1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong tổng công ty sông đà

205 44 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 205
Dung lượng 704,6 KB

Nội dung

Với những tồn tại trước mắt như vậy, việc xây dựng bộ phận KTNB hoạtđộng thực sự hiệu quả sẽ giúp TCT Sông Đà giải quyết được một số vấn đề: - Quản lý chi phí một cách chặt chẽ: trên cơ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cáctài liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực Những kết luậnkhoa học của Luận án chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đỗ Quốc Việt

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Đình Đỗ; PGS.TS

Đỗ Minh Thành - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giảtrong suốt quá trình thực hiện Luận án

Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới Học viện Tài Chính, Khoa đào tạo Sau đạihọc Học viện Tài chính đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiêncứu Luận án

Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu trong quátrình thu thập số liệu, phiếu điều tra của các nhà quản lý tại các doanh nghiệpthuộc Tổng công ty Sông Đà, các thành viên Ban Kiểm soát nội bộ, các cán bộcác Ban: Tài chính - Kế toán, Tổ chức nhân sự, Kinh tế, Quản trị rủi ro… tạiCông ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty Sông Đà

Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ sự cảm ơn tới những người thân trong giađình đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu Luận án

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BBKT Biên bản kiểm toán

BCKT Báo cáo kiểm toán

BCKS Báo cáo kiểm soát

BCTC Báo cáo tài chính

COSO Ủy ban chống gian lận BCTC - Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

HĐQT Hội đồng quản trị

HĐTV Hội đồng thành viên

HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ

IFAC Liên đoàn Kế toán quốc tế

IIA Viện Kiểm toán nội bộ

KQKD Kết quả kinh doanh

KSCL Kiểm soát chất lượng

KSNB Kiểm soát nội bộ

KSVNB Kiểm soát viên nội bộ

KTĐL Kiểm toán độc lập

KTNB Kiểm toán nội bộ

KTNN Kiểm toán nhà nước

KTVNB Kiểm toán viên nội bộ

KHKT Kế hoạch kiểm toán

OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

QTKD Quản trị kinh doanh

QTRR Quản trị rủi ro

SOX Luật Sarbanes - Oxley

SXKD Sản xuất kinh doanh

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 17

1.1 Khái quát về KTNB 17

1.1.1 Sự hình thành và phát triển lý thuyết KTNB 17

1.1.2 Khái niệm và phân loại KTNB 19

1.1.3 Vai trò, chức năng, mục đích của KTNB 26

1.1.4 Sự độc lập, quyền hạn, trách nhiệm của KTNB 33

1.1.5 Nội dung, phạm vi và các phương pháp kỹ thuật của KTNB 37

1.1.6 Phân biệt KTNB với kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước 43

1.2 Tổ chức KTNB trong doanh nghiệp 47

1.2.1 Nội dung tổ chức KTNB trong doanh nghiệp 47

1.2.2 Tổ chức bộ máy KTNB 48

Trang 5

1.2.3 Tổ chức hoạt động KTNB 58

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTNB trong doanh nghiệp 69

1.3.1 Các nhân tố khách quan 69

1.3.2 Các nhân tố chủ quan 71

1.4 Một số mô hình KTNB trên thế giới và bài học rút ra đối với Việt Nam 72

1.4.1 Kiểm toán nội bộ tại Tập đoàn General Motor 72

1.4.2 KTNB tại Tập đoàn Bưu chính Italia - Poste Italiane 76

1.4.3 Tổ chức KTNB trong thông lệ quản trị quốc tế 80

1.4.4 Bài học rút ra đối với Việt Nam 81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 83

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 84

2.1 Lịch sử hình thành, phát triển và đặc điểm tổ chức, quản lý của Tổng công ty Sông Đà chi phối đến tổ chức KTNB 84

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của Tổng công ty Sông Đà 84

2.1.2 Đặc điểm của Tổng công ty Sông Đà ảnh hưởng đến tổ chức KTNB 85

2.2 Nhận diện và thực trạng các hoạt động thực hiện chức năng của KTNB trong Tổng công ty Sông Đà 91

2.2.1 Tại Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà 91

2.2.1.1 Tổ chức bộ máy KSNB 92

2.2.2 Tại các đơn vị thành viên 123

Trang 6

2.3 Đánh giá kết quả thực hiện chức năng KTNB trong Tổng công ty Sông Đà 128

2.3.1 Những kết quả đã đạt được 128

2.3.2 Những tồn tại và hạn chế 130

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế 135

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 139

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 140

3.1 Định hướng chiến lược phát triển Tổng công ty Sông Đà và vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ 140

3.1.1 Định hướng chiến lược phát triển Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2016-2020 140

3.1.2 Những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện tổ chức KTNB trong TCT Sông Đà 142

3.2 Nguyên tắc và định hướng hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Sông Đà 143

3.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức KTNB tại Tổng công ty Sông Đà 143

3.2.2 Định hướng hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Sông Đà 145

3.3 Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty Sông Đà 147

3.3.1 Nâng cao nhận thức về KTNB trong Tổng công ty Sông Đà 147

3.3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 148

3.3.3 Giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động KTNB 156

Trang 7

3.4 Các kiến nghị, các điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức

kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Sông Đà 185

3.4.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng 185

3.4.2 Về phía Tổng công ty Sông Đà 186

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 187

KẾT LUẬN 188

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 191

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tình hình tài chính SDC giai đoạn 2012-2014 3

Bảng 1.1: Mô hình ba vòng bảo vệ trong doanh nghiệp 59

Bảng 2.1: Tổng hợp nhân sự Ban KSNB giai đoạn 2012-2015 97

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn chức danh KSVNB tại SDC 98

Bảng 2.3: Tổng hợp trình độ, kinh nghiệm của KSVNB tại 31/12/2015 99

Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa mức độ rủi ro và tần suất kiểm soát 104

Bảng 2.5: Hướng dẫn đánh giá HTKSNB và sự tồn tại của rủi ro kiểm soát .115

Bảng 2.6: Hướng dẫn chọn mẫu kiểm soát 117

Bảng 3.1: Kết quả xây dựng định biên lao động KTNB tại Công ty mẹ 152

Bảng 3.2: Bảng mô tả công việc, tiêu chuẩn chức danh Trưởng KTNB 155

Bảng 3.3: Kết quả chấm điểm rủi ro theo nhóm yếu tố ngành EPC 159

Bảng 3.4: Kết quả chấm điểm rủi ro theo nhóm yếu tố ngành Điện 160

Bảng 3.5: Xác định mức trọng số rủi ro đối với ngành EPC 161

Bảng 3.6: Kết quả chấm điểm rủi ro tổng thể ngành EPC 161

Bảng 3.7: Xác định mức trọng số rủi ro đối với ngành Điện 162

Bảng 3.8: Kết quả chấm điểm rủi ro tổng thể ngành Điện 162

Bảng 3.9: Kết quả xếp hạng rủi ro các đơn vị chọn mẫu 163

Bảng 3.10: Đánh giá rủi ro tài chính CTCP Sông Đà 11 167

Bảng 3.11: Thông tin sơ bộ về hai hợp đồng xây lắp chọn mẫu 168

Bảng 3.12: Kết quả chấm điểm rủi ro hợp đồng xây lắp chọn mẫu 169

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình đầu vào - đầu ra trong Kiểm toán hoạt động 23

Sơ đồ 1.2: KTNB trực thuộc Ban giám đốc 48

Sơ đồ 1.3: KTNB trực thuộc Hội đồng quản trị 49

Sơ đồ 1.4: KTNB trực thuộc Uỷ ban kiểm toán 50

Sơ đồ 1.5: Mô hình tổ chức KTNB tập trung 51

Sơ đồ 1.6: Mô hình tổ chức KTNB phân tán 52

Sơ đồ 1.7: Mô hình tổ chức KTNB hỗn hợp 53

Sơ đồ 1.8: Mô hình tổ chức KTNB tại General Motor 75

Sơ đồ 1.9: Mô hình tổ chức KTNB tại Poste Italiane 77

Sơ đồ 1.10: Mô hình nhận diện rủi ro tại Poste Italiane 79

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của SDC cuối năm 2018 87

Sơ đồ 2.2: Vị trí của Ban KSNB trong cơ cấu tổ chức Công ty mẹ - TCT 92

Sơ đồ 2.3: Quy trình KSNB tại Công ty mẹ SDC 100

Sơ đồ 2.4: Trình tự thực hiện lập kế hoạch KSNB năm 101

Sơ đồ 2.5: Trình tự thực hiện lập kế hoạch KSNB cho từng cuộc kiểm soát .105

Sơ đồ 2.6: Trình tự thực hiện kiểm soát trực tiếp tại các đơn vị 111

Sơ đồ 2.7: Mô hình tổ chức, hoạt động CTCP Sông Đà 5 123

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức TCT Sông Đà sau khi thành lập KTNB 149

Sơ đồ 3.2: Các bước trong quy trình KTNB tại Công ty mẹ SDC 157

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trên con đường đổi mới và phát triển kinh tế, vì vậy nhucầu xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế cũng như đầu tư cơ sở vật chất kỹthuật khác là rất lớn TCT Sông Đà là một trong những đơn vị đầu tiên đượcthành lập để thực hiện một trong những nhiệm vụ đó, với truyền thống hơn 50năm xây dựng và phát triển, là đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực xây lắp, đã vàđang thi công nhiều công trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế, xã hội củađất nước như: Thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Yali, Sê San, Sơn La, Lai Châu;Đường dây truyền tải điện 500KV Bắc Nam; Đường Hồ Chí Minh và sắp tớiđây là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận Trải quaquá trình phát triển, cùng với những thành tích đã đạt được thì trong cơ cấu tổchức, mô hình quản trị tại TCT Sông Đà còn bộc lộ một số điểm chưa bắt kịpvới sự phát triển của kinh tế thị trường; một số dự án do TCT làm chủ đầu tưchưa phát huy được hiệu quả; hoạt động kiểm tra, kiểm soát tại Công ty mẹ vàCông ty con còn hạn chế

Hiện tại, TCT đang trong quá trình triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với

mục tiêu: Xây dựng một Tổng công ty có cơ cấu hợp lý, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính với quy trình quản lý, quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất; nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Tổng công ty Để thực hiện được các mục tiêu đó một trong những giải pháp TCT

Sông Đà cần phải thực hiện đó là hoàn thiện bộ máy quản lý, thiết lập một hệthống KSNB hoạt động hiệu quả, phát huy tối đa hiệu quả trong việc huy động

và sử dụng tối ưu các nguồn lực Hệ thống KSNB chỉ phát huy được hiệu quảkhi được thiết kế phù hợp với những đặc thù của doanh nghiệp và phải đượcđánh giá thường xuyên nhằm phát hiện những điểm yếu để khắc phục Vì vậy,trong cơ cấu tổ chức của TCT Sông Đà cần phải có một bộ phận thực hiệnchức năng đánh giá hiệu quả hệ thống KSNB và đánh giá tính kinh tế, hiệuquả, hiệu lực của tất cả các hoạt động nhằm đưa ra ý kiến tư vấn cho các cấplãnh đạo trong quá trình ra quyết định Bộ phận đảm nhận trách nhiệm này chính

hệ thống KSNB tốt nhằm phòng ngừa rủi ro đồng thời phát huy tối đa hiệu quả

Trang 13

sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp Bên cạnh đó, để các nhà quản trị cóthông tin tin cậy phục vụ việc ra quyết định thì các thông tin này phải được đánhgiá đầy đủ theo nhiều khía cạnh khác nhau Tất cả những yêu cầu này sẽ đượcđáp ứng nếu doanh nghiệp thành lập một bộ phận KTNB hoạt động có hiệu quả.

