liên hệ 0353.764.719 để mua tài liệu bằng thẻ cao điện thoại
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO THỊ KIM BIÊN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE
Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VÀ BÀI HỌC
CHO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
HÀ NỘI - 2019
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO THỊ KIM BIÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS TS Lưu Ngọc Trịnh
2 TS Lại Lâm Anh
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi Tất cả số liệu và những trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc chính xác
và rõ ràng Những phân tích của luận án chƣa từng đƣợc công bố ở một công trình nào
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Nghiên cứu sinh
Đào Thị Kim Biên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài “Phát triển du lịch
MICE ở một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam”, tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên Học viện Khoa học Xã hội, Khoa Quốc tế học Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh và TS Lại Lâm Anh, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, tâm huyết và rất trách nhiệm trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè đồng nghiệp ở nơi tôi công tác đã quan tâm,
hỗ trợ và tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận án tiến sĩ
Cuối cùng tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn cổ vũ và động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận án này
Trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh
Đào Thị Kim Biên
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN 7
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu về lý thuyết phát triển du lịch MICE 7
1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước 7
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 10
1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu về thực tiễn phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á và Việt Nam 12
1.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước 12
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước 18
1.3 Đánh giá về tình hình nghiên cứu, khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án 23
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH MICE VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE 25
2.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Du lịch MICE 25
2.1.1 Nội hàm của du lịch MICE 25
2.1.2 Đặc điểm loại hình du lịch MICE 30
2.2 Một số vấn đề lý luận về phát triển Du lịch MICE 34
2.2.1 Quan điểm về phát triển du lịch MICE 34
2.2.2 Một số lý thuyết kinh tế với phát triển du lịch MICE 36
2.2.3 Điều kiện phát triển loại hình du lịch MICE 43
2.2.4 Biện pháp phát triển loại hình du lịch MICE 48
2.2.5 Đánh giá về phát triển du lịch MICE 53
2.3 Thực tiễn phát triển loại hình Du lịch MICE 57
2.3.1 Bối cảnh và xu hướng toàn cầu tác động đến loại hình du lịch MICE 57
2.3.2 Lợi ích từ phát triển du lịch MICE 60
2.3.3 Lịch sử phát triển của du lịch MICE 64
2.3.4 Khái quát tình hình phát triển du lịch MICE trên thế giới 66
Chương 3: PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI MỘT SỐ NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ CHÂU Á 69
3.1 Phát triển du lịch MICE ở Singapore 69
3.1.1 Thành tựu trong phát triển du lịch MICE ở Singapore 69
3.1.2 Điều kiện cho phát triển du lịch MICE ở Singapore 73
Trang 63.1.3 Các chính sách, biện pháp phát triển du lịch MICE ở Singapore 76
3.2 Phát triển du lịch MICE ở Hồng Kông (Trung Quốc) 86
3.2.1 Thành tựu trong phát triển du lịch MICE ở Hồng Kông (Trung Quốc) 86
3.2.2 Điều kiện cho phát triển du lịch MICE ở Hồng Kông (Trung Quốc) 89
3.2.3 Các chính sách, biện pháp phát triển du lịch MICE ở Hồng Kông (Trung Quốc) 91
3.3 Phát triển du lịch MICE ở Thái Lan 96
3.3.1 Một số thành tựu cơ bản trong phát triển du lịch MICE ở Thái Lan 96
3.4 Một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch MICE ở Việt Nam 108
3.4.1 Bài học nâng cao nhận thức về phát triển du lịch MICE 108
3.4.2 Bài học về lựa chọn loại hình sản phẩm du lịch MICE để phát triển cho phù hợp 108
3.4.3 Bài học về tạo dựng sự hợp tác và liên kết trong phát triển du lịch MICE 110
3.4.4 Bài học về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch MICE 111
3.4.5 Bài học về tạo dựng các điều kiện đảm bảo cho phát triển loại hình du lịch MICE 111 3.4.6 Kinh nghiệm từ những mặt hạn chế 113
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 116
4.1 Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch MICE của Việt Nam 116
4.1.1 Tiềm năng phát triển du lịch MICE của Việt Nam 116
4.1.2 Một số kết quả đã đạt được trong phát triển du lịch MICE của Việt Nam 121
4.1.3 Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân 127
4.2 Một số đặc điểm của thị trường du lịch MICE Việt Nam 133
4.3 Định hướng phát triển du lịch MICE ở Việt Nam 137
4.4 Một số giải pháp chủ yếu phát triển du lịch MICE ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm quốc tế 139
4.4.1 Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch MICE 139
4.4.2 Lựa chọn sản phẩm du lịch MICE mang tính mũi nhọn để phát triển 141
4.4.3 Về đầu tư tạo dựng các điều kiện cho phát triển du lịch MICE 144
4.4.4 Về phát triển thị trường và quảng bá xúc tiến 145
4.4.5 Một số giải pháp khác 148
KẾT LUẬN 150
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
AACVB Asian Association of Conventice and
Visitor Bureaus
Hiệp hội các Cục phụ trách khách
tham quan và hội nghị châu Á
ASEAN Association of Southeast East Asian
ICCA International Congress and
Loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng và các sự kiện đặc biệt
MRA- TP Agreement on mutual recognition of
tourism professional
Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch PTDLBV Phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch bền vững SECB Singapore Exhibition and Convention
Bureau
Cục Hội nghị và Triển lãm Singapore
UNESCO United Nations Educational Scientific
and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNWTO United Nations World Tourism
Organization
Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hiệp quốc
VTOS Viet Nam Tourism Occupational
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Khách du lịch MICE đến các quốc gia Đông Nam Á 70
Bảng 3.2 Xếp hạng điểm đến du lịch hàng đầu ở châu Á và Thái Bình Dương – Theo số lượng khách du lịch quốc tế 70
Bảng 3.3 Xếp hạng điểm đến du lịch hàng đầu ở châu Á và Thái Bình Dương – Theo thu nhập từ du lịch quốc tế 71
Bảng 3.4 Khách du lịch MICE đến các quốc gia và khu vực Đông Bắc Á 87
Bảng 3.5 Thu nhập từ du lịch MICE của các quốc gia và khu vực Đông Bắc Á, trong đó có Hồng Kông (Trung Quốc) 88
Bảng 3.6 Danh sách các nước, vùng lãnh thổ có doanh thu từ du lịch quốc tế cao nhất năm 2013 96
Bảng 3.7 Danh sách 10 thành phố có lượt khách quốc tế đến nhiều nhất 97
trên thế giới năm 2013 97
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2016 122
Bảng 4.2: Khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích kinh doanh, công vụ 123
giai đoạn 2010 - 2017 123
Bảng 4.3: Thu nhập du lịch MICE năm 2017 124
Bảng 4.4: Số lượng lao động trong ngành du lịch từ năm 2010-2013 131
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Quan niệm về phát triển bền vững 34
Hình 2.2: Mô hình Kim cương 38
Hình 2.3: Cấu trúc của một ngành du lịch MICE 53
Hình 2.4: Dự báo số lượng du khách thế giới năm 2020 66
Hình 4.1 Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 122
Hình 4.2 Khách du lịch MICE đến Việt Nam giai đoạn 2010-2017 123
Hình 4.3: Đối tượng/nhà tổ chức MICE 134
Hình 4.4: Tỷ trọng sử dụng phòng tại khách sạn của khách MICE 134
Hình 4.5: Đối tượng gửi khách MICE sử dụng phòng của khách sạn 135
Hình 4.6: Đối tượng khách MICE sử dụng phòng họp của khách sạn 135
Hình 4.7: Cơ cấu doanh thu MICE của khách sạn 136
Hình 4.8: Khó khăn của doanh nghiệp trong kinh doanh MICE 136
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trên phạm vi toàn cầu với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, sự phát triển không ngừng của kinh tế, thương mại và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao đã gắn kết hoạt động du lịch, giải trí của con người với công việc làm ăn Hàng năm, những sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế diễn ra với mật độ dày đặc đã trở thành một cơ hội tốt cho hoạt động du lịch nói chung và loại hình du lịch MICE nói riêng phát triển
Trong những thập kỷ vừa qua, du lịch MICE trên thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc Du lịch MICE được coi là một trong những hoạt động kinh doanh năng động nhất trong tương lai và tạo ra sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong việc thu hút
và mở rộng loại hình du lịch hấp dẫn này Du lịch MICE đang phát triển mạnh ở các nước châu Á – là khu vực có sự hấp dẫn bởi nền văn hóa phương Đông cổ kính với sự
ưu đãi về thiên nhiên và khí hậu đã tạo sự thu hút lớn đối với các du khách quốc tế và đặc biệt là khách du lịch MICE Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á phát triển mạnh mẽ loại hình du lịch MICE như Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Các quốc gia này với những điều kiện phát triển riêng, với những chính sách, con đường đi riêng, nhưng đều có điểm chung là họ đã nhận thức được lợi ích to lớn từ việc phát triển du lịch MICE, và đều đã tập trung các nguồn lực để biến loại hình du lịch MICE thực sự trở thành một ngành “công nghiệp” đem lại những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Như Thái Lan, năm 2015, MICE thu hút hơn một triệu lượt khách quốc tế, mang lại nguồn thu 89,5 tỷ Baht, chiếm hơn 13% tổng doanh thu của ngành du lịch nước này [94] Hay như Singapore – một quốc đảo nhỏ bé với rất ít các điều kiện để phát triển du lịch, họ đã tập trung cho phân khúc du lịch MICE rất mạnh mẽ, và theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới,
từ năm 2009, Singapore đã dẫn đầu danh sách các thành phố tổ chức hội nghị với 637 hội nghị quốc tế được tổ chức tại đảo quốc này và chiếm 5,75% lượng hội nghị của toàn thế giới, 40% doanh thu du lịch của Singapore là từ du lịch MICE [80] Theo đánh giá của Hiệp hội Du lịch châu Á, chỉ trong mười năm phát triển (từ 2005 đến 2015), công nghệ du lịch MICE đã giúp các nước châu Á vừa tăng được lượng khách quốc tế
và doanh thu, vừa có tác động mạnh mẽ, tích cực đến giao lưu văn hoá, khuyến khích đầu tư và tăng kim ngạch xuất khẩu
Việt Nam được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn, thân thiện trong khu vực và trên thế giới, với nhiều danh lam thắng cảnh và nền văn hoá đặc sắc, cơ sở vật chất kỹ
Trang 11thuật du lịch đang ngày càng được cải thiện, phát triển, có tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch MICE Tuy nhiên, mặc dù được “du nhập” vào Việt Nam từ những năm 1990, đến nay, MICE vẫn là loại hình mới đối với du lịch Việt Nam Các sự kiện MICE được tổ chức chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh
tế của đất nước Nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích của du lịch MICE vẫn chưa được đầy đủ, nên loại hình du lịch này được phát triển một cách thiếu chuyên nghiệp
