1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ĐBSCL trong lĩnh vực nông nghiệp và đề xuất chiến lược đến năm 2030

26 47 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Những thành công nàykhông chỉ góp phần quan trọng ổn định xã hội, tạo nền tảng vững chắc phát triển nôngthôn mà còn “cứu nguy” nền kinh tế đất nước, là “trụ đỡ” trong những giai đoạn khó

Trang 1

Trường ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại học Kinh tế - Luật.

BÀI TIỂU LUẬN

Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ĐBSCL trong lĩnh vực nông

nghiệp và đề xuất chiến lược đến năm 2030.

Vận dụng phân tích SWOT

Nhóm 1 | Môn: Kế hoạch hóa và chính sách phát triển kinh tế xã hội

| Giảng viên: Cô Phạm Mỹ Duyên

Trang 2

Đánh giá đóng góp của các thành viên:

Công việc trong nhóm Đánh giá mức độ hoàn thành (Thang điểm 10)

- Tìm hiểu điểm mạnh, điểmyếu, thời cơ và thách thức của nền nông nghiệp ĐBSCL

- Sắp xếp mức độ quan trọng các đặc điểm theo

- Sắp xếp mức độ quan trọng các đặc điểm theo

mô hình SWOT

- Đề ra các phương án phối hợp trong mô hình SWOT

9.5/10

- Tìm hiểu điểm mạnh, điểmyếu, thời cơ và thách thức của nền nông nghiệp ĐBSCL

- Sắp xếp mức độ quan trọng các đặc điểm theo

mô hình SWOT

- Đề ra các phương án phối hợp trong mô hình SWOT

- Sắp xếp mức độ quan trọng các đặc điểm theo

mô hình SWOT

- Thiết kế Power Point

8.6/10

- Tìm hiểu điểm mạnh, điểm

Trang 3

của nền nông nghiệp

hợp trong mô hình SWOT

- Tìm hiểu điểm mạnh, điểm

yếu, thời cơ và thách thức

của nền nông nghiệp

Trang 4

Mục lục

Chương I Tổng quát nền nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long.

Chương II Lợi thế cạnh tranh và những điểm yếu cần được khắc phục cho nền nông nghiệp.

Chương III Cơ hội và thách thức cho nền nông nghiệp ĐBSCL.

Chương IV Mô hình SWOT và các chiến lược cần đề xuất.

Ứng dụng mô hình SWOT đưa ra chiến lược cho nền nông nghiệp ĐBSCL

Chương V Kết Luận.

Trang 5

Chương I Tổng quát nền nông nghiệp

Đồng bằng sông Cửu Long.

I.1 Vị trí, điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng cực Nam của Tổ quốc, là phần hạ lưu châuthổ sông Mê Kông nằm trên lãnh thổ Việt Nam, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giápbiển Đông, phía Tây giáp vịnh Thái Lan

Về vị trí địa lý kinh tế, ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàngkhông quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như với châu Úc và các quần đảokhác trong Thái Bình Dương, vị trí này hết sức quan trọng trong giao lưu quốc tế

Về điều kiện tự nhiên, Đồng bằng sôngCửu

Long là một bộ phận của châu thổ sông

Mê Công

Với diện tích tương đôi rộng, địa hìnhthấp và bằng phẳng, khí hậu cận xíchđạo nóng ẩm quanh năm cùng sự đadạng sinh học trên cạn và dưới nước.Đồng bằng sông Cửu Long có điềukiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sảnxuất nông nghiệp

Tuy nhiên, thiên nhiên cũng gây không

cư ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long đang đượcđầu tư lớn cho các dự án thoát lũ, cải tạo đấtphèn, đất mặn, cấp nước ngọt cho sản xuất vàsinh hoạt trong mùa khô Phương hướng chủyếu hiện nay là chủ động chung sống với lũsông Mê Công, đồng thời khai thác các lợi thếkinh tế do chính lũ hằng năm đem lại

Trang 6

I.2 Các thành tựu nền nông nghiệp ĐBSCL đã đạt được.