Có thể thấy sự cần thiết phải thành lập bộ phận KTNB được thể hiện qua cácyếu tố sau:

Thứ nhất, KTNB cung cấp thông tin kịp thời, quan trọng phục vụ nhà quản

lý trong việc ra quyết định

Trong khi kiểm toán độc lập thường chỉ thực hiện kiểm toán tài chính vàhậu kiểm thì KTNB hiện đại lại hướng đến kiểm toán hoạt động và tiền kiểm,kiểm toán hiện hành để phục vụ nhu cầu quản lý Với chuyên môn cao vàphương pháp thích hợp, KTNB thực hiện tiền kiểm đánh giá về tính kinh tế, hiệuquả, hiệu lực của các chương trình, dự án hay bất kỳ hoạt động nào của doanhnghiệp sẽ đưa ra thông tin tư vấn cho nhà quản trị cấp cao quyết định có tiếnhành chương trình, dự án đó hay không, lợi ích kinh tế mà nó có thể mang lạihoặc chấm dứt thực hiện ngay khi chương trình, dự án chưa được bắt đầu Bêncạnh đó, KTNB còn thể hiện được tính kịp thời khi thực hiện kiểm toán hiệnhành, kết quả kiểm toán sẽ giúp nhà quản trị có được thông tin về những gianlận, sai sót ngay khi nó vừa xảy ra, quyết định sửa chữa, khắc phục, giảm thiểuảnh hưởng do chậm trễ về mặt thời gian

Thứ hai, KTNB là công cụ phát hiện và cải tiến những yếu điểm trong hệ thống KSNB của doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Mục tiêu cơ bản trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp đó là: bảo toàn

và phát triển được vốn chủ sở hữu, tức là doanh nghiệp phải phát triển một cáchbền vững Biện pháp để thực hiện điều đó là cân bằng giữa tăng trưởng, hiệu quả

và kiểm soát Để tăng trưởng tốt cần có chiến lược phát triển khả thi; để đảmbảo hiệu quả cần sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có hoặc huy động và đểkiểm soát tốt, doanh nghiệp cần có một hệ thống KSNB đủ mạnh Không có bất

cứ doanh nghiệp nào sở hữu một HTKSNB nào hoàn hảo, ít nhất thì HTKSNBluôn tồn tại những hạn chế vốn có của nó và phát sinh thêm yếu điểm trong quátrình vận hành KTNB là một yếu tố cấu thành HTKSNB nhưng giữ chức năngkiểm soát của kiểm soát, tức là chức năng đánh giá, phát hiện và khắc phụcnhững tồn tại, hạn chế của HTKSNB; duy trì một HTKSNB đủ mạnh để giảmthiểu những gian lận, sai sót trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Vìvậy, việc hoàn thiện KTNB không chỉ giúp SDC hoàn thiện HTKSNB của mình

mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững theo cả ba khía cạnh như đã nêu trên

Thứ ba, xuất phát từ nhiệm vụ tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế

Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt “Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà

Trang 14

nước giai đoạn 2011-2015” đã đưa ra nhiệm vụ tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp:

Áp dụng các nguyên tắc quản trị theo thông lệ quản trị doanh nghiệp quốc tế; hoàn thiện cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, chú trọng kiểm soát rủi ro tài chính để kịp thời có biện pháp phòng ngừa, hạn chế, khắc phục và điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp; tăng cường năng lực, quyền hạn của ban kiểm soát, kiểm soát viên và kiểm toán nội bộ;

Quyết định số 50/QĐ-BXD ngày 151/2/103 của Bộ Xây dựng về phê duyệt

Đề án “Tái cấu trúc Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn đến2020” đã nêu rõ nhiệm vụ tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp tập trung vào nội

dung: Áp dụng nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế hiện đại; tăng cường công tác kiểm soát nội bộ; quản trị sự thay đổi; quản trị rủi ro, tài chính, nhân sự, chiến lược, thương hiệu ”

Như vậy, việc tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp là một trong những nộidung bắt buộc TCT phải thực hiện trong quá trình tái cơ cấu Một trong nhữngthông lệ tốt trong quản trị doanh nghiệp tại các quốc gia thuộc OECD đó làthành lập bộ phận KTNB hoạt động hiệu quả, báo cáo trực tiếp với HĐQT hoặctương đương Riêng đối với Việt Nam, OECD cũng đã đưa ra khuyến cáo:

Doanh nghiệp nhà nước cần xây dựng quy trình KTNB hiệu quả và thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ dưới sự giám sát và báo cáo trực tiếp cho HĐQT và

Ủy ban Kiểm toán hay bộ phận tương đương [24, tr18,45].

Qua các nội dung nêu trên có thể thấy, việc thành lập, vận hành bộ phậnKTNB tại TCT Sông Đà là tương đối phù hợp với thông lệ quản trị doanhnghiệp quốc tế và nhiệm vụ tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp đã được giao

b Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức KTNB xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả quản trị của TCT Sông Đà

Thứ nhất, Xuất phát từ tình hình thực tế tại TCT Sông Đà.

Trong những năm qua, tình hình SXKD của TCT Sông Đà gặp nhiều khókhăn, một số khoản đầu tư lớn không mang lại hiệu quả như kỳ vọng đã làm chotình hình tài chính của TCT rất xấu Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của TCTSông Đà giai đoạn 2011-2014:

Bảng 1: Tình hình tài chính SDC giai đoạn 2012-2014

Trang 15

(Nguồn: Tác giả tính toán, tổng hợp từ BCTC hợp nhất đã kiểm toán của TCT Sông Đà)

Có thể thấy, Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đã vượt ngưỡng an toàn (là 3theo quy định của Bộ Tài chính); tiền và các khoản tương đương tiền, tiền vàcác khoản đầu tư tài chính không bù đắp được nợ ngắn hạn; khả năng thanhtoán rất thấp, tình trạng mất cân đối dòng tiền trả nợ diễn ra trong nhiều năm

và đặc biệt TCT Sông Đà đang mất cân bằng tài chính nghiêm trọng khi vốnlưu động ròng âm 3.849 tỷ đồng, tiềm ẩn nguy cơ phá sản Lợi nhuận, tỷ suấtlợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) rất thấp; nguồn vốn chủ sở hữu đang có

xu hướng giảm, một số dự án được đầu tư vốn lớn nhưng hoạt động khônghiệu quả, không thu xếp được vốn trả nợ làm xếp hạng tín dụng ảnh hưởngđến uy tín của TCT và Chính phủ Việt Nam (Dự án Xi măng Hạ Long doChính phủ bảo lãnh, hoạt động SXKD không hiệu quả, không có khả năng trả

nợ gốc và lãi vay; Dự án đầu tư trụ sở HH4 chậm tiến độ, không phát huyhiệu quả như phương án ban đầu )

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình tài chính yếu kém nhưphân tích đó là công tác quản lý chi phí chưa chặt chẽ; công tác đầu tư chưamang lại hiệu quả tương ứng với nguồn lực bỏ ra; hiệu quả sử dụng vốn khôngcao: các đơn vị xây lắp có tỷ lệ lợi nhuận thấp không đủ bù đắp lỗ lũy kế của Ximăng Hạ Long, vòng quay vốn dài (đặc thù xây lắp) nên thường phải bù đắpbằng vốn tín dụng với chi phí cao

Với những tồn tại trước mắt như vậy, việc xây dựng bộ phận KTNB hoạtđộng thực sự hiệu quả sẽ giúp TCT Sông Đà giải quyết được một số vấn đề:

- Quản lý chi phí một cách chặt chẽ: trên cơ sở thực hiện các biện phápnghiệp vụ, KTNB sẽ đánh giá đúng thực trạng và đưa ra những biện pháp tiếtgiảm chi phí trong quá trình thi công xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị; nâng caohiệu quả sử dụng tài sản ;

- Đối với các dự án đầu tư: Với việc thực hiện tiền kiểm và kiểm toán hoạtđộng, KTNB sẽ có đánh giá chính xác về tính khả thi của dự án KTNB sẽ đưa

Trang 16

ra biện pháp tối ưu trong việc sử dụng các nguồn lực hiện có và huy động cácnguồn tài trợ với chi phí thấp nhất Giúp nhà quản lý có biện pháp phát huy hếttất cả tiềm lực của TCT từ con người, máy móc thiết bị, tài chính đến các nguồnlực huy động từ bên ngoài.

Thứ hai, Các ngành, nghề sản xuất kinh doanh chính của TCT đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Theo kế hoạch SXKD giai đoạn 2016-2020 của TCT Sông Đà thì ngành,nghề sản xuất kinh doanh chính là: (1) Tổng thầu xây dựng và tổng thầu EPC;(2) Đầu tư, sản xuất và kinh doanh điện; (3) Phát triển nhà ở và đô thị Với balĩnh vực này rủi ro có thể đến từ rất nhiều yếu tố như: chính trị, pháp luật, vốn,nhân sự, tiến độ, trượt giá, thiên tai mà mỗi yếu tố đều ảnh hưởng rất lớn đếnkết quả SXKD của TCT

Hiện tại, Công ty mẹ và các đơn vị thành viên đã thành lập Phòng/BanQTRR tuy nhiên, theo nguyên tắc Ba vòng bảo vệ trong doanh nghiệp thì bộphận này vẫn đang ở cấp độ bảo vệ thứ hai: giám sát rủi ro, vẫn cần triển khaicấp bảo vệ thứ ba: Bảo đảm độc lập Với chức năng đưa ra những đánh giá độclập đối với tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, KTNB sẽ đánh giá tính hiệuquả, nhất quán của mô hình QTRR và hệ thống KSNB, quản trị doanh nghiệpmột cách độc lập

Thứ ba, Tăng cường độ tin cậy của thông tin đối với các nhà đầu tư, cổ đông trong và sau quá trình cổ phần hoá

Theo kế hoạch, TCT Sông Đà sẽ tiến hành cổ phần hoá trong năm 2016,tuy nhiên với thực trạng tài chính như đã trình bày ở trên, nếu TCT không có cácbiện pháp cải thiện hoặc nâng cao lòng tin của nhà đầu tư đối với các thông tintài chính thì nhiều khả năng quá trình IPO của TCT sẽ khó đạt được kết quảmong muốn Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy: doanh nghiệp có bộ phậnKTNB thường cung cấp thông tin, BCTC đúng hạn và có mức độ minh bạch,chính xác cao, khả năng gian lận thấp và trên hết là hoạt động SXKD đạt hiệuquả cao hơn so với các doanh nghiệp không có phòng KTNB Vì vậy, việc tổchức bộ phận KTNB hoạt động có hiệu quả không những sẽ mang lại lợi ích caocho TCT Sông Đà trong bối cảnh tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn mà còngiúp TCT tìm kiếm được nhiều nhà đầu tư chiến lược có thể hỗ trợ về vốn, vềkinh nghiệm và hoàn thành mục tiêu IPO đã được nhà nước giao

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với sự xuất hiện ngày càngnhiều các Tập đoàn xây dựng lớn trong và ngoài nước thì việc tăng cường kiểmsoát, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các nguồn lực để tăng tính cạnh tranh làbiện pháp vô cùng quan trọng, mang tính sống còn đối với TCT Sông Đà, đồngthời hoàn thành nhiệm vụ được nhà nước giao Vì vậy, việc xây dựng và vận hành

có hiệu quả bộ phận KTNB tại TCT Sông Đà là một yêu cầu cấp thiết trong quátrình tái cơ cấu và hội nhập Nhận thức được vấn đề đó, nghiên cứu sinh (NCS)

chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty Sông Đà”

Trang 17

để nghiên cứu luận án Tiến sĩ.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án

Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu về KTNB theo các khía cạnh và mục tiêu khác nhau, có thể kháiquát các công trình nghiên cứu như sau:

2.1 Về tổ chức bộ máy KTNB

Đặt nền móng đầu tiên cho lý luận về KTNB hiện đại phải kể đến cuốn

sách “Kiểm toán nội bộ hiện đại - Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát” của hai tác giả Victor Z Brink và Herbert Witt xuất bản lần đầu năm 1941,

bản dịch tiếng Việt do Nhà xuất bản Tài chính phát hành năm 2000 Cuốn sách

đã làm rõ những vấn đề cơ bản về KTNB như: khái niệm, chức năng, nhiệm vụ,mối quan hệ với các bộ phận trong doanh nghiệp, bố trí nhân viên và huấnluyện… Ngoài ra, cũng đã đề cập đến vị trí của KTNB trong doanh nghiệp đólà: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban kiểm toán trực thuộc Ban giám đốc.Cùng quan điểm trên với Victor Z Brink và Herbert Witt về vị trí của KTNBtrong doanh nghiệp, tác giả Đặng Văn Thanh, Lê Thị Hoà trong cuốn sách

“Kiểm toán nội bộ - Lý luận và hướng dẫn nghiệp vụ” (Nhà xuất bản Tài chính, 1998) cũng đã nêu: Bộ phận KTNB được tổ chức độc lập với các bộ phận quản lý

và điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp (kể cả phòng kế toán - tài chính); chịu sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp”.