và không mang tính dài hạn,… Điều đó đang dẫn đến một sự lãng phí rất lớn và sự tụt hậu ngày càng xa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới về sự phát triển du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng
Có thể nói, phát triển loại hình du lịch MICE là một hướng đi đúng cho ngành du lịch Việt Nam Và việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch MICE ở một số nước để rút ra bài học phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam là rất cần thiết, đặc biệt một số quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á như Singapore, Hồng Kông, Thái Lan,… đã đi trước Việt Nam tới hơn 60 năm trong việc phát triển loại hình
du lịch MICE và đều đạt được những thành tựu ấn tượng, dù các điều kiện của họ có thể không tốt hơn Việt Nam
Do đó, NCS lựa chọn chủ đề “Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á
và bài học cho Việt Nam” để nghiên cứu cho luận án của mình Trên cơ sở nghiên cứu
toàn diện về phát triển du lịch MICE tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ điển hình ở
khu vực châu Á, luận án sẽ đưa ra các giải pháp và khuyến nghị cần thiết nhằm phát triển tốt hơn loại hình du lịch MICE ở Việt Nam trong thời gian tới
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án góp phần làm rõ cơ lý luận về du lịch MICE, phát triển du lịch MICE Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển loại hình du lịch MICE tại một số nước và
vùng lãnh thổ châu Á, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời đề xuất các
giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch MICE ở Việt Nam thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch MICE và phát triển du lịch MICE
Trang 12- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch MICE tại các quốc gia và vùng lãnh thổ lựa chọn: Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) và Thái Lan Rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch MICE, áp dụng cho Việt Nam
- Phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng, đặc điểm, những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại của Việt Nam trong việc phát triển loại hình du lịch MICE
- Trên cơ sở những phân tích, nghiên cứu đã thực hiện, đề xuất định những định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch MICE ở Việt Nam trong thời gian tới (đến năm 2030)
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu về du lịch MICE và phát triển du lịch MICE
3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Phạm vi nội dung: Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về du
lịch MICE và phát triển du lịch MICE, luận án tập trung nghiên cứu một cách tổng quan về du lịch MICE tại Việt Nam và một số nước, vùng lãnh thổ ở châu Á, cụ thể là Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, trong đó tập trung nhiều hơn ở Singapore Luận án làm rõ cung cách phát triển của loại hình du lịch này ở các nước và vùng lãnh thổ nêu trên; nghiên cứu thực trạng, định hướng và giải pháp cho phát triển du lịch MICE ở Việt Nam trong thời gian tới
Luận án nghiên cứu về loại hình du lịch MICE và phát triển du lịch MICE dưới giác độ vĩ mô, không đi vào các kỹ thuật kinh doanh du lịch MICE cụ thể
Góc độ chủ thể nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu cả hai chủ thể phát triển
du lịch MICE là Nhà nước và các doanh nghiệp làm du lịch, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở góc độ chủ thể là Nhà nước (các chính sách, biện pháp phát triển du lịch MICE)
+ Phạm vi thời gian: Du lịch MICE là loại hình tương đối mới vì vậy luận án
nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước và lãnh thổ châu Á, nghiên cứu thực trạng phát triển loại hình du lịch MICE ở Việt Nam trong khoảng từ năm 2005 trở lại đây và định hướng phát triển cho những năm tiếp theo, đến 2030
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu sử dụng không gian rộng toàn cầu cho các lập
luận và sử dụng nghiên cứu tình huống của một số nước và lãnh thổ châu Á như: Singapore, Hồng Kông, Thái Lan và Việt Nam
Trang 134 Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án là cách tiếp cận nghiên cứu định tính
4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phư ng ph p thống k m t Luận án sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê
được thu thập từ các tài liệu trong và ngoài nước Các tài liệu này được NCS tập hợp, phân tích và mô tả nhằm làm rõ thực trạng phát triển loại hình du lịch MICE ở một số quốc gia và lãnh thổ châu Á được lựa chọn là Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, ở chương 3 và thực trạng phát triển du lịch MICE của Việt Nam trong chương 4
- Phư ng ph p nghi n c u ph n t ch t ng h p: Luận án sử dụng phương pháp
này trong chương 1 nhằm nghiên cứu tổng quan dựa trên các công trình khoa học có liên quan đến loại hình du lịch MICE và phát triển loại hình du lịch MICE, đặc biệt ở khu vực châu Á và Việt Nam Phương pháp này cũng được sử dụng trong chương 2 để tìm hiểu những kiến thức lý luận về du lịch MICE và phát triển loại hình du lịch MICE dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thông qua các nghiên cứu đã xuất bản thành các giáo trình, trong các tạp chí khoa học trong và ngoài nước, các bài báo, tài liệu hội thảo, hội nghị, các tài liệu nghe nhìn, internet…, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tình hình thực tế trong những chương tiếp theo Phương pháp này còn được sử dụng trong chương 3 để tìm hiểu, phân tích những chính sách và biện pháp phát triển loại hình du lịch MICE ở một số nước và lãnh thổ châu Á lựa chọn trong đối tượng nghiên cứu của luận án; và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Trong chương 4, phương pháp nghiên cứu phân tích cũng được NCS sử dụng để góp phần làm rõ tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch MICE ở Việt Nam; đồng thời tìm hiểu những điều kiện để Việt Nam có thể vận dụng tốt những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển du lịch MICE của các quốc gia và lãnh thổ nghiên cứu
- Phư ng ph p so s nh NCS sử dụng phương pháp này trong chương 3 để so
sánh về những điều kiện cho phát triển loại hình du lịch MICE ở các nước và lãnh thổ châu Á được lựa chọn nghiên cứu; và trong chương 4 để so sánh và làm rõ những điều kiện tiềm năng của Việt Nam trong phát triển du lịch MICE, những ưu thế của Việt Nam so với các quốc gia và lãnh thổ ở châu Á
Trang 14- Phư ng ph p điều tra xã hội học: Luận án sử dụng phương pháp này trong
chương 4 để tìm hiểu tình hình, cách nhìn nhận của các địa phương, doanh nghiệp đối với hiện trạng hoạt động du lịch MICE tại Việt Nam; nhằm đánh giá thực tiễn phát triển du lịch MICE ở Việt Nam, tìm ra những điểm yếu, những khó khăn thách thức đối với việc phát triển du lịch MICE Việt Nam và nguyên nhân của những khó khăn
đó Hình thức điều tra: Phát bảng hỏi, lấy ý kiến doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, công ty tổ chức sự kiện Số phiếu phát ra tới công ty lữ hành, công ty tổ chức sự kiện, các khách sạn từ 3* đến 5* là 300 phiếu, số phiếu thu về 240 phiếu
Kết quả tổng hợp về: (1) Đối tượng/nhà tổ chức MICE; (2) Tỷ trọng sử dụng phòng ngủ tại khách sạn của khách MICE; (3) Đối tượng khách MICE sử dụng phòng họp của khách sạn; (4) Cơ cấu doanh thu MICE của khách sạn; (5) Khó khăn của
doanh nghiệp trong kinh doanh MICE [Phụ lục 03, 04, 05]
- Phư ng ph p thống k d o Phương pháp này được luận án sử dụng ở
chương 4 để nhận định, phác họa xu hướng và những điều kiện mới đặt ra cho sự phát triển loại hình du lịch MICE trong thời gian tới; từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch MICE ở Việt Nam cho phù hợp
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp mới về khoa học chủ yếu sau:
- Một là: Đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về Du
lịch MICE và phát triển du lịch MICE; làm rõ cơ sở khách quan của việc phát triển du lịch MICE, khái quát những tiêu chí đánh giá sự phát triển của du lịch MICE, chỉ ra những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch MICE, khái quát được thực tiễn phát triển du lịch MICE trên thế giới
- Hai là, luận án làm rõ những thành tựu nổi bật trong phát triển du lịch MICE ở
ba quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á là: Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), và Thái Lan; phân tích những điều kiện cho phát triển loại hình du lịch MICE ở từng quốc gia
và vùng lãnh thổ; nghiên cứu làm rõ các chính sách và biện pháp phát triển du lịch MICE ở các nước và lãnh thổ này
- Ba là, từ thực tiễn phát triển du lịch MICE ở một số nước và lãnh thổ châu Á,
rút ra một số bài học kinh nghiệm để phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam
- Bốn là, trên cơ sở làm rõ tiềm năng, thực trạng phát triển, đặc điểm chung của
loại hình du lịch MICE ở Việt Nam, Luận án đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu để phát triển tốt hơn loại hình du lịch này ở Việt Nam
Trang 156 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có giá trị tham khảo về cơ sở lý luận và thực tiễn cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến du lịch MICE và phát triển du lịch MICE nói chung, và ở một số nước, lãnh thổ châu Á và Việt Nam nói riêng Đồng thời, góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách về phát triển loại hình du lịch MICE, phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập
Ngoài ra, luận án còn là tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến du lịch MICE và phát triển du lịch MICE; là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạt động thực tiễn, kinh doanh loại hình du lịch MICE ở Việt Nam
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, trang bìa, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, tài liệu tham khảo, phụ lục và các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả, luận án được kết cấu như sau:
Chư ng 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án Chư ng 2: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về Du lịch MICE và phát
triển Du lịch MICE
Chư ng 3: Phát triển Du lịch MICE ở một số nước và lãnh thổ châu Á
Chư ng 4: Định hướng và giải pháp phát triển loại hình Du lịch MICE ở Việt
Nam trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm quốc tế
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ
CỦA LUẬN ÁN
Trong chương này, các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề của luận án được khái quát theo các nội dung liên quan đến mục đích của luận án, chủ yếu tập trung vào: (1) Những nghiên cứu về lý thuyết phát triển du lịch MICE; (2) Những nghiên cứu
về thực tiễn phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á và Việt Nam Từ đó chỉ ra những điểm đã thống nhất, khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu về lý thuyết phát triển du lịch MICE
1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận về du lịch MICE và phát triển
du lịch MICE ở nước ngoài hầu hết là các bài viết trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo, một số cuốn sách chuyên khảo, các luận án, luận văn, … của các chuyên gia về du lịch
và những nhà nghiên cứu quan tâm đến loại hình du lịch này