Chính kỳ tích hạt gạo ĐBSCL đã đưa nước ta từ một nước thiếu đói ở thập niên 80 của thế

kỷ trước nhanh chóng vươn lên vị trí cường quốc xuất khẩu gạo Những thành công nàykhông chỉ góp phần quan trọng ổn định xã hội, tạo nền tảng vững chắc phát triển nôngthôn mà còn “cứu nguy” nền kinh tế đất nước, là “trụ đỡ” trong những giai đoạn khó khăn.Sản lượng lúa của khu vực ĐBSCL đã được nhân lên gấp đôi, từ gần 9,5 triệu tấn năm

1990 lên trên 21 triệu tấn năm 2010 Đến hết năm ngoái, đã đạt hơn 25 triệu tấn Kimngạch xuất khẩu gạo luôn chiếm khoảng 90% cả nước, 20% thị phần gạo thương mại toàncầu

Mới đây, tại hội nghị sơ kết sau 2 năm tái cơ cấu nông nghiệp vùng ĐBSCL, những con sốthống kê cho thấy nông nghiệp khu vực này đang có những thay đổi tích cực Đến nay đã

có 12/13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện tái cơ cấu nôngnghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá 2 năm thực hiện đề án tái

cơ cấu ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL cho thấy những tín hiệu tích cực, đi đúng theotinh thần của đề án tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, lĩnh vực nông nghiệp vùng ĐBSCLđang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức Phát huy tinh thần Cách mạng tháng Tám vàNgày thành lập nước cách đây 70 năm, ĐBSCL sẽ lại tiếp tục cơ cấu lại nền nông nghiệpmột lần nữa trên cơ sở tăng cường liên kết vùng để nông nghiệp của vùng tiếp tục pháttriển bền vững là vấn đề cấp thiết đặt ra

ĐBSCL hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bềnvững, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; làmgiàu cho mỗi nông hộ và thúc đẩy cùng cả nước phát triển

Trang 7

Chương II Lợi thế cạnh tranh và những điểm yếu cần được

khắc phục cho nền nông nghiệp.

2.1 ĐBSCL và những lợi thế tiêu biểu.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long:

Vị trí địa lý:

mặt đều là biển Bên cạnh đó lãnh thổ còn bao gồm nhiều đảo và quần đảo với một bờbiển dài 73,2km

sông Mê Kong nằm trên lãnh thổ Việt Nam

phát triển được trên đất liền vừa mở rộng được trên biển cả trong và ngoài nước Nơiđây thuộc khu vực có giao thông hàng hải và hàng không giữa Đông Nam Á và Nam átạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác, giao lưu quốc tế

Điều kiện tự nhiên: Khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên vô

cùng đặc trưng

mà còn Đông Nam Á với địa hình thấp và khá bằng phẳng Độ cao trung bình là 3-5m, cónơi chỉ cao 0,5 -1m so với mực nước biển

nhánh chằng chịt của nó tạo lợi thế cho việc sử dụng nước trong nông nghiệp

cách biệt thấp Chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùakhô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là điều kiện thích hợp cho việc trồng trọtnông, thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Truyền thống Nông nghiệp :

Việt Nam trước giờ được xem là cường quốc lúa gạo nhất nhì Đông Nam Á Và hơn

30 năm qua Việt Nam không ngừng tăng diện tích, năng suất và chất lượng về nông

nghiệp nói riêng và lúa gạo nói chung nhờ áp dụng công nghệ kĩ thuật Đông bằng Sông Cửu Long là một trong hơn vựa lúa lớn nhất nước ta So với Đồng bằng Sông Hồng, Đồngbằng Sông Cửu Long vẫn được coi là vùng đất phù xa mới có tiềm năng

Hằng năm, toàn vùng đóng góp khoảng 27% GDP của cả nước, sản xuất hơn 50%tổng sản lượng lương thực, đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu, thu ngoại tệ khoảng 3

tỉ USD Sản xuất lúa gạo, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của đồng bằngsông Cửu Long, đã góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, gia tăng kim ngạchxuất khẩu cho cả nước, nâng cao đời sống vật chất, tạo cơ hội việc làm cho cư dân ở khuvực nông thôn

chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang nhiều hình thức mới để ngày càng nângcao năng suất và chất lượng nông nghiệp

Trang 8

Xuất khẩu trọng điểm:

Đây là năng suất lúa của đồng bằng sông Cửu Long từ 2000 đến 2015 Dựa vào đây tathấy năng suất lúa ngày càng tăng từ đó là điều kiện thích hợp cho việc xuất khẩu lúa ổnđịnh ở Đồng bằng sông Cửu Long

Theo đánh giá của ngành Công Thương các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, những kếtquả đạt được trong tháng 1 cho thấy thị trường xuất khẩu trong các tháng tới rất khả quan,đặc biệt là với hai mặt hàng gạo, thủy sản bởi doanh nghiệp tại các tỉnh đều ghi nhậnnhững tín hiệu tích cực từ thị trường nhập khẩu

vùng chủ lực Kinh tế lớn của nước ta

Quy mô dân số lớn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và lao động tương đối cao, tạo ra sức cung lớn về lực lượng lao động Nguồn lao động giá rẻ.

