SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂNSINH LỚP 10 THPT THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM HỌC 2009 - 2010 Khóa ngày: 23 / 6 / 2009 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đápán và thang điểm; khuyến kích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài đạt được vẫn giữ nguyên, không thực hiện việc làm tròn số. II. ĐÁPÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1 (3,0 điểm) Yêu cầu về kiến thức: - Tầm quan trọng của sách, ý nghĩa của việc đọc sách. (1,0 đ) + Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy qua từng thời đại; + Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại; + Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay. + Đọc sách là con đường tích lũy nâng cao vốn tri thức cho bản thân. - Cách lựa chọn sách để đọc. (1,0 đ) + Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình; + Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình; + Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình. - Cách đọc sách cụ thể (1,0 đ) + Không nên đọc lướt qua mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ nhất là đối với các quyển sách có giá trị; + Không nên đọc một cách tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Vì thế, đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức. Đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người. Lưu ý: Thí sinh có thể nêu theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng mới cho điểm tối đa. Câu 2 (7,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ; Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa (sách Ngữ văn 9, Tập một), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ với các ý chính sau: - Nêu vấn đề cần nghị luận (0,5 đ) - Những suy ngẫm của người cháu về bà (4,0 điểm) + Bà là người nhóm lửa, lại cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong gia đình. + Bà tần tảo hi sinh chăm lo cho mọi người, bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và còn “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”. Cho nên, dù cháu đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay xa nhưng vẫnkhông lúc nào quên ngọn lửa của bà , tấm lòng đùm bọc ấp iu của bà. Ngọn lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước người cháu trong suốt cuộc đời. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà hiểu thêm về dân tộc mình, nhân dân mình. + Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn, gian khổ đời bà. Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chăm chút dành cho con cháu và mọi người. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là khởi đầu của tình yêu con người, đất nước. - Nghệ thuật: (2,0 đ) + Hình tượng bếp lửa là một sáng tạo – vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng; kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận. + Khai thác những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn thơ: các từ ngữ có giá trị biểu cảm như ôi, kì lạ, thiêng liêng; Cấu trúc câu thơ rất đặc biệt, từ “Bếp lửa” được tách riêng thành một vế, chốt lại ý của cả đoạn.,… - Nhận xét chung (0,5 đ) + Hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. + Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung chứa đựng ý nghĩa triết lí thầm kín: Bếp lửa là gia đình, là chiếc nôi tinh thần giúp con người lớn lên về cả thể xác lẫn tâm hồn; lòng yêu thương, biết ơn đối với bà chính là những biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương là khởi đầu của tình yêu con người và tình yêu đất nước. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. . DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM HỌC 2009 - 2 010 Khóa ngày: 23 / 6 / 2009 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN I. HƯỚNG DẪN CHUNG. cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