(i) Một số nghiên c u về t c động và l i ích của du lịch MICE:
- Nghiên cứu của Larry Dwyer và Peter Forsyth (1997) đã cho rằng, ngành du lịch MICE đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới; du lịch MICE hiện nay đã phát triển thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nơi, và khẳng định sự tác động
to lớn về mặt kinh tế của ngành du lịch này đối với nền kinh tế địa phương và khu vực Nghiên cứu của Larry Dwyer và Peter Forsyth (1997) còn bàn về một số vấn đề liên quan đến việc đánh giá các tác động kinh tế trong phạm vi ngành, tác động của toàn bộ nền kinh tế và lợi ích ròng của một ngành MICE mở rộng trong một điểm du lịch Bài viết đánh giá các tác động hoặc các lợi ích quốc gia ròng của du lịch MICE, nhằm tăng cường sự hiểu biết về tác động và lợi ích của du lịch MICE và từ đó khuyến cáo xây dựng các chính sách phát triển du lịch MICE
- Cuốn sách của Donald Getz (1997), được coi là một ấn phẩm rất sớm nghiên cứu về sự kiện như là một loại hình du lịch mới đầy tiềm năng Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã nêu ra các quan điểm về sự kiện, các xu hướng và lực lượng quản lý,
tổ chức, kinh doanh, lập kế hoạch sự kiện, kế hoạch du lịch sự kiện, tổ chức, lập trình
và quản lý dịch vụ du lịch sự kiện, nghiên cứu thị trường, Tác giả cũng có những đánh giá về tác động kinh tế, xã hội của loại hình du lịch sự kiện
- Bài báo khoa học của A Morgan và S Condliffe (2006) đã cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập kế hoạch địa phương, các nhà đầu tư, và các bên quan tâm khác thấy những nghiên cứu về tác động kinh tế liên quan đến du lịch sự kiện, các
Trang 17công ước, và cơ sở hạ tầng của loại hình du lịch này Bài viết thảo luận về các phương pháp chính trong nghiên cứu tác động kinh tế, các yếu tố tăng và giảm tác động kinh tế của các trung tâm hội nghị và du lịch sự kiện
(ii) Một số nghiên c u về các yếu tố nh hưởng đến s phát triển của du lịch MICE: - Nghiên cứu của Jianbin Chen (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh
điểm đến của du lịch MICE, tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát, thăm dò, điều tra về quan điểm của khách du lịch MICE và kết luận, trong các yếu tố như: Chi phí thuê, chi phí vận chuyển, giá sản phẩm du lịch, giá ăn ở không đắt đỏ, thân thiện và ấm
áp, môi trường đô thị và khí hậu dễ chịu, tiện nghi hội nghị, hội chợ, triển lãm, hệ thống phòng họp, phòng nghỉ,… thì các yếu tố như: Cơ sở mua sắm và giải trí là những yếu số quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch MICE Trong đó, cụ thể bao gồm bốn yếu tố: Chi phí, môi trường, chất lượng và các yếu tố giải trí Công trình này có đóng góp quan trọng vào việc xây dựng lý thuyết về mối liên hệ giữa hình ảnh du lịch với khả năng cạnh tranh MICE Nó củng cố các yếu tố tác động làm tăng khả năng cạnh tranh của du lịch MICE bằng cách phân tích những ảnh hưởng quan trọng của đô thị Các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng bởi các chính phủ, những cá nhân và tổ chức có trách nhiệm phát triển du lịch ở các nước, để phân tích những điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình xây dựng mô hình du lịch MICE đô thị (UMTI), giúp ích cho mục tiêu, chiến lược định vị thị trường
(iii) Một số nghiên c u tập trung vào những thách th c đối với phát triển du lịch MICE
- Nghiên cứu của L Dwyer và N Mistilis (1997) làm rõ những thách thức đối với phát triển du lịch MICE ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã mô tả bản chất
và phạm vi của ngành du lịch MICE Các hình thái kinh tế, xã hội và văn hoá là các yếu tố tác động đến loại hình du lịch này cũng được thảo luận trong bài viết Từ đó, các tác giả đã làm sáng tỏ một số thách thức gặp phải khi tối đa hóa quy mô, phạm vi
và lợi ích của loại hình du lịch này Bài viết nhấn mạnh vào những thách thức liên quan đến mức độ hỗ trợ của chính phủ đối với du lịch MICE, trình độ của cơ sở hạ tầng, dịch vụ và đào tạo, các vấn đề tiếp thị Mặc dù những thách thức này được thảo luận trong bối cảnh phát triển du lịch MICE ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhưng chúng đều có liên quan trên phạm vi toàn thế giới
(iv) Nhiều nghiên c u tập trung vào đặc điểm của khách du lịch MICE
- Nghiên cứu của Joanne Jung-Eun Yoo và Kaye Chon (2010) đã phân tích, làm
rõ những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách du lịch MICE, nhằm kiểm tra
Trang 18xem có các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người tham gia hội nghị và làm thay đổi quyết định của họ theo thời gian hay không Các tác giả đã lập ra một Ban nghiên cứu, được lựa chọn từ một nhóm các khách sạn hiếu khách và các thành viên của hiệp hội du lịch Họ đã được khảo sát với một bảng câu hỏi giống nhau trong hai lần riêng biệt, 107 bộ câu hỏi được sử dụng để phân tích dữ liệu Kết quả cho thấy có những thay đổi đáng kể về tác động của các yếu tố sau đối với quyết định tham gia hội nghị:
Cơ hội kết nối, sự an toàn, tình trạng sức khoẻ, và khả năng du lịch Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này có thể là cơ sở để cho thấy quyết định tham gia hội nghị tiềm năng của người tham dự có thể thay đổi theo thời gian như thế nào Sử dụng thang đo lường, các chuyên gia ngành công nghiệp MICE có thể đánh giá tác động của các chiến lược tiếp thị của họ và hỗ trợ thay đổi quyết định tham gia hội nghị của khách hàng Tính độc đáo hay giá trị của nghiên cứu này là nỗ lực đầu tiên để đánh giá các khía cạnh năng động của quá trình ra quyết định tham gia du lịch MICE
- Nghiên cứu của Young-Joo Ahn và cộng sự (2016), khám phá hành vi khách
du lịch: Trường hợp "thành phố MICE Busan" của Hàn Quốc Kết quả của nghiên cứu cho thấy, các giá trị hữu hình (ví dụ, các trung tâm hội nghị, khách sạn, nhà hàng, cơ
sở hạ tầng giao thông, …) và các giá trị vô hình (như dịch vụ, thông tin, văn hóa, …) gắn với du lịch MICE như là những yếu tố tạo dựng nên thương hiệu của thành phố Đồng thời, đó cũng là những yếu tố cạnh tranh, nên các giá trị hữu hình và vô hình này không chỉ được nghiên cứu như là những yếu tố thông thường tác động đến sự phát triển của du lịch MICE, mà còn được nghiên cứu như là tài sản độc đáo của địa phương, là những yếu tố giúp định hình thái độ của du khách
- Các nghiên cứu của Chiang Che Chao (2009), Chloe Lau, Tony Tse (2009) cho thấy du khách MICE là những người khó tính hơn và có khả năng chi trả các dịch
vụ cá nhân cao hơn khách du lịch thuần túy, họ là những người được mời, được những nhà tổ chức quan tâm chu đáo Do vậy, để làm hài lòng khách du lịch MICE yêu cầu chương trình phải hợp lý khoa học từ việc lựa chọn điểm đến, chọn các dịch vụ du lịch
và dịch vụ MICE, từ khi xây dựng kế hoạch, kịch bản hoặc chương trình và trong suốt
quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch MICE
- Nghiên cứu của Brandi Nice (2004) về mối quan hệ giữa Golf và du lịch
MICE, tác giả đã phân tích hai loại hình du lịch hiện đại, đang rất phát triển hiện nay,
đó là du lịch MICE và du lịch thể thao Với mỗi loại hình này, nghiên cứu đều chỉ rõ những đặc trưng, ưu thế và những yếu tố điều kiện để giúp nó phát triển Trong loại hình du lịch thể thao, có rất nhiều bộ môn khác nhau, trong đó tác giả đi sâu nghiên
Trang 19cứu về Golf, và nghiên cứu bộ môn thể thao này dưới góc độ như là một hoạt động du lịch thể thao Nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích, những điều kiện và mối quan hệ của các yếu tố tác động tới hoạt động du lịch Golf Từ đó, nghiên cứu phân tích mối quan
hệ giữa du lịch Golf và du lịch MICE, khẳng định giữa hai loại hình du lịch này có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau, đặc biệt trong các yếu tố: Du khách MICE thường có nhu cầu về Golf; cơ sở vật chất, hạ tầng; nhân lực, … Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra những giải pháp để gắn kết việc phát triển du lịch MICE với hoạt động du lịch thể thao Golf, thậm chí đưa cả hoạt động Golf vào trong nội dung, kế hoạch của các chương trình MICE; giúp du khách MICE chi tiêu nhiều hơn trong các hoạt động của mình, đồng thời thúc đẩy hoạt động du lịch Golf phát triển Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp, tiến hành rất nhiều các cuộc thăm dò, điều tra bằng các bảng hỏi đối với du khách MICE, với các nhà tổ chức sự kiện MICE, … Đây là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ và độc đáo Kết quả của nghiên cứu này có thể được vận dụng để giúp ngành du lịch MICE phát triển tốt hơn Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa du lịch MICE với loại hình du lịch thể thao
chứ chưa nghiên cứu phát triển du lịch MICE một cách toàn diện
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, du lịch MICE là một loại hình du lịch còn khá mới mẻ, do đó các nghiên cứu học thuật về du lịch MICE chưa nhiều, mà chủ yếu dưới dạng các bài viết trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội thảo, các luận văn thạc sĩ, Nội dung của các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nhận diện về du lịch MICE nói chung: Đặc trưng, những tác động của loại hình du lịch này đối với nền kinh tế và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch MICE; đồng thời nhiều nghiên cứu tập trung vào
phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch MICE ở các thành phố lớn Cụ thể
các công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận và thực tiễn cho phát triển du lịch MICE nói chung có thể kể đến như:
- Nghiên cứu của Trịnh Lê Anh (2004), đã phân tích, so sánh du lịch MICE với các loại hình du lịch khác và chỉ ra những đặc trưng riêng của loại hình du lịch này, những đặc trưng khác biệt chủ yếu về phía khách du lịch MICE: MICE là một loại hình du lịch cao cấp; Khách du lịch MICE là khách cao cấp, mục đích của du khách MICE không chỉ đơn thuần là du lịch; Khách du lịch MICE trả chi phí rất cao cho những lần hội họp của mình; Khách du lịch MICE yêu cầu phải có một sự tổ chức hoàn hảo từ yếu tố nơi lưu trú, ăn uống phải tiện nghi, sang trọng, đến các trang thiết
bị hiện đại dành cho hội họp, yếu tố con người, cung cách phục vụ hay những điểm
Trang 20tham quan, giải trí đặc sắc, … Một đặc trưng khác biệt quan trọng nữa của du lịch MICE so với các loại hình du lịch khác, đó là du lịch MICE thường diễn ra quanh năm, không có mùa vụ rõ rệt Vì thế, bên cạnh lợi nhuận khổng lồ, việc kinh doanh và phát triển du lịch MICE còn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động du lịch
- Cuốn sách của tác giả Sơn Hồng Đức (2011)“Đường vào kinh doanh du lịch
MICE”, được kết cấu thành hai phần, 8 chương Phần một (gồm 4 chương) trình bày
cơ sở khoa học của việc phát triển du lịch MICE, trong đó khái quát lịch sử phát triển của du lịch MICE từ “thuở ban đầu của hiện tượng” trên thế giới và sự phát triển ở Việt Nam; phân tích nội hàm của khái niệm du lịch MICE Đồng thời, tác giả nêu ra câu hỏi: Tại sao cần đầu tư nhiều cho du lịch MICE? Và dựa trên bốn góc độ để trả lời: (i) Đứng về mặt các doanh nghiệp, tổ chức; (ii) Đứng về mặt doanh số; (iii) Đứng về mặt quảng bá hình ảnh của một quốc gia; và (iv) Đứng về phía người lao động du lịch Cuốn sách cũng chỉ ra môi trường thích hợp cho kinh doanh du lịch MICE, trong đó nhấn mạnh đến môi trường vĩ mô, lĩnh vực cơ sở hạ tầng vi mô, yếu tố nhân sự và kỹ năng nghiệp vụ, công nghệ thông tin Cuốn sách cũng chỉ ra môi trường thích hợp cho kinh doanh du lịch MICE, trong đó nhấn mạnh đến môi trường vĩ mô, lĩnh vực cơ sở
