Ngày đăng: 15/06/2019, 01:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w