Dân số ĐBSCL vào khoảng 17,5 triệu người, lực lượng lao động tính từ 15 tuổi trở lênkhoảng 10,4 triệu người, chiếm gần 55% dân số và bằng 19,5% lực lượng lao động cảnước Với lực lượng lao động này, ĐBSCL làm ra gần 1/5 GDP, hơn 40% trong nôngnghiệp và khoảng 10% giá trị sản lượng công nghiệp cả nước

Bảng: Dân số và mật độ dân số của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2011-2015

Trang 9

Bốn trung tâm kinh tế lớn: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Long Xuyên.

Vùng có vị trí địa kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giaothương với khu vực Nằm ở cực của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia thông qua vịnhThái Lan; giáp với biển Đông với bờ biển dài Đây là điều kiện thuận lợi phát triển giaolưu thương mại và du lịch với khu vực Kề liền với Đông Nam Bộ là vùng kinh tế pháttriển mạnh, là thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long (nôngsản, thủy sản) và sử dụng nhiều lao động của đồng bằng

Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng KTTĐ nói riêng, là một trong nhữngđồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lươngthực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn Điều kiệnthuận lợi để sản xuất gạo, thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu

Vùng kinh tế trọng điểm đã hình thành một số sản phẩm chủ lực, quy mô lớn như lúa,tôm, cá Các sản phẩm nông nghiệp trên chiếm tỷ trọng lớn so với vùng đồng bằng sôngCửu Long cũng như so với cả nước (sản lượng lúa năm 2008 đạt 8,5 triệu tấn, bằng 21,5%lúa cả nước; sản lượng thủy sản năm 2008 đạt 1.184 nghìn tấn, chiếm 28,2% sản lượngthủy sản cả nước)

Theo đề án, đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sảnxuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nôngthủy sản của cả nước Ngoài ra, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyểngiao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu cácsản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.Trong đó Phú Quốc vàRạch Giá của tỉnh Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ đóng vai trò quan trọng trong pháttriển kinh tế của vùng, với vị trí và tiềm năng du lịch thì Rạch Giá đang là đầu tàu củavùng trong phát triển ngành dịch vụ chất lượng caoo

Trang 10

Ngoài ra, kinh tế biển cũng là một lợi thế cạnh tranh không tồi, kinh tế biển khai tháccác tour tuyến du lịch gắn với biển đảo Tiềm năng du lịch đồng bằng sông Cửu Long rấtlớn và có khả năng phát triển đa dạng, phong phú dựa vào lợi thế biển như biển đảo HàTiên, Phú Quốc (Kiên Giang), rừng U Minh, đất mũi Cà Mau…tất cả đều trở thành nhữngđiểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước Kinh tế biển phát triển, góp phần thúcđẩy các ngành khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hoàn thiện và nâng cao sức cạnh tranhhơn.

2.2 Điểm yếu của nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Chất lượng lao động còn kém, dân trí thấp

ÐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành phố, với dân số hơn 17 triệu người và lực lượng laođộng chiếm 21,44% tổng số lực lượng lao động cả nước Ðiều lo ngại và băn khoăn hiệnnay là chất lượng nguồn nhân lực trong toàn vùng còn thấp Tỷ lệ lao động chưa qua đàotạo chiếm 83,25% trong khi đó tỷ lệ chung cả nước 74,6%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạochỉ đạt 10.4%, và ÐBSCL xếp thứ bảy trong số tám vùng, miền Ðiều tra mới đây còn chothấy, hiện chỉ có gần 20% số lao động công nghiệp vùng ÐBSCL có trình độ chuyên mônhóa và tay nghề cao; khoảng 17% số lao động có tay nghề kỹ thuật đang trực tiếp sản xuất

Cơ cấu lao động bất hợp lý, nhất là tỷ lệ giữa thầy và thợ quá chênh lệch Đây là mộttrong những nguyên nhân khiến kinh tế-xã hội chậm tăng trưởng, cản trở quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế của ĐBSCL

Bảng tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo đang làm việc trong nền kinh tế của ĐBSCL so với cả nước (2010 – sơ bộ 2017).