hạ tầng vi mô, yếu tố nhân sự và kỹ năng nghiệp vụ, công nghệ thông tin Tuy nhiên, trong cuốn sách này, do tác giả đề cập quá nhiều vấn đề với tham vọng làm cho nó trở thành cẩm nang toàn diện cho những ai quan tâm đến việc kinh doanh du lịch MICE, nên đã khiến cho các vấn đề được trình bày chưa được sâu sắc Tuy vậy, phải khẳng định đây là một công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo cả về lý luận và thực tiễn
về du lịch MICE
- Bài viết của Nguyễn Chí Tranh (2013) “Để phát triển du lịch MICE ở Việt Nam”, đã đặt ra và giải quyết câu hỏi: Các doanh nghiệp cần làm gì để xây dựng một thương hiệu du lịch MICE vững chắc tại Việt Nam? Tác giả đã khái quát tình hình phát triển du lịch MICE ở Việt Nam, chỉ ra 5 thách thức lớn để khẳng định: Sức hút từ
du lịch MICE vẫn chưa tương xứng với tiềm năng (i) Kết cấu hạ tầng du lịch của Việt Nam còn chưa phát triển; (ii) Việc phát triển du lịch MICE chủ yếu còn mang tính tự phát; (iii) Quảng bá du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng; (iv) Sản phẩm du lịch
“đặc thù” của Việt Nam còn mờ nhạt, chưa gây ấn tượng và thu hút được du khách; và (v) Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch nói chung, du lịch MICE nói riêng còn thiếu
và yếu Từ đó, nghiên cứu đưa ra 6 giải pháp để phát triển loại hình du lịch MICE tại
Việt Nam: Một là, phát triển kết cấu hạ tầng và chất lượng dịch vụ phục vụ khách
Trang 21MICE; Hai là, tập trung vào tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị du lịch; Ba là, thành lập trung tâm xúc tiến phát triển du lịch MICE; Bốn là, liên kết để phát triển thị trường MICE; Năm là, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của đất nước;
Và sáu là, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng cho các đơn vị tổ chức và đội
ngũ phục vụ đối tượng khách du lịch MICE Những giải pháp mà nghiên cứu đưa ra là những gợi ý tốt cho việc phát triển du lịch MICE ở Việt Nam
Nghiên cứu về du lịch MICE nói chung còn có một số các công trình, bài viết
khác như: Nguyễn Vũ Hà (2009) với bài viết “Ph n iệt du lịch MICE và dịch vụ t
ch c s kiện”; Nguyễn Đình Hòa (2009) “Du lịch MICE: Loại hình du lịch đầy triển vọng”; Phạm Thị Khánh Ngọc (2009), “Bàn về du lịch MICE”; Nguyễn Trọng Hưng
(2013), “Du lịch MICE – Những góc nhìn”; Hạnh Ly (2014), “Tiềm năng ph t triển
du lịch MICE tại Việt Nam”, … Hầu hết các nghiên cứu tập trung phân tích các ưu thế,
tiềm năng của Việt Nam trong việc phát triển loại hình du lịch MICE, và khẳng định đây là một hướng đi mới đầy triển vọng cho ngành du lịch Việt Nam Các nghiên cứu cũng chỉ ra thực trạng phát triển loại hình du lịch này ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có Từ đó, dưới các góc nhìn khác nhau, các nghiên cứu đưa ra những giải pháp cho việc phát triển du lịch MICE ở Việt Nam
Các nghiên cứu trong và ngoài nước về loại hình du lịch MICE mà NCS đã biết chủ yếu là ở các khía cạnh riêng biệt, tập trung vào một trong các vấn đề như: Tác động và lợi ích của du lịch MICE; các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch MICE; những thách thức đối với phát triển du lịch MICE; đặc điểm của khách du lịch MICE; hoặc so sánh loại hình du lịch này với các loại hình du lịch khác còn thiếu các nghiên cứu tổng thể về sự phát triển của loại hình du lịch MICE Đặc biệt, ở trong nước còn thiếu vắng các nghiên cứu học thuật về phát triển loại hình du lịch MICE Tuy nhiên, các nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên là những tài liệu tham khảo hữu ích hỗ trợ đắc lực cho nghiên cứu của luận án
1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu về thực tiễn phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á và Việt
Nam
1.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước
- Nghiên cứu của các tác giả Larry Dwyer và Nina Mistilis (1999) về phát triển
Du lịch MICE ở Úc cho thấy, du lịch MICE là một trong những phân khúc thị trường
du lịch đang phát triển nhanh chóng ở Úc Tuy vậy theo các tác giả, trong khi nhu cầu đối với loại hình du lịch này ngày càng tăng, nhưng có một số vấn đề về phía người cung cấp dịch vụ MICE cần phải được giải quyết Bài viết xác định năm thách thức
Trang 22chính liên quan đến thúc đẩy hành vi hợp tác giữa các bên liên quan trong ngành, đó là: (i) Hỗ trợ của chính phủ; (ii) Cơ sở hạ tầng; (iii) Đào tạo nhân lực; (iv) Dịch vụ, và (v) Tiếp thị Những thách thức này cần phải được quan tâm giải quyết để đáp ứng tối
đa quy mô và phạm vi của chúng, phục vụ cho sự phát triển du lịch MICE Bài viết thảo luận về từng thách thức đó và đánh giá những hàm ý, rút ra những bài học cho các bên liên quan trong cả khu vực công và khu vực tư nhân Bài viết kết luận với một số nhận xét về sự phát triển của du lịch MICE ở Úc
- Nghiên cứu của Lew, A.A Và Chang, T.C (1999), về du phát triển du lịch MICE ở Singapore, đã cho thấy, từ năm 1983, Singapore đã đứng đầu ở châu Á trong việc tổ chức các hoạt động du lịch MICE Thành công của Singapore trong lĩnh vực này là nhờ cơ sở hạ tầng và nền kinh tế đã được hiện đại hóa sau khi giành được độc lập vào năm 1965 Là một quốc gia - thành phố, Singapore đã có thể tồn tại và thịnh vượng thông qua các chính sách phát triển thận trọng và tận dụng tối đa các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực Tuy nhiên, những năm 1990, Singapore đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các nước láng giềng như Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông
và Úc trong lĩnh vực du lịch MICE Đồng thời, Singapore phải đối mặt với một số thách thức nội bộ, bao gồm cả chi phí cao và thiếu các hoạt động văn hoá, sự nghèo nàn về danh lam thắng cảnh, … Phân tích sâu hơn cho thấy, phần lớn thành công của
du lịch MICE Singapore là nhờ các cuộc họp khu vực, thay vì các sự kiện toàn cầu thực sự Tuy vậy, khi cạnh tranh khu vực nóng lên, Singapore cần phải phát triển thị trường toàn cầu tốt hơn Chính thách thức này là cơ sở để Singapore phát triển một chương trình đầu tư và nỗ lực tiếp thị du lịch MICE vừa mang tính khu vực lại vừa mang tính toàn cầu nhằm làm cho Singapore trở thành cổng vào/cửa ngõ toàn cầu không chỉ cho những người đến từ Đông Nam Á mà còn cả từ các khu vực khác trên thế giới
Nghiên cứu cũng cho thấy sự phát triển của nền công nghiệp MICE của Singapore là một phần quan trọng trong nỗ lực của quốc gia trong việc sử dụng và phát triển các xu hướng toàn cầu về du lịch Những hành động này nhằm mục đích không chỉ để duy trì vị thế thống trị của Singapore trong vai trò dẫn đầu về du lịch MICE của châu Á, mà còn đang phát triển nó thành một điểm đến hàng đầu về du lịch MICE toàn cầu, thu hút một lượng lớn các cuộc họp và những người tham dự từ các khu vực ngoài châu Á Nghiên cứu đã làm rõ mối quan hệ hai chiều: Sự tác động của khu vực hóa và toàn cầu hóa đối với sự phát triển du lịch MICE Singapore và ngược lại, sự phát triển
Trang 23của du lịch MICE tác động đến quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế Singapore
- Nghiên cứu của Agnes Choi (2011) về tác động của CEPA (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện) đối với việc phát triển Ma Cao như là một điểm đến chính của du lịch MICE Kết quả nghiên cứu cho thấy, gần đây, việc phát triển du lịch MICE là một trong những chiến lược đa dạng hóa du lịch của Văn phòng Du lịch Chính phủ Macao (MGTO) Tháng 10 năm 2009, việc triển khai Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) đã hạn chế những yếu tố bất lợi gây khó khăn, cản trở đối với việc kinh doanh các dịch vụ du lịch MICE giữa hai địa điểm Với cơ hội tuyệt vời này, sự phát triển du lịch MICE ở Ma Cao có lợi từ việc đầu tư nước ngoài và tăng nhận thức về ngành công nghiệp MICE Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu trước đây nhận xét rằng hình ảnh như một trung tâm cờ bạc, nơi tập trung nhiều sòng bạc của Ma Cao có thể là một bất lợi và cản trở đối với việc phát triển du lịch MICE, và hình ảnh đó cần phải được cải thiện Ngoài khía cạnh du lịch, hợp tác khu vực với các tỉnh lân cận của Trung Quốc là rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ lâu dài Để xem xét hiện trạng phát triển du lịch MICE, công trình này đã thu thập được ý kiến của 36 chuyên gia
từ các lĩnh vực khác nhau để phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của Macao Kết quả cho thấy hầu hết những người được hỏi đều đồng ý về quan điểm của các tiêu chí và các khía cạnh được đề xuất bởi các tác giả trước đây đã được áp dụng ở Ma Cao
- Nghiên cứu của Meisong Fan (2011), đã xem xét các cơ hội và thách thức của Auckland (New Zealand) trong việc thiết lập nơi này như một điểm đến hội nghị quốc
tế, một trung tâm phát triển du lịch MICE Chính phủ New Zealand có kế hoạch xây dựng trung tâm hội nghị lớn nhất New Zealand - Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Auckland để thu hút và phục vụ thị trường du lịch MICE toàn cầu Điều này sẽ giúp Auckland đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và cho phép thành phố có khả năng tổ chức các hội nghị quy mô lớn Nghiên cứu đánh giá các tài liệu liên quan đến ngành công nghiệp hội nghị và sử dụng một tập hợp mười hai nghiên cứu và ba hiệp hội để phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có tám tiêu chí quan trọng được sử dụng thường xuyên và sẽ tiếp tục được sử dụng để đánh giá thành công tiềm năng của các thành phố hội nghị quốc tế Các kết quả cung cấp dữ liệu cho một cuộc thảo luận về việc Auckland
có phù hợp và có thể trở thành một thành phố hội nghị quốc tế hay không? Tương lai của ngành công nghiệp du lịch MICE của New Zealand phụ thuộc vào việc liệu đất nước và thành phố có thể tận dụng được các cơ hội và vượt qua được những thách thức hay không
Trang 24- Nghiên cứu của các tác giả Julie Whitfield, Leonardo (Don) A.N.Dioko, Don Webber, và Lingue Zhang (2012), về giải pháp thu hút các hội nghị và triển lãm đến các địa điểm tổ chức MICE: Trường hợp của Ma Cao Nghiên cứu đã trình bày các phân tích về những yếu tố quan trọng, những thuộc tính quyết định, cần thiết mà một điểm đến cần phải có khi phát triển du lịch MICE Các tác giả đã phân tích trường hợp của Ma Cao với những yếu tố cạnh tranh như cơ sở hạ tầng, những khu vui chơi giải trí nổi tiếng thế giới, … và mối liên hệ giữa các yếu tố đó với việc biến Ma Cao trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch MICE
- Các tác giả Rong Wu và Mu Zhang (2013), trong "Nghiên cứu tác động của chiến lược tiếp thị của công ước và ngành công nghiệp triển lãm: Một nghiên cứu trường hợp của thành phố Thâm Quyến - Trung Quốc", đã chỉ ra mối quan hệ gần gũi,
tự nhiên giữa du lịch và ngành công nghiệp tổ chức triển lãm, sự kiện Các tác giả đã cố gắng phân tích hiệu quả du lịch và chiến thuật tiếp thị của ngành công nghiệp hội nghị