Ngoài ra, có thể kể đến các nghiên cứu tương tự như: Tác giả Ann Neale

(1991) về "Hệ thống kiểm toán: Lý thuyết và thực hành"; Tác giả John A Edds (1980) về "Kiểm toán quản trị: Khái niệm và thực hiện"; Tác giả J.C Shaw (1980)

về "Kiểm toán nội bộ - Một yếu tố cần thiết cho hoạt động quản lý hiệu quả"; Tác

giả Lawrence B Sawyer, Mortimer Dittenhofe, James H Scheiner (2003) về

"Thực hành kiểm toán nội bộ hiện đại"; Tác giả Robert Moeller (2005) về "Kiểm toán nội bộ hiện đại theo quan điểm của Brink" Về cơ bản, những nghiên cứu

này chưa đưa đề cập đến các mô hình tổ chức bộ máy KTNB, xác định vị trí cóthể có của KTNB trong cấu trúc doanh nghiệp từ đó đánh giá ưu nhược điểm,tính độc lập, khách quan trong hoạt động tương ứng với từng mô hình và chưa

có phương án xác định số lượng nhân sự KTNB

Tuy nhiên, cũng đã có một số nghiên cứu nêu tương đối đầy đủ về vấn đề

tổ chức bộ máy KTNB như: Sách chuyên khảo: “Kiểm toán nội bộ” (tác giả

Thịnh Văn Vinh và Phạm Tiến Hưng, NXB Tài chính, 2012); Luận án tiến sĩ kinh

tế của các tác giả: Phan Trung Kiên (2008) với đề tài “Hoàn thiện tổ chức KTNB trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam”, Nguyễn Thị Hồng Thuý (2010) với

đề tài “Tổ chức KTNB trong các Tập đoàn kinh tế Việt Nam”, Lê Thị Thu Hà (2011) với đề tài “Tổ chức KTNB tại các công ty tài chính”; Vũ Thuý Hà (2017) với đề tài “Hoàn thiện KTNB tại các TCT thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam”… xét theo khía cạnh tổ chức bộ máy KTNB, nội dung các

Trang 18

công trình nghiên cứu trên đã tập trung vào các nội dung:

- Nghiên cứu khái quát, hệ thống hoá và phát triển lý luận về KTNB, xácđịnh rõ nội dung cơ bản của tổ chức KTNB trong doanh nghiệp gồm tổ chức bộmáy và tổ chức hoạt động, đưa ra một số điểm mới về vai trò, chức năng, nhiệm

vụ của KTNB trong đó chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi

ro, hướng KTNB đến kiểm toán hoạt động, kiểm toán liên kết (luận án của tác giảPhan Trung Kiên);

- Khái quát các mô hình tổ chức KTNB phổ biến hiện nay, phân tích ưunhược điểm và sự ảnh hưởng của mô hình tổ chức đến hoạt động KTNB… đồngthời kiến nghị xây dựng mô hình KTNB;

- Đưa ra các yêu cầu cơ bản cần có khi thành lập bộ phận KTNB: tính độclập khách quan, yêu cầu đối với các KTVNB, mối quan hệ giữa bộ phận KTNBvới các bộ phận, đơn vị khác trong và ngoài doanh nghiệp;

- Bên cạnh đó, đối với nhóm các luận án tiến sỹ, các tác giả đã đưa ra cáckiến nghị, đề xuất về tổ chức bộ máy KTNB trong các doanh nghiệp để các đơn

vị này có thể triển khai ứng dụng ngay

2.2 Về tổ chức hoạt động KTNB

Phần lớn các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam tậptrung chủ yếu vào việc hoàn thiện quy trình, phương pháp kiểm toán cũng nhưđịnh hướng phát triển nội dung, phương pháp tiếp cận và loại hình KTNB

Đối với phương pháp tiếp cận KTNB, cuốn sách “Kiểm toán nội bộ trên cơ

sở rủi ro” của tác giả Phil Griffiiths (2005) đã nêu rõ sự cần thiết cũng như cơ

sở lý luận cho việc tiếp cận KTNB trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro Tác giảchi cách thức tiếp cận KTNB theo bốn giai đoạn gồm: (1) Truyền thống; (2)Tiếp cận hệ thống; (3) Định hướng rủi ro và (4) Hướng tới tương lai Bên cạnh

đó, cuốn sách cũng đã xây dựng quy trình thực hiện KTNB theo phương pháptiếp cận trên cơ sở phân tích rủi ro (lập KHKT và thực hiện kiểm toán) và hướngdẫn kiểm soát rủi ro trong quá trình kiểm toán Cùng quan điểm tiếp cận KTNBtrên cơ sở phân tích rủi ro, luận án tiến sĩ của tác giả Lê Thị Thu Hà (2011) với

đề tài “Tổ chức KTNB tại các công ty tài chính” đã nêu: “Phương pháp tiếp cận theo định hướng rủi ro có thể được áp dụng trong toàn bộ quá trình kiểm toán, không chỉ đối với việc lập kế hoạch kiểm toán hàng năm, mà còn trong toàn bộ quy trình kiểm toán” kèm theo đó là những nội dung hướng dẫn tương đối cụ

thể, chi tiết Tác giả cũng đã có những định hướng, hướng dẫn cơ bản về đánhgiá, phân loại rủi ro và công tác quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán

Cuốn sách “Kiểm toán nội bộ hiện đại - Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát” của hai tác giả Victor Z Brink và Herbert Witt đã đưa ra những

hướng dẫn cụ thể trong quá trình thực hiện kiểm toán đối với từng lĩnh vực hoạtđộng mà KTNB quan tâm (sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp) như:

Trang 19

kiểm toán quá trình mua hàng - vận chuyển - nhận hàng - lưu kho và phế liệu;hoạt động sản xuất - bảo dưỡng; kiểm soát chất lượng - kỹ thuật… Ngoài ra, cuốnsách còn đề cập đến KTNB trong các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi lợinhuận Mặc dù tác phẩm đã khẳng định tầm quan trọng của KTNB trong việc hỗtrợ công tác quản lý, tuy nhiên cũng mới chỉ tập trung vào khía cạnh tài chính.

Cuốn sách “Sổ tay Kiểm toán nội bộ” của tác giả Martin Grimwood (bản

dịch của Đặng Kim Cương - NXB Giao thông vận tải - 2007) đã đưa ra hướng

dẫn xác định chỉ số rủi ro: “Kiểm toán viên phải kết hợp các thành tố với trọng số của chúng trong một công thức có thể sử dụng để tính toán chỉ số rủi ro Trong việc chọn trọng số, KTV phải tránh đưa xu hướng không công bằng vào công thức Một ví dụ về công thức có thể sử dụng là:

Chỉ số rủi ro = Aa + Bb + Cc + Dd + Ee + Ff

A-F: là những thành tố

a-f: là trọng số”.

Luận án tiến sĩ kinh tế của các tác giả: Phan Trung Kiên (2008) với đề tài

“Hoàn thiện tổ chức KTNB trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam”, Nguyễn Thị Hồng Thuý (2010) với đề tài “Tổ chức KTNB trong các Tập đoàn kinh tế Việt Nam”, Vũ Thuỳ Linh (2014) với đề tài “Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy KTNB trong các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam”: Mặc

dù các tác giả đã hướng KTNB tiếp cận trên cơ sở phân tích rủi ro tuy nhiên trongnội dung nghiên cứu vẫn mang nhiều đặc điểm của phương pháp tiếp cận hệthống, chú trọng vào kiểm toán tài chính và chưa đưa ra mô hình đánh giá, phântích, xếp loại rủi ro

Và nhiều công trình nghiên cứu khác tập trung vào các khía cạnh khác nhaucủa tổ chức hoạt động KTNB trong doanh nghiệp

2.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến luận án

2.3.1 Những kết quả đã đạt được

Có thể thấy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới nói chung

và tại Việt Nam nói riêng Xét một cách toàn diện, các công trình nghiên cứu cónội dung phong phú, đa dạng bao gồm cả các nghiên cứu toàn diện về lý luận

như: “Kiểm toán nội bộ hiện đại - Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát” của hai tác giả Victor Z Brink và Herbert Witt, “Sổ tay Kiểm toán nội bộ” của tác giả Martin Grimwood, “Kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro” của tác giả

Phil Griffiiths cũng có những nghiên cứu về một khía cạnh của KTNB như:

“Nghiên cứu xây dựng nội dung KTNB doanh nghiệp vận tải ô tô” của tác giả

Lê Thu Hằng (2007); “Hoàn thiện nội dung, quy trình, phương pháp KTNB trong các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hiện nay” của TS Giang Thị Xuyến

và các cộng sự (2010); “Kiểm toán môi trường và quy tắc kiểm toán” của Nhóm

Trang 20

làm việc thuộc INTOSAI và các công trình nghiên cứu ứng dụng đối với mộtnhóm ngành, lĩnh vực kinh doanh cụ thể như: Xây lắp, tài chính ngân hàng,doanh nghiệp nhà nước Các kết quả đã đạt được có thể đánh giá theo các mặtnhư sau:

- Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của KTNB vớicác bộ phận khác Đặt ra những yêu cầu cơ bản về tính độc lập khách quan trongviệc thực hiện nhiệm vụ của KTNB

- Đưa ra những yêu cầu cơ bản về yêu cầu đối với các KTVNB như: trình

độ, kỹ năng, kinh nghiệm và nguồn bổ sung nhân sự cho bộ phận KTNB

* Về tổ chức hoạt động KTNB

Các nghiên cứu đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

- Đã nghiên cứu và đề xuất phương pháp tiếp cận KTNB trên cơ sở phântích rủi ro áp dụng đối với toàn bộ quy trình kiểm toán; định hướng phát triểnloại hình kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ;

- Xác định cụ thể quy trình kiểm toán gồm các bước: Chuẩn bị kiểm toán,thực hiện kiểm toán, lập biên bản kiểm toán và kiểm tra thực hiện kiến nghịkiểm toán;

- Bước đầu đã có những hướng dẫn đánh giá, phân tích và xếp loại rủi rolàm cơ sở lập KHKT năm, đánh giá rủi ro khi thiết kế và thực hiện các thủ tụckiểm toán;

- Đặt ra yêu cầu đối với việc kiểm soát chất lượng kiểm toán trong tất cảcác giai đoạn thực hiện kiểm toán: trong đó nêu rõ trách nhiệm của người đứngđầu, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan đến việc kiểm soát chất lượngkiểm toán

2.3.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu

Ngoài các kết quả như đã nêu trên, các công trình nghiên cứu vẫn còn một

số vấn đề chưa được nghiên cứu, bao gồm:

Nghiên cứu về tổ chức KTNB trong TCT Sông Đà, là doanh nghiệp có môhình tổ chức nhiều cấp (bao gồm các công ty cấp I, II, III), hoạt động trong lĩnhvực tiềm ẩn nhiều rủi ro và kết quả nghiên cứu hướng đến tính ứng dụng thực

Trang 21

tiễn cao.

Nghiên cứu việc xác định số lượng KTVNB - là bộ phận có đặc thù hoàntoàn khác so với các bộ phận khác trong doanh nghiệp trên cơ sở phương pháptính định biên một cách khoa học, hợp lý

Hướng dẫn cụ thể việc xây dựng bảng mô tả công việc, tiêu chuẩn chứcdanh đối với từng chức danh KTNB

Hướng dẫn xây dựng mô hình đánh giá, phân tích rủi ro để lựa chọn đơn vị,hoạt động (nhóm hoạt động) được kiểm toán áp dụng đối với một đơn vị cụ thể

để nâng cao tính ứng dụng thực tế

Phân tích, hướng dẫn cụ thể về xác định, lựa chọn chủ đề kiểm toán hoạtđộng đối với các cuộc kiểm toán của KTNB, đồng thời hướng dẫn xây dựng bộtiêu chí đánh giá kiểm toán hoạt động

Hướng dẫn hoàn thiện Sổ tay KTNB để hướng dẫn về nghiệp vụ, đồng thờilàm cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động KTNB; hoàn thiện hệ thống hồ sơ mẫubiểu và kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của

bộ phận KTNB

2.3.3 Câu hỏi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của luận án nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:

- Các lý luận cơ bản về KTNB trong doanh nghiệp là gì, tổ chức KTNBtrong doanh nghiệp gồm những nội dung gì?

- Các phương pháp tiếp cận KTNB, ưu điểm của phương pháp tiếp cận trên

cơ sở phân tích rủi ro so với các phương pháp khác?

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT Sông Đà có những đặc thù gì, cónhững loại rủi ro nào và ảnh hưởng của nó đến tổ chức KTNB?