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 S b ơ bộ ộ

2017 ĐBSC

Cả

n ước c. 14.6 15.4 16.6 17.9 18.2 19.9 20.6 21.4

Đ n v tính: % ơn vị tính: % ị tính: % Ngu n: T ng c c th ng kê ồn: Tổng cục thống kê ổng cục thống kê ục thống kê ống kê

Tay nghề yếu kém khiến người lao động nông nghiệp của ĐBSCL khó có thể nắmbắt được những phương thức sản xuất hiện đại gần đây Do vậy, họ vẫn giữ cách sản xuấttruyền thống, công cụ thô sơ nên năng suất không cao mà lại tốn thời gian và sức lao động

Về mặt dân trí, hiện có tới 45% số người từ 15 tuổi trở lên ở địa bàn nông thôn vùngÐBSCL không hoàn thành cấp học nào, 32,87% tốt nghiệp tiểu học, 13,51% tốt nghiệpTHCS và 5,43% tốt nghiệp trung học phổ thông Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảngviên ở một số trường ÐH, cao đẳng (CÐ) mới thành lập không bảo đảm, chưa đáp ứngyêu cầu đào tạo

Mặt bằng dân trí thấp dẫn đến nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phục vụ nôngnghiệp còn hạn chế về chất lượng, đặc biệt trong nghiên cứu đầu tư và phát triển côngnghệ và trong những ngành đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao Chính vì vậy, nhiều

Trang 11

cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp, chế biến nông sản gặp nhiều khó khăn trong tuyểndụng lao động.

Mặt khác, dân trí thấp khiến người lao động không nhanh nhạy trong việc nắm bắtthông thị trường cũng như thông tin các loại giống cây mang lại hiểu quả như thế nào Kết hợp cả chất lượng tay nghề cùng dân trí, đây là một điểm yếu to lớn cần khắcphục nếu ĐBSCL muốn tiến xa hơn để cạnh tranh với các vùng miền trong nước cũngnhư là trên trường quốc tế

Quy mô nhỏ, thiếu sự liên kết với doanh nghiệp

Ví dụ: Nông dân trồng thanh long luôn phập phồng về khâu tiêu thụ Ông Nguyễn

Văn Đời, ở xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho rằng: “Có lúc thanh long ruột đỏ giá 30.000 đến 40.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng 10.000 đến 15.000 đồng/kg giúp nông dân lời đậm, nhưng nay giá thanh long ruột đỏ giảm còn 8.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng 4.000 đến 6.000 đồng/kg, khiến nông dân lo lắng, đứng ngồi không yên Vấn đề là, lâu nay nông dân Tiền Giang và Long An trồng thanh long nhiều nhất vùng ĐBSCL, nhưng không có sự liên kết; trong khi hiện nay, một số tỉnh như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh… nông dân lại đổ xô trồng thanh long Với diện tích trồng thanh long ngày càng mở rộng, nhưng thiếu sự liên kết, không kiểm soát được quy mô, sản lượng thì

ở ĐBSCL không “dám nhận”; bởi các tỉnh chưa có sự liên kết trong quy hoạch, sản xuất,thời vụ thu hoạch… Vì vậy, chưa thể bảo đảm số lượng và chất lượng trái cây để cung ứngdài hạn cho đối tác”

Việc thiếu liên kết đã khiến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong sản xuất vàkinh doanh xảy ra ở vùng này; vấn đề quản lý chất lượng nông thủy sản cũng gặp nhiềukhó khăn; thế mạnh của vùng chưa được phát huy tốt nhất

Cơ sở hạ tầng còn thấp

Vùng ĐBSCL có 13 tỉnh thành thì có đến 11 tỉnh thành phải đi chung 1 con đường màkhông có bất kì đường nào khác là Quốc lộ 1A từ cầu Mỹ Thuận đến Trung Lương, vớichiều rộng 17-20 m

Toàn vùng chỉ có 60km đường cao tốc, trong khi cả nước có 740km đường cao tốc

Trang 12

Cơ sở hạ tầng hạn chế, thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài, nhiều rủi ro cùng với

sự biến đổi khí hậu khiến ít nhà đầu tư chọn khu vực này Do đó trở thành vùng nghèo vàcàng ngày càng tụt hậu so với các vùng khác trên các nước