và triển lãm bằng cách sử dụng phương pháp quy nạp và lý thuyết giá trị để phân tích cung và cầu của du lịch Từ trường hợp nghiên cứu cụ thể là thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc), các tác giả đã đi đến kết luận rằng các chiến lược về hội nghị và triển lãm có thể đáp ứng được nhu cầu của Thâm Quyến, và giúp cải thiện hình ảnh du lịch của thành phố này
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Komain Kantawateera, Aree Naipinit, Thongphon Promsaka Na Sakolnakorn, Chidchanok Churngchow và Patarapong Kroeksakul (2013), đã sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong phát triển ngành du lịch ở thành phố Khon Kaen, Thái Lan Kết quả của phân tích cho thấy, nhiều loại hoạt động du lịch ở Khon Kaen có thể được tăng cường, đặc biệt là trong thành phố và trung tâm thành phố, bao gồm các hoạt động trong đền thờ và các nơi tôn giáo, các trung tâm mua sắm và các hoạt động về đêm (quán rượu, nhà hàng, Spa, massage Thái, ), tất cả đều là điểm thu hút khách du lịch Tuy nhiên, thành phố có tiềm năng được hưởng lợi từ ngành MICE (Hội họp, Khuyến khích, Hội nghị và Triển lãm) bởi vì nó là trung tâm của vùng Đông Bắc Thái Lan Khon Kaen có rất nhiều cơ hội vì là tỉnh trung tâm trong Đông Bắc và
có một đường cao tốc từ Bangkok đến Nong Khai và Lào Ngoài ra, chính sách của chính phủ là thúc đẩy Khon Kaen trở thành địa phương phát triển kinh doanh Tuy nhiên, Khon Kaen cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề bất cập và các mối đe dọa đang, cần khắc phục sớm để có thể phát triển được tốt loại hình du lịch MICE, như nạn ùn tắc giao thông,
Trang 25- Nghiên cứu của Geng Song Tao Zhu (2013) về phát triển du lịch MICE của Trung Quốc Bằng cách tiếp cận mới với lý thuyết và thực tiễn, nghiên cứu đã bàn về
sự phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ của du lịch MICE ở Trung Quốc trong những năm gần đây, biểu hiện ở sự mở rộng mạnh mẽ cả cung và cầu đối với du lịch MICE; số lượng những sự kiện lớn mà ngành du lịch MICE của quốc gia này đã tổ chức; doanh thu từ ngành công nghiệp du lịch MICE đem lại cho nền kinh tế Trung Quốc; và thứ hạng của Trung Quốc trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh về du lịch MICE trên thế giới và ở châu Á liên tục tăng,… Nghiên cứu cũng phân tích nguyên nhân, những yếu tố tác động đến sự phát triển của du lịch MICE ở Trung Quốc, trong
đó một trong những yếu tố được đánh giá là quan trọng có tính quyết định, đó là việc thành lập các cơ quan quản lý riêng về lĩnh vực du lịch MICE, như Tháng 5 năm 2011 thành lập Hiệp hội Du lịch MICE Hàng Châu; Tháng 11 năm 2011 Hiệp hội Dịch vụ
Lữ hành MICE trực thuộc Hiệp hội Du lịch Trung Quốc được thành lập; Tháng 9 năm
2012, tám thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Thành Đô, Hàng Châu, Côn Minh, Tam Á và Tây An đã cùng nhau thành lập Liên minh các thành phố MICE toàn Trung Quốc (China MICE Cites Alliance) Những cơ quan này hoạt động rất hiệu quả,
đã đề xuất với chính phủ xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển
du lịch MICE, quản lý và đào tạo nhân lực, quảng bá xúc tiến du lịch MICE, …
Tác giả cuốn sách đã có cách tiếp cận mới về lý thuyết và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt, đã sử dụng khá hiệu quả các phương pháp nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu thực nghiệm, phân tích hệ thống, nên đã cho thấy một bức tranh khá đầy đủ về sự phát triển của du lịch MICE ở Trung Quốc, đặc biệt từ sau năm 2010
- Nghiên cứu của World Tourism Organization (2013), về các thị trường du lịch quốc tế chủ chốt ở ĐNÁ như Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) Nghiên cứu này là kết quả một dự án hợp tác giữa Tổng cục Du lịch Úc (Tourism Australia - TA) và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn cập nhật về xu hướng du lịch chủ yếu tại năm thị trường du lịch quốc tế chủ chốt ở ĐNÁ là Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam Báo cáo nghiên cứu bao gồm tổng quan khu vực về du lịch và các mô hình du lịch, phân tích chi tiết theo quốc gia và đánh giá so sánh các nước có tiềm năng du lịch hiện tại và tương lai Thông qua đó, tác giả kết luận: Châu Á và Thái Bình Dương không chỉ là một điểm du lịch chính mà còn là một thị trường du lịch ngày càng quan trọng Nghiên cứu cũng nhấn mạnh khu vực này đang nổi lên là thị trường tiềm năng của một số loại
Trang 26hình du lịch hiện đại, đặc biệt trong đó có loại hình du lịch kết hợp giữa công việc với tham quan, mua sắm (du lịch MICE)
- Nghiên cứu của Asfiya Banu (2016): Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của du lịch MICE và xem xét triển vọng tương lai của ngành công nghiệp này tại Ấn Độ Bài báo cho rằng du lịch MICE là một ngành có tương lai cực kỳ phát triển Trong mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển kinh tế nhanh chóng, thì nhu cầu của việc hội họp, khuyến khích, giới thiệu, triển lãm các sản phẩm mới (MICE) sẽ ngày càng tăng Nhiều quốc gia đã đón bắt được cơ hội phát triển to lớn từ du lịch MICE, và phát triển dựa nhiều vào phân khúc MICE như Singapore – với 40% doanh thu du lịch là từ MICE
Bài báo cho rằng, hiện nay, Ấn Độ chiếm 3% thị trường MICE toàn cầu, vì Ấn
Độ có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho du lịch MICE phát triển, như: Nhiều địa điểm
du lịch nổi tiếng, hệ thống khách sạn đẳng cấp quốc tế, tiện nghi hội nghị rộng rãi, hệ thống sân bay cạnh tranh tốt nhất thế giới kết nối với mạng lưới hơn 50 hãng hàng không quốc tế, Đồng thời, bài báo cũng chỉ ra những thách thức đối với du lịch MICE của Ấn Độ như: Sự suy thoái toàn cầu ở các nước phát triển như Anh, Đức, Pháp, Bỉ, Mỹ, đang ảnh hưởng đến du lịch MICE của Ấn Độ vì đó cũng chính là các nguồn thị trường chính của ngành công nghiệp này Ngoài ra, giá vé máy bay tăng bởi các hãng hàng không lớn, tăng phí sân bay, và việc chính phủ áp đặt thuế cao cũng đang ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch MICE Cuối cùng, bài báo khẳng định đối với Ấn Độ, du lịch MICE là một ngành đầy tiềm năng và triển vọng, chính phủ và ngành du lịch của Ấn Độ cần xây dựng những kế hoạch để phát triển tốt nhất loại hình du lịch này
- Nghiên cứu của Park Ri Sil (2016), về phát triển du lịch MICE tại Nhật Bản
đã sử dụng phương pháp nghiên cứu các trường hợp điển hình từ các thành phố Fukuoka, Kumamoto và Beppu tại Kyushu Nghiên cứu đã mô tả tình hình hiện tại của
du lịch MICE ở Nhật Bản nói chung và đảo Kyushu nói riêng; phân tích các tiềm năng
và thách thức để tiếp tục cải tiến, phát triển ngành du lịch MICE trên địa bàn này Trong số nhiều khu vực ở Kyushu, nghiên cứu tập trung vào ba thành phố: Fukuoka, Kumamoto và Beppu Các phương pháp được sử dụng bao gồm phân tích dữ liệu, phỏng vấn sâu và có sự tham gia quan sát trực tiếp Nói chung, nghiên cứu đã chỉ rõ: Làm thế nào và tại sao Nhật Bản lại coi trọng du lịch MICE như là một trong những chính sách du lịch quốc gia và sử dụng chính sách đó để phát triển các khu vực, thành phố Nhật Bản mong muốn sử dụng hiệu ứng số nhân của Du lịch MICE để phát triển ngành du lịch nói chung
Trang 27Các nghiên cứu trên cho thấy, du lịch MICE là một trong những phân khúc thị trường du lịch đang phát triển nhanh chóng ở khu vực châu Á nói chung và ở một số quốc gia, khu vực điển hình trong châu lục này nói riêng Hầu hết các nghiên cứu hướng đến làm rõ những thách thức mà các quốc gia cần phải tập trung giải quyết để phục vụ cho sự phát triển du lịch MICE; đa số các thách thức đều liên quan đến sự hỗ trợ của chính phủ các nước trong chính sách phát triển du lịch MICE, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,… [Larry Dwyer và Nina Mistilis (1999)], [Meisong Fan (2011)] Một
số nghiên cứu đưa ra những so sánh về các điều kiện cho phát triển du lịch MICE ở một số quốc gia, để khẳng định, đối với các nước phải đối mặt với một số thách thức nội bộ, bao gồm cả chi phí cao và thiếu các hoạt động văn hoá, sự nghèo nàn về danh lam thắng cảnh như Singapore, thì để phát triển du lịch MICE cần phải có những chiến lược cạnh tranh hướng đến phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và nhiều yếu tố khác [Lew, A.A và Chang, T.C (1999)] Đa số các nghiên cứu đều sử dụng cách tiếp cận mới về lý thuyết và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt, đã sử dụng khá hiệu quả các phương pháp nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu thực nghiệm, phân tích hệ thống, nên đã cho thấy một bức tranh khá đầy đủ về sự phát triển của du lịch MICE ở Trung Quốc [53], Thái Lan [56], Ấn Độ [38], Nhật Bản [72]
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước
1.2.2.1 Nhóm các công trình nghiên c u trong nước về phát triển du lịch MICE ở các nước châu Á
Các nghiên cứu trong nước về thực tiễn phát triển du lịch MICE ở các nước châu Á còn rất ít, có thể kể đến như:
- Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2008), trong nghiên cứu về “Mô hình du lịch MICE tại
Singapore và kh năng ng dụng tại Việt Nam”, đã khái quát có chọn lọc một số cơ sở lý
luận về loại hình du lịch MICE, chỉ ra những đặc trưng của du lịch MICE về môi trường kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực Khái quát về sự hình thành và phát triển du lịch MICE trên thế giới và khu vực Đông Nam Á Luận văn cũng nêu được những nét tổng quan về nền du lịch Singapore, trong đó phân tích các yếu tố tiềm năng tác động đến du lịch Singapore nói chung và du lịch MICE ở Singapore nói riêng; chỉ rõ các yếu tố tài nguyên du lịch nhân văn như: Nền văn hóa hấp dẫn độc đáo, văn hóa ẩm thực, dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội bổ trợ như: Cơ
sở hạ tầng hoàn thiện, chính sách phát triển du lịch của chính phủ, chính sách xúc tiến thương mại, chính sách phát triển nguồn nhân lực đều trở thành những yếu tố tiềm năng, thuận lợi cho sự phát triển du lịch MICE ở Singapore
Nghiên cứu đã chỉ ra chín lĩnh vực thế mạnh trong tổ chức du lịch MICE của
Trang 28chính; thông tin và truyền thông; dầu mỏ, khí đốt, hóa dầu và hóa chất chuyên dụng; điện tử và cơ khí; công nghệ môi trường và giáo dục Đồng thời nghiên cứu cũng phân tích chính sách phát triển du lịch MICE của STB Từ đó có những gợi ý về khả năng ứng dụng phát triển du lịch MICE ở Việt Nam Tuy nhiên, trong phạm vi của một luận văn thạc
sỹ, nghiên cứu còn khá sơ sài, chưa có sự đánh giá so sánh giữa các yếu tố thuận lợi và cả bất lợi đối với sự phát triển du lịch MICE ở Singapore và Việt Nam Nghiên cứu cũng chưa rút ra được những bài học kinh nghiệm từ mô hình du lịch MICE tại Singapore, những điểm
mà Việt Nam có thể học hỏi và cả những hạn chế, tồn tại cần tránh
- Nghiên cứu của Hoàng Hạnh Dung (2008), Marketing du lịch MICE tại một số
nước châu Á – Th c trạng và bài học đối với Việt Nam, đã hệ thống cơ sở lý luận về
marketing du lịch MICE, trong đó trình bày khái niệm marketing du lịch MICE; vai trò của marketing trong phát triển loại hình du lịch MICE; nêu ra các nội dung cơ bản trong marketing du lịch MICE, bao gồm: Nghiên cứu marketing; phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm du lịch Nghiên cứu cũng phân tích hệ thống các chính sách cơ bản trong marketing du lịch MICE, bao gồm 8 loại chính sách: Chính sách về sản phẩm, chính sách về giá, phân phối, xúc tiến thương mại, con người, lập quan hệ đối tác, cơ sở vật chất và chính sách trọn gói