- Thực trạng, ưu nhược điểm, nguyên nhân của những nhược điểm về tổchức KTNB trong TCT Sông Đà?

- Để hoàn thiện tổ chức KTNB trong TCT Sông Đà cần các giải pháp gì?

2.3.4 Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu

Để trả lời những câu hỏi nghiên cứu đã nêu trên, luận án tiếp tục nghiêncứu, kế thừa, phát triển những mặt đã làm được cả về lý luận và thực tiễn củacác công trình nghiên cứu trong và ngoài nước Bên cạnh đó, luận án tập trungnghiên cứu, phát triển một số vấn đề như sau:

Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn mô hình tổ chức KTNB tối ưu, phù hợpvới đặc thù sở hữu vốn của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp có vốnnhà nước chi phối nói riêng tại Việt Nam và thực tế tại TCT Sông Đà Nghiêncứu, đề xuất một số nội dung liên quan đến công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cũngnhư mối quan hệ của KTNB với các bộ phận khác nhằm tăng cường tính độclập, khách quan của bộ phận này;

Trang 22

Nghiên cứu phương pháp xác định định biên lao động, xây dựng mô hìnhtính định biên lao động áp dụng cho bộ phận KTNB tại TCT Sông Đà;

Định hướng xây dựng và xây dựng mẫu bảng mô tả công việc, tiêu chuẩnchức danh của một số KTVNB;

Nghiên cứu, xây dựng mô hình đánh giá, phân tích, xếp loại rủi ro hướngđến hai nhóm hoạt động chính: (1) Đánh giá rủi ro trong quá trình lập KHKTnăm nhằm lựa chọn chủ đề, đơn vị, nhóm hoạt động được kiểm toán; (2) Đánhgiá rủi ro trong quá trình lập KHKT chi tiết nhằm lựa chọn cụ thể hoạt độngđược kiểm toán đồng thời thiết kế chương trình kiểm toán, xây dựng tiêu chíđánh giá kiểm toán hoạt động;

Nghiên cứu, đề xuất định hướng xây dựng Sổ tay KTNB; xây dựng hệthống hồ sơ, mẫu biểu áp dụng cho các cuộc KTNB;

Nghiên cứu lý thuyết, đề xuất phương án hoàn thiện tổ chức kiểm soát chấtlượng kiểm toán từ khâu lập kế hoạch đến khâu kiểm tra thực hiện kiến nghịkiểm toán

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

- Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về tổchức KTNB, góp phần làm sáng tỏ hơn căn cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn về tổchức KTNB trong các doanh nghiệp;

- Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức KTNB trên thế giới và rút ra các bài họckinh nghiệm khi áp dụng để phù hợp với điều kiện của Việt Nam;

- Nghiên cứu và phát triển các vấn đề lý luận của KTNB, đặc biệt làphương pháp tiếp cận KTNB trên cơ sở phân tích rủi ro

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu các đặc trưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của TCTSông Đà ảnh hưởng đến tổ chức KTNB, trong đó đi sâu vào nhóm các đặc trưngtiềm ẩn rủi ro cao, khác biệt với các doanh nghiệp khác

- Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức KTNB; nhận diện, đánh giá thựctrạng việc thực hiện chức năng KTNB (hoạt động KSNB, thanh, kiểm tra), sosánh, đối chiếu với lý thuyết KTNB để thấy được: Những đặc điểm của KTNBtrong hoạt động KSNB, kiểm tra, kiểm soát; những điểm còn hạn chế trong côngtác kiểm tra, kiểm soát của TCT khi không thành lập bộ phận KTNB

- Từ những nghiên cứu về thực trạng hoạt động KTNB, KSNB, thanh kiểmtra, luận án chỉ rõ sự cần thiết phải thành lập bộ phận KTNB tại TCT Sông Đà,

đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động KTNBphù hợp với đặc thù tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của TCTSông Đà Trong đó chú trọng đến việc định hướng hoạt động KTNB dựa trên cơ

Trang 23

sở phương pháp tiếp cận, đánh giá rủi ro thông qua việc xây dựng mô hình đánhgiá rủi ro trong quá trình lập KHKT năm, lập KHKT chi tiết và tập trung chủyếu vào loại hình kiểm toán hoạt động.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu các lý luận cơ bản về KTNB và tổ chức KTNB trongdoanh nghiệp Trong phạm vi luận án này, thuật ngữ “Tổ chức” được hiểu là baogồm hai nội dung: tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động

- Đối tượng nghiên cứu cụ thể tại Công ty mẹ - TCT Sông Đà và các đơn vịthành viên:

+ Tại Công ty mẹ: Nghiên cứu, đánh giá tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt độngcủa Ban KSNB, các hoạt động thanh kiểm tra của các ban chuyên môn;

+ Tại các Công ty con: (1) Đối với đơn vị đã thành lập bộ phận KTNB:Nghiên cứu, đánh giá tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động KTNB; (2) Đối với cácđơn vị chưa thành lập bộ phận KTNB: Nghiên cứu, đánh giá tổ chức bộ máy và tổchức hoạt động của Ban KSNB, các hoạt động thanh kiểm tra của các bộ phậnchuyên trách hoặc kiêm nhiệm

- Nghiên cứu kết quả, kinh nghiệm về tổ chức KTNB theo thông lệ quốc tế vàmột số tập đoàn lớn trên thế giới

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài đi sâu nghiên cứu tổ chức bộ máy và quy trình

KTNB và tại Công ty mẹ và các công ty con của TCT Sông Đà; nhận diện, đánhgiá thực trạng tổ chức, hoạt động thực hiện chức năng KTNB (KSNB, thanh,kiểm tra) trong TCT Sông Đà, thông qua khảo sát thực tế tại Công ty mẹ và 14Công ty con theo Đề án tái cơ cấu đã được Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyếtđịnh số 50/QĐ-BXD ngày 15/1/2013 Đối với việc thực hiện quy trình KTNB,KSNB, thanh, kiểm tra: luận án chỉ đánh giá việc xây dựng, ban hành và tìnhhình thực hiện quy trình mà không đề cập đến những phát hiện, đánh giá, nhậnxét, kết luận, kiến nghị của các cuộc KTNB, KSNB, thanh kiểm tra

- Về thời gian: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu khảo sát thực trạng tổ

chức KTNB, KSNB, thanh kiểm tra của các đơn vị nêu trên trong giai đoạn

2012 - 2015, có cập nhật tình hình cổ phần hoá đến hết 31/12/2018 và các nộidung liên quan đến Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chínhphủ về Kiểm toán nội bộ

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận chung

Đề tài dựa vào cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng, phương phápduy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề một cách có hệ thống, toàn diện và

Trang 24

đảm bảo tính logic.

Kết hợp với phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, đồng thời sử dụng cácphương pháp tổng hợp, phân loại, phân tích, so sánh để hệ thống hóa, tổng kếtcác vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng KTNB trong mối quan hệ biện chứnggiữa các sự vật hiện tượng và tính lịch sử cụ thể

5.2 Phương pháp cụ thể

Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu để thu thập thông tinphục vụ cho quá trình nghiên cứu Cụ thể:

a Phương pháp thu thập dữ liệu

* Đối với tài liệu sơ cấp: Để có thể đưa ra các kết luận một cách kháchquan và mang tính điển hình về KTNB tại Công ty mẹ và các đơn vị thành viêntại TCT Sông Đà, tác giả tiến hành phát phiếu điều tra thông qua hệ thống bảnghỏi được thiết kế sẵn đối với 11 Ban tại Công ty mẹ (10 Ban trực thuộc BanTổng Giám đốc, 01 Ban trực thuộc HĐTV) và 14 Công ty con đồng thời tiếnhành phỏng vấn trực tiếp đối với một số lãnh đạo, cán bộ một số Ban tại Công ty

mẹ như: Ban KSNB, Ban QTRR, Ban TCKT, Ban Kinh tế…; tại một số đơn vịthành viên như: CTCP Sông Đà 11, Sông Đà 2, Sông Đà 5, Sông Đà 9 Nhữngmẫu lựa chọn theo định hướng tái cơ cấu SDC không những mang đến nhữngđánh giá tổng quát về hoạt động kiểm tra, kiểm soát, tư vấn tại SDC mà còn là

cơ sở để đưa ra những định hướng xây dựng, vận hành hoạt động của KTNB tạiSDC cho giai đoạn tiếp theo

Hoạt động khảo sát nhằm thu thập những thông tin về hoạt động KTNB,KSNB, thanh kiểm tra tại Công ty mẹ và các Công ty con thuộc TCT Sông Đàtheo khía cạnh tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động

Tại công ty mẹ: Câu hỏi phỏng vấn được thiết kế hướng đến nội dung

thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, đánh giá và tư vấn của các Ban để

có cơ sở nhận diện, đánh giá các hoạt động mang tính chất KTNB Chi tiếtbảng câu hỏi điều tra tại Công ty mẹ và bảng tổng hợp được trình bày tại Phụlục số 02

Tại công ty con: Với các câu hỏi điều tra về nội dung tổ chức bộ máy và tổ

chức hoạt động KTNB Bảng khảo sát được gửi trực tiếp tới những người giữchức vụ quan trọng trong các đơn vị như Thành viên HĐQT/HĐTV, Phó TGĐ,

Kế toán trưởng, Trưởng Ban kiểm soát/Kiểm soát viên đến các chuyên viên tácnghiệp trong doanh nghiệp như chuyên viên kế toán - tài chính, quản trị rủi ro,

tổ chức - hành chính, kinh tế - kế hoạch, dự án Nội dung câu hỏi khảo sát đượcchia thành 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung về hoạt động của doanh nghiệp và đối tượng khảo sát.Phần 2: Câu hỏi khảo sát chia làm 05 nhóm chính:

- Nhóm câu hỏi về KTNB (áp dụng đối với các đơn vị đã thành lập bộ phận

Trang 25

KTNB): các câu hỏi được chia thành Tổ chức bộ máy KTNB (15 câu) và Tổchức hoạt động KTNB (40 câu);

- Nhóm câu hỏi về KSNB (áp dụng đối với các đơn vị chưa thành lập bộphận KTNB nhưng đã có Ban KSNB): các câu hỏi được chia thành Tổ chức bộmáy KSNB (16 câu) và Tổ chức hoạt động KSNB (41 câu);

- Nhóm câu hỏi về bộ phận thanh, kiểm tra chuyên trách (áp dụng đối vớicác đơn vị chưa thành lập bộ phận KTNB, KSNB nhưng đã thành lập bộ phậnthanh, kiểm tra chuyên trách): các câu hỏi được chia thành Tổ chức bộ máythanh, kiểm tra (17 câu) và Tổ chức hoạt động thanh, kiểm tra (42 câu);

- Nhóm câu hỏi về hoạt động thanh, kiểm tra (10 câu, áp dụng đối với cácđơn vị chưa thành lập KTNB, KSNB và không có bộ phận thanh, kiểm trachuyên trách);

- Nhóm câu hỏi về quan điểm đối với hoạt động KTNB 05 câu

Chi tiết bảng câu hỏi điều tra tại các đơn vị thành viên và bảng tổng hợp kếtquả điều tra được trình bày tại Phụ lục số 03

Các câu hỏi trong phiếu khảo sát bao gồm hai loại mở và đóng, câu hỏi tạicác công ty con được thiết kế căn cứ vào tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt độngKTNB Phần trả lời các câu hỏi là có, không, không áp dụng, kết hợp với phỏngvấn, quan sát để đánh giá mức độ phù hợp trong tổ chức KTNB, KSNB, thanhkiểm tra so với lý thuyết KTNB Trên cơ sở tổng hợp tình hình chung và kết quảthu được của 14 phiếu điều tra tại các công ty con của SDC, Tác giả, đưa ra một

số nhận định, đánh giá về thực trạng hoạt động KTNB, KSNB, thanh kiểm tratrong các đơn vị được điều tra Tiêu chí để đánh giá: bám sát lý luận về KTNB

so sánh, đối chiếu với việc thực hiện trong thực tế tại SDC

* Đối với các tài liệu thứ cấp: các tài liệu thứ cấp như các Thông tư, Nghịđịnh của Chính phủ, hệ thống quy trình quy chế quy định nội bộ của Công ty mẹ

và một số công ty thành viên, các kết quả kiểm tra, giám sát của các đoàn kiểmtra trong và ngoài TCT tại các đơn vị, các báo cáo phân tích, tổng hợp của BanKSNB, các công trình nghiên cứu, các bài báo, các website của các đơn vị thànhviên TCT, vì vậy đảm bảo độ tin cậy cao Tác giả sử dụng phương pháp thống

kê, phân tích và tổng hợp để hệ thống hóa thông tin phục vụ cho mục đíchnghiên cứu của Luận án Các tài liệu thứ cấp được sử dụng để tham khảo trongLuận án được trích dẫn rõ ràng theo đúng quy định và trình bày tại phần Tài liệutham khảo của Luận án

Trang 26

gia, tổng hợp và phân tích, tư duy độc lập trong việc vận dụng các quan điểm,định hướng chiến lược phát triển của TCT Sông Đà, tiếp cận các kết quả nghiêncứu của các tác giả trong và ngoài nước, vận dụng các kiến thức có được trongcông tác kiểm toán tại Kiểm toán nhà nước cũng như trong quá trình khảo sátthực tế các Tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước để đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện tổ chức KTNB trong TCT Sông Đà.

