- Kế thừa giai cấp thống trị cũ vào giai đoạn mà chế độ phong kiến nước ta bước vào giai đoạn suy vong, vương triều Nguyễn không tạo được điều kiện đưa đất nước bước sang giai đoạn phát
Trang 1- Bài 25 TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VĂN HÓA DƯỚI
TRIỀU NGUYỄN (Nửa đầu thế kỷ XIX)
A MỤC TIÊU:
1 Kiến thức: Giúp học sinh hiểu :
- Tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở nước ta nửa đầu thế kỷ XIX dưới vương triều Nguyễn, trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
- Kế thừa giai cấp thống trị cũ vào giai đoạn mà chế độ phong kiến nước ta bước vào giai đoạn suy vong, vương triều Nguyễn không tạo được điều kiện đưa đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, phù hợp với hoàn cảnh chung của thế giới
2 Tư tưởng, tình cảm:
- Bồi dưỡng ý thức vươn lên, đổi mới trong học tập
- Giáo dục ý thức quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, đất nước
3 Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, gắn sự kiện với thực tế cụ thể
B ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :
1 Giáo viên:
- Bản đồ Việt Nam thời Minh Mạng ( sau cải cách hành chính )
_ Một số tranh ảnh về kinh thành Huế, tranh dân gian Đông Hồ …
2 Học sinh:
- Đọc trước SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi, sưu tập tư liệu liên quan đến bài giảng
C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
I Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
II Giảng bài mới:
1 Mở bài: Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập Trong 50 năm thống trị của vương triều
Nguyễn đầu thế kỷ XIX, đất nước ta đã có nhiều thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa
2 Các bước thực hiện bài học:
* Hoạt động 1: Toàn lớp và cá nhân
- GV trình bày sơ nét về hoàn cảnh lịch sử thành
lập vương triều Nguyễn: Triều Nguyễn thành lập
(1802) sau gần hai thế kỷ nội chiến, đã thống trị
một quốc gia thống nhất, rộng lớn nhất trong lịch
sử dân tộc Hoàn cảnh lịch sử cụ thể bấy giờ buộc
triều Nguyễn vừa phải hồi sinh đất nước trên cơ sở
phát huy sức sống dân tộc, vừa lo đối phó với
những bất trắc có thể xuất hiện từ những nước
láng giềng, nhưng nguy hiểm hơn vẫn là ý đồ can
thiệp, xâm lược của các nước tư bản thực dân
1 Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, chính sách ngoại giao
Bối cảnh
- Sau khi đánh bại Tây Sơn, năm
1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, thành lập triều Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế)
- Năm 1804, đổi tên nước là Việt Nam
Trang 2phương Tây, chủ yếu là thực dân Pháp.
- Sau khi lên ngôi, Gia Long bắt tay ngay vào việc
củng cố tổ chức bộ máy nhà nước
- GV sử dụng “Bản đồ hành chính Việt Nam thời
Minh Mạng”, xác định cho HS nắm sơ nét về tổ
chức hành chính thời Gia Long [gồm: trấn Bắc
Thành (Ninh Bình trở ra Bắc), trấn Gia Định
Thành (từ Bình Thuận vào Nam) và phần đất cai
trị trực tiếp của Chính quyền trung ương (từ Thanh
Hóa đến Bình Thuận)].
- GV tiếp tục cho học sinh quan sát bản đồ và nêu
nhận xét về cuộc cải cách hành chính của vua Minh
Mạng
?? Về mặt tính chất, bộ máy nhà nước thời
Nguyễn có điểm gì khác so với thời Lê sơ ?
= HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý: Tuy có một số
cải cách về hành chính nhưng nhìn chung Bộ máy
nhà nước thời Nguyễn vẫn là một bộ máy nhà nước
quân chủ chuyên chế tập quyền như thơi Lê sơ.
* Hoạt động 2: Toàn lớp và cá nhân
- GV trình bày khái quát về chính sách ngoại giao
thời Nguyễn và nêu câu hỏi nhận thức:
?? Nêu những điểm tích cực và hạn chế trong
chính sách ngoại giao của triều Nguyễn ?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý:
(- Tích cực: Giữ được quan hệ thân thiện với các
nước láng giềng, đặc biệt là Trung quốc.
- Hạn chế: Đóng cửa, không quan hệ với các nước
phương Tây -> không tạo điều kiện cho đất nước
vươn lên theo xu thế phát triển của thời đại => đất
nước lâm vào tình trạng lạc hậu).
* Hoạt động 3: Toàn lớp và cá nhân
- GV hướng dẫn HS theo dõi SGK, nêu câu hỏi
nhận thức
?? Những điểm tiến bộ trong chính sách nông
nghiệp của triều Nguyễn?