Nghiên cứu cũng phân tích về thực trạng hoạt động marketing du lịch MICE tại một số nước châu Á như Singapore, Hồng Kông - Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan trên cơ sở phân tích hệ thống các chính sách cơ bản trong marketing du lịch MICE ở các nước này Từ đó, nghiên cứu cũng có những đánh giá chung và chỉ ra những hạn chế trong các chính sách về marketing du lịch MICE ở một số nước châu Á tiêu biểu Tuy nhiên, khi phân tích về marketing du lịch MICE ở Việt Nam thì nghiên cứu lại không dựa trên các chính sách cơ bản trong marketing du lịch MICE như đã hệ thống Luận văn chỉ phân tích hai loại chính sách marketing về xúc tiến thương mại và cơ sở vật chất, do đó sự so sánh và đánh giá cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết và đề xuất những giải pháp sẽ không đầy đủ, chính xác
Bài viết của Nam Khương (2008), “BT MICE – Công nghệ du lịch của
Singapore” đã đưa ra những con số cho thấy sự đóng góp của công nghệ du lịch BTMICE
(Business Traveller, Meetings, Incentives, Conventions and Exhibitions - Du lịch kinh doanh, gặp gỡ, khen thưởng, hội nghị và triển lãm) vào GDP của Singapore là rất lớn Đồng thời chỉ ra sự thuyết phục trong công nghệ du lịch BTMICE của Singapore nằm ở tầm nhìn chiến lược vĩ mô của chính quyền và sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, công
ty và ý thức của từng người dân Bài viết cho thấy sự khác biệt từ trong tư duy phát triển du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng giữa chính quyền và người dân Singapore với
Trang 29Việt Nam Chính sự khác biệt đó dẫn tới sự khác biệt trong kết quả phát triển ngành du lịch nói chung và loại hình du lịch MICE nói riêng giữa Singapore với Việt Nam
Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước kể trên mới chỉ giới hạn trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ [Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2008)], [Hoàng Hạnh Dung (2008)], bài viết trên tạp chí nghiên cứu [Nam Khương (2008)] Hầu hết các nghiên cứu còn khá sơ sài, chưa có sự đánh giá so sánh giữa các yếu tố thuận lợi và cả bất lợi đối với sự phát triển du lịch MICE ở Singapore và Việt Nam Nghiên cứu cũng chưa rút ra được những bài học kinh nghiệm từ mô hình du lịch MICE tại Singapore, những điểm mà Việt Nam có thể học hỏi và cả những hạn chế, tồn tại cần tránh [Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2008)] Nghiên cứu về hoạt động marketing du lịch MICE tại một số nước châu Á như Singapore, Hồng Kông - Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, chỉ tập trung đề cập đến marketing du lịch MICE, chưa nghiên cứu các khía cạnh khác của phát triển du lịch MICE; đồng thời khi phân tích về marketing du lịch MICE ở Việt Nam thì nghiên cứu lại không dựa trên các chính sách cơ bản trong marketing du lịch MICE như đã hệ thống Luận văn chỉ phân tích hai loại chính sách marketing về xúc tiến thương mại và cơ sở vật chất, do đó sự so sánh và đánh giá cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết và đề xuất những giải pháp cũng chưa đầy đủ, [Hoàng Hạnh Dung (2008)]
1.2.2.2 Nhóm các công trình nghiên c u về phát triển du lịch MICE ở một số tỉnh/ thành phố của Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2006), Xây d ng chiến lư c xúc tiến du lịch
MICE cho điểm đến Hà Nội, đã bước đầu tổng hợp, hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về
du lịch MICE, điểm đến MICE, xúc tiến du lịch, xúc tiến điểm đến, xây dựng thương hiệu điểm đến, làm cơ sở cho việc tiếp cận du lịch MICE theo hướng nghiên cứu loại hình – sản phẩm Bên cạnh đó, luận văn cũng tập trung phân tích khả năng và thực trạng khai thác Hà Nội như một điểm đến của du lịch MICE cũng như hoạt động xúc tiến du lịch tại Hà Nội nói chung và cho du lịch MICE nói riêng, từ đó xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch MICE cho điểm đến Hà Nội, bao gồm: (i) Phân tích, đánh giá về khả năng cung ứng, thực trạng cung ứng du lịch MICE của điểm đến Hà Nội; (ii) Khảo sát, điều tra ý kiến du khách; (iii) Xác định mục tiêu xúc tiến du lịch; (iv) Xây dựng thông điệp và hình ảnh chủ đạo cho điểm đến Hà Nội trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của một số nơi trong khu vực; (v) Lựa chọn kênh truyền thông gián tiếp và trực tiếp; (vi) Xác định tổng ngân sách cho hoạt động xúc tiến; Và (vii) quyết định hệ thống công cụ xúc tiến Việc nghiên cứu thực tiễn khai thác du lịch MICE và hoạt động xúc tiến tại Hà Nội cũng đã góp phần nâng cao nhận thức và cơ sở nghiên cứu, giúp các nhà quản lý, nhà kinh doanh, nhà cung cấp trong việc hoạch định chiến lược phát
Trang 30MICE của Hà Nội chỉ trong giai đoạn từ 2001 đến 2006 nên những kết luận đưa ra chưa thể bao quát chính xác được
Lê Thúy Chi (2014) trong công trình Nghiên c u hình th c du lịch MICE ở Hà
Nội, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch MICE, dựa trên đó để đánh giá các điều
kiện và phân tích thực trạng phát triển du lịch MICE, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần giải quyết trong việc phát triển du lịch MICE tại Hà Nội Nghiên cứu đã làm rõ những yếu kém, bất cập của Hà Nội, khiến cho thành phố này mặc dù là nơi hội tụ đầy
đủ nhất các yếu tố để phát triển du lịch MICE, là nơi có sân bay quốc tế, có nhiều trung tâm thương mại, các khu du lịch cùng hệ thống khách sạn 4-5 sao đẳng cấp quốc tế, Tuy nhiên, hiệu quả phát triển du lịch MICE, biểu hiện qua doanh thu từ loại hình
du lịch này ở Hà Nội không cao, không tương xứng với tiềm năng về du lịch MICE của thành phố Nghiên cứu đã chỉ ra một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của thực trạng đó là sự yếu kém trong chất lượng nguồn nhân lực du lịch MICE ở Hà Nội, và hệ thống giao thông của thành phố, Từ đó, đề ra những giải pháp giúp phát triển tốt hơn loại hình du lịch MICE tại Hà Nội, trong đó tập trung vào giải pháp phát triển nguồn nhân lực và cải thiện các điều kiện cơ sở hạ tầng của thành phố Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả chưa có sự so sánh với kinh nghiệm phát triển du lịch MICE tại các thành phố khác
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Điệp (2013) Các gi i pháp đẩy mạnh phát
triển du lịch MICE tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài việc hệ thống những cơ sở lý luận
cơ bản về du lịch MICE, phân tích những yếu tố tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh, đề ra những giải pháp cơ bản còn có một số đóng góp khá quan trọng như: (i) So sánh sự khác nhau giữa du lịch thuần túy và du lịch MICE (ii) Chỉ ra một số những tác động tiêu cực của du lịch MICE đối với kinh tế xã hội, bên cạnh những vai trò tích cực của loại hình du lịch này (iii) Đặc biệt, Luận văn đã phân tích kinh nghiệm phát triển du lịch MICE tại một số thành phố ở châu Á như: Singapore, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Luala Lumpur (Malaysia) và Tokyo (Nhật Bản), từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh (iv) Luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích SWOT vào phân tích bốn chiến lược về: Cơ chế chính sách; phát triển nhân lực; xúc tiến quảng bá và kêu gọi đầu tư để phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh
- Tháng 6/2013, tại tỉnh Khánh Hòa, Ban Điều phối vùng Duyên hải miền Trung
đã tổ chức Hội th o“Ph t triển s n phẩm du lịch vùng Duyên h i miền Trung” Các
tham luận trong hội thảo hướng vào phân tích các điều kiện tiềm năng, thực tiễn và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung, trong đó đều đề cập đến du lịch MICE như là một sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, cần
Trang 31tập trung các nguồn lực để phát triển Ngay trong báo cáo đề dẫn tại hội thảo, Ban Điều phối vùng Duyên hải miền Trung đã định hướng tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù vùng duyên hải miền Trung theo thứ tự ưu tiên là du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch MICE
Trong hội thảo, Công ty Du lịch Vietravel đã trình bày bài viết về “Th c trạng
và định hướng phát triển loại hình du lịch công vụ (MICE) tại các tỉnh duyên h i miền Trung”, (trang 141-145) Nghiên cứu đã khẳng định khu vực duyên hải miền Trung
đang được xem là một trong những khu vực đầy tiềm năng phát triển du lịch MICE, và đặt ra câu hỏi là hiện trạng thực tế về du lịch MICE trong thời gian qua tại khu vực này
đã khai thác hết được tiềm năng hay chưa? làm thế nào để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững du lịch MICE tại khu vực Duyên hải miền Trung? Bằng việc phân tích thực trạng loại hình du lịch MICE tại các tỉnh/thành phố duyên hải miền Trung, chỉ ra những nhược điểm như: Xây dựng chiến lược về phát triển du lịch chưa mang tính hệ thống; Chất lượng dịch vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng chưa đồng đều; Chưa tạo được thương hiệu du lịch duyên hải miền Trung… nghiên cứu đã khẳng định ngành du lịch nói chung, và du lịch MICE nói riêng tại đây không phát triển đúng như kỳ vọng Từ đó, nghiên cứu đưa ra ba giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững của du lịch MICE tại duyên hải miền Trung: (i) Tránh việc tạo ra những lợi thế cạnh tranh tương tự nhau, những sản phẩm mang tính ngắn hạn mà cần chú ý tập trung xác định thế mạnh của từng địa phương, từ đó xây dựng các sản phẩm đặc thù cho MICE tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các khu vực khác, bằng việc liên kết giữa các địa phương, đơn vị tổ chức sự kiện, công ty
lữ hành, vận chuyển, lưu trú, điểm tham quan và lựa chọn, tạo điểm nhấn thông qua việc xây dựng sản phẩm đặc trưng, kết hợp và độc đáo (ii) Chú trọng việc đảm bảo chất lượng và khả năng đáp ứng dịch vụ (iii) Tạo dựng thương hiệu du lịch mang tính cạnh tranh của khu vực duyên hải miền Trung
Tuy nhiên trong bài viết, du lịch MICE chưa được phân biệt rõ ràng với những loại hình, sản phẩm du lịch khác và chưa chỉ ra được những điều kiện riêng biệt cho phát triển loại hình du lịch này tại vùng duyên hải miền Trung Do đó các giải pháp đưa ra còn chung chung cho sự phát triển du lịch chứ chưa tập trung vào riêng du lịch MICE
Luận án tiến sĩ của Phạm Thị Khánh Ngọc (2017), trường Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội, “Nghi n c u các nhân tố t c động đến s hài lòng của khách du lịch
MICE nội địa tại Việt Nam – Lấy ví dụ điển hình tại thành phố H i Phòng” đã chỉ ra
các nhân tố tác động tới sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa tại Việt Nam trong điều kiện cá nhân khách đi theo đoàn khách du lịch MICE và không phải tự trả
Trang 32Trên cơ sở kế thừa các nhân tố đã được các mô hình nghiên cứu chứng minh là có tác động tới sự hài lòng của khách du lịch gồm nhân tố hình ảnh điểm đến và giá trị nhận thức Luận án nghiên cứu đánh giá sự tác động của hai nhân tố này trong môi trường
du lịch MICE và nghiên cứu đề xuất tác động của nhân tố năng lực đơn vị tổ chức đến
sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa Việt Nam
Một số các nghiên cứu khác như: Nguyễn Tiến Độ (2010), Nghiên c u cung đối
với loại hình du lịch MICE tại H i Phòng; Chu Khánh Linh (2013), Hoạt động xúc tiến du lịch MICE tại Bà Rịa – Vũng Tàu; Nguyễn Thị Dương Luy (2015), Phát triển chư ng trình du lịch MICE tại công ty C phần Đầu tư mở - Du lịch Việt Nam; Đinh