6 Những đóng góp mới của luận án

Những đóng góp của Luận án thể hiện ở cả hai mặt lý luận và thực tiễn:

6.1 Về lý luận

Luận án đã cụ thể hóa để làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về KTNB trongdoanh nghiệp Phân tích các quan điểm khác nhau về KTNB, từ đưa ra các ưu,nhược điểm của từng mô hình tổ chức KTNB khác nhau; vai trò, chức năng,nhiệm vụ của KTNB

Luận án đã phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến việc thiết kế và vậnhành KTNB trong các doanh nghiệp bao gồm: hành lang pháp lý, sự phát triểncủa hội nghề nghiệp; quan điểm của nhà quản trị; đặc điểm tổ chức, hoạt động(địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức, quy mô và phạm vi hoạt động, ngành nghề lĩnhvực kinh doanh, chế độ sở hữu)

Luận án đã đi sâu nghiên cứu tổ chức KTNB theo thông lệ quản trị quốc tế

và cụ thể tại hai tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới là General Motor và PosteItaliane Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung vàTCT Sông Đà nói riêng

6.2 Về thực tiễn

Luận án đã khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt độngKTNB và các hoạt động thực hiện chức năng KTNB tại TCT Sông Đà Kết quảđánh giá chỉ ra những mặt đạt được, đặc biệt là những tồn tại và nguyên nhâncủa những tồn tại, từ đó đề xuất phương án hoàn thiện tổ chức KTNB tại TCTSông Đà trên các khía cạnh:

- Về tổ chức bộ máy KTNB: Tác giả đề xuất thành lập bộ phận KTNB trựcthuộc HĐTV tại Công ty mẹ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban kiểm toán; bộphận KTNB trực thuộc HĐQT tại các đơn vị thành viên dưới sự chỉ đạo trực tiếpcủa Ủy ban kiểm toán (hoặc thành viên HĐQT độc lập) Đồng thời, tác giả cũngđưa ra định hướng hoàn thiện quy chế KTNB với các nội dung về: chức năng;nhiệm vụ; quyền hạn; tính độc lập khách quan, quy tắc đạo đức, ứng xử và mốiquan hệ của KTNB Xây dựng mô hình tính định biên lao động của bộ phậnKTNB; xây dựng mẫu bản mô tả công việc, tiêu chuẩn chức danh đối với một số

vị trí của bộ phận KTNB

- Về tổ chức hoạt động KTNB: xây dựng giải pháp tiếp cận KTNB trên cơ

sở phân tích rủi ro và tập trung vào thực hiện kiểm toán hoạt động Tác giả đã

Trang 27

xây dựng mô hình đánh giá rủi ro trong quá trình lập KHKT năm (xác định đơn

vị được kiểm toán) và KHKT chi tiết (xác định nội dung kiểm toán) Trên cơ sở đó,thiết kế chương trình kiểm toán với các phương pháp, thủ tục kiểm toán cụ thể.Đồng thời, để hướng KTNB tập trung vào kiểm toán hoạt động, tác giả đã đưa ranhững định hướng trong việc lựa chọn chủ đề; xác định mục tiêu, nội dung; xâydựng bộ tiêu chí đánh giá và các phương pháp kiểm toán cơ bản của kiểm toán hoạtđộng Đưa ra định hướng hoàn thiện Sổ tay KTNB theo hướng chi tiết, dễ tiếp cậnđối với tất cả các KTVNB

- Về kiểm soát chất lượng kiểm toán: tác giả đưa ra phương án tổ chức vàđịnh hướng một số hoạt động KSCL kiểm toán từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán,thực hiện kiểm toán đến giai đoạn kết thúc kiểm toán Cùng với đó, luận án cũng

đã thiết kế, hoàn thiện hệ thống hồ sơ mẫu biểu để hướng đến tính nhất quán,chuyên nghiệp trong hoạt động của bộ phận KTNB

- Các kiến nghị đối với các cơ quan chức năng hoàn thiện hành lang pháp

lý tạo điều kiện cho sự phát triển của KTNB trong doanh nghiệp nói chung vàKTNB tại TCT Sông Đà nói riêng

Kết quả nghiên cứu này rất hữu ích đối với:

- TCT Sông Đà: với giải pháp hoàn thiện tổ chức KTNB tại Công ty mẹ vàcác đơn vị thành viên

- Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước: hoàn thiện hệ thốngcác văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động KTNB tại các doanh nghiệp nói chung

và doanh nghiệp nhà nước nói riêng

7 Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình của tác giả đã công bố liênquan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính củaluận án được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty Sông Đà Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong Tổng công

ty Sông Đà

Trang 28

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về KTNB

1.1.1 Sự hình thành và phát triển lý thuyết KTNB

a Giai đoạn sơ khai của KTNB

Theo các tài liệu nghiên cứu về kiểm toán thì từ thời Ai Cập, La Mã và HyLạp cổ đại đã có những hoạt động KTNB đơn giản; tại Trung Quốc, các nhànghiên cứu cũng cho rằng KTNB sơ khai đã hình thành từ hàng nghìn năm trướcCông nguyên Lúc này, hoạt động kiểm tra được các vị Vua giao cho một cậnthần trung thực, tin cậy tiến hành kiểm tra toàn bộ các khoản thu, chi của ngânkhố trong năm để báo cáo cho Nhà Vua biết Như vậy, chức năng kiểm tra việcquản lý và sử dụng ngân khố đã được giao cho một người độc lập (không phải làngười sở hữu ngân khố - Nhà Vua; không phải là người trực tiếp quản lý ngânkhố - Quan coi giữ ngân khố) trung thực tiến hành kiểm tra Hình thái sơ khaicủa kiểm toán đã xuất hiện và chủ thể kiểm toán chính là các Quan do Nhà Vua

bổ nhiệm để thực hiện kiểm toán việc quản lý và sử dụng ngân khố Đây là hìnhthái kiểm tra đầu tiên mang những đặc tính của kiểm toán Hình thái sơ khai củaKTNB này tiếp tục tồn tại hàng nghìn năm trong các triều đình phong kiến vớinhững hình thức, tên gọi cụ thế có thể khác nhau

b Giai đoạn KTNB tách riêng thành hoạt động độc lập

Mặc dù hình thái sơ khai của KTNB xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên sự pháttriển đầy đủ của nó lại chỉ thể hiện rõ khi nền sản xuất xã hội đã tạo nên nhữngchuyển biến lớn trong việc hình thành và phát triển hệ thống công cụ quản lý

kinh tế Các hoạt động quản lý ngày càng nhiều và phức tạp, “người chủ sở hữu

và các nhà quản lý cấp cao không dễ dàng tiếp xúc với từng nghiệp vụ để kiểm tra hiệu quả mọi hoạt động của đơn vị, để khẳng định những vấn đề cụ thể, trực tiếp như: Những quy tắc đã định ra có được tuân thủ không? Công nhân viên là việc có thực sự hiệu năng và phục vụ lợi ích của đơn vị? Tài sản của đơn vị có được đảm bảo an toàn? [34, tr11] Không thể có đủ thời gian, sức lực cũng như

khả năng chuyên môn để trả lời tất cả các câu hỏi này, người chủ sở hữu và cácnhà quản lý cần có một bộ phận thực hiện việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động

và báo cáo kết quả Cuộc Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu vào thế kỷ 18 đánhdấu sự ra đời của các công ty cổ phần, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia Nhữngngười đứng đầu các công ty này cần có một bộ phận thực hiện công việc kiểm tra,giám sát bao gồm: kết quả hoạt động, tình hình tài chính, các mục tiêu, chính sáchkinh doanh, hiệu lực công việc, tình hình thực thi các quyết định… sau đó báocáo kết quả trực tiếp cho họ Hoạt động này không chỉ tập trung ở công ty mẹ mà

Trang 29

còn được thực hiện ở các công ty con, các chi nhánh đặt trên toàn thế giới Bộphận thực hiện công việc kiểm tra, giám sát đó chính là bộ phận KTNB và các cánhân thuộc bộ phận đó là các KTVNB.

Trong giai đoạn này, cuộc đại suy thoái kinh tế 1929-1933 đã làm hoạtđộng sản xuất kinh doanh trên toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc phụchồi sản xuất sau khủng hoảng cũng đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý như:kiểm tra, giám sát, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động, tối ưu hóaviệc sử dụng các nguồn lực… Một trong những phương án được các nhà quản lýlựa chọn là tăng cường các hoạt động nội kiểm, tuy nhiên đây chỉ là hoạt động

tự phát bên trong các doanh nghiệp mà chưa có cơ sở lý luận, các quy tắc nghềnghiệp chưa được ban hành cũng như chưa có một hiệp hội nghề nghiệp

Năm 1941, sự ra đời của IIA và cuốn sách: “KTNB hiện đại” đã đánh dấuKTNB đã chính thức có hệ thống cơ sở lý luận đầu tiên và được công nhận nhưmột nghề nghiệp

Giai đoạn này, hoạt động KTNB được chi phối bởi các nguyên tắc nghềnghiệp do IIA soạn thảo và công bố năm 1941 Sự mở rộng phạm vi hoạt độngcủa IIA thể hiện tính chuyên nghiệp ngày càng tăng của KTNB Theo đó, năm

1952, Hiệp hội KTVNB ở Úc được thành lập tại Sydney Để tiêu chuẩn hóa, vàonăm 1972 IIA bắt đầu thực hiện việc kiểm tra và cấp chứng chỉ KTVNB (CIA)

c Giai đoạn KTNB phát triển mạnh mẽ

Tuy đã có lịch sử hình thành và hệ thống lý luận từ những năm 40 của thế kỷ

20, nhưng KTNB chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ sau các vụ gian lận tài chính

ở các công ty lớn tại Mỹ (Công ty Worldcom và Enron) vào những năm 2000

-2001 và sự sụp đổ của Tập đoàn bách hoá Hà Lan Royal Ahold vào năm 2003.Đạo Luật Sarbanes - Oxley ra đời tại Mỹ ngày 30/7/2002 được coi là cảicách quan trọng nhất trong luật pháp về chứng khoán Mỹ kể từ sau chương trìnhkinh tế New Deal do Tổng thống Franklin D Roosevelt khởi xướng những năm

1930 với quy định: các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về hiệu quả của hệ thống KSNB trong công ty Theo đó, KTNB đã được

coi trọng và trở thành một bộ phận độc lập chịu sự điều hành trực tiếp của lãnhđạo cấp cao nhất trong doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong hoạt động kiểmtra, giám sát, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực, hoạtđộng cũng như việc tuân thủ luật pháp, các quy định của Nhà nước, quy chế nội

bộ của đơn vị, làm tăng sự tin tưởng đối với các đối tượng bên ngoài sử dụngcác thông tin như: Ngân hàng, chủ đầu tư, nhà cung cấp, đối tác liên doanh.Trong giai đoạn này, KTNB đã được xem xét dưới một góc độ chuyênnghiệp hơn bằng sự lớn mạnh về quy mô của các Hiệp hội KTVNB Để phù hợpvới điều kiện thực tế, IIA đã ban hành bộ chuẩn mực KTNB mới có hiệu lực từ

Trang 30

ngày 01/01/2002 thay thế bộ chuẩn mực ban hành tháng 6 năm 1978 Bộ chuẩnmực mới đã phác họa các quy tắc cơ bản trong thực hành nghiệp vụ KTNB,cung cấp một khuôn khổ cho việc thực hiện các hoạt động kiểm toán cũng nhưtạo lập những cơ sở để đánh giá chất lượng kiểm toán và thúc đẩy việc cải tiếnquá trình vận hành của tổ chức So với hệ thống chuẩn mực cũ, điểm khác biệtquan trọng, cơ bản của chuẩn mực mới là sự khẳng định KTNB không chỉ làmột hoạt động kiểm tra mà còn là một hoạt động tư vấn Đặc biệt Chuẩn mựcmới đã nhấn mạnh rằng KTNB chính là một hoạt động góp phần làm tăng giátrị doanh nghiệp.

Đến giai đoạn này, KTNB đã đạt đến những tầm cao mới với đội ngũ KTVgiỏi hơn, được tổ chức ở trình độ cao hơn, có vị trí độc lập hơn

1.1.2 Khái niệm và phân loại KTNB

1.1.2.1 Khái niệm KTNB

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đã có những khái niệm khác nhau vềKTNB Năm 1941, IIA được thành lập đánh dấu bước phát triển của hoạt độngKTNB, đây được coi là sự xác lập chính thức hoạt động KTNB Tuy nhiên tạithời điểm đó IIA chưa đưa ra định nghĩa về KTNB làm cơ sở phát triển hoạtđộng KTNB Đến tháng 6 năm 1978, Chuẩn mực thực hành kiểm toán chuyênnghiệp cho KTNB (Standards for professional practice of internal auditing) mới

được IIA ban hành, chuẩn mực này đưa ra định nghĩa về KTNB: “KTNB là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức để kiểm tra

và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách là một sự trợ giúp đối với

tổ chức đó Đó là một loại hình kiểm soát được thực hiện bằng cách kiểm tra và đánh giá sự đầy đủ và tính hiệu lực của các loại hình kiểm soát khác Mục tiêu của KTNB là giúp đỡ cho các thành viên của tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả nhiệm vụ; để đạt được mục tiêu này, KTNB cung cấp cho các thành viên của tổ chức các phân tích, thẩm định, kiến nghị, tư vấn và các thông tin liên quan tới các hoạt động đang được xem xét, mục tiêu kiểm toán bao gồm việc đề xuất khung kiểm soát hiệu quả ở mức chi phí hợp lý” [58, tr6] Từ định nghĩa này có thể đưa ra 04 điểm chủ yếu: Thứ nhất, KTNB là quá trình đánh giá một

cách có hệ thống và khách quan các hoạt động và các thủ tục kiểm soát trong tổ

chức; Thứ hai, hoạt động của KTNB là độc lập; Thứ ba, hoạt động của KTNB là

hoạt động phục vụ cho tổ chức với mục tiêu giúp đỡ các thành viên của tổ chức

hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả; Thứ tư, đề xuất các thủ tục kiểm soát hiệu quả ở

Trang 31

cụ của các nhà quản lý Bên cạnh đó, định nghĩa của IIA đã phần nào chỉ ra bachức năng cơ bản của KTNB đó là: kiểm tra, đánh giá và đề xuất

Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì: “KTNB là một hoạt động đánh giá được lập ra trong doanh nghiệp như là một dịch vụ cho doanh nghiệp đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống

kế toán và kiểm soát nội bộ” [51, tr20] Quan điểm này có thể được xem xét trên

ba khía cạnh: Thứ nhất, KTNB có chức năng đánh giá, kiểm tra, kiểm soát; Thứ hai, KTNB có vai trò như một dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp; Thứ ba, đối

tượng của KTNB là tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán, KSNB Năm 1992, trong bản báo cáo của COSO về gian lận tài chính thì phạm vicủa KTNB không chỉ bao gồm kiểm toán kế toán truyền thống mà còn bao gồmnhững vấn đề như năng lực của các nhân viên, các nhà quản lý, những mục tiêucủa doanh nghiệp đã đạt được ở mức độ nào và các rủi ro phát sinh được giámsát như thế nào Kết quả là các KTVNB bắt đầu trở thành đối tác của các nhàquản lý nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu của tổ chức

Với sự phát triển không ngừng của hoạt động kiểm toán nói chung vàKTNB nói riêng và yêu cầu quản lý trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi,tháng 6 năm 1999, IIA đã đưa ra một định nghĩa toàn diện hơn về KTNB được

sử dụng phổ biến trong các tài liệu của IIA cho tới hiện nay: “KTNB là hoạt động đánh giá tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến

và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó KTNB giúp tổ chức đạt được các mục tiêu bằng việc đánh giá một cách có hệ thống và cải tiến tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro” [52, tr1] Có thể xem xét định nghĩa này trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, KTNB hoạt động với ba chức

năng đánh giá, tư vấn và kiến nghị (là những đề xuất cải tiến tính hiệu lực của

quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro); Thứ hai, KTNB là hoạt động nội kiểm nhưng phải đảm bảo tính độc lập; Thứ ba, mục tiêu của KTNB là cải tiến

và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó; Thứ tư, phương pháp thực

hiện KTNB là đánh giá hoạt động và kiến nghị nhằm cải thiện tính hiệu lực củahoạt động quản trị, kiểm soát rủi ro

Trong bài phát biểu của Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Bộ trưởng Bộ Tàichính tại hội thảo về KTNB trong doanh nghiệp ngày 24/6/1997 đưa ra khái

niệm về KTNB như sau: “Là công cụ quản lý của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để kiểm soát, đánh giá, phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất KTNB cũng là công cụ để phân tích, đánh giá chất lượng của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB” [4, tr13] Quan điểm này có thể xét trên các khía cạnh: Thứ nhất,

KTNB hoạt động với chức năng kiểm soát, đánh giá và tư vấn Như vậy, nếuKTVNB chỉ có năng lực chuyên môn về kiểm toán là chưa đủ mà phải am hiểu

Trang 32

sâu sắc về hoạt động được kiểm toán mới có thể đưa ra tư vấn cho khách thểkiểm toán về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh;

Thứ hai, hoạt động của KTNB không nhất thiết phải do một bộ phận độc lập của

doanh nghiệp thực hiện, theo xu hướng hiện đại, hoạt động này có thể được thực

hiện bởi các chuyên gia bên ngoài; Thứ ba, đối tượng của KTNB là toàn bộ các

hoạt động trong doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lược kinhdoanh cho đến hệ thống kế toán và hệ thống KSNB

Như vậy, mỗi tổ chức khác nhau đều có các khái niệm của riêng mình vềKTNB, các khái niệm trên có cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung đều chỉ

rõ những điểm sau:

Thứ nhất: KTNB là một loại hình kiểm toán được hình thành từ yêu cầu quản

lý và phục vụ cho yêu cầu này, do đó đối tượng phục vụ của KTNB có thể là Giámđốc, HĐQT với các yêu cầu khác nhau Về bản chất, KTNB cũng là một loại kiểmsoát trong số nhiều các hoạt động kiểm soát được nhà quản lý sử dụng với nhiệm

vụ đo lường, đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp kể cả hệ thống KSNB

Thứ hai: Chức năng của KTNB là kiểm tra, đánh giá và tư vấn Chức năng

này được cụ thể hóa trong từng loại hình kiểm toán khác nhau, với từng tổ chứckhác nhau Quá trình thực hiện chức năng của mình, đối tượng của KTNB có thể

là toàn bộ các hoạt động trong doanh nghiệp

Thứ ba: KTNB là một hoạt động nội kiểm có tính độc lập trong một tổ

chức Mặc dù là hoạt động nội kiểm nhưng ngày nay hoạt động này có thể đượcthực hiện bởi các chuyên gia bên ngoài Khi thực hiện kiểm toán các KTVNBphải đáp ứng được các yêu cầu chung về tính độc lập

Thứ tư: Để thực hiện được chức năng tư vấn, các KTVNB phải có trình độ

chuyên môn cao không chỉ về kiểm toán mà còn phải am hiểu về các lĩnh vựcchuyên môn nghiệp vụ để đưa ra được những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quảđối với các hoạt động được kiểm toán

Thứ năm: Cách thức tiếp cận của KTNB là cách thức tiếp cận có hệ thống,

phương pháp thực hiện công việc theo đúng các quy định về đạo đức, các chuẩnmực thực hành và ứng dụng đã được ban hành và áp dụng trên toàn thế giới

Từ những phân tích trên, Tác giả đưa ra định nghĩa về KTNB như sau:

KTNB là một bộ phận được xây dựng độc lập trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất, với chức năng kiểm tra, đánh giá toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp Từ

đó đưa ra các ý kiến tư vấn nhằm nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội

bộ và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra.

Trang 33

1.1.2.2 Phân loại KTNB

a Theo mục đích (hay đối tượng trực tiếp) của kiểm toán

Phân loại theo mục đích kiểm toán, KTNB được chia thành ba loại hình:kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động

Kiểm toán tài chính

Kiểm toán tài chính (hay kiểm toán BCTC) là kiểm tra và xác định tính kịp thời, đầy đủ, khách quan, trung thực và hợp lý của BCTC, đồng thời xem xét và đánh giá BCTC có được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận hay không [4, tr30] Đây loại hình kiểm toán ra đời sớm

nhất và mang đầy đủ chức năng của kiểm toán nói chung Ban đầu, chức năng củakiểm toán tài chính chỉ là việc chứng thực các báo cáo này Sau quá trình pháttriển, chức năng này dần được nâng cao thành xác nhận độ tin cậy, trung thực củacác thông tin trên báo cáo tài chính trên cơ sở các bằng chứng thu thập đượcthông qua việc thực hiện các quy trình, phương pháp và chuẩn mực kiểm toán Tuy nhiên, do những hạn chế về tính độc lập, khách quan của KTNB nênkết quả kiểm toán BCTC của các KTVNB ít được các đối tượng ngoài doanhnghiệp sử dụng, tin cậy như báo cáo của các KTV độc lập

Kiểm toán tuân thủ

Kiểm toán tuân thủ là loại hình kiểm toán nhằm để xem xét đơn vị được kiểm toán có tuân thủ các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan chức năng của Nhà nước hoặc cơ quan chuyên môn đề ra hay không” [20, tr25].

Đối tượng của kiểm toán tuân thủ gồm: việc tuân thủ các chính sách, chế

độ của Nhà nước; những quy định, quy trình, chuẩn mực được đề ra bởi các cơquan chuyên môn hay chỉ đơn thuần là việc tuân thủ các quy chế được ban hành

và áp dụng trong nội bộ đơn vị; chủ thể thực hiện kiểm toán có thể là các cơquan quản lý nhà nước, cơ quan cấp trên hoặc chính trong nội bộ các đơn vịđược kiểm toán Loại hình kiểm toán này được thực hiện để phục vụ cho nhucầu của bản thân đơn vị hoặc cơ quan quản lý cấp trên nên kết quả kiểm toán

có giá trị rất cao đối với công tác quản trị doanh nghiệp

Kiểm toán hoạt động

Tuyên bố Lima năm 1997 đã đưa ra định nghĩa về kiểm toán hoạt động:

“Kiểm toán hoạt động là một loại kiểm toán nhằm vào sự hoạt động, vào tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của việc quản lý hành chính công Loại hình kiểm toán này không chỉ bao gồm các khía cạnh của sự quản lý mà còn bao gồm tất cả các hoạt động quản lý toàn diện, kể cả các hệ thống tổ chức và hành chính”.