- HS theo dõi SGK trả lời, GV bổ sung chốt ý:
+ Công tác nông ngihệp có nhiều điểm tiến bộ:
khẩn hoang doanh điền, lập đồn điền (Nhà nước
đầu tư công cụ, giống cây trộng, vật nuôi cho nông
dân khẩn hoang, 3 năm sau mới thu thuế theo
ruộng tư), làm thủy lợi…
+ Kết quả: nông nghiệp có điều kiện phát triển,
Tổ chức bộ máy nhà nước
- Chia đất nước làm 3 vùng: Bắc thành, Gia Định Thành và các Trực Doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp quản lý
- Năm 1832 Vua Minh Mạng cải cách hành chính, chia nước thành
30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, đứng đầu là Tổng đốc hoặc Tuần Phủ
- Tuyển chọn quan lại qua thi cử
- Ban hành Hoàng Triều Luật Lệ có
400 điều (Luật Gia Long)
- Quân đội được tổ chức qui củ, trang bị đầy đủ
Ngoại giao
- Thuần phục nhà Thanh, buộc Lào
và CPC thuần phục
- Với phương Tây thì đóng cửa
2.Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
a Nông nghiệp
- Ban hành chính sách quân điền nhưng tác dụng không cao
- Khuyến khích khai hoang và xây dựng đê điều
- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông vẫn được duy trì
=> Nhà Nguyễn đã có những biện
Trang 3nhiều vùng đất mới thành lập: huyện Kim Sơn
(Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình)…
+ Tuy nhiên, chính sách quân điền thời Nguyễn so
với thời kì trước có nhiều điểm hạn chế do số
ruộng công còn ít
?? Nhận xét về cuộc sống nông nghiệp và tình
hình nông nghiệp thời Nguyễn?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét, kết luận: Nông nghiệp thời Nguyễn
đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn mang tính chất
phong kiến lạc hậu, không tạo điều kiện cho nền
kinh tế vươn lên theo hướng mới.
* Hoạt động 4: Toàn lớp và cá nhân
- GV đặt vấn đề và hướng dẫn HS theo dõi SGK,
trả lời:
?? Tình hình phát triển thủ công nghiệp thời
Nguyễn có điểm gì khác so với thời kì trước ?
(Dự kiến trả lời:
- Nhìn chung thủ công nghiệp truyền thống vẫn
như trước, xuất hiện một số nghề mới: in tranh dân
gian
- Thủ công nghiệp nhà nước có bước phát triển,
quy mô lớn, tiếp cận với kĩ thuật phương Tây)
- GV cho HS xem một số tranh Đông Hồ và tàu
máy hơi nước thời Nguyễn
- GV nêu câu hỏi chuyển ý:
?? Vì sao thủ công nghiệp thời Nguyễn không có
điều kiện phát triển mạnh?
(Dự kiến trả lời: do chế độ công tượng hà khắc và
chính sách hạn chế ngoại thương).
* Hoạt động 5: GV trình bày những nét chính về
tình hình thương nghiệp thời Nguyễn, nd6u câu hỏi
nhận thức:
?? Vì sao triều Nguyễn thi hành chính sách hạn
chế ngoại thương, đặc biệt với phương Tây? Tác
động của chính sách này đến sự phát triển của
đất nước?
- HS theo dõi SGK và bài giảng, suy nghĩ trả lời,
GV nhận xét và chốt ý
pháp phát triển nông nghiệp, nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn lạc hậu
b Thủ công nghiệp:
- Các nghề thủ công truyền thống được duy trì và phát triển
- Thủ công nghiệp nhà nước có qui
mô lớn, đặc biệt thợ Quan xưởng đóng tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước
c Thương nghiệp
- Phát triển chậm do thuế khoá nặng
- Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương, chỉ buôn bán với các nước trong khu vực, còn với Phương Tây thì dè dặt
=> Các đô thị tàn lụi dần
3.Tình hình văn hoá giáo dục:
- Giáo dục Nho học được củng cố.
- Tôn giáo: Độc tôn Nho giáo, hạn
chế đạo Thiên Chúa
- Văn học: Chữ nôm phát triển,
các tác giả tiêu biểu như Nguyễn
Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan…
- Sử học: Thành lập Quốc sử Quán
biên soạn được nhiều bộ sử lớn như Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Gia Định thành thông chí…
- Kiến trúc : Xây dựng kinh đô và
các lăng tẩm …
Kết luận: dưới triều Nguyễn, chính
trị ổn định nhưng kinh tế không có điều kiện phát triển do chính sách đóng cửa của nhà nước Văn hóa có một số thành tựu mới nhưng vẫn
Trang 4thủ cựu.
3 Kết luận:
III Củng cố bài
IV Ôn tập và chuẩn bị bài:
- Làm bài tập câu hỏi trong SGK, trang 129
- Đọc trước SGK bài 26 : “Tình hình xã hội nửa đầu thế kỷ XIX và cuộc đấu
tranh của nhân dân”.
- Sưu tập tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học mới
D BỔ SUNG & GÓP Ý
Đại Ngãi, ngày… /… /2011