Thị Phương Loan (2012), Nghiên c u phát triển du lịch MICE tại các khách sạn 4 sao
ở Hạ Long – Qu ng Ninh; Nguyễn Thị Thùy Nga (2015), Th c trạng hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại một số khách sạn 5 sao tr n địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Đinh Thúy Ngọc (2007), Th c trạng kinh doanh du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao
tại Hà Nội hiện nay
Những công trình trên đều đi vào phân tích một cách cụ thể thực trạng cũng
như các điều kiện cung ứng đối với sản phẩm du lịch MICE tại một số tỉnh/thành phố
cụ thể trong nước Thông qua những nghiên cứu này có thể thấy, ở Việt Nam không chỉ có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những điểm đến hấp dẫn của du lịch MICE, mà rất nhiều địa phương khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, cũng có những tiềm năng, ưu thế nhất định để có thể trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch MICE Tuy nhiên, qua các nghiên cứu có thể thấy,
ưu thế đối với các địa phương này thường là tài nguyên thiên nhiên, và khó khăn cản trở thì chủ yếu đến từ yếu tố cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực Do đó, để loại hình du lịch MICE phát huy tối đa những ưu thế của nó, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương thì các nghiên cứu đều xây dựng những chiến lược cụ thể cho các địa phương Tuy nhiên, trong một số công trình nghiên cứu, du lịch MICE còn được hiểu chưa đầy đủ, thậm chí chưa đúng, nhầm lẫn giữa du lịch MICE và dịch vụ
Trang 33Th nhất, đối với các nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước, nội dung nghiên cứu
về du lịch MICE thường nằm trong các nghiên cứu về du lịch nói chung, còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu về các khía cạnh phát triển của riêng loại hình du lịch này
Th hai, một số nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu những mảng vấn đề
khác nhau có liên quan đến phát triển du lịch MICE ở một hoặc một số quốc gia, như nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch MICE, những thành tựu đạt được, sản phẩm, hay các chương trình xúc tiến du lịch MICE Tuy nhiên, còn thiếu vắng các nghiên cứu một cách tổng thể về các chính sách và biện pháp phát triển du lịch MICE
ở một số nước trong khu vực
Th ba, đa số các nghiên cứu tập trung vào phân tích việc phát triển du lịch
MICE ở một khu vực hay một thành phố nào đó của một quốc gia hơn là ở tầm quốc gia; hoặc nghiên cứu về thực tiễn phát triển du lịch MICE của một thành phố cụ thể của Việt Nam Do đó, bài học rút ra để vận dụng cho phát triển du lịch MICE của Việt Nam trong thời gian tới còn thiếu
Do đó, Luận án sẽ hướng đến hoàn thiện các khoảng trống tri thức nêu trên, cụ thể: (i) Luận án nghiên cứu để hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về loại hình du lịch MICE và phát triển du lịch MICE
(ii) Luận án nghiên cứu toàn diện về việc phát triển loại hình du lịch MICE tại một
số quốc gia và lãnh thổ ở châu Á Cụ thể, nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch MICE
ở một số nước và lãnh thổ ở châu Á; đồng thời nghiên cứu các chính sách và biện pháp phát triển du lịch MICE của các nước này; hay tạo dựng các điều kiện cần thiết cơ bản để du lịch MICE của các nước này có thể phát triển Trên cơ sở đó, rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng cho việc phát triển du lịch MICE ở Việt Nam trong thời gian tới
(iii) Luận án nghiên cứu thực tiễn phát triển du lịch MICE ở Việt Nam, trong đó phân tích các điều kiện phát triển loại hình du lịch này ở nước ta, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho phát triển du lịch MICE ở Việt Nam; những hạn chế trong phát triển du lịch MICE thời gian qua; và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển du lịch MICE ở Việt Nam thời gian tới, trên cơ sở những bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu một số quốc gia và lãnh thổ ở châu Á
Trang 34Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH MICE
VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE
Chương này hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản
về du lịch MICE và phát triển du lịch MICE Cụ thể: Làm rõ nội hàm và các đặc trưng của loại hình du lịch MICE; các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch MICE, trong đó làm rõ quan điểm về phát triển du lịch MICE gắn với phát triển du lịch bền vững và mục tiêu phát triển bền vững nói chung; nội dung phát triển du lịch MICE; các điều kiện cần được tạo dựng để loại hình du lịch này có thể phát triển và các tiêu chí để có thể đánh giá sự phát triển của du lịch MICE Đồng thời chương này cũng phân tích những lợi ích của phát triển du lịch MICE; bối cảnh và xu hướng quốc tế tác động đến phát triển du lịch MICE, khái quát lịch sử và tình hình phát triển du lịch MICE trên thế giới
2.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Du lịch MICE
2.1.1 Nội hàm của du lịch MICE
Hiện nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng Có rất nhiều loại hình du lịch khác nhau để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người, nổi bật trong đó là loại hình
du lịch MICE Loại hình du lịch MICE kết hợp các lĩnh vực khác nhau như thương mại, vận tải, du lịch, giải trí, chỗ ở, thực phẩm và nước giải khát, địa điểm, công nghệ thông tin và tài chính (Dwyer & Mistilis, 2000) Theo (Getz, 2008) hầu hết các hoạt
động MICE diễn ra ở điểm đến do ngành Du lịch tổ chức sự kiện đảm trách
2.1.1.1 Kh i niệm MICE
MICE là cụm từ viết tắt theo các chữ cái đầu tiếng Anh của các từ: Meeting (gặp gỡ, hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention/ Conference (hội nghị/ hội thảo) và Exhibition/ Event (triển lãm, sự kiện) Theo Hiệp hội các Cục phụ trách khách tham quan và hội nghị châu Á (AACVB - The Asian Association of Convention and Visitor Bureaus), thì MICE bao gồm các loại hình sau:
- Meeting (gặp gỡ, họp mặt):
Theo quy định của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO, 2005), Meeting là hoạt động hội họp, gặp gỡ của nhiều người đến với nhau với một số mối quan tâm chung Các cuộc gặp gỡ này có thể được tổ chức vì lý do thương mại hoặc phi thương mại, nhưng chủ yếu được tạo ra bởi khu vực doanh nghiệp, hàng ngày với hàng triệu cuộc họp được tổ chức trên toàn thế giới (Campiranon & Arcodia,
Trang 352008) Điều làm cho một cuộc họp hội đủ điều kiện như là một phần của kinh doanh
du lịch là do nó tham gia vào một số các dịch vụ của ngành du lịch và thường được tổ chức ở ngoài nơi cư trú (Davidson, 2003) Các cuộc họp cũng có thể được coi là sự kiện như hội nghị, hội thảo nhưng không có triển lãm (Fenich, 2005)
Meeting thường được chia làm hai loại: (i) Association Meeting: Là các cuộc họp giữa các công ty, các tổ chức với nhau Và (ii) Corporate Meeting: Là các cuộc họp giữa các thành viên trong một công ty, tổ chức [27], [28]
- Incentive (khen thưởng, khuyến khích)
Về bản chất, incentive cũng được xem như một cuộc hội họp nhưng mục đích thì khác Đó là hoạt động nhằm khen thưởng và khuyến khích tất cả những người hoặc nhóm người cơ bản đạt được mục tiêu, kế hoạch của tổ chức đề ra, qua đó động viên các thành tích, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó giữa các cá nhân với nhau và với tổ chức
Nó là tất cả các khoản chi phí được các công ty, tổ chức sử dụng như một yếu tố động lực để khuyến khích tăng năng suất và hiệu quả của nhân viên, đáp ứng các mục tiêu mong muốn của công ty, tổ chức đó (Campiranon & Arcodia, 2008) Phần lớn chi phí của hoạt động này do các tổ chức chi trả, số người tham dự thường từ 100 đến 200 khách, với những hoạt động mang tính tập thể, được tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời, phụ thuộc vào thời tiết
- Convention/Conference (hội th o, hội nghị)
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO, 2005), hội nghị
là cuộc họp được thiết kế chủ yếu cho các mục đích thảo luận, tìm kiếm, chia sẻ thông tin, giải quyết vấn đề và tư vấn Hội nghị thường giới hạn trong thời gian và có mục tiêu cụ thể Tương tự như cuộc họp, hội nghị có thể được định nghĩa là một sự kiện liên quan đến tối thiểu là 10 người cho bốn giờ trong một ngày hoặc nhiều hơn, thường xuyên tổ chức bên ngoài cơ sở riêng của công ty (UNWTO, 2005) Cũng có một số định nghĩa khác, như theo Tổ chức Du lịch Anh (British Tourist Authority) thì Conference (hội nghị) phải là cuộc họp ngoài cơ sở làm việc (out of office meeting), kéo dài tối thiểu là 6 giờ, gồm ít nhất là 8 người, nhưng đến năm 2003, được sửa lại là chỉ cần 4 giờ Còn ở Úc, Conference được hiểu là những cuộc hội họp bên ngoài cơ sở làm việc thường xuyên của đơn vị, tập hợp từ 15 người trở lên (Tony Rogers, 2003) Trong hầu hết các cuộc hội thảo, người tham dự có hai mục tiêu chính, nhất là khi tham dự hội nghị ở nước ngoài, trước hết là tham dự hội nghị, và thứ hai là tham quan, mua sắm tại các điểm đến hoặc địa điểm, nơi tổ chức hội nghị
Trang 36Ngoài ra, hội nghị còn được coi là các cuộc họp, gặp gỡ có quy mô lớn giữa những người ở cùng lĩnh vực nhằm trao đổi thông tin, ý kiến, quan điểm riêng của họ với nhau; hoặc có thể là các diễn đàn quốc tế được tổ chức bởi những tổ chức quốc tế với quy mô lớn Số lượng người tham gia khoảng từ 300 đến 1000 người, thông thường khoảng 800 người Các tổ chức thường chọn địa điểm tổ chức hội nghị trước từ 2 đến 5 năm, thậm chí có thể từ 10 đến 15 năm đối với các hội nghị lớn (Philip Kotler, 2009)
Trên thực tế, có thể chia thành hai loại hội nghị, hội thảo với đặc điểm khác
nhau: Th nhất, hội nghị, hội th o đư c t ch c luân phiên bởi các thành viên
(convention organized by members) Sự luân phiên được sắp xếp theo thứ tự ABC giữa
các nước thành viên và thường được tổ chức theo khu vực Hội nghị dạng này như hội
nghị APEC, hội nghị cấp cao của các nước ASEAN… Th hai, hội nghị, hội th o
đư c t ch c theo phư ng th c xin đăng cai hay đấu thầu (bid to host a convention)
Đó là các hội nghị khoa học, công nghệ, … Loại hội nghị, hội thảo này đòi hỏi kinh phí lớn, cần có sự hỗ trợ của cả phía nhà nước và phía tư nhân, thời gian chuẩn bị tương đối dài
Đặc điểm của convention tour thường diễn ra ở một địa điểm cố định, số khách tham dự có thể lên đến hàng ngàn người, hoạt động diễn ra trên phạm vi rộng Khách thường tham gia các tour du lịch tự chọn như tour trọn gói (package tour), city tour (tour du lịch tham quan thành phố) và shopping tour (tour mua sắm) Khách đi tour nửa ngày từ 2 đến 3 tiếng hoặc cả ngày đối với city tour và shopping tour và có hướng dẫn viên đi cùng Bên cạnh đó còn có chương trình du lịch dành cho người đi cùng/phu nhân/phu quân, mua sắm, tham quan danh lam thắng cảnh nổi tiếng
- Exhibition (triển lãm)/Event (s kiện)
+ Exhibition (triển lãm): Là hoạt động được tổ chức giúp các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ gặp gỡ và trao đổi thông tin với khách hàng hay đối tác, và thường là trong một ngành cụ thể Trọng tâm chính của những sự kiện này là các doanh nghiệp hợp tác quan hệ kinh doanh hoặc quảng bá sản phẩm mới hoặc tìm kiếm khách hàng mới (Fenich, 2005) Cũng có thể là các hoạt động liên quan đến các sự kiện thể thao, văn hóa và các hội chợ hàng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để cung cấp thông tin về lợi ích của việc
sử dụng, tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó
Exhibition có thể bao gồm hai hình thức: Th nhất, hình thức triển lãm thương
mại (Trade Show): Là triển lãm được tổ chức đặc biệt cho các tổ chức kinh doanh nhằm buôn bán và thu lợi nhuận Bên cạnh đó, các tổ chức kinh doanh, nhân viên, khách hàng tương ứng cũng có cơ hội trao đổi với nhau về những sản phẩm mới, đồng
Trang 37thời các tổ chức kinh doanh cũng tán thành ủng hộ một quỹ hỗ trợ Th hai, hình thức
triển lãm dành cho người tiêu dùng (Consumer Show): Là một cuộc triển lãm nhằm giới thiệu cho người tiêu dùng sản phẩm, hàng hoá cũng như lợi ích khi sử dụng các sản phẩm, hàng hoá đó [27], [28] Một số trường hợp có thể tổ chức các seminar hoặc meeting nhỏ trong sự kiện đó
+ Event (sự kiện): Là hoạt động tổ chức các chương trình có quy mô, tầm cỡ không cố định và thu hút sự quan tâm, chú ý của một lực lượng lớn các đối tượng khác nhau nhằm đạt được các mục đích cụ thể như xúc tiến, quảng bá hay tôn vinh một giá trị nào đó, thông qua đó cũng đạt được mục tiêu về phát triển du lịch Đó có thể là các sự kiện văn hóa, chính trị, thể thao, các ngày lễ kỷ niệm danh nhân thế giới, khánh thành hoặc khai trương công ty, các hội thi, các chương trình liên hoan, chương trình năm du lịch…
Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, chữ cái E trong MICE có thể là chữ cái đầu, viết tắt của từ Event (sự kiện), hoặc có thể là chữ cái đầu của từ Exhibition (triển lãm) (Chloe Lau, Tony Tse, 2009) Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động MICE đều bao gồm cả hai Nghiên cứu sinh đồng tình với quan điểm bao gồm cả hai
từ, bởi lẽ nếu chỉ là sự kiện (Event) chưa chắc đã bao gồm Exhibition; nhưng nếu với nghĩa chỉ là triển lãm (Exhibition) có thể sẽ bỏ sót các sự kiện khác như những sự kiện văn hóa hay những sự kiện thể thao…
Gặp gỡ, khen thưởng, hội nghị, hội thảo hay triển lãm, sự kiện là những hoạt động có nội dung khá gần gũi nhau trong giao dịch thương mại, chính trị và xã hội Mỗi hoạt động đều nhằm những mục đích khác nhau nhưng giữa chúng đều có sự liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau khi chúng được tổ chức
Số lượng người tham gia các hoạt động MICE khá đông, hầu hết là những người có thu nhập và khả năng chi trả cao hoặc được các công ty, tổ chức chi trả Trong quá trình tham gia các hoạt động này, các đối tượng tham gia thường phát sinh nhu cầu tham quan du lịch và thưởng ngoạn cảnh sắc, khám phá văn hóa của nơi đến Điều này tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp du lịch và dần hình thành nên một hình thức (loại hình) du lịch mới - du lịch MICE - loại hình du lịch hiện nay đang được rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới quan tâm phát triển
2.1.1.2 Khái niệm Du lịch MICE
Có nhiều quan niệm về du lịch MICE: Theo Phạm Quang Hưng (2008), “MICE
là loại hình du lịch kết h p hội nghị, hội th o, khen thưởng và các s kiện đặc biệt,
đư c t ch c trên quy mô rộng c về kh ng gian và lư ng người tham gia” Nguyễn
Đình Hòa (2009) cho rằng: “Du lịch MICE là một loại hình du lịch kết h p của du
Trang 38khách giữa việc đi d hội nghị, hội th o, triễn lãm, tham gia các s kiện là chính với việc tham quan du lịch” [27, tr.13]
Theo Davidson và Cope (2003), MICE thường liên quan đến đi du lịch với mục đích kinh doanh hay hội họp cho công việc Theo Chloe Lau, Tony Tse (2009), có nhiều động cơ khác nhau cho du khách MICE đến một địa điểm du lịch và khách du lịch MICE là những người đi du lịch cho mục đích tham gia các cuộc họp, hội nghị, liên quan đến công việc của họ
Theo Hiệp hội Hội nghị và Đại hội quốc tế (ICCA), du lịch MICE có thể được hiểu là một loại hình du lịch đặc biệt nhằm khai thác những thế mạnh của một nhóm đối tượng khách du lịch có tiềm năng lớn đó là đối tượng khách kinh doanh, khách tham gia vào các hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng, các cuộc triển lãm quốc tế trong nước, khu vực và thế giới
Từ những quan niệm trên về du lịch MICE, có thể rút ra một số vấn đề chung nhất về bản chất du lịch MICE như sau:
(i) Du lịch MICE là một loại hình du lịch kết hợp các hoạt động gặp gỡ, hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm, sự kiện với hoạt động tham quan du lịch, vui chơi, giải trí, tiêu dùng dịch vụ du lịch tại nơi đến của du khách
(ii) Trong đó các hoạt động gặp gỡ, hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm,
sự kiện là các hoạt động chính/chủ yếu Thậm chí, không nhất thiết du khách phải tham gia vào những chuyến tham quan du lịch trong chương trình MICE mới được gọi
là “Du lịch MICE”, chỉ cần du khách tham gia vào chương trình hoạt động MICE ở ngoài nơi cư trú và có sử dụng các dịch vụ ở điểm đến thì có thể coi là du lịch MICE Điều này phù hợp với khái niệm về Du lịch trong Luật Du lịch Việt Nam (2006), cũng như phù hợp với khái niệm của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (2005)
và phù hợp với thực tiễn
(iii) Du lịch MICE không cần hội đủ 4 chữ M-I-C-E, hay nói cách khác là không cần hội đủ tất cả các hoạt động MICE mà chỉ cần là sự kết hợp của một trong các hoạt động MICE với hoạt động tham quan du lịch, vui chơi, giải trí, tiêu dùng dịch
vụ du lịch tại nơi đến của du khách
(iv) Các đối tượng chủ yếu tham gia du lịch MICE gồm: Khách du lịch MICE trực tiếp sử dụng dịch vụ du lịch MICE; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, công ty, doanh nghiệp,… gọi chung là đơn vị tổ chức (người mua) có nhu cầu tổ chức du lịch MICE; các nhà cung cấp dịch vụ du lịch MICE như khách sạn, nhà hàng, trung tâm hội nghị,
Trang 39phòng họp, phương tiện vận chuyển,… và các đơn vị, đại lý lữ hành là đơn vị trung gian tổ chức các hoạt động du lịch MICE (người bán)
(v) Có thể phân chia khách du lịch MICE thành hai nhóm: Nội địa và quốc tế Trong thực tế đôi khi khó phân biệt giữa hai thị trường này khi mà một số công ty đa quốc gia cùng họp mặt với nhau tại một nước Ví dụ, công ty Petronas có thể tổ chức một cuộc hội thảo mà thành phần sẽ là Petronas Việt Nam và Petronas đến từ Malaysia Do đó ta có thể nhận định một cách tổng quát như sau:
+ Thị trường MICE nội địa là thị trường mà nơi xuất phát các yêu cầu là từ các công ty có trụ sở đặt tại Việt Nam, và nơi quyết định, thực hiện từ hình thức, tính chất của sự kiện và thanh toán cho toàn bộ sự kiện là các công ty có trụ sở tại Việt Nam; thành phần tham gia vào các hoạt động MICE đa số là người Việt Nam, có thể có một
số người nước ngoài nhưng chỉ là thiểu số
+ Thị trường MICE quốc tế là thị trường mà nơi xuất phát là các công ty, tổ chức có trụ sở ở nước ngoài, tất cả các yêu cầu, quyết định về hình thức dịch vụ, chất lượng đến giá
cả thanh toán… đều do các công ty, tổ chức ở nước ngoài quyết định và thực hiện
2.1.2 Đặc điểm loại hình du lịch MICE
Từ nội hàm và bản chất của du lịch MICE có thể thấy, đây là một loại hình du lịch đặc biệt, khác biệt rất nhiều so với các loại hình du lịch khác Để có thể phát triển tốt loại hình du lịch này thì cần phải thấy rõ những đặc điểm, nhất là những điểm khác biệt của nó so với các loại hình du lịch thông thường khác
2.1.2.1 Đặc điểm về khách du lịch MICE
- Khách du lịch MICE thường là khách đoàn với số lượng lớn và đa dạng: Theo thói quen trong ngành du lịch, người ta thường dùng cụm từ “đoàn MICE” để chỉ những đoàn khách đông người đến lưu trú tại một địa phương, có tham gia hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, hội họp hay tham dự triển lãm, sự kiện, trong đó có công việc kết hợp với nghỉ ngơi, tham quan Có những “đoàn MICE” ít phức tạp dù số lượng đông hay không đông, vì họ đến cùng một lúc và rời đi cùng thời điểm Đó là các đoàn nội địa, bộ phận lễ tân không mất quá nhiều thời gian phục vụ, và về tâm lý, thái độ của khách cũng không quá phức tạp Có những “đoàn MICE” có yếu tố nước ngoài, gồm những khách đến cùng một nước, đến và đi cùng một thời điểm Khẩu vị
ăn uống của họ giống nhau Có những “đoàn MICE” rất phức tạp, đặc biệt là các đoàn khách dự hội nghị, hội thảo khoa học, văn hóa Họ đến từ nhiều nước và vùng lãnh thổ khác nhau, thời điểm đến khác nhau, rải rác, có người đến trước cuộc họp 48h, có người chỉ đến trước vài giờ; thời điểm khách rời đi cũng không đồng thời Sự phức tạp
Trang 40còn đến từ việc nhiều người không nói được tiếng Anh; hoặc thói quen ẩm thực của các thành viên khác nhau; sự khác biệt về tín ngưỡng, tôn giáo, … [27, tr.17]
- Đối với du lịch thông thường, người tiêu dùng và người trả tiền là một Nhưng trong du lịch MICE có sự tách biệt giữa người tiêu dùng và người trả tiền Khách du lịch MICE chính là người tiêu dùng trong du lịch MICE - là các cá nhân (thuộc đơn vị tổ chức
du lịch MICE hoặc khách mời tham dự) trực tiếp sử dụng các dịch vụ du lịch MICE nhưng không phải trả tiền Khách du lịch MICE bao gồm khách nội địa và quốc tế
- Khách du lịch MICE không tự quyết định lựa chọn điểm đến và các dịch vụ
du lịch MICE, không tự quyết định việc tham dự các chương trình du lịch MICE và kinh phí tham gia mà do đơn vị tổ chức hoặc người lãnh đạo của đơn vị cử người tham gia chương trình du lịch MICE quyết định (Chloe Lau, Tony Tse 2009) Đối với khách
du lịch thông thường, họ tự quyết định các chuyến đi du lịch, tự lựa chọn điểm đến và các dịch vụ du lịch Đây là sự khác biệt lớn nhất trong tiêu dùng giữa khách du lịch thông thường và khách du lịch MICE Tuy vậy, khách du lịch MICE vẫn có thể so sánh những gì mà họ nhận được với những gì mà đơn vị tổ chức du lịch MICE hoặc đơn vị tổ chức cử tham dự phải trả tiền và lựa chọn, sẽ mang lại cho họ sự hài lòng hoặc không hài lòng Đồng thời, sự hài lòng hoặc không hài lòng đó sẽ quyết định việc họ có tích cực chi tiêu thêm ngoài các dịch vụ được hưởng hay không, và quyết định việc họ có quay trở lại điểm đến đó nữa hay không
- Khách du lịch MICE là các cá nhân thuộc các đơn vị, tổ chức, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước, hiệp hội trong nước và quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hay Chính phủ, tổ chức quốc tế,… Họ thường là những khách hàng cao cấp bao gồm các doanh nhân, chính khách, những cá nhân có thành tích, có vị trí cao trong các công ty, tập đoàn hay các tổ chức, (Chloe Lau, Tony Tse 2009) Qua nghiên cứu định tính cho thấy du khách MICE là những người khó tính hơn và có khả năng chi trả các dịch vụ cá nhân cao hơn khách du lịch thuần túy, họ là những người được mời, được các nhà tổ chức quan tâm chu đáo Do vậy, để làm hài lòng khách du lịch MICE yêu cầu chương trình phải hợp lý khoa học từ việc lựa chọn điểm đến, chọn các dịch
vụ du lịch và dịch vụ MICE, từ khi xây dựng kế hoạch, kịch bản hoặc chương trình và trong suốt quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch MICE
- Khách du lịch MICE quan tâm nhiều đến việc tìm kiếm thông tin, môi trường hợp tác đầu tư, tình hình thị trường, khảo sát giá cả cũng như các tiện nghi phục vụ cho mục đích công việc như sự thuận lợi về vị trí khách sạn, cơ sở vật chất phục vụ hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm/sự kiện (Chloe Lau, Tony