Theo Luật Kiểm toán nhà nước Việt Nam năm 2015 thì: “Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản

Trang 34

lý và sử dụng tài chính công, tài sản công”

Trong lĩnh vực công, Kiểm toán Nhà nước của Canada đã đưa ra quan điểm

về kiểm toán hoạt động như sau: Kiểm toán hoạt động là kiểm tra, xác nhận và đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động, các tác nghiệp, các chương trình dự án của doanh nghiệp và các đơn vị thành viên dưới

sự kiểm soát của nhà quản lý và báo cáo cho các cá nhân có liên quan về kết quả của việc đánh giá, đồng thời đưa ra những kiến nghị để cải tiến

Cho dù tồn tại nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau về kiểm toán hoạtđộng nhưng có thể khái quát: phạm vi kiểm toán là toàn bộ các hoạt động củađơn vị được kiểm toán và nội dung xoay quanh ba khía cạnh đó là:

Tính kinh tế (Economy): Trong phạm vi doanh nghiệp, tính kinh tế ở đâyđược hiểu là việc giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo được số lượng, chất lượngnguồn lực đầu vào phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp Tính kinh tế tậptrung vào quá trình mua sắm nguồn lực đầu vào đúng thời gian, đúng địa điểm,đúng chất lượng và phù hợp yêu cầu đặt ra với mức chi phí thấp nhất Hay nóimột cách ngắn gọn tính kinh tế có nghĩa là tối thiểu hóa chi phí nguồn lực màkhông ảnh hưởng đến chất lượng yêu cầu;

Tính hiệu quả (Efficiency): Tính hiệu quả được dùng để mô tả mối quan hệgiữa đầu ra (sản phẩm hàng hoá, dịch vụ hoặc các kết quả khác) với nguồn lựcđầu vào để tạo ra chúng Tính hiệu quả đạt được khi với cùng một nguồn lực đầuvào và tạo ra được đầu ra nhiều nhất hoặc giảm cung cấp nguồn lực đầu vàonhưng vẫn tạo ra các sản phẩm đầu ra với số lượng và chất lượng cố định Nóimột cách ngắn gọn tính hiệu quả thể hiện cùng một đơn vị nguồn lực đầu vào sẽtạo ra được nhiều đầu ra nhất (nguyên tắc tối đa) hoặc giảm thiểu nguồn lực đầuvào nhưng vẫn đảm bảo được đầu ra và mục tiêu đã định (nguyên tắc tối thiểu)

Mô hình đầu vào - đầu ra trong kiểm toán hoạt động được mô tả qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Mô hình đầu vào - đầu ra trong Kiểm toán hoạt động

Tính kinh tế

Các sản phẩm hoặc dịch vụ cùng đối với tổ chức Các kết quả cuối

Các nguồn lực

được sử dụng

Đầu vào Các hoạt động và

các quy trình do tổ chức thực hiện

Các mục đích và mục tiêu

Các tác động dự kiến của tổ chức

Trang 35

Tính hiệu lực (Effectiveness): Tính hiệu lực phản ánh mức độ đáp ứng cácmục tiêu đề ra của hoạt động Tính hiệu lực thể hiện mối quan hệ giữa tác độngcủa đầu ra với mục tiêu trên hai phương diện là: liệu các nguồn lực hiện tại cóđảm bảo đạt được các mục tiêu đặt ra hay không; Các kết quả đạt được (baogồm cả kết quả trong hiện tại và các tác động trong tương lai) có phù hợp vớimục tiêu đã đề ra hay không Thông qua việc đánh giá tính hiệu lực các nhàquản trị sẽ có điều kiện để nhìn nhận lại toàn bộ các vấn đề trong công tác chỉđạo, điều hành, thực hiện các hoạt động từ đó nhìn thấy được những điểm tồn tại

và tìm ra những biện pháp để cải thiện tình hình hoạt động, để các hoạt động cótính kinh tế, hiệu quả hơn

KTNB hiện đại có xu hướng chú trọng nhiều hơn vào kiểm toán hoạt độngbởi khả năng đánh giá một cách toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp, phântích hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực và những tác động của các quyếtđịnh quản trị đến doanh nghiệp Ngày nay, Kiểm toán hoạt động không chỉ dừnglại ở việc đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực đối với việc sửdụng các nguồn lực vật chất, tài chính mà còn thực hiện đánh giá hiệu năng của

bộ máy quản lý Trong môi trường quản trị hiện đại, nguồn nhân lực và đặc biệt

là bộ máy quản lý là một nguồn lực vô cùng quan trọng, quyết định đến hiệu quảcủa bất kỳ tổ chức nào Các cuộc Kiểm toán hoạt động được thực hiện bởi bộphận KTNB (nếu KTNB có địa vị đủ lớn trong doanh nghiệp - Đại diện cho chủ

sở hữu) sẽ đi thẳng vào các vấn đề trọng tâm của quản lý, đánh giá năng lực,trách nhiệm của các nhà quản lý trong điều hành các hoạt động của doanhnghiệp cũng như góp phần tạo ra các kết quả và thực hiện các mục đích, mụctiêu doanh nghiệp theo đuổi Chính vì vậy mà trên thế giới hiện nay, KTNBphần lớn tập trung vào thực hiện kiểm toán hoạt động

b Căn cứ vào chu kỳ tiến hành kiểm toán

Theo cách phân loại này, KTNB được chia thành: kiểm toán định kỳ, kiểmtoán bất thường và kiểm toán thường xuyên

Kiểm toán định kỳ

Là công việc kiểm toán thực hiện theo từng khoảng thời gian, từng thời kỳnhất định Khoảng thời gian đó có thể là tháng, quý hoặc năm Do khoảng cáchthời gian giữa hai lần kiểm toán liên tiếp cách nhau khá xa nên nhiều khi khôngmang lại kết quả như mong muốn Các gian lận, sai sót được phát hiện qua kiểmtoán đã xảy ra và đã gây ra những hậu quả khó có thể khắc phục được Tuynhiên, do hạn chế về mặt thời gian và không gian, KTNB của đơn vị cấp trênthực hiện đối với đơn vị cấp dưới thường được thực hiện theo hình thức này

Kiểm toán bất thường

Là việc thực hiện các cuộc kiểm toán nằm ngoài kế hoạch, theo yêu cầu đột

Trang 36

xuất của ban lãnh đạo doanh nghiệp Kiểm toán bất thường được thực hiện khiphát sinh các dấu hiệu, vấn đề cần được kiểm tra ngay hoặc cần đưa ra nhữngnhận định cụ thể về việc huy động, sử dụng các nguồn lực hiện có để phục vụcho việc hoạch định các chính sách, chiến lược trong tương lai.

Kiểm toán thường xuyên

Là việc thực hiện các việc thẩm tra, theo dõi đánh giá, kiểm tra về thông tintài chính, hoạt động kinh doanh, hoạt động kế toán, hoạt động kiểm soát mộtliên tục hàng tuần, hàng tháng, trong suốt năm Hình thức này giúp doanhnghiệp ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa kịp thời và hiệu quả các sai phạm Tácdụng của kiểm toán thường xuyên được các nhà quản trị nhận thức rất rõ tuynhiên hoạt động kiểm toán cần phải cân đối giữa lợi ích và chi phí Để thực hiệnđược kiểm toán thường xuyên yêu cầu doanh nghiệp phải duy trì một số lượnglớn các KTVNB từ trụ sở chính đến các chi nhánh, văn phòng đại diện Việc duytrì bộ phận KTNB như vậy sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí, đồng thời đặt ra yêu cầudoanh nghiệp phải xây dựng bộ quy tắc phối hợp, quy trình kiểm toán rất khoahọc, bài bản để không làm mất đi tính chủ động của các trong việc ra quyết định

và KTNB không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường củađơn vị được kiểm toán KTNB là chủ thể kiểm toán có điều kiện thực hiện tốtnhất đối với loại hình kiểm toán này, tuy nhiên lại ít được áp dụng trong thực tế

c Căn cứ vào mối quan hệ giữa thời điểm tiến hành kiểm toán và thời điểm phát sinh nghiệp vụ

Theo cách phân loại này, các loại hình KTNB được thực hiện bao gồm kiểmtoán trước (tiền kiểm), kiểm toán hiện hành và kiểm toán sau (hậu kiểm)

Tiền kiểm: Là loại hình kiểm toán được sử dụng với mục đích chủ yếu là

ngăn ngừa các sai sót, gian lận có thể xảy ra dẫn đến kết quả không tốt trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của đơn vị Tiền kiểm thường được thực hiện chủ yếuvới các dự toán, các báo cáo khả thi, các phương án thực hiện hay các dự toánngân sách cho từng hoạt động cụ thể Trên thế giới hiện nay, tiền kiểm đặc biệtphát huy được hiệu quả to lớn trong việc kiểm toán các dự án đầu tư, qua kiểmtoán đã đánh giá được tính đúng đắn ngay từ chủ trương đầu tư, thiết kế, lập dựtoán Nếu một dự án đã tồn tại những sai sót, gian lận từ chủ trương đầu tư thìthường không mang lại hiệu quả cao, chi phí phải bỏ ra để khắc phục hậu quả làrất lớn có trường hợp phải dừng triển khai Bên cạnh đó, tiền kiểm cũng có thểđưa ra các dự báo đối với các quyết định quản trị doanh nghiệp từ đó tư vấn chonhà quản trị cấp cao lựa chọn phương án tối ưu

Kiểm toán hiện hành: là loại hình kiểm toán được tiến hành đồng thời, song

song với thời điểm phát sinh nghiệp vụ Kiểm toán hiện hành cũng tương tự vớikiểm toán thường xuyên, hoạt động này đòi hỏi số lượng KTV lớn và hệ thốngquy trình kiểm toán hoàn thiện ở mức độ cao

Trang 37

Hậu kiểm: là việc thực hiện kiểm toán sau khi các nghiệp vụ, các giao dịch

đã hoàn thành Hậu kiểm chính là khởi thuỷ của kiểm toán, nó ra đời từ khi bắtđầu xuất hiện kiểm toán với chức năng chủ yếu là đánh giá tính trung thực, hợp

lý, hợp pháp của thông tin đồng thời phát giác các gian lận (nếu có)

Vì tính chất trái ngược nhau nên kỹ thuật tiền kiểm và hậu kiểm có nhiềuđiểm khác nhau rõ rệt, tuy nhiên hai loại hình này vẫn có mối quan hệ hỗ trợ lẫnnhau Nhờ các kinh nghiệm, kết luận rút ra từ những cuộc hậu kiểm mà cácKTV mới xây dựng, thiết lập các biện pháp phòng ngừa cho hoạt động tiềnkiểm, đồng thời khi thực hiện tiền kiểm các KTV không chỉ đưa ra các chỉ thị,tiêu chuẩn mà còn có giám sát, đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn đó, đâycũng chính là củng cố các cơ sở làm tiêu chuẩn đánh giá cho công tác hậu kiểm

1.1.3 Vai trò, chức năng, mục đích của KTNB.

1.1.3.1 Vai trò của KTNB

Theo quan điểm sơ khai, KTNB chủ yếu tập trung vào kiểm toán BCTC,kiểm tra công tác kế toán và các thông tin tài chính của doanh nghiệp Ngày nay,vai trò của KTNB hiện đại đã được mở rộng bao gồm cả việc kiểm toán, đánhgiá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực và tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tưvấn hoàn thiện hệ thống KSNB trong doanh nghiệp; KTNB giữ vai trò như mộtquan sát viên đảm bảo tất cả hoạt động của công ty tuân thủ đầy đủ các quy địnhcủa pháp luật, quy trình, quy chế nội bộ mà doanh nghiệp đặt ra; là công cụ củanhà quản lý để thường xuyên rà soát, đánh giá, phát hiện ra điểm yếu và đề racác giải pháp khác phục những hạn chế của hệ thống quản lý doanh nghiệp.Thông qua lý luận của IIA, có thể nhận thấy vai trò của KTNB đang có sựdịch chuyển từ vai trò là bộ phận hỗ trợ cho Ban giám đốc trong việc kiểm tra,giám sát công tác kế toán, tài chính trở thành bộ phận đưa ra sự đảm bảo và tưvấn nhằm mang lại giá trị và tăng cường hoạt động của tổ chức, nâng cao hiệuquả quản lý, quản trị rủi ro Cụ thể:

Định nghĩa năm 1947: “KTNB là hoạt động đánh giá độc lập trong một tổ

chức về công tác kế toán, tài chính và các công tác khác của tổ chức đó Hoạtđộng KTNB được xem như là các dịch vụ mang tính bảo vệ và xây dựng hỗ trợcho ban giám đốc”;

Định nghĩa năm 1981: “KTNB là một chức năng đánh giá độc lập được thiết

lập trong một tổ chức để đánh giá và kiểm tra các hoạt động kinh doanh của tổchức đó Hoạt động KTNB được xem là một dịch vụ hỗ trợ cho chính tổ chức đó”;

Định nghĩa năm 1999: “KTNB là hoạt động đưa ra sự đảm bảo và tư vấn

mang tính độc lập và khách quan được thiết kế nhằm mang lại giá trị và tăngcường hoạt động của một tổ chức KTNB trợ giúp một tổ chức đạt được các mụctiêu của mình thông qua phương pháp tiếp cận có hệ thống và có nguyên tắc đểđánh giá và tăng cường tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro, của hệ thốngKSNB và của các chu kỳ”

Trang 38

Chuẩn mực kiểm toán nội bộ số 2000 - Quản lý hoạt động KTNB do IIA

ban hành năm 2011 đã nêu: “Hoạt động KTNB làm tăng giá trị cho tổ chức (vàcác bên liên quan) khi nó cung cấp sự đảm bảo khách quan và có liên quan, gópphần nâng cao hiệu quả trong quản lý, quản trị rủi ro và quy trình kiểm soát”.Như vậy, có thể đánh giá vai trò của KTNB trong các doanh nghiệp đượcthể hiện như sau:

Thứ nhất, KTNB là công cụ hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm của nhà quản lý

Trong doanh nghiệp, các cấp độ quản lý khác nhau giữ cá vai trò, nhiệm

vụ, trách nhiệm khác nhau mà cấp quản lý cao nhất là HĐQT - với nhiệm vụquản lý, điều hành đưa ra các chiến lược phát triển đồng thời là người đưa ra cácquyết định, chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp.Công việc quản lý được thực hiện theo nguyên tắc cấp dưới báo cáo cho cấptrên, một doanh nghiệp duy trì được một hệ thống KSNB tốt sẽ giảm thiểu đượcnhững gian lận, sai sót cũng như đảm bảo những thông tin mà nhà quản trị cấpcao nhận được có tính chính xác cao nhất Tuy nhiên, với những hạn chế vốn cócủa hệ thống KSNB thì luôn tồn tại những rủi ro trong các báo cáo, các hoạtđộng diễn ra hàng ngày của doanh nghiệp Các nhà quản trị cấp cao thườngkhông có đủ thời gian để kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của doanhnghiệp cũng như các thông tin mà cấp dưới báo cáo lên Vì vậy, HĐQT, các nhàquản trị cấp cao cần phải có một bộ phận hỗ trợ, giúp việc với mục đích: đánhgiá việc chấp hành các quy định của pháp luật, các quy chế nội bộ, các báo cáophản ánh trung thực tình hình tài chính, đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồnlực… bộ phận đó là KTNB Thông qua công cụ này, Ban giám đốc và HĐQT cóthể giám sát các hoạt động tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn và tăng khả năng đạtđược các mục tiêu kinh doanh

Thứ hai, KTNB là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong

hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Vai trò này đã được IIA đề cập đến tại chuẩn mực KTNB số 2130 - Kiểm

soát: “Các hoạt động KTNB phải hỗ trợ doanh nghiệp trong việc duy trì tính hiệu quả của kiểm soát bằng cách đánh giá hiệu quả công việc và thúc đẩy quá trình cải tiến liên tục” đồng thời KTNB cung cấp một sự đảm bảo khách quan

và có liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý, quản trị rủi ro, và quy trình kiểm soát.

Trong khi Ban giám đốc và lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm thiếtlập và duy trì hệ thống KSNB thì hoạt động của KTNB đưa ra sự đảm bảo choBan giám đốc và HĐQT rằng hệ thống KSNB được vận hành hiệu quả như kỳvọng hoặc phát hiện những điểm yếu của hệ thống KSNB và các phương ánkhắc phục

Trang 39

Thứ ba, KTNB giúp cân bằng và điều hoà những xung đột về lợi ích thường có giữa các cổ đông với các nhà quản lý doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh càng phát triển càng dẫn đến sự chuyên nghiệp trongđiều hành hoạt động của các doanh nghiệp Hiện nay, có thể coi giám đốc doanhnghiệp là một nghề chứ không chỉ là một vị trí quản lý cao nhất nữa Sự tách rờigiữa chủ sở hữu và nhà quản lý chắc chắn không tránh khỏi những mâu thuẫn vàxung đột về lợi ích giữa họ Chủ sở hữu và Nhà quản lý đều có những mục tiêuriêng, thông thường mục tiêu đó thường đặt họ trong sự cân nhắc giữa lợi íchcủa cá nhân họ và lợi ích của doanh nghiệp hay tổ chức Khi đó, tuỳ thuộc vàođịa vị của mình, KTNB sẽ có cách nhìn nhận, đánh giá một cách chuyên nghiệp

KTNB là hoạt động đưa ra sự đảm bảo và tư vấn mang tính độc lập và khách quan KTNB đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn đang hoạt động bình

thường; đảm bảo tính kinh tế, tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực;đảm bảo đã nhận diện và kiểm soát được tất cả các rủi ro ở mức có thể chấpnhận được; đảm bảo hệ thống KSNB đang được vận hành có hiệu quả và đảmbảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành Theo

đó, các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp có thể sẽ đặt nhiều niềm tin vàocác thông tin doanh nghiệp đã công bố cũng như các quyết sách của các nhàquản trị

Thứ năm, KTNB là công cụ hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của đơn vị, tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược, tư vấn cho nhà quản trị lựa chọn phương án tối ưu nhất.

KTNB hiện đại đã có sự dịch chuyển từ thực hiện kiểm toán tài chính sangkiểm toán hoạt động vì vậy, nếu KTNB được triển khai một cách khoa học, bàibản thì thông qua hoạt động kiểm toán, các nhà quản trị sẽ có cái nhìn toàn diện

về thực trạng và định dướng sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đánh giá được tínhkinh tế, hiệu quả, hiệu lực của tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp bao gồm

cả nhân lực, vật lực, tài lực và hiệu năng của bộ máy quản lý

Kiểm toán tính kinh tế nhằm đánh giá việc huy động các nguồn lực cònkiểm toán tính hiệu quả nhằm đánh giá việc sử dụng các nguồn lực KTNB

Trang 40

thường dùng cả hai tính kinh tế và hiệu quả để đánh giá xem các hoạt động củadoanh nghiệp theo các khía cạnh: có tuân theo thông lệ mua sắm tốt hay không;

có thu được loại hình, chất lượng và số lượng nguồn lực với chi phí phù hợpkhông; có duy trì sử dụng nguồn lực một cách đúng đắn không; có sử dụngnguồn lực tối ưu (nhân lực, thiết bị và cơ sở vật chất) trong sản xuất hoặc cungcấp chất lượng và số lượng phù hợp của hàng hoá, dịch vụ đúng thời hạn không;

có tuân thủ các quy định của pháp luật và quy chế chi phối hoặc ảnh hưởng đếnviệc thu nhận, bảo tồn và sử dụng các nguồn lực của đơn vị hay không; có thiếtlập một hệ thống kiểm soát, quản lý không Ngoài ra, việc kiểm toán tính hiệulực cũng sẽ chỉ cho nhà quản lý biết được mức độ đạt được mục tiêu thông quaviệc đánh giá: chương trình, dự án, các quyết định đã được lập kế hoạch mộtcách rõ ràng, logic chưa; các mục tiêu đặt ra và các nguồn lực được phân bổ đãthoả đáng chưa; cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành, ra quyết định đã phù hợpchưa; chất lượng hàng hoá, dịch vụ có đáp ứng được các yêu cầu đề ra không;hiệu quả của khoản đầu tư; phân tích nguyên nhân của những vấn đề làm cản trởviệc hoàn thành mục tiêu; xác định mức độ có thể áp dụng các giải pháp, lựachọn khác để cải thiện năng lực hoạt động và loại trừ được những yếu tố làmgiảm tính hiệu lực

Bên cạnh đó, KTNB đã và đang góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngnguồn nhân lực thông qua việc thực hiện kiểm toán đánh giá tính hiệu năng của

bộ máy quản lý Theo đó KTNB sẽ đi trực diện vào những vấn đề trọng tâm củaquản lý như: đánh giá năng lực, trách nhiệm của nhà quản lý trong điều hành cáchoạt động của đơn vị cũng như góp phần tạo ra các kết quả và thực hiện các mụcđích, mục tiêu mà đơn vị theo đuổi

Tóm lại, KTNB có vai trò to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng cácnguồn lực trong doanh nghiệp đồng thời mang lại cho nhà quản lý có cái nhìn baoquát mọi hoạt động trong doanh nghiệp và là yếu tố cần có đối với mọi loại hìnhdoanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập với áp lực cạnh tranh ngày càng cao

1.1.3.2 Chức năng của KTNB

Trước hết, phải khẳng định KTNB là một loại hình kiểm toán được phânloại theo chủ thể quản lý, vì vậy về mặt lý thuyết nó có đầy đủ tất cả các chứcnăng của kiểm toán đó là: kiểm tra; đánh giá và tư vấn

Chức năng kiểm tra

Đây là chức năng cơ bản nhất của kiểm toán nói chung và KTNB nói riêng,gắn liền với sự ra đời, tồn tại, phát triển của kiểm toán và là cơ sở cho việc thựchiện các chức năng khác của KTNB

Nếu bộ phận KTNB được trao vị trí, quyền hạn đủ lớn thì chức năng kiểmtra của KTNB sẽ được thể hiện ở tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp, thôngthường sẽ gồm một số nhóm hoạt động sau:

Ngày đăng: 14/06/2019, 05:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (2016), Tài liệu Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 -2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hội nghịtoàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giaiđoạn 2016 -2020
Tác giả: Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
Năm: 2016
3. Deloitte và SCIC (2015), Sổ tay hướng dẫn về quản trị rủi ro áp dụng cho các công ty thành viên của SCIC, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay hướng dẫn về quản trị rủi ro áp dụng chocác công ty thành viên của SCIC
Tác giả: Deloitte và SCIC
Năm: 2015
4. Đặng Văn Thanh - Lê Thị Hòa (1998), Kiểm toán nội bộ - Lý luận và hướng dẫn nghiệp vụ, NXB Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán nội bộ - Lý luận vàhướng dẫn nghiệp vụ
Tác giả: Đặng Văn Thanh - Lê Thị Hòa
Nhà XB: NXB Tài Chính
Năm: 1998
6. Hội đồng biên soạn từ điển (1998), Từ điển Anh - Anh - Việt, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Anh - Anh - Việt
Tác giả: Hội đồng biên soạn từ điển
Nhà XB: NXB Thốngkê
Năm: 1998
7. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam 4, NXB Từ điện Bách khoa Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Việt Nam 4
Tác giả: Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam
Nhà XB: NXB Từ điện Bách khoa Hà Nội
Năm: 2005
8. Kiểm toán nhà nước (2007), Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển kiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đề tài cấp nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng chiến lược và giải pháp phát triểnkiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Kiểm toán nhà nước
Năm: 2007
10. Kiểm toán nhà nước (2016), Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước
Tác giả: Kiểm toán nhà nước
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2016
12. Martin Grimwood - Đặng Kim Cương (dịch) (2008), Sổ tay kiểm toán nội bộ song ngữ Việt-Anh, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay kiểm toán nộibộ song ngữ Việt-Anh
Tác giả: Martin Grimwood - Đặng Kim Cương (dịch)
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
Năm: 2008
15. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Như Ý
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
Năm: 1998
16. Nguyễn Quang Quynh (chủ biên) (2009), Giáo trình kiểm toán hoạt động, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kiểm toán hoạt động
Tác giả: Nguyễn Quang Quynh (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2009
17. Nguyễn Thị Dung (2009), Đảm bảo quyền lợi của cổ đông trong Công ty cổ phần theo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, Tạp chí Luật học số 10/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảm bảo quyền lợi của cổ đông trong Công tycổ phần theo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD
Tác giả: Nguyễn Thị Dung
Năm: 2009
18. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2010), Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tậpđoàn kinh tế của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thúy
Năm: 2010
20. Nguyễn Viết Lợi - Đậu Ngọc Châu (2009), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết kiểm toán
Tác giả: Nguyễn Viết Lợi - Đậu Ngọc Châu
Nhà XB: NXB TàiChính
Năm: 2009
21. Nguyễn Viết Lợi, Đậu Ngọc Châu (chủ biên) (2007), Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyếtKiểm toán
Tác giả: Nguyễn Viết Lợi, Đậu Ngọc Châu (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2007
2. Bộ Xây dựng (2013), Quyết định số 50/QĐ-BXD ngày 15/1/2013 về việc Phê duyệt đề án tái cấu trúc Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn đến 2020 Khác
9. Kiểm toán nhà nước (2014), Quyết định 395/QĐ-KTNN Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Khác
11. Lương Văn Sơn (2011), Tập đoàn Sông Đà - 50 năm xây dựng và phát triển Khác
13. Chính phủ (2019), Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 về Kiểm toán nội bộ Khác
14. Ngân hàng thế giới (2006), Báo cáo về tình hình tuân thủ chuẩn mực và nguyên tắc quản trị công ty (ROSC): Đánh giá tình hình quản trị công ty của Việt Nam Khác
19. Nguyễn Thị Nam Phương (2016), Phương pháp tính định biên thông dụng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w