Bên cạnh đường bộ, vùng ĐBSCL còn có hệ thống sông, kênh rạch dài 28.000km.Trong đó 13.000km có khả năng khai thác vận tải, chiếm 70% chiều dài đường sông của

cả nước Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư lại chủ yếu tập trung 2 lĩnh vực là đường bộ(79%) và hàng hải (13%) Còn đường thủy nội địa (thế mạnh của vùng) chỉ chiếm 1% tổngvốn đầu tư trong giai đoạn vừa qua Cũng vì hạn chế về năng lực cảng biển, gần 80% hànghóa xuất nhập khẩu của vùng phải thông qua hệ thống cảng miền Đông Nam Bộ với cự lyvận tải từ 100 - 300km và 70% lượng hàng hóa vẫn phải chuyển tải về các cảng tạiTPHCM và cảng Cái Mép bằng đường bộ Đối với vận tải container, tỷ lệ này lên tới gần90% Điều này đã khiến tỷ lệ chi phí vận tải trong chi phí logistics của hàng hóa trongvùng tăng cao

Dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác

Ở nông thôn, nông nghiệp vẫn là hoạt động nghề nghiệp chính nhưng thực tế khả năngtạo việc làm mới của khu vực nông nghiệp là khá thấp Phương thức sản xuất nông nghiệp

về cơ bản vẫn mang nặng tính truyền thống, manh mún trong khi nông nghiệp cũng làngành có nhiều rủi ro Bên cạnh đó, giá trị kinh tế của các sản phẩm nông sản luôn thuộcvào nhóm thấp so với nhiều loại hàng hóa khác điều đó khiến cho năng suất lao động xãhội của ngành nông nghiệp có khoảng cách khá xa so với nhiều ngành nghề khác Thực tếnày khiến lao động nông thôn ngày càng dôi dư và những lao động muốn gắn bó với nôngnghiệp cũng giảm dần, đặc biệt là những lao động trẻ

Sự chuyển dịch lớn lao động dư thừa từ nông nghiệp đến các lĩnh vực công nghiệp vàdịch vụ được chứng kiến ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đặt ra những câu hỏi về tính bền vững củanguồn dư thừa lao động nông thôn

- Tốc độc tăng trưởng GDP Việt Nam qua các năm

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Một nền kinh tế trở nên hiện đại thì việc dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế là điềutất yếu xảy ra Một khi dịch chuyển cơ cấu kinh tế thì chắc chắc sẽ cần một nguồn lao độnglớn Mà nước ta đa phần (truyền thống) là làm nông nghiệp từ trước nên khi lao động dịchchuyển, họ đa phần là những người chưa qua đào tạo chuyên môn cho các ngành kinh tếkhác Điều này gây ra một tổn thất lớn là: Lao động lành nghề trong nông nghiệp thì thiếuhụt, còn lao động trong các ngành kinh tế khác thì chưa qua đào tạo, tốn kém thời gian vàtiền bạc để đào tạo lại Qua các năm, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp của ViệtNam có giảm nhưng không nhiều Sản lượng nông nghiệp tăng chậm

Thị trường cạnh tranh cao, năng lực còn kém, chưa xây dựng được thương hiệu

Trang 13

Hiện nay không chỉ riêng các ngành này mà còn các ngành khác đang đối mặt vớinhững thách thức to lớn khi hội nhập quốc tế liên quan tới thiếu nguồn lực chuyên môncao để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới; hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tưtương xứng với nhu cầu hội nhập; chưa có chính sách đặc thù riêng và chính sách đầu tưkhởi nghiệp trên quy mô toàn vùng.

Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL hiện chưa mang tính bền vững; sản xuất còn manhmún, việc tổ chức sản xuất nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm, việc đầu tư hạtầng thủy lợi, giao thông… vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho nông nghiệp hiện đại.Ông Lê Thanh Tùng, Phó phòng Cây lương thực - thực phẩm, Cục trồng trọt (BộNN&PTNT) đánh giá, doanh nghiệp và nông dân vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với cácmặt hàng nông sản chất lượng cao với giá rẻ vào thị trường, trong khi các sản phẩm nôngnghiệp vẫn chưa đáp ứng được một số tiêu chuẩn quốc tế Giá thành thì cao hơn các nướctrong khu vực Sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt không chỉ trên sân nhà lẫn sân khách.Ngoài ra, do tác động của hiện tương tự nhiên nên tình hình dịch bệnh sẽ có chiều hướnggia tăng Chi phí sản xuất sẽ cao, trong khi đó hiệu quả kinh tế mang lại không cao

Bên cạnh đó, việc quản lý và giám sát các tiêu chuẩn chất lượng còn nhiều bất cập; hiện tượng tranh mua, tranh bán diễn ra ngày càng gay gắt Đây là một trong nhiều thách thức được đặt ra đối với nông nghiệp vùng ĐBSCL

Ngày đăng: 09/06/2019, 